Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC HIẾU

CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC HIẾU

CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các đề
xuất, kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào.
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Ngọc Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về chủ thể của tội phạm .................................... 7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu liên quan đến chủ thể của tội phạm ........................................ 19
Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM ..................................... 23
2.1. Khái niệm và các điều kiện của chủ thể của tội phạm ....................... 23
2.2. Phân loại chủ thể của tội phạm .......................................................... 38
2.3. Mối quan hệ giữa chủ thể của tội phạm với một số phạm trù khác ... 43
2.4. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề về chủ thể của tội phạm
................................................................................................................... 48
2.5. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về chủ thể của tội phạm đến trước khi ban hành Bộ luật
hình sự năm 2015 ....................................................................................... 59
Chƣơng 3 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN

HÀNH VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .. 69
3.1. Thực tiễn quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chủ thể của tội
phạm .......................................................................................................... 69
3.2. Thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể của tội
phạm ở nước ta .......................................................................................... 98
3.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể
của tội phạm và nguyên nhân.................................................................. 120
Chƣơng 4 YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CHỦ THỂ CỦA
TỘI PHẠM .................................................................................................. 126


4.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của Bộ luật hình sự về
chủ thể của tội phạm ............................................................................... 126
4.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự
về chủ thể của tội phạm........................................................................... 127
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .............................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLHS: Bộ luật Hình sự
CTTP: Cấu thành tội phạm
NCTN: Người chưa thành niên
NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự
Nxb: Nhà xuất bản
TAND: Tòa án nhân dân
TNHS: Trách nhiệm hình sự

XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những vấn đề quan trọng của luật hình sự là chủ thể của tội phạm. Tầm
quan trọng của vấn đề về chủ thể của tội phạm không chỉ thể hiện ở chỗ chủ thể của tội
phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) mà còn thể hiện ở chỗ chủ
thể của tội phạm còn là yếu tố giữ vai trò “chi phối” các yếu tố khác của cấu thành tội
phạm. Vấn đề là ở chỗ, nói đến tội phạm là nói đến hành vi phạm tội mà hành vi phạm
tội đến lượt mình là sự thể hiện ý chí của chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân thương
mại) ra thế giới bên ngoài dưới hình thức hành động hoặc không hành động phạm tội.
Như vậy, nếu không có chủ thể của tội phạm (con người với tư cách là chủ thể của
hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại với tư cách là chủ thể của hoạt động phạm
tội) thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội mà Bộ
luật hình sự ghi nhận và bảo vệ. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu không có chủ thể của
tội phạm thì không cần phải xem xét đến các yếu tố khách thể, mặt khách quan của tội
phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Hơn thế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của tội phạm tương ứng
không những trái với các nguyên tắc, nhất là nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
mà còn không đạt được mục đích của luật hình sự.
Mặc dù vậy, trong một thời gian dài, trong khoa học luật hình sự nước ta, tội
phạm được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể là thể nhân (cá nhân) thực
hiện. Hơn thế, vấn đề chủ thể của tội phạm chủ yếu được đề cập nghiên cứu trong các
giáo trình luật hình sự ở bậc đào tạo đại học; có không nhiều các luận văn thạc sĩ luật
học có đề cập nghiên cứu chủ thể của tội phạm, nhưng chưa toàn diện và sâu sắc; còn
trong các công trình nghiên cứu khác, chủ thể của tội phạm chỉ được nhắc đến “một
cách nhân tiện” khi nghiên cứu các vấn đề khác của luật hình sự, chẳng hạn như các
dấu hiệu pháp lý của tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS), miễn trách
nhiệm hình sự…Nhiều vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm chưa được đặt ra hoặc

đã được đặt ra nghiên cứu nhưng nhưng chưa phản ánh đầy đủ các khía cạnh lý luận
cần phải có của chủ thể của tội phạm. Thực trạng nghiên cứu lý luận về chủ thể tội
phạm ở nước ta, vì vậy chỉ mới dừng lại ở mức độ cơ bản (đại học). Nguyên nhân
chính của thực trạng này không chỉ xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của chính bản
thân vấn đề chủ thể của tội phạm mà còn xuất phát từ tiếp cận nghiên cứu đơn cực tức
chỉ bằng một hoặc một vài cách tiếp cận được sử dụng để nghiên cứu chủ thể của tội
phạm. Trong khi đó mối liên hệ đa chiều của lý luận về chủ thể của tội phạm chỉ có thể
được làm sáng tỏ bằng phương pháp luận của nó không chỉ là phương pháp luận của
triết học Mác-Lênin mà trong phương pháp luận này có cả các cách tiếp cận nghiên
cứu (phương pháp nhận thức) xã hội học tâm lý học, hệ thống học, tội phạm học…
1


