Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Luận văn sư phạm Đặc điểm định danh các phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 55 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ MINH THÚY

ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN IVANHOE
CỦA WALTER SCOTT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2019

Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ MINH THÚY

ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN IVANHOE
CỦA WALTER SCOTT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ VănTrường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, tổ bộ môn Văn học nước ngoài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong
khoa, tổ và đặc biệt là cô Đỗ Thị Thạch - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè đã đồng hành và
chia sẻ cùng tôi trong thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên


Nguyễn Thị Minh Thúy

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp
này là kết quả của quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô Đỗ Thị Thạch cũng như các thầy cô giáo trong tổ văn học
nước ngoài, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Những nghiên cứu này không hề trùng lặp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Thúy

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi khảo sát ........................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CỐT TRUYỆN HƢ CẤU LỊCH SỬ ...................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm cốt truyện ............................................................................... 6
1.1.2. Các thành phần cốt truyện ....................................................................... 7
1.1.3. Phân loại cốt truyện ................................................................................. 8
1.2. “Lịch sử là cái đinh để treo các sự kiện” ................................................... 9
1.3. Cốt truyện có tính chất li kì ...................................................................... 13
1.4. Kết hợp khéo léo nhiều mô típ truyện...................................................... 14
1.4.1. Mô típ liên quan đến tình yêu ............................................................... 15
1.4.2. Mô típ liên quan đến tranh đấu quyền lực ............................................ 21
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: CỐT TRUYỆN ĐA TUYẾN, LỆCH TRỌNG TÂM ......... 27
2.1. Cốt truyện đa tuyến .................................................................................. 27
2.1.1. Tuyến truyện về Ivanhoe và Rowena.................................................... 27
2.1.2. Tuyến truyện về Richard và em trai (hoàng tử John) ........................... 30
2.1.3. Tuyến truyện về cha con người do thái Isaac - Rebecca ...................... 31
2.1.4. Nghệ thuật ghép mảnh .......................................................................... 33
2.2. Cốt truyện lệch trọng tâm......................................................................... 35

Footer Page 5 of 63.



Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.2.1. Nhân vật chính được giấu kĩ ................................................................. 36
2.2.2. Sự quan tâm đến tuyến nhân vật phụ .................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Walter Scott (1771 - 1832) là tiểu thuyết gia và thi hào lỗi lạc của
Scotland. Từ nhỏ, ông đã ham đọc truyện cổ nước Anh và các tác phẩm của
những nhà văn lớn thời Phục hưng nước Pháp và nước Ý. Ông thường đi
thăm nhiều di tích lịch sử miền Bắc nước Anh, nên sau này ông thích viết về
đề tài lịch sử của dân tộc.
Scott bước chân vào làng văn với các tác phẩm dịch của hai thi sĩ Đức là
Goethe và Berggoltz. Sau đó, ông làm nhiều thơ, ba thi phẩm có giá trị của ông
là: “Bài hát của người ca công cuối cùng”, “Marmion” và “Công nương trên
hồ”. Về sau ông chuyên viết tiểu thuyết. Những tập tiểu thuyết nổi tiếng nhất
của ông là “Truyện Waverly”, “Thời xưa bất tử”, “Ivanhoe”, “Chiếc gậy thần”.
Ivanhoe là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Scott. Tác giả đã dựa vào một

bi kịch cũ, ít giá trị, là Runnamede của Logan nhưng thay hẳn cốt truyện và
lồng vào một chủ đề mới. Đó là câu chuyện xảy ra vào khoảng thế kỉ XII,
dưới triều đại vua Richard đệ nhất.
Cốt truyện đóng một vai trò rất quan trọng trong các tác phẩm văn học,
cốt truyện hay sẽ thu hút được bạn đọc. Mặc dù, là một tiểu thuyết lịch sử
nhưng nó không hề khô khan thay vào đó Walter Scott đã tạo ra một cốt
truyện mới hấp dẫn đặc biệt. Đó là một cốt truyện có tính chất li kì, nhưng
không rối rắm. Tình tiết trong truyện tuy phức tạp nhưng không có sự việc
nào thừa, tất cả đều tạo điều kiện làm nổi bật tâm lí nhân vật, phục vụ cho nội
dung của tác phẩm. Trí tưởng tượng của tác giả kết hợp với óc khoa học đưa
ta một thế giới vừa thực vừa kì lạ, đúng với thực tế lịch sử, song rộng lớn hơn,
phong phú hơn, lộng lẫy hơn và hấp dẫn hơn nhiều.
Tiểu thuyết Ivanhoe đã làm nên tên tuổi của Walter Scott, là một trong
những tác phẩm văn học lãng mạn phương Tây tiêu biểu của ông. Tác phẩm
này mang giá trị về phong cách văn học lãng mạn, văn hóa Anh quốc cổ và
giá trị lịch sử nhiều hơn là về con người và nội dung. Ivanhoe của Walter

1
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

Scott đưa chúng ta quay về thời kỳ Trung Cổ đầy tối tăm nhưng trong đó vẫn
sáng lên tinh thần cao thượng nghĩa của các hiệp sỹ anh hùng. Những đức tính
cao quý như tinh thần ưa chuộng công lí, lòng vị tha, đức hi sinh, lòng dũng
cảm, tinh thần nhân đạo trong tác phẩm gần gũi với truyền thống nhân đạo
tiếp thu từ Shakespeare thời đại Phục Hưng. Hơn thế, tác phẩm không chỉ cho
ta thấy tinh thần nghĩa hiệp của các hiệp sĩ mà qua đó còn đề cao những nhân
vật xuất thân từ quần chúng, cho ta thấy bản chất tốt đẹp của người bình dân,

họ cũng có tinh thần yêu tự do, họ cũng thông minh, dũng cảm. Tiểu thuyết
đã miêu tả xuất sắc về những cuộc chiến tay đôi trên đấu trường cũng như
những cuộc chiến đẫm máu và hào hùng đậm chất thời Trung cổ. Ivanhoe đã
giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về bức tranh xã hội phương Tây trong
cuộc Thập Tự Chinh vĩ đại.
Cũng như các tác phẩm khác của nhà văn Walter Scott thì tiểu thuyết
Ivanhoe cũng thu hút khá nhiều giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả
vẫn là “mảnh đất màu mỡ” để chúng ta có thể khai thác cái hay của tác phẩm.
Vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm cốt truyện của tiểu thuyết này là vấn đề
khá hấp dẫn. Vậy nên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm cốt truyện
Ivanhoe cuả Walter Scott” với mong muốn hiểu thêm những đặc sắc về cốt
truyện, về nội dung tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả.
1.2. Lý do sư phạm
Văn học nước ngoài, cụ thể là văn học Anh đã có mặt ở trong chương
trình dạy học Ngữ Văn ở trung học phổ thông từ rất lâu khoảng từ 1954 cho
đến nay. Việc đưa văn học nước ngoài vào dạy vào nhà trường phổ thông nói
riêng và văn học Anh nói chung giúp cho các em học sinh có thể mở rộng tầm
nhìn, có điều kiện tiếp xúc với những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Việc tìm hiểu tiểu thuyết của Walter Scott giúp người giáo viên có
những hiểu biết sâu sắc về bối cảnh xã hội nước Anh lúc bấy giờ. Từ đó
người giáo viên có thể định hướng, mở rộng khi dạy các tác phẩm văn học
Anh khác trong chương trình. Hơn nữa, qua việc tìm hiểu tiểu thuyết này,
giáo viên còn giúp cho học sinh thấy được tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc và đức tính thượng võ cao quý của người Anh thời cổ, giúp các em
biết trân trọng, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
2
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.


Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm cốt truyện
Ivanhoe của Walter Scott” với hi vọng có thể khám phá thêm về đất nước Anh,
con người Anh nói chung và tài năng nghệ thuật của Walter Scott nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1820, đã mấy thế kỉ trôi qua nhưng cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Walter Scott cho tới nay vẫn có sức hấp dẫn
đối với bạn đọc. Ivanhoe như điều bí ẩn của văn học thế giới về thể loại tiểu
thuyết và được khá nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt
Nam khai thác về tác phẩm.
Walter Scott đã nổi tiếng là một thi sĩ trước khi ông chuyển sang viết
tiểu thuyết. Ba tác phẩm trường ca đầu tiên của ông: Tiếng ca của người hát
rong cuối cùng (The Lay of the Last Minstrel, 1805), Marmion (1808, viết
bằng thể thơ bốn chữ về cuộc tình giữa Marmion và quý cô giàu có Clare),
và Công nương bên hồ (The Lady of the Lake, 1810), tất cả đều là sách bán
chạy nhất thời đó. Chúng có giá trị hơn bất cứ điều gì khác trong việc tạo ra
các ý tưởng về đất nước Scotland lãng mạn, và như một chất dẫn xuất cho
ngành du lịch Scotland. Công nương bên hồ đã khiến bao nhiêu du khách Anh
đổ xô đến địa danh Trossachs để tận mắt ngắm nhìn những phong cảnh tuyệt
đẹp được mô tả trong bài thơ.
Cuốn tiểu thuyết Ivanhoe đã ra đời cách đây rất lâu và được sự đón
nhận nồng nhiệt của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu. Nhìn chung cuốn
tiểu thuyết được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, do có hạn về ngoại ngữ chưa
đáp ứng được nên chúng tôi chỉ có thể khảo sát tài liệu tiếng Việt và những tài
liệu dịch ra tiếng Việt.
Trên trang báo Công an nhân dân online do Phương Hà viết với tựa đề
“Nhà văn Anh Walter Scott: Làm việc không mệt mỏi”, một trong những yêu
cầu đối với những nhà văn dự giải là các sự kiện mà họ mô tả trong sách của
mình phải ở cách thời điểm đương đại ít nhất là 60 năm. Tác phẩm mẫu để so
sánh xét giải là cuốn sách được coi là tiểu thuyết lịch sử đầu tay của Walter

Scott và cũng là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của nước Anh "Waverley", in năm
1814. Tuổi thơ của nhà văn tương lai đã trôi qua ở đấy và cũng tại đó, cậu bé
Walter đã được nghe vô số những câu chuyện dân gian hấp dẫn về các anh

3
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

hùng thảo khấu Scotland. Cũng ở đó, Walter đã tự trau dồi học vấn của mình
qua sách vở mặc dù cậu bị thọt chân bẩm sinh. Ngay từ lúc còn nhỏ, Walter
đã khiến cho mọi người phải đặc biệt chú ý tới vốn kiến thức sâu rộng và trí
nhớ tuyệt vời của cậu. Tất cả những gì thấy được và nghe được đều được in
sâu vào trong trí nhớ của Walter ngay lập tức. Trong tương lai, để viết tiểu
thuyết hay truyện ngắn, Walter Scott không cần phải lục lọi trong kho sách
thư viện mà chỉ cần dựa vào trí nhớ vô song của mình… Cường độ làm việc
như tự sát của ông không ngừng nghỉ, di sản văn học mà Scott để lại cho hậu
thế rất đồ sộ. Và cho tới thế kỷ XXI, ảnh hưởng của ông đối với nền văn học
Anh và thế giới vẫn còn rất lớn.
Trong cuốn “Từ điển văn học” nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu đã
khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết này “Ivanhoe của Walter Scott đã vẽ
lên được một bức tranh xã hội đậm nét với những màu sắc lịch sử khá trung
thực”. Đó là giá trị lịch sử mà tác phẩm đem đến cho chúng ta.
Bên cạnh đó, ở cuốn sách “Văn học Phương Tây”, Đặng Anh Đào đã
khẳng định “Với trí tưởng tượng bay bổng và cảm hứng lãng mạn, Scott đã
làm cho các nhân vật sống động với những khát vọng, những mộng ước và
đam mê của con người thời đại mình. Chất anh hùng ca trong các tiểu thuyết
của Scott hòa lẫn với lí tưởng đạo đức làm cho người đọc hướng tới một thế
giới tốt lành hơn”.

Về tác phẩm Ivanhoe đây chính là đỉnh cao trong sáng tác văn học của
ông, kể về cuộc đấu tranh giữa người Norman từ Pháp tới với người Saxon
cũng như về những đụng độ tranh giành quyền lực trong giới quý tộc Anh.
Chính nhờ Ivanhoe mà một năm sau đó, Scott đã được phong tặng tước hiệu
nam tước và trở thành Sir Walter Scott.
Như vậy, qua một số công trình nghiên cứu kể trên, chúng ta có thể
thấy tác giả của một số bài viết đề cập đến vấn đề về tác giả, xoay quanh về
những nhân vật, xoay quanh chủ đề, giá trị nội dung của tác phẩm. Những
nghiên cứu trên đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác, nhưng đó cũng
chỉ là một vấn đề trong tác phẩm. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm cốt truyện
trong tiểu thuyết Ivanhoe vẫn là điều mới mẻ. Chính vì thế, qua việc thu thập
và khảo sát tài liệu về tác phẩm Ivanhoe, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có đề
4
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

tài hay công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đặc điểm cốt truyện Ivanhoe
của Walter Scott. Vì vậy với khóa luận này, tôi xin được đề cập và đi sâu vào
nghiên cứu đặc điểm cốt truyện Ivanhoe qua đó thấy được những đặc sắc về
nghệ thuật cũng như tài năng của tác giả.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm cốt truyện Ivanhoe của Walter
Scott” hướng tới tìm ra những điểm mới, những sự sáng tạo hấp dẫn trong cốt
truyện của Walter Scott. Qua việc tìm hiểu cốt truyện cũng thấy được tác giả
đề cao những đức tính cao quý cũng như tinh thần ưa chuộng công lí, lòng vị
tha, đức hi sinh, lòng dũng cảm, tính cương trực… dưới hình thức những
phong tục mã thượng đẹp đẽ thời cổ. Đề tài thêm một hướng khám phá tác
phẩm và thấy được tài năng của Walter Scott cùng những đóng góp của ông

với nền văn học nước Anh nói riêng và nền văn học thế giới nói chung.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Ivanhoe của Walter Scott.
5. Phạm vi khảo sát
Khảo sát đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Ivanhoe của Walter Scott.
Văn bản chúng tôi sử dụng cho đề tài nghiên cứu này là: Ivanhoe Walter Scott, Trần Kiêm (dịch).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp:
- Khảo sát tác phẩm.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung của khóa luận chia làm
hai chương:
Chương 1: Cốt truyện hư cấu lịch sử
Chương 2: Cốt truyện đa tuyến, lệch trọng tâm
5
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

