Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận văn sư phạm Biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình phong cảnh của S.A. Esenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.51 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Về

KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ HẰNG

BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHONG CẢNH
CỦA S.A.ESENIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 5/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ HẰNG

BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHONG CẢNH
CỦA S.A.ESENIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THU HIỀN



HÀ NỘI, 5/2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn đặc biệt là các
thầy cô giáo chuyên ngành Văn học nước ngoài đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy
suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Lê Thị Thu Hiền đã tận tâm, chu
đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song khóa luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Trần Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả khóa luận xin cam đoan:
- Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
giáo TS. Lê Thị Thu Hiền.
- Các kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên
bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong khóa

luận tốt nghiệm của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Trần Thị Hằng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6
7. Bố cục ......................................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHONG CẢNH CỦA S.A.ESENIN ..........................7
1.1. Những vấn đề chung về biểu tượng ......................................................................7
Khái niệm biểu tượng ........................................................................................7
Đặc điểm của biểu tượng nghệ thuật trong văn học..........................................8
1.2. Biểu tượng vẻ đẹp thiên nhiên, con người Nga ....................................................9
Biểu tượng cánh đồng .....................................................................................10
Biểu tượng cây bạch dương ............................................................................17
Một số biểu tượng khác ...................................................................................24
1.3. Biểu tượng đời sống văn hóa tinh thần Nga .......................................................29
1.4. Biểu tượng triết lý ...............................................................................................32

Biểu tượng nghĩa địa - Thánh giá và triết lý tồn tại ........................................32
Biểu tượng ánh trăng và triết lý về mối quan hệ giữa con người với thiên
nhiên ..........................................................................................................................34
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG
TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHONG CẢNH CỦA S.A.ESENIN ........................38
2.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.............................................................................38
2.1.1. Nghệ thuật sử dụng từ tượng hình...................................................................39
2.1.2. Nghệ thuật sử dụng từ tượng thanh .................................................................40
2.1.3. Nghệ thuật sử dụng từ loại ..............................................................................41
2.2. Nghệ thuật sử dụng màu sắc ...............................................................................44
2.3. Nghệ thuật đan xen các biểu tượng ....................................................................48


2.4. Nghệ thuật nhân cách hóa ...................................................................................50
2.5. Không gian - thời gian nghệ thuật ......................................................................52
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học nhân loại, nền văn học Nga chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng. Đó là cái nôi của nhiều trào lưu văn học có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
văn chương thế giới. Nhân dân Nga đã vô cùng tự hào vì văn đàn của mình với
“ngần ấy chùm sao sáng rực tên tuổi vĩ đại”, bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng như: A.X.Puskin, S.A.Esenin, M.Iu.Lecmôntôp, N.V.Gôgôn, V.G.Bêlinxki,
Ph.M.Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, A.P.Sêkhôp, A.M. Gorki, M.A.Sôlôkhôp,… Từ cuối
thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX đất nước Nga ngập trong những cơn bão táp cách
mạng. Nhưng chính từ những cuộc bão táp cách mạng ấy, đất mẹ Nga hồn hậu,

thiên nhiên Nga thơ mộng, làng quê Nga đầy sức sống đã sản sinh ra những hồn thơ
vĩ đại, làm giàu thêm cho kho tàng văn học Nga vốn đã đầy tính lãng mạn và sâu
sắc nhân văn.
Nếu kể tên các nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc của thế kỷ XX thì không thể
không nhắc đến Esenin. Bằng “tài năng thi ca độc đáo” của mình, Esenin đã viết
lên những vần thơ có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ đối với nền văn học Nga
hiện đại. Thơ Esenin nảy nở một cách tự nhiên trên thềm lục địa văn hoá dân gian
Nga và từ đó vươn tới đỉnh cao của thi ca thế giới. Trong dòng chảy ồn ào của lịch
sử Nga thơ Esenin giống như một mạch nước ngầm, lúc nhẹ nhàng êm dịu, lúc dữ
dội cuộn trào. Tiếng thơ ấy vừa làm cho người ta say đắm, vừa làm cho người ta
day dứt, trăn trở với những áng thơ tuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên Nga, xúc
động với những vần thơ chân thật về tình yêu, ám ảnh với những vần thơ tự thú…và
hơn hết là những bài thơ viết về nước Nga với những suy nghĩ, trăn trở rất thật cho
vận mệnh của Tổ quốc. Những bài thơ đó sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi người
dân Nga. Đúng như lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh Esenin: “Esenin chính là nước Nga, là tâm hồn Nga và trái tim Nga”.
Cùng với một số nhà thơ khác, Esenin đã sáng lập nên trường phái chủ nghĩa
hình tượng và “vị chủ soái” này luôn nhấn mạnh tính hình tượng trong thơ của
mình. Ông viết: “Trong thơ tôi, bạn đọc cần chú ý tính cảm xúc và tính hình tượng
mà nó đã từng chi phối các nhà thơ trẻ tuổi. Không phải tôi mới nghĩ ra hình tượng
này, nó đã từng và đang là cơ sở tinh thần và cái nhìn Nga, nhưng tôi là người đầu
tiên phát hiện và lấy làm nền tảng trong thơ mình, nó sống trong tôi một cách hữu
cơ, và niềm say mê nó là cảm xúc của tôi. Đây chính là đặc điểm của thơ tôi.”
[13-tr.9]. Chính điều ấy đã tạo nên trong thơ Esenin những biểu tượng mang tư
tưởng và thế giới quan của ông về cuộc sống. Đó là những biểu tượng như: cây
1


bạch dương, cánh đồng, dòng sông, ngôi nhà, ánh trăng, cánh rừng, ngọn lửa, con
đường... Đằng sau mỗi biểu tượng ấy đều ẩn chứa những giá trị ý nghĩa sâu sắc.

