Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi thông qua trò chơi tạo hình trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.75 KB, 54 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KĨ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ 3-6 TUỔI THƠNG QUA TRÕ CHƠI
TẠO HÌNH TẠI TRƢỜNG MẦM NON
NGƠ QUYỀN – VĨNH N – VĨNH PHƯC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non

HÀ NỘI - 2019

Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KĨ NĂNG XÃ HỘI



CHO TRẺ 3-6 TUỔI THƠNG QUA TRÕ CHƠI
TẠO HÌNH TẠI TRƢỜNG MẦM NON
NGƠ QUYỀN – VĨNH N – VĨNH PHƯC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. VŨ LONG GIANG

HÀ NỘI - 2019
Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ tơi trong việc học tập và nghiên cứu để
đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Chân thành cảm ơn Thầy Vũ Long Giang đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ tơi hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên trƣờng
Mầm non Ngô Quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Do khóa luận đƣợc nghiên cứu trong một thời gian có hạn nên đề tài
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các
Thầy, Cô giáo, bạn bè và bạn đọc để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Thị Phƣơng Mai

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận là kết quả cố gắng của cá nhân tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan kết quả
nghiên cứu của đề tài “Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi
thơng qua trị chơi tạo hình trường mầm non Ngơ Quyền – Vĩnh n – Vĩnh
Phúc.” khơng có sự trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác. Nếu sai tơi xin
chịu trách nhiệm hồn tồn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Phƣơng Mai

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

DANH MỤC VIẾT TẮT

NXB


Nhà xuất bản

SPHN

Sƣ phạm Hà Nội

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

TCTH

Trò chơi tạo hình

TC - KNXH

Tình cảm - Kĩ năng xã hội

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.......................................................... 3
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4

6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................ 6
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
– KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 3-6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI
TẠO HÌNH ................................................................................................ 6
1.1. Tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi. ......................................... 6
1.1.1. Khái niệm tình cảm xã hội của trẻ 3 – 6 tuổi ....................................... 6
1.1.2. Khái niệm kĩ năng xã hội của trẻ 3 - 6 tuổi......................................... 7
1.1.3. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non ......................... 9
1.1.4. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ 3 – 6 tuổi: ......11
1.2. Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non. ...................................................13
1.2.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ...................................13
1.2.2. Vai trò của trò chơi đối với trẻ mẫu giáo............................................15
1.3. Hoạt động tạo hình cho trẻ 3-6 tuổi ......................................................16
1.3.1. Khái niệm hoạt động tạo hình ...........................................................16
1.3.2. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 3 -6 tuổi ....................................17
1.3.3. Trị chơi tạo hình ..............................................................................18
1.4. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội thơng qua trị chơi tạo hình cho
trẻ 3-6 tuổi.................................................................................................21

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

1.4.1 Trò chơi tạo hình phát triển tình cảm xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi .............21
1.4.2. Trị chơi tạo hình phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 3 - 6 tuổi ...............23
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................26

CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN
TÌNH CẢM – KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 3 – 6 TUỔI THƠNG
QUA TRỊ CHƠI TẠO HÌNH Ở TRƢỜNG MẦM NON NGƠ QUYỀN
– VĨNH N – VĨNH PHÚC.....................................................................27
2.1. Thực trạng về trƣờng mầm non Ngô Quyền..........................................27
2.2. Thực trạng việc tổ chức các trò chơi tạo hình cho trẻ 3 – 6 tuổi
trƣờng mầm non Ngơ Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. ...............................28
2.3 Thực trạng tình cảm – kĩ năng xã hội của trẻ 3 - 6 tuổi trƣờng mầm
non Ngô Quyền .........................................................................................28
2.4 Thực trang việc tổ chức các trị chơi tạo hình có lồng ghép giáo dục
tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non Ngô
Quyền. ......................................................................................................31
2.5 Một số biện pháp phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội thơng qua các
trị chơi tạo hình cho trẻ 3 -6 tuổi trƣờng mầm non Ngô Quyền - Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc. ......................................................................................35
2.5.1 Cơ sở đề suất biện pháp .....................................................................35
2.5.2. Đề suất một số biện pháp thiết kế trị chơi tạo hình nhằm giáo dục
phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi. .................................37
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................44
1. Kết luận .................................................................................................44
2. Khuyến nghị ..........................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................46
PHỤ LỤC

Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đầu tiên mà trẻ tiếp
cận với nghệ thuật. Nó góp phần khơng nhỏ tới việc hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Thơng qua hoạt động tạo hình
giúp trẻ đƣợc tự mình thực hiện các thao tác, các hoạt động và trải nghiệm.
Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết, thích tìm tịi,ln muốn khám phá thế giới
xung quanh.
Trong giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình ln có mối liên hệ chặt
chẽ với các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động vui chơi. Khi trẻ đƣợc tham
gia các trị chơi sẽ dần dần hình thành và phát triển các lĩnh vực nhận thức,
ngôn ngữ, đạo đức, thẩm mỹ.. từ đó làm phong phú trí tƣởng tƣợng, tình cảm
cảm xúc của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh
thần.
Với xu hƣớng ngày càng phát triển của xã hội, việc phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ mà đặc biệt là phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội ln là
nhiệm vụ đƣợc đặt lên hàng đầu. Việc có một hành trang kĩ năng tốt sẽ giúp
trẻ phát triển tốt trong tƣơng lai. Lứa tuổi mẫu giáo là thời điểm vàng để giáo
dục và phát triển cho trẻ những tình cảm, kĩ năng đó. Phát triển tình cảm – kĩ
năng xã hội cũng là một trong 5 lĩnh vực cơ bản đƣợc bộ giáo dục đƣa vào
trong chƣơng trình giáo dục mầm non lứa tuổi mẫu giáo để giáo dục và phát
triển cho trẻ. Từ đó ta thấy đƣợc việc phát triển các kỹ năng, tình cảm cho trẻ
là hết sức quan trọng và cấp thiết. Gia đình, nhà trƣờng cần giáo dục và phát
triển cho trẻ mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi và nó đƣợc
lồng ghép trong mọi hoạt động. Có thể nói vui chơi là hoạt động chủ đạo và
cũng là cuộc sống của trẻ mẫu giáo nhƣ N.K. Krupxkaia khẳng định: “Trò
chơi đối với các em là học tập, trò chơi đối với các em là lao động, trò chơi

Footer Page 8 of 63.


1


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

đối với các em là phƣơng tiện giáo dục quan trọng”. Thông qua việc chơi các
trị chơi tạo hình trẻ lĩnh hội đƣợc những kỹ năng ứng phó, xử lý các tình
huống, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật giúp trẻ hình thành năng lực
sáng tạo,trí thơng minh của trẻ. Có rất nhiều loại trò chơi đƣợc thiết kế cho trẻ
nhƣng trò chơi tạo hình vẫn là một trong những sự lựa chọn ƣu tiên của giáo
viên mầm non. Ngoài việc giáo dục trẻ về nhận thức, vận động, thẩm mỹ….
thì nó còn phát triển cho trẻ rất nhiều các kỹ năng, tình cảm xã hội khác. Trẻ
tham gia học tập một cách thoải mái, đầy hứng thú trong tất cả các hoạt động.
Khi tham gia chơi trẻ sẽ học đƣợc các kỹ năng, tình cảm thơng qua bạn bè,
phải vẫn dụng những kỹ năng đã có của bản thân để có thể xử lý những tình
huống trong khi chơi đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Rèn luyện
cho trẻ có thái độ đúng đắn, phù hợp với hồn cảnh, biết thể hiện sự yêu, ghét,
cảm thông một cách rõ ràng. Qua đây ra thấy đƣợc việc phát triển các kĩ
năng, tình cảm cho trẻ thơng qua các trị chơi tạo hình đem lại hiệu quả rất
cao, rất tích cực và vô cùng cần thiết đối với trẻ.
Trong thời gian thực tập ở trƣờng mầm non Ngô Quyền chúng tơi thấy
việc giáo viên tổ chức các trị chơi tạo hình cho trẻ vẫn chƣa thực sự phong
phú và tích cực, việc tổ chức này mới chỉ đơn thuần là vui chơi, tạo hứng thú
mà vẫn chƣa chú trọng tới việc phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội cho trẻ từ
trị chơi đó. Từ thực trạng này tơi đã lƣa chọn đề tài:
“ Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 3 - 6 tuổi thông qua trị chơi
tạo hình trường mầm non Ngơ Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” để làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trò chơi dành cho trẻ mầm non rất phong phú và đa dạng. Nó có tác
động khơng nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Trong đó khơng thể khơng nhắc tới
các trị chơi tạo hình, nó là một trong những trị chơi rất lơi cuốn trẻ. Có rất
nhiều nghiên cứu về trị chơi tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non nhƣ:

Footer Page 9 of 63.

