Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

KHẢO sát HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH tại các hộ GIA ĐÌNH ở PHƯỜNG AN cựu, THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƢỜNG
-----o0o-----

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2015 - 2016

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG
XANH TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở PHƢỜNG
AN CỰU, THÀNH PHỐ HUẾ

Cán bộ cố vấn khoa học:

TS. Trần Anh Tuấn

Chủ nhiệm đề tài: Hà Thị Ngọc Anh

Thừa Thiên Huế, 3/2016
i


Lời cảm ơn
Đề tài này đƣợc hoàn thành là nhờ có sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo từ quý thầy
cô, bạn bè và ngƣời thân dành cho chúng em. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành
của mình đến tất cả mọi ngƣời.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Anh
Tuấn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và khuyến khích chúng em phát triển vấn đề nghiên


cứu theo hƣớng đi phù hợp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy chúng em cảm thấy thêm trân
trọng và thích thú với bài báo cáo này, dù nó là một sản phẩm còn nhiều thiếu sót.
Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô giáo
khoa Môi trƣờng, trƣờng Đại học Khoa Học Huế, đã giảng dạy và truyền thụ cho
chúng em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để chúng em thực hiện đƣợc đề tài này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn của mình đến các cán bộ và các tổ trƣởng tổ dân
phố phƣờng An Cựu đã cung cấp thông tin số liệu và tạo mọi điều kiện để cho em
hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn những ngƣời bạn đã luôn chia sẻ ý tƣởng, góp
ý và quan tâm đến đề tài nghiên cứu này. Gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo những
điều kiện tốt nhất. Sự giúp đỡ này là nguồn động viên quý giá để chúng em vƣợt qua
những khó khăn và hoàn thành báo cáo đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học.

Thừa Thiên Huế, tháng 3, năm 2016
Chủ nhiệm đề tài
Hà Thị Ngọc Anh
Sinh viên lớp Khoa học Môi trƣờng K36

ii


Tóm tắt
Đề tài “Khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phƣờng An
Cựu, thành phố Huế” đƣợc thực hiện tại Trƣờng đại học Khoa học Huế với sự hƣớng
dẫn của TS. Trần Anh Tuấn. Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi kết
hợp với việc khảo sát nhận thức và thói quen của ngƣời dân về tiêu dùng xanh tại
phƣờng An Cựu, thành phố Huế. Kết quả điều tra tại 100 hộ gia đình phƣờng An Cựu,
thành phố Huế cho thấy phần lớn ngƣời dân (76% ngƣời đƣợc phỏng vấn) chƣa nắm
đƣợc khái niệm tiêu dùng xanh nhƣng vẫn có hành vi mua sắm và tiêu dùng thân thiện
với môi trƣờng. Nhận thức của ngƣời dân về tiêu dùng tiết kiệm và hợp lý là khá cao,

tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm xanh còn chƣa phổ biến do mức thu nhập và
nhiều nguyên nhân khác. Do vậy, cần có các giải pháp đƣa các sản phẩm xanh và thói
quen mua sắm và tiêu dùng xanh tiếp cận và lan toả tới ngƣời dân nhằm góp phần tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................. i
Tóm tắt ........................................................................................................ ii
Mục lục ....................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ....................................................................................iv
Danh mục các hình ................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
1.1. TIÊU DÙNG XANH ........................................................................................... 3
1.2. NGƢỜI TIÊU DÙNG XANH ............................................................................. 6
1.3. NHÃN NĂNG LƢỢNG ...................................................................................... 6
1.4. HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM ......................................... 7
1.5. HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở THÀNH PHỐ HUẾ ............................ 9
1.6. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 10
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................... 12
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 12
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 12
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 12
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 14
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................... 14
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRONG MẪU ĐIỀU TRA .............. 14
3.2. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ TIÊU DÙNG XANH ........................ 15
3.3. THÓI QUEN MUA SẮM VÀ TIÊU DÙNG TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH ......... 19
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU DÙNG XANH ................. 26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 30
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 32
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 34
iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững .......................... 5
Bảng 3.1. Giới tính của các thành viên trong hộ gia đình đƣợc phỏng vấn ... 15
Bảng 3.2. Thu nhập trung bình tháng của các hộ gia đình. ............................ 15
Bảng 3.3. Các tiêu chí và thứ tự ƣu tiên trong lựa chọn sản phẩm của ngƣời dân
......................................................................................................................... 18
Bảng 3.4. Tỷ lệ thói quen, hành vi sử dụng các thiết bị điện ......................... 22
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng các loại toilet và dự định thay đổi ở các hộ gia
đình .................................................................................................................. 24
Bảng 3.6. Đánh giá SWOT trong lĩnh vực tiêu dùng xanh của ngƣời dân phƣờng
An Cựu, thành phố Huế................................................................................... 26

v



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Nhãn năng lƣợng xác nhận và nhãn năng lƣợng so sánh ......................... 7
Hình 1.2 .Bản đồ hành chính phƣờng An Cựu, thành phố Huế ............................ 11
Hình 3.1. Tỷ lệ ngƣời dân hiểu biết về tiêu dùng xanh và sản phẩm thân thiện với môi
trƣờng ............................................................................................................... 16
Hình 3.2.Ý kiến của ngƣời dân về mua sắm và tiêu dùng quá mức ...................... 17
Hình 3.3. Các thiết bị có dán nhãn năng lƣợng đƣợc sử dụng trong các hộ gia đình20
Hình 3.4. Tỷ lệ nhận thức và tình hình sử dụng các thiết bị có nhãn năng lƣợng tại các
hộ gia đình ........................................................................................................ 21
Hình 3.5. Tỷ lệ các hoạt động để vòi nƣớc chảy liên tục ..................................... 25