Thực trạng nghiên cứu lý luận như đã phân tích khái quát trên đây tác động mạnh
mẽ đến kết quả lập pháp hình sự của nước ta về chủ thể của tội phạm. Trong các Bộ
luật hình sự năm 1985 và 1999, chủ thể của tội phạm được quy định là thể nhân (cá
nhân). Khá nhiều vấn đề, chẳng hạn như độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể đặc
biệt của tội phạm, trách nhiệm hình sự trong đồng phạm…chưa được thể chế hóa một
cách đầy đủ và tối ưu.
Thực trạng nghiên cứu lý luận cũng như thực trạng lập pháp hình sự nước ta về
chủ thể của tội phạm như đã phân tích khái quát trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến
thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm. Trong số những vi
phạm, sai lầm trong định tội danh, quyết định hình phạt đối với người phạm tội, có cả
những vi phạm, sai lầm liên quan đến xác định chủ thể của tội phạm, nhất là trong
trường hợp đồng phạm. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta cho thấy, do
nhận thức về chủ thể của tội phạm chưa đầy đủ và thống nhất dẫn đến quá trình xây
dựng pháp luật hình sự và áp dụng pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm còn hạn
chế, như việc xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, xác định năng lực trách nhiệm
hình sự, xác định những dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt do đó, ảnh hưởng đến
việc quyết định trách nhiệm hình sự, hình phạt chưa phù hợp dẫn đến tình trạng bỏ lọt

tội phạm, làm oan người vô tội, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Nhà
nước. Nghiêm trọng hơn, thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đó phần nào làm cho
tình hình tội phạm ở nước ta tuy có phần được kiềm chế nhưng diễn biến hết sức phức
tạp. Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm trong cả nước, các Tòa án thụ lý trên dưới
70 đến 80 ngàn vụ án hình sự với trên 100 ngàn bị cáo, trong đó, nổi bật các vụ án giết
người, cướp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, tham ô, nhận hối lộ, …
Để khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 về chủ thể của tội phạm, tăng cường khả năng và giá trị của pháp luật
hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và phát triển mạnh mẽ pháp luật hình
sự nước ta theo hướng ngày càng nhân đạo hóa, phân hóa, quốc tế hóa…Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp
hình sự Việt Nam bổ sung những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Việc quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
không những đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan của cuộc
sống, của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, của sự nghiệp cải cách tư pháp và
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, mà còn góp phần phát triển hơn
nữa nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện đầy đủ sự công bằng,
văn minh trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc bổ sung các quy định đối với pháp
nhân tương mại phạm tội cũng làm cho vấn đề chủ thể của tội phạm càng trở nên phức
tạp hơn cả về mặt lý luận, cả về mặt thể chế hóa pháp luật cả về mặt áp dụng pháp luật
2


hình sự trong pháp luật hình sự trong thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự.
Bởi sự động và phát triển không ngừng của đời sống xã hội, những điểm hạn chế
trong các quy định về chủ thể của tội phạm là thể nhân (cá nhân) chưa được khắc phục
hoàn toàn, những quy định đối với pháp nhân thương mại vừa được bổ sung vào Bộ
luật hình sự, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm
chắc chắn không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.

