Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI TIỂU LUẬN LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.62 KB, 12 trang )

ƯE

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN

SVTH:

LỊCH SỬ NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN
VIỆT NAM



A. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Việt Nam có lịch sữ 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trong nền Văn Minh Văn
Lang và nền Văn Minh Đại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết
hợp lý luận y học Phương Đông (đông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng
đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược
liệu, thảo dược phong phú của đất nước ta trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền
y học truyền thống hay được gọi là nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam.
Nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam đã được xây dựng và phát triển qua nhiều giai
đoạn khác nhau gắn liền với các thời kì phát triển của dân tộc Việt Nam :
1.Thời kì dựng nước( thời kì Hùng Vương- 2900 năm TCN)
Thời kì này y học còn truyền miệng, theo các truyền thuyết còn lưu lại thì tổ tiên ta
đã có ý thức phòng bệnh như lấy gỗ làm nhà, đào giếng lấy nước để ăn uống, phát
minh ra lửa để nấu chín thức ăn,sưởi ấm, dùng gừng,riềng làm gia vị và chữa bệnh,
biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, biết nhuộm răng để bảo vệ răng.


Theo Long ùy bí thư chép lại đến đầu thế kỉ thứ II trước Công Nguyên đã có hàng
trăm vị thuốc được phát hiện và sử dụng như quả giun ( sử quân tử) ,sắn dây,sen,
quế.
2.Thời kì đấu tranh dành độc lập lần thứ nhất( năm 111 TCN)
Gần 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, dân tộc đã không ngừng đứng lên
chống ách ngoại xâm giành độc lập cho đất nước. Lúc này cha ông ta vẫn tiếp tục
phát huy nền y học cổ truyền, tìm tới các phương pháp chữa bệnh và chác vị thuốc
có trong nước, mặt khác tiếp thu nền y học Trung Quốc du nhập sang nước ta.
Các vị thuốc được đưa sang Trung Quốc trần hương, tê giác,.. . một số thầy thuốc
sang Việt Nam trị bệnh như : Đổng Phụng, Lâm Thắng,… qua đó nước ta đón nhận
nền Y học Trung Quốc.
Từ thời kì này trở đi, nền y học cổ truyền của nước ta tiếp thu những kinh nghiệm
phòng chữa bệnh của dân tộc và những kinh nghiệm của trung y áp dụng sáng tạo ở
nước ta.
3.Thời kì độc lập giữa các triều đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần,Hồ (năm 9391406)
Chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hung dân tộc
Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc ách thống trị 1000 năm của
bọn xâm lược và mở ra một kỉ nguyên dân tộc độc lập tự chủ cho đất nước.


Không còn tìm thấy tài liệu ghi chép về tình hình y học dưới thời Ngô,Đinh,Lê chỉ
còn lại lịch sữ y học thời Lý,Trần,Hồ.
a.Thời nhà Lý( 1010- 1224)
Tổ chức Ty thái y chăm lo bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều, có nhiều nhà
thuốc chuyên nghiệp chuyên chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng
thuốc (di tích hiện nay còn để lại ở xã Đại Yên quận Ba Đình Hà Nội có truyeefnt
hống trồng và sử dụng thuốc từ thời đó
Phương pháp trị bệnh bằng tâm lý phát triển,đem lại nhiều màu sắc duy tâm được
triều đình chú ý: Năm 1136 lương y Nguyễn Chí Thành người Gia Viễn Ninh Bình
dùng tâm lý trị bệnh cho vua Lý Thánh Tông khỏi bệnh và sau đó đượcphong làm