NỘI DUNG
Chƣơng 1: CỐT TRUYỆN HƢ CẤU LỊCH SỬ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm cốt truyện
Nói đến tác phẩm tự sự người ta không thể không nhắc tới một thành
phần có vai trò quan trọng không thể thiếu đó là cốt truyện. Từ xa xưa tác
phẩm tự sự truyền thống rất coi trọng vai trò của cốt truyện. Đến đầu thế kỉ

XX, vai trò của cốt truyện có xu hướng giảm đi thế nhưng cho đến nay nhiều
nhà nghiên cứu phê bình văn học vẫn khẳng định rằng cốt truyện luôn giữ vai
trò quan trọng thiết yếu. Cốt truyện có chức năng giúp bạn đọc nhận ra những
vấn đề bản chất của cuộc sống và con người, từ đó giúp chúng ta nhận thức,
suy ngẫm và rút ra những bài học chân lí.
Cốt truyện là một khái niệm phức tạp, nên mỗi nhà văn, nhà nghiên
cứu, phê bình văn học đưa ra cho mình cách hiểu khác nhau. Qua việc tìm
hiểu một vài sách lí luận văn học, từ điển… có thể đưa ra một số khái niệm về
cốt truyện như sau:
Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt” thì “Cốt truyện là hệ thống sự kiện
làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách của
nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự hoặc trong kịch” [7-tr.276].
Theo “Từ điển thuật ngữ Văn học” (Lê Bá Hán; Trần Đình Sử), thì cốt
truyện là “Hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong
hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [5-tr.88].
Trong cuốn “150 thuật ngữ Văn học” (Lại Nguyên Ân) thuật ngữ cốt
truyện được hiểu là: “Sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến
cố trong tác phẩm tự sự và kịch đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [2-tr.13].
Qua các định nghĩa trên có thể thấy cốt truyện có thể hiểu ở hai phương
diện gắn bó hữu cơ với nhau. Một mặt cốt truyện là phương diện bộc lộ tính nhân
văn, mặt khác cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.

6
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

Sách “Lí luận văn học” (Hà Minh Đức) cũng định nghĩa về cốt truyện

và khái quát cách hiểu về cốt truyện ở hai phương diện trên: “Cốt truyện là
một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là
các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó có các tính cách hình thành
và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ
tư tưởng tác phẩm” [4-tr.137].
Trong cuốn “Bàn về văn học” Gorki đã khẳng định: “Vai trò của cốt
truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm
nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người, lịch sử, phát triển, và
tổ chức của tính cánh này hay tính cách khác” [Tr.196].
Pospelop trong cuốn “Dẫn luận nghiên cứu văn học” đã khẳng định
rằng: “Các cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ các hành động của
nhân vật”. Ông cũng chỉ ra rằng trong văn học có nhiều kiểu cốt truyện được
xậy dựng trên cơ sở miêu tả các hành động dứt khoát của nhân vật, trên các
thời điểm “nút” bước ngoạt trong cuộc đời nhân vật.
Có rất nhiều khái niệm về cốt truyện, nhưng với đề tài khóa luận này
chúng tôi xin sử dụng khái niệm cốt truyện trong cuốn “Từ điển thuật ngữ
Văn học” (Lê Bá Hán; Trần Đình Sử), thì cốt truyện là “Hệ thống các sự kiện
cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành
một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn
học thuộc loại tự sự và kịch” [5-tr.88].
1.1.2. Các thành phần cốt truyện
Trong cốt truyện, các giai đoạn của hành động và xung đột làm cơ sở
được vạch ra rõ ràng. Đó là những thành phần của cốt truyện. Theo cuốn
“Dẫn luận nghiên cứu văn học” của Pospelop thì cốt truyện bao gồm các
thành phần chính: Trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.
Trình bày là sự miêu tả đời sống của nhân vật ở thời kì trước thắt nút.
Thắt nút là thời điểm có thể phát hiện và làm gay gắt các mâu thuẫn đã có từ
trước trong đời sống nhân vật hay tự nó tạo ra các xung đột nào đó. Trong
trường hợp này có thể gọi là thắt nút xung đột. Phát triển là mâu thuẫn tiếp tục
diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Đoạn đỉnh điểm thường đứng trước phần kết

7
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

thúc là thời điểm chấm dứt các hành động, kết thúc có khi mâu thuẫn được
giải quyết hoàn toàn nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Kết thúc hành động
mâu thuẫn giữa nhân vật vẫn còn, thậm chí còn gay gắt hơn.
Đôi khi tác phẩm không có đầy đủ các thành phần trên, hoặc có thể
thêm một số thành phần khác. Vấn đề không phải là xác định một cách hình
thức mỗi thành phần quan trọng là thâm nhập sâu sắc nội dung cụ thể của tác
phẩm, khảo sát các chặng đường có ý nghĩa quyết định với số phận nhân vật,
nhất là nhân vật trung tâm. Có như thế, việc phân tích cốt truyện mới đem lại
hiệu quả.
1.1.3. Phân loại cốt truyện
Từ thời Cổ đại Arixtot đã cho rằng có hai loại cốt truyện. Đó là cốt
truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm. Đến nay, các nhà nghiên cứu lý luận
phê bình văn học cho rằng có nhiều cách phân loại cốt truyện. Ví dụ Lê Huy
Bắc dựa vào các tiêu chí như sự kiện, thời gian, nhân vật đã chia ra mười ba
loại cốt truyện. Theo tiêu chí sự kiện có cốt truyện phân đoạn, cốt truyện liền
mạch, cốt truyện huyền ảo, cốt truyện ghép mảnh, cốt truyện siêu văn bản.
Theo tiêu chí thời gian có cốt truyện tuyến tính, cốt truyện khung, cốt truyện
gấp khúc. Dựa trên nhân vật chia ra cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến,
cốt truyện hành động, cốt truyện tâm lí, cốt truyện dòng ý thức. Ngoài ra các
nhà nghiên cứu còn đề xuất các cách phân loại khác dựa trên tiêu chí nội
dung, kết cấu, trường phái để chia ra nhiều cốt truyện khác. Song người ta
đồng ý nhiều hơn cả với ý kiến của tác giả Nghệ thuật thi ca là có hai loại cốt
truyện biên niên và đồng tâm. Đồng thời, họ cũng khẳng định sự tồn tại của
cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến, cốt truyện kịch tính.

