Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

SUY THAI VÀ CÁCH HỒI SỨC NGẠT SƠ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.24 KB, 36 trang )

SUY THAI VÀ CÁCH HỒI SỨC NGẠT SƠ SINH


I.SUY THAI

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
Suy thai là một quá trình bệnh lý do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi
thai đang sống trong tử cung

Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng đứa bé, ảnh hưởng
đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đứa bé trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí
kịp thời. Đánh giá được tình trạng sức khoẻ của thai nhi trong chuyển dạ có ý nghĩa quan trọng
nhằm đảm bảo một cuộc đẻ an toàn cho cả mẹ và con. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các cuộc
đẻ.

Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên
có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ.


2.NGUYÊN NHÂN

1. Các nguyên nhân về phía mẹ
Các yếu tố làm giảm lưu lượng tuần hoàn tử cung rau:
- Gia tăng sức cản ngoại vi làm luồng máu từ mẹ đến hồ huyết bị giảm.
- Cơn co tử cung:
- Tư thế nằm ngửa của sản phụ làm tử cung đè ép vào động mạch chủ gây giảm dòng chảy của máu
mẹ đến tử cung.

- Chảy máu ở mẹ: Tình trạng chảy máu ở mẹ làm tụt huyết áp đưa đến suy thai.
- Mẹ bị thiếu máu mãn, nhiễm trùng.
- Vì bất cứ nguyên nhân gì, nếu có tình trạng giảm tuần hoàn ngoại vi ở bà mẹ đều có thể gây ra


tình trạng giảm lưu lượng máu đến tử cung, rau thai từ đó gây tổn hại đến thai nhi.


2. Nguyên nhân do thai
Thai non tháng
Thai chậm phát triển
Thai già tháng
Thai dị dạng
Thai thiếu máu hoặc nhiễm trùng
3. Nguyên nhân do phần phụ của thai
Rau tiền đạo, rau bong non
Bánh rau vôi hoá trong thai già tháng
Sa dây rốn, dây rốn thắt nút
Vỡ mạch máu rốn (trong trường hợp dây rốn bám màng…)
Ối vỡ non, ối vỡ sớm


4. Nguyên nhân sản khoa
Các trường hợp đẻ khó do nguyên nhân cơ học
Bất tương xứng đầu -chậu
Ngôi thai bất thường
Chuyển dạ kéo dài
Rối loạn cơn co (tăng tần số và trương lực)
5. Nguyên nhân do thuốc
Thai nhi bị ức chế do dùng các thuốc gây mê, giảm đau
Dùng thuốc tăng co không kiểm soát làm tăng cơn co.


3.TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN


1. Suy thai mạn
1.1. Lâm sàng
- Chiều cao tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai: Bề cao tử cung nhỏ hơn số tuần 5cm kể từ tuần thứ 16
đến 32. Ví dụ: Bề cao 23cm trong khi tuổi thai 28 tuần.

- Giảm cử động thai.
Cử động thai: Bình thường thai máy trong quá trình mang thai, thai ít máy tức là trương lực cơ giảm

có thể có suy thai. Mức hoạt động của thai trung bình 90 lần trong 12 giờ ở tuổi thai 32 tuần và
khoảng 50 lần trong 12 giờ khi thai đủ tháng. Khi thai có sự giảm cử động gợi ý thai thiếu oxy. Ví
dụ: khi thai 38 tuần nếu bà mẹ cảm nhận cử động thai nhi dưới 4 lần/giờ là có lý do để lo lắng và cần
phải có những kiểm tra .

- Nhịp tim thai thay đổi: tần số dưới 110 lần/phút hoặc trên 160 lần/phút.
- Sờ nắn được các phần thai qua da bụng chứng tỏ có thiểu ối.


1.2. Cận lâm sàng
 - Siêu âm
+ Đo kích thước của thai để suy ra trọng lượng thai, sau đó so sánh với trị số mẫu. Đo đường
kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi.

+ Đánh giá tình trạng rau thai và nước ối. Nếu độ trưởng thành (độ can-xi hoá) của rau cao hơn

so với tuổi thai có thể là một trong những biểu hiện của thai kém phát triển trong buồng tử cung.
Thể tích nước ối giảm được biểu hiện qua chỉ số nước ối < 7cm

+ Siêu âm Doppler đo trở kháng động mạch rốn ≥ 0,8.
+ Siêu âm xác định tuổi thai và theo dõi độ phát triển của thai, so sánh các trị số hàng tuần để
đánh giá.