Tuy vậy, lâu nay khi nhắc đến thơ trữ tình Esenin, người ta chủ yếu lưu ý đến
các nội dung như tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa hay mảng thơ về loài
vật, nội dung triết lý trong thơ Esenin. Chính vì vậy, mà trong bài viết này chúng tôi
quyết định chọn đề tài“Biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình phong cảnh của S.A.
Esenin” với mong muốn có thể góp phần đem lại cái nhìn trọn vẹn hơn về thơ Esenin
- “Kinh thánh của tâm hồn Nga”. Qua mỗi biểu tượng mà Esenin khắc họa trong thơ,
chúng ta sẽ thấy được những quan niệm, tâm tư, tình cảm của nhà thơ cũng như
những lo lắng về sự thay đổi của đất nước Nga ở tương lai. Dường như tất cả những
sự vật, sự việc hiện lên trong trang thơ của Esenin luôn đầy đủ mọi gam màu của
cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề
Do hạn chế về ngoại ngữ và tài liệu tham khảo, trong phần lịch sử vấn đề
chúng tôi chỉ xin nêu những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài thông qua
nguồn tài liệu tiếng Việt. Gần một thế kỷ trôi qua, thơ Esenin trải qua sự sàng lọc
khắc nghiệt của thời gian và cho đến nay vẫn chiếm được trái tim bao thế hệ độc
giả. Ở Nga người ta càng ngày càng thấy rõ giá trị thơ ca của Esenin thông qua nhận
định, đánh giá của các giới, các ngành và các nhà nghiên cứu:
Nhà văn M. Gorki có viết về tài năng của Esenin: “một nhà thơ có tài năng
đặc sắc và hoàn toàn Nga” [8-tr.5].
Iu.N. Bêlinxki lại tinh tế khi nhận thấy đằng sau những nét vẻ bề ngoài của
Esenin ẩn chứa một “tiểu vũ trụ” phức tạp với những tâm sự dường như luôn được
giấu kín: “Những bức chân dung còn giữ được nói chung truyền đạt những nét đáng
yêu trên gương mặt anh, nụ cười anh, khi thì hồn hậu, khi thì ngổ ngáo” [9-tr.217].
Iu. Procusep một nhà nghiên cứu tâm huyết về Esenin trong lời tựa “Tuyển
thơ Esenin” cho rằng thiên nhiên trong thơ Esenin “nhiều vẻ, đa sắc, đó không phải
là phong cảnh chết cứng mà rất sống động, nó hiện hữu vui buồn theo số phận đất
nước và số phận nhà thơ” [8-tr.6].
Hầu hết những lời nhận định, đánh giá trên đã chỉ ra dấu ấn đậm nét trong
thơ Esenin là tình yêu quê hương đất nước, chất trữ tình đằm thắm và tài năng nghệ
thuật của thi sĩ. Tuy vậy, lại chưa có nhận định nào đi sâu vào thế giới biểu tượng

nghệ thuật trong thơ Esenin để thấy được vẻ đẹp thuần khiết của đất nước và con
người Nga được thể hiện trong đó.
Ở Việt Nam, thơ S.A.Esenin bắt đầu được tuyển dịch sang tiếng Việt từ
những năm 1960 và đến năm 1995 thì đã có gần 100 bài thơ được dịch và in trong
2


hai tuyển tập thơ Esenin. Người Việt Nam biết đến thơ Esenin và yêu mến thơ ông
qua bản dịch của Thuý Toàn, Đặng Bảy, Tế Hanh, Bằng Việt, Xuân Diệu, Nguyễn
Viết Thắng, Đoàn Minh Tuấn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Mộng Sinh…Trong suốt
quá trình thơ Esenin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trên báo chí cũng lần lượt
xuất hiện một số bài nghiên cứu, phê bình về thơ Esenin. Có thể điểm qua một số
bài viết quan trọng sau:
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ S.A.Esenin, dịch giả Thúy Toàn
đã chủ biên tuyển tập các tác phẩm của S.A.Esenin và in trong tập “thơ Esenin”
được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 1995. Trong tuyển tập này tác
giả Thúy Toàn có bài giới thiệu về tiểu sử và những sáng tác chính của Esenin.
Thúy toàn đã đặc biệt nhấn mạnh: “nhà thơ trữ tình tinh vi, nhà ảo thuật phong
cảnh Nga, nhạy cảm đền kỳ lạ đối với vẻ đẹp, âm thanh và mùi vị của đất, Esenin là
một nghệ sĩ lớn bậc thầy, mạnh bạo trong lĩnh vực hình thức câu thơ. Các hình
tượng cô đọng và tươi mát đến kinh ngạc - hầu như bao giờ cũng là một sự khám
phá nghệ thuật thực sự” [4-tr.15]. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập hợp và giới thiệu
một số nhận xét của các nhà văn Nga về nhà thơ Esenin, trong đó nhà văn L.
Leônốp đã nhận xét: “Tài năng vang dội của Esenin cho thấy có một điện tích sáng
tạo lớn lao. Tôi tin rằng Sergei Esenin còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Dòng
mật sáng tạo của anh chưa cạn, chỉ còn phải chờ đợi một ít nữa thôi, là nó lại phun
lên từ những bể chứa bí mật của Esenin, như thể vào mùa xuân nước mật ngọt
ngào trong lành ứa ra từ vết khía trên thân bạch dương” [4-tr.249].
Trong giáo trình “Văn học Nga” (ĐHSPHN 2002) và cuốn “Văn học Nga
trong nhà trường” [7]. Tác giả Hà Thị Hoà có một số bài viết về Esenin như “X.A.

Esenin - thi sĩ của bạch dương Nga”, “Esenin - thi sĩ của nước Nga Xô Viết” và đặc
biệt bài viết “Esenin - thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga”. Những bài viết của tác
giả Hà Thị Hoà là tư liệu quý mang tính chất đặt nền móng và có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc hình thành và triển khai đề tài của chúng tôi.
Trong bài viết “Quê hương trong thơ Esenin” của tác giả Nguyễn Hải Hà
được in trong quyển “Văn học Nga sự thật và cái đẹp” [5]. có những nhận xét khái
quát về đề tài tình yêu quê hương trong thơ trữ tình Esenin. Ngoài ra, Nguyễn Hải
Hà còn trích dẫn một số bài thơ trữ tình phong cảnh của Esenin để minh họa cho
những nhận định, phân tích, đánh giá của mình, chứng minh cho tình yêu thiên
nhiên, tình yêu quê hương đất nước của Esenin.
Nhà thơ Esenin còn được đưa vào giới thiệu trong quyển: “Lịch sử văn học
Xô Viết” (quyển 1, tập 1). Ở đó, đề cập đến một số đề tài chủ yếu trong thơ của

3


Esenin cả giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Mười. Tuy đây chỉ là một bài viết
tương đối ngắn nhưng đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên phong cảnh
Nga: “Trong thơ trước cách mạng ông đã sáng tạo những hình ảnh tuyệt diệu về
thiên nhiên Nga và cuộc sống nông thôn Nga. Thiên nhiên, nông thôn và đất nước
trong thơ ông đã hòa lẫn làm một trong những rung cảm đep.” [3-tr.111].
Gần đây, Esenin và thơ của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
khóa luận tốt nghiệp và luận văn tại các trường Đại học Sư phạm. Có thể điểm qua
một số đề tài sau:
Khóa luận tốt nghiệp của Lã Thị Thơ (Đại học sư phạm Hà Nội 2) nói về
“Esenin và Nguyễn Bính - nhìn từ góc độ so sánh loại hình”. Qua đó khẳng định và
lý giải nguồn gốc của sự tương đồng, gần gũi trong thơ ca của hai thi nhân. Ý kiến
này đã gợi mở những điều khá mới mẻ về thơ Nguyễn Bính, đồng thời giúp ta có
một cách nhìn nhận và đánh giá mới về thơ Esenin.
Luận văn thạc sĩ “Tình yêu trong thơ Esenin” của Phạm Thị Lịch (Đại học

