Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận văn sư phạm Hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ Long ký của Kim Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 69 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
TRƢƠNG VÔ KỲ TRONG
Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ CỦA KIM DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
TRƢƠNG VÔ KỲ TRONG
Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ CỦA KIM DUNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài


Ngƣời hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến
sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, đã dìu dắt giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài này.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học
nước ngoài cùng với các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn cho nên khóa luận này còn nhiều
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận
xét của các thầy cô để em hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.


LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian học tập, tìm hiểu và nghiên cứu, bằng sự cố gắng của
bản thân và sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, khóa
luận của tôi đã được hoàn thành. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này là vô cùng trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào. Nếu sai tôi hoàn toàn xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.1. Lý do khoa học .................................................................................... 1
1.2. Lý do sƣ phạm ..................................................................................... 2
1.3. Lý do cá nhân ...................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Giới thuyết chung về một số khái niệm ................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Đối tƣợng, phạm vi khảo sát .................................................................... 7
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 7
5.2. Phạm vi khảo sát.................................................................................... 7

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
Chƣơng 1: TRƢƠNG VÔ KỲ - NGƢỜI ANH HÙNG CÓ MỘT KHÔNG
HAI CỦA “GIANG HỒ ẢO”........................................................................ 8
1.1. Kim Dung và Ỷ Thiên Đồ Long ký ........................................................ 8
1.1.1. Kim Dung - người khai sinh ra thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp ............ 8
1.1.2. Ỷ Thiên Đồ Long ký - sự sáng tạo phi thường của nhà văn
Kim Dung .................................................................................................... 11
1.2. Trƣơng Vô Kỳ - ngƣời anh hùng rất đời thƣờng trong thế giới “giang
hồ ảo” .......................................................................................................... 21
1.2.1. Trương Vô Kỵ - người anh hùng có tấm lòng bồ tát ......................... 23

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

1.2.2. Trương Vô Kỵ - người anh hùng có võ công cao cường ................... 27
1.2.3. Trương Vô Kỵ - một con người an phận thủ thường ........................ 33
1.2.4. Trương Vô Kỵ - một con người đào hoa nhưng thụ động, mơ hồ,
không quyết đoán ........................................................................................ 37
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
TRƢƠNG VÔ KỲ ...................................................................................... 46
2.1. Xây dựng nhân vật Trƣơng Vô Kỳ thông qua miêu tả ngoại hình và
hành động ................................................................................................... 46
2.1.1 Ngoại hình - ưu tú hơn người ............................................................ 46
2.1.2. Hành động - xứng đáng là anh hùng của thế giới “giang hồ ảo” ... 48
2.2. Trƣơng vô Kỳ với nội tâm phức tạp ................................................... 51
2.2.1. Sự đau đớn khi mất đi người thân .................................................... 52

2.2.2. Những mâu thuẫn, giằng xé của Trương Vô Kỵ trong việc lựa chọn
hồng nhan tri kỉ ........................................................................................... 54
KẾT LUẬN ................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 63

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Lý do khoa học

Nhắc đến nhà văn Kim Dung là ta nhắc đến kiếm hiệp. Ông là nhà văn mà
trong suốt bốn mươi năm qua, các tác phẩm kiếm hiệp của ông vẫn đứng
trong hàng ngũ những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền văn học
Trung Quốc. Và vì thế, trước nay ở Trung Quốc, Việt Nam cũng như các
nước khác nhau trên thế giới đã có những nghiên cứu về tiểu thuyết kiếm hiệp
của nhà văn Kim Dung. Tùy vào hoàn cảnh xã hội, trình độ học vấn, sở thích
hay đam mê của cá nhân mà họ sẽ chú trọng hoặc quan tâm đến một vấn đề
nào đó trong các tác phẩm kiếm hiệp của ông. Đặc biệt là vấn đề về hình
tượng nhân vật được rất nhiều người nhấn mạnh. Nhắc đến tiểu thuyết của
Kim Dung là người ta sẽ nhớ đến bộ đôi các nhân vật như Quách Tĩnh Hoàng Dung; Dương Quá - Tiểu Long Nữ; Tiêu Phong - A Châu; Thạch Phá
Thiên - A Tú hay Trương Vô Kỵ - Triệu Mẫn…Thông qua các tác phẩm của
Kim Dung, đặc biệt là các nhân vật do ông sáng tạo đã trở thành những thần
tượng trong lòng bạn đọc, là mẫu hình lý tưởng ẩn sâu trong trái tim độc giả,
góp một phần tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Những nhân vật anh hùng mà

ông kiến tạo khiến con người ta có những nhận định riêng, có những khát
khao riêng, có những hoài bão riêng để rồi độc giả tự xây dựng lên những thế
giới khác xa với thực tại mà fan của Kim Dũng vẫn gọi là “giang hồ ảo”. Vì
thế trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hình tượng nhân
vật anh hùng. Nhắc đến kiếm hiệp thì không thể nào thiếu đi các vị anh hùng
hảo hán khí chất ngút trời, võ công cao cường, hành hiệp trượng nghĩa, xưng
bá võ lâm thiên hạ. Một trong những nhân vật anh hùng nổi bật đó chính là vị
anh hùng Trương Vô Kỵ trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long ký. Tuy nhiên
riêng đối với nhân vật Trương Vô Kỵ này, có thể nói cả tính cách và nội tâm
1
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

của chàng đều khác biệt rất nhiều so với các vị anh hùng đời trước như Quách
Tĩnh hay Dương Quá mà Kim Dung đã xây dựng. Trương Vô Kỵ chính là vị
anh hùng đã tạo tiền đề cho những nhân vật anh hùng sau này của Kim Dung
như Đoàn Dự (Thiên long bát bộ), Địch Vân (Liên thành quyết) hay Lệnh Hồ
Xung (Tiếu ngạo giang hồ)…Những vị anh hùng này đều có tính cách giống
một “con người” hơn, “thật” hơn chứ không hề mang sắc thái lý tưởng hóa
một cách toàn diện nữa mà xuất phát điểm chính bắt nguồn từ nhân vật
Trương Vô Kỵ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ
và cụ thể chi tiết nhất về một nhân vật vô cùng quan trọng trong hệ tiểu thuyết
của Kim Dung, qua đó hiểu thêm sâu sắc về đất nước, con người Trung Quốc
phong kiến.
1.2.

