Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiến hành một số thí nghiệm biểu diễn Vật lý lớp 10 Ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 29 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lý do chọn đề tài
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó hầu hết các kiến thức vật lí
đều được rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Vì vậy, trong dạy học vật lí
ở trường phổ thông, thí nghiệm là một phương tiện rất quan trọng, có tác dụng
to lớn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, của HS. Nó không chỉ làm
tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức lý thuyết đã
được học mà quan trọng hơn là tạo cho HS một trực quan nhạy bén.
Đối với một trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đặc biệt là các
trường đóng trên địa bàn xã biên giới, khu vực có điều kiện kinh tế đặc biệt
khó khăn như trường THPT Sốp Cộp thì hầu hết học sinh là con em các dân
tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp, kiến thức ở các lớp dưới còn khiếm
khuyết, trình độ tiếp thu hạn chế. Nên việc truyền thụ kiến thức vật lí cho học
sinh là một điều hết sức khó khăn.
Qua nhiều năm dạy vật lí ở trường, tôi nhận thấy rằng: với các tiết học
có sử dụng thí nghiệm, học sinh tỏ ra hứng thú và hiểu bài hơn. Thực tế hiện
nay theo đa số học sinh cho rằng: Vật lí là môn học quá khó và khô khan, nên
để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn vật lí là việc làm hết sức
cần thiết. Để thực hiện được điều này, thì trong các tiết học có yêu cầu thí
nghiệm chứng minh, giáo viên nên tiến hành.
Hiện nay với sự ra đời của công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ
thuật hiện đại cùng với các phần mềm về thí nghiệm, đã giúp giáo viên giải
quyết được một phần khó khăn trong các tiết dạy có thí nghiệm.
Tuy nhiên, các thí nghiệm thực bao giờ cũng có sức thuyết phục hơn
các thí nghiệm ảo. Cho nên theo tôi những tiết học có thể sử dụng được thí
nghiệm thực thì giáo viện nên làm thí nghiệm thực, chứ không nên quá lạm
dụng công nghệ thông tin.
Hơn thế nữa thí nghiệm vật lí được trình bày trong SGK Vật lí THPT
gồm hai loại chính: Thí nghiệm thực hành cho học sinh và thí nghiệm biểu
1



diễn của giáo viên. Với thí nghiệm thực hành cho học sinh SGK đã trình bày
rất cụ thể và chi tiết từ mục đích, cơ sở lí thuyết, dụng cụ thí nghiệm cho tới
các bước tiến hành thí nghiệm và có đầy đủ cả báo cáo kết quả thí nghiệm.
Còn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên với số lượng lớn hơn thí nghiệm thực
hành, tuy nhiên SGK lại trình bày rất vắn tắt, có bài chỉ có hình ảnh mà không
có hướng dẫn cách thực hiện, cách sử dụng thiết bị thí nghiệm. Đó là điều
khó khăn đối với các giáo viên không giỏi thực hành và đối với những giáo
viên đang công tác tại các trường cơ sở vật chất còn nghèo nàn, việc sử dụng
thí nghiệm còn hạn chế trong quá trình dạy học vật lí ở trường THPT.
Việc trình bày chi tiết về mục tiêu, cơ sở lý thuyết, dụng cụ thí nghiệm,
cách sử dụng và các bước tiến hành thí nghiệm biểu diễn trong chương trình,
giáo khoa sách vật lí phổ thông sẽ là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô giải
quyết được những khó khăn trên, để thực hiện thành công các bài giảng của
mình.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục
chung của nước nhà, nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lí ở trường phổ
thông, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Cách tiến hành một số thí nghiệm
biểu diễn trong chương trình Vật lí 10 ban cơ bản”.
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Xác định vai trò của thí nghiệm, đặc biệt là thí nghiệm biểu diễn trong
dạy học vật lí phổ thông. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học sử dụng thí
nghiệm biểu diễn trong quá trình dạy học vật lí ở trường phổ thông. Tiến hành
nghiên cứu các thí nghiệm biểu diễn trong chương trình SGK Vật lí lớp 11
ban cơ bản . Trực tiếp làm thí nghiệm, sau đó trình bày mục đích, cơ sở lý
thuyết, dụng cụ, các bước tiến hành của các thí nghiệm đó, làm tài liệu tham
khảo cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Rút ra các kết luận sư phạm
nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học ở trường phổ
thông.
I.3 Đóng góp của đề tài

- Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học sử dụng thí nghiệm biểu diễn
trong trường phổ thông
2


- Trình bày mục đích, cơ sở lý thuyết, dụng cụ, các bước tiến hành của
một số thí nghiệm biểu diễn trong trương trình Vật lí 10 ban cơ bản, làm tài
liệu tham khảo cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
- Rút ra các kết luận sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học ở trường phổ thông.