sư phạm Hà Nội - 2009) với việc chỉ ra những tình cảm, cảm xúc của Esenin trước
thiên nhiên đất nước Nga, trước con người Nga và trước tất cả mọi loài vật nhỏ bé,
tác giả luận văn đã giúp cho người đọc thấu hiểu tâm hồn nhà thơ Nga vĩ đại và
nhận ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ tình của Esenin.
Qua quá trình xem xét và thống kê tư liệu đề cập đến đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Esenin là nhà thơ lớn - tác giả tiêu biểu cho nền văn học Nga - Xô Viết được
các nhà nghiên cứu văn học Nga và thế giới quan tâm.
Nhìn chung, nội dung của tất cả các bài viết về Esenin đều mang tính chất
giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của thơ Esenin. Có những tác giả đã đi
vào khai thác một số vấn đề nổi bật trong thơ Esenin như tình yêu quê hương đất
nước, tình mẹ hay chất triết lí trong thơ, chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên
sâu nào đi tìm hiểu về những biểu tượng nghệ thuật được thể hiện trong thơ của
ông. Đây chính là khoảng trống để chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Biểu tượng
nghệ thuật trong thơ trữ tình phong cảnh của S.A.Esenin” với mong muốn góp thêm
nguồn tài liệu để có thể đọc, thưởng thức các sáng tác của thiên tài thơ không chỉ
của nước Nga này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu những biểu tượng nghệ thuật đặc
sắc trong thơ của Esenin, từ đó chỉ ra đặc điểm và nghệ thuật khắc họa biểu tượng
trong thơ của ông.
- Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
4


+ Thứ nhất: Tìm hiểu lý thuyết về biểu tượng, đặc điểm và cơ chế hình thành
của biểu tượng để làm cơ sở cho đề tài.
+ Thứ hai: Nghiên cứu nội dung biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình
phong cảnh của Esenin: biểu tượng cánh đồng, cây bạch dương, ngôi nhà gỗ, dòng
sông, con đường, ánh trăng, mặt trời, dòng sông, nhà thờ.... Qua đó chỉ ra những giá

trị ý nghĩa biểu trưng mà Esenin gửi gắm sau mỗi biểu tượng như thiên nhiên và
con người Nga, đời sống tinh thần của người dân Nga và những biểu tượng mang
tính triết lí.
+ Thứ ba: Bên cạnh đó tìm hiểu thêm một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng
biểu tượng trong thơ trữ tình phong cảnh của Esenin. Với việc tiếp cận với mục đích
nghiên cứu trên, chúng tôi tìm và làm rõ cái hay cái đẹp trong thơ ông, một nhà thơ
lớn của thời đại, một nhà thơ lớn của Nga và nhân loại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thơ Esenin đa dạng và phong phú đem đến cho người đọc, người nghiên cứu
nhiều vấn đề cần lưu tâm. Song, thật khó để có thể một cái nhìn toàn diện về tất cả
các biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Esenin. Bởi sức sáng tạo của thi sĩ rất
dồi dào với khối lượng tác phẩm đồ sộ. Thêm vào đó là vấn đề dịch thuật, chuyển
thể tác phẩm. Do đó, với đề tài “Biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình phong
cảnh của Sergei Esenin” đối tượng nghiên cứu chúng tôi tập trung khám phá là
những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc nhất được Esenin sử dụng trong mảng thơ trữ
tình phong cảnh.
Trong quá trình nghiên cứu, do không có đủ điều kiện tìm hiểu tất cả các tài
liệu một cách đầy đủ nhất về nhà thơ, nên khi thực hiện đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi sẽ tìm hiểu những tư liệu về đặc điểm thơ trữ tình phong cảnh Esenin và
lý thuyết về biểu tượng nhằm mục đích phục vụ cho việc hiểu sâu hơn những nội
dung viết về biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình phong cảnh của ông. Tất cả
những ngữ liệu thơ sử dụng trong bài nghiên cứu được tham khảo từ tập “Thơ
Esenin” (Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Esenin) do Thúy Toàn chủ biên, Nhà
xuất bản Văn học Hà Nội - 1995. Với các dịch giả nổi tiếng như Thúy Toàn, Tế
Hanh, Đoàn Minh Tuấn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Mộng Sinh, Nguyễn Văn
Quảng, Anh Ngọc, Hồng Thanh Quang,... Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo thêm
các bản dịch khác của một vài dịch giả trên các trang web. Đó là những bài thơ
thành công nhất của Esenin.

5



5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Ở Việt Nam, thơ Esenin đã và đang thu hút được sự quan
tâm của sinh viên, học viên và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, mảng thơ viết về
biểu tượng và nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ trữ tình phong cảnh của
ông chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu. Vì vậy, khi chọn đề tài này chúng
tôi mong muốn góp phần bổ sung vào chỗ trống trong việc nghiên cứu về thơ
Esenin, đem lại cái nhìn trọn vẹn hơn về hồn thơ của “chàng trai Riadan”.
- Ý nghĩa thực tiễn: Bên cạnh đó, việc nghiên cứu giá trị nội dung của các biểu
tượng và những phương thức nghệ thuật thể hiện trong thơ trữ tình phong cảnh của
Esenin giúp trang bị thêm kiến thức cho việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học
Nga. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực với người làm công tác giảng dạy phổ
thông. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, việc nghiên cứu và học văn học nước
ngoài trong nhà trường còn gặp nhiều lúng túng, nhất là ở phương pháp tiếp cận.
Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần trang bị phương pháp nghiên cứu cho giáo viên,
giúp ích cho việc giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 2 chương:
Chương 1: Một số biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình phong cảnh của
S.A.Esenin
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ trữ tình phong cảnh

của S.A.Esenin

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHONG CẢNH CỦA S.A.ESENIN
1.1. Những vấn đề chung về biểu tượng
Khái niệm biểu tượng
Thuật ngữ “Biểu tượng” có nguồn gốc từ thời cổ Hy Lạp gắn liền với tên
tuổi của Aristot. Trải qua các thời kì, khái niệm này ngày càng được hoàn thiện và
được nhìn nhận cách đa chiều.
Nhìn từ góc độ văn hóa, rõ ràng có thể thấy mỗi nền văn hóa được cấu thành
bởi nhiều yếu tố khác nhau và một trong những yếu tố đó chính là biểu tượng. Các
tác giả cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều
có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn
ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo,…”
[2-tr.10]. Với cách hiểu như vậy, biểu tượng chính là một trong những cơ sở để xác định
đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan hệ của các nền văn hóa với nhau.
Xét từ góc độ ngôn ngữ, theo các nhà ngôn ngữ học: “Biểu tượng là một kí
hiệu tùy thuộc vào đối tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự
liên tưởng chung” [12, Theo S.X.Pocxo]. Có thể nó, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học,
biểu tượng là một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp được dùng để gợi ra
những ý nghĩa đa dạng ẩn sau nó.
Trở lại với góc độ văn học, nhìn từ đây có rất nhiều cách hiểu về biểu tượng.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ với đặc trưng phản ánh hiện thực đời sống, thể hiện
tư tưởng, tình cảm của con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Muốn làm được
như vậy, nhà văn phải mã hóa ngôn từ, tạo ra một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn
của chủ thể sáng tạo với những hình tượng có giá trị. Những hình tượng nghệ thuật

này ra đời gắn với ý nghĩa biểu đạt của nó làm thành các biểu tượng nghệ thuật đa
nghĩa trong văn học. Các nhà nghiên cứu lý luận học cho rằng: Biểu tượng là
“phương tiện tạo hình và biểu đạt” có tính “đa nghĩa” trong tác phẩm văn học.
Trong lĩnh vực thơ ca, biểu tượng chính là một trong những phương tiện
diễn đạt hiệu quả. M.Bakhin coi biểu tượng là đặc trưng khu biệt quan trọng nhất
của tác phẩm trữ tình so với tiểu thuyết: “Chính sự vận động của biểu tượng thơ
ca sẽ giả định phải có một ngôn ngữ thống nhất, tương hợp trực tiếp với đối tượng
của mình” [1-tr.54].