Lý do sƣ phạm


Nghiên cứu về đề tài “Hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ
Long ký của Kim Dung” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng tôi.
Đây không chỉ là bước đầu trong việc nghiên cứu khoa học, khám phá tri thức
của tôi, mà nó còn hình thành và bồi đắp thêm cho tôi tình yêu đối với văn
học Trung Quốc. Tương lai, tôi sẽ trở thành một giáo viên Ngữ Văn, việc
nghiên cứu về hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ sẽ giúp ích cho tôi có thêm
những kiến thức, kinh nghiệm khi giải mã bất kì một hình tượng nhân vật nào
đó trong tác phẩm văn học.
Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy, việc tìm hiểu hình tượng nhân vật là một trong
những khâu quan trọng để giúp học sinh hình thành năng lực đọc hiểu tác
phẩm văn học, đặc biệt là văn xuôi tự sự.
1.3.

Lý do cá nhân

Xuất phát từ tình yêu và niềm đam mê với văn học Trung Quốc, đặc biệt là sự
say mê với các tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Trong mười lăm
bộ tiểu thuyết nổi tiếng của ông, bản thân tôi yêu thích nhất tác phẩm Ỷ Thiên
Đồ Long ký, cùng với đó, trong số rất nhiều các vị anh hùng hảo hán của nhà
2
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

văn Kim Dung, ví dụ như Quách Tĩnh, Dương Quá, Đoàn Dự, Lệnh Hồ
Xung…bản thân tôi đều rất ngưỡng mộ, tuy nhiên nhân vật để lại trong tôi
nhiều thiện cảm, gần gũi và kích thích trí tò mò nhất đó chính là nhân vật
Trương Vô Kỵ. Cho nên, tôi đã chọn nhân vật này cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu

Với sự thành công vang dội trong sự nghiệp văn chương của nhà văn
Kim Dung, đặc biệt là với mười lăm bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của ông, điều
này đã trở thành một nguồn đề tài bất tận để giới văn học nghiên cứu và khám
phá, và cũng đã có rất nhiều người nghiên cứu về các vấn đề xung quanh
những bộ tiểu thuyết này. Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản nhằm
giúp bạn đọc yêu mến thêm về các tác phẩm Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát
bộ, Thần điêu hiệp lữ, Lộc đỉnh ký… Ví dụ như cuốn “Nghĩa khí Kim Dung”
của tác giả Tử Thành Trí Dũng, cuốn sách này tập trung đi sâu nghiên cứu về
những vấn đề xã hội không thể nào thay đổi, đó là điều tất yếu cơ bản: ví dụ
như tấm lòng yêu nước như Quách Tĩnh, cả một đời sống vì tư tưởng “vì dân
vì nước, hi sinh thân mình”, hay đó là tình yêu nam nữ, một tình yêu khắc cốt
ghi tâm dùng mười sáu năm chờ đợi Tiểu Long Nữ của Dương Quá, lại có
tình yêu đau đớn, tuyệt vọng, hiểu lầm dẫn đến giết nhầm người mình yêu của
Tiêu Phong với A Châu, nhưng lại có một loại tình yêu vì yêu mà sinh hận
như Lý Mạc Sầu, như Chu Chỉ Nhược để rồi con người ta phải thốt lên:
“Hỏi thế gian tình ái là chi?
Mà đôi lứa thề nguyền sống chết?”
Rồi có cả những tình cảm bằng hữu, tình anh em, đặc biệt là tình cha
con giống như khi Trương Tam Phong đau đớn khi nghe tin Trương Thúy
Sơn tự sát, Tạ Tốn bi thương khi biết vợ chồng Trương Thúy Sơn bỏ mạng đã
đau xót không thôi, rồi càng đau đớn, thương tâm hơn khi nghe tin Trương
Vô Kỵ đã chết. Không những thế, cuốn sách còn để cập đến đức hi sinh, lòng
nhân hậu của biết bao anh hùng trong thiên hạ mà đơn giản tác giả gọi đó là
3
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

nghĩa khí Kim Dung. Và vấn đề về Trương Vô Kỵ cũng được tác giả nhắc tới.

Hay cuốn sách “Giải mã Kim Dung” do tác giả Cao Tự Thanh dịch, đã có
một sự nhận định và chủ động tích cực hơn trong việc tiếp nhận các tác phẩm
của Kim Dung với những khám phá và lý giải với tư duy phù hợp với đời
sống hiện thực xã hội và thực tế. Giống như một số nhân vật trong bộ tiểu
thuyết Ỷ Thiên Đồ long ký đã được đưa vào để làm dẫn chứng phù hợp như:
Sự hối hận của Dương Tiêu hay Ân Lê Đình được tác giả xếp vào danh sách
mười hai tình thánh trong giang hồ. Không những thế, tác giả Đỗ Long Vân
của Việt Nam chúng ta còn đặc biệt cho ra đời cuốn sách có tên gọi “Vô Kỵ
giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung”, tác giả đi sâu tập trung nghiên
cứu, bàn luận về nội lực, hay võ công của Trương Vô Kỵ, nếu như Triệu Mẫn
muốn nghiên cứu võ học Trung Nguyên, nàng phải bắt cóc tất cả những cao
thủ của lục đại môn phái buộc họ phải thi triển những tuyệt kỹ võ học cho
nàng xem thì những võ công đến với Vô Kỵ như một lẽ tự nhiên. Tác giả tạm
gọi đó là giấc mộng bách khoa, giấc mộng về mọi loại võ công ta đều có thể
sử dụng được. Hay đó là sự tỉnh ngộ của lương tri, đạo đức khi Tạ Tốn đang
phát điên bỗng nghe thấy tiếng khóc của Vô Kỵ, tiếng khóc của một đứa trẻ
lại tâm sáng lạ thường, lại tỉnh ngộ không hay, hay đó là sự nghiên cứu rất kĩ
về cái thở dài của Trương Tam Phong, khi Trương Thúy Sơn đau đớn ôm cái
xác gãy của sư huynh Du Đại Nham, cả một đời tàn phế, đúng là ở đời, ai sinh
ra mà không chết. Một cuốn sách khác có tên gọi “Bàn về các nhân vật trong
tiểu thuyết Kim Dung” của tác giả Trần Mặc lại hệ thống hóa cho ta định hình
lại những khuôn mặt tinh thần của từng nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung
mà khi đi sâu vào nhân vật Trương Vô Kỵ mà lại không phải Vô Kỵ, tác giả
dường như cũng giống với Ân Ly cũng cho rằng chàng Trương chẳng phải
cậu bé Vô Kỵ năm nào, cậu bé Vô Kỵ năm xưa đã đánh nàng, cắn nàng,
không chịu theo nàng về Linh Xà đảo chứ không phải Trương Vô Kỵ hiền
lành, chất phác như bây giờ. Hay là một Chu Chỉ Nhược mơ ước cao xa, tham
4
Footer Page 10 of 63.



Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

vọng, một Tạ Tốn quay đầu là bờ, hối cải làm người mới, một Diệt Tuyệt sư
thái tàn bạo vô lý và cứng nhắc… Tuy nhiên ta thấy thì việc đi vào nghiên
cứu cụ thể về một hình tượng nào đó thì vẫn còn khá ít, đặc biệt là về hình
tượng Trương Vô Kỵ. Hình tượng này các tác giả chỉ khai thác chung trong
toàn bộ các nhân vật anh hùng khác của tác giả Kim Dung, còn nếu đi sâu
xem xét, tìm hiểu kĩ càng thì còn khá ít. Cho nên với khóa luận này, chúng tôi
tập trung nghiên cứu cụ thể và khai thác đầy đủ cả về tính cách và nội tâm,
cũng như làm nổi bật lên vị thế anh hùng của Trương Vô Kỵ.
3. Giới thuyết chung về một số khái niệm
- Hình tƣợng nghệ thuật:
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì “Hình tượng nghệ thuật là sản
phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật.
Đó là chất liệu cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng
tượng; qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm của tác giả”. [3, tr.146-147-148]
Trong văn học thì bao gồm có thế giới nghệ thuật, nhân vật, thời gian
và không gian nghệ thuât, sự kiện hoặc là các chi tiết mang dụng ý nghệ thuật.
Trong đó thì thuật ngữ hình tượng nhân vật là thuật ngữ được dùng rộng rãi.
- Nhân vật văn học
Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Nhân vật văn học chính là
con người hoặc là các loài cây, đồ vật, các sinh thể hoang đường có những
đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy chính là đứa con tinh thần của nhà
văn để thể hiện các quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về thế giới
và con người. Nhân vật văn học mang tính ước lệ và tính nghệ thuật. Nó
không hoàn toàn giống với con người ngoài đời thật vì nó được xây dựng dựa
trên các quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn để thể hiện chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm văn học”. [3, tr.235-236]
Có thể là hình tượng về người nông dân, hình tượng về người phụ nữ, hay

có những hình tượng nhân vật cụ thể như Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện
5
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

Kiều của Nguyễn Du hay hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí
Phèo của nhà văn Nam Cao.
- Thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp
Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung được viết thuộc thể loại tiểu
thuyết chương hồi. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì “tiểu thuyết chương
hồi là những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có hồi
mục, là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết
về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ
theo dung lượng có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành loại lớn (trên 100
hồi) và loại nhỏ (khoảng 2-3 chục chương hồi trở lại)”.[3, tr.331-332]
Theo Từ điển của Wikipedia thì “kiếm hiệp” triết tự ra có nghĩa là
“người hùng”. Kiếm hiệp hay có các cách nói khác đi là võ hiệp, hiệp khách
hay kiếm khách. Thông thường, “các kiếm khách không phục vụ một chủ
nhân nào cả, nắm giữ binh quyền hay thuộc về một tầng lớp quý tộc. Họ
thường xuất thân từ những tầng lớp thấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.
Hiệp khách thường tuân theo điều đúng, lẽ phải, xóa bỏ đàn áp, sửa chữa sự
sai trái và những lỗi lầm”. Điều này gần giống với truyền thống võ sĩ đạo của
các samurai Nhật Bản và các hiệp sĩ Châu Âu thời Trung Cổ.
Tóm lại,“tiểu thuyết kiếm hiệp là một thể loại tiểu thuyết Hoa ngữ nói
về những cuộc phiêu lưu của những hiệp khách, sau đó trở thành một đại anh
hùng trên giang hồ. Người anh hùng này sẽ tuân theo những điều đúng, lẽ
phải, xóa bỏ đàn áp hoặc là cải biến xã hội. Và loại tiểu thuyết này thuộc tiểu
thuyết chương hồi cho nên nó cũng bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi đều có

một hay hai câu thất ngôn dự báo nội dung chính của hồi đó được gọi là hồi
mục và kết thúc lại có lời dẫn dắt đến hồi sau”
4. Mục đích nghiên cứu
Tập trung phân tích hình tượng Trương Vô Kỵ trong tiểu thuyết Ỷ
Thiên Đồ Long ký của Kim Dung. Từ đó làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác
6
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

phẩm và nghệ thuật xây dựng hình tượng Trương Vô Kỵ, thấy rõ được cái hay
cái đẹp của tác phẩm.
5. Đối tƣợng, phạm vi khảo sát
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, khai thác và đi sâu làm rõ
“Hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ Long ký của Kim
Dung”.
5.2. Phạm vi khảo sát
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi đã khảo sát là bộ Ỷ Thiên Đồ
Long ký (trọn bộ 4 cuốn) do Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh dịch, Nhà xuất
bản Văn học phát hành 2016.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp phân tích.
- Phương pháp hệ thống.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành hai chương:
Chƣơng 1: Trƣơng vô Kỳ - ngƣời anh hùng có một không hai của

giang hồ ảo.
Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật Trƣơng Vô Kỳ.