3


II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
II.1 Cơ sở lý luận
II.1.1 Thí nghiệm vật lí là gì?
Thí nghiệm vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người
và các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều
kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có
thể thu nhận được các tri thức mới
II.1.2 Đặc điểm của thí nghiệm vật lí
- Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và được thiết lập có
chủ định sao cho thông qua thí nghiệm, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có
thể kiểm tra được giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm
có ba yếu tố cấu thành cần được xác định rõ: đối tượng cần nghiên
cứu,phương tiện gây tác động lên đối tượng cần nghiên cứu và phương tiện
quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của sự tác động.
- Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể
nghiên cứu sự phụ thuộc giữa 2 đại lượng, trong khi các đại lượng khác

được giữ không đổi.
- Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng
như dự định nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có độ chính xác ở mức độ
cần thiết, nhờ sự phân tích thường xuyên các yếu tố của đối tượng cần nghiên
cứu, làm giảm tối đa ảnh hưởng của các nhiễu (nghĩa là loại bỏ tối đa một số
điều kiện để không làm xuất hiện các tính chất, các mối quan hệ không được
quan tâm ).
- Đặc điểm quan trọng nhất của thí nghiệm là tính có thể quan sát được
các biến đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của đại lượng khác. Điều
này đạt được nhờ các giác quan của con người và sự hỗ trợ của các phương
tiện quan sát, đo đạc.
- Có thể lặp lại được thí nghiệm. Điều này có nghĩa là: với các thiết
bị thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại thí

4


nghiệm, tiến hành lại thí nghiệm, hiện tượng, quá trình vật lí phải diễn ra
trong thí nghiệm giống nhau như các lần thí nghiệm trước đó.
II.1.3 Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí
Theo quan điểm của lý luận nhận thức, trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông, thí nghiệm vật lí có các chức năng sau:
- Thí nghiệm vật lí là phương tiện của việc thu nhận tri thức (nguồn trực tiếp của
tri thức).
- Thí nghiệm vật lí là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã
thu được.
- Thí nghiệm vật lí là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào
thực tiễn.
- Thí nghiệm vật lí là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật
lý.

II.1.4. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lý luận dạy học
Thí nghiệm có thể sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình
dạy học.
- Giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu.
- Giai đoạn hình thành kiến thức mới.
- Quá trình củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh.
+ Thí nghiệm là phương tiện góp phần phát triển nhân cách toàn diện của
học sinh.
- Thí nghiệm là phương tiện để nâng cao chất lượng kiến thức và rèn
luyện kĩ năng, kĩ xảo về vật lí của học sinh.
- Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập vật lí, tổ chức
quá trình học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
- Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc tập thể
khác nhau, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh.
+ Thí nghiệm là phương tiện đơn giản hoá và trực quan trong dạy học
vật lí.

5


II.1.5. Thí nghiệm biểu diễn là gì?
- Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm được giáo viên tiến hành ở trên
lớp, trong các giờ học nghiên cứu kiến thức mới và có thể ở các giờ học củng
cố kiến thức của học sinh.
II.1.6 Phân loại thí nghiệm biểu diễn
Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học của thí nghiệm biểu diễn trong
quá trình nhận thức của học sinh, thí nghiệm biểu diễn gồm ba loại sau:
- Thí nghiệm mở đầu là thí nghiệm nhằm giới thiệu cho học sinh biết
qua về hiện tượng sắp nghiên cứu, để tạo tình huống có vấn đề, tạo nhu cầu

hứng thú học tập của học sinh, lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhận thức.
- Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng là thí nghiệm nhằm xây dựng nên
hoặc kiểm chứng lại kiến thức mới, được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu
kiến thức mới. Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng bao gồm:
+ Thí nghiệm nghiên cứu khảo sát là thí nghiệm nhằm cung cấp các cứ
liệu thực nghiệm để từ đó khái quát hoá quy nạp, kiểm tra được tính đúng đắn
của giả thuyết hoặc hệ quả lôgic rút ra từ giả thuyết đã đề xuất, giải quyết
được vấn đề xuất hiện ở đầu giờ học, từ đó xây dựng nên kiến thức mới.
+Thí nghiệm nghiên cứu minh hoạ là thí nghiệm nhằm kiểm chứng lại
kiến thức đã được xây dựng bằng con đường lý thuyết, dựa trên những phép
suy luận lôgic chặt chẽ (trong đó có suy luận toán học).
- Thí nghiệm củng cố là thí nghiệm nêu lên những biểu hiện của kiến
thức đã học trong tự nhiên, đề cập các ứng dụng của kiến thức này trong sản
xuất và đời sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để dự đoán
hoặc giải thích hiện tượng hay cơ chế hoạt động của các thiết bị, dụng cụ kĩ
thuật. Thông qua đó, giáo viên cũng có thể kiểm tra được mức độ nắm vững
kiến thức của học sinh.

6


Thí nghiệm củng cố có thể được sử dụng trong các tiết học nghiên cứu
kiến thức mới hay cả trong những giờ luyện tập và hệ thống hoá kiến thức đã
học.
II.1.7 Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và về mặt phương pháp đối với việc sử
dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học
Việc sử dụng thí nghiệm biểu diễn phải tránh tình trạng lạm dụng thí
nghiệm, chỉ sử dụng thí nghiệm như là một sự trình diễn đơn thuần và phải
tuân thủ các yêu cầu của việc đặt kế hoạch thí nghiệm, chuẩn bị thí nghiệm,
bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm.