Cốt truyện biên niên là cốt truyện có mối liên hệ thời gian lấn át trong
các sự kiện. Tính biên niên khiến các sự kiện và hành động không thật gắn bó
với nhau, mở ra khả năng miêu tả thực tại nhiều bình diện phù hợp với tác
phẩm cỡ lớn. Trong những năm gần đây, cấu tạo cốt truyện biên niên phong
phú lên, xâm chiếm các thể loại nhỏ hơn.
Cốt truyện đồng tâm là cốt truyện trong đó giữa các sự kiện, mối liên
hệ nhân quả chiếm ưu thế. Tính đồng tâm của cốt truyện cho phép nhà nghiên

8
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

cứu chăm chú vào xung đột nào đó. Nó là cơ sở tạo nên sự thống nhất của
hình thức tác phẩm.
Đôi khi cốt truyện đồng tâm và biên niên tồn tại cùng một tác phẩm:
Các nhà văn rời khỏi tuyến hành động chính, miêu tả các sự kiện gắn bó gián
tiếp với nhau.
Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức
tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện
những con đường phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có dung lượng lớn.
Cốt truyện kịch tính là cốt truyện mà người kể luôn đặt sự việc trong
thế đối lập tốt - xấu, cao cả - thấp hèn. Cách làm này hàm chứa trong đó cái
nhìn di động: Đi từ đau thương bất hạnh đến hạnh phúc sung sướng.
1.2. “Lịch sử là cái đinh để treo các sự kiện”
Walter Scott sinh ra và lớn lên vào một thời đại có nhiều biến cố lịch sử
làm rung chuyển cả đất nước. Những biến cố đó có ảnh hưởng sâu sắc đến
cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của ông, hơn hết là trong lĩnh vực tiểu
thuyết. Walter Scott là người chịu ảnh hưởng không nhỏ của tinh thần Cách

Mạng của nhân dân Anh thế kỷ 19 khi giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ và
Anh quốc vừa chiến thắng Napoleon đệ nhất sau nhiều năm cuộc xâm lăng
của vị hoàng đế độc tài này đã kiềm nén và “bảo hộ” Anh cũng như các nước
Châu Âu.
Chính vì vậy đã tạo nên kiểu cốt truyện lịch sử trong sáng tác của ông.
Cốt truyện lịch sử được dựng nên từ những sự kiện lịch sử. Không phải ngẫu
nhiên những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử đó đi vào trang văn của
Walter Scott mà ông phải là người trực tiếp chứng kiến nó, rồi phác họa lại
qua tiểu thuyết của mình một cách sâu sắc như vậy. Qua cốt truyện lịch sử
trong tiểu thuyết Ivanhoe đã mang đến cho người đọc bức tranh xã hội
phương Tây trong cuộc Thập Tự Chinh vĩ đại và cũng gửi gắm những những
tư tưởng của mình vào trong tác phẩm.
Đối với Walter Scott ông cho rằng: “Lịch sử là cái đinh để treo các sự
kiện”. Vì vậy dù viết các câu chuyện hư cấu nhưng nó vẫn bám sát vào lịch
sử. Lịch sử là một đề tài quan trọng và to lớn đối với các tác phẩm của ông.
9
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

Tiểu thuyết Ivanhoe được viết vào khoảng thế kỉ XIX, nó được dựa vào một
câu chuyện có thật xảy ra vào khoảng thế kỉ XII, dưới triều đại vua Richard
đệ nhất. Vua Richard trị vì từ năm 1157 đến năm 1199 sau Công Nguyên,
được mệnh là “Mãnh Hổ”vì ông rất dũng cảm, gan dạ ngoài chiến trường và
rất mộ đạo Gia - tô. Câu chuyện mô tả năm 1194 sau khi thất bại của cuộc
Thập Tự Chinh thứ 3, nhiều kẻ tham gia thập tự quay trở lại Châu Âu. Vua
Richard đã bị bắt bởi công tước Áo trên đường trở về cố quốc.
Tiểu thuyết Ivanhoe đã mô tả giai đoạn lịch sử nước Anh khi hai chủng
tộc người Saxon và Norman mâu thuẫn với nhau gây ra những cuộc chiến

tranh đẫm máu. Dân tộc Saxon sinh sống trên mảnh đất Anh khoảng vài thế
kỉ, còn Norman là chủng tộc mới đến sau này khoảng thế kỉ XI. Chủng tộc
người Norman đóng vai trò chính trị, quân sự và văn hóa quan trọng ở châu
Âu, và thậm chí Cận Đông thời trung cổ. Ảnh hưởng của người Norman trải
rộng từ các trung tâm đó tới các quốc gia Thập tự chinh ở miền Cận Đông,
tới Scotland, Wales, và Ireland. Chủng tộc người Saxon luôn khao khát khôi
phục lại đất nước. Mâu thuẫn giữa hai dân tộc trở nên gay gắt hơn bởi sau trận
Hasting mọi quyền lực đều thuộc vào tay quý tộc Norman, còn vương công
quý tộc Saxon bị tước đoạt hết tài sản. Những triều đại vua thuộc dòng
Norman hậu đãi thần dân Norman, còn dân Saxon thì phải chịu đựng những
luật lệ hà khắc chính vì vậy người dân Saxon nuôi chí chống lại Norman. Đối
với người dân tộc Saxon, vết thương chiến bại vẫn còn rớm máu vì họ luôn so
sánh tình hình nô dịch hiện tại với quá khứ tự do của họ. Walter Scott cũng đã
mô tả đúng những phong tục, tập quán, y phục, hành vi, thói quen của những
nhân vật thuộc nhiều dạng người thời Trung Cổ như: Qúy tộc, kị sĩ, thầy tu,
kẻ cướp… Tác giả miêu tả trang phục của một tu sĩ cao cấp: mặc y phục dòng
tu Cistercian, áo choàng và mũ trùm may bằng vải xứ Flanders, rộng lòa xòa
thành những nếp. Cerdic mặc trang phục đậm chất của người Saxon “ông ta
vận một cái áo dài màu xanh lá cây, hàng khuy áo ngoài để mở, bên trong lộ
ra một bộ áo chẽn, khít người, đỏ sẫm, chân đi dép, thứ dép theo kiểu thông
thường của nông dân song đóng bằng da tốt, ngang lưng ông thắt lưng da có
tán nhiều đanh bằng đồng, cạnh sườn gài một thanh gươm ngắn, mũi nhọn
hai lưỡi” [8-tr.31].

10
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.


