Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Biểu tượng nghệ thuật trong thơ nôm của trần tế xương từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384 KB, 81 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Về khoa học:
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Xương là hai tác giả lớn của văn học
dân tộc, cùng sống trong một giai đoạn lịch sử và là những nhà Nho ở giai đoạn
giao thời giữa trung đại và cận hiện đại.
Hai nhà thơ đều có nhiều đóng góp lớn về phương diện nghệ thuật. Trong đó
nổi bật nhất là việc xây dựng những biểu tượng nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến và Trần Tế Xương. Thông qua những biểu tượng từ góc nhìn văn hóa,
chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng qua lại của văn hóa truyền thống và thời đại
trong sáng tác của hai nhà thơ. Đồng thời từ những biểu tượng nghệ thuật, ta hiểu
rõ hơn tài năng của tác giả, thấy được sự khác nhau trong sáng tác Nôm của
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, góp phần làm sáng tỏ phong cách hai cây đại
thụ lớn của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
1.2. Về thực tiễn:
Sáng tác của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương được giảng dạy trong nhà
trường từ bậc THCS đến THPT. Đề tài luận văn góp phần bổ ích, tích cực cho việc
giảng dạy về tác giả - tác phẩm Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương trong nhà
trường.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Làm nổi bật yếu tố văn hóa qua các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm
của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương .
Thấy được sự tương đồng, khác biệt trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và
Trần Tế Xương qua các biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa.
3. Lịch sử vấn đề.

1


Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử nhưng thơ văn của Nguyễn
Khuyến và Trần Tế Xương vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong lòng những


người dân Việt Nam và đặc biệt là những độc giả yêu mến mảng thơ Nôm. Nhiều
câu thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương được dân gian sử dụng như hoặc như
những phương châm xử thế, những ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Từ xưa đến
nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương ở
những khía cạnh, góc độ khác nhau. Đáng lưu ý là một số hướng nghiên cứu có
liên quan tới đề tài luận văn.
3.1. Những nghiên cứu về tác giả có liên quan đến đề tài.
3.1.1. Về tác giả Nguyễn Khuyến
3.1.1. Nghiên cứu chung về tác giả Nguyễn Khuyến có liên quan tới đề tài
Nguyễn Khuyến là nhà thơ đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên sức
sống bền bỉ của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác thơ của Nguyễn Khuyến được giới phê bình văn học
đánh giá cao.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Khuyến được biết đến với
tư cách là một nhà thơ. Thơ nôm của ông đã được giới thiệu trên tạp chí Nam
Phong và cuốn sách Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm xuất bản 1925 đã
giới thiệu 7 bài thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Từ đó trở đi Nguyễn Khuyến luôn là
nhà thơ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
- Những nhân xét, đánh giá về nội dung trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
có để cập đến vấn đề biểu tượng:

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền nhận xét khi thống kê, phân loại
thơ Nguyễn Khuyến thấy có rất nhiều hình bóng con vật xuất hiện, trong đó
có những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:.“Con đom đóm “lập lòe trong
đêm sâu”. Tiếng cuốc khắc khoải “thâu đêm ròng rã”. Có bóng cò “ngoài lũy
2


nhấp nhô”. Có con “trâu già cọ gốc phì hơi nắng”…Thậm chí có con tôm, con
ba ba, con mèo… nó gắn bó gần gũi với người nông dân Việt Nam” [18]

Tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn Nguyễn Khuyến thơ và lời bình đã nhận xét
tầng lớp quan lại trong thơ Nguyễn Khuyến, trong đó có hình ảnh ông tiến sĩ giấy
mang ý nghĩa biểu tượng: “Bọn quan lại thường là những người xuất thân khoa
bản , nhưng khoa bảng trong thời kì này cũng mục nát, không phải là nơi kén chọn
nhân tài. Nguyễn Khuyến đả kích quan lại, ông cũng vạch trần thực chất của khoa
bảng. Triều Nguyễn trong giai đoạn nửa cuối XIX, vẫn giữ được những kỳ thi
hương, thi hội, và những kì thi như vậy vẫn đẻ ra những ông nghè, ông cống.
Đúng như Nguyễn Khuyến nói đó là thứ “ông nghè tháng tám” có cái mẽ bề ngoài
còn bên trong thì chẳng có gì”[16]
Nhà nghiên cứu Vũ Thanh khi nghiên cứu về tâm trạng Nguyễn Khuyến qua
thơ tự trào trong cuốn Nguyễn Khuyến về tác gia - tác phẩm có nhận xét: “Trong
thơ tự trào hình ảnh Nguyễn Khuyến hiện lên dưới nhiều góc độ khác nhau: khi là
Ông say, khi là ông Lòa, khi Anh giả điếc, khi lại là Lão đá, khi là thứ đồ chơi, khi
lại là mẹ Mốc… Nhìn chung đó là những người yếu đuối về sức lực, nhếch nhác về
hình hài, cam chịu và buông thả, bế tắc và tuyệt vọng… Đó là con người bị chính
ông phê phán, phủ nhận”[40, 273]
Khi bàn về Chất liệu ngày thường và thi tứ khác thường, tác giả Trần Lê
Văn cho rằng “Thơ Nguyễn Khuyến viết về quê mình phần nhiều mang tính thời
sự: Thời sự về công việc làm ăn, về đời sống vật chất và tinh thần của người trong
làng. Chẳng thiếu gì nỗi gian truân của nông dân, nông nghiệp ở đây, trong thời
đại trước” ví dụ: “Năm mất mùa, Vịnh lụt...”[51, 320]
Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Đình Chú trong cuốn Nguyễn Khuyến thơ và lời
bình đã nhận xét Nguyễn Khuyến “Là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.
“Hồn thơ Nguyễn Khuyến luôn gắn bó với quê hương làng cảnh nên các hình
ảnh: chim chóc, cây cối, hoa lá, con trâu, khúc sông bãi chợ, đường làng, ngõ
3


trúc... đặc biệt cuộc sống và tâm tình về dân quê đã đi vào thơ ông chân thực và
sinh động vô cùng” [4]