2


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

Cùng viết về phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
có 2 cuốn đó là “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”
của tác giả Lê Thanh Thủy và cuốn “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Quốc Toản. Hai cuốn sách này
đều viết về những lí luận chung của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Nêu
bật lên phƣơng pháp tổ chức, hƣớng dẫn, phân loại hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non trong đó có trị chơi tạo hình.
Cuốn “Trị chơi phát triển tư duy cho trẻ 3-6 tuổi”của tác giả Trần Thị
Ngọc Trâm, đã giải thích và đƣa ra đƣợc các biện pháp phát triển tƣ duy qua
trò chơi học tập.
Cuốn Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống của tác giả Nguyễn
Thanh Bình, NXB Đại học Sƣ phạm (2009) đã nêu lên những vấn đề về kĩ
năng sống và chủ đề giáo dục một số kĩ năng sống cốt lõi.
Trên đây là một số cơng trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực tạo
hình, trị chơi tạo hình và những vấn đề về kĩ năng sống. Tuy nhiên chƣa có
cơng trình nào nghiên cứu về việc sử dụng trị chơi tạo hình để phát triển tình
cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 3 - 6 tuổi.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối liên hệ giữa trị chơi tạo hình và sự phát triển tình cảm- kĩ năng xã
hội của trẻ từ 3 - 6 tuổi trƣờng Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tình cảm- kĩ năng xã hội cho trẻ 3- 6 tuổi trƣờng
mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
4. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài “Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội cho trẻ 3 - 6 tuổi
trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thơng qua trị chơi tạo
hình.” nhằm đề ra các biện pháp tổ chức trò chơi để khơi dậy các tiềm năng

Footer Page 10 of 63.

3


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

sẵn có trong trẻ, phát triển cho trẻ về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực
phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức các trò chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trong trƣờng
mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
- Đề xuất biện pháp tổ chức, thiết kế trò chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trƣờng
mầm non Ngô Quyền - Vĩnh n - Vĩnh Phúc qua đó phát triển tình cảm - kĩ
năng xã hội cho trẻ.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Thiết kế trị chơi tạo hình cho trẻ 3 – 6 tuổi thơng qua đó phát triển cho
trẻ tình cảm - kĩ năng xã hội trong trƣờng mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên

- Vĩnh Phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa về cơ sở phƣơng
pháp luận, những tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, các cơng trình nghiên
cứu thực tiễn đã cơng bố ... nhằm làm rõ các vẫn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là một trong những phƣơng pháp đơn giản nhƣng đem tới hiệu
quả cao. Việc quan sát các hoạt động chơi của trẻ ở trƣờng mầm non đƣợc
tiến hành một cách dễ dàng. Chú ý quan sát trẻ khi chúng chơi các trò chơi và
quan sát cách giáo viên tổ chức cho trẻ chơi. Đồng thời thu thập những thông
tin liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. Từ đó hỗ trợ
thông tin cho các phƣơng pháp khác.
7.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu với hệ thống các câu hỏi cho các giáo viên ở trƣờng

Footer Page 11 of 63.

4


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

mầm non Ngô Quyền để thu thập thêm thông tin về nhận thức và cách tổ
chức, hƣớng dẫn trẻ chơi qua các trị chơi trong hoạt động tạo hình.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Đặt những câu hỏi trực tiếp cho các giáo viên đứng lớp, trẻ ở trƣờng
mầm non Ngơ Quyền để có thêm thơng tin về thực trạng tình cảm – kĩ năng
xã hội của trẻ 3 -6 tuổi.

8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của khóa
luận bao gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: cơ sở lí luận của việc phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội
cho trẻ 3 – 6 tuổi thông qua các trị chơi tạo hình.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực trang việc phát triển tình cảm – kĩ năng xã
hội cho trẻ 3 – 6 tuổi thơng qua các trị chơi tạo hình ở trƣờng mầm non Ngơ
Quyền – Vĩnh – Vĩnh Phúc.

Footer Page 12 of 63.

5


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KĨ NĂNG
XÃ HỘI CHO TRẺ 3-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI TẠO HÌNH
1.1. Tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi.
1.1.1. Khái niệm tình cảm xã hội của trẻ 3 – 6 tuổi
Xúc cảm là q trình rung động của tâm lý có kèm theo sự rung động
của cơ thể đƣợc nảy sinh khi chủ thể của nhu cầu gặp sự vật, hiện tƣợng có
liên quan đến nhu cầu của mình. Cảm xúc là thể hiện tình cảm trong thời gian
nhất định
Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định đối với những sự vật hiện
tƣợng trong thế giới khách quan của con ngƣời, phản ánh vai trò của chúng
trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của
sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.

