Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRƯ BÁT GIỚI TRONG TÁC PHẨM “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.89 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRƯ BÁT GIỚI TRONG TÁC PHẨM
“TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN
Sinh viên thực hiện : Vũ Phương Thảo
Lớp : K49 VH CLC
Hà Nội -2007
1
“Tây Du ký” là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung
Quốc mà những hình tượng nhân vật của tác phẩm này như Đường Tăng, Tôn
Ngô Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đã trở thành những tượng đài bất hủ. Trên
chặng đường lấy kinh gian khổ, bốn thầy trò Đường Tăng đã trải qua 81 kiếp
nạn với rất nhiều những câu chuyện li kì, hấp dẫn. Bên cạnh một Đường Tăng
nhân hậu, hiền từ, một Tôn Ngô Không anh hùng, quả cảm một Sa Tăng điềm
tính, từ tốn thì hình tượng Trư Bát Giới với cá tính vô cùng độc đáo chính là một
điểm nhấn quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này đã khơi nguồn cho sức sống
hiện thực của “Tây Du ký”, thể hiện thế giới sinh động mà Ngô Thừa Ân muốn
khắc hoạ trong câu chuyện của mình.
Từ khi ra đời bốn trăm năm về trước “Tây Du ký” đã gây được tiếng vang
lớn và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Có lẽ độc giả của Trung Hoa
và Việt Nam không ai là không biết đến “Tây Du ký”, không ai là không bị cuốn
hút bởi cuộc chiến đấu vì chính nghĩa của bốn thầy trò Đường Tăng. Người ta
say mê với Tôn Ngô Không người anh hùng thần thông, quảng đại với bẩy mươi
hai phép nhiệm mầu.
Người ta thích thú với chàng Trư Bát Giới tham ăn, háo sắc, lười biếng
mê ngủ mà vẫn một lòng một dạ theo thầy đến tận Tây Thiên. Có thể nói rằng
nhân vật chính, người anh hùng được ngưỡng vọng, được nể trọng nhất là Tôn


Ngô Không, nhưng người gây được sự chú ý, sự thích thú nhất của độc giả lại
chính là Trư Bát Giới. Vẻ ngoài xấu xí, tính cách kì lạ của họ Trư dưới ngòi bút
của Ngô Thừa Ân đã giành được nhiều thiện cảm của người đọc. Hình tượng
Trư Bát Giới đã làm sinh động thêm cho truyền thuyết “Tây Du ký”, làm cho tác
phẩm thêm phần hài hước và lôi cuốn.
Hơn thế nữa, tính chân thực của nhân vật cũng đã góp phần làm cho tác
phẩm gần gũi hơn với cuộc sống. Chính vì thế, Trư Bát Giới chính là cầu nối
làm hài hoà tính hiện thực và tính hoang đường của tác phẩm.
Nhân vật Trư Bát Giới xuất hiện trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân là
nhân vật chuyên chở rất nhiều dụng ý của tác giả. Việc khắc hoạ hình tượng
2
nhân vật này cũng cho thấy sự sáng tạo trong ý tưởng, sự chi tiết và tài hoa trong
phong cách miêu tả của tác giả. Cho đến cuối cùng dù cho có bao nhiêu tính
xấu, bao nhiêu lỗi lầm thì Trư Bát Giới vẫn luôn được Ngô Thừa Ân khắc hoạ
như một hình tượng của cái thiện. Ngòi bút ấy đã khếin cho người đọc không
những không thấy ác cảm, không thấy căm ghét mà còn thấy yêu quí Trư Bát
Giới. Mỗi lần nhân vật này xuất hiện là mỗi lần người ta thấy sự xuất hiện của
nụ cười.
Con đường hướng thiện của Trư Bát Giới dẫu đầy gian nan, khó khăn thì
cuối cùng cũng đã đến được đích của nó. Con đường đó đã khẳng định ở Trư
Bát Giới một hình tượng mới, hình tượng của một người anh hùng mới.
Trư Bát Giới xuất hiện từ hồi thứ mười tám của tác phẩm. Sự xuất hiện
của nhân vật cũng được mô tả rất chi tiết và chặt chẽ cho thấy sự đầu tư tâm sức
của tác giả, đánh dấu ý nghĩa quan trọng của hình tượng nhân vật này trong tác
phẩm. Hình ảnh Trư Bát Giới được dần dần hình thành lên thông qua lối kể của
Lão các nhạc gia của Trư Bát Giới. Nhân vật này đã được miêu tả với một chân
dung vô cùng dị thường. “Khi mới đến, hắn là người đen béo, đến sau thì biến ra
một chàng ngốc, mõm dài tai lớn, sau gáy có lông bờm, thân thể thô lỗ đáng sợ,
đầu mặt chẳng khác gì hình dáng con lơn”. Vẻ ngoài đó của Trư Bát Giới khiến
cho người ta thấy tò mò. Một kẻ nữa người nửa lợn thì thật là xấu xí và chắc hẳn