Bên cạnh những ý kiến về nội dung thì những nhận xét, đánh giá về nghệ
thuật thơ Nguyễn Khuyến có đề cập đến vấn đề biểu tượng:
Tác giả Văn Tân trong cuốn Nguyễn Khuyến thơ và lời bình đã nhận xét
“ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Khuyến xác thực, gợi tả, hồn nhiên mà sáng sủa” là vì
nhà văn đã được tiếp thu những tinh hoa văn hóa ngôn ngữ của các thế hệ trước,
đồng thời vận dụng ngôn ngữ đời thường lời ăn tiếng nói hằng ngày dân gian nên
trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến dùng nhiều khẩu ngữ ví von, ví dụ trong bài “
Khai bút, Tự trào...” [16]
Nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh, trong cuốn Nguyễn Khuyến về tác gia tác
phẩm đã nhận xét: Phong cách dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến thể hiện
trước hết ở cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ mà đặc điểm nổi bật nhất là sự lược
quy những mặt khác nhau của hiện thực về phương diện lối sống. Xã hội được nhìn
từ góc độ lối sống, hiện thực trong thơ ông chủ yếu là hiện thực của lối sống khác
nhau.Có thể thấy điều này trong loạt bài thơ qua hình tượng “ông phỗng đá”, “anh
giả điếc” [40]
3.1.1.2 Nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến.
Trong thời gian qua có một số nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu, phân tích
một số biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
Ba bài Vịnh thu của Nguyễn Khuyến được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường nên được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhận xét đánh giá khá sâu sắc dưới
mọi khía cạnh. Trần Quốc Vượng viết“Ba bài Vịnh thu của Nguyễn Khuyến là
biểu tượng của sự hòa điệu- nhân hòa, thiên hòa - là cái“Hương xưa”, là cái
“Thanh bình mong manh”, “ Thanh bình như bóng trưa đơn sơ”của làng cảnh
Việt Nam... [40,49]
4


Tác giả Ngô Ngọc Ngữ Long có nhắc đến hình ảnh “Hoa năm ngoái”
trong bài Thu vịnh là biểu tượng “cho những ngày tháng cũ, là hình ảnh tươi đẹp

bình yên của đất nước khi chưa có bóng của bọn xâm lược. Nên chỉ nỗi nhớ hoa
cũng là nỗi niềm cố quốc”[40,218]
Nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Yên, trong cuốn Nguyễn Khuyến về tác gia, tác
phẩm khi viết về “Vịnh tiến sĩ giấy” đã thống kê một loạt biểu tượng:“cờ dương
danh tiến sĩ, biển ấn tứ vinh quy, mũ mang cân đai... toàn của vua ban và cái tên
quen thuộc: “Ông nghè tháng tám” [40, 228]
Trong cuốn Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam tập 2 (Lã Nhâm Thìn Vũ Thanh đồng chủ biên), nhà nghiên cứu đã lựa chọn hình ảnh“Mẹ Mốc là hình
ảnh của chính Nguyễn Khuyến, là biểu tượng độc đáo cho phẩm chất khí tiết của
bậc quân từ” bởi vì Mẹ Mốc là người đàn bà mang trong mình vết thương lòng do
chồng con đã mất trong loạn lạc chiến tranh, lại có nhan sắc nhiều kẻ dòm ngó.
Nên người đàn bà phải ăn mặc rách rưới giả xấu xí để che mắt thiên hạ. Đặc biệt
tiếng cuốc kêu mang tính biểu tượng sâu sắc:“tiếng kêu da diết đến chảy máu của
con chim quốc- biểu tượng của tiếng gọi hồn nước khi non sông đã mất vào tay kẻ
thù”[45, 346-347]
1.2. Về tác giả Trần Tế Xương
1.1.2. Nghiên cứu chung về tác giả Trần Tế Xương liên quan tới đề tài
Trần Tế Xương là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc trong làng thơ trào
phúng Việt Nam. Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Tú Xương là tiếng cười phê
phán những mặt trái bắt đầu nảy sinh giữa đời sống thành thị. Sự nghiệp sáng tác
của Tú Xương được giới phê bình, nghiên cứu văn học đánh giá cao.
Nguyễn Đình Chú trong Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc đã viết.“Tú
Xương được mệnh danh là nhà thơ trào phúng lớn, nhà thơ trào phúng kiệt xuất,
trước hết cũng là nhờ cái tâm”. Nhân dịp kỉ niệm 50 ngày mất, 100 năm ngày sinh
nhà thơ Trần Tế Xương, Trần Thanh Mại gọi Trần Tế Xương là“nhà thơ thiên
5


tài”. Còn Đặng Thai Mai khen Trần Tế Xương là“Một người thơ, một nhà thơ vốn
nhiều công đức trong cuộc trường kì xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt
nam”[3]

- Những nhận xét, đánh giá về nội dung trong thơ Nôm của Trần Tế Xương
có đề cập đến vấn đề biểu tượng:
Cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XIX do tác giả Bùi Thức Phước sưu tầm biên
soạn đã nhận xét: “Trong thơ Tú Xương không thiếu hình ảnh các sư sãi bị tha hóa
bởi những bà quan mất gốc này. Chốn đình chùa đã không còn là trung tâm của tu
hành, tế lễ thiêng liêng của cộng đồng làng xã. Con cái trong nhà, vợ chồng với
nhau không còn chút tôn ti của truyền thống“tề gia”. Những đổi thay trớ trêu ấy
xem ra đã thành mốt thời thượng, đã trở thành thời tiêu chuẩn được xem là “phụ
mẫu chi dân”. [30, 34]
Nhà nghiên cứa Đỗ Đức Hiểu khi nghiên cứu về thơ văn Tú Xương trong
cuốn Tú Xương về tác gia tác phẩm cũng có nhân xét về cảnh tượng trường thi: “
Trường thi trở thành một nơi buôn bán, mảnh bằng trở thành một món hàng chợ
đen. Mà muốn mua được món hàng ấy, còn phải quỵ lụy theo những lề lối mới
xưa nay chưa từng thấy, do chế độ thực dân mới bày đặt ra, là phải dùng“ngọn
bút chì”, bước vào cuộc nô lệ cho chế độ mới. Bởi vậy, những nhà nho như Tú
Xương thấy đó là một sự nhục nhã, một sự thóa mạ”[36, 113]
Các hình tượng “bà đầm ngoi đít vịt”, cảnh “sĩ tử vai đeo lọ”, “ông cử
ngỏng đầu rồng” là hình tượng vô cùng nhục nhã của cảnh tượng trường thi
những khoa cuối.”[36, 121]
Nhà Nghiên cứu Trần Thanh Mai - Trần Tuấn Lộ khi nghiên cứu về nghệ
thuật Tú Xương, có nhận xét về đề tài trong thơ Tú Xương: “Những đề tài như: vợ
chồng toàn quyền Đume và công sứ Đáclơ đến chứng kiến lễ xướng danh khoa thi
Đinh Dậu, tên cò Hà Nam, cô kí hiệu xe tay; cô me Tây đi tụ nhà sư đi lọng; ông
cử tân khoa, ông kí, ông phán, cậu bếp, cậu bồi, anh hàng sắt, lão thành Pháo, bà
6