-

Tình cảm đƣợc phân chia thành hai loại đó là tình cảm cấp thấp và tình

cảm cấp cao
+ Tình cảm cấp thấp: Là những tình cảm cơ bản, thiết yếu của mỗi con ngƣời,
có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu sinh học của cơ thể.
Nó biểu hiện về trạng thái sinh lí của cơ thể.
+ Tình cảm cấp cao: Là những tình cảm bị chi phối và mang tính chất xã hội,
liên quan sự thỏa mãn hay khơng thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời đối
với các mặt và hiện tƣợng khác nhau của đời sống xã hội. Tình cảm cấp cao
bao gồm: Tình cảm đạo đức, tình cảm nhận thức và tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay
không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con ngƣời. Qua quá trình lĩnh hội
các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử thì tình cảm đó ngày càng đƣợc phát
triển. Trẻ lúng túng, cảm thấy có lỗi khi làm sai điều gì. Trẻ ln muốn ngƣời
lớn nhận định, đánh giá mức độ, hành vi của mình.

Footer Page 13 of 63.

6


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

Tình cảm nhận thức là những tình cảm xuất hiện trong quá trình tƣ duy,
hoạt động trí óc, nó liên quan đến quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan
đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nhận thức của con
ngƣời. Tình cảm trí tuệ bao gồm: sự ham học hỏi, sự tin tƣởng, sự nghi ngờ,
sự thỏa mãn,..

Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm
mĩ, về cái đẹp. Tình cảm thầm mĩ biểu hiện ở thái độ với cái đẹp của con
ngƣời đối với hiện thực xung quanh (thiên nhiên, xã hội, con ngƣời…)
Tất cả các tình cảm cấp cao không tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà
chúng đều có sự ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau, tác động lẫn nhau.
Trẻ ở độ tuổi mầm non đang hình thành và phát triển nhân cách: trẻ
tiếp thu và học hỏi từ xung quanh tạo nên sự phát triển và hồn thiện cá nhân
vì vậy cần giáo dục trẻ bắt đầu từ việc đơn giản, gần gũi, nhận biết những
biểu hiện cảm xúc của ngƣời khác để điều chỉnh các biểu hiện và hành vi cho
phù hợp, trẻ nhận cảm xúc và tình cảm của mình, học cách thể hiện cho phù
hợp.
1.1.2. Khái niệm kĩ năng xã hội của trẻ 3 -6 tuổi
Kĩ năng sống là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến nhằm vào mọi lứa
tuổi và thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ đầu thập kỉ 90,
các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhƣ: WTO, UNICEF, UNESSCO đã hợp
tác xây dựng nên chƣơng trình giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi thanh thiếu
niên. Tuy vậy, cho đến ngày nay thì khái niệm này vẫn chƣa có một định
nghĩa rõ ràng và đầy đủ. Tùy theo từng khía cạnh khác nhau mà lại có những
quan niệm về kĩ năng sống khác nhau:
Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của LHQ (UNESSCO) thì:
“kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia ứng phó, xử lí các tình huống của cuộc sống hằng ngày”.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), “Kĩ năng sống là những kĩ năng

Footer Page 14 of 63.

7


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.


mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những
tình huống hằng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và
giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng
ngày”.
Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995): “Kĩ năng sống là khả năng
phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng
tránh được các tình huống”.
Tuy các khái niệm nêu trên đều bao hàm rộng hẹp khác nhau, nhƣng về
cơ bản chúng đều chỉ ra kĩ năng sống là kĩ năng tự chủ, kĩ năng tự đƣa ra
quyết định, khả năng nói khơng và khả năng thích nghi, biết chấp nhận, thích
ứng đƣợc với cuộc sống xung quanh.
Kĩ năng sống đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm các kĩ năng sống cơ bản
(sống với chính mình) và nhóm các kĩ năng sống với ngƣời khác.
-

Nhóm các kĩ năng sống cơ bản gồm: các kĩ năng đọc, viết, tính tốn, tự

phục vụ cho các chức năng hoạt động hàng ngày.
-

Nhóm các kĩ năng sống với ngƣời khác đƣợc chia thành 3 nhóm nhỏ: kĩ

năng xã hội, kĩ năng nhận thức và kĩ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ
bản thân.
Các kĩ năng xã hội gồm:
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng đàm phán, thƣơng lƣợng, từ chối
+ Kĩ năng tự khẳng định
+ Kĩ năng từ chối

+ Kĩ năng quan hệ xã hội
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng cảm thông chia sẻ
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng tạo mạng lƣới và động viên

Footer Page 15 of 63.