là ngốc nghếch. Vẻ ngoài của Trư Bát Giới cũng nằm trong chuỗi các chi tiết
hoang đường của tác phẩm, một kiểu nhân vật vừa là thần vừa là người, vừa là
vật.
Nhưng khác với Tôn Ngô Không là giống khỉ đã lanh lẹ, thông minh, Trư
Bát Giới lại giống với một chú lơn vốn rất ục ịch, nặng nề và ngốc nghếch.
Chính sự miêu tả này đã mở đầu cho tính chất hài hước của hình tượng nhân vật.
Nhưng ngoài chân dung xấu xí đến lạ kì đó, Trư Bát Giới còn chất chứa những
tính cách cũng rất “xấu xí” khác như hay nói dối, lười biếng, mê ngủ và đặc biệt
là mê gái. Những tính cách này làm cho hình tượng nhân vật trở nên vô cùng
3
sống động, tạo ra những tình huống hài hước thì mọi biểu hiện về tính cách của
Trư Bát Giới đều đối lập với nhân vật chính là Tôn Ngô Không.
Trong khi Tôn Ngô Không dũng cảm, kiên cường, không ngại nước sôi
lửa bỏng quyết đưa sư phụ tới được Tây Thiên thì Trư Bát Giới thấy khó nản
lòng, rất dễ dao động, mọi hành vi tâm lí đều đầy toan tính nhỏ bé cho sự tồn tại
của bản thân mình. Đã không ít lần Trư Bát Giới để huynh đệ mình đối đầu với
yêu quái, giả vờ đau bụng để kiếm chỗ nghỉ ngơi, trốn việc.
Ngay từ đầu khi nhận lời khuyên thiện của Quan Thế Âm Bồ Tát, hắn đã
không khỏi hoang mang và luôn tính đường lùi: “Bố hãy trông nom nhà con cho
cẩn thận, hễ không lấy được kinh trở về hoàn tục, con lại trở về nhà bố ở rể và
làm ăn như trước”. Chưa hề bước bước nào trên con đường lấy kinh mà lòng
chàng Trư Bát Giới đã muốn quay về với nhà, với vợ. Lúc nào chàng cũng lo sợ:
“Thật dại dột chỉ sợ xảy ra điều gì thì sẽ lỡ cả hoà thượng, cả vợ con, hoá ra xôi
hỏng bỏng không cả”. Những tính toán ích kỉ đó khiến cho Trư Bát Giới không
lúc nào yên, hoang mang bất định khác hẳn thái độ kiên quyết, mạnh mẽ của
Tôn Ngô Không.
Càng đi sâu vào tác phẩm, người đọc càng thấy rõ nét hơn sự đối lập giữa
hai hình tượng nhân vật này. Tôn Ngô Không càng thông minh, tài trí, càng lỗi
lạc, anh hùng thì Trư Bát Giới lại càng ngốc nghếch, nhát gan cứ gặp khó khăn
là muốn chia hành lý. “Chia ngay ra, chú thì trở về Lưu Sa Hà làm yêu tinh, tôi