7


Như vậy, dù được xem xét ở nhiều khía cạnh song hầu hết các nhà nghiên
cứu đều nhấn mạnh đến vai trò và giá trị của biểu tượng, đồng thời nêu bật tính đa
nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm văn học.
Đặc điểm của biểu tượng nghệ thuật trong văn học
Văn học gắn liền với hiện thực nhưng không bao giờ là sự bê nguyện hiện
thực cuộc sống và trong tác phẩm bởi thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là một thế
giới hư cấu, giống thật chứ không phải thật. Để tạo nên một thế giới như thế việc
xây dựng những biểu tượng nghệ thuật là điều không thể bỏ qua. Trong tác phẩm
văn học biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể, cảm tính bao hàm trong nó
nhiều ý nghĩa, gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Nó chính là sự mã hóa cảm
xúc, ý tưởng, là phương tiện diễn đạt cô đọng, hàm súc của nhà văn, có sức khai mở
rất lớn trong sự tiếp nhận của độc giả. Chúng ta có thể xác định biểu tượng nghệ
thuật trên một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu tượng: Mối quan hệ giữa cái
biểu trưng và cái được biểu trưng của biểu tượng “mang tính có lý do, tính tất yếu”.
Chẳng hạn “dòng sông” thuộc hệ biểu tượng nước trong văn hóa nhân loại với
những đặc điểm bản thể mang tính vật chất như nguồn nước, dòng chảy liên tục,
thác nước,… từ ý nghĩa đó các nhà văn liên tưởng và đưa vào tác phẩm của mình

tạo nên dòng chảy cuộc đời, nguồn sống, nguồn sức mạnh, khả năng thanh tẩy,…
Qua đó, rõ ràng thấy được ở biểu tượng giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt luôn
tồn tại mối quan hệ về bản chất.
Thứ hai, biểu tượng luôn mang tính đa trị: Khác với các dấu hiệu, ký hiệu
thông thường luôn mang tính đơn trị thì biểu tượng lại mang tính đa trị. Nếu như các
dấu hiệu, ký hiệu thông thường tỉ lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là 1:1 (một
cái biểu đạt: một cái được biểu đạt) thì dung lượng giữa cái biểu trưng và cái biểu
trưng không được chia theo tỉ lệ này, chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều
cái được biểu đạt, hoặc đơn giản hơn… cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt.
Thứ ba, biểu tượng có tính sản sinh: Biểu tượng khác cơ bản với các dấu
hiệu, ký hiệu khác ở chỗ, ngoài chức năng thay thế, chức năng biểu hiện, chức năng
giao tiếp thì chức năng quan trọng nhất của biểu tượng là chức năng thẩm mĩ: sản
sinh ra các hình tượng nghệ thuật. Khi đi vào tác phẩm văn học, được gọi là một
biểu tượng khi một sự vật, hiện tượng nào đó tồn tại trong mình một ý nghĩa biểu
trưng nào đó, được cộng đồng, giai cấp, dân tộc thừa nhận, nó luôn hướng về một ý
nghĩa cố định nào đó, nhưng đồng thời lại tiềm ẩn khả năng mở ra những ý nghĩa
khác trong sự cảm nhận của con người. Hay nói khác đi, từ nghĩa gốc ban đầu, các
8


nhà văn sẽ xây dựng để tạo nên cho biểu tượng những biến thể loại hình. Chẳng
hạn, trong ca dao, con thuyền thường là biểu tượng cho người con trai, gắn với sự
chuyển động, tìm tòi - chí hướng ra đi tìm sự nghiệp:
“Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Thì cũng trong ca dao nó lại mở ra một lớp nghĩa mới gắn liền với người con
gái - đó là thân phận lênh đênh, trôi dạt:
“Thuyền em lựa bến cắm sào,
Em chờ phụ mẫu định nơi nào sẽ hay.”
Trong biểu tượng nghệ thuật thường đan xen giữa yếu tố truyền lớp (lớp

nghĩa cố định) và yếu tố cách tân (lớp nghĩa sản sinh). Chính sự đa dạng ấy khiến
cho việc xây dựng biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học một mặt dễ thức
dậy những nỗi niềm từ ngàn đời trong tâm thức độc giả, mặt khác lại tạo nên cảm
hứng từ những điều mới lạ. Để giải mã một biểu tượng nghệ thuật, hoặc cảm thụ
một tác phẩm giàu tính biểu tượng sẽ phải đi từ những cái cụ thể như ngôn từ, các
thủ pháp nghệ thuật,… để tìm ra những cái hàm ẩn đằng sau những biểu tượng nghệ
thuật được xây dựng.
1.2. Biểu tượng vẻ đẹp thiên nhiên, con người Nga
Sergei Alexandrovich Esenin (1895-1925) là nhà thơ trữ tình nổi tiếng
của Nga, được mệnh danh là “thi sĩ của làng quê”. 30 năm tuổi đời của Esenin
trải qua bao thăng trầm, sóng gió. Song cuộc đời ngắn ngủi ấy không thể trói
buộc được nhà thơ vĩ đại luôn tha thiết với dân tộc và tổ quốc Nga. Đối với
Esenin nghệ thuật không phải là sự cầu kỳ của những nét văn hoa, mà cái quan
trọng nhất là ngôn ngữ. Bằng tài năng sử dụng ngôn ngữ kỳ diệu của mình,
Esenin - vị chủ soái của nhóm thơ hình tượng đã tạo nên trong thơ ca những
cách tân nghệ thuật độc đáo. Chính bản thân Esenin cũng đã từng khẳng định vị
trí quan trọng của hình tượng trong thơ của mình: “Trong thơ tôi, bạn đọc cần
chú ý tính cảm xúc và tính hình tượng mà nó đã từng chi phối các nhà thơ trẻ
tuổi. Không phải tôi mới nghĩ ra hình tượng này, nó đã từng và đang là cơ sở
tinh thần và cái nhìn Nga, nhưng tôi là người đầu tiên phát hiện và lấy làm nền
tảng trong thơ mình, nó sống trong tôi một cách hữu cơ, và niềm say mê nó là
cảm xúc của tôi. Đây chính là đặc điểm của thơ tôi” [13-tr.9].
Chính việc ý thức rõ vai trò quan trọng của hình tượng trong biểu đạt cảm
xúc trữ tình, Esenin đã mã hóa những hình tượng ấy để tạo nên những biểu tượng
nghệ thuật để độc giả thưởng ngoạn, buộc họ phải suy ngẫm, phải thức dậy cả
9