a. Các yêu cầu trong việc đặt kế hoạch thí nghiệm
- Xác định chính xác mục đích của thí nghiệm cần phải tiến hành và
chức năng lý luận dạy học của nó (đề xuất vấn đề cần nghiên cứu, hình thành
kiến thức mới, củng cố hay kiểm tra đánh giá).
- Xác định các nhiệm vụ mà học sinh cần phải hoàn thành trong việc
chuẩn bị thí nghiệm, trong việc tiến hành thí nghiệm và trong việc xử lý kết quả
thí nghiệm.
- Từ mục đích thí nghiệm và vị trí của nó trong quá trình nhận thức của
học sinh, lựa chọn phương án thí nghiệm cần biểu diễn đáp ứng các đòi hỏi sư
phạm: tính trực quan (các dụng cụ phải có kích thước đủ lớn để cả lớp nhìn
rõ, có cấu tạo đơn giản, thể hiện rõ được nguyên tắc khoa học của hiện tượng
cần nghiên cứu, có màu sắc thích hợp, hình dạng đẹp đẽ lôi cuốn sự chú ý của
học sinh, nhất là ở những chi tiết chính, trên đó biểu hiện kết quả thí nghiệm;
bố trí thí nghiệm sáng sủa, dễ hiểu, có thể nhận thấy rõ ràng kết quả thí
nghiệm, loại bỏ được một cách tối đa các hiện tượng không muốn), tính hiệu
quả (các dụng cụ là tối thiểu, hoạt động tốt, có độ chính xác cao; ưu tiên thí
nghiệm đơn giản, thí nghiệm có tiến hành nhanh chóng; sử dụng thí nghiệm
song song), tính an toàn (dụng cụ, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm phải
đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, bố trí thí nghiệm vững chắc, có thể di
chuyển dễ dàng) và đặt kế hoạch tiến hành một chuỗi các thí nghiệm sao cho

7


có đủ cứ liệu để khát quát hoá, trong đó có việc xác định thời điểm sử dụng,
thời gian cần thiết cho mỗi thí nghiệm trong giờ học.
b. Các yêu cầu trong việc chuẩn bị thí nghiệm
- Nghiên cứu kĩ lưỡng tính năng của các dụng cụ thí nghiệm đã được
lựa chọn và sử dụng thành thạo chúng.
- Trước giờ học, phải kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ sẽ sử dụng

và thử nghiệm lại các thí nghiệm sẽ tiến hành, dù là thí nghiệm đơn giản nhất,
kịp thời thay thế những bộ phận hỏng hóc.
Công việc chuẩn bị thí nghiệm chỉ kết thúc khi thí nghiệm có thể lặp lại
nhiều lần, cho kết quả rõ ràng, đơn trị.
c. Các yêu cầu trong việc bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm phải đảm bảo sao cho mọi học sinh từ vị trí ngồi trong
lớp học đều nhìn rõ mọi dụng cụ, độ lệch của kim chỉ các dụng cụ đo, đẹp về
thẩm mỹ. Muốn vậy, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Lắp ráp từng bước các dụng cụ trong thí nghiệm trước mắt học sinh.
Trong trường hợp không cho phép, phải lắp ráp hoàn chỉnh trước giờ học thì
cần phải phân tích kỹ lưỡng cách nối kết các bộ phận với học sinh.
- Những thiết bị học sinh gặp lần đầu, phải mô tả, giải thích cho học
sinh hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của chúng.
- Chỉ đặt trên bàn những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm.
- Bố trí các dụng cụ thí nghiệm trên nhiều độ cao khác nhau. Bố trí thí
nghiệm thẳng đứng (có thể sử dụng các giá, bảng sắt), nếu phải bố trí thí
nghiệm trên mặt phẳng nằm ngang thì phải sử dụng các phương pháp chiếu
sáng (gương phẳng lớn đặt nghiêng 45o để học sinh quan sát ảnh thẳng đứng
trong gương, đèn chiếu sáng, camera). Thay đổi độ sáng của phòng học, nhất
là khi tiến hành các thí nghiệm quang hình học.
- Cần sắp xếp các dụng cụ mà ở đó hiện tượng mong muốn sẽ diễn ra
nằm bên phải các dụng cụ khác, các dụng cụ chính ở mặt trước, không che
khuất nhau, các bộ phận của thiết bị phải nằm cạnh nhau.

8


- Dùng vật chỉ thị để làm nổi bật bộ phận chính, đánh dấu sự diễn biến
hiện tượng mà học sinh cần theo dõi (vật làm mốc, chất chỉ thị màu…)
- Bố trí các dây nối, đặc biệt trong các thí nghiệm điện không được cắt

nhau. Dùng các dây nối có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Chọn một mặt
sau (phông) thích hơn đặt phía sau các máy đo trong suốt.
- Đối với mỗi thí nghiệm, phải có một hình vẽ (trên bảng, giấy) thống
nhất tối đa với bố trí thí nghiệm.
d. Các yêu cầu trong việc tiến hành thí nghiệm
- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, cần định hướng học sinh vào
những trọng điểm cần quan sát.
- Đối với thí nghiệm định lượng, phải lập bảng ghi các giá trị hợp lý
trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải đứng sau
hoặc ở cạnh dụng cụ thí nghiệm, không che khuất tầm quan sát của mọi học
sinh.
- Thí nghiệm cần được lặp lại vài lần, chú ý đảm bảo các điều kiện mà thí
nghiệm phải thoả mãn, phải cho những kết quả rõ ràng, đơn trị (yêu cầu này có thể
đạt được thông qua việc lựa chọn dụng cụ thích hợp, lựa chọn các thông số thuận
tiện), ngắn gọn.
e. Các yêu cầu trong việc xử lý kết quả
- Việc thu nhận các cứ liệu thực nghiệm phải trung thực, đủ cho việc
khái quát hóa rút ra kết luận.
- Việc xử lý các kết quả thí nghiệm phải được dành đủ thời gian và
được thực hiện một cách chu đáo như:
• Đối với thí nghiệm định tính, học sinh phải phát biểu các kết quả đã
quan sát thấy, phân tích, suy luận lôgic để rút ra kết luận.
• Đối với thí nghiệm định lượng, các kết quả phải dành mạch, chính
xác, làm tròn có ý nghĩa các kết quả. Biểu diễn các kết quả thu được qua thí
nghiệm dưới dạng biểu bảng, đồ thị (về nguyên tắc, không phải là sự nối các