Tiểu thuyết phản ánh tinh thần nhân dân nước Anh trong khoảng đầu
thế kỉ XIX. Khi giai cấp tư sản đang phát triển, chiến thắng cuộc xâm lăng
của đế quốc Pháp dưới thời đế chế Napoleon I. Cedric tiêu biểu cho những
người Saxon thuần túy, có ý thức dân tộc mạnh mẽ, đương đầu mới bọn quý
tộc Norman, đại diện cho bọn xâm lược. Với tinh thần yêu nước, khát vọng tự
do và mưu đồ khôi phục đất nước Cedric là người rất cương quyết, ông đã
dám hi sinh quyền lợi của gia đình để lo cho tiền đồ của dân tộc người Saxon.
Ông phản đối tình cảm của Ivanhoe và Rowena là vì ông nghĩ hai con người
thuộc dòng dõi vương tộc Saxon lại có thể chỉ đòi thỏa mãn những tình cảm
cá nhân mà cắt đứt mọi ràng buộc có liên quan đến vận mệnh chung của dân
tộc. Đối với Cedric dân tộc Saxon là trên hết, ông sẵn sàng hi sinh bản thân
mình cho dân tộc.
Giá trị lịch sử còn thể hiện ở những nhân vật và sự kiện lớn trong
truyện như Richard, John, cuộc Thập Tự Chinh, việc Richard bị cầm tù, cuộc
hội võ, sự áp bức bóc lột của bọn quý tộc, tình trạng xã hội hỗn độn, đen tối…
đều là những sự thực lịch sử. Vua Richard có thực trong lịch sử, ông là con
trai của vua Henry II và Eleanor xứ Aquitaine. Ông sở hữu năng lực chính trị
và quân sự kiệt xuất tham vọng cao nhất của Richard là tham gia cuộc Thập
tự chinh lần thứ ba - sau khi Jerusalem bị Saladin chiếm đóng năm 1187.
Richard đã bán cả chức quan chưởng ấn và các chức quan khác để có tiền tài
trợ cho cuộc hành trình. Năm 1190 ông lên đường tới vùng Đất Thánh
(Jerusalem). Đến tháng 5, ông tới đảo Síp và kết hôn với Berengaria, con gái
vua xứ Navarre. Tháng 6/1191 ông tới Jerusalem và tháng 7 tới Acre. Đến
tháng 9, ông giành thắng lợi tại trận Arsuf, giúp quân thập tự chinh chiếm
được Joppa. Mặc dù Richard đã tiến đến rất gần mục tiêu chính của cuộc thập
tự chinh, Jerusalem vẫn ở ngoài tầm với. Hơn nữa, mối bất hòa sâu sắc giữa
quân đội Pháp, Đức và Anh còn phát sinh thêm nhiều rắc rối. Sau một năm bế
tắc, Richard và Saladin đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, và Richard bắt
đầu trở về quê nhà. Trong tác phẩm Richard được hiện lên là một vị vua anh
minh, tài giỏi và vị tha.

Walter Scott đã tái hiện lại cuộc hội võ gay cấn, nhưng cũng hết sức
hấp dẫn. Hội võ được tổ chức ở Ashby thuộc quận Leicester, do hoàng tử

11
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

John làm chủ tọa. Trong cuộc hội võ có những luật lệ như: Các hiệp sĩ phải
đấu với bất kì người nào yêu cầu tỉ thí; hiệp sĩ nào muốn đấu có thể tùy chọn
đối thủ bằng cách gõ đầu thương vào cái khiên của người này (nếu gõ cán
thương vào khiên thì gọi là cuộc tỉ thí hữu nghị, còn lấy mũi thương gõ vào
khiên thì gọi là cuộc đấu tử chiến); hiệp sĩ nào thắng được năm người sẽ là
người chiến thắng và sẽ nhận được một con ngựa đẹp, điều vinh dự hơn là
người đó sẽ được lựa chọn bà chúa Tình yêu và Sắc đẹp để trao phần thưởng
cho người chiến thắng... Tác giả tái hiện lại được cuộc hội võ lịch sử nhưng
với tài năng của mình, ông đã khiến nó trở thành cuộc hội võ đáng nhớ trong
lòng người đọc. Ông đã sử dụng khéo léo các sự kiện lịch sử để tiểu thuyết
của mình vừa thực, nhưng cũng vừa hư cấu khi thêm các chi tiết truyện khiến
tác phẩm trở nên đặc sắc hơn.
Chúng ta có thể thấy rõ giá trị lịch sử còn thể hiện rõ nhất ở sự áp bức
bóc lột của quý tộc. Bọn quý tộc người Norman luôn muốn chuộc lợi về mình,
chúng tìm mọi cái để vơ vét tài sản của những dân tộc khác, chúng lên kế
hoạch bắt cóc để đòi tiền chuộc. Tiêu biểu cho sự áp bức đó là bọn Đầu bò,
chúng đã lên kế hoạch bắt cóc Rebecca cô gái người Do Thái nhằm bắt cha của
nàng cống nộp hết tài sản cho họ, chúng nó bắt Isaac nộp một nghìn cân bạc.
Tên Đầu Bò dùng những lời lẽ thô bạo, dọa nạt để bắt lão Do Thái nộp tiền
chuộc “Ta chỉ khẽ ra hiệu, là chúng sẵn sàng dùng thuốc độc, cọc nhọn, dao
găm, thừng chão để thi hành mệnh lệnh với ngươi” [8-tr.249]. Thấy sự khốn

khổ của lão Do Thái tên quý tộc vẫn nụ cười lạnh lùng, lòng dạ sắt đá, không
thèm để ý đến hắn. Khi lão cương quyết không nộp tiền chuộc vì bọn chúng
không tha cho con gái của hắn, tên quý tộc Norman cho người lột quần áo và
xích Isaac lên trên những gióng sắt. Sự tra tấn dã man tàn bạo, vì muốn có
quyền lợi về mình bọn này không từ bỏ mọi thủ đoạn thậm chí ra giết người.
Một tác phẩm xuất sắc là bắt nguồn từ lịch sử, Walter Scott đã làm
được điều đó trong tác phẩm của mình. Tiểu thuyết của ông vừa có yếu tố hư
cấu nhưng vẫn mạng đậm những sự thực lịch sử. Chính những sự thực lịch sử
đó khiến cho tác phẩm sâu sắc hơn và thể hiện được những dụng ý của tác
giả. Scott đã thành công trong việc đặt các nhân vật trong bối cảnh lịch sử, thể
hiện các biến cố lịch sử, mô tả tỉ mỉ những phong tục tập quán, ngôn ngữ một
cách chân thực nhất.

12
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

Qua kiểu cốt truyện lịch sử trong tiểu thuyết Ivanhoe Walter Scott đã thể
hiện được tinh thần yêu nước của người Anh đồng thời diễn tả sinh động những
mâu thuẫn của đời sống Anh trước sự thử thách của lịch sử. Qua đó cũng thể
hiện được những mâu thuẫn của dân tộc, giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính,
tinh thần anh hùng của nhân dân với những con người có thái độ hời hợt.
1.3. Cốt truyện có tính chất li kì
Ivanhoe là một tiểu thuyết hư cấu lịch sử nên trong tác phẩm các yếu tố
lịch sử đã làm hấp dẫn được người đọc. Và hơn hết bằng tài năng của mình
Walter Scott đã làm mới cốt truyện và lồng vào đó là một chủ đề mới.
Câu chuyện kể về Cedric một hào trưởng, dõng dõi quý tộc Saxon nước
Anh, ông rất căm thù quân xâm lược Norman, và mưu đồ khôi phục đất nước.