8


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Vì đó là
khả năng của từng cá nhân và ở tùy từng hoàn cảnh xã hội, ở mỗi nơi, mỗi
vùng miền lại địi hỏi mỗi cá nhân có những kĩ năng sống thích hợp. Kĩ năng
sống là kĩ năng tự chủ, kĩ năng tự đƣa ra quyết định, khả năng nói khơng và
khả năng thích nghi, biết chấp nhận, thích ứng đƣợc với cuộc sống xung
quanh. Từ đó, ta có thể hiểu kĩ năng sống là những kĩ năng cần có cho hành vi
lành mạnh cho phép con ngƣời đối mặt với những vấn đề của cuộc sống hằng
ngày
Kĩ năng xã hội đƣợc hiểu là những hành vi ứng xử giúp cá nhân có thể
tiếp xúc, tạo mối quan hệ với những ngƣời xung quanh và hòa nhập vào cộng
đồng. Là cách thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống xã hội giúp con
ngƣời thích nghi và phát triển tốt hơn.
Kĩ năng xã hội là những kĩ năng chúng ta sử dụng để giao tiếp và tƣơng
tác với mọi ngƣời xung quanh, cả bằng lời nói và khơng bằng lời nói, thơng
qua cử chỉ, ngơn ngữ cơ thể và ngoại hình cá nhân của chúng ta.
Tùy theo giai đoạn phát triển, mở rộng phạm vi và sự đa dạng của hoạt
động, sự phong phú của các mối quan hệ dẫn tới kĩ năng xã hội cũng đƣợc

phát triển lên.
1.1.3. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non
Phát triển tình cảm là việc có đƣợc hiểu biết không ngừng về cảm xúc,
khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Cảm xúc của trẻ bị ảnh
hƣởng bởi những hành vi của ngƣời khác và ngƣợc lại.
Xu hƣơng phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo ngày càng bền vững sâu sắc
hơn, hợp lý hơn.
Giáo dục phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội là hình thành và phát
triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ kĩ năng sống để giúp trẻ hòa nhập
vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp trẻ học tập tốt ở trƣờng phổ
thông.

Footer Page 16 of 63.

9


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và
phát triển toàn diện của trẻ. Các tình cảm và kĩ năng xã hội ln có mối liên
hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau từ đó giúp trẻ phát triển một cách đầy đủ nhất.
Tạo nên một nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhận thức ở trẻ em
đồng thời tăng khả năng tham gia hiệu quả vào các hoạt động theo nhóm hay
ý thức, trách nhiệm của trẻ với xã hội. Khi trẻ có nhận thức đúng đắn và tích
cực về bản thân mình, trẻ chủ động và tự tin hơn thì trẻ sẽ giúp trẻ có những
tình cảm đúng đắn trong những hành động cũng nhƣ giao tiếp, biết quan tâm,
sẻ chia và tơn trọng.
Trẻ mẫu giáo rất khó để kiềm chế cảm xúc, tuy vậy nhƣng không phải
là không thể. Trẻ đã bƣớc đầu xuất hiện những cố gắng để kiềm chế những

biểu hiện tình cảm của bản thân nhƣ cố gắng khơng khóc. Ở trẻ mẫu giáo lớn
khả năng kiềm chế đã tốt hơn, trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm của minh
qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt hay lời nói.
Nội dung của việc giáo dục phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội đƣợc
xây dựng xuất phát từ trẻ, gắn trẻ với cuộc sống hiện thực, hƣớng đến hình
thành các phẩm chất đạo đức và kĩ năng xã hội cần thiết. Đồng thời đƣợc tích
hợp trong các hoạt động chăm sóc hằng ngày, hoạt động học có chủ đích, vui
chơi và đƣợc tiến hành trong bất kì điều kiện thích hợp nào.
Nếu trẻ khơng đạt đƣợc sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội căn
bản trong những năm đầu đời thì sẽ là một khó khăn cho trẻ ở những giai
đoạn tiếp theo.
Nội dung lĩnh vực phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội trong chƣơng
trình giáo dục mầm non lứa tuổi mẫu giáo:
Phát triển tình cảm:
+ Ý thức về bản thân
+ Có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con ngƣời,
sự vật và hiện tƣợng xung quanh.