vi


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiêu dùng xanh là một trong những giải pháp đem lại sự cân bằng cho xã hội và
môi trƣờng thông qua những hành vi có trách nhiệm hơn của mỗi cá nhân. Cụ thể, tiêu
dùng xanh gắn với sản xuất và phân phối, sử dụng và thải bỏ các sản phẩm đồng thời
cung cấp các dịch vụ và phƣơng tiện để xem xét lại vòng đời của chúng với mục đích
là đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cộng đồng toàn cầu, giảm sự tiêu dùng quá mức và
tránh thiệt hại về môi trƣờng. Do đó, tiêu dùng xanh là một yếu tố không tách rời của
phát triển bền vững.
Hiện nay, nhu cầu mua sắm của ngƣời dân ngày càng tăng và thói quen tiêu
dùng thiếu bền vững của xã hội hiện đại đã làm lƣợng tài nguyên đang dần bị khai thác
đến cạn kiệt và chất lƣợng môi trƣờng ngày một suy giảm. Những hành động mua sắm
và tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm của mỗi cá nhân sẽ góp phần vào bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng cho thành phố mà chúng ta đang sinh sống.
Thành phố Huế đang hƣớng đến xây dựng thành một đô thị sinh thái theo
hƣớng bền vững. Việc lựa chọn sử dụng những sản phẩm và thói quen tiêu dùng hàng

ngày của mỗi cá nhân đóng góp vào sự phát triển bền vững của thành phố. Giải pháp
đáp ứng nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hình
thị trƣờng và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trƣờng của chúng ta. Những thói
quen sử dụng tiết kiệm năng lƣợng nhƣ điện, nƣớc và hạn chế sử dụng túi nilon khi đi
mua sắm nếu đƣợc từng cá nhân áp dụng trong cuộc sống hằng ngày sẽ giảm đƣợc
đáng kể một lƣợng rác thải sinh hoạt và giảm áp lực lên nguồn cung cấp điện và nƣớc
của thành phố Huế.
Phƣờng An Cựu là một trong những phƣờng thuộc thành phố Huế và tập trung
đông dân cƣ, đồng thời là khu vực mua sắm đông đúc ở phía Nam thành phố Huế.
Nhằm mang lại cái nhìn khách quan về hiện trạng tiêu dùng xanh của ngƣời dân và tìm
ra một số giải pháp thúc đẩy cộng đồng tiêu dùng bền vững để từ đó có thể nhân rộng
ra cho ngƣời dân trên toàn thành phố Huế áp dụng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo
sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phƣờng An Cựu, thành phố
Huế” để tiến hành nghiên cứu.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Làm rõ đƣợc nhận thức và thói quen mua sắm và tiêu dùng bền vững của các hộ gia
đình ở phƣờng An Cựu, thành phố Huế.
- Lựa chọn và đề xuất đƣợc các giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng xanh tại thành phố Huế.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Việc điều tra đƣợc tiến hành ở các hộ gia đình thuộc phƣờng An
Cựu, thành phố Huế.
- Về thời gian: Nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh của ngƣời dân ở phƣờng An
Cựu đƣợc đƣợc điều tra và khảo sát trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2015 đến
ngày 31/12/2015.

2



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TIÊU DÙNG XANH
Khái niệm tiêu dùng xanh đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 ở Hoa Kỳ.
Tiêu dùng xanh xuất hiện trong học thuật tiếp thị thông qua các tài liệu đã đƣợc đề cập
đến nhƣ của Fisk (1974); Harper & Row, Henion và Kinnear (1976); Kardash WJ
(1976)…
Ban đầu, các nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng năng lƣợng và các vấn đề ô
nhiễm có liên quan đến một phạm vi hẹp trong các ngành công nghiệp, tập trung chủ
yếu vào việc tái chế và tiết kiệm năng lƣợng, cũng nhƣ phản ứng của ngƣời tiêu dùng
trong quảng cáo và thông tin sản phẩm.
Trong những năm 1980, sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng đối với môi trƣờng đã
đƣợc chứng minh bởi cơ sở dữ liệu nghiên cứu theo thời gian, sự thành công với
hƣớng dẫn cho ngƣời tiêu dùng xanh và sự tẩy chay của ngƣời tiêu dùng toàn cầu khi
sử dụng các hợp chất Chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng ozone.
Tuy nhiên, tiêu dùng xanh là một khái niệm chƣa rõ ràng vì chứa đựng các
nghịch lý trong định nghĩa.. Màu xanh lá cây có nghĩa bảo tồn các nguồn tài nguyên
môi trƣờng, trong khi tiêu thụ thƣờng liên quan đến sự hủy diệt tài nguyên và môi
trƣờng. Tiêu dùng xanh cũng là một ý tƣởng đƣợc tranh luận, đƣợc đánh giá cao các
bối cảnh phụ thuộc vào một chuỗi hành động cũng nhƣ sự phức tạp và đa diện trong lý
thuyết và thực hành. Tiêu dùng xanh chồng lên các khái niệm khác, chẳng hạn nhƣ
tiêu thụ đạo đức, bền vững hoặc chịu trách nhiệm dẫn đến sự thiếu nhất quán và rõ
ràng trong quan niệm về tiêu dùng xanh trong các tài liệu nghiên cứu. Màu xanh lá cây
có thể đƣợc giả định là chỉ liên quan đến các vấn đề môi trƣờng, nhƣng đây cũng là sự
đan xen tinh tế với các mặt xã hội và kinh tế phát triển bền vững. Ví dụ nhƣ mua thực
phẩm hữu cơ có thể đƣợc giả định để đại diện cho tiêu dùng xanh thúc đẩy cho lối
sống sinh thái, nhƣng ngƣời tiêu dùng cũng cảm nhận thực phẩm hữu cơ có lợi ích sức
khỏe cho cá nhân đồng thời cung cấp hƣơng vị ngon hơn.