Tú Xương, chú Mán, ông thủ khoa Phan… đó hoàn toàn là những đề tài sinh động,
nóng hổi, lấy ra từ cuộc sống xa hội thời Tú Xương. Nhân vật nhất định. Sự việc
nhất định. Thời gian nhất định đó là khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX; chứ

không phải là thời Tây Hán…” [36, 208]
Cuốn Trần Tế Xương tác phẩm chọn lọc do Vũ Văn Sỹ - Đoàn Ánh Dương
(giới thiệu và tuyển chọn) có nhận xét: “Thơ Tú Xương in đậm hình ảnh đời sống
xã hội thành thị, thể hiện sâu sắc lối sống và sự ra đời một lớp người mới pha tạp,
nhố nhăng, bất ổn. Đó là cả thế giới nhân vật với những ông Huyện, ông Phủ, ông
Đội, ông Cử, cậu Ấm, … mà phần lớn đều “biến dạng” giữa danh và thực, tài và
lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới chưa thẳng thế. Tú Xương
đứng giữa dòng văn hóa truyền thống và phương Tây mới mẻ, giữa “bút lông” và
“bút chì”.[37, 12]
- Những nhận xét, đánh giá về nghệ thuật trong thơ Nôm của Trần Tế
Xương có liên quan tới vấn đề biểu tượng:
Tác giả Nguyễn Đình Chú trong Trần Tế Xương nhà thơ lớn của dân tộc
đã viết“ Ngôn ngữ thơ Trần Tế Xương có khá năng biểu hiện sự sâu sắc cực độ
của thế giới trữ tình, sự phong phú đa dạng và huyền diệu của thế giới tiếng cười”.
Đúng vậy tiếng cười trong thơ Trần Tế Xương khi rất nhẹ nhàng, sâu kín, hóm
hỉnh khi mạnh mẽ, quyết liệt, ví dụ như bài Vịnh khoa thi hương, các bài văn tế.
Bên cạnh đó tác giả còn nhấn mạnh “Ngôn ngữ thơ Trần Tế Xương lấy từ cuộc
sống bình thường, trần trụi, từ khẩu ngữ dân gian”[3]
Tác giả Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ khi nghiên cứu về nghệ thuật Trần
Tế Xương đều đánh giá“Nội dung thơ văn Trần Tế Xương gồm hai phần rõ rệt, thể
hiện theo hai mặt nghệ thuật riêng biệt: nghệ thuật hình thức trào phúng, nghệ
thuật trữ tình”. Thêm vào đó tác giả còn nhấn mạnh nghệ thuật trữ tình của thơ Tú
Xương là khá cao và đặc sắc [36]
7


1.2.2 Những ý kiến về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của Trần
Tế Xương:
Vấn đề biểu tượng trong thơ Nôm của Trần Tế Xương đã được một số tác
giả đề cập rải rác trong các công trình nghiên cứu, phê bình về sáng tác của ông Tú

thành Nam.
Trần Lê Văn trong Nhà thơ lớn trên bến Vị Hoàng xưa khi viết về bài Lễ
xướng danh khoa Đinh Dậu đã mô tả một cảnh tượng trường thi được hiện lên khá
đậm nét và hài hước. Trong đó hình ảnh“Cờ đây là cờ ba sắc của Pháp. Nó không
làm biểu tượng cho những gì tốt đẹp của nhân dân Pháp mà nó làm biểu tượng
cho quyền lực của thực dân xâm lược. Cờ của quan Công sứ hay Toàn quyền” [53]
Tác giả Nguyễn Đình Chú trong Trần Tế Xương nhà thơ lớn của dân tộc đã
đánh giá hình ảnh“tên núi, tên sông trượng trưng cho một địa phương” khi các nhà
văn lựa chọn đưa vào trong các sáng tác tiêu biểu “Sông lấp, Vị Hoàng, Hoài Cổ,
Đất Vị Hoàng”. [3]
Bên cạnh đó trong cuốn Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2, do Lã
Nhâm Thìn -Vũ Thanh (Đồng chủ biên), nhà nghiên cứu Trần Thị Hoa Lê viết
“Cùng với non Côi, sông Vị là hình ảnh đẹp biểu trưng cho đất và người Thành
Nam. Từ khi Pháp đánh chiếm sông Vị Hoàng bị phù sa lấp dần thành ra “Sông
lấp” đồng nghĩa với “lá phổi” của Nam Định bị cắt bỏ”[45, 377]
Trong cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỉ XIX, tác giả Bùi Thức Phước sưu
tầm biên soạn cũng đánh giá “Dưới ngòi bút của Tú Xương, bà Tú là biểu tượng
hình ảnh người phụ nữ Việt Nam khả kính. Dù ông có bỡn cợt, trêu đùa thì vẫn
toát lên tình cảm yêu thương dạt dào, kính nể của ông đối với người phụ nữ đầy
sức chịu đựng, giàu đực hy sinh cho chồng, cho con.”, “ Quốc ngữ, ký phán, bồi
bếp, bút chì đều là những biểu tượng liên hoàn cùng xuất xứ ở một nguồn gốc duy
nhất: Tây dương thực dân. Tất cả bốn cái món ấy (Quốc ngữ, ký phán, bồi bếp, bút
chì) là cùng nằm trong hệ thống, cái hệ thống của địch.”[30, 40]
8


Tóm lại, thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đã được nghiên
cứu từ nhiều phía, nhiều mức độc và góc độ khác nhau, đến nay đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khuyến và
Trần Tế Xương ít nhiều đã được giới nghiên cứu đề cập tới nhưng vẫn chưa có sự

nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Tuy nhiên những ý kiến của người đi trước là gợi
dẫn quan trọng để chúng tôi triển khai, nghiên cứu đề tài của mình một cách hệ
thống, toàn diện hơn.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương,
trên cơ sở các tài liệu: Nguyễn Khuyến tác phẩm (Nguyễn Văn Huyền sưu tầm và
giới thiệu), Nxb KHXH Hà Nội, 1984; Tú Xương toàn tập của Trung tâm nghiên
cứu Quốc học giới thiệu, Nxb Văn học, 2010.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khảo sát, thống kê, phân loại biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác Nôm
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương từ góc nhìn văn hóa.
+ Phân tích ý nghĩa của những biểu tượng từ góc nhìn văn hóa.
+ Nghệ thuật xây dựng những biểu tượng từ góc nhìn văn hóa.
+ Sự tương đồng, khác biệt của những biểu tương nghệ thuật trong thơ Nôm
của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương từ góc nhìn văn hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng, mục đích, nội dung nghiên cứu đòi hỏi phải vận dụng kết hợp nhiều
phương pháp. Trong đó chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Phân loại các biểu tượng theo
phạm trù nội dung và nghệ thuật thể hiện để đưa ra các nhóm, thống kê tần xuất các
biểu tượng…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích giải mã các biểu tượng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khi nghiên cứu chúng tôi vận dụng
kiến thức của nhiều ngành: giữa văn học và văn hóa, giữa ngôn ngữ và văn học.
9


- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích mối quan hệ, giữa bề mặt ngôn
từ và ý nghĩa biểu tượng…Luận văn chú trọng phân tích một số biểu tượng tiêu biểu
trong đó tìm ra những kết luận mang tính khái quát về biểu tượng trong thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.