quốc sư.
b.Thời nhà Trần( 1225- 1399)
Nho giáo phát triển mạnh, chống mê tín dị đoan, làm cho nền y học phát triển một
bước rõ rệt.
Ở triều đình,Ty Thái Y đổi thành Viện Thái Y.Từ năm 1362, triều đình có chủ
trương phát thuốc cho quân đội và nhân dân góp phần bảo vệ sức khỏe để phòng và
chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Thời kì này đã xuất hiện một số danh y và một số tác phẩm y học đã được xuất
bản :
+Phạm Công Bản ở thế kỉ XIII làm Thái y lệnh dưới thời vua Trần Anh Tông và
Trần Nhân Tông, đã nêu gương y đức hết lòng thương yêu người bệnh, không phân
biệt giàu nghèo, tự bỏ tiền ra xây dựng nơi chữa bệnh và phát thuốc cho nhân dân,
đã cứu sống được nhiều người.
+Tuệ Tĩnh đỗ tiến sĩ không ra làm quan, đi tu, chuyên làm thuốc chữa beejnhcho
nhân dân, phát hiện cây thuốc và viết sách truyền bá y học. Tác phẩm của Tuệ Tĩnh
để lại gồm: Bộ sách nam dược thần hiệu, Quyển Hồng Nghĩa giác tư y thư. Là
người đầu tiên nêu cao khẩu hiệu “ Nam dược trị nam nhân”, phổ biến y học một
cách dễ hiểu, dễ làm để nhân dân tự chữa bệnh bằng các phương pháp xông, cứu,
uống thuốc.
+Chu Văn An đã để lại một số tư liệu, bệnh án về kinh nghiệm chữa các dịch bệnh.
Thời kì này có Nguyễn Bá Tĩnh với tác phẩm Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa
giác tư y thư.
c.Thời nhà Hồ( 1400- 1406)


Nhà Hồ đẩy mạnh cải cách xã hội và mở rộng việc chữa bệnh cho nhân dân, xây
dựng các cơ sở chữa bệnh, đẩy mạnh việc sử dụng châm cứu
Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng phụ trách bộ thư quảng tế chuyên tổ chức các
cơ sở y tế chữa bệnh cho nhân dân, đã viết quyền châm cứu tiệp hiệu diễn ca vận
dụng 120 huyệt chữa trên 100 chứng bệnh thông thường.

4.Thời kì đấu tranh dành độc lập lần thứ hai( 1407- 1427)
Nước nhà bị nhà Minh xâm lược, thời kì này tuy ngắn nhưng rất tai hại đến nền văn
hóa dân tộc. Chúng vơ vét sách vở, thuốc, đưa các sĩ phu, danh y Việt Nam về nước
y học do đó không phát triển.
5.Thời kì độc lập dưới triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn( 1428- 1876)
a.Thời nhà Hậu Lê( 1428- 1788)
Bộ luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề y: trừng phạt thầy thuốc kém đạo đức,
ban hành quy chế pháp y khám án mạng tử thi.
Cấm phá thai, phổ biến phương pháp vệ sinh phòng dịch, luyện tập giữ gìn sức
khỏe.
Ở triều đình có Thái Y Viện, ở các tỉnh có Tế Sinh Đường lo chữa bệnh cho nhân
dân nhất là công tác chống dịch.
Mở các khóa thi tuyển lương y, tổ chức khóa giảng dạy ở thái y viện, đặt các học
chức ở phủ, huyện để dạy nghề thuốc. Cho biên soạn các tác phẩm : Y Học Nhập
Môn Diễn Ca, Nhân Thân PhúThời gian này có nhiều danh y như Nguyễn Trực với
tác phẩm Bảo Anh Lương Phương, Lê Hữu Trác với tác phẩm Hải Thượng Y Tông
Tâm Lĩnh gồm 28 tập và 66 quyển, Hoàng Đôn Hòa với tác phẩm Hoạt nhân tất
yếu bàn về kế sách tổ chức y tế quân đội.
b.Thời Tây Sơn( 1788- 1802)
Chiến tranh liên tiếp, mất mùa, dịch phát triển, nên triều đình đã tăng cường chống
dịch cho nhân dân( Nguyễn Hoàng và Nguyễn Quang Tuân phụ trach cục này).
Tổ chức được Cục Nam dược nghiên cứu thuốc trị bệnh cho quân đội và nhân dân.
Thời kì này có các tác phẩm : Liệu Dịch Phương Pháp Toàn Tập + Hộ Nhi Phương
Pháp của danh y Nguyễn Gia Phan, La Khê Phương Dược + Kim Ngọc Quyển của
danh y Nguyễn Quang Tuấn.
c.Thời nhà Nguyễn(1802- 1883)


Tổ chức y tế thời nhà Nguyễn giống như cuối thời Hậu Lê:Ở triều đình có Thái Y
Viện , ở các tỉnh có các lương y, có mở trường dạy thuốc ở Huế.