Thay vì phải tranh luận với sự phân biệt về sử dụng màu xanh lá cây là biểu
tƣợng cho sự “Hƣớng tới phát triển bền vững”, Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp

3


Quốc (UNEP) năm 2005 về tiêu dùng bền vững đã đƣa ra khái niệm tiêu dùng bền
vững bao gồm các đặc tính chung nhƣ sau:
- Thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời;
- Hƣớng tới chất lƣợng sống tốt nhờ các tiêu chuẩn sống tốt;
- Chia sẻ các nguồn lực giữa nguồn lực và ngƣời nghèo;
- Hành động có quan tâm tới các thế hệ tƣơng lai;
- Quan tâm đến tác động kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tiêu dùng;
- Hạn chế sử dụng nguồn lực, hạn chế sử dụng rác thải và ô nhiễm.
Nhƣ vậy, tiêu dùng xanh đƣợc hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững. Tiêu
dùng xanh là những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại trong đó ngƣời tiêu dùng
cân nhắc trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và môi trƣờng bằng cách giảm thiểu
tối đa tác động lên môi trƣờng, đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá
nhân, bảo đảm chất lƣợng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống – làm việc hàng
ngày (Getgreen, 2012).
Tiêu dùng bền vững hiện nay là việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ có tác động
tối thiểu lên môi trƣờng, xã hội công bằng và có hiệu quả kinh tế trong khi đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của con ngƣời, trên toàn thế giới. Tiêu dùng bền vững là mục tiêu của
tất cả mọi ngƣời, tất cả các ngành và tất cả các quốc gia, từ cá nhân đến các chính phủ
và các tập đoàn đa quốc gia.
Tiêu dùng bền vững đƣợc xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững đƣợc đề
cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo
Tƣơng lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển thế giới (WCED –
World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban Brundtland.
Báo cáo ghi rõ Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại

mà không ảnh hƣởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Nhƣ
vậy, tƣ tƣởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của
bản thân sao cho không tƣớc mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế
hệ mai sau. Cần hiểu rằng “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là
biết tiêu dùng hiệu quả hơn, tốt hơn và bớt sử dụng tài nguyên hơn. Điều này đặc biệt
đúng cho ngƣời dân đang sống trong nghèo khổ thƣờng có nhu cầu gia tăng tiêu dùng

4


sản phẩm và dịch vụ. Bảng 1.1 mô tả vắn tắt một số công cụ và chính sách về tiêu
dùng bền vững thông dụng trên thế giới.
Bảng 1.1. Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững
Ứng dụng

Công cụ
Thông tin sản phẩm

Trong lĩnh vực lƣơng thực thực phẩm, việc chứng thực
và mang nhãn hiệu của lƣơng thực thực phẩm (ví dụ
thông tin về dinh dƣỡng, ngày hết hạn, thực phẩm hữu cơ,
đặc điểm bao bì…) có thể cải thiện sức khoẻ ngƣời tiêu
dùng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng của hệ thống an
ninh lƣơng thực và đảm bảo tiêu dùng bền vững.

Ngăn ngừa và giảm thiểu

Công nghiệp tái chế tạo cơ hội việc làm, chẳng hạn tái

rác thải


chế phế liệu thành sản phẩm mới có thể giúp ngƣời dân
xóa đói giảm nghèo. Thái độ cụ thể đối với rác thải nhƣ
văn hóa tái sử dụng là hành vi đầy hứa hẹn về hành vi tiêu
dùng bền vững.

Chính sách bền vững của

Việc thực hiện chính sách mua sắm bền vững trong việc

Chính phủ

mua sắm của Chính phủ phát triển đƣợc các thị trƣờng
cho sản phẩm bền vững, đồng thời khuyến khích phát
triển sản phẩm và cạnh tranh giá cho ngƣời tiêu dùng.

Nhận thức, giáo dục và

Nâng cao nhận thức (chiến dịch, thông tin), giáo dục

tiếp thị

ngƣời tiêu dùng và tiếp thị là 3 hoạt động chủ yếu để
chuyển thông tin đến ngƣời tiêu dùng.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (2005)
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi tiêu dùng xanh. Trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm của Nguyễn Hữu Thụ (2014): “Hành vi
tiêu dùng xanh là các hành động tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của
cá nhân, nhóm với mục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, bảo

đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng đƣợc thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành
5


động của họ”. Điều này có nghĩa là tiêu dùng xanh bao gồm cả mua sắm lẫn tiêu thụ
sản phẩm theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng.
1.2. NGƢỜI TIÊU DÙNG XANH
Ngƣời tiêu dùng xanh đƣợc hiểu là ngƣời tiêu dùng thân thiện với môi trƣờng
(Đỗ Hoàng Anh, 2015). Các nguyên tắc của ngƣời tiêu dùng xanh bao gồm:


Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (reuduce, reuse, recycle). Giảm thiểu là

tránh mua những gì không cần thiết. Nếu khả năng tài chính cho phép, khi mua đồ
điện gia dụng mới, hãy chọn loại tiết kiệm năng lƣợng (điện, nƣớc, nguyên vật
liệu). Tái sử dụng: mua vật dụng đã dùng rồi, và tận dụng hết tính năng của những
món đồ bạn sở hữu. Tái chế: tận dụng phế thải, tuy nhiên đây là cách thức ít hiệu quả
nhất của nguyên tắc nàỵ


Giữ khoảng cách gần nhà hơn. Làm việc gần nhà để rút ngắn khoảng cách

với cộng đồng. Ăn thực phẩm đƣợc nuôi trồng gần nơi mình sinh sống. Chiếu cố đến
nhà kinh doanh tại địa phƣơng và tham gia các tổ chức địa phƣơng. Những điều này
giúp cải thiện quan hệ trong cộng đồng của bạn.


Động cơ đốt trong, máy nổ đang gây ô nhiễm, và vì thế cần hạn chế sử dụng.