2. Suy thai cấp
2.1. Lâm sàng
* Thay đổi về tim thai
- Thay đổi tần số: Bình thường tim thai có tần số 120- 160l/phút. Gọi là nhịp tim thai chậm


khi tần số dưới 120 l/phút và nhịp tim thai nhanh khi tần số trên 160 l/phút. Người ta thấy rằng với
nhịp nhanh từ 160-180 l/phút thì chưa thấy sự tương quan với suy thai, biểu hiện bằng chỉ số
APGAR và pH máu sau sinh.

- Thay đổi tần số tim thai trong và ngoài cơn co: nếu trong cơn co tần số tim thai giảm 1/3 thì phải
nghi ngờ có suy thai.

- Thay đổi về nhịp tim thai: khi có suy thai tim thai sẽ không đều.
 - Thay đổi về cường độ tim thai: tiếng tim nghe nhỏ, mờ xa xăm.


* Thay đổi nước ối
Ngoại trừ ngôi ngược khi đã lọt, mọi trường hợp có phân su trong nước ối đều cho biết thai đã

hoặc đang suy. Phân su trong nước ối là tình trạng thường gặp, khoảng 20-23% các cuộc chuyển dạ
đủ tháng có hiện tượng này, nó có thể liên quan đến tình trạng suy thai ở một số trường hợp. Trong
trường hợp không có máy theo dõi tim thai liên tục (monitoring), để an toàn có thể coi tình trạng có
phân su trong nước ối như là dấu hiệu của suy thai.



+ Nước ối có màu xanh: thể hiện thai có suy trước đây và tạm thời có tiên lượng gần như ối

trong, có khoảng 5% trong số này thai hít nước ối gây ra hội chứng suy hô hấp sơ sinh



+ Nước ối có dải phân su đó là tình trạng bài tiết phân su khi còn trong tử cung biểu hiện của
thai suy trong chuyển dạ.


Hình 1. Trẻ hít phân su gây suy hô hấp sơ sinh


2.2. Cận lâm sàng
- Monitoring sản khoa
+Nhịp tim thai bình thường trên Monitoring sản khoa:
Nhịp tim thai cơ bản 120-160 l/phút
Có ít nhất hai nhịp tăng trong 10 phút
Dao động nội tại 5-25 l/phút
Không có nhip giảm
+Khi thai suy, nhịp tim thai trên Monitoring có thể biểu hiện:
Nhịp tim thai cơ bản dưới 120 hoặc trên 160 lần/phút
Dao động nội tại dưới 5 nhịp/phút, kéo dài trên 30 phút
Xuất hiện nhịp giảm chậm, giảm kéo dài và nhịp giảm biến đổi


-

Soi ối: Có thể kiểm tra màu sắc của nước ối ngay giai đoạn đầu của chuyển dạ bằng phương pháp
soi ối. Bình thường nước ối trong hoặc có lẫn ít chất gây. Nước ối xanh hoặc lẫn phân su là có biểu
hiện của suy thai. Ngày nay soi ối ít được sử dụng .


- Đo pH máu da đầu
+ Bình thường pH lúc bắt đầu chuyển dạ 7,29 ± 0,05 duy trì trong suốt cuộc chuyển dạ nếu không
có suy thai.

+ Khi cổ tử cung mở hết pH giảm nhẹ 7,28 ± 0,05
+ Khi rặn sổ giảm còn 7,23 ± 0,06
+ Có mối liên hệ giữa nhịp giảm muộn và pH với chỉ số APGAR xấu, khi pH <7,25 là nghi ngờ nếu
pH < 7,20 là bệnh lý.

Hiện nay xét nghiệm này hầu như không còn được sử dụng.


II.HỒI SỨC NGẠT SƠ SINH

1. ĐẠI CƯƠNG
Ngạt ở trẻ sơ sinh là tình trạng đứa bé thất bại trong việc khởi động và duy trì hô hấp lúc mới sinh
dẫn đến hậu quả là thiếu oxy máu, toan chuyển hoá. Ngạt có thể gây tử vong sơ sinh hoặc để lại
nhiều di chứng.

2.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRẺ SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ


Chỉ số APGAR: Là phương tiện hữu ích trong việc đánh giá trẻ sau sinh ở thời điểm 1 phút và

lặp lại ở 5 phút sau sinh.