lại đến cao Lão Trang chăm nom mẹ đẻ, ngựa bạch đém bán đi, mượn cỗ quan
tài mai táng cho sư phụ, rồi mọi người chia tay, còn sang Tây Thiên làm gì
nữa?”.
Thông qua những đoạn đối thoại rất nhỏ, Ngô Thừa Ân đã mô tả rát sắc
nét tính cách của Trư Bát Giới. Trong thế đối nghịch với Tôn Ngô Không những
suy nghĩ và hành động ngốc nghếch của họ Trư lại càng thêm nổi bật. Có lẽ lúc
đầu xây dựng nhân vật Trư Bát Giới, Ngô Thừa Ân muốn nhằm tới việc thông
qua nhân vật này làm sáng tỏ thêm hình ảnh của Tôn Ngô Không trong vẻ đẹp
của một người anh hùng.
4
Nhưng hình tượng Trư Bát Giới đã đem lại cho ông thành công lớn hơn
thế rất nhiều. Không chỉ cbg làm nổi bật cho Tôn Ngô Không mà Tôn Ngô
Không cũng làm bộc lộ ở Trư Bát Giới nhiều nét độc đáo, gây cuốn hút với
người đọc.
Hai nhân vật này tồn tại song song trong tác phẩm, trong mối quan hệ
tương hỗ lẫn nhau. Sự xuất hiện của Trư Bát Giới đã hoàn thiện cho bộ đôi rất
đặc biệt của tác phẩm, tạo sự giao lưu giữa các hình tượng nhân vật mà qua đó
chủ đề và những tính cách chính của tác phẩm được tô đậm.
Thông qua việc tập hợp các hình tượng nhân vật đó Ngô Thừa Ân đã khắc
hoạ được một cuộc sống muôn màu muôn vẻ với những tính cách phong phú,
riêng biệt mà Trư Bát Giới chính là tính cách hiện thực, độc đáo nhất.
Cuộc sống không thể chỉ có những người tài trí, thông minh, anh hùng mà
còn có kẻ ngốc nghếch, lười biếng. Chính vì thế có thể nói rằng Ngô Thừa Ân
đã dùng chính nhân vật Trư Bát Giới để chuyển tải thế giới hiện thực vào tác
phẩm của mình.
Những nét đời thường, thậm chí tầm thường mà nhà văn gắn vào nhân vật
này còn là tấm gương rõ nét phản chiếu những dục vọng của con người. Ngô
Thừa Ân đã khai thác sâu sắc tính cách người ở Trư Bát Giới: tư lợi, ham sắc,
ham tiền… Song có lẽ dù có bao nhiêu điểm xấu như vậy, Trư Bát Giới cuối
cùng sẽ không bao giờ bị độc giả ghét bỏ vì tất cả những hành động tư lợi,

những tật xấu không bỏ được của họ Trư đều rất ngốc nghếch và hài hước.
Nhân vật Trư Bát Giới là nhân vật mang đậm nét đẹp hài hước của tác
phẩm. Qua việc đi sâu miêu tả những thói xấu của Trư Bát Giới. Ngô Thừa Ân
đã mang tới cho người đọc những nụ cười sâu sắc mà lại nhẹ nhàng. Tật xấu của
Trư Bát Giới thì nhiều vô số kể nhưng mà nổi bật nhất chính là tính hám gái và
ham ăn. Hai tính cách này đã làm cho cbg nhiều phen nguy khốn trước những
trò chọc phá của Tôn Ngô Không. Vì mê sắc đẹp của Hằng Nga mà vị Thiên
Bồng Nguyên soái đức cao vọng trọng phải trở thành một kẻ kì dị nửa lợn, nửa
người.
5

×