- Phương pháp so sánh văn học: so sánh đối chiếu các biểu tượng thơ Nôm
Nguyễn Khuyến với biểu tượng của Tú Xương để thấy rõ nét tương đồng và nét riêng
trong sự sáng tạo biểu tượng của hai nhà thơ.
6. Đóng góp của luận văn.
- Cung cấp hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và
Trần Tế Xương từ góc nhìn văn hóa.
- Phân tích làm nổi bật giá trị của các biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn
hóa trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
- Chỉ ra sự tương đồng, khác biệt của các biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn
hóa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
- Luận văn có thể là tư liệu tham khảo cho việc dạy và học tác giả, tác phẩm
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương trong nhà trường.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến từ góc nhìn
văn hóa.
Chương 2: Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của Trần Tế Xương từ góc nhìn văn
hóa.
Chương 3: Điểm tương đồng, khác biệt giữa các biểu tượng nghệ thuật trong thơ
Nôm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương từ góc nhìn văn hóa
PHẦN NỘI DUNG
10


Chương 1
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NÔM
CỦA NGUYỄN KHUYẾN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
1.1 Giới thuyết một số khái niệm.
1.1.1 Khái niệm biểu tượng:
Biểu tượng: Biểu là bày ra ngoài. Tượng là sự vật cụ thể được dùng để tượng

trưng cho cái cụ thể nào đó. Khái quát lại, biểu tượng là hình ảnh, sự vật cụ thể bày ra
bên ngoài, dùng để tượng trưng cho cái cụ thể hoặc trừu tượng nào đó.
Biểu tượng là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn được
gọi là tượng trưng. Nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuốc sống bằng hình
tượng của văn học nghệ thuật.
+ Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói
hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái
quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư
tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời. [9]
- Từ góc độ văn hóa, biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta
đến một tư tưởng, một quan niệm về văn hóa vật chất cũng như tinh thần. Do đó, nó
là một sự vật có hình ảnh mang tính thông điệp. Cây đa bến đò trong ca dao biểu
tượng cho sự chờ đợi thủy chung của người phụ nữ. “Một trăm bọc trứng” là biểu
tượng cho nguồn gốc hình thành các tộc người, sự đoàn kết của các tộc người trên quê
hương Việt Nam…
1.1.2 Phân biệt biểu tượng với biện pháp tu từ khác:
Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi
với ẩn dụ và hoán dụ. Giống với ẩn dụ và hoán dụ, biểu tượng được hình thành trên
cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh,
những đặc điểm gần gũi tương đồng, làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể,
11


sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó. Các biểu tượng như “mùa xuân” (sức sống
của tuổi trẻ), “ Cây liễu” vẻ đẹp yểu điệu của người con gái), “thuyền” và “bến”
hoa” và “bướm” (con người trai và gái) là hình thức chuyển nghĩa được hình thành
trên cơ sở như thế.
Tuy nhiên, giữa ẩn dụ, hoán dụ và biểu tượng vẫn có sự khác nhau . Sự khác
biệt này được cuốn “Từ điển thuật ngữ Văn học” .[9, 25-26] đã chỉ ra khá cụ thể:

Thứ nhất, ẩn dụ, hoán dụ (nhất là ẩn dụ và hoán dụ được dùng quen thuộc đến
mức nói đến vật đó là tự ta có thể suy ra chính xác điều được nói đến) đều mang ít
hay nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là ẩn dụ
và hoán dụ. Chẳng hạn, từ “mùa xuân”(tuổi trẻ và sức sống), “màu đỏ” (đấu tranh),
“màu xanh” (hòa bình), “màu trắng” (tinh khiết),“màu tím”(thủy chung) dẫu
không được dùng như một ẩn dụ, thì chúng vẫn có thể là những biểu tượng.
Thứ hai, biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng
hoặc của hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi có khuynh
hướng làm mờ ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói. Chẳng hạn, trong thơ lãng
mạn và thơ tượng trưng do sự xuất hiện với mật độ dầy đặc ẩn dụ, đặc biệt là ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác, nên ta khó nhận ra ý nghĩa biểu vật của hệ thống lời thơ.
Thứ ba, do một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau và một đối
tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ và hoán dụ khác nhau (thuyền- bến,
thuyền - biển, biển - bờ, mận - đào, núi Mường Hung - dòng sông Mã,...) nên người
đọc phải tìm hiểu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thể của từng văn bản. Khác
với ẩn dụ, ý nghĩa của biểu tượng tồn tại ở cả dạng ngoài văn bản mà chúng ta tiếp
xúc. Bời vì, quá trình tạo nghĩa của một biểu tượng thường có lịch sử lâu đời của
hàng vạn năm, gắn liền với quá trình hình thành quan niệm về thế giới của con người
cổ xưa. Từ thời tiền sử, cùng với sự xuất hiện của tiếng nói, các từ như: trời, đất,
sáng, tối, xuân, hạ, máu lửa, chớp, cầu vồng,... đã ăn sâu vào trí não của nhân loại
như những biểu tượng. Cho nên, thần thoại, truyền thuyết, ca dao, truyện cổ tích, văn
12


học trung đại là những cái khi biểu tượng cho sự khổng lồ. Truyền thuyết về Lạc
Long Quân và Âu Cơ sáng tạo ra biểu tượng “Rồng”,“ Tiên”. Ca dao Việt Nam
sáng tạo ra những biểu tượng tuyệt vời như “ con cò”, “con rùa”. Biểu tượng “con
cò” gợi ra hình ảnh người nông dân một sương hai nắng, lặn lội trên đồng ruộng,
dưới nắng mưa suốt tháng, quanh năm.“Con rùa” là biểu tượng của tính cách nhẫn
nhục và thân phận con người bị áp bức. Trong văn học trung đại phương Đông