Thời kì này có các phẩm như : Nam Dược Tập Nghiệm Quốc Âm của danh y
Nguyễn Quang Lương, Nam Thiên Đức Bảo Toàn của danh y Lê Đức Huệ...
6.Thời kì Pháp xâm lược( 1884- 1945)
Thực dân pháp chủ trương tiêu diệt nần văn hóa dân tộc ta trong đó có nền y học cổ
truyền, giải tán các tổ chức y tế thời nhà Nguyễn, loại y học cổ truyền ra khỏi tổ
chức y tế bảo hộ, đưa nền y tế thực dân thâm nhập. Với chính sách ngu dân, chúng
chỉ xây dựng một số tổ chức y tế què quặt, hạn chế, tập trung ở các tỉnh thành phố
chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị.
Thực chất việc chữa bệnh cho nhân dân lao động là do các lương y phụ trách, do do
đó nhân dân vẫn tín nhiệm y học cổ truyền.
Âm mưu chia rẽ, làm mất tính chất dân tộc Việt Nam của thực dân Pháp trên các
lĩnh vực chính trị văn hóa đã để lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc đoàn kết
những người làm công tác y tế hiện nay, đến việc thực hiện chủ trương kết hợp y
học cổ truyền với y học hiện đại, xây dựng nền y tế Việt Nam của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
7.Thời kì Việt Nam dân chủ cộng hòa( 1945- 1976)
Đảng và chính phủ đã động viên các thầy thuốc, lương y, dược sĩ và các chuyên
viên y tế tham gia kháng chiến cứu nước, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ, nhân
dân ta.
Để giải quyết vấn đề thiếu thuốc do dịch phong tỏa, việc tìm kiếm và thay thế thuốc
bằng nguồn dược liệu trong nước phát triển, nhất là ở Nam Bộ đã sớm để ra việc sử
dụng thuốc Nam, châm cứu, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng toa căn bản.
8.Y học cổ truyền hiện nay
Đa số các phường xã đều có các phòng, tổ chẩn trị Y học cổ truyền.Hệ thống hóa
các lương y vào các đoàn thể Hội Đông Y, Hội Châm Cứu.
Thành lập các bộ môn giảng dạy y học cổ truyền tại các trường trung học, đại
học.Đã có 1 học viện y học cổ tuyền và 2 viện y học cổ truyền ở miền bắc và nam.
Dịch thuật, biên soạn nhiều loại sách kinh điển, sách chuyên đề, chuyên sâu phục
vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.Nhiều trường trung cấp y sỹ y học cổ truyền,
viện y học cổ truyền được mở ra.

*Những thành tựu đạt được :


Hơn năm mươi năm qua, kiên trì thực hiện đường lối của Ðảng, ngành y tế đã đạt
được một số thành tựu quan trọng:
- Ðã đưa YHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ thống tổ
chức từ trung ương đến các địa phương. Cả nước có 5 Viện nghiên cứu; 46 bệnh
viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh viện YHHÐ cấp
quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên
10.000 cơ sở YDHCT tư nhân.
- Ðã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ
gồm 35 tiến sĩ; 100 thạc sĩ; 100 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sĩ chuyên khoa
cấp 1; 2000 bác sĩ y học cổ truyền; 5000 cán bộ trung học YDHCT.
- Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên
mọi miền đất nước. Nhiều địa phương như Lạng Sơn, Thanh Hoá, Sóc Trăng, Thái
Nguyên,... đã sưu tầm và lưu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của
đồng bào các dân tộc ít người; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp,
từng bước phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc
thiết yếu. Ðã điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc
309 họ, trong đó đại đa số là cây mọc tư nhiên. Về động vật, có 406 loài thuộc 22
lớp, 6 ngành được sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật, thống kê được 70 loại
khoáng vật có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc.
Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và
số lượng.Hiện nay, cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc
YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần).Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên
2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất lưu hành trên thị trường.Thuốc YHCT
đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh
của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước như

Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia,...
- Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến khám
và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám
và điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó
khăn.YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp
với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những
cây thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một
số bệnh thông thường, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chương trình
xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa bệnh
của Y Học Cổ Truyền Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện
tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước.