Những doanh nghiệp tƣ nhân có rất ít sự khích lệ để cải thiện quy trình sản

xuất nhằm tuân thủ môi trƣờng. Sự chọn lựa tiêu dùng của chúng ta sẽ khuyến khích
và hỗ trợ cho cách hành xử tích cực; sự chọn lựa chính trị của ngƣời tiêu dùng xanh là
ủng hộ những quy định của chính quyền.


Ủng hộ những cách làm sáng tạo.



Xác định ƣu tiên. Nghĩ kỹ trƣớc khi mua bất kỳ đồ đạc, đồ đạc nào cần thiết

thì mua sắm trƣớc.
1.3. NHÃN NĂNG LƢỢNG
Theo EVN (2013), nhãn năng lƣợng đƣợc chia làm hai loại do Bộ Công
Thƣơng quy định và cấp phép nhằm phục vụ công tác quản lý:
Nhãn năng lƣợng xác nhận: Là nhãn thể hiện hình biểu tƣợng tiết kiệm năng
lƣợng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lƣợng Việt) đƣợc dán cho các phƣơng tiện, thiết
bị lƣu thông trên thị trƣờng. Thiết bị này có mức hiệu suất năng lƣợng đạt hoặc vƣợt

6


mức hiệu suất năng lƣợng cao (HEPS) do Bộ Công Thƣơng quy định theo từng thời
kỳ.
Nhãn năng lƣợng so sánh: Là nhãn đƣợc dán cho các phƣơng tiện, thiết bị lƣu
thông trên thị trƣờng có mức hiệu suất năng lƣợng khác nhau ứng với năm cấp hiệu
suất năng lƣợng (từ một sao đến năm sao), nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất

nhằm cung cấp cho ngƣời tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lƣợng của
phƣơng tiện, thiết bị này so với các phƣơng tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trƣờng,
giúp ngƣời tiêu dùng lựa chọn đƣợc phƣơng tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lƣợng
tiết kiệm hơn. Nhãn năng lƣợng xác nhận và nhãn năng lƣợng so sánh đƣợc trình bày ở
hình 1.1.

Hình 1.1. Nhãn năng lƣợng xác nhận và nhãn năng lƣợng so sánh
Theo quy định, kể từ ngày 01/07/2013, các thiết bị điện gia dụng trong gia đình
phải dán nhãn năng lƣợng bao gồm đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang
compact, chấn lƣu điện từ và điện từ cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ,
máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện. Các thiết bị phải
dán nhãn năng lƣợng từ ngày 01/01/2014 bao gồm tủ lạnh, máy giặt lồng ngang và
máy thu hình.
1.4. HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về tiêu dùng, hành vi tiêu dùng xanh còn
khá ít; tuy nhiên có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ Đánh giá tác động của tiêu
dùng xanh trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay thuộc Chƣơng trình “Vì sự
7


nghiệp bảo vệ môi trƣờng” năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng tiêu dùng xanh là một phần quan trọng của tiêu dùng bền vững - một trụ
cột trong tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững. Đây cũng là chiến lƣợc mà nhiều
nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam đang theo đuổi. Tiêu dùng xanh sẽ tạo điều
kiện phát triển thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ xanh, góp phần giảm thiểu sự phát sinh
chất thải, phát sinh khí nhà kính, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và hƣớng tới một nền
kinh tế carbon thấp. Một nghiên cứu khác về “Đề xuất bộ chỉ thị sản xuất và tiêu dùng
bền vững ở Việt Nam” của La Trần Bắc (2014) với cơ quan chủ trì thực hiện đề tài là
Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ thuộc Tổng cục Môi trƣờng. Nghiên cứu
này đã đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu dùng bền vững và các chỉ thị liên quan đến

sản xuất và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam và trên Thế giới; đồng thời đề xuất các chỉ
thị sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp với bối cảnh Việt Nam nhằm mục đích hỗ
trợ cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững và chiến lƣợc tăng trƣởng xanh ở Việt Nam. Nghiên cứu “Vai trò của
Nhà nước đối với việc thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững ở Việt Nam hiện nay”
của Phạm Thị Hồng Điệp (2012) đã bàn luận về vai trò của Nhà nƣớc trong quá trình
thúc đẩy xu hƣớng tiêu dùng bền vững ở Việt Nam ở các khía cạnh nhƣ xây dựng và
hoàn thiện thể chế khuyến khích tiêu dùng bền vững của tất cả các khu vực tiêu dùng
trong toàn xã hội; sử dụng các công cụ hành chính, kinh tế, kỹ thuật để hạn chế tiêu
dùng lãng phí năng lƣợng và tài nguyên thiên nhiên; tăng cƣờng thông tin, tuyên
truyền để hình thành “lối sống xanh” và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
tiêu dùng bền vững. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng sản phẩm
túi thân thiện với môi trường của siêu thị Big C Huế (Nguyễn Thị Diệu Quỳnh, 2013).
Nghiên cứu đã phân tích 4 nhóm yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi tiêu dùng sản phẩm túi
thân thiện với môi trƣờng của siêu thị Big C Huế là nhận thức, thái độ, các nhân tố
marketing và các yếu tố nhân khẩu học. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu tiêu dùng
xanh dƣới góc độ tâm lý xã hội nhƣ Hành vi tiêu dùng xanh của người Hà Nội của
Nguyễn Hữu Thụ (2014). Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi tiêu
dùng xanh trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp tâm lý-giáo dục nhằm tăng cƣờng hành
vi tiêu dùng xanh, góp phần ngăn chặn và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và biến
đổi khí hậu. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hƣơng (2013) về “Dự đoán ý định mua