9



điểm đo riêng biệt với nhau mà là vẽ đường cong gần đúng). Phải tính toán
sai số (nếu có thể).
Từ việc xử lý các kết quả thí nghiệm, hướng dẫn học sinh rút ra các kết
luận về các dấu hiệu, mối liên hệ bản chất trong hiện tượng, quá trình vật lí
đang nghiên cứu, phát triển chúng bằng lời hay bằng những biểu thức toán
học.
II.2 Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học Vật lí
Thực tế hiện nay theo đa số học sinh cho rằng: Vật lí là môn học quá
khó và khô khan, nên để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn vật
lí là việc làm hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này, thì trong các tiết
học có yêu cầu thí nghiệm thì chúng ta nên tiến hành. Hiện nay với sự ra phát
triển của công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật hiện đại cùng với
các phần mềm về thí nghiệm biểu diễn, đã giúp giáo viên giải quyết được một
phần khó khăn trong các tiết dạy có thí nghiệm. Tuy nhiên để sử dụng CNTN
vào thiết kế một thí nghiệm vật lí thì không phải một giáo viên nào cũng làm
được, đặc biệt là các giáo viên đã nhiều tuổi khả năng ứng dụng CNTT còn
rất hạn chế.
Ngoài ra với các trường đóng trên địa bàn thuộc các xã có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trước đây cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đặc
biệt là thiết bị thí nghiệm nên việc tiếp xúc và sử dụng thí nghiệm thường
xuyên còn hạn chế. Nay được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và xã hội nên
điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo hơn, đặc biệt là được đầu tư về
trang thiết bị dạy học trong đó có dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên còn lúng
túng và khó khăn trong sử dụng và tiến hành thí nghiệm biểu diễn thực.
Thường thì khi gặp những trở ngại trên giáo viên sẽ phải dạy “chay” nên
chất lượng giờ dạy chưa cao. Chính vì những vấn đề này đã làm cho học sinh
nắm kiến thức một cách mơ hồ, máy móc, không hiểu rõ được bản chất, hiện
tượng quy luật của sự vật...
Việc trình bày chi tiết về mục tiêu, cơ sở lý thuyết, dụng cụ thí nghiệm,
cách sử dụng và các bước tiến hành thí nghiệm biểu diễn trong chương trình,

10


giáo khoa sách vật lí phổ thông sẽ là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô giải
quyết được những khó khăn trên, để thực hiện thành công các bài giảng của
mình.
II.3 Cách thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn trong trương trình vật lí
lớp 10 ban cơ bản.
I. THÍ NGHIỆM MINH HỌA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU VÀ CHUYỂN ĐỘNG

NHANH DẦN ĐỀU
1. Thí nghiệm minh họa chuyển động thẳng đều của viên bi trên máng
nằm ngang
1.1 Mục đích thí nghiệm
- Minh họa chuyển động thẳng đều của viên bi trên máng nằm ngang.
- Xác định tốc độ chuyển động của viên bi.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Trong chuyển động thẳng đều, các độ dời của vật trong những khoảng
thời gian như nhau là bằng nhau.
1.3. Dụng cụ thí nghiệm 5

7

8

1
3
2

6


4

Hình 1
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 1) gồm các bộ phận sau:
- Máng (1) dài 1000 mm và giá đỡ máng.
- Chân chống chữ U có vít vặn để điều chỉnh độ nghiêng của máng.
- Thước đo góc từ 0º đến ± 90º (2), kèm theo dây dọi.
- Nam châm điện (3) và hộp công tắc có nút ấn kép (4).
11


- Viên bi thép được mạ niken (5) có đường kính 20 mm.
- Các thanh inox, khớp nối đa năng.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số (6).
- Hai cổng quang điện (7) và (8)
1.4. Lắp ráp thí nghiệm
- B1: Đặt máng lên giá đỡ, phối hợp điều chỉnh các chân vít và dịch
chuyển khớp
nối đa năng đến vị trí thích hợp để máng nằm ngang. Khi đó, dây dọi sẽ song
song với mặt
phẳng thước đo góc và chỉ số 0.
- B2: Cố định nam châm điện tại đỉnh của phần máng nghiêng và nối nó
qua hộp công tắc vào ổ C ở mặt sau của đồng hồ đo thời gian.
- B3: Đặt hai cổng quang điện (7), (8) cách nhau một đoạn s khoảng 30
cm và nối chúng vào 2 ổ A, B của đồng hồ đo thời gian.
1.5 Tiến trình thí nghiệm
Có 2 phương án thí nghiệm minh hoạ chuyển động thẳng đều như sau:
* Phương án 1: Minh hoạ chuyển động thẳng đều của viên bi bằng cách đo
các khoảng thời gian mà độ dời của viên bi bằng chính đường kính của viên

bi.
- B1: Điều chỉnh trên máy đo thời gian đặt làm việc ở MODE A + B,
thang đo 9,999 s.
- B2: Ấn nút RESET để số chỉ trên đồng hồ trở về 0,000.
- B3: Ấn công tắc ngắt điện nam châm để thả cho viên bi lăn xuống từ
đỉnh máng nghiêng và chuyển động qua hai cổng quang điện. Đọc khoảng
thời gian t1 để viên bi đi qua cổng (7) và khoảng thời gian t để viên bi đi qua
cả hai công quang điện. So sánh khoảng thời gian t2 (t2 = t – t1) để viên bi đi
qua cổng (8) với t1.
d

d

- B4: Tính tốc độ của viên bi: v1 = t , v2 = t , trong đó d là đường kính của
1
2
viên bi.
12