Bảng điểm APGAR

Dấu hiệu


O

1

2

Nhịp tim

Không có

< 100 lần/1/

> 100 lần/ 1/

Hô hấp

Không có

Chậm, không đều

Tốt, khóc

Có vài sự co cơ các chi

Trương lực cơ

Vận động tốt

Mềm nhũn

Nhăn mặt

Phản xạ
Không đáp ứng

Màu da

Thân hồng, tay chân tím

Khóc to

Xanh, tím toàn thân
Toàn thân hồng


Theo nhiều tác giả, chúng ta nên đánh giá chỉ số APGAR ở những thời điểm 1 phút, 3
phút, 5phút, 10 phút sau sinh.

Trẻ tốt đạt 10 điểm là tối đa.
Đánh giá điểm số APGAR sau 1 phút để xác định xem có cần hồi sức hay không?
- APGAR 8 - 10/1 phút: Tình trạng trẻ tốt, chỉ cần hút sạch dịch ở mũi - hầu
- APGAR 4 - 7/1 phút: Trẻ ngạt từ nhẹ đến trung bình. Trẻ có hô hấp yếu, trương lực

cơ nhão, màu sắc da xanh đến tím nhưng nhịp tim và kích thích phản xạ tốt. Cần phải
hồi sức cho đứa bé.

- APGAR 0 - 3/1phút: Trẻ ngạt nặng, không khóc, không thở, mạch rốn không đập hoặc đập

dưới 80 lần/phút. Nhịp tim chậm hoặc không nghe được. Đáp ứng phản xạ yếu hay không có,
phải hồi sức tích cực



Hình 1. Đánh giá chỉ số Apgar


2.CHỈ ĐỊNH HỒI SỨC

1. Điểm số APGAR 8 - 10/1phút
Chỉ cần hút sạch nhớt ở mũi - hầu

2. Điểm số APGAR 4 - 7/1phút
Trẻ ngạt từ nhẹ đến trung bình còn gọi là ngạt tím

- Nếu trẻ chỉ tím tái nhưng nhịp tim > 100 lần/ phút thì làm theo các bước sau:
+ Làm thông đường hô hấp bằng cách hút dịch ở miệng, mũi - hầu .

+ Giúp thở bằng mặt nạ.

+ Nếu sau đó trẻ thở tốt không cần tiêm thuốc.

- Nếu sau hồi sức 5-10 phút mà tình trạng trẻ không cải thiện, thì:
+ Tiêm Bicarbonat natri 4,2% (5ml/kg) và dung dịch Glucose 10% (3-4ml/kg) vào tĩnh mạch

rốn.




+ Theo dõi nhịp tim trẻ nếu chậm < 100 lần/phút thì thực hiện theo phác đồ ngạt nặng.
+ Khám kỹ để phát hiện dị tật hẹp lỗ mũi sau hay thoát vị cơ hoành...



3. Điểm số APGAR 0 - 3/1'
Trẻ ngạt nặng hay còn gọi là ngạt trắng. Phải hồi sức tích cực, trong vài phút đầu tiên cần thực

hiện ngay những động tác sau:

- Hút sạch hầu họng.
- Thông khí hỗ trợ và đặt nội khí quản.
- Giữ ấm cho trẻ.
- Cùng một lúc: Vừa hỗ trợ hô hấp, vừa bóp tim ngoài lồng ngực.
- Nếu nhịp tim < 60l/ phút, cho Adrenalin qua ống nội khí quản hay tiêm tĩnh mạch rốn.
- Tiếp tục bóp bóng oxy 100% qua ống nội khí quản.
- Đánh giá chỉ số APGAR lúc 5 phút và 10 phút.


3.PHƯƠNG PHÁP HỒI SỨC

1. Dụng cụ và phương tiện
- Quả bóp cao su (Poire)
- Ống hút nhớt
- Máy hút điện
- Mặt nạ sơ sinh nhiều cỡ

- Bóng ambu sơ sinh

 Đèn soi thanh quản (để đặt ống NKQ).
 Ống nội khí quản sơ sinh - kềm Magill
 Máy thở áp lực dương cho trẻ em (nếu có)
- Thuốc:

+ Dung dịch Glucose 10%, 5%

+ Dung dịch Natri Bicarbonate 4,2%

+ Calcium gluconate 10%

+ Albumin 5%

+ Adrenaline 1/1.000

- Lò sưởi điện hoặc túi nước nóng, bóng đèn sưởi.
- Giường ấm hoặc lồng kính để theo dõi sau khi hồi sức.