những suy tư và cảm nhận, lưu giữ trong lòng người những dư vị sống động. Chính
những biểu tượng ấy đã làm nên giá trị đặc sắc cho mỗi sáng tác của Esenin. Lật mở

những trang thơ trữ tình phong cảnh của Esenin có thể thấy các biểu tượng được
xuất hiện với tần số cao và vô cùng phong phú. Đó là biểu tượng cánh đồng, cây
bạch dương, ngôi nhà, ánh trăng, giọt sương, nhà thờ, mặt trời, ánh lửa,... Tất cả
những biểu tượng ấy được khơi gợi từ văn hóa dân gian, óc liên tưởng sáng tạo và
nghệ thuật trác việt của nhà thơ.
Các nhà thơ Nga ở mọi thời đại đều gắn bó chặt chẽ số phận cá nhân của
mình với vận mệnh nước Nga, với nhân dân Nga. Esenin từng khẳng định: “Thơ
trữ tình của tôi sống được bởi một tình yêu lớn - tình yêu đối với quê hương, đối
với Tổ quốc”:
Ôi nước Nga cánh đồng màu đỏ thắm
Và màu xanh ngã xuống giữa lòng sông
Tôi yêu đến vui sướng và đau khổ
Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông.”
(THÚY TOÀN dịch)
Sinh ra cùng những “bài ca trên thảm cỏ”, thơ trữ tình của Esenin không
thể vắng bóng những biểu tượng nghệ thuật về phong cảnh thiên nhiên. Đó là vẻ
đẹp của một nước Nga giản dị, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần huyền ảo
được sáng tạo bởi một thiên tài thơ có tình yêu sâu sắc với Tổ quốc, quê hương.
Trong tất cả những biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trên trang thơ trữ tình phong
cảnh của Esenin thì biểu tượng cánh đồng, biểu tượng cây bạch dương, biểu tượng
ngôi nhà gỗ và một số biểu tượng khác như cánh rừng, con đường, dòng sông,…
là những biểu tượng tiêu biểu nhất cho thiên nhiên Nga tươi đẹp và bộc lộ cách
chân thực tâm hồn Nga, trái tim Nga nồng hậu, đượm tình.
Biểu tượng cánh đồng
Qua khảo sát trong trong tài liệu “Thơ Esenin” [4]. và 1 số tài liệu trên các
trang web thì tần xuất biểu tượng cánh đồng xuất hiện trong thơ Esenin là rất lớn.
Trong số hơn 130 bài thơ của ông mà chúng tôi tìm đọc được thì có tới trên 50 bài
thơ của ông có biểu tượng cánh đồng và tần số hình tượng này xuất hiện trong thơ
trữ tình phong cảnh của Esenin là 25/30 bài. Điều đó chứng tỏ rằng trong ý niệm
của nhà thơ, cánh đồng là một hình ảnh quen thuộc, gần gũi và rất giàu sức gợi cảm.


10


Để giải mã biểu tượng cánh đồng trong thơ Esenin, ta phải lý giải được ý
nghĩa biểu tượng của hình ảnh này trong hệ thống văn hóa nhân loại. Theo Wikipedia
“Cánh đồng là một khu vực đất đai rộng lớn ở vùng đồng quê hoặc ở khu vực ngoại
ô được sử dụng trong lĩnh vực một nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi. Địa hình và
cấu tạo thổ nhưỡng của cánh đồng thường là đồng bằng xen lẫn với các con dốc
thoải, đất đai phong phú chất hữu cơ, thuận lợi cho trồng trọt” [18].
Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, cánh đồng mà mẫu gốc là
đồng bằng được coi là bình nguyên ánh sáng. “Đồng bằng là biểu tượng của
không gian, của mặt đất vô biên, nhưng với tất cả các ý nghĩa của chiều nằm
ngang, độc lập với chiều thẳng đứng. Khi dùng từ này để nói các bình nguyên trên
trời là để chỉ khoảng cách mênh mông vô tận, nơi các thần linh du ngự và các sứ
giả dẫn hồn cũng dẫn dắt những linh hồn chết lên đấy. Thần Mithra thường được
gọi bằng cái tên “chúa tể các đồng bằng”.... Theo quan niệm của các dân tộc
Celtes về thế giới: Đồng - là tên gọi riêng chỉ thế giới bình nguyên lạc thú. Tên
gọi này thường dùng để gọi xứ Ailen- mảnh đất này coi như thay thế cho địa đàng
“cánh đồng fal”. Đồng bằng được nhân cách hóa từ nữ thần Macha [2-tr.312].
Trong tiếng Hy Lạp cánh đồng được gọi là "agros" và tiếng Latin là "ager"
đều dùng để chỉ về một diện tích đất trồng có ranh giới rõ ràng (hành lang). Trong khi
đó ở Úc và New Zealand thì cánh đồng được gọi là "paddock" có nghĩa là nơi các gia
súc gặm cỏ và là không gian để các loại gia súc như bò, cừu chạy nhảy. Ở Việt Nam,
cánh đồng thường được biến đến với những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh được
hình thành từ những thửa ruộng [18]. Còn trong tiếng Nga cánh đồng được gọi là
“поле” [17]. Đây là lời bài hát “Cánh đồng Nga” được dịch ra Tiếng Việt:
“Tuyệt vời những cánh đồng lúa nước Nga
Đẹp sao giây phút trăng lên cao ánh tỏa vàng
Khi tuyết rơi lấp đầy niềm đau cũng dâng tràn

Và khi hạnh phúc, lúc sướng vui lòng tôi vẫn nhớ
Xiết bao đẹp tuyệt vời” [16].
Rõ ràng có thể thấy, biểu tượng cánh đồng không chỉ lưu dấu ấn mạnh mẽ
trong văn học Nga mà còn gắn bó sâu sắc với văn hóa đất nước này. Esenin xuất
thân từ một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Riadan miền trung nước Nga. Đây là một
vùng quê thanh bình, tuyệt đẹp nằm bên bờ sông Ôka xanh biếc, đất đai phì nhiêu,
màu mỡ với những cánh đồng trải dài, dòng sông thơ mộng và khu rừng tuyệt đẹp.
Bởi vậy ông bị cuốn hút mãnh liệt bởi những vẻ đẹp đầy màu sắc của thiên nhiên
làng quê mà cánh đồng là một hình ảnh không thể bỏ qua.