* Phương án 2: Minh hoạ chuyển động thẳng đều của viên bi bằng cách xác
định tốc độ trung bình của viên bi trên các quãng đường khác nhau.
- B1: Đặt hai cổng quang điện cách nhau một khoảng s1 = 30 cm.
- B2: Đặt chế độ làm việc của máy đo thời gian ở MODE A↔B, thang
đo 9,999 s.
- B3: Ấn nút RESET để chỉ số trên đồng hồ trở về 0,000.
- B4: Ấn công tắc ngắt điện vào nam châm để thả viên bi lăn xuống,
chuyển động qua hai cổng quang điện. Khi viên bi đi vào cổng (7) , đồng hồ
đo thời gian bắt đầu đếm. Khi viên bi đến cổng (8), đồng hồ dừng đếm. Đọc
trên đồng hồ khoảng thời gian t1 để viên bi đi hết quãng đường s1.

- B5: Giữ nguyên vị trí cổng (7), dịch cổng (8) ra xa dần cổng (7), mỗi
lần thêm 5 cm. Với mỗi giá trị của s, lặp lại các bước thí nghiệm trên để đọc
thời gian t tương ứng. Tính và so sánh tốc độ trung bình của viên bi trên từng
quãng đường s.
2. Thí nghiệm minh họa chuyển động thẳng nhanh dần đều của viên bi trên
máng nghiêng.
2.1. Mục đích thí nghiệm
- Minh họa các quy luật về độ dời trong chuyển động thẳng nhanh dần
đều của viên
bi trên máng nghiêng.
- Xác định gia tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều của viên bi.
2.2 Cơ sở lý thuyết
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, s ~ t2 (nếu vo = 0) và ∆l = aτ2
(hiệu các độ dời của vật trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là hằng
số).
2.3. Dụng cụ thí nghiệm

13


Hình 2
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 2) gồm các bộ phận sau:
- Máng (1) dài 1000 mm và giá đỡ máng.
- Chân chống chữ U có vít vặn để điều chỉnh độ nghiêng của máng.
- Thước đo góc từ 0º đến ± 90º (2), kèm theo dây dọi.
- Nam châm điện (3) và hộp công tắc có nút ấn kép (4).
- Viên bi thép được mạ niken (5) có đường kính 20 cm.
- Các thanh inox, khớp nối đa năng.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số (6).
- Hai cổng quang điện (7), (8).

2.4. Tiến trình thí nghiệm
* Phương án 1: Minh họa quy luật đường đi s ~ t2 của chuyển động thẳng nhanh
dần đều bằng cách đo các khoảng thời gian cần thiết để viên bi đi được những
quãng đường định trước.
- B1: Đặt máng lên giá đỡ, phối hợp điều chỉnh các chân vít và dịch
chuyển khớp nối đa năng đến vị trí thích hợp để máng nghiêng một góc khoảng
từ 5o đến 10o.
- B2: Cố định nam châm điện tại một vị trí trên mặt phẳng nghiêng, rồi
nối nó qua hộp công tắc đến ổ A của đồng hồ đo thời gian.
- B3: Cho đồng hồ đo thời gian làm việc ở MODE A ↔ B, cổng quang
điện (7) nối với ổ B.
- B4: Lần lượt đo các khoảng thời gian t1, t2 , t3 cần thiết để viên bi từ vị
trí ban đầu
14


đi được các quãng đường s1 = 5 cm, s2 =20 cm và s3 = 80 cm. Lập, so sánh
các tỉ số s1 : s2 : s3 và t12 : t22 : t32 để rút ra kết luận.
* Phương án 2: Tính gia tốc chuyển động của viên bi.
Lặp lại các bước thí nghiệm với chuyển động của viên bi ứng với các
góc nghiêng khác nhau của máng.
* Phương án 3: Minh hoạ quy luật ∆l ~ τ2 của chuyển động thẳng nhanh dần
đều
- B1: Đặt cổng quang điện (7) cách viên bi 5 cm và cổng quang điện (8)
cách cổng quang điện (7) một đoạn s 1 = 15cm, rồi nối từng cổng quang điện
với hai ổ A, B của đồng hồ đo thời gian.
- B2: Ngắt điện nam châm để thả cho viên bi lăn qua hai cổng quang điện.
Đọc thời gian τ1 hiển thị trên đồng hồ để viên bi chuyển động giữa hai cổng
quang điên.
- B3: Dịch cổng quang điện (7) đến vị trí cổng quang điện (8) và dịch

cổng quang điện (8) đến vị trí cách vị trí mới của cổng (7) một khoảng 25 cm.
Cho viên bi chuyển động từ vị trí ban đầu và đọc thời gian τ2 để viên bi đi hết
quãng đường này.
-B4: Tiếp tục dịch cổng (7) đến vị trí cổng (8) và dịch cổng (8) đến vị trí
cách vị trí mới của cổng (7) một đoạn 35 cm , rồi lại cho viên bi chuyển động
từ vị trí ban đầu và đọc thời gian τ3 để viên bi đi hết quãng đường này.
- B5: So sánh τ1,τ2 ,τ3 và tính gia tốc chuyển động của viên bi.
- Lặp lại các bước thí nghiệm trên với chuyển động của viên bi ứng với
các góc nghiêng khác của máng.
II. THÍ NGHIỆM LỰC ĐÀN HỒI VÀ QUY TẮC MOMEN LỰC
1. Thí nghiệm khảo sát độ lớn của lực đàn hồi của lò xo
1.1. Mục đích thí nghiệm
Khảo sát mối liên hệ giữa độ lớn của lực tác dụng vào lò xo và độ giãn
của lò xo để xây dựng nội dung một định luật Húc và hình thành khái niệm độ
cứng (hệ số đàn hồi ) của lò xo.
1.2 Cơ sở lý thuyết
15


- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận
với độ biến dạng của lò xo: Fđh = k.|∆l|
- Độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo phụ thuộc vào kích thước lò xo và
vật liệu dùng làm lò xo.
1.3. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 3) gồm các bộ phận
sau:
- Bảng thép (1) được nắp trên đế.
- Ba lò xo (2) dài 60 mm, có độ cứng khác nhau.
- Thước đo độ dài (3) và các nam châm gắn
bảng.