*KẾT LUẬN : Nhìn lại chặng đường phát triển của nền Y học cổ truyền Việt Nam
nói chung và nền YHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là
sau hơn mười lăm năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ cho nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn.

B.Ý NGHĨA VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KẾT HỢP CHẶT CHẼ
GIỮA Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
I.Ý NGHĨA
1. Kết hợp YHHĐ với YHCT dân tộc là một cuộc cách mạng khoa học trong y
học để xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến bộ nhất, có đầy
đủ tính chất dân tộc,khoa học đại chúng
Y học ngày nay là do thành quả bảo vệ cuả nhân dân và do những thành tựu về
khoa học tạo ra. Nền y học cổ truyền của dân tộc ta gồm những kinh nghiệm vô

cùng phong phú của cha ông ta kết hợp với kinh nghiệm cổ truyền của y học của
nước láng giềng anh em kết áp dụng trong các hoàn cảnh cụ thể về đất nước con
người và bệnh tật của nhân dân ta.
Mỗi nền y học đều có những ưu điểm và tồn tại nhất định. Khi kết hợp hai nền y
học lại sẽ bổ sung cho nhau làm cho nền YHCT Việt Nam mang tính chất hơn hẳn
về khoa học, xây dựng nền y học tiến bộ phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Nền y học dân tộc kết hợp YHHĐ và YHCT có tính chất dân tộc nhất vì nó phục vụ
cho quảng đại quầng chúng nhân dân, được quầng chúng nhân dân ưa thích nhất,
động viên được toàn bộ cán bộ y tế, lương y và nhân dân các dân tộc Việt Nam
đóng góp xây dựng.
2.Kết hợp YHCT và YHDT sẽ đoàn kết và thống nhất được toàn bộ cán bộ y tế
Việt Nam, động viên, thừa kế được các kinh nghiệm tốt trong nhân dân phục
vụ cho công cuộc xây dựng XHCN
Tổ chức y tế nước ta hiện nay có một đội ngũ cán bộ đông đảo từ trung ương đến
cơ sở thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.
Hiện nay ở miền đồng bằng và miền núi, trong nhân dân các dân tộc còn rất nhiều
kinh nghiệm chữa bệnh rất có giá trị, có nhiều cây thuốc quý cần gấp rút sưu tầm
,thừa kế và phát huy. Chỉ có kết hợp hai nền y học thành nền y học XHCN mới hiện
thực được vấn đề này.


Đội ngũ cán bộ đông đảo có chất lượng với kinh nghiệm của 2 nền y học là điều
kiện để ngành y tế thực hiện nghiêm chỉnh Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ IV :”
Nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh”
3.Nền y học Việt Nam kết hợp YHHĐ và YHCT mang đầy đủ tính chất tự lực
cánh sinh, phát huy nội lực, có tính chất kinh tế lớn trong việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh
Những phương pháp phòng bệnh có hiệu quả, dễ áp dụng,ít tốn kém như dưỡng
sinh, xoa bóp, châm cứu, thuốc Nam…cần được phổ biến rộng rãi cho nhân dân để