Và ông có một người con trai là Ivanhoe theo Richard đệ nhất dự cuộc Thập
Tự Chinh ở Palestine. Tuy vua Richard thuộc dòng dõi Norman nhưng là
người công bằng yêu nước. Từ Palestine, Richard và Ivanhoe bí mật về nước,
cải trang dự hội võ, đánh thắng bọn hiệp sĩ, tay chân của hoàng tử John - em
trai Richard đang cầm quyền nhiếp chính, nhưng phản bội anh và thông đồng
với ngoại quốc hại Richard, mưu đồ chiếm ngôi. Ivanhoe bị thương nặng và
được Rebecca, một thiếu nữ đẹp, con một người do Thái giàu có là Isaac cứu
chữa. Sau đó thì bọn tay chân của John bắt cóc Cedric, Isaac và Rebecca để
cưỡng bức nàng và bắt cả bọn nộp tiền chuộc. Ivanhoe với người yêu là
Rowena cũng bị bắt. Tất cả bị giam vào một lâu đài kiên cố. Ở ngoài, Richard
cùng bọn lục lâm người Saxon, vì lòng yêu nước và yêu chuộng công lí, tổ
chức công phá lâu đài để giải phóng họ. Nhưng Rebecca bị một tên hiệp sĩ
Norman là de Bosi - Guilbert phá vòng vây mang nhốt tại một tu viện. Việc
bại lộ, tên giáo trưởng buộc tội nàng có tà thuật mê hoặc giáo sĩ, định bắt
thiêu sống trên giàn lửa. Mặc dầu đang ốm, Ivanhoe vẫn hi sinh thân mình để
chiến đấu cứu Rebecca. De Boi - Guilbert chết một cách kì lạ, Rebecca thoát
nạn và bè đảng phản quốc cuả John bị tiêu diệt.
Các tình tiết, các sự kiện đều làm nổi bật tâm lí của nhân vật, phục vụ
cho nội dung tác phẩm. Trong tác phẩm ta không chỉ thấy được những cuộc
chiến đấu mà còn thấy được tình yêu, niềm ao ước... Tác giả đã đưa chúng ta

13
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

vào những tình tiết li kì như: Cuộc hội võ, tất cả mọi người đều muốn biết
người hiệp sĩ thắng trận kia là ai mà dũng mãnh đánh thắng hết bọn hiệp sĩ
còn lại. Nhưng tác giả cũng không cho chúng ta biết mặt mũi và tên tuổi của

hiệp sĩ đó luôn. Vì người hiệp sĩ sau khi kèn hiệu nổi lên và xướng lệnh gọi
tên đến hai lần không thấy đâu hết. Và mãi sau người hiệp sĩ xuất hiện,
Walter Scott đã để lộ danh tính của Ivanhoe bằng chi tiết “Mấy viên giám trận
bất kể ý muốn riêng của chàng, không biết vì họ tôn trọng nguyên tắc hay
cũng vì tò mò, học bèn lấy dao cắt đứt những sợi dây buộc mũ của chàng, và
tháo những kháo cài ở cổ ra. Chiếc mũ sắt vừa lật ra, người ta thấy hiện ra
khuôn mặt một thanh niên khoảng hai mươi lăm tuổi, nét mặt khôi ngô, làm
da rám nắng, mớ tóc cắt ngắn rất đẹp phủ lòa quanh đầu” [8-tr.146].
Đến đây thì mọi người đã nhận ra chàng hiệp sĩ đó chính là Ivanhoe
con trai của Cedric. Nếu như chúng ta để ý thì ngay từ đầu tác phẩm Ivanhoe
cũng không xuất hiện và mãi đến cuộc hội võ mới thấy. Mở đầu tác phẩm chỉ
thấy câu chuyện của anh chăn lợn Gurth và Wamba. Điều này cũng tạo ta sự
hấp dẫn của tác phẩm, người đọc muốn biết câu chuyện xảy ra như thế nào,
muốn biết nhân vật chính trong tác phẩm ra sao thì phải đọc các chương tiếp
theo. Và càng đọc càng thấy sự li kì của nó, đấy cũng chính là sự thành công
trong việc sáng tạo cốt truyện của Walter Scott.
1.4. Kết hợp khéo léo nhiều mô típ truyện
Tiểu thuyết Ivanhoe là một tác phẩm nổi bật khi nhắc đến tên tuổi
Walter Scott. Bên cạnh mặt nội dung hấp dẫn thì bạn đọc vẫn muốn chiêm
ngưỡng đặc sắc nghệ thuật cuả ông.
Walter Scott đã thực sự chi phối bạn đọc đặc điểm cốt truyện trong
cuốn tiểu thuyết và đặc biệt nổi lên là sự kết hợp khéo léo các mô típ truyện.
Về khái niệm “Mô típ” theo “Từ điển thuật ngữ”: Từ Hán Việt là mẫu
đề, có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng”, “kiểu” trong Tiếng Việt;
nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn
định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong văn học nghệ thuật, nhất là
trong văn học dân gian. Có thể tìm thấy mô típ “người đội lốt cóc, lốt quả
thị”, “cục thịt bọc trứng sinh ra người” trong thần thoại của nhiều dân tộc.

14

Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

Quay trở lại với mô típ trong tiểu thuyết Ivanhoe Walter Scott đã khéo
léo xây dựng hàng loạt mô típ truyện. Các mô típ có tầm quan trọng lớn đối
với ý nghĩa của tác phẩm:
 Mô típ liên quan đến tình yêu (tình yêu đơn phương, tình yêu
bị cách trở,...).
 Mô típ liên quan đến tranh đấu quyền lực.
Đây là một câu truyện phiêu lưu, Ivanhoe là một hiệp sĩ người Saxon
trở về từ cuộc Thập Tự Chinh và vẫn trung thành với Richard Plantagenet.
Cuốn sách chứa đầy những nhân vật đa dạng, cả hư cấu và lịch sử, cả thượng
võ và bỉ ổi: Richard Sư tử tâm, nữ tu Rebecca xinh đẹp; Isaac cha cô, Rowena
đáng yêu và kiều diễm, Cedric người Saxon, Robin Hood và những người đàn
ông vui vẻ, hoàng tử John nổi tiếng, Hiệp sĩ dòng đền Brian de Bosi - Gulbert,
Urfried hữu dụng, người phục vụ Gurth trung thành và Wamba hài hước.
Cuộc chiến mà Ivanhoe phải đối mặt là giữa những lời thề “cổ xưa” và
“hiện đại” không phải là Norman và Saxon hay người Do Thái với Kito
giáo, mà là vấn đề nhân đạo và vô nhân đạo, hoặc đơn giản hơn cái tốt và cái
xấu. Đó là một thế giới tưởng tượng vươn tới hiện đại khi đối mặt với những
định kiến và sự phóng túng, những đức hạnh và những tệ nạn. Cuộc đấu đã
diễn ra ở nhiều cấp độ, bất chấp những thách thức và cuối cùng đã thành
công tốt đẹp.
1.4.1. Mô típ liên quan đến tình yêu
Đây là tiểu thuyết hư cấu lịch sử, chủ yếu nói về lịch sử nhưng trong
tác phẩm vẫn có xuất hiện của tình yêu. Mô típ tình yêu trong tiểu thuyết thể
hiện dưới nhiều dạng đó là tình yêu bị cách trở, tình yêu đơn phương và anh
hùng cứu mĩ nhân.