7
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

NỘI DUNG
Chƣơng 1: TRƢƠNG VÔ KỲ - NGƢỜI ANH HÙNG CÓ MỘT KHÔNG
HAI CỦA GIANG HỒ ẢO
1.1. Kim Dung và Ỷ Thiên Đồ Long ký
1.1.1. Kim Dung - người khai sinh ra thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp
Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924, mất ngày 30 tháng 10 năm
2018, tên thật là Tra Lương Dung, là nhà văn được coi là “đại náo” làng văn
học Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Ông tách chữ Dung (鏞)
trong tên mình thành hai chữ "Kim Dung" (金庸), được hiểu là "cái chuông
lớn" làm bút danh của mình. Ông sinh ra tại Chiết Giang, Trung Quốc. Là
người sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo được ra đời vào năm 1959
và ông cũng là biên tập đầu tiên của báo này.
Lúc nhỏ, ông đã là một cậu bé thông minh, lanh lợi. Ông vô cùng yêu
thích những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết. Có lẽ chính điều này đã tác
động vô cùng lớn đến tư tưởng và sáng tác của ông sau này.
Cuộc đời của Kim Dung chìm nổi và vất vả. Tuy nhiên ông lại khá đào
hoa. Ông có đến ba đời vợ: Người vợ đầu tiên tên là Đỗ Trị Phân - tiểu thư
xinh đẹp nhà họ Đỗ lên xe hoa vào năm mười tám tuổi. Nhưng rồi đây cũng là
khoảng thời gian gây tạo sự nghiệp đầy vất vả của Kim Dung, nàng thơ Trị
Phân không chịu nổi cảnh nghèo khó bên chồng mà đã bỏ ông đi theo tiếng
gọi của người khác. Người vợ thứ hai của ông tên là Chu Mân, bà luôn ủng hộ

và phó tá chồng mình trên con đường phát triển văn chương. Thậm chí, bà
còn được ca ngợi là Hoàng Dung luôn kề vai sát cánh cùng chồng là Quách
Tĩnh trong mọi hoàn cảnh (Anh hùng xạ điêu). Kim Dung cùng Chu Mân trải
qua những ngày tháng gian khó, có đến bốn mặt con, thề nguyền bên nhau
suốt đời. Nhưng rồi lời thề thốt cũng như gió bay, Kim Dung và Chu Mân li

8
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

dị vào năm 1969. Người phụ nữ thứ ba bước vào cuộc đời ông chính là bà
Lâm Lạc Di, người phụ nữ này đã ở bên ông đến cuối đời. Tuy nhiên, khi mỗi
lần nhắc đến Chu Mân, ông đều cảm thấy áy náy và đầy tiếc nuối, không chỉ
là do tình cảm vợ chồng sâu nặng suốt những gần hai thập kỉ khó khăn, mà
còn là vì cái chết của con trai ông Tra Truyền Hiệp - đã tự sát khi đang du học
tại Mỹ. Cuộc đời tư của Kim Dung, có người còn lắc đầu mà thở dài rằng:
“cả một đời xe duyên cho bao anh hùng trong thiên hạ, nhưng chính bản thân
mình lại không giữ nổi một bóng hồng nhan tri kỉ”.
Từ năm 1955 đến năm 1972 (17 năm), Kim Dung đã viết đến mười lăm
bộ tiểu thuyết kiếm hiệp (1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết), bình quân mỗi bộ
đều được tái bản hơn một ngàn lần, đã trở thành người viết tiểu thuyết kiếm
hiệp thành công nhất từ trước đến nay. “Thư kiếm ân cừu lục” tác phẩm đầu
tay được xuất bản thành công, tiếng chuông của Kim Dung đã vang xa trên
khắp thế giới. Các tác phẩm này không chỉ đến tay độc giả ở Trung Hoa,
Hồng Kông, Đại lục hay Châu Á, mà còn được dịch ra rất nhiều thứ tiếng:
tiếng Việt, Anh, Pháp, Thái…Không những thế, các tác phẩm kinh điển của
ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, phim điện ảnh không chỉ
một lần mà rất nhiều lần, thậm chí là các trò chơi điện tử…

Sự nghiệp văn học của Kim Dung có thể gói gọn trong hai câu thơ sau,
hai câu thơ này được ghép từ các chữ cái đầu của mười lăm bộ tiểu thuyết vĩ
đại của ông:
“Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên” [9]
Có nghĩa là:
“Tuyết bay đầy trời nhìn hươu trắng
Sách cười thần hiệp tựa uyên xanh”
Câu thơ được lấy từ các bộ tiểu thuyết sau:
1.

Phi trong Phi hồ ngoại truyện (1960)
9

Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

2.

Tuyết trong Tuyết sơn phi hồ (1959)

3.

Liên trong Liên thành quyết (1963)

4.

Thiên trong Thiên long bát bộ (1963)


5.

Xạ trong Xạ điêu anh hùng truyện (1957)

6.

Bạch trong Bạch mã khiếu tây phong (1961)

7.

Lộc trong Lộc trong Lộc Đỉnh ký (1972)

8.

Tiếu trong Tiếu ngạo giang hồ (1967)

9.

Thư trong Thư kiếm ân cừu lục (1955)

10.

Thần trong Thần điêu hiệp lữ (1959)

11.

Hiệp trong Hiệp khách hành (1965)

12.


Ỷ trong Ỷ Thiên Đồ Long ký (1961)

13.

Bích trong Bích huyết kiếm (1956)

14.

Uyên trong Uyên ương đao (1961)

15.

Là một truyện ngắn của ông Việt nữ kiếm (1970)

Có người từng hỏi về sự nghiệp của Kim Dung rằng ông viết nhiều tiểu
thuyết kiếm hiệp đến vậy, vậy ông muốn sống một cuộc sống như thế nào.
Ông chỉ nhẹ nhàng trả lời rằng: “Tôi muốn đại náo một trận, rồi lặng lẽ rời
đi”. Tuy nhiên ông lại chưa bao giờ khen tác phẩm của mình, ông cho rằng
“các tiểu thuyết của Kim Dung viết không hay”. Chúng tôi cho rằng đó chỉ là
một sự khiêm tốn của một vị anh hùng trong thiên hạ. Há chẳng phải khi ông
đọc lại các tác phẩm của mình, ông lại khóc cho sự bất hạnh của nhân vật của
mình. Khi Dương Quá chờ đợi Tiểu Long Nữ đến mỏi mòn, ông đã khóc
(Thần điêu hiệp lữ). Khi Tiêu Phong giết nhầm A Châu người yêu của mình
vì hiểu lầm, ông khóc thảm hơn (Thiên long bát bộ). Và đặc điệt, khi Trương
Vô Kỵ phải chia tay Triệu Mẫn, ông khóc đến đau lòng (Ỷ Thiên Đồ Long kí)
Kim Dung giống như một dòng sông, lúc chảy trôi ngàn dặm, lúc lại
lặng lờ, ngọt ngào rủ rỉ bên tai. Kim Dung giống như chén rượu đầy, uống say
để giải sầu nhưng càng uống càng tỉnh, sầu lại sầu hơn. Kim Dung là tình, là
10

Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

tình yêu nồng nàn say đắm con người. Kim Dung là tinh thần võ hiệp, là nhân
sinh, là tấm lòng của bậc chính nhân quân tử thương lấy thiên hạ giống như
một tuyệt chiêu trong võ học, đó không chỉ là chiêu võ thông thường mà là
chiêu võ nói nên lòng người, là chữ Tâm của con người trong thế gian này.
Kim Dung trong lòng bạn đọc có một ấn tượng không bao giờ phai nhòa, ông
mất đi đã để lại một sự thương tiếc vô cùng không chỉ với fan Kim Dung mà
còn với những người yêu kiếm hiệp tha thiết. Kim Dung ra đi ở tuổi chín
mươi tư, có người nuối tiếc vô cùng và đã nói rằng chỉ thêm một năm nữa
thôi, là cụ sẽ mất trùng số tuổi với một nhân vật mà cụ xây dựng đó chính là
lão ngoan đồng Chu Bá Thông (Thần điêu hiệp lữ).
Tuy nhiên, với sự nghiệp văn chương đồ sộ của Kim Dung, ta sẽ không
thể nào quên được ông, một nhà văn có sức sáng tạo phi thường, sẽ trường tồn
mãi với thời gian. Rằng mỗi khi nhắc đến Kim Dung là nhắc đến võ hiệp.
Chính ông đã tạo nên một giấc mơ về một thế giới võ thuật cho nhiều thế hệ,
và đó đã trở thành một phần tuổi thơ của biết bao người. Kim Dung từng
mong rằng: “Tôi chỉ mong rằng sau khi mình chết đi, một trăm, hai trăm năm
sau vẫn có người đọc tiểu thuyết mà tôi viết, như vậy là đã mãn nguyện lắm
rồi”. Và với tôi, tôi tin điều ấy vẫn xảy ra:
“ Hoa đào bóng rụng, trăng thanh gió mát, trai đọc Kim Dung
Biển biếc triều dâng, cười nhạo trời xanh, gái đọc Kim Dung” [5, tr.2]
1.1.2. Ỷ Thiên Đồ Long ký - sự sáng tạo phi thường của nhà văn Kim Dung
Từ sự thật lịch sử đến tác phẩm “Ỷ Thiên Đồ Long ký”.
Tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký lấy bối cảnh vào cuối đời Nguyên, hơn
100 năm sau sự kiện trên Hoa Sơn đỉnh trong cuốn Thần điêu đại hiệp (Thần
điêu hiệp lữ) bấy giờ nhà Nguyên đang dần suy sụp bởi các cuộc khởi cuộc

khởi nghĩa và sự xa hoa hưởng lạc của triều đình.
Nhà Nguyên là triều đại đầu tiên do người Mông Cổ thành lập, là triều
đại thành công trong việc thống nhất Trung Quốc, do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất
11
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

Liệt xây dựng vào năm 1927, đóng đô tại Đại Đô. Đất nước Trung Quốc bị
Mông Cổ xâm chiếm, bạo ngược. Đến giữa thế kỉ thứ mười bốn, Chu Nguyên
Chương, vị anh hùng của Lưỡng Hoài bằng tài năng lãnh đạo và sự quyết
đoán của mình đã thống nhất Giang Nam, sau đó Bắc phạt. Năm 1368, Chu
Nguyên Chương xưng là hoàng đế, lập ra nhà Minh.
Tác phẩm được viết dựa trên bối cảnh trên tuy nhiên người đứng lên
lãnh đạo và chỉ huy thác phạt quân Mông cổ, lấy lại Trung Nguyên là Trương
Vô Kỵ. Trương Vô Kỵ lãnh đạo Minh giáo, trên dưới một lòng đánh đuổi
quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi Trung Quốc. Chu Nguyên Chương lúc này là
nhân vật thuộc Minh giáo, dưới qyền kiểm soát của Trương Vô Kỵ. Nhưng
đến cuối cùng chàng bị Chu Nguyên Chương lừa, nên đã bỏ đi cùng Triệu
Mẫn, quyền lực Minh giáo dần rơi vào tay Chu Nguyên Chương, làm bước
đệm cho y tranh thiên hạ. Song song với sự kiện ấy là giang hồ hai phái chính
- tà phân tranh Bảo đao Đồ Long, người Mông Cổ cũng tham gia vào việc
đoạt đao này.
Tác phẩm nằm trong bộ ba tiểu thuyết “Xạ điêu tam khúc” của Kim
Dung, bao gồm bộ tiểu thuyết thứ nhất là Xạ điêu anh hùng truyện (Anh hùng
xạ điêu) , nhân vật chính đó là Quách Tĩnh và Hoàng Dung, bộ tiểu thuyết thứ
hai là Thần điêu hiệp lữ (Thần điêu đại hiệp) với sự xuất hiện của Dương Quá
và Tiểu Long Nữ, và thứ ba đó chính là tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long ký, tác
phẩm xoay quanh nhân vật Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với bốn cô

gái, bên cạnh đó là những âm mưu thủ đoạn đầy máu tanh trên giang hồ nhằm
chiếm đoạt hai bảo vật là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm. Giang hồ đồn thổi
nhau rằng nếu có được đao kiếm thì sẽ hiệu triệu được thiên hạ, trở thành võ
lâm chí tôn. Kết thúc tác phẩm là sự sụp đổ của nhà Nguyên, người Mông Cổ
phải rút lui về phía Bắc thảo nguyên, song song đó là triều đại mới được
thành lập đó là nhà Minh bởi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

12
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

Giang hồ phân tranh
Giang hồ lúc này được tạo bởi chính - tà giằng co nhau. Chính phái bao
gồm các môn phái: Thiếu Lâm Tự, Võ Đang, Nga Mi, Côn Lôn, Không Động
và Cái Bang. Đây là lục đại môn phái lớn trên giang hồ. Bên cạnh đó có các
tiểu bang như: Đoạn Hồn Thương, Ngũ Phụng Đao, Thần Quyền Môn, Hải Sa
bang, Cự Kình bang và Vu Sơn bang. Dưới đây là sơ đồ thể hiện giang hồ
chính phái:
Giang hồ chính phái