Từ những điều phân tích khái quát trên đây, có thể khẳng định rằng, nghiên cứu
một cách sâu sắc và toàn diện các khía cạnh của lý luận cũng như của thực trạng quy
định và áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về chủ thể của tội phạm để đề xuất các
giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội
phạm, rõ ràng là việc làm có tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và
thực tiễn. Đó chính là lý do mà nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Chủ thể của tội phạm
theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định và áp dụng
pháp luật hình sự Việt nam về chủ thể của tội phạm, Luận án đề xuất các giải pháp bảo
đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chủ thể của tội
phạm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án xác định và thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây:
- Thu thập, hệ thống hóa và đánh giá các kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đã được công bố trong và ngoài nước về chủ thể của tội phạm, từ đó rút ra
những vấn đề cần nghiên cứu trong luận án.
- Phân tích khái niệm, các dấu hiệu, sự phân loại, mối quan hệ của chủ thể của tội
phạm.
- Phân tích sự điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề về chủ thể của tội phạm.
- Khái quát quá trình phát triển quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chủ
thể của tội phạm đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015.
- Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về chủ thể
của tội phạm.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về chủ thể của tội phạm.
- Phân tích làm rõ yêu cầu áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành về chủ thể của tội phạm.

3


- Đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành về chủ thể của tội phạm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy các quan điểm khoa học về chủ thể của tội phạm đã được nêu ra
trong khoa học luật hình sự Việt Nam và khoa học luật hình sự nước ngoài, các quy
định pháp luật hình sự Việt Nam (là chủ yếu) và của một số nước ngoài về chủ thể của
tội phạm, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm trong
thực tiễn xét xử ở nước ta để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề
tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự. Bởi
BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên thực tiễn áp dụng quy định của
BLHS chưa nhiều, do đó, trong luận án này, nghiên cứu sinh chủ yếu tập trung phân
tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân ở nước ta về
chủ thể của tội phạm trong giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật
(từ năm 2009 đến năm 2018).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách hình sự của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về cải cách tư
pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, về tội phạm và hình phạt,
về phòng, chống tội phạm. Đề tài luận án còn được thực hiện trên cơ sở tiếp cận
nghiên cứu đa ngành, liên ngành khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là các cách tiếp
cận triết học, xã hội học, tâm lý học…Đặc biệt, đề tài còn được thực hiện trên cơ sở

tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học, trong đó đặc biệt là cách tiếp cận xã hội học
pháp luật, triết học pháp luật, chính sách pháp luật…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng trong một tổng thể các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và thống kê. Phương pháp này được tập trung sử dụng
trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm tổng hợp, thống kê một cách có hệ
thống các công trình khoa học nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước
nghiên cứu hoặc có đề cập nghiên cứu chủ thể của tội phạm.

4


- Phương pháp phân tích. Đây là phương pháp nghiên cứu được luận án sử dụng trong
các chương của luận án nhằm phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng quy
định và áp dụng pháp luật từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính kết luận.
- Phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng để làm sáng tỏ khía cạnh
lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về chủ thể của tội phạm, qua đó làm rõ tính quyết
định xã hội và tính kế thừa của quy định pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm và
xu hướng phát triển của quy định này trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội
Việt Nam, trong đó có pháp luật hình sự.
- Phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng để so sánh quy định
của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm qua các thời kỳ lịch sử phát triển của
nước ta. Đồng thời phương pháp này cho phép so sánh quy định của pháp luật hình sự
nước ta với quy định của pháp luật hình một số nước về chủ thể của tội phạm, qua đó
phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định đó và rút ra những
kinh nghiệm lập pháp hình sựn năm 2008, tr.74 - 78.

107.


Trịnh Quốc Toản. 2002. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình
sự nước Anh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

108.

Trịnh Quốc Toản. 2003. “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình
sự Hà Lan”, Tạp chí Kiểm sát, Số 5, tr.48-52.
158


109.

Trịnh Quốc Toản. 2003. “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình
sự Vương quốc Bỉ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 179, tr.53 - 60.

110.

Trịnh Quốc Toản. 2003. “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình
sự Pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 187, tr.63 - 72.

111.

Trịnh Quốc Toản. 2004. “Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
hình sự một số nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, Số 211, tr.71 - 79.

112.

Trịnh Quốc Toản. 2005. “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự của
pháp nhân trong luật pháp Thụy Điển”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 7, tr.44 48.


113.

Trịnh Quốc Toản. 2005. “Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
hình sự Canada”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3, tr.76 - 83.

114.

Trịnh Quốc Toản. 2006. “Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
trong luật hình sự các nước theo truyền thống Common Law”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, Số 18, tr. 29 - 38.

115.

Trịnh Quốc Toản. 2006. “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và mô hình lý
luận của nó trong luật hình sự Việt Nam tương lai”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 5, tr.52 - 62.

