Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Quan he Trung Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.51 KB, 2 trang )

Quan hệ Mỹ-Trung: “Hợp tác để định hình thế kỷ 21”
Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố như vậy khi mở màn loạt thảo luận cấp cao đầu tiên
về chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ mà giới chức Washington cho rằng sẽ
thúc đẩy hai nước hợp tác chặt chẽ hơn về kinh tế, môi trường và an ninh.
Tổng thống Obama đích thân khai mạc diễn đàn.

Cuộc “Đối thoại Chiến lược và Kinh tế” Mỹ-Trung diễn ra trong hai ngày 27-28/7 với
trọng tâm là thảo luận một số các vấn đề rộng lớn, từ những mối quan tâm về tiền tệ
cho đến chính sách ngoại giao. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài
chính Timothy Geithner đồng chủ tọa hội nghị. Trung Quốc gửi một phái đoàn hùng
hậu gồm 150 giới chức, một phái đoàn đông đảo nhất tới Mỹ từ trước đến nay, dẫn đầu
là ủy viên Quốc Vụ Đới Bình Quốc và Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn.
Đây là cuộc đối thoại đầu tiên trong cơ chế mới được thành lập theo thỏa thuận giữa
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hồi tháng tháng 4 vừa qua, nhằm
tăng cường quan hệ và hiểu biết giữa hai nước. Tổng thống Obama kêu gọi mở một kỷ
nguyên mới trong hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông cho rằng dù hai nước có những
khác biệt nhưng có những lĩnh vực quan trọng cả hai bên có thể và phải làm việc với
nhau để giải quyết.
“Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ định hình cho thế kỷ 21. Sự liên hệ này làm
cho nó quan trọng như bất cứ sự liên hệ song phương khác trên thế giới. Và điều này
phải thực sự củng cố sự hợp tác của chúng ta. Đây là trách nhiệm mà hai bên phải gánh
vác”, ông nói.

Tổng Thống Obama tuyên bố hai bên cần làm việc với nhau để đối phó với những
thách thức của thế giới, bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, khí hậu thay đổi và sự bành
trướng vũ khí hạt nhân. Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của hợp tác vì “không có
quốc gia nào có thể tự đối phó với những thách đố của thế kỷ 21 hay là có thể một
mình đạt đến những lợi ích”.
Tạo dựng lòng tin - mục đích hai bên cùng hướng tới
Diễn đàn song phương lần này thay thế cho “Đối thoại Chiến lược Kinh tế” được lập ra
từ năm 2006, dưới chính quyền Bush, vốn chỉ tập trung vào hồ sơ kinh tế. Tên gọi hai


diễn đàn chỉ khác nhau một từ “và”, nhưng cả Washington và Bắc Kinh đều nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của diễn đàn vì hai bên sẽ thảo luận nhiều chủ đề, chứ không chỉ
tập trung vào lĩnh vực kinh tế như trước đây.
Việc đích thân Tổng thống Mỹ đọc diễn ra khai mạc cuộc đối thoại đầu tiên, nói về
chính sách của Mỹ đối với châu Á đã chứng tỏ Trung Quốc là một trong những ưu tiên
hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Sự tham dự của Ngoại
trưởng và Bộ trưởng Tài chính Mỹ là động thái nữa chứng tỏ Mỹ muốn đề cao cơ chế
đối thoại này. Phát biểu ngay trước cuộc gặp, bà Clinton và bộ ông Geithner đều có
chung quan điểm rằng một số vấn đề thế giới có thể được giải quyết bởi Mỹ hoặc
Trung Quốc, nhưng một số vấn đề khác không thể được giải quyết nếu không có sự
hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc.
Giới chức Mỹ nói rằng cuộc đối thoại hàng năm đầu tiên của chính quyền Tổng thống
Obama với Trung Quốc diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước trong
bối cảnh Bắc Kinh và Washington hành động để tìm cách hồi phục sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu và tìm kiếm cơ hội để cùng nhau làm việc để giải quyết những
vấn đề như khí hậu biến đổi, thương mại và khủng bố.

Các đại diện doanh nghiệp và các nhà phân tích về công nghiệp cho hay họ hy vọng
cuộc họp sẽ đạt được tiến bộ, nhưng không trông chờ những kết quả đột phá. Còn theo
bà Erin Ennis, phó chủ tịch Hội đồng Doanh Nghiệp Mỹ-Trung tại Washington, cuộc
họp này có tiềm năng đạt được nhiều tiến bộ, nhưng phải nhớ rằng nghị trình có rất
nhiều đề tài thảo luận.
Ngay về vấn đề kinh tế-tài chính, Washington liên tục đòi Bắc Kinh phải nâng giá
Nhân dân tệ, qua đó làm giảm bớt khoản nhập siêu khổng lồ của Mỹ. Mỹ cũng kêu gọi
Trung Quốc mở cửa khu vực tài chính. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ ở
mức kỷ lục đã làm cho Trung Quốc lo ngại về giá trị đồng USD. Theo số liệu của Bộ
Tài chính Mỹ, tính đến tháng 6 năm nay, Bắc Kinh nắm trong tay 763,5 tỷ USD công
trái ngân khố Mỹ. Một vấn đề khác đang được cộng đồng thế giới quan tâm, đó là
chống thay đổi khí hậu trên trái đất. Mỹ và Trung Quốc là hai nước đứng đầu thế giới
về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng lại chưa tham gia Nghị định thư Kyoto.

Dù vậy, theo giới quan sát, dường như qua việc lập cơ chế đối thoại này, Mỹ và Trung
Quốc muốn tạo dựng một diễn đàn nhóm hai nước gọi là G2 - giữa một bên là cường
quốc số một thế giới và bên kia là quốc gia đông dân nhất hành tinh đang đi đầu trong
số các nước đang trỗi dậy, qua đó giúp hiểu biết, tạo dựng lòng tin lẫn nhau

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×