Tình yêu của Rowena với Ivanhoe là tình yêu bị cách trở, chàng là
người bạn gắn bó từ nhỏ với nàng. Họ bị ngăn trở từ chính trong gia đình của
mình, vì sự nghiệp của dân tộc mà Cedric - cha của Ivanhoe đã không tán
thành tình yêu đó, từ mặt người con trai của mình nhưng không vì thế mà
ngăn cản được tình yêu của hai người. Rowena vẫn luôn nhớ nhung, luôn rò
la tin tức về chàng. Khi có một người hành hương đến nhà Cedric và có nhắc

15
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

đến Ivanhoe, nàng liền lập tức hỏi ngay về chàng “Bác gặp chàng ở đâu,
chàng có được mạnh khỏe hay không? Chúng ta nghe nói rằng chàng bị mệt
nên phải lưu lại Palestine sau khi đoàn quân Anh quốc đã về nước; vì thế
chàng bị bọn quân Pháp hành hạ, trong số ấy ai cũng biết có cả bọn thầy tu
thuộc dòng Thánh Chiến” [8-tr.62].
Nàng vẫn hỏi tỉ mỉ thêm bao nhiêu điều nữa về Ivanhoe. Rowena muốn
biết bao giờ chàng trở về, chàng có được bình yên không và muốn Ivanhoe sẽ
có thể dự cuộc hội võ sắp tới “Này bác, lần cuối cùng bác gặp chàng, trông
chàng như thế nào? Bệnh tật có đến nỗi làm cho chàng gầy đi, xấu đi nhiều
không?” [8-tr.63].
Trong cuộc hội võ, Rowena mong Ivanhoe sẽ có mặt để tham dự nhưng
mãi không thấy chàng đâu, và khi chàng “Hiệp sĩ bị Ruồng bỏ” lộ rõ danh tính,
nàng sững sờ nhận ra người yêu của mình, lo lắng cho vết thương của chàng.
Nhưng vì Cerdic không nhận Ivanhoe nữa nên không biết chàng sẽ đi đâu.
Cerdic vẫn luôn ấp ủ cái mộng tranh thủ nền độc lập cho dân tộc ông,
cũng vì thế mà ông đã tự nguyện hi sinh cả hạnh phúc gia đình của bản thân
và hi sinh quyền lợi của chính con trai mình. Ông đã đuổi Ivanhoe ra khỏi nhà

với hi vọng mối tình giữa nàng với chàng sẽ nhạt dần, và hàn gắn nhân duyên
giữa Rowena với Athelstane. Nhưng với bản tính cứng cỏi, với một tình yêu
chung thủy dành cho Wilfred Ivanhoe, nàng không hề giấu giếm mối tình đó và
tuyên bố rằng “Nếu không lấy được chàng hiệp sĩ này thì thà cô gửi thân vào
một nhà tu kín nào đó còn hơn ngồi trên ngai vàng với Athelstane” [8-tr.211].
Khi bị bọn De Bracy bắt cóc và nàng nghe hắn nói Ivanhoe nằm trong
kiệu của lão Do Thái. Rowena lo lắng cho chàng vô cùng, “Toàn thân run lẩy
bẩy không thể kìm giữ được” [8-tr.260]. Tình yêu của họ xuất phát từ trái tim
vì vậy dù gặp nhiều khó khăn nhưng không thể ngăn cản được tình yêu đó.
Sau bao nhiêu khó khăn trắc trở thì cuối cùng Ivanhoe và Rowena cũng được
Cedric chấp nhận tình yêu của hai người. Và hôn lễ của họ đã được diễn ra
được đích thân nhà vua tới dự và được nhà thờ công nhận hôn lễ một cách vô
cùng trịnh trọng. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc đến già vì “họ sớm
yêu nhau nồng nàn từ hồi còn ít tuổi, họ lại càng quý nhau hơn vì nhớ tới bao
trở ngại đã ngăn cản cuộc hôn nhân của họ” [8-tr.590].

16
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

Ngoài mối tình cách trở nhưng lại có một cái kết viên mãn giữa
Rowena và Ivanhoe thì trong tác phẩm cũng nói tới những câu chuyện tình
yêu khác. Đó là mô típ tình yêu đơn phương: de Bracy dành cho Rowena, hay
tình cảm của de Bois - Guilbert dành cho Rebecca. Nhưng đó là muốn chiếm
hữu chứ không phải tình yêu. Cả de Bracy và de Bois - Guilbert thích hai cô
gái đó vì họ xinh đẹp, vẻ đẹp của họ khác với những người con gái khác.
Chính de Bracy đã sắp đặt từ trước để chiếm lấy trái tim của nàng
Rowena. Hắn đã sửa soạn rất kĩ để đến gặp nàng “mũi giày của hắn cong vút

lên và xoắn tít như một cái sừng cừu đực; hắn đeo vào người đủ thứ trang sức
cầu kì thời đó. Hắn cạo râu thật nhẵn nhụi” [8-tr.257]. Hắn tỏ những thái độ
trân trọng, những lời lẽ có cánh đối với nàng “Hỡi ôi! Nàng Rowena kiều
diễm, kẻ đứng trước mặt nàng đây là tù nhân, chớ không phải là người coi
ngục. Và lời phán truyền mà nàng đang chờ nơi tôi, thì chính de Bracy này lại
khao khát trông đợi đôi mắt nhung kia nói lên đấy” [8-tr.257]. Nhưng
Rowena cảm thấy có chịu với những lời lẽ đó của hắn và cho rằng đó là
những lời lẽ xúc phạm nàng. Nhưng hắn ta lại biện hộ cho mình vì yêu mến
vẻ đẹp của nàng nên mới có những lời lẽ như vậy. Rowenna không hề biết
hắn là ai, hắn đã để cho bọn ca công, bọn xướng lệnh ca tụng những chiến
công của hắn. Bị những lời lẽ sắc bén của Rowena nói thì be Dracy bối rối
hắn bỏ cái giọng hênh hoang giả tạo trở về giọng bình thường thản nhiên hơn.
Nhưng vẫn hắn vẫn dùng thứ ngôn ngữ của bọn hát rong lang thang để nói
chuyện với nàng, Rowena nói nhưng lời khiến hắn tức giận và bộ mặt của be
Dracy ngày càng lộ rõ “Này cô nàng, lời cô nàng khuyên thật chí lí; lời nói
hung hãn bao giờ cũng đi đôi với hành động bạo tàn. Ta nói nàng hay: hoặc
không bao giờ nàng ra khỏi lâu đài này, hoặc nàng chỉ ra được khỏi đây khi
đã trở thành Maurice de Bracy phu nhân. Ta không quên thấy kế hoạch của
ta bị ngăn trở, và khi một nhà quý tộc Norman đã tôn giá trị của một người
con gái Saxon lên bằng cách cầu hôn, thì cũng không cần phải cẩn thận quá
mà biện bạch về hành vi của mình với cô ta” [8-tr.259]. Bắt đầu hắn lộ
nguyên hình là một con người tàn ác và giả tạo. Khi không dùng được lời lẽ
ngọt ngào, quay sang hắn nói những lời liên quan đến những người thân của
nàng. Hắn có thể sẽ tiết lộ bí mật Ivanhoe cũng có mặt trong lâu đài Đầu Bò