116.

Trịnh Quốc Toản. 2011. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình
sự, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

117.

Trịnh Quốc Toản. 2013. “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều
kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luật học, Tập 29,
Số 1, tr. 60 - 73.

118.


Trường Đại học Luật Hà Nội. 1999. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Luật
hành chính, luật tố tụng hành chính, luật quốc tế), Nxb. Công an nhân dân, tr.
78.

119.

Trường Đại học Luật Hà Nội. 2005. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1,
Nxb. CAND, tr. 114-115.

120.

Trường Đại học Luật Hà Nội. 2011. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, tr.71.

121.

Trường Đại học Luật Hà Nội. 2011. Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr.28

159


122.

Trường Đại học Luật Hà Nội. 2013. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I,
Nxb. Công an nhân dân, tr.89 và tr.90.

123.


Trường Đại học Luật Hà Nội. 2016. Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.

124.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. 2012. Giáo trình luật hình sự
(Phần chung), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, tr. 135.

125

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. Giáo trình những quy
định chung về luật dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức
- Hội Luật gia Việt Nam, TPHCM.

126.

Đồng Hiểu Tùng và Đỗ Đức Hồng Hà. 2011. Quy định về TNHS của tổ chức ở
Trung Quốc, Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên
cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức”
do TS. Cao Thị Oanh chủ nhiệm, Hà Nội, tr.4

127.

Tư pháp Cộng hòa pháp. 1995. Tập Các tài liệu thông tin và giáo trình của
Liên bang Nga và Cộng hòa Pháp, số 38, tr.80 - 82

128.

Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr.456.


129.

Đào Trí Úc (Chủ biên). 1993. Mô hình lý luận về Bộ luât hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.43.

130.

Đào Trí Úc (Chủ biên). 1994. Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

131.

Đào Trí Úc. 1994. Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự
trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

132.

Đào Trí Úc. 1997. Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

133.

Đoàn Thị Vân. 2015. Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

134.

Quỳnh Viên. 2008. “Tìm hiểu bệnh tâm thần”, Tạp chí Thuốc & Sức khỏe, số
363, ngày 01/9/2008, tr.28.


135.

Nguyễn Tất Viễn. 2016. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình
sự Việt Nam”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, Hà Nội.

136.

Viện Ngôn ngữ học. 2002. Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, Tp. HCM, tr.53

160


137.

Vũ Hải Việt và Hà Minh Thảo. 2015. “Nên quy định tuổi chịu trách nhiệm
hình sự sớm hơn”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 11, tr.10 - 14.

138.

Trịnh Tiến Việt. 2012. Hoàn thiện các quy định của phần chung Bộ luật hình
sự trước yêu cầu mới của đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

139.

Trịnh Tiến Việt. 2013. Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb. Chính trị Quốc
gia, tr.249, 250.

140.


Võ Khánh Vinh. 1991. “Cân nhắc nhân thân người phạm tội khi quyết định
hình phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 8, tr.11-13.

141.

Võ Khánh Vinh. 1993. Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, Luận án Phó
Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr.117.

142.

Võ Khánh Vinh. 1996. Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
chức vụ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

143.

Võ Khánh Vinh. 2010. Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành
khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

144.

Võ Khánh Vinh (Chủ biên). 2014. Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb.
Khoa học Xã hội, tr.180, 190.

145.

Lưu Hải Yến. 2016. “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Luật học, Số đặc biệt, tr. 130 144.

Tiếng Anh
146. Courtney Stanhope Kenney. 1912. A Selection of cases illustrative of English

Criminal Law, London: Cambrige University Press, tr.69 -73
147. Criminal Code Act of Australia, 1995, Đ.12.3(6)
148. Francis Lemeunier. 1993. Nguyên lý và thực hành luật thương mại, luật kinh
doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.168
149. L., Butterworths. 1976. Halsbury’s Law of England, Vol.11
150. R.J.Corsini. 1999. Brunnerl/Mazel, Taylor and Francis Group, The Dictionary
of Psychology, tr.99
151. Joel M. Androphy. 1997. Richard G. Paxton & Keith A. Byers, General
Corporate Criminal Liability, 60 Tex B.J, 121.
152. John C. Coffee, Jr. 1998. Corporate Criminal Liability: An Introduction and
Comparative Survey, International Colloquium on “Criminal Responsibility of
Legal and Collective Entities” from May 4-6, Berlin, tr.10-11
153. M’Naghten’s Case. 10Cl. & Fin. 200. 8 Eng. Rep. 718 (1843)
161