8


sắm của người tiêu dùng trẻ” đã khảo sát các yếu tố văn hóa và tâm lý ảnh hƣởng tới
hành vi tiêu dùng xanh của giới trẻ.
1.5. HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở THÀNH PHỐ HUẾ
Mặc dù khái niệm “tiêu dùng xanh” và “tiêu dùng bền vững”còn khá mới mẻ
đối với ngƣời dân thành phố Huế, nhiều chiến dịch và hoạt động liên quan đến tiêu

dùng xanh ngày càng đƣợc triển khai rộng rãi và đã đem lại hiệu quả đáng kể trong
việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, năng lƣợng và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Cụ
thể nhƣ vào ngày Môi trƣờng Thế giới 5/6/2015, thành phố Huế đã hƣởng ứng chiến
dịch với chủ đề “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm vì một Trái đất bền vững” nhằm
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa chất thải và sản xuất thân thiện với
môi trƣờng. Hoạt động thiết thực này đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mạng lƣới phân phối rau sạch
ở thành phố Huế cũng đang đƣợc mở rộng với nhiều cửa hàng kinh doanh và địa điểm
trồng rau sạch nhƣ là cửa hàng nông dân Huế của cô gái Nhật (số 44 Hai Bà Trƣng,
thành phố Huế), nhóm Susu Xanh – Nông sản Huế sạch do Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển xã hội (CSRD) thành lập…Các vƣờn rau sạch cung cấp sản phẩm cho nhóm
Susu là vƣờn rau của chùa Đức Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hƣơng Thủy), Tịnh Trúc
Gia (phƣờng Thủy Xuân, Hƣơng Thủy), vƣờn rau sạch ở Kim Long và một số vƣờn
khác. Việc hƣớng đến tiêu dùng an toàn, sử dụng các thực phẩm sạch dần thay thế các
sản phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc hay giảm công đoạn đóng gói, vận chuyển khi
nhập các sản phẩm từ địa phƣơng khác không chỉ góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe
cho ngƣời dân thành phố mà các đơn vị này còn giảm áp lực đến môi trƣờng bằng cách
giảm hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón sử dụng trong nông nghiệp và giúp tiết kiệm
năng lƣợng. Chỉ cần 1/4 số thực phẩm mua đƣợc sản xuất tại địa phƣơng đã có thể tiết
kiệm năng lƣợng có thể dùng để chạy cho một chiếc tủ lạnh trong một năm (Em học
sống xanh, 2013).
Hai hệ thống siêu thị lớn nhất thành phố Huế là Co.opMart và Big C cũng đã
tạo ra nhiều chƣơng trình nhằm khuyến khích ngƣời tiêu dùng mua sắm xanh. Để
khách hàng nhận biết rau sạch, rau an toàn, Co.opmart cũng đã tổ chức các quầy rau
tiêu chuẩn VietGap thành một khu vực riêng. Tháng tiêu dùng xanh tổ chức tại hệ
thống Co.opMart là một trong chuỗi hoạt động chiến dịch kêu gọi cộng đồng sử dụng
sản phẩm xanh, sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
9



trƣờng; nổi bật là chƣơng trình sử dụng túi thân thiện, hạn chế tối đa tác hại của túi
nilon đối với môi trƣờng. Sau siêu thị Co.opMart, siêu thị Big C Huế cũng liên tục
thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi sản phẩm tiết kiệm điện năng, tặng quà khuyến
khích khách hàng thu gom pin cũ đã qua sử dụng để bảo vệ môi trƣờng và phân phối
túi sử dụng nhiều lần Lohas với giá vốn giúp ngƣời tiêu dùng hạn chế sử dụng túi
nilon trong mua sắm.
Có thể nói tiêu dùng xanh là động lực để các doanh nghiệp dần chuyển đổi hoạt
động sản xuất của mình theo hƣớng xanh hơn, bền vững hơn và đây chính là nền tảng
để tạo dựng một nền kinh tế xanh.
1.6. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phƣờng An Cựu nằm ở cửa ngõ phía Tây nam Thành phố Huế. Phía Bắc giáp
phƣờng Phú Nhuận, phƣờng An Đông; phía Nam giáp phƣờng An Tây; phía Đông
giáp phƣờng An Đông; phía Tây giáp phƣờng Phƣớc Vĩnh (xem bản đồ hành chính
của phƣờng ở hình 1.2). Dân số của phƣơng An Cựu là 23.554 ngƣời với mật độ dân
số là 9.165 ngƣời/ km2. Đây là phƣờng có mật độ dân cƣ đông và luôn biến động về
mặt cơ số.
Kinh tế phƣờng An Cựu ổn định có sự tăng trƣởng khá, tình hình sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ đạt doanh thu khá cao nhƣ cơ khí, xây dựng, vật
liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cho thuê trọ...đã thu hút nhiều lao động giải
quyết việc làm đời sống cho nhân dân. Đến nay không có hộ đói, hộ nghèo giảm
xuống còn 3,66%.
Theo Dƣ địa chí Thừa Thiên Huế năm 2014, tổng diện tích của phƣờng là 2,57
km2 đƣợc chia thành 6 khu vực và 21 tổ dân phố trong đó:
- Khu vực 1 gồm tổ: 1, 2, 3.
- Khu vực 2 gồm tổ: 4, 5, 6.
- Khu vực 3 gồm tổ: 7,8.
- Khu vực 4 gồm tổ: 9, 10, 11, 12, 21.
- Khu vực 5 gồm tổ: 13, 14, 15, 16, 17.
- Khu vực 6 gồm tổ: 18, 19, 20.