“tùng”, “cúc”, “trúc”,“mai” là những biểu tượng thể hiện phẩm chất của bậc chính
nhân quân tử. “Quan san”, “ biên ải” tượng trưng cho xa xách nghìn trùng, “ dòng
sông”, “ bến đò”, “ dặm liều”, “ đường hèo” là nơi phân lìa, chia lìa,... Không
hiểu được những biểu tượng có tính chất truyền thống ấy, ta không hiểu được chiều
sâu của thơ ca nghệ thuật
Từ khái niệm biểu tượng trên, chúng ta cấn hiểu biểu tượng trong tương quan
với so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
Giữa biểu tượng và so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có sự tương đồng. Biểu tượng hình
thành trên cơ sở so sánh, ẩn dụ, hoán dụ: cái biểu đạt và cái được biểu đạt có mối
quan hệ tương đồng. Cái biểu đạt là phương tiện, cái được biểu đạt là mục đích.
Tuy nhiên, giữa biểu tượng và so sánh, ẩn dụ, hoán dụ vẫn có sự khác biệt.
Với so sánh, ẩn dụ, hoán dụ thì nghĩa hàm ẩn nằm trong văn cảnh. Tính cố định
của nghĩa hàm ẩn ở ẩn dụ và hoán dụ không cao bằng nghĩa hàm ẩn ở biểu tượng.
Đối với biểu tượng thì nghĩa hàm ẩn có thể nằm ngoài văn cảnh và mang tính cố
định cao hơn so với ẩn dụ, hoán dụ.
Cần lưu ý tới tính chất, cấp độ của biểu tượng. Về tính chất, biểu tượng phản
ánh văn hóa, dung chứa văn hóa của cộng đồng: phản ánh nếp cảm, nếp nghĩ của
cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận, sử dụng. Biểu tượng mang tính dân tộc,
thời đại. Biểu tượng mang tính sáng tạo của tác giả. Về cấp độ, biểu tượng có khi
trong một hình ảnh cụ thể, cũng có khi biểu tượng ở cấp độ toàn bài, toàn tác phẩm
13


1.2. Biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa trong thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến
1.2.1 Thống kê phân loại biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến từ góc nhìn văn hóa.
Trong phần này, chúng tôi tiến hành khảo sát biểu tượng trong sáng tác Nôm
của Nguyễn Khuyến, dựa vào cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm của Nguyễn Văn
Huyền sưu tầm và giới thiệu, Nxb KHXH Hà Nội, 1984. Đây là cuốn sách sưu

tầm, biên soạn thơ văn của Nguyễn Khuyến đầy đủ và đáng tin cậy nhất hiện nay.
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Văn Huyền giới thiệu một số lượng lớn tác
phẩm của Nguyễn Khuyến bao gồm 267 bài thơ chữ Hán và 86 bài thơ chữ Nôm,
44 câu đối.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm cuốn: Nguyễn Khuyến thơ và đời do
Nhóm Trí thức Việt tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn học - 2012; Thơ văn
Nguyễn Khuyến do tác giả Xuân Diệu giới thiệu, Nxb Văn học - 1971.
Qua khảo sát, thống kê bộ phận sáng tác Nôm của Nguyễn Khuyến chúng tôi
thu được kết quả như sau:
STT

Tên bài

Biểu tượng ở một hình ảnh cụ thể

1.
2

Thu vịnh
Thu điếu

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

3.

Thu ẩm

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.


4

Chơi núi nước non

5

Về hay ở

Độ năm ba chén đã say nhè
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con.
Quyên đã gọi hè quang quác quác

6

Nhớ núi Đọi 1

7

Gà từng gáy sáng tẻ tè te
Ngĩ lại bực cho dòng nước chảy,

Đi đâu mà chảy cả đêm ngày
Biểu tượng toàn bài
Cuốc kêu cảm hứng
Biểu tượng toàn bài
14


8

9
10

Ông phỗng đá
Mẹ mốc
Anh giả điếc

Biểu tượng toàn bài
Biểu tượng toàn bài
Biểu tượng toàn bài

11

Tiến sĩ giấy 1

Biểu tượng toàn bài

12
13
14

Tiến sĩ giấy 2
Than mùa hè
Hội Tây

15

Lấy Tây

Biểu tượng toàn bài

Biểu tượng toàn bài
Biểu tượng toàn bài
Biểu tượng toàn bài

Qua bảng số liệu thống kê, phân loại trên cho ta thấy, các biểu tượng trong
thơ Nôm của Nguyễn Khuyến rất phong phú và khá đa dạng với đủ cấp độ.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến sáng tạo biểu tượng dùng làm phương tiện nghệ
thuật để giãi bày cảm xúc, tư tưởng, nhận thức đánh giá về cuộc sống và con
người. Đọc thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến ta bắt gặp một số biểu tượng nghệ
thuật thơ rất gần gũi, bình dị, chân thật bắt nguồn từ đời sống thường ngày, và mộtt
số biểu tượng phản ánh lối sống, văn hóa phương Tây. Từ đó ta có thể hiểu
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam lại sống trong buổi giao thời
giữa xã hội phong kiến và thực dân.
1.2.2. Biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa dân gian, dân tộc.
Biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa dân gian, dân tộc trong thơ Nôm
của Nguyễn Khuyến chủ yếu phản ánh thiên nhiên, cuộc sống nơi làng quê đồng
bằng Bắc Bộ - một vùng quê nghèo quanh năm chịu sự thiên tai mất mùa, đồng thời
phản ánh cuộc sống tâm sự của chính tác giả.
1.2.2.1. Biểu tượng mùa thu và tâm sự của tác giả
Chúng ta đều thấy rất rõ, cứ mỗi độ thu về là đất trời như đổi thay, không gian
như chuyển động, trời như xanh hơn, gió heo may nắng rải đầy… lòng người bâng
khuâng nhớ nhung hoài niệm… Với thi nhân, mùa thu xưa và nay vốn là người bạn
tâm giao gửi gắm nỗi niềm tâm tình chia sẻ… Từ Lí Bạch, Đỗ Phủ…, từ Nguyễn
15


Trãi, Nguyễn Du… đến Xuân Diệu … các nhà thơ ít nhiều để lại những vần thơ đầy
tuyệt tác.
Nguyễn Khuyến chỉ với ba bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh hợp lại một
bức tranh hoàn chỉnh về mùa thu với những nét đặc trưng nhất.

Trần Quốc Vượng viết“Ba bài Vịnh thu của Nguyễn Khuyến là biểu tượng
của sự hòa điệu- nhân hòa, thiên hòa-là cái “Hương xưa”, là cái “Thanh bình
mong manh”,“ Thanh bình như bóng trưa đơn sơ”của làng cảnh Việt Nam..””[40,
274]
Cảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là ước lệ, trang trọng
khuôn sáo như trong văn chương, sách vở mà còn là những cảnh gần gũi, quen thuộc,
gần gũi với tất cả con người nông thôn Việt Nam: như trời thu , ao thu, trăng thu, gió
thu… được tác giả thi vị hóa hết sức tài tình. Trong bức tranh mùa thu ở thơ ca cổ
thường điểm xuyết một vài hình ảnh như cỏ lau trắng, lá ngô đồng rụng, lá vàng
rơi có tiếng thu xào xạc, ... Đặc biệt không thể thiếu hình một túy ông say và tỉnh
ngồi uống rượu dưới mua thu.
Trong thơ Nguyễn Khuyến biểu tượng “mùa thu và tâm sự của tác giả” được
đặt trong chùm thơ thu gắn với một hình cụ thể của từng bài.
Trong bài Thu điếu, nhà thơ đã gợi tả hình ảnh “lá vàng rơi” làm biểu tượng
cho mùa thu ở Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời thể hiện tâm sự thời thế
của tác giả. Nhà thơ đã dùng cái động của “lá vàng trước gió” để miêu tả cái tĩnh
của mùa thu làng quê Việt Nam. Những cơn gió mùa thu xuất hiện mang theo cái
lạnh trở về khiến cảnh vật đã bắt đầu thay đổi hẳn. Con “sóng biếc” nhỏ “hơi gợn
tí” và chiếc lá trước gió có sự chuyển động rất khẽ khàng từ trên cao rơi xuống
“khẽ đưa vèo”. Điều đó cho thấy, nhà thơ phải là người có tâm hồn yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống mới có thể cảm nhận được những hình ảnh, những âm thanh
tinh tế đó.
16