154. O.V. Kecbicôp, M. V. Cockina, R. A. Natgiarôp. A. V. Xnhegiơnhepxki. 1980.
Tâm thần học, Nxb. “MIR” - Mát-xcơ-va, Nxb. Y học - Hà Nội.
155. United Nations. 1948. The Universal Declaration of Human Rights
< />156. United Nations. 1966. The International Covenant on Civil and Political Rights
< />157. Wayne R. La Fave, Anstin W. Scott. Jr. Substantive criminal law, tr.438
158. Wells C, “The Millennium Bug and Corporate Criminail Liability”, 1999 (2)
The Journal of Information, Law and Technology (JILT), tr.6-8.
< />Tiếng Pháp
159. Conte P., Maistre du Chambon P. Droit penal general, Paris, 1998, tr.157
160. M. Delmas-Marty: droit pesnal d’affaires (luật hình sự thương mại), Paris, 1993,
109.
161. Pradel J. Droit penal. Ò. 1. Editions Cujas. Paris, 1997, tr.317.
162. Y.Mayaud, la volonté à la lumière du nouveau Code pesnal, in Meslanges en
I’honeur du Professeur J. Langueir, Grenoble, PUG, 1993, p.214

Tiếng Nga
163. Kennhi, K.: Các cơ sở của luật hình sự, Matsxcơva, 1949, tr.58
Webside
164. Trần Văn Cường, Bệnh tâm thần,
/>165. Cao

Tiến

Đức,

Những

thay

đổi

tâm



sau

sinh

con,

truy
cập thứ 3 ngày 8/5/2018 7:45 PM
166. Vân Khánh,


Trẻ thiệt thòi vì không được làm giấy khai sinh,

/>167. Bảo Minh, Hủy án phúc thẩm vụ dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu, phạt ông Nguyễn
Khắc Thủy 3 năm tù,
/>80601124716627.htm
168. Hồ Nguyễn Quân - Toà án quân sự Khu vực 2 Quân khu 4, Bàn về độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên,
/>h-su-cua-nguoi-chua-thanh-nien
162


169. Hà Lệ Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Quan niệm về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
của trẻ em,
/>m-n9577.html)
170. />171. 1923.htm.
172. />173. < />&chapter=4&lang=en>.
174. />175. />064-doanh-nghiep-dang-hoat-dong-53582.aspx.
GMT+7

163

Thứ

ba, 01/05/2018, 14:29:36


PHỤ LỤC 1
CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1. Tình hình tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018

Tổng số

Đã giải quyết

Tỷ lệ (%)

Năm
Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

2009

80.104

138.823

78.343

124.717

97,8


97,0

2010

71.680

121.793

68.381

114.988

95,4

94,4

2011

81.647

139.506

75.014

127.247

91,9

91,2


2012

83.116

146.968

81.643

144.448

98,2

98,3

2013

85.765

151.254

84.086

147.068

98,0

97,2

2014


86.347

153.427

84.221

148.519

97,5

96,8

2015

80.418

141.370

78.164

136.409

97,2

96,5

2016

81.529


137.301

79.107

131.995

97,0

96,1

2017

74.466

123.612

72.854

119.207

97,8

96,4

2018

83.118

141.869


80.566

135.805

96,9

95,7

Tổng
cộng

808.190

1.395.923

782.379

1.330.403

97,6

96,9

Tỷ lệ
(%)

100

100


96,81

95,31

164


Bảng 2. Thực trạng giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2018
Tổng số
Xét xử sơ thẩm

Tỷ lệ (%)

Xét xử phúc thẩm

Tỷ lệ (%)