10


Hình 1.2 . Bản đồ hành chính phƣờng An Cựu, thành phố Huế

11


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia đình trừ các hộ gia đình có
kinh doanh phòng trọ, các hộ gia đình có sử dụng giếng nƣớc tại phƣờng An Cựu,
thành phố Huế.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung làm rõ những nội dung sau đây:
- Điều tra nhận thức của ngƣời dân ở phƣờng An Cựu về mua sắm và tiêu dùng xanh.
- Tìm hiểu thói quen mua sắm và tiêu thụ xanh của các hộ gia đình ở phƣờng An Cựu,
thành phố Huế.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại địa phƣơng.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến tiêu dùng xanh.
- Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của ngƣời dân
ở Phƣờng An Cựu, thành phố Huế.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi kết hợp với khảo sát thực địa đƣợc
sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp nhằm tìm hiểu hiện trạng tiêu dùng xanh của các hộ
gia đình ở phƣờng An Cựu, thành phố Huế.
Mẫu bảng câu hỏi chi tiết áp dụng cho điều tra cấp hộ gia đình đƣợc trình bày ở

Phụ lục 1. Bảng bao gồm 24 câu hỏi tập trung cho 2 các nội dung chính cần điều tra là
nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh. Theo số liệu đƣợc cung cấp từ Niên giám
thống kê 2014, phƣờng An Cựu có tổng cộng 5.120 hộ, với 23.554 ngƣời dân. Đây
chính là tổng thể đƣợc sử dụng để tính toán cỡ mẫu điều tra. Cỡ mẫu hộ gia đình ở địa
bàn đƣợc tính theo công thức Slovin (1984) nhƣ sau:
n = N / (1 + Ne2)
Trong đó:
12


- n là cỡ mẫu nghiên cứu
- N là số tổng thể quan sát
- e là sai số kỳ vọng (thƣờng từ 1% đến 10%, thông dụng nhất là 5%).
Với cấp độ là đề tài cá nhân, bị hạn chế về kinh phí cũng nhƣ nhân lực, do vậy
đề tài chọn sai số kỳ vọng là 10%. Áp dụng công thức Slovin trên đây ta tính đƣợc cỡ
mẫu là 98,08 hộ gia đình, làm tròn thành 100 hộ gia đình.
Kỹ thuật chọn mẫu theo cụm kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản đƣợc
áp dụng trong nghiên cứu này để chọn mẫu ở địa bàn nghiên cứu. Trƣớc tiên, chọn
theo cụm ngẫu nhiên là 5 tổ trong tổng số 21 tổ của phƣờng An Cựu. Năm tổ đƣợc
chọn ngẫu nhiên bao gồm 3, 5, 13,18 và 21. Do số hộ gia đình của 5 tổ này không
chênh lệch nhau nhiều nên cỡ mẫu phân cho mỗi tổ có tỷ lệ bằng nhau và bằng 20 hộ
gia đình. Những hộ gia đình này cũng đƣợc chọn ngẫu nhiên trong 5 tổ đã chọn.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng có kết hợp giới thiệu một số khái
niệm cơ bản liên quan đến tiêu dùng xanh nhƣ giới thiệu về các sản phẩm có nhãn
năng lƣợng, các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng…
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Do lƣợng mẫu điều tra không quá lớn và các yêu cầu thống kê không quá phức
tạp nên các số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng công cụ Descriptive Statistics của MS
Excel. Đây là một add-in miễn phí và dễ cài đặt, phục vụ khá tốt cho việc phân tích
thống kê các số liệu thu thập đƣợc.


13


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRONG MẪU ĐIỀU TRA
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiếp cận với 100 ngƣời dân ở 100 hộ gia
đình của phƣờng An Cựu, thành phố Huế. Việc điều tra và khảo sát tập trung chủ yếu
vào đối tƣợng phụ nữ vốn đảm nhận vai trò chủ chốt trong các công việc mua sắm và
chi tiêu trong gia đình, do vậy số lƣợng ngƣời dân phƣờng An Cựu đƣợc phỏng vấn là
63 nữ giới và 37 nam giới. Tỉ lệ nam nữ trong 100 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đƣợc
thể hiện rõ ở bảng 3.1.
Có 61% ngƣời đuợc khảo sát nằm trong độ tuổi lao động (từ 18 – 55 tuổi). Cơ
cấu giữa các nhóm tuổi này không có sự chênh lệch đáng kể, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là
nhóm cao niên > 55 tuổi (39%), tiếp theo là nhóm tuổi trung niên từ 36-55 tuổi (36%),
và nhóm tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm 25%.
Để đảm bảo tính khách quan và phong phú của nguồn thông tin, chúng tôi đã
tiếp cận nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau nhƣ công nhân lao động, nhân viên văn
phòng, kinh doanh buôn bán, giáo viên, cán bộ công chức, nhân viên y tế, sinh viên,
nội trợ hoặc ngƣời đã nghỉ hƣu,...
Đa số những ngƣời đƣợc phỏng vấn đã kết hôn và có con (85%) hoặc chƣa kết
hôn nhƣng đang sống cùng gia đình, ngƣời thân (15%). Số lƣợng thành viên trong mỗi
gia đình từ 1 – 4 ngƣời (58%), từ 5 – 7 ngƣời (34%) và trên 7 ngƣời (11%). Kết quả
trình bày ở bảng 4.1 thể hiện giới tính của các thành viên trong các hộ gia đình đƣợc
phỏng vấn tại phƣờng An Cựu, thành phố Huế.
So với mức thu nhập chung tại thành phố Huế, tổng thu nhập chủ đạo của
những ngƣời đƣợc hỏi trong khảo sát này nằm ở mức trung bình khá. Theo cuộc phỏng
vấn cho thấy, thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân phƣờng An Cựu, thành phố
Huế có 46% mức thu nhập dƣới 5 triệu, 32% mức thu nhập từ 5 – 10 triệu, 17% mức

thu nhập trên 10 triệu và có 5% không xác định đƣợc thu nhập. Thu nhập trung bình
mỗi tháng của các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đƣợc thể hiện rõ bảng 3.2. Theo kết
quả điều tra, thu nhập bình quân đầu ngƣời của 95/100 hộ gia đình tại phƣờng An Cựu