tự phòng bệnh chữa bệnh,thực hiện được tính chất dự phòng của nền y học cách
mạng.
Nguồn dược liệu của nước ta rất lớn, có nhiều cây thuốc có giá trị chữa bệnh.Nước
ta lại là nước ở vùng nhiệt đới, có nhiều độ cao khác nhau, kéo dài nhiều vĩ tuyến,
có khí hậu đa dạng rất thuận lợi cho việc phát triển phong phú nguồn dược liệu,
nhanh chóng xây dựng nền công nghiệp dược phẩm (trích nghị quyết đại hội Đảng
lần thứ IV) giảm nhẹ nhập nhập khẩu ,tăng cường xuất khẩu làm giàu cho đất nước.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP KẾT HỢP
1.Về mặt nhận thức tư tưởng
Cần làm cho mọi người nhất là cán bộ y tế thấy rõ sự cần thiết, sự ích lợi của việc
xây dựng nền y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Trên cơ sở đó khắc phục
một số nhận thức, tư tưởng và khuynh hướng sai lầm.
-Thiếu tin tưởng chấp hành không nghiêm túc nghị quyết của Đại Hội Đảng lần thứ
tư và các nghị quyết V- VI- VII- VII.
-Coi nhẹ giá trị của nền y học cổ truyền dân tộc trong công tác phòng bệnh và chữa
bệnh do tư tưởng hoài nghi của một số cán bộ chưa được biết,được học và thực
hiện các công tác phòng và chữa bệnh của nền y học cổ truyền dân tộc.
-Tư tưởng coi nhẹ thuốc và các phương pháp chữa bệnh của cha ông ta của một số
người chịu ảnh hưởng của sách vở ngoài.
-Tư tưởng và khuynh hướng hẹp hòi của một số người có kinh nghiệm cổ truyền
trước việc tiếp thu nền y học hiện đại và nền y học của các nước láng giềng.
2.Kiện toàn tổ chức kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc từ trung
ương đến cơ sở


-Xây dựng và kiện toàn các tổ chức làm tham mưu cho Bộ Y tế và các cơ sở Y tế để
chị đạo có hiệu lực công tác kết hợp về các mặt: đường lối, chỉ đạo thực hiện vè tổ
chức , chữa bệnh công tác dược liệu, đào tạo,..
-Đẩy mạnh hoạt đông tổ chức quần chúng: Hội Y học cổ truyền Trung ương, Tỉnh
hội, Hội Châm cứu để động viên toàn thể lương y chuyên nghiệp , bán chuyên

nghiệp cống hiến, thừa kế, sưu tầm,.. tổ chức các tổ hợp tác chữa bệnh dần dần
thống nhất dưới sự quản lý của nhà nước.
-Tổ chức một mạng lưới chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền của dân
tộc từ trung ương đến cơ sở nằm trong tổ chức y tế nhà nước đặc biệt là các viện
nghiên cứu, các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh là nơi có điều kiện hiện đại
hóa các phương pháp chữa bệnh thông thường.
3.Gấp rút kế thừa những kinh nghiệm của y học cổ truyền
-Những kinh nghiệm chữa bệnh những bài thuốc quý còn nằm rất nhiều trong nhân
dân, nhất là miền núi và đồng bằng các dân tộc ít người. Những kinh nghiệm này
xưa nay được truyền lại theo tính chất gia truyền( cha truyền con nối) cần có cách
làm thích hợp và chính sách rõ ràng mới thực hiện được kế thừa này.
-Những vị lương y có tài, nhiều uy tín và kinh nghiệm chữa bệnh cho nhân dân hiện
nay phần nhiều tuổi đã cao, cần gấp rút thừa kế bằng cách động viên viết tâm đắc,
truyền thụ, phổ biến kinh nghiệm.
-Cần đào tạo một số người biết tiếng Hán- Nôm để sưu tầm biên dịch các tài liệu
lưu truyền lại, tìm hiểu những trước tác của danh y thời trước góp phần vào việc
biên soạn tài liệu lịch sử nền y học cổ truyền dân tộc.
4.Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ và phổ biến những kinh nghiệm phương
pháp chữa bệnh của nền y học cổ truyền của dân tộc
-Cần gấp rút mở rộng quy mô đào tạo một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm được các mặt
công tác như: giảng dạy, kế thừa. chữa bệnh bằng cách kết hợp y học hiện đại và y
học cổ truyền, nghiên cứu khoa học,…
-Cần phổ cập cho mọi cán bộ y tế trong toàn ngành có một số kiến thức thực hành
các biện pháp chữa bệnh nhất là châm cứu và thuốc có trong nước, đặc biệt là cán
bộ y tế ở các cơ sở như xã, đại đội, công nông, trường, xí nghiệp.
-Đối với cán bộ dược , cần được đào tạo nhiều cán bộ chuyên về dược liệu, nắm
được kĩ thuật bào chế thuốc Đông dược bằng các phương pháp cổ truyền và công
nghệ.
Cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ và phổ cập nền y
học cổ truyền của dân tộc cho cán bộ y tế, chỉ khi nào đội ngủ này đông đảo làm