11


❖ Cánh đồng - vẻ đẹp Nga
“Ôi, nước Nga thân thiết của tôi,
Nhà gỗ thông khoác áo choàng tượng Chúa...
Một màu xanh mắt ngắm nhìn thuê thỏa
Một màu xanh tít tắp tận chân mây.”
(THÚY TOÀN dịch)
Thiên nhiên trong thơ ông hoàn toàn không phải một nước Nga nông thôn cơ
khí hóa, điện khí hóa với máy cày, máy kéo mà là một nước Nga đồng ruộng cổ
xưa, phảng phất nét u hoài nhưng đẹp đến mê đắm. Những cánh đồng “xanh tít tắp
tận chân mây” cho “kẻ hành hương” được “ngắm nhìn thuê thỏa”.
Nhà thơ không chỉ ngắm nhìn, cảm nhận cánh đồng ở một trạng thái duy nhất
mà luôn đặt nó trong sự vận động và gắn với cuộc sống lao động của người dân:
“Cánh đồng đây đó hiện lên
Trần trụi nhiều mảng đen đen đất cày” [15].
Hay:
“Đồng ruộng gặt rồi, rừng trơ trụi
Mặt nước mờ hơi ấm, mù sương.”

(THÚY TOÀN dịch)
Trong những câu thơ trên, không phải là cánh đồng bát ngát “xanh tít tận
chân mây” nữa mà là cánh đồng “trần trụi” với những mảnh đen “đất cày”, là cánh
“đồng gặt” rồi trơ trụi. Nhưng dù ở trạng thái nào thì cánh đồng ấy vẫn thật đẹp.
Thay cho sự mênh mông, bát ngát, cánh đồng hẹp lại, chút xuống lá vàng cùng với
sương mù và khí ẩm từ mặt hồ dâng lên đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu.
Biểu tượng cánh đồng còn được Esenin khắc họa cách cụ thể, sống động qua
nhiều thời điểm trong ngày. Có cánh đồng lúc bình minh sáng sớm:
“Những lúa đồng vàng ánh giữa mù sương”
(THÚY TOÀN dịch)
Hay:
“Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng
Tưới đầm những luống dài bắp cải
Cây phong non ngửng đầu chới với
Bú dòng sữa mẹ, sữa màu xanh.”
(THÚY TOÀN dịch)
Trên cánh đồng, những “luống dài bắp cải” được bình minh rót lên giọt
“nước hồng” và những cây phong non đang “ngửng đầu chới với”. Cách sử dụng

12


màu xanh thật độc đáo: Màu xanh của những cây bắp cải, của cây phong non mới
mọc và của cả “dòng sữa mẹ” đã khiến cho không gian trên cánh đồng trở nên
tươi mát và thoáng đãng. Đặc biệt nghệ thuật nhân hóa “cây phong non ngửng đầu
chới với” để “bú dòng sữa mẹ” đã làm cho cảnh vật trở nên thật sống động và
đậm chất “người”.
Buổi chiều trên cánh đồng quê đẹp đến mê đắm khiến thi sĩ phải thốt lên:
“Tôi mê chiều nay lắm
Cánh đồng vàng yêu thương”

(TẾ HANH dịch)
Điểm nhìn được mở ra thật xa và rộng. Ánh ráng vàng của mây trời chiếu tỏa
xuống cánh đồng một màu vàng no ấm:
“Đã xế chiều. Hoàng hôn vẩy ánh vàng
Lên ruộng đồng sẫm tối”
(THÚY TOÀN dịch)
Và khi đêm về, vạn vật như tĩnh lại:
“Dòng sông lấp lánh bạc
Con suối lấp lánh bạc
Bạc lấp lánh cỏ hoa
Thảo nguyên thành bát ngát”
(TRẦN ĐĂNG KHOA dịch)
Dòng sông, con suối, cỏ cây trên cánh đồng như đắm mình trong sắc bạc của
ánh trăng. Trong cái tối tăm của đất trời, không gian mở rộng ra một cánh đồng bao
la, bát ngát.
Không chỉ dừng lại ở đó nét vẽ của Esenin còn đưa người đọc đến với một
bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc của cánh đồng qua các mùa trong năm. Sự xuất
hiện của cánh đồng trong thời khắc khởi đầu của một năm thật đẹp, thật ấn tượng:
“Khi xuân đập vỡ băng đầu
Sông hồi hộp chảy những ngày đầu tiên
Cánh đồng đây đó hiện lên
Trần trụi những mảng đen đen đất cày” [15].
Khi xuân đến, băng tan và dòng sông bắt đầu chảy cũng là lúc người dân
Nga cày đất khắp cánh đồng chuẩn bị cho một vụ gieo hạt mới đã làm nên một vẻ
đẹp thơ mộng rất riêng của cánh đồng Nga mỗi độ xuân đến:
“Cỏ non như lụa đầu nghiêng xuống.
Trời đất thơm lừng hương nhựa thông.
Ôi, đám cây rừng, ôi bãi ruộng -

13



Ngây ngất lòng ta say bước xuân.”
(THÚY TOÀN dịch)
Cả một cánh đồng sáng ngời, lung linh. Sự liên tưởng độc đáo khiến cỏ non
trở nên mềm mại như lụa biết nghiêng đầu đón xuân. Và trong cái không khí ấy
hương nhựa thông nồng nàn phả vào rừng cây, bãi ruộng. Tất cả tạo nên một cánh
đồng mùa xuân tuyệt diệu làm “ngây ngất” lòng người.
Khi hè tới, những cánh đồng “trần trụi” đất cày đã bước vào mùa thu hoạch:
“Đồng ruộng gặt rồi, rừng trơ trụi,
Mặt nước mờ hơi ấm, mù sương.”
(THÚY TOÀN dịch)
Sự thay đổi mùa trong thơ Esenin diễn ra thật tinh tế. Những cánh đồng vàng
trải dài tít tắp tạo nên bức tranh mùa thu vàng đặc trưng của nước Nga:
“Tôi mê chiều nay lắm
Cánh đồng vàng yêu thương
Gió trẻ cuốn vạt áo
Đến vai cây bạch dương”
(TẾ HANH dịch)
Trong thơ Esenin, mỗi mùa nước Nga lại thay một bức tranh thiên nhiên mới
và bức tranh nào cũng tuyệt đẹp. Mùa đông nước Nga được phủ tuyết trắng ngần và
cánh đồng cũng phủ phủ kín tuyết như ngàn con thiên nga trắng:
“Có thể không phải mùa đông ngoài nội
Mà thảo nguyên sà trắng cánh thiên nga.”
(THÚY TOÀN dịch)
Rất nhiều lần khi viết về cánh đồng mùa đông Esenin nhắc đến tuyết:
“Ôi cái sâu thăm thẳm đất cây rừng!
Ôi cái vui của ruộng đồng phủ tuyết!”
(THÚY TOÀN dịch)
Và:

“Bình nguyên tuyết, vầng trăng trắng toát
Mảnh đất quê vải liệm phủ trắng mình”
(THÚY TOÀN dịch)
Hình ảnh tuyết trên cánh đồng Nga rất phong phú, đa dạng bởi sự liên tưởng
độc đáo, sâu sắc của tác giả. Đọc những vần thơ ấy người đọc như lạnh toát nơi
sống lưng, buốt giá tới tận tâm can. Thiên nhiên trên cánh đồng màu đông đẹp
nhưng vô cùng khắc nghiệt với sự sống con người.