Footer Page 17 of 63.

10


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

Phát triển kĩ năng xã hội:
+ Thể hiện một số quy tắc ứng xử, quy định trong sinh hoạt ở gia đình,
trƣờng lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
+ Quan tâm bảo vệ mơi trƣờng
+ Có một số kĩ năng sống: Tơn trọng, hợp tác, quan tâm, chia sẻ.

1.1.4. Đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ 3 – 6 tuổi:
- Trẻ 3-4 tuổi
* Về tình cảm:
Trẻ 3 dễ xúc cảm và nhạy cảm. Xúc cảm dễ nảy sinh và mất đi nhanh
dẫn đến tình cảm chƣa bền vững và ổn định. Hành vi bị chi phối bởi tình
cảm.
Tình cảm đạo đức và thẩm mỹ đƣợc nảy sinh và phát triển mạnh và
luôn gắn quện với nhau. Rung động bởi cái đẹp. Nhận biết hành vi đạo đức
đơn giản trong mối quan hệ tốt – xấu, đúng – sai.
*Về kỹ năng xã hội:
Ý thức về bản thân nảy sinh cịn mờ nhạt vì vậy mà việc tiếp xúc với
thế giới xung quanh đƣợc mở rộng trẻ phát hiện nhiều mối quan hệ đa dạng,
phức tạp trẻ không hiểu đƣợc ngay trẻ đã mƣợn trò chơi vận động để thâm
nhập đời sống xã hội phức tạp của ngƣời lớn, từ đó trẻ học đƣợc nhiều điều
mới, rèn luyện kỹ năng, gắn kết hơn với bạn. 3 tuổi là khởi đầu hình thành ý
thức bản ngã. Trẻ chủ quan và ln tị mị về thế giới xung quanh, do vậy trẻ
hay đặt ra u cầu vơ lý ngồi khả năng khi đó ngƣời lớn cần kiên nhẫn tạo
điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn với các đối tƣợng thuộc mơi trƣờng bên
ngồi. Trẻ nhận ra các quy tắc phải tuân theo.
Độ tuổi này cần cho trẻ cảm nhận đƣợc sự quan tâm của ngƣời lớn qua
đó giáo dục mối quan hệ thân ái, tình cảm bắt đầu hình thành lứa tuổi mẫu
giáo. Trẻ thể hiện kỹ năng xã hội qua một số hành động nhƣ: biết chờ đến
lƣợt mình, chia sẻ quan tâm đến ngƣời khác. Trẻ ít phụ thuộc vào ngƣời khác,

Footer Page 18 of 63.

11


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.


có thể chơi một mình trong thời gian dài -> Khẳng định mình mong muốn đạt
tính tự lực -> Ngƣời lớn cần ni dƣỡng lịng mong muốn độc lập, đáp ứng
nhu cầu tự học.
Trẻ 4 – 5 tuổi:
* Về tình cảm:
Ngơn ngữ phát triển hơn, phong phú hơn làm cho các mối quan hệ
đƣợc mở rộng, đời sống tình cảm có bƣớc phát triển mạnh vừa phong phú vừa
sâu sắc. Trẻ thích sự trìu mến, lo sợ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. Đây là thời điểm
giáo dục lòng nhân ái.
Các loại tình cảm bậc cao nhƣ tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mỹ,
phát triển thuận lợi đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ.
*Về kỹ năng xã hội:
Thế giới nội tâm bắt đầu phong phú, cá tính bộc lộ. Có khuynh hƣớng
tìm bạn thân hợp lý. Có dƣ luận. Ảnh hƣởng đến chuẩn mực đạo đức của trẻ
và nhân cách của từng đứa trẻ.
Trẻ 5- 6 tuổi:
* Về tình cảm:
Lúc này tình cảm của trẻ khá rõ nét và ổn định hơn. Tƣ duy và ngôn
ngữ phát triển. Thể hiện sắc thái khác nhau của ngơn ngữ. Trẻ nói tình cảm
của mình cho ngƣời khác nghe, trẻ biết thể hiện sự quan tâm chia sẻ. Tình
cảm đạo đức và thẩm mỹ phát triển và củng cố. Trẻ rung động và mong
muốn tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lẽ phải.