(1)

(2)

(3)

Võ Đang


Thiếu Lâm Tự

Côn Lôn

Không Động

Cái Bang

Nga Mi
Hoa Sơn

Các bang nhỏ
Giang hồ chính phái với sự đứng đầu của lục đại môn phái: lần lượt

đứng đầu là ba phái Thiếu Lâm Tự, Võ Đang và Nga Mi. Xếp sau bốn phái
lớn này là Côn Lôn, Cái Bang, Không Động và Hoa Sơn. Cuối cùng là các
bang nhỏ hơn. Thiếu Lâm tự trước đây là do Không Kiến đại sư trụ trì, ông
thuộc trong tứ đại thần tăng của Thiếu Lâm. Ông không những là một con
người mang trong mình tấm lòng thiện lương mà còn sẵn sàng chịu khổ, chịu
đau, chịu đòn để hóa giải hận thù, phổ độ chúng sinh. Thành Côn bái ông làm
sư phụ, nhưng sau khi biết hết mọi chuyện hắn gây ra cho gia đình Tạ Tốn,
ông đã cam chịu mười ba quyền Thất Thương của Tạ Tốn mà không đáp trả.
Nhưng không may, sơ ý mà lại viên tịch. Cái chết của đại sư Không Kiến là
điều mà Tạ Tốn hối hận nhất trong cuộc đời. Sau khi Không Kiến đại sư qua
đời, Không Văn đại sư tiếp nhận chức trưởng môn nhân. Ông là một nhà sư
có tính cách hài hòa nhưng cũng lắm tham vọng phát dương Thiếu Lâm nên
13
Footer Page 19 of 63.



Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

nhiều lần đã bị Thành Côn xúi giục làm điều không hề muốn. Sau đó là các vị
đại sư như Không Tính thần tăng, Không Trí thần tăng, đặc biệt là ba vị đại sư
Độ Ách, Độ Kiếp và Độ Nạn võ công vô cùng cao siêu, thông tuệ sự đời.
Thiếu Lâm Tự vốn là nguồn gốc võ học của Trung Hoa với truyền thống hàng
nghìn năm lịch sử cho nên nhắc đến Thiếu Lâm người người đều coi trọng và
kính nể. Song hành cùng với Thiếu Lâm Tự, một môn phái lớn uy chấn thiên
hạ, tiếng tăm vô cùng tốt đẹp đó chính là Võ Đang. Người sáng lập ra phái Võ
Đang là Trương Tam Phong, tên thật của ông là Trương Quân Bảo, cũng là
tôn sư của Trương Vô Kỵ. Ông là một đạo sĩ nhưng bằng học lý uyên thâm,
võ công lại cao cường, có một tầm nhìn xa trông rộng, xứng danh một bậc
tiên nhân của thiên hạ. Ông là một trong những số ít có thể thọ đến bách tuế
trong tiểu thuyết của Kim Dung. Trương Tam Phong cũng là người sáng tạo
nên Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm, sau này người kế thừa hai công pháp
này và có thể làm tốt nhất sau ông chính là Vô Kỵ. Một điều tự hào nhất của
phái Võ Đang chính là Võ Đang Thất hiệp, Võ Đang có đến bảy đệ tử từ tài
năng cho đến nhân phẩm cũng cực kì ưu tú bao gồm: đại đệ tử là Tống Viễn
Kiều, ông là người điều hành và xử lý mọi công việc trong phái, được Trương
Tam Phong truyền chức trưởng môn nhân nhưng sau đó đã bị cách chức vì tội
không giáo dục được con là Tống Thanh Thư đã để hắn làm rất nhiều điều sai
trái. Nhị đệ tử là Du Liên Châu, hiền lành, trầm tính thông minh lại hành động
vô cùng cẩn thận và kĩ lưỡng. Du Liên Châu có thể nói là vị đệ tử có võ công
cao cường nhất trong số bảy người, sau này ông được nhậm chức trưởng môn
Võ Đang đời thứ hai. Tam đệ tử là Du Đại Nham, trong một lần gặp biến cố
đã bị tàn phế nhưng sau này ông đã được Vô Kỵ cứu chữa. Tứ đệ tử tên
Trương Tùng Khê, ông là người đa mưu túc trí luôn được Trương Tam Phong
hỏi ý kiến mỗi khi có việc quan trọng gì cần bàn đến. Ngũ đệ tử không ai
khác chính là Trương Thúy Sơn, cũng chính là cha của Trương Vô Kỵ,
Trương Thúy Sơn chính là đệ tử mà Trương Tam Phong thương yêu nhất vì

14
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

ngộ tính cao và tài hoa hơn người. Cuộc đời của Trương Thúy Sơn so với các
đệ tử khác lại bếp bênh, khó khăn muôn trùng, rời xa trung nguyên lưu lạc
đến băng đảo những mười năm, về đến quê hương thì lại bị ép bức đến mức
phải tự sát. Người thân thiết với Trương Thúy Sơn nhất chính là lục đại hiệp
Ân Lê Đình, ông là người tốt bụng lại vô cùng si tình. Ông đã được hứa hôn
cùng với Kỷ Hiểu Phù của phái Nga Mi, nhưng nào ngờ, Hiểu Phù sau đó lại
yêu Dương Tiêu của Minh Giáo. Đau đớn nhưng Ân Lê Đình chưa khi nào
hận Kỷ Hiểu Phù, ngược lại sau này ông lại yêu con gái của nàng là Dương
Bất Hối. Đệ tử cuối cùng trong thất hiệp Võ Đang chính là Mạc Thanh Cốc, y
có tính cách thẳng thắn và có phần nóng nảy, là đệ tử trẻ tuổi nhất của Võ
Đang thất hiệp. Dưới sự lãnh đạo của Trương chân nhân, Võ Đang cùng thất
đệ tử đã làm nên một môn phái vang danh thiên hạ cả về tài năng và đức độ,
không những vậy, hậu thế lại càng lừng lẫy hơn với những chiến công của Vô
Kỵ. Tiếp theo là môn phái duy nhất trong giang hồ bao gồm toàn nữ nhi đó là
Nga Mi phái. Phái Nga Mi tuy toàn đàn bà con gái nhưng lại là môn phái lớn
tương đương với Thiếu Lâm và Võ Đang. Sư tổ sáng lập ra Nga Mi là Quách
Tương nữ hiệp (con gái thứ hai của Quách Tĩnh và Hoàng Dung), cũng là bậc
anh hùng cùng thời với Trương Tam Phong, tuy nhiên bà đã tạ thế từ rất lâu
còn Trương chân nhân cũng đã thọ đến bách tuế. Nga Mi đã nối tiếp được ba
đời trưởng môn, trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long ký này, trưởng môn nhân của Nga
Mi là Diệt Tuyệt sư thái. Bà ta nổi tiếng là một con người hà khắc, giáo điều
và lạnh lùng, phân biệt chính phái và tà phái rất rõ ràng, và cực kì căm ghét
Minh giáo. Bà nổi danh với võ công thuộc hàng thượng thừa trong giới võ
lâm với pháp bảo trấn sơn là Ỷ Thiên kiếm. Diệt Tuyệt có một đệ tử chân