- Hộp đựng các gia trọng 50 g (4).
1.4. Tiến trình thí nghiệm
- B1: Bố trí thí nghiệm như hình 3.
- B2: Lần lượt treo các gia trọng 50 g vào đầu một lò xo tuỳ chọn. Đọc
các độ giãn tương ứng của lò xo. Từ độ lớn của các lực mà các gia trọng tác
dụng vào lò xo, biết được độ lớn của các lực đàn hồi và suy ra Fđh ~ ∆l .
- B3: Tính độ cứng k của lò xo trong mỗi lần thí nghiệm theo công thức:
k

mg
, k và ∆k.
| l |

- B4: Treo đồng thời vào 3 lò xo số gia trọng như nhau và đọc các độ
giãn ∆l tương ứng, để rút ra kết luận: k của các lò xo khác nhau có độ lớn
khác nhau.
2. Thí nghiệm khảo sát điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố
định
2.1 Mục đích thí nghiệm
Khảo sát điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định để rút
ra quy tắc mômen lực và hình thành khái niệm mômen của lực đối với trục
quay.
16


r

2.2 Cơ sở lý thuyết F

r


- Mômen của lực F đối với một trục quay vuông
góc với mặt phẳng chứa lực là đại lượng đặc trưng cho
tác dụng làm quay của lực và có độ lớn M = F.d, trong
đó F là độ lớn của lực tác dụng và d là khoảng cách từ
trục quay đến giá của lực.
- Muốn cho một vật rắn có trục quay cố định
nằm cân bằng thì tổng các mômen lực có khuynh
hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng
tổng các mômen lực có khuynh hướng làm vật quay
ngược chiều kim đồng hồ.
2.3. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 4) gồm các dụng cụ sau:
- Bảng thép được lắp trên đế (1).
- Đĩa nhựa tròn (2) có các lỗ nhỏ nằm trên những
đường tròn đồng tâm và có thể quay quanh một trục

cố định ở tâm đĩa.

- Ròng rọc gắn đế nam châm (3).
- Hộp đựng các gia trọng 50 g (4).
- Dây dọi, các dây treo có vít cắm ở một đầu.
2.4. Tiến trình thí nghiệm
B1: Lần lượt treo sợi dây có buộc một gia trọng vào các điểm khác nhau trên
đĩa, quan sát và nhận xét: khi nào lực tác dụng lên đĩa không làm đĩa quay,
khi nào lực tác dụng lên đĩa làm đĩa quay và quay theo chiều nào?
-

17



Hình 5
- B2: Treo đồng thời lên đĩa (Hình 5) sợi dây có buộc một gia trọng ở
điểm A và sợi dây có buộc hai gia trọng lần lượt ở điểm B (đĩa đứng yên), rồi
ở các điểm C (đĩa quay), D (đĩa đứng yên), E (đĩa đứng yên) và cuối cùng là
vào điểm C nhưng qua một ròng rọc (đĩa đứng yên), để rút ra kết luận về điều
kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định (quy tắc mômen lực) và
hình thành khái niệm mômen lực.
III. THÍ NGHIỆM LỰC HƯỚNG TÂM
1. Mục đích thí nghiệm
Kiểm nghiệm biểu thức tính độ lớn của lực hứng tâm trong ba trường
hợp:
- Khi m, ω không đổi thì Fht ~ r.
- Khi ω, r không đổi thì Fht ~ m.
- Khi m, r không đổi thì Fht ~ ω2.
2. Cơ sở lý thuyết
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn
đều và gây ra
cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Lực hướng tâm có độ lớn:
F  ma 
ht
ht

mv 2
 m2r .
r

18



3. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 6) bao gồm:
- Hai bánh đai nhôm (1) và (2) được lắp trên cùng một mặt đế, liên kết
với nhau
nhờ đai truyền (3).
Bánh đai (1) có 3 đĩa tròn với bán kính R 1, R2, R3; bánh đai (2) cũng có
3 đĩa tròn với bán kính R’1, R’2, R’3; trong đó R1 = R’1, R2 = 2R’2 và R3 =
3R’3. Bằng cách thay đổi vị trí đai truyền (3) liên kết các đĩa trên những bánh
đai, ta sẽ thay đổi dược mối tương quan giữa các tốc độ quay (tốc độ góc ω 1)
của bánh đai (1) đối với tốc độ quay (tốc độ góc ω 2) của bánh đai (2) theo các
tỉ số 1:1, 1:2, 1:3.
- Trên trục ở tâm của mỗi bánh đai có lắp các lực kế 5 N (4) và (5).
Hai lực kế này có thể liên kết với máng ngang dài (6) và máng ngang
ngắn (7) nhờ các lẫy (8), (9) và (10) hoạt động như cơ cấu đòn bẩy.
Máng dài (6) có hai vị trí trên rãnh để đặt viên bi, còn máng ngắn (7) có
một vị trí trên rãnh để đặt viên bi, nhằm tạo ra những chuyển động tròn của
hai viên bi trên hai máng có các bán kính r theo tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1.
- Bánh đà có đai truyền đai truyền ở phía dưới, được làm quay nhờ tay
quay (11).