nòng cốt thì nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Chính phủ mới được thực hiện một
cách nghiêm chỉnh va sang tạo.
5.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu y học cổ truyền dân tộc
Các phương pháp chữa bệnh của nền y học cổ truyền của dân tộc rất có giá trị va
phong phú, nhưng mới ở phạm vi một nền y học lâm sàng va kinh nghiệm, cần phải
dùng các kỷ thuật nghiên cứu hiện đại để chứng minh, chỉnh lý và nâng cao. Các
công tác nghiên cứu cần tập trung vào các khâu sau đây:
-Nghiên cứu các tác phẩm của các danh y Việt Nam để xây dựng bảo sung kho toàn
kinh nghiệm về phòng chữa bệnh của nền y học cổ truyền của dân tộc.
-Nghiên cứu cách chữa bệnh thông thường hay gặp trong nhân dân có kết quả nhất
và ít tốn kém nhất.
-Nghiên cứu cách chữa bệnh mà y học thế giới còn gặp nhiều khó khăn về phòng
và chữa, để góp phần vào nền y học thế giới.
-Nghiên cứu các vị thuốc có trong nước về phân loại tác dụng dược lý, thành phần
hóa học, tác dụng chữa bệnh. Nghiên cứu di thực các loại thuốc còn phải nhập
trong điều kiện đất nước đã thống nhất có nhiều miền khí hậu khác nhau.Nghiên
cứu cải tiến các dạng bào chế để phục vụ cho nền công nghiệp dược phẩm,…
6.Xây dựng chính sách toàn diện phục vụ cho công tác kết hợp y học hiện đại
với y học cổ truyền
Chính sách gồm nhiều mặt nhưng đặt biệt hiện nay cần chú ý đến các vấn đề sau:
-Chính sách đãi ngộ, hưởng thụ theo tài năng và sự cống hiến của các vị lương y.
-Chính sách khen thưởng, khuyến khích đối với những người góp nhiều kinh
nghiệm chữa bệnh, những cây thuốc quý,…
-Đối với các lương y cá thể cần chăm sóc và quản lý, tạo điệu kiện cho các vị lương
y được hành nghề trong các tổ chẩn trị, nhất là đưa vào các tổ chức y tế nhân dân
và tổ chức y tế nhà nước.
-Cần bền bỉ thuyết phục, có chính sách thích hợp vận động đồng bào các dân tộc
vùng cao đóng góp kinh nghiệm gia truyền và các cây thuốc quý,…

7.Giải quyết tốt vấn đề về dược liệu
Chỉ thị 210 TTg/VP ngày 6 tháng 12 năm 1966 của Thủ tướng Chính phủ và gần
đây Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ tư về việc “ Phát triển nguồn dược liệu phong
phú trong nước” nói lên tầm quan trọng của vấn đề này để thực hiện việc kết hợp


chặt chẽ nền y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc xây dựng nền y học Việt
Nam được kết quả và phát triển thành quả trên 30 năm nay.
Hiện nay gồm những công tác sau đây:
-Điều tra sự có mặt và trữ lượng cây thuốc thiên nhiên lập bảng đồ dược liệu các
vùng trong toàn quốc, cần chú ý vì hiện nay rừng đang bị tàn phá nặng nề.
-Khoanh vùng trồng trọt các cây thuốc có trong nước và đã di thực được để thõa
mãn nhu cầu các thuốc phòng, chữa bệnh và nhu cầu xuất khẩu.
-Tiếp tục nghiên cứu di thực các vị thuốc nước ngoài vào nước ta trong điều kiện
đất nước đã thống nhất bao gồm nhiều vùng khí hậu khác nhau.
-Có giá cả khuyến khích thu mua và trồng trọt dược liệu.
-Khuyến khích tuyên truyền việc sư dụng thuốc Đông dược và các thuốc ở dạng
thành phần bào chế bằng Đông dược.
*KẾT LUẬN : Kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc để
xây dựng một nền y học Việt Nam phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe của nhân
dân là một chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch.



×