2. Kỹ thuật
Các nguyên tắc hồi sức sơ sinh:
: Thông đường hô hấp
A - (Airway)
: Hỗ trợ hô hấp
B - (Breathing)
C - (Circulation) : Bảo đảm tuần hoàn tối thiểu có hiệu quả
2.1 Làm sạch đường hô hấp
Đặt trẻ nằm đầu hơi thấp, nghiêng trái, hút nhớt ở hầu


và mũi. Nếu trẻ có hít phân su đặc, phải
đặt nội khí quản để hút sạch phân su với ống hút cỡ lớn và cho thông khí áp lực dương sau khi đã
làm sạch đường hô hấp. Khi đường hô hấp được làm sạch và tình trạng trẻ tốt hơn, đặt sonde dạ dày
để hút hết những phân su còn đọng lại trong dạ dày.



2.2 Giữ ấm
Đặt trẻ nơi khô ráo, có đèn sưởi bức xạ bên trên, lau khô ngay lập tức. Sự giảm nhiệt độ là một

kích thích góp phần làm suy yếu trẻ. Nếu cần hồi sức, trẻ phải được sưởi ấm cho đến khi chuyển trẻ
về phòng sơ sinh.

2.3 Hỗ trợ hô hấp
Nếu trẻ không thở, kích thích trẻ bằng cách búng vào gan bàn chân hay xoa má, ngực, bụng,


lưng đồng thời cho thở oxy 100% qua mặt nạ là đủ kích thích trẻ thở. Nếu hô hấp của trẻ không bắt
đầu sau đẻ 30 giây, thì cho thở oxy qua mặt nạ, đủ để tạo sự di động của lồng ngực. Áp lực bóp bóng
cho động tác thở đầu tiên là 30 - 35cmH 2O. Đối với trẻ thiếu tháng, lúc đầu sử dụng áp lực cao hơn
sau đó giảm dần để có được sự di động nhẹ nhàng của lồng ngực.


Sự thông khí hỗ trợ cũng nên thực hiện khi nhịp tim của trẻ < 100 nhịp/phút. Sử dụng biện pháp
thông khí với áp lực dương:

- Thông khí bằng bóng ambu và mặt nạ (mask): dễ thực hiện và thường có hiệu quả.
+ Để đầu trẻ hơi ngửa ra sau, mặt nạ được giữ bởi ngón cái và 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay


trái, đặt mặt nạ phủ kín lên miệng, mũi của bé; Hai ngón tay còn lại dùng để nâng cằm. Bóp bóng
bằng bàn tay phải, cung cấp khí giàu oxy với tần số 40 lần/phút. Người thực hiện tốt nhất là đứng về
phía đầu của bé.




+ Hiệu quả của thông khí được đánh giá bằng cách quan sát cử động lồng ngực của trẻ và sự
tăng nhịp tim.


- Thông khí qua ống nội khí quản
+ Chỉ định:

* Sau khi thông khí bằng bóng và mặt nạ thất bại.

* Tắc nghẽn đường thở nghi ngờ do bướu giáp hoặc tật hàm nhỏ.

* Thông khí cho trẻ hít phải phân su sau khi đã hút sạch trong khí quản, thoát vị cơ hoành.

* Phối hợp với bóp tim ngoài lồng ngực.

 2.4 Bóp tim ngoài lồng ngực
Thực hiện khi vừa mới nghe được tim thai trước khi sinh nhưng không nghe được tiếng tim hoặc

tim ngừng đập sau khi sinh, hoặc trong khoảng 30 giây từ khi bắt đầu thông khí mà nhịp tim không
đạt trên 100 nhịp/phút.

Kỹ thuật: Dùng 2 ngón tay đặt trên thành ngực trước, tại vị trí 1/3 dưới đường giữa xương ức. Tần
số bóp tim 100 - 120 lần/ phút, cứ 3 lần bóp tim xen kẽ một lần bóp bóng. Nếu trong vòng 30 giây
thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp với bóp bóng mà trẻ không đáp ứng tốt nên cho
thuốc.


Hình 2. Hai kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực
A. Dùng 2 ngón tay cái


B. Dùng ngón trỏ và ngón giữa


4.TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒI SỨC

- Lâm sàng:
+Trẻ hết tím tái, hồng hào, khóc được

+ Trẻ thở đều, thở sâu, tự thở

+ Nhịp tim > 100 lần phút, đều rõ.

+ Phản xạ tốt, trương lực cơ bình thường

- Sinh hóa: Ổn định được tình trạng toan hóa trong máu.
+ pH > 7.3

+ PaCO2 < 40mmHg

+ PaO2 = 60 - 70mmHg



×