14


Và một nét rất đặc sắc trong thơ Esenin đó là việc sử dụng màu sắc cách hài hòa
và độc đáo. Trong bảng màu của Esenin lên tới con số 36 màu khác nhau thì hình
tượng cánh đồng xuất hiện với 6 màu. Trong thơ trữ tình phong cảnh của Esenin hình
tượng cánh đồng xuất hiện với 3 màu nổi bật là màu xanh, màu vàng và màu đỏ.
Dưới con mắt của Esenin - hoạ sĩ của đồng quê, cánh đồng mang một sắc
xanh trải dài ngút mắt:
“Theo lối mòn nát nhàu tôi tất tả
Ra bao la đồng ruộng trải ngát xanh.”
(THÚY TOÀN dịch)
Hay:
“Còn dưới màu xanh khắp thảo nguyên
Anh đào làn khói thở hơi mơ màng”
(THÚY TOÀN dịch)
Màu xanh là một gam màu lạnh, tượng trưng cho sự sống, sự bình yên và hy
vọng. Hơn nữa, cái màu của niềm tin ấy lại được trải rộng “tít tắp” khiến không
gian như mở rộng, gợi sự trầm tĩnh của làng quê dưới cái nhìn nhân hậu, dịu dàng
của nhà thơ. Cánh đồng màu xanh phải chăng chính là ước mơ về một nông thôn
thanh bình, yên ấm vẫn thường trực trong sâu thẳm nỗi buồn của Esenin?
Bên cạnh màu xanh, cánh đồng còn hiện lên với màu vàng tươi sáng:

“Tôi mê chiều nay lắm lắm
Cánh đồng vàng yêu thương”
(TẾ HANH dịch)
Khung cảnh cánh đồng trở nên thật mờ ảo, nên thơ:
“Những lúa đồng vàng ánh giữa mù sương”
(THÚY TOÀN dịch)
Màu vàng là màu của tin yêu, của hạnh phúc. Đặc biệt nó là gam màu ưa
thích trong bức tranh thiên nhiên của thi sĩ. Bởi đó cánh đồng vàng mà Esenin viết
chính là màu sắc huy hoàng, chói sáng của quê hương “Nước Nga vàng”
Nhưng dù vậy, màu vàng no ấm, và màu xanh hy vọng vẫn không thể che
lấp được nỗi buồn nhức nhối của cánh đồng mênh mông trong sầu thương:
“Ôi nước Nga cánh đồng màu thắm đỏ
Và màu xanh ngã xuống dưới lòng sông
Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ
Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông.”
(THÚY TOÀN dịch)

15


Hình ảnh cánh đồng đỏ thắm biểu trưng cho nước Nga nghèo, buồn nhưng rất
đẹp - một nước Nga cổ xưa chỉ còn tồn tại trong những ai hoài của một nhà thơ yêu tổ
quốc, yêu thiên nhiên say đắm. Sự kết hợp hài hòa màu sắc trong thơ mang lại một
bức tranh tuyệt đẹp khiến người đọc mãi nhớ nó và mãi còn run rẩy lên vì nó.
❖ Cánh đồng - tình yêu của nhà thơ
Trong các sáng tác của mình Esenin luôn đặt vào đó tâm hồn và tình cảm
của mình. Bởi vậy mà mỗi bài thơ của ông đều rất chân thực và sống động. Khi
viết về những bài thơ trữ tình phong cảnh, Esenin gửi gắm ở đó tình cảm say đắm
trước thiên nhiên Nga tươi đẹp và tấm lòng gắn bó sâu sắc với Tổ quốc Nga.
Là một người có tâm hồn rộng mở, ông dành một tình yêu mãnh liệt cho

cảnh sắc làng quê mình. Phải yêu, phải gắn bó lắm thì nhà thơ mới có thể chớp
được những khoảnh khắc tuyệt vời này của thiên nhiên trên cánh đồng:
“Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng
Tưới đầm những luống dài bắp cải
Cây phong non ngửng đầu chới với
Bú dòng sữa mẹ, sữa màu xanh.”
(THÚY TOÀN dịch)
Thiên nhiên trong thơ Esenin như có hồn và hòa quyện với con người. Con
người trong thiên nhiên, thiên nhiên trong tâm hồn của con người. Con người
trong thơ của Esenin đã hòa lẫn làm nên một cảm xúc đặc biệt, mạnh mẽ:
“Nhà gỗ thông khoác áo choàng tượng Chúa...
Một màu xanh mắt ngắm nhìn thuê thỏa
Một màu xanh tít tắp tận chân mây.
Như một kẻ hành hương từ xa đến,
Tôi ngắm nhìn mãi đồng ruộng của Người.
Bên lối rào le te quanh thôn xóm
Những cây phong gầy guộc lá reo vui.”
(THÚY TOÀN dịch)
Phần lớn những bài thơ được sáng tác trong những năm 1910- 1912 (Esenin
mới độ tuổi 15, 17) đều mang một vẻ đẹp trong sáng, tươi mới của một tâm hồn
nghệ sĩ nhạy cảm, nhìn cuộc sống với tinh thần lạc quan, tin tưởng nên ở bài thơ
nào cũng tràn ngập ánh sáng, niềm vui, sự thiết tha giao cảm với thiên nhiên.
Qua những bài thơ trữ tình phong cảnh của Esenin, người đọc sẽ thấy được
nhà thơ như giao cảm với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác

16


quan của mình, bằng cả tâm hồn mình. Mỗi sự vật, sự việc tồn tại trong đời sống, từ
những hình tượng nhỏ bé trên cánh đồng...qua cảm nhận của nhà thơ đều trở nên

thân quen. Đúng như nhận định của Gorki: “Esenin không phải chỉ là một con
người mà còn là một đại phong cầm tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca, sinh ra
để diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng, để thể hiện tình yêu với tất cả những gì
có sự sống ở trên đời và khẳng định tình thương là điều xứng với con người hơn tất
cả mọi điều” [8-tr.5].
Tình yêu quê hương đất nước là nguồn mạch cảm hứng chi phối toàn bộ
sáng tác của Esenin. Xuôi theo trang viết của ông, ta bắt gặp những câu thơ buồn
đến não lòng về cái nghèo của quê hương. Đó là nỗi băn khoăn lo lắng cho vận
mệnh, tương lai của đất nước. Nga từ một nước nông nghiệp chuyển sang giai đoạn
sắt thép nhưng chính những bàn tay sắt đã thay đổi làng quê, phá bỏ những giá trị
tốt đẹp. Nhà thơ cảm thấy đau đớn, xót xa khi miền quê thân yêu nay đã bỏ đi
những sinh hoạt, lao động ngày mùa cũng không còn rộn ràng, háo hức:
“Miền quê ta hoang vắng
Miền quê ta trống trơ,
Đồng cỏ chưa ai cắt,
Rừng cây và nhà tu.”
(THÚY TOÀN dịch)
Như vậy, Esenin đã rất khéo léo khi xây dựng hình tượng trong thơ của
mình. Qua những biểu tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình phong cảnh của ông, đặc
biệt là biểu tượng cánh đồng, người đọc được bắt gặp một tâm hồn Nga thật đẹp với
tình yêu say đắm trước thiên nhiên cảnh vật nơi làng quê Nga và tình yêu đất nước
Nga nồng thắm.
Biểu tượng cây bạch dương
Nói đến thiên nhiên của nước Nga là nói đến xứ sở của những hàng bạch
dương rì rào và tha thướt, luôn đắm mình bên dòng sông trong xanh thẫm, với
những lời hát, câu ca văng vẳng sau những chiếc lá bạch dương xanh hiền hòa.
Cây bạch dương là loài cây thân gỗ kích thước từ nhỏ tới trung bình hay các
cây bụi, chủ yếu sinh sống trong khu vực có khí hậu ôn đới phương Bắc. Các lá đơn
có thể khía răng cưa hay có thùy. Quả là loại quả cánh nhỏ, mặc dù các cánh có thể
không thấy rõ ở một số loài. Bạch dương được coi là quốc thụ của Nga, nó được