14


năm 2015 là 20,28 triệu đồng/năm thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu
ngƣời Việt Nam năm 2015 là 45,7 triệu đồng/năm (Tổng cục Thống kê, 2015)
Bảng 3.1. Giới tính của các thành viên trong hộ gia đình đƣợc phỏng vấn
Đơn vị: Số ngƣời
Giới tính

Tổ 3

Tổ 15

Tổ 17

Tổ 18

Tổ 20

Tổng

Nam

5

4


13

6

9

37

Nữ

15

16

7

14

11

63

Tổng

20

20

20


20

20

100

Bảng 3.2. Thu nhập trung bình tháng của các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn tại
phƣờng An Cựu
Thu nhập (triệu đồng)

Tổ 3

Tổ 15

Tổ 17

Tổ 18

Tổ 20

Tổng

Không ƣớc tính đƣợc

1

1

2


0

1

5

<1

0

0

0

0

0

0

1,1-3

4

0

5

4


2

15

3,1-5

5

9

3

9

5

31

5,1-10

7

6

5

5

9


32

>10

3

4

5

2

3

17

Tổng (hộ dân)

20

20

20

20

20

100


3.2. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ TIÊU DÙNG XANH
3.2.1. Về mua sắm và tiêu dùng xanh
Qua điều tra nhận thức của các hộ dân tại phƣờng An Cựu, thành phố Huế,
trong tổng số 100 ngƣời đƣợc phỏng vấn, có 76 ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ chƣa từng
nghe đến tiêu dùng xanh. Có thể thấy tỷ lệ này là khá cao vì khái niệm về tiêu dùng
xanh vẫn chƣa thật sự phổ biến đối với ngƣời dân. Tuy nhiên khi đƣợc hỏi về các khía
cạnh của tiêu dùng xanh là gì, đa số ngƣời trả lời đƣa ra các câu trả lời phù hợp với
15


kiến thức chung đƣợc chấp nhận hiện nay. Qua thống kê, có 53% ngƣời đƣợc phỏng
vấn đã từng nghe đến các chƣơng trình mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện
với môi trƣờng. Có đến 86% cho rằng tiêu dùng xanh là tiêu dùng hiệu quả hơn, sử
dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, thải ra ít chất thải
và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Tiêu dùng xanh có thể đƣợc hiểu
là một phần của tiêu dùng bền vững, là tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân
mà giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trƣờng
Kết quả điều tra cũng cho thấy có hơn 50% ngƣời dân có quan tâm đến việc
mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng thông qua ngƣời thân và
các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Khi đƣợc hỏi về sản phẩm thân thiện với môi
trƣờng, có 84% ngƣời dân cho rằng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng là sản phẩm
thải ra ít chất thải, tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nguyên vật liệu ít chất độc hại. Nhƣ
vậy, sự hiểu biết của ngƣời dân về các khía cạnh của tiêu dùng xanh nói chung và sản
phẩm thân thiện với môi trƣờng nói riêng là khá cao. Tỷ lệ ngƣời dân hiểu biết về tiêu
dùng xanh và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng ở phƣờng An Cựu, thành phố Huế
đƣợc thể hiện ở hình 3.1.
100%
90%


86%

84%

80%
70%

Khái niệm tiêu dùng
xanh

60%
50%

Khái niệm sản phẩm
thân thiện với môi
trƣờng

40%
30%
15%

20%

14%

10%

0% 1%

0%


Đúng

Sai

Không biết

Hình 3.1. Tỷ lệ người dân hiểu biết về tiêu dùng xanh và sản phẩm thân thiện với môi
trường
Theo kết quả điều tra thể hiện ở hình 3.2 về các lựa chọn của ngƣời đƣợc phỏng
vấn về mua sắm và tiêu dùng quá mức, 81% ngƣời đƣợc phỏng vấn có mức độ đồng
ý rất cao đối với những ảnh hƣởng về mặt kinh tế. Trong khi đó, có 48% cho rằng
khi mua sắm và tiêu dùng quá mức sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi
trƣờng; 53% cho rằng điều này sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên. Thực tế trên chứng
16


tỏ khi đi mua sắm hay tiêu dùng ở các hộ gia đình, mức độ quan tâm của ngƣời dân
về vấn đề kinh tế cao hơn vấn đề môi trƣờng. Theo đặc điểm của mẫu khảo sát đã đề
cập trên đây, ngƣời dân ở phƣờng An Cựu có mức thu nhập trung bình khá thấp so
với mặt bằng chung của Việt Nam nên việc lựa chọn mua sắm sẽ đƣợc quyết định
nhiều bởi yếu tố kinh tế.
Biều đồ ở hình 3.2 thể hiện rõ ý kiến của ngƣời dân về mua sắm và tiêu dùng
quá mức.
%
90

81

80

70
60

53
48

50
40

30
20
10

4

5

0

Lãng phí tài
nguyên

Thải ra nhiều Tốn tiền/Thời Không ảnh
chất thải
gian
hƣởng gì cả

Khác

Hình 3.2. Ý kiến của ngƣời dân về mua sắm và tiêu dùng quá mức

3.2.2. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người dân
Khi đƣợc yêu cầu lựa chọn 3 trong 7 tiêu chí quan trọng trong mua sắm (sức
khoẻ, giá cả, chất lƣợng, khả năng tiết kiệm điện, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng
và nguồn gốc xuất xứ), có 86% số ngƣời đƣợc phỏng vấn lựa chọn tiêu chí “sức khỏe”,
70% chọn “giá cả” và 65% chọn “chất lƣợng”. Trong khi đó, chỉ có 16% số ngƣời
đƣợc phỏng vấn lựa chọn tiêu chí mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng và 16% lựa
chọn tiêu chí sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Do vậy, có thể kết luận rằng đa số
ngƣời dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe và kinh tế nhiều hơn vấn đề môi trƣờng khi
đi mua sắm. Ngoài ra, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng là một trong những tiêu
chí quan trọng đƣợc ngƣời dân lựa chọn khi mua sắm với tỷ lệ khá cao (45%). Nếu
ngƣời dân ƣu tiên mua sắm các sản phẩm sản xuất tại địa phƣơng hay ƣu tiên dùng
17