Cùng cảm hứng về mùa thu, trong bài Thu vịnh xuất hiện hình ảnh “Mấy
chùm trước giậu hoa năm ngoái”. Theo tác giả Ngô Ngọc Long, hình ảnh “hoa
năm ngoái” chính là biểu tượng cho những ngày tháng cũ, là hình ảnh tươi đẹp
bình yên của đất nước khi chưa có bóng của bọn xâm lược. Nên chỉ nỗi nhớ hoa
cũng là nỗi niềm cố quốc. Nhà thơ nhìn hoa năm nay mà cứ ngỡ là hoa năm ngoái.

Phải chăng đối với thi nhân tất cả cảnh vật đều không thay đổi và thời gian đang
lắng đọng, lặng lẽ, âm thầm”. [40,218]
Thơ xưa có hoa, có trăng, có thiên nhiên đẹp vẫn chưa đủ để gợi thi hứng cho
nhà thơ còn phải có rượu, độ nồng say của men rượu, tuy không nhiều nhưng cũng
khiến cho chất thơ thêm mãnh liệt, dồi dào. Đến với bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến
ta bắt gặp hình ảnh một túy ông say mà tỉnh
“ Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè”
(Thu ẩm)
Trong khung cảnh mùa thu đẹp, thi nhân mượn rượu để giải khây trong những
phút cô đơn, trống vắng của lòng mình, nên chỉ uống “năm ba chén” là “đã say nhè”.
Nhưng say rồi lại tỉnh, càng nhận thấy rõ nỗi niềm u uất. Tự cho mình là túy ông,
nhưng đã bao giờ Nguyễn Khuyến say vì rượu:
“Túy ông ý chẳng say vì rượu
Say vì đâu nước thẳm với non cao”
(Uống rượu ở vườn Bùi)
Hóa ra rượu chỉ là nơi gửi gắm tấm lòng “ưu thời mẫn thế” của Nguyễn
Khuyến mà thôi. Thật thương thay cho cái tấm lòng “ trong giá trắng ngần” ấy phải
“phong trần” trong rượu, trong say. Như vậy, nhà thơ cáo quan lui về ở ẩn là để tìm
sự bình an trong tâm hồn. Nhưng tâm hồn ông không lúc nào thanh thản, luôn lo lắng
cho thời cuộc. Nước mất, nhà tan mà tác giả cảm thấy bất lực, không làm được gì để
17


cứu giang sơn. Hình ảnh túy ông say và tỉnh chính là biểu tượng của một con người
muốn say lại tỉnh để nhìn rõ hiện thực đất nước trước sự lấn lướt của phương Tây.
Như vậy, biểu tượng mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến đã đem đến cho người
đọc sự khác hẳn so với mùa thu xưa. Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã
tạo nên bức tranh mùa thu trong thơ bằng chính màu sắc quê hương mình thông qua
biểu tượng. Cũng thông qua biểu tượng mùa thu mà ta thấy được tâm sự của nhà thơ.

1.2.2.1. Biểu tượng mùa hè với tâm sự tác giả

Cùng với mùa thu, mùa hè đi vào trong thơ Nguyễn Khuyến hết sức sinh động,
đa dạng. Đề tài mùa hạ, cảnh hè được nhắc nhiều trong thơ văn cổ dân tộc. Các
nhà thơ trung đại có nhiều bài thơ hay viết về mùa hạ với nhiều âm thanh rộn rã
được tấu lên như một bản nhạc đồng quê với tiếng quốc kêu, tiếng đỗ quyên, tiếng
gà gáy sáng, tiếng dế kêu, tiếng muỗi vo ve... Nhà thơ có nhiều vần thơ hay viết về
mùa hạ. Nhưng trong bức tranh mùa hạ của Nguyễn Khuyến khá đặc biệt. Đó là
một bức tranh quê buồn bã điển hình cho mùa hè ở Việt Nam
“Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tả tơi.
Nỗi buồn ngỏ cùng ai,
Cảnh ngày buồn cả dạ
Biếng nhấp năm canh chày
Gà đã sớm giục giã “
(Than mùa hè)
Trong bài thơ Than mùa hè, Nguyễn Khuyến đã nêu rõ thời gian bắt đầu mùa
hạ “Tháng tư đầu mùa hạ” khi thời tiết dần ấm lên thay vào đó là cái nắng chói chang
oi bức khác hẳn với mùa xuân. Thời gian mùa hạ được kéo dài hơn so với mùa xuân.
Đây là dấu hiệu đặc trưng khi hạ đến mà ai cũng có thể nhận ra. Cảnh ngày hè nóng
bức được đặc tả qua âm thanh “tiếng dế kêu thiết tha”, “ đàn muỗi bay tơi tả”. Đây lại
là âm thanh quen thuộc đặc trưng của mùa hè. Nó diễn tả được cái oi bức ngột ngạt
18


của ngoại cảnh và tâm hồn thi nhân. Thi nhân mượn cảnh tượng thiên nhiên làm biểu
tượng để diễn tả một đêm mùa hạ nóng nực, bức bối ở làng quê sống trong hoàn cảnh
thực dân Pháp đô hộ trên đất nước ta, cuộc sống của người dân vô cùng tăm tối, nặng
nề.
Bức tranh mùa hạ không chỉ là cảnh vật thiên nhiên mà còn ẩn chứa những nỗi

niềm lớn lao của thời cuộc. Điều này được khắc họa đậm nét trong bài Chim chích
chòe
Nguyễn Khuyến không chỉ quan sát thiên nhiên bằng thị giác và khứu giác mà
còn bằng thính giác. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến xuất hiện khá nhiều âm
thanh như: tiếng dế, tiếng đàn muỗi bay, tiếng trống ịch ịch, tiếng pháo lẹt đẹt, tiếng
gà gáy sáng, tiếng chim chích chòe.
“Quyên đã gọi hè quang quác quác
Gà từng gáy sáng tẻ tè te”
Những âm thanh quen thuộc, gần gũi, đời thường vừa vui tai, hóm hỉnh vừa
gần gũi, thân thương. Những âm thanh đó cho thấy nhà thơ luôn quan tâm, quan sát
và lắng nghe đón nhận vào lòng mình một cách tự nhiên. Âm thanh tiếng quyên gọi
hè, tiếng à gáy sáng cho thấy thời gian diễn ra đêm và ngày nhưng đồng thời những
âm thanh đó làm biểu tượng cho lời gọi, lời thôi thúc hướng về cuộc sống ẩn dật của
thi nhân:
“ Lại còn giục giã về hay ở
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe “
(Chim chích chòe)
Bức tranh mùa hè không thể thiếu được âm thanh tiếng cuốc kêu khắc khoải
suốt năm canh:
“Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
19


Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ”
(Cuốc kêu cảm hứng)
Bài thơ đã khắc họa khá cụ thể âm thanh tiếng cuốc kêu gọi hè diễn ra triền

miên suốt năm canh, đến sáu khắc, kéo dài từ ngày này qua đêm khác, con ngươi
thao thức suốt năm canh không chợp mắt vì lo cho vận mệnh dân tộc đang rơi vào
tay giặc.Tiếng cuốc như gợi lên trong lòng nhà thơ nỗi đau mất nước, nỗi buồn bơ
vơ, nỗi xót xa tủi nhục trước cảnh lầm than của dân tộc. Mỗi câu thơ là một tiếng
lòng, là một nỗi buồn tê tái, nỗi đau rỉ máu của chính bản thân nhà thơ trước cảnh
điêu linh của Tổ quốc. Tình yêu đó được trải dài theo thời gian năm tháng mãi sắt
son thủy chung với non song đất nước. Âm thanh tiếng cuốc kêu chính là biểu
tượng cho âm thanh mùa hè đồng thời biểu tượng của tiếng gọi hồn nước khi non
song đã mất vào tay kẻ thù, thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ.
Nguyễn Khuyến sống trong buổi giao thời cũ - mới, Đông - Tây… nên việc
giữ gìn và bảo vệ phẩm chất không phải là dễ dàng. Ông là một nhà nho hiển đạt luôn
giữ trọn tiết tháo của mình , không còn cách nào khác phải chọn cách ứng xử làm một
“mẹ Mốc”, “anh giả điếc”, “ông phỗng đá” trong cuộc đời.
Nhà thơ đã viết về mẹ Mốc bằng những vần thơ rất hay và đầy ý nghĩa
“So danh giá ai bằng mẹ Mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra,
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa,
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm,
Giữ son sắt êm đềm một tiết.
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhờ”
....
20


(Mẹ Mốc)
“Mẹ Mốc” là hình ảnh của chính Nguyễn Khuyến, là biểu tượng độc đáo cho
phẩm chất khí tiết của bậc quân từ. Bởi vì mẹ Mốc là người đàn bà mang trong
mình vết thương lòng do chồng con đã mất trong loạn lạc chiến tranh, lại có nhan
sắc nên nhiều kẻ dòm ngó. Sống trong xã hội đảo điên ấy, mẹ Mốc phải “cải trang”

là một người đàn bà ngây dại, ăn mặc rách rưới, nhem nhuốc, xấu xí để che mắt
thiên hạ, một mặt thủ tiết với chồng. Mặc dù sắm cho mình vai mẹ Mốc, nhưng
trong đời sống thường ngày người phụ nữ ấy vẫn vẫn tỏa sáng chính tâm hồn cao
quý giữ đẹp như vàng.
“Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhờ
Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ
Rằng khôn cũng kệ rằng khờ cũng thây.”
“Mẹ Mốc” chính là hình tượng đẹp về người phụ nữ Việt Nam có phẩm chất
cao đẹp. Tuy nhiên trong xã hội có nhiều kẻ coi thường khinh rẻ, xa lánh mẹ Mốc,
nhưng trong con mắt nhà thơ, mẹ Mốc là người được trân trọng cảm thông và hết lời
ca ngợi bởi tiết trinh, tiết tháo của người đàn bà nghèo ấy. Lời ca ngợi có cái gì giống
như một quyết tâm của chính bản thân tác giả giữ gìn tiết phẩm giá của chính mình.
Văn Tân cho rằng: “chế độ áp bức của thực dân đã khiến ông phải dùng nghệ thuật
ẩn dụ để nói lên những ý nghĩ mà ông không thể nói một cách công nhiên”. Nguyễn
Khuyến đã mượn hình ảnh “mẹ Mốc” để nói lên ý chí sắt đá của mình, nhà thơ luôn
kiên trì thái độ bất hợp tác với giặc.
Bên cạnh hình ảnh mẹ Mốc, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên hình ảnh anh giả điếc,
có vẻ ngoài ngây dại, ngơ ngác. Hình ảnh anh giả điếc được nhà thơ viết lên bằng
những dòng thơ khá hài hước, hóm hỉnh:
“Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
21


Chẳng ai ngờ “sáng tai họ, điếc tai cày”,
Lối điếc ấy sau này em muốn học”
(Anh giả điếc)
Ngay từ câu thơ mở đầu, Nguyễn Khuyến khẳng định trong xã hội có anh giả
điếc vì không muốn để ý những gì xảy ra xung quanh mình, tránh sự quấy rầy, sách

nhiễu của người khác. Đặc điểm của anh giả điếc là “ngơ ngơ, ngác ngác” nhìn bề
ngoài anh tỏ ra ngây ngô, không hiểu biết gì. Nhưng đặt vào toàn câu thơ qua từ “
khéo” và “ngỡ” cuối câu thì ai cũng nhận ra anh này đang đánh lừa mọi người xung
quanh, anh có tài làm cho mọi người ai cũng nghĩ anh điếc thật, thực tế tai anh vẫn
thông tỏ nhận biết hết mọi việc xung quanh”. [36, 229]
Để thuyết phục mọi người tin là mình điếc thật, người viết đã dẫn chuyện con
trâu lười của dân gian “Sáng tai họ, điếc tai cày” để thấy việc giả điếc của anh là có
chủ kiến, là lối sống tự do, không lệ thuộc ai, không bị ai trói buộc. Giờ đây anh thực
sự là chính mình với thú vui dân dã ở thôn quê như vườn rau, ao cá… và những sinh
hoạt rất đời thường như điếu thuốc; miếng trầu…khác hoàn toàn nơi nhộn nhịp, nơi
lầu son gác tía với những món ngon sơn hào hải vị.
“Khi vườn rau, khi ao trước; khi điếu thuốc, khi miếng trầu
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đội câu.
(Anh giả điếc)
Ở khổ thơ cuối, nhà thơ nhắc đi nhắc lại hình ảnh “điếc như thế”, “điếc như
anh” , “Ai không muốn điếc”.
“Sáng một chốc, lâu rồi lại điếc
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à.”
(Anh giả điếc)
22