17
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.


và nếu Đầu Bò biết thì tính mạng của chàng sẽ gặp nguy hiểm. Nếu chấp
thuận làm phu nhân, de Bracy sẽ cứu Ivanhoe và Cedric còn không thì sẽ chết
hết và Rowena cũng không được tự do. Với một con người như vậy, Rowena
bình tĩnh trước những lời nói đó, không bị hắn dụ dỗ mà chấp nhận, nàng để
mặc mọi thứ. Nhưng nàng cũng không thể không suy nghĩ trước lời dọa nạt
về mạng sống cả người yêu và người cha đỡ đầu của mình, Rowena cảm thấy
bế tắc “Nàng đưa mắt nhìn quanh như muốn tìm người cầu cứu nhưng không
có ai, nàng lắp bắp thốt ra mấy tiếng kêu đứt đoạn, rồi giơ hai tay lên trời để
mặc cho nỗi sầu khổ tuôn trào không thể cầm giữ nổi” [8-tr.263]. Biết mình
đã làm đau khổ người đẹp, biết mình đã đi quá xa không lùi lại được nữa, và
hắn nhận rõ ra rằng những lời đe dọa đó không thể lay chuyển được nàng. De
Bracy cảm động trước những giọt nước mắt và sự đau khổ của nàng, nhưng
hắn biết xúc động cũng sẽ không được lợi gì hết, nàng sẽ không bao giờ chấp
nhận tình cảm của hắn. De Bracy ước mình có một trái tim sắt đá như Đầu
Bò, sẽ không rung động trước những tình cảnh đó. Tình yêu của de Bracy
dành cho Rowena không thể lớn hơn mục đích của hắn, hắn muốn chiếm đoạt
cả trái tim lẫn của cải nên đã lên kế hoạch sẵn sàng. Thứ tình yêu đó sẽ không
có kết thúc tốt đẹp, vì quyền lợi nhiều hơn là vì người mình yêu.
Bên cạnh mối tình đơn phương của de Bracy dành cho Rowena thì
trong tác phẩm còn xuất hiện một mối tình nữa de Bois - Guilbert dành cho
Rebecca. Vẻ đẹp của nàng không chỉ de Bois - Guilbert thích, ngay hoàng tử
John cũng yêu mến vẻ đẹp của nàng. Hắn dùng những lời lẽ muốn thuyết
phục Rebecca làm phu nhân của mình, nhưng dù cái chết khủng khiếp đang
kề sát bên cạnh cũng không khiến nàng mủi lòng, nàng ý thức làm chủ được
số phận của mình và sẵn sàng tìm lấy cái chết để thoát khỏi sự ô nhục. Vẻ đẹp
của Rebecca hiện ra ngay khi nàng có những thái độ kiên quyết, điều này
càng thu hút de Bois - Guilbert “Bois - Guilbert, con người kiêu hãnh ngang
tàng ấy, thấy rằng mình chưa bao giờ được ngắm một sắc đẹp nào nồng nàn
và có mãnh lực đến như thế” [8-tr.277]. Trước sự cứng rắn của nàng, hắn đòi

hòa hảo nhưng Rebecca yêu cầu phải đứng cách xa nhau. Bois - Guilbert giải
thích cho người đep biết vì sao hắn lại trở nên như vậy “Bao nhiêu ta đổ máu,
tất cả cốt cho nàng Adelaide de Montemare, khi trở về nước cùng với những

18
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

danh vọng ta ôm ấp thiết tha và đã phải đổ bao mồ hôi và máu mới đoạt
được, thì ta thấy nàng đi theo một tên hộ sĩ người xứ Gascon rồi” [8-tr.278].
Chính vì bị phản bội như vậy nên hắn đã tách mình ra khỏi cuộc đời, hắn hi
sinh tất cả những quyền sống loài người để đổi lấy quyền được trả thù và viễn
tưởng của tham vọng lớn lao. Khi lâu đài của Đầu Bò bị cháy chính Bois Guilbert đã cứu Rebecca ra khỏi lâu đài, hắn nói “Ta tìm được nàng đây rồi,
nàng sẽ thấy ta giữ đúng lời hứa, sung sướng cũng như hoạn nạn đều có
nhau. Bây giờ chỉ còn một lối thoát. Ta sẽ vượt trăm ngàn nguy hiểm để tìm
con đường sống cho nàng. Đứng dậy, theo ta mau!” [8-tr.379]. Hắn đưa
Rebecca ra khỏi lâu đài đang cháy rực, hắn còn tỏ ra quan tâm đến nàng khi
đưa nàng chạy thoát “Hắn luôn luôn quay ngựa lại kèm bên mình nàng và
quên cả bản thân có khi gặp nguy hiểm, hắn giơ cao chiếc khiên tam giác có
bọc thép trước mặt nàng để che chở. Chốc chốc, hắn lại xốc ngựa lên, mồm
thét vang tiếng thét xung trận, chém gục xuống đất một người trong bọn quân
tấn công đang tiến lên hàng đầu, rồi lập tức lại lùi ngựa về kèm sát bên ngựa
của Rebecca” [8-tr.382]. Qua những hành động đó chứng tỏ hắn cũng rất yêu
Rebecca, quan tâm, lo lắng đến nàng. Hắn quỳ xuống chân Rebecca và nói
“Nhưng Rebecca ơi, ta vui lòng hi sinh địa vị tôn quý đó… ta vui lòng từ bỏ
danh vọng ấy… ta vui lòng nhường lại quyền lực kia, dầu rằng lúc này ta đã
sắp nắm gọn tất cả trong tay rồi, miễn là nàng sắn lòng chỉ nói một câu thôi:
Bois - Guilbert, tôi nhận chàng là người yêu cuả tôi” [8-tr.500]. Nhưng

Rebecca không để ý đến tình cảm đó vì nàng biết sau thứ tình cảm đó là sự
một âm mưu vụ lợi, hắn đổ hết mọi tội lỗi cho nàng. Với một con người như
vậy tình yêu không bao giờ lớn hơn được tham vọng, có thể hi sinh tất cả để
đổi lấy quyền lực. Rebecca cương quyết không chấp nhận những lời đề của
hắn, hắn liền lộ rõ bản mặt giả tạo của mình, bây giờ không ai có thể cứu sống
được người đẹp nữa, còn quyết định của hắn sẽ không bao giờ thay đổi được
“Ta đã cố lay chuyển quyết định của nàng mà vô hiệu, còn quyết định của ta
thì cũng như tiếng nói sắt thép của định mệnh, không thể dời đổi được”. Tình
yêu của hắn dành cho Rebecca mục đích chính là muốn chiếm lấy tài sản của
Isacc. Đây là một con người đầy những tham vọng ghê gớm, tàn bạo xấu xa,
tất cả đều vì mục đích, quyền lợi. Tình yêu đơn phương trong tiểu thuyết chủ
yếu là tình yêu gắn liền với quyền lợi, mục đích, cả de Bracy và Bois 19
Footer Page 25 of 63.


×