hàng trong nƣớc sẽ góp phần giảm đáng kể lƣợng khí phát thải nhà kính khi vận
chuyển hàng hóa.
Kết quả phỏng vấn cho thấy trong lĩnh vực mua sắm các sản phẩm thân thiện
với môi trƣờng thì nữ giới có xu hƣớng quan tâm nhiều hơn so với nam giới (nữ giới
chiếm 71,4% trong khi nam giới chiếm 59,5%). Trong nhận thức về mua sắm và tiêu
dùng quá mức sẽ thải ra nhiều chất thải, gây lãng phí tài nguyên thì nữ giới cũng là
ngƣời quan tâm nhiều hơn nam giới (nữ chiếm 62,2%, nam giới là 47,6%). Kết quả
trình bày ở bảng 3.3 cho biết các tiêu chí và thứ tự ƣu tiên trong lựa chọn sản phẩm
tiêu dùng của ngƣời dân.
Bảng 3.3. Các tiêu chí và thứ tự ƣu tiên lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của ngƣời dân
Đơn vị: Số lƣợt ngƣời chọn các tiêu chí
Thứ tự ƣu
tiên

Sức
khỏe


Giá
cả

Chất
lƣợng

Tiết kiệm
năng lƣợng

Thân thiện
môi trƣờng

Nguồn
gốc

1

30

17

27

3

4

12


2

28

24

27

3

4

14

3

28

29

11

10

8

20

Tổng số
lƣợt chọn


86

70

65

16

16

46

3.2.3. Về tiêu dùng
Sử dụng túi nilon
Ngày nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
của mọi ngƣời. Với ƣu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt
là các loại túi siêu mỏng, đƣợc sử dụng phổ biến và hầu nhƣ có mặt ở mọi nơi từ cửa
hàng bán thức ăn ở chợ đến các siêu thị và những trung tâm thƣơng mại lớn. Những
ảnh hƣởng của túi nilon đến môi trƣờng và sức khoẻ là rất lớn; tuy nhiên, hầu nhƣ
chúng ta không ai chú ý đến. Hiện nay, với nhiều phƣơng tiện thông tin đại chúng,
ngƣời dân có thể dễ dàng hiểu đƣợc sử dụng nhiều túi nilon thải ra ngoài môi trƣờng
sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng. Trong 100 ngƣời dân đƣợc phỏng vấn, có
18


đến 93 ngƣời nhận thức đƣợc rằng sử dụng nhiều túi nilon sẽ ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng. Những ngƣời này cho rằng bao bì nilon rất khó phân hủy, khi thải ra môi
trƣờng phải mất hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong
môi trƣờng sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng đất và nƣớc. Túi nilon kẹt

sâu trong cống rãnh, kênh rạch làm tắc nghẽn gây ứ đọng nƣớc thải và ngập úng... Tuy
nhiên, vẫn còn 7% ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng sử dụng nhiều túi nilon không tác
động đến môi trƣờng.
3.3. THÓI QUEN MUA SẮM VÀ TIÊU DÙNG TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
3.3.1. Thói quen sử dụng túi nilon
Theo các nhà khoa học về môi trƣờng, cứ mỗi phút có 1.000.000 chiếc túí nilon
đƣợc sử dụng trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại túi nilon đƣợc sử dụng tràn lan trong
các hoạt động kinh tế - xã hội mà khi thải bỏ sẽ rất khó thu gom toàn bộ. Việc sử dụng
túi nilon dƣờng nhƣ là một thói quen khó bỏ đƣợc của ngƣời dân Việt Nam. Chất thải
là túi nilon chiếm khối lƣợng khá lớn trong thành phần nhựa thải, trong khi đó thành
phần nhựa chiếm 12,47% chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Huế năm 2009 – 2010
(Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia, 2011). Đây là khối lƣợng chất thải rất lớn và sẽ gây ra
tác động rất xấu cho môi trƣờng nếu không đƣợc xử lý một cách thích hợp. Kết quả
điều tra cho thấy tỷ lệ số hộ gia đình có sử dụng giỏ đi chợ (58%) cao hơn so với số hộ
gia đình chỉ sử dụng túi nilon của ngƣời bán hàng khi đi chợ (42%). Nếu tỷ lệ các hộ
gia đình có sử dụng giỏ để đi chợ tăng lên sẽ làm giảm đáng kể lƣợng túi nilon thải bỏ
hằng ngày.
Khi đƣợc hỏi về việc tái sử dụng túi nilon trong mua sắm, gần một nửa (49 hộ)
trong tổng số 100 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn cho biết có tái sử dụng lại túi nilon. Các
túi nilon chất lƣợng tốt hoặc cỡ lớn đƣợc tái sử dụng với các mục đích khác nhau nhƣ
gói hàng hóa tiêu dùng, gói đồ bán hàng, gói thực phẩm khô, đựng rác thải sinh hoạt...
Khi đƣợc hỏi thêm về việc thải bỏ túi nilon đối với 51 hộ gia đình còn lại thì cách đốt
cùng với rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại trong một số hộ gia đình.
Thành phố Huế là một thành phố du lịch, giữ gìn môi trƣờng xanh – sạch – đẹp
là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp không khói. Chính vì thế, thành
phố luôn nỗ lực để xử lý chất thải rắn đô thị phát sinh, nhất là chất thải rắn sinh hoạt
đô thị. Tuy vậy, công tác quản lý rác thải đang gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí
19



×