Tác giả chọn hình ảnh “Anh giả điếc” làm biểu tượng cho con người có phẩm
chất thanh cao, tuy có bề ngoài ngây dại, ngơ ngác. Đồng thời qua thi phẩm này nhà
thơ gián tiếp bày tỏ rõ ràng thái độ bất hợp tác của mình đối với chế độ xã hội lúc bấy
giờ. Anh giả điếc không ai khác chính là bản thân tác giả, đó là một nỗi đau, thất
vọng, dằn vặt của một con người muốn cống hiến hết sức mình cho đất nước, nhưng
vì hoàn cảnh xã hội, nhà thơ đã rơi vào tâm trạng bất lực, không còn niềm tin vào xã

hội mà ông dày công vun đắp, tôn thờ.
Dù là một bậc đại nho trung quân ái quốc, nhưng với chế độ lúc bấy giờ,
Nguyễn Khuyến đành làm một “ anh giả điếc” kiên quyết khước từ, chối bỏ bổng lộc,
vinh hoa và chĩa mũi nhọn trào phúng vào cái chế độ xã hội ấy, khiến cho người đời
khâm phục tâm lòng cao cả đó của Tam nguyên Yên Đổ.
Bên cạnh những lời thơ ca ngợi phẩm chất thanh cao khí tiết của nhà nho,
Nguyễn Khuyến còn dùng ngòi bút của mình để vẽ lên biểu tượng về con người lạnh
lùng vô cảm trước nỗi đau của dân tộc qua hình tượng Ông phỗng đá.
“Ông đứng làm chi đó hỡi ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó
Non nước đầy vơi có biết không”
Nguyễn Khuyến tự đồ vật hóa mình, ví mình chẳng khác nào một ông phỗng
đá cứ đứng ngây ngây, ngô ngô, trơ trơ trước thời vận đất nước. Bằng cách đó, nhà
thơ đã diễn tả sự lỗi thời, bất lực, vô dụng của mình đáng mức đến chê cười.
Như vây, biểu tượng từ góc nhìn văn hóa dân gian, dân tộc đã gợi lên được nét
riêng độc đáo về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống nơi làng quê, đồng thời biểu hiện rõ
cuộc sống tâm sự của tác giả, cốt cách của một nhà Nho yêu nước, gắn bó sâu sắc với
làng quê.
1.4. Biểu tượng nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa ngoại lai.
1.4.1. Biểu tượng Nho giáo.
23


Nguyễn Khuyến là một nhà thơ, nhưng trước hết ông là một nhà nho dưới triều
đại nhà Nguyễn. Ông từng đi thi và đỗ đầu ba kì thi được vua ban cờ biển, ban bảng
vàng, nên trong thơ ông xuất hiện khá nhiều hình ảnh “bia xanh, bảng vàng” làm biểu
tượng cho chế độ thi cử, đỗ đạt thời phong kiến được lưu danh. Theo quan niệm của
Nho giáo, chí làm trai phải “lưu danh thiên cổ”, phải để lại tiếng thơm cho muôn đời.
Trong bài Tự trào ông đã chế giễu cái bất lực, bạc nhược của mình một cách

thẳng thắn:
“Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng”
Nguyễn Khuyến là một nhà nho sống hết lòng vì nước vì dân, nhưng khi đất
nước bị thực dân giày xéo, ông tỏ rõ thái độ bất hợp tác bằng cách cáo quan về ở ẩn
để lại một cuộc đời công danh dang dở. Nên lúc này ông nhận ra “bia xanh, bảng
vàng” - biểu tượng cho sự hiển đạt trên con đường khoa cử - có ý nghĩa gì đâu khi bản
thân ông không thể góp sức phò vua, giúp nước, giúp dân. Điệp từ “mình” được nhắc
đi nhắc lại thể hiện nỗi niềm day dứt của nhà thơ trước thời cuộc đất nước.
Nguyễn Khuyến vẽ lên một hình ảnh ông nghè tháng tám khá sâu sắc trong bài
Vịnh tiến sĩ giấy
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ghế tréo lộng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
Thi phẩm Tiến sĩ giấy mang ý nghĩa biểu tượng toàn bài. Ông tiến sĩ giấy trở
thành biểu tượng cho ông tiến sĩ thật. Đối tượng được miêu tả trong bài thơ là hình
24


ảnh ông tiến sĩ bằng giấy - một hình ảnh khá quen thuộc mỗi khi rằm trung thu đến,
được tác giả miêu tả cụ thể sinh động, có mũ áo chỉnh tề, ngồi “ghế tréo lọng xanh”,
hai bên có cờ, có biển. Do vậy người đời mới dựng hình Tiến sĩ đó để cổ vũ khích lệ
việc học hành cho trẻ con. Vì Tiến sĩ là danh hiệu cao nhất, còn gọi là đỗ đại khoa đã
trở thành niềm mơ ước của các thế hệ thi cử Nho giáo nơi cửa Khổng sân Trình
Hình ảnh ông nghè đó xuất hiện đầy đủ có cờ giương danh Tiến sĩ, biển ấn tứ

vinh quy, mũ mang cân đai… toàn là thứ cao quý vua ban. Nhìn vào bề ngoài ông
nghè này vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc. Chất liệu làm nên con người ông thật
đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và nét son diêm dúa của anh hàng mã, nhưng ông
đã làm nên một kì tích lớn vang danh “thân giáp bảng”, ông được “điểm mặt văn
khôi”, ông được “ngồi ghế chéo lọng xanh”. Từ “cũng” được nhấn mạnh đưa lên đầu
câu chỉ sự giống nhau của hiện tượng thật - giả. Nhân vật được làm nên từ chất liệu
mảnh giấy và nét son kia hóa ra chỉ là một ông nghè bằng giấy, có bề ngoài giống tiến
sĩ thật, nhưng thực chất bên trong rỗng tuếch chẳng có gì. Ông được đưa ra bày bán
khắp hàng quán để người đời dùng tiêu khiển, kiếm lời, được coi như là thứ đồ chơi
của trẻ em không hơn không kém.
Ông nghè trong xã hội lúc bấy giờ chỉ là hình thức phù phiếm, dễ tạo ra, giá trị
xoàng xĩnh. Hơn thế nữa tác giả còn đưa ông nghè lên “bàn cân”
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ông tiến sĩ này rất nhẹ cả về “lượng” và “chất”. Từ “nhẹ” trong câu “Tấm
thân xiêm áo sao mà nhẹ” được tác giả sử dụng thật đắc địa. Cái hay của từ “nhẹ”
không có nghĩa nặng nhẹ về trọng lượng mà chỉ thái độ xem thường, coi nhẹ của
ngươi đời đối với hạng người “hữu danh vô thực” ấy. Chính vì thế “cái giá khoa danh
mới hời”. Chữ “hời” ở đây cũng có nghĩa là rất rẻ. Đến câu thơ kết cùm từ “đồ thật”
được đối với “ đồ chơi” ý muốn nói dù ông nghè có được tô điểm, ăn mặc rực rỡ đến
đâu thì cũng chỉ là món đồ chơi của lũ trẻ con, của người đời.
25


×