sùng bái như là một nữ thần trong tuần lễ xanh vào đầu tháng sáu. Người ta gọi
nước Nga là xứ sở của bạch dương là vì lý do như vậy.

17


“Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” định nghĩa “Bạch dương là cây hạng
nhất, cây thiêng liêng của các dân tộc Xibia. Đối với họ, nó thâu tóm tất cả các chức
năng của trục thế giới cũng như trục cột vũ trụ”, “Bạch dương đôi khi gắn với mặt
trăng, thậm chí cả mặt trời lẫn mặt trăng, trong trường hợp ấy nó là hai, lá cây cha
và cây mẹ, cây đực và cây cái. Nó đóng vai trò phù hộ hoặc nhiều phần hơn là công
cụ để ảnh hưởng của trời đi xuống cõi trần… cây bạch dương tượng trưng cho con
đường liên thông để cho những sức mạnh của trời xuống tới hạ giới và những khát
vọng của con người lên tới thượng giới. Là cây thiêng liêng ở Đông Âu và Trung Á,
đặc biệt là ở Nga, nó tượng trưng cho mùa xuân và người con gái” [2-tr.45].
Trong thơ Esenin biểu tượng cây bạch dương xuất hiện rất nhiều với đủ loại
hình vẻ và trở thành “nữ hoàng của cánh đồng”. Iuriprocusep cho rằng “Thơ của
Esenin chính là vương quốc của bạch dương”. Thật đúng là “ít có nhà thơ nào lại
dành những vần thơ đắm đuối tình yêu và tràn đầy những rung cảm thẩm mỹ như
Esenin đối với bạch dương Nga” [7-tr.173]. Bạch dương được Esenin ví đẹp như
một thiếu nữ trẻ trung với tâm hồn trinh bạch. Ông cũng gọi Tổ quốc mình là “xứ sở
của bạch dương gấm lụa”.
❖ Bạch dương - vẻ đẹp Nga
Xuất hiện trong thơ trữ tình phong cảnh của Esenin biểu tượng cây bạch
dương hiện lên qua nhiều hình dáng và tư thế khác nhau:
“Giống như cây nến lớn
Bạch dương đứng dăng hàng.”
(THÚY TOÀN dịch)
“Cây bạch dương mảnh mai soi bóng bên hồ”
“Cây bạch dương màu trắng

Bên cửa sổ nhà tôi”
(ĐOÀN MINH TUẤN dịch)
“Tôi chỉ muốn ôm vào, ghì sát
Những ngực trần trắng mịn của bạch dương”
(NGUYỄN VIẾT THẮNG dịch)
Cây bạch dương xào xạc cành lá trong đêm trăng mùa xuân, cây bạch dương
ngực trần mịn trắng thơm ngát khiến thi nhân muốn ghì vào lòng, cũng có khi cây
bạch dương là cây nến trắng mền cao vút, là dòng sữa ngọt ngào, trong lành đang
phun trào giữa trời cao.
Khi vạn vật chào đón một ngày mới thì: “Cây bạch dương mơ màng ngái
ngủ khi bình minh lên”. Esenin thật tinh tế và sống động biết bao khi ví bạch dương
đang “mơ màng ngái ngủ”. Ta như bắt gặp hình ảnh hàng bạch dương trước cửa
nhà ẩn hiện trong làn sương buổi sớm.
18


Khi chiều xuống, bạch dương khoác lên mình tấm áo mới khiến cho tâm hồn
thi sĩ mê đắm:
“Tôi mê chiều nay lắm
Cánh đồng vàng yêu thương
Gió trẻ cuốn vạt áo
Đến vai cây bạch dương”
(TẾ HANH dịch)
Hình ảnh cây bạch dương càng đẹp hơn, lung linh hơn với những ngọn nến
to trong đêm xuống:
“Đêm dịu dàng ấm áp
Như mùa đông bên lò
Hàng bạch dương đứng sáng
Như những ngọn nến to”
(ĐOÀN MINH TUẤN dịch)

Hình ảnh cây bạch dương lại một lần nữa xuất hiện khá đặc biệt trong cảm
xúc và trí tưởng tượng của nhà thơ. Hình ảnh bạch dương không còn trơ trọi phủ
đầy tuyết trắng mà nó trở nên tươi sáng hơn với sắc màu của ngọn nến. Cây bạch
dương trở nên cứng cỏi gắn trắc. Nó mang vẻ đẹp tươi sáng của thiên nhiên “đứng
sáng”. Esenin rất linh hoạt trong việc vận dụng hình ảnh thiên nhiên bằng cảm xúc
của mình. Đó là sự vận dụng khéo léo, tài tình, tạo nên hình ảnh cây bạch dương
cứng trắc nhưng có chút gì hơi miềm yếu, bởi sự so sánh hàng“bạch dương đứng
sáng” như những “ngọn nến”. Đêm xuống hàng bạch dương càng trở nên xanh
thẫm, không chỉ là màu xanh của lá mà là của cả thiên nhiên đất trời. Thông qua
cảm xúc và trí tưởng tạo hình của nhà thơ, hàng bạch dương trở thành những cây
nến to đứng sáng tạo nên một hình ảnh yên bình, ấm áp. Esenin đang vẽ lên bức
tranh thiên nhiên mà hình ảnh trung tâm là cây bạch dương tuyệt đẹp, đồng thời
cũng dự báo hình ảnh đẹp đẽ này sẽ lụi tàn nhanh nếu bàn tay con người cứ vô tình
cày xới lên những giá trị đẹp của thiên nhiên. Con người phải che chở, bảo vệ thiên
nhiên như bảo vệ những cây nến lung linh yếu ớt ấy để thiên nhiên mãi luôn giữ
được giá trị sự sống.
Nếu như biểu tượng cánh đồng luôn song hành trong bức tranh bốn mùa của
nước Nga tươi đẹp thì biểu tượng cây bạch dương cũng hiện lên thật đẹp với thời
gian. Mùa xuân bạch dương xum xuê cành lá:
“Lào xào trong lá êm đềm bạch dương.”
(XUÂN DIỆU dịch)

19


×