Năm
Số vụ

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị
cáo


Số vụ

Số bị
cáo

Số
vụ

Số
bị
cáo

Số bị cáo

2009

80.104

138.823

65.462

114.344

81,7

82,4

12.687


20.079

15,8

14,5

2010

71.680

121.793

55.221

95.241

77,0

78,2

12.971

19.417

10,7

15,9

2011


75.014

127.247

60.925

107.000

81,2

84,1

13.896

19.989

10,9

15,7

2012

83.116

146.968

67.369

122.960


81,1

83,7

14.119

21.239

9,6

14,5

2013

85.765

151.254

69.894

126.770

81,5

83,8

15.603

23.991


10,3

15,9

2014

86.347

153.427

69.638

127.614

80,6

83,2

16.467

25.377

10,7

16,5

2015

80.418


141.370

65.503

118.830

81,5

84,1

14.736

22.172

10,4

15,7

2016

81.529

137.301

65.791

113.751

80,7


82,8

15.572

23.303

11,3

16,9

2017

74.466

123.612

61.025

102.751

81,9

83,1

12.957

19.497

10,5


15,8

2018

83.118

141.869

68.934

120.225

82,9

84,7

13.732

20.847

9,7

14,7

Tổng
cộng

808.190


1.395.923

649.762

1.149.486

80,40

82,35

142.740

215.911

17,7

15,5

165


Bảng 3. Thực trạng giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2018
Tổng số

Giám đốc thẩm, tái
thẩm

Tỷ lệ (%)


Năm
Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

2009

80.104

138.823

194

294

0,24

0,21

2010

71.680


121.793

189

330

0,26

0,27

2011

75.014

127.247

193

258

0,26

0,20

2012

83.116

146.968


155

249

0,19

0,17

2013

85.765

151.254

268

493

0,31

0,33

2014

86.347

153.427

242


436

0,28

0,28

2015

80.418

141.370

179

368

0,22

0,26

2016

81.529

137.301

166

247


0,20

0,18

2017

74.466

123.612

484

1.364

0,65

1,10

2018

83.118

141.869

452

797

0,54


0,56

Tổng
cộng

808.190

1.395.923

2.522

4.836

0,31

0,35

166


Bảng 4. Tỷ lệ sửa án, hủy án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án
hình sự ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018
Tổng số

Giám đốc thẩm,
tái thẩm

Tỷ lệ (%)


Năm

Tỷ lệ
hủy
án,
quyết
định
(%)

Tỷ lệ
sửa
án,
quyết
định
(%)

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị
cáo

Số vụ

Số bị
cáo


2009

80.104

138.823

194

294

0,24

0,21

0,71

4,21

2010

71.680

121.793

189

330

0,26


0,27

0,75

5,1

2011

75.014

127.247

193

258

0,26

0,20

0,5

4,8

2012

83.116

146.968


155

249

0,19

0,17

0,5

4,9

2013

85.765

151.254

268

493

0,31

0,33

0,5

5,1


2014

86.347

153.427

242

436

0,28

0,28

0,6

5,17

2015

80.418

141.370

179

368

0,22


0,26

0,84

5,07

2016

81.529

137.301

166

247

0,20

0,18

0,72

5,28

2017

74.466

123.612


484

1.364

0,65

1,10

0,8

5,7

2018

83.118

141.869

452

797

0,54

0,56

0,79

4,91


Tổng
cộng

808.190

1.395.923

2.522

4.836

0,31

0,35

167


PHỤ LỤC 2
CÁC BẢN ÁN, BÁO CÁO TỔNG KẾT
1. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân, số 01/BC-TA,
ngày 22/01/2010.
2. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân, số 01/BC-TA,
ngày 04/01/2011.
3. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân, số 36/BC-TA,
ngày 28/12/2011.
4. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm

vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, số 05/BC-TA,
ngày 18/01/2013.
5. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân, số 01/BC-TA,
ngày 09/01/2014.
6. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2015 của ngành Tòa án nhân dân, số 03/BC-TA,
ngày 15/01/2015.
7. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2016 của ngành Tòa án nhân dân, số 03/BC-TA,
ngày 29/01/2016.
8. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2017 của ngành Tòa án nhân dân, Dự thảo,
tháng 01/2017.
9. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2018 của ngành Tòa án nhân dân, Dự thảo,
tháng 12/2017.

168


10. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2019 của ngành Tòa án nhân dân, Dự thảo,
tháng 12/2018.
11. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2015), Bản án hình sự sơ thẩm số
07/2015/HSST ngày 11/3/2015.

12. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2017), Bản án số 27/2017/HSST ngày
11/9/2017.


13. Tòa án nhân dân huyện Đông Hải (2017), Bản án số 38/2017/HSST ngày
29/9/2017.

169



×