truyền là Kỷ Hiểu Phù đã có đính ước với Ân Lê Đình của phái Võ Đang.
Nhưng Hiểu Phù lại thất thân với Dương tà sứ Dương Tiêu, sau đó đã bị bà ta
trục xuất khỏi sư môn và thanh lý môn hộ ngay tại Hồ Điệp Cốc. Không
những thế, phải kể đến một đệ tử nữa cũng là nhân vật nữ chính của bộ tiểu
15
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

thuyết đó là Chu Chỉ Nhược, đệ tử chân truyền nối tiếp trưởng môn nhân đời
thứ tư của Nga Mi sau khi Diệt Tuyệt viên tịch. Chu Chỉ Nhược là một nữ
nhân vô cùng dịu dàng, đoan trang tuy nhiên cũng thâm độc và đầy toan tính,
tham lam muốn có cả tình yêu và sự nghiệp. Ngoài ra các đệ tử khác của bản
phái như là: Đĩnh Mẫn Quân, Tĩnh Huyền, Tĩnh Hư, Tĩnh Không….
Bốn môn phái tiếp theo cũng có tiếng tăm rất lớn trên giang hồ, tuy
nhiên nếu luận về tài năng thì đứng hàng thứ hai của võ lâm. Đó là Côn Lôn,
Không Động, Cái Bang và Hoa Sơn. Trưởng môn nhân của Côn Lôn là Hà
Thái Xung, là một con người khá mưu mô và tráo trở, vợ ông ta là Thiếm
Điện nương nương Ban Thục Nhàn, bà ta con ghê gớm hơn rất nhiều lần so
với chồng của mình. Vô Kỵ từng chữa khỏi căn bệnh rắn độc cho vợ lẽ của
Hà Thái Xung nhưng sau đó thì cả hai lại đều trở mặt định đầu độc giết chết
Vô Kỵ. Không Động phái đứng đầu là trưởng môn nhân Đường Văn Lượng,
cùng với sự trợ giúp của Không Động ngũ lão: Tông Duy Hiệp, Thường Kinh
Chi, Đường Kính Chi và hai người còn lại không thấy được nhắc đến. Một
môn phái tiếp theo đó là Hoa Sơn do trưởng môn nhân Thần Cơ Tử Tiên Vu
Thông, người này võ công rất mực bình thường nhưng tâm kế lại tâm sâu, quỷ
kế đa đoan, khiến nhiều người phải dè chừng. Cuối cùng làm nên lục đại môn
phái đó chính là Cái Bang. Cái Bang là một môn phái của ăn mày, với phạm
vi trải rộng khắp Trung Quốc, nổi tiếng là hành hiệp trượng nghĩa và được tôn

danh là “Thiên hạ đệ nhất Cái Bang”. Bang chủ của Cái Bang là Sử Hỏa
Long, tuy nhiên sau này ông đã bị Trần Hữu Lượng lừa gạt dùng kế đoạt lấy
chức bang chủ Cái Bang, làm rất nhiều chuyện sai trái. Sau này con gái của
Sử Hỏa Long là Sử Hồng Thạch nhận chức trưởng môn. Cả sáu môn phái trên
cùng với các bang nhỏ hơn đã tạo nên một võ lâm người người kính nể, đặc
biệt là lục đại môn phái, họ tự xưng là những môn phái thuộc về chính nghĩa,
hay nói khác đi đó là những chính phái.

16
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

Và những môn phái này tự cho mình là chính tông đạo nghĩa, còn tà
giáo tà đạo thuộc về Minh giáo. Dưới đây là sơ đồ thể hiện Minh giáo:

Minh Giáo
Dương Đỉnh Thiên

Giáo chủ Minh Giáo

(Giáo chủ đời thứ 33)

(Giáo chủ đời thứ 34)
Tứ Đại Hộ giáo Pháp Vương

Tả Hữu Quang Minh sứ giả
Dương Tiêu


Phạm Dao

(tả sứ)

(hữu sứ)

Ngũ Tản Nhân

Trương Vô Kỵ

Tử Sam Bạch Mi Kim Mao Thanh Dực

Thiên Địa Phong Lôi tứ môn

Chưởng Kì Sứ

Giáo chủ đời thứ ba mươi ba của Minh giáo là Dương Đỉnh Thiên, ông
đã luyện được tâm pháp Càn Khôn Đại Na Di đến tầng thứ tư. Nếu luận về võ
công, ông có thể đánh bại cả ba đại sư chữ Độ của Thiếu Lâm. Tuy nhiên sau
đó, ông tẩu hỏa nhập ma mà chết. Nguyên nhân là do ông phát hiện ra tư tình
của vợ mình với Thành Côn. Một trong những nhân vật quan trọng nhất của
Minh giáo đó là Quang Minh tà sứ Dương Tiêu, cùng với hữu sứ Phạm Dao,
hai người từng được ca ngợi là “Tiêu dao nhị tiên” do cả hai đều có khuôn
mặt thanh tú, chức vụ của họ chỉ sau có Dương Đỉnh Thiên. Dương Tiêu là
một con người thời trẻ khá là đào hoa, phong nhã, lại thuộc rất nhiều loại võ
công, ông cũng học tâm pháp Càn Khôn Đại Na Di đến tầng thứ hai. Ông có
một mối tình với Kỷ Hiểu Phù của phái Nga Mi, sau này có con gái tên
Dương Bất Hối. Dương Tiêu là người đóng góp rất lớn đối với sự nghiệp của
Minh giáo. Phạm Dao là Quang Minh hữu sứ, có khuôn mặt vô cùng tiêu sái,
về sau đã tự hủy dung để trà trộn vào Nhữ Dương Vương Phủ, cung cấp rất