19


- Hai viên bi thép (12) có cùng khối lượng m 1 = 100 g và cùng kích
thước, một viên bi nhôm (13) có cùng kích thước nhưng có khối lượng

m2 

m1
 50g .

2

4. Tiến trình thí nghiệm
* Phương án 1 : Kiểm nghiệm Fht ~ r khi m, ω không đổi.
- B1: Lắp đai truyền liên kết hai đĩa có cùng bán kính. Đặt hai viên bi
thép trên các máng ở hai vị trí sao cho các bán kính chuyển động tròn đều của
chúng gấp đôi nhau:

r1 = 2r2.

- B2: Quay tay quay và tăng dần tốc độ quay cho tới khi đạt được một tốc độ
quay ổn định. Đọc độ lớn của các lực hướng tâm trên hai lực kế để kiểm nghiệm:
Fht1 = 2Fht2.
* Phương án 2: Kiểm nghiệm Fht ~ m khi ω, r không đổi.
- B1: Giữ nguyên sự liên kết giữa hai đĩa có bán kính như nhau nhờ đai
truyền. Đặt
viên bi thép và viên bi nhôm trên các máng ở hai vị trí sao cho chuyển động
tròn
đều của chúng sẽ có bán kính như nhau: r1 = r2.
- B2: Quay tay quay và tăng dần tốc độ quay cho tới khi đạt được một tốc độ
quay ổn định. Đọc độ lớn của các lực hướng tâm trên hai lực kế để kiểm nghiệm:
Fht1 = 2Fht2.
* Phương án 3: Kiểm nghiệm Fht ~ ω2 khi m, r không đổi.
20


- B1: Lắp đai truyền liên kết hai đĩa có bán kính R 2 và R’2 (R2 = 2R’2)
để tạo các chuyển động tròn đều có ω2 = 2ω1. Đặt hai viên bi thép trên các
máng ở hai vị trí để chuyển động tròn đều của chúng sẽ có bán kính r như
nhau: r1 = r2.

- B2: Quay tay quay và tăng dần tốc độ quay cho tới khi đạt được một
tốc độ quay ổn định. Đọc độ lớn của các lực hướng tâm để kiểm nghiệm F ht1 =
4Fht1.
- B3: Lắp đai truyền liên kết hai đĩa có bán kính R 3 và R’3 (R3 = 3R’3).
Và lặp lại thí nghiệm và kiểm nghiệm Fht2 = 9Fht1.
IV. THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
VÀ ĐỊNH LUẬT SÁC - LƠ
1. Thí nghiệm kiểm chứng định luật Bôi - lơ – Ma - ri - ốt
1.1. Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự phụ thuộc của áp suất p của khối khí xác định vào thể tích V
của nó trong quá trình biến đổi trạng thái đẳng nhiệt, để rút ra nội dung định luật
Bôi - lơ – Ma - ri - ốt.
Bôilơ-Mariốt.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một khối khí
xác định là một hằng số: pV = hằng số.
1.3. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 7) gồm các bộ phận sau:
- Ống xilanh (1) có píttông (2) bằng thuỷ tinh
(trongpíttông có chứa một lượng dầu nhờn, mức dầu
cao hơn 5 mm so với lỗ hở nằm chính giữa thân
píttông).
- Áp kế khí (3) 0,5 �105 ÷ 2,0 �105 Pa.
- Giá đỡ xilanh có thước đo thể tích khí (4).
- Nút cao su để bịt kín đầu dưới của xilanh.
- Thanh trượt có vít hãm ở phía sau giá đỡ.
21


- Chân đế có trụ thép inox.

1.4. Tiến trình thí nghiệm
- B1: Nới vít hãm ở phía sau giá đỡ và kéo từ từ píttông lên tới vị trí sao
cho khối khí chứa trong xilanh có thể tích V bằng hai đơn vị trên thước đo của
giá đỡ xilanh. Vặn nhẹ vít hãm để giữ píttông ở đúng vị trí này. Áp xuất khí
trong xilanh bằng áp xuất khí quyển p = 1.10 5 Pa và được đọc trực tiếp trên
thang đo của áp kế. Chờ khoảng 3 phút , dùng nút cao su nút kín đầu dưới của
xilanh lại. Ghi lại thể tích V và áp suất p của khối khí.
- B2: Nới vít hãm ở phía sau giá đỡ. Kéo (hoặc nén) píttông để lần lượt
thay đổi thể tích khối khí trong xilanh sao cho V bằng bốn, ba, một đơn vị ghi
trên thước đo của bảng chia độ. Vặn nhẹ vít hãm để giữ píttông ở mỗi vị trí
này. Đọc và ghi lại áp suất p tương ứng của khối khí trên thang đo của áp kế.
- B3: Tính và so sánh tích số pV của khối khí ứng với mỗi lần đo để rút
ra nội dung định luật Bôi - lơ – Ma - ri - ốt.
- B4: Khi làm xong thí nghiệm, cần nới vít hãm ở phía sau giá đỡ, mở nút
cao su và đẩy píttông xuống sát đầu dưới của xilanh. Sau đó, lại dùng nút cao
su nút kín đầu dưới của xilanh lại.
2. Thí nghiệm kiểm chứng định luật Sác-lơ
2.1. Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự phụ thuộc của áp suất p của khối khí xác định vào nhiệt độ
T của nó trong quá trình biến đổi trạng thái đẳng tích, để rút ra nội dung định
luật Sác-Lơ.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Trong quá trình biến đổi trạng thái đẳng tích của một khối khí xác định,
áp suất P của khối khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối T của nó:

p
= hằng
T

số.

2.3. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 8) gồm các bộ phận sau:

22


- Ống xilanh (1) có píttông (2) bằng thuỷ tinh (trong píttông có chứa
một lượng dầu nhờn, mức dầu cao hơn 5 mm so với lỗ hở nằm chính giữa
thân píttông).
- Áp kế khí (3) 0,5 �105 ÷ 2,0 �105 Pa.
- Giá đỡ xilanh có thước đo thể tích khí (4).
- Nút cao su để bịt kín đầu dưới của xilanh.
- Bình đun nước nóng (5) .
- Nhiệt kế (6).
- Thanh trượt có vít hãm ở phía sau giá đỡ.
- Chân đế có trụ thép inox.
2.4. Tiến trình thí nghiệm
- B1: Vặn chặt ốc vít cố định vị trí của píttông để giữ cho thể tích của
khối khí trong xilanh là không đổi và chiếm khoảng hai phần ba thể tích của
xilanh, rồi nút xilanh lại bằng nút cao su.
- B2: Nhúng xilanh vào trong ấm đun nước có chứa nước ở nhiệt độ
phòng sao cho phần chứa khí của xilanh ngập hoàn toàn trong nước. Dùng
nhiệt kế đo giá trị nhiệt độ của nước trong ấm và đọc giá trị áp suất của khối
khí trong xilanh trên áp kế.
- B3: Bật công tắc cho ấm nước hoạt động, rồi đọc các cặp giá trị P-T của
khối khí trong xilanh nhờ áp kế và nhiệt kế (do kích thước của xilanh tương đối
nhỏ nên nhiệt độ của khối khí trong xilanh có thể coi gần bằng nhiệt độ của nước
trong ấm).
- B4: Từ các cặp giá trị P-T thu được, rút ra nội dung định luật Sác-Lơ
với một khối khí có thể tích không đổi.

V. Thí nghiệm kiểm chứng hiện tượng mao dẫn
1. Mục đích thí nghiệm
Minh hoạ hiện tượng mao dẫn
2. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ thí nghiệm biểu diễn (Hình 9) bao gồm:

23


-Ba ống thuỷ tinh hở hai đầu, có đường kính trong khác nhau 1- 3 mm,
dài 120 mm, được lắp chung trên giá đỡ.
- Nước ấm pha chanh hoặc dấm.
- Nước cất.
- Phẩm màu (nếu có).
3. Cơ sở lý thuyết

Hình 9

Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn
dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là
hiện tượng mao dẫn. Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống
mao dẫn.
4. Tiến trình thí nghiệm
- B1: Hút nước ấm pha chanh hoặc dấm vào trong ba ống thuỷ tinh để
rửa sạch thành bên trong của các ống này.
- B2: Nhỏ nước cất vào đầy ba lỗ trên mặt tấm nhựa gắn với chân đế
của giá đỡ. Khi cắm ba ống thuỷ tinh thẳng đứng vào ba lỗ chứa đầy nước cất
theo thứ tự đường kính trong của ống giảm dần, ta sẽ thấy nước dâng lên
trong các ống thuỷ tinh và dâng càng cao nếu đường kính trong của nó càng
nhỏ.

II.4 Tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của việc hướng dẫn tiến hành một số thí nghiệm
biểu diễn trong chương trình vật lí 11 ban cơ bản. Tôi đã tiến hành điều tra về
nhận thức, mức độ, hiệu quả sử dụng các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
(Thông qua phiếu điều tra (phụ lục)). Trên cơ sở cung cấp tài liệu “Cách tiến
hành một số thí nghiệm biểu diễn trong chương trình Vật lí 10 ban cơ
bản” cho một số giáo viên dạy môn vật lý ở trường THPT Sốp Cộp huyện
Sốp Cộp; THPT Mường Lầm huyện Sông Mã, THPT Co Mạ huyện Thuận
Châu sử dụng và đánh giá hiệu quả của tài liệu.
- Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy
học ở trường THPT:

Mức độ nhận thức và lí do
A. Mức độ nhận thức:

Số phiếu

Tỉ lệ %
24


- Rất cần thiết

8

72,7

- Cần thiết

3


27,3

- Không cần thiết
B. Lí do

0

0

8

72,7

dạy học

9

81,8

- Đảm bảo kiến thức vững chắc

9

81,8

- Chuẩn bị công phu mất thời gian

6


54,5

- Hiệu quả bài dạy không cao

0

0

- Kích thích được hứng thú học tập của
học sinh
- Phát huy được tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của học sinh trong quá trình

- Không thi cử
2
18,2
Kết quả thu được cho thấy: Đa số các giáo viên đều đánh giá cao tầm
quan trọng và sự cần thiết của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí.
100% giáo viên khẳng định không thể thiếu thí nghiệm trong dạy học vật lí.
Theo đánh giá của các giáo viên việc sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong
dạy học vật lý kích thích được hứng thú học tập của học sinh (72,7%) phát
huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh ( 81,8%) và đảm bảo
cho học sinh nắm vững kiến thức (81,8%) .
Từ đây có thể thấy giáo viên đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của
sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí. Từ đó cho thấy mức độ cần thiết và
tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí.
- Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông
Mức độ sử dụng
- Thường xuyên


Số phiếu
2

Tỉ lệ %
18,2

- Thỉnh thoảng

8

72,7

- Không sử dụng

1

0,9

25


×