nhiều thông tin cho Minh giáo. Ngang bằng chức vụ với Quang Minh tả hữu
sứ là Tứ Đại Pháp Vương, kể cả luận về võ công hay cách thu phục lòng
17
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

người thì cả bốn người này đều đứng đầu. Một là Tử Sam Long Vương Đại Ỷ
Ty hay chính là Kim Hoa Bà Bà. Bà là Thánh nữ của Ba Tư nhưng sau này đã
yêu Hàn Thiên Diệp và sinh ra Tiểu Chiêu, cũng là sư phụ của Ân Ly. Đại Ỷ
Ty là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp nhưng vì luôn trốn tránh sự phản
bội của mình mà luôn giả dạng là một bà lão. Người thứ hai đó chính là Ân
Thiên Chính ngoại hiệu là Bạch Mi Ưng Vương, chính là cha ruột của Ân Tố
Tố và là ông ngoại của Trương Vô Kỵ. Được gọi là Bạch Mi Ưng Vương vì
ông có đôi mi dài trắng như tuyết, rủ xuống bên khóe mắt. Ông cũng chính là
lão tướng duy nhất trong Minh giáo võ công cao cường với tuyệt kỹ Ưng trảo
công và so về tuổi tác cũng đã đứng hàng tiền bối. Sau khi Dương Đỉnh Thiên
mất tích, nội bộ Minh giáo nổi loạn, cho nên ông tự lập riêng một môn phái
có tên Thiên Ưng giáo. Người thứ ba được đứng trong hàng Tứ Đại Hộ giáo
Pháp Vương đó chính là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn với đặc trưng mái tóc
và râu bẩm sinh đã vàng như râu ngô cho nên mang biệt hiệu là Kim Mao. Tạ
Tốn như ta đã biết chính là nghĩa phụ của Trương Vô Kỵ, ông là ứng cử viên
sáng giá cho chức Phó giáo chủ do chính Dương Đỉnh Thiên để lại trong di
thư. Tạ Tốn vì muốn tìm Thành Côn báo thù cho vợ và con mà đã giết rất
nhiều người trong thiên hạ để bắt Thành Côn phải ra mặt cho nên ông trở
thành kẻ thù của rất nhiều người. Cái tên Vô Kỵ cũng chính là do Tạ Tốn đặt
cho chàng, lấy theo tên của đứa con đã chết của Tạ Tốn. Hơn nữa trong tay
của Tạ Tốn có Bảo đao Đồ Long, cho nên ông trở thành mục tiêu của rất
nhiều cao thủ võ lâm. Người cuối cùng có biệt hiệu là Thanh Dực Bức Vương

tên thật là Vi Nhất Tiếu, ông là người rất cổ quái và lập dị. Võ công sử dụng
là Hàn băng Miên chưởng. Vi Nhất Tiếu từng luyện công bị tẩu hỏa nhập ma
cho nên phải hút máu người để sống nếu không sẽ bị lạnh cóng mà chết. Sau
này, nhờ Vô Kỵ dùng Cửu Dương Chân Kinh cứu giúp khiến ông không cần
phải hút máu người nữa, mà trở thành một trợ thủ đặc lực của Vô Kỵ. Cuối
cùng đứng sau tả hữu Quang Minh và Tứ Đại Pháp Vương là Ngũ Tản Nhân
18
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

và các chưởng kì sứ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngũ Tản Nhân bao gồm: Bố
Đại Hòa Thượng Thuyết Bất Đắc (Không nói), ông có vũ khí là bao cà sa
Phật dùng để bắt nhốt người; Chu Điên, một người tính tình nóng nảy, rất
thích cãi nhau với Dương Tiêu; người thứ ba là Thiết Quan đạo nhân Trương
Trung; người thứ tư là Lãnh Diện Tiên Sinh Lãnh Khiêm, là người cực kỳ ít
nói, mở miệng là không nói quá một câu nhưng làm việc lại rất chu đáo, kỷ
luật, ông rất được Vô Kỵ tin dùng. Người thứ tư là Bành Oánh Ngọc, vị hòa
thượng có rất nhiều mưu kế hay và giúp ích cho Minh giáo. Các chưởng kì sứ
bao gồm: Hậu Thổ Kỳ, Cự Mộc Kỳ, Nhuệ Kim Kỳ, Hồng Thủy Kỳ và Liệt
Hỏa Kỳ, đây đều là những đội quân tinh nhuệ, trí dũng của Minh giáo. Cuối
cùng là Thiên Địa Phong Lôi tứ môn bao gồm: Thiên Tự Môn, Địa Tự Môn,
Phong Tự Môn và Lôi Tự Môn.
Không chỉ giang hồ có hai phái phân tranh mà còn có cả lực lượng
của triều đình Mông Cổ cũng tham gia vào việc phân tranh với ý đồ cướp đoạt
trung nguyên, thống nhất cả Trung Quốc. Dưới đây là sơ đồ đại diện cho triều
đình Mông Cổ.
Nhữ Dương Vương


Triều đình

Thần tiễn Bát hùng

Triệu Mẫn

Huyền Minh Nhị Lão
Lộc Trượng Khách

Hạc Bút Ông

Đại diện cho triều đình chinh phạt Trung Nguyên chính là Nhữ Dương
Vương. Ông ta là một vị tướng tài ba của Mông Cổ. Niềm tự hào lớn nhất của
Nhữ Dương Vương chính là người con gái tên Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ hay
tên Hán là Triệu Mẫn. Sinh ra là nữ nhân nhưng lại xuất thần như một đấng
nam nhi, ấy thế nhưng vẫn mang nét kiều diễm ngọc ngà của một vị quận
chúa đài các. Dưới trướng của Nhữ Dương Vương là Thần tiễn Bát hùng bao
19
Footer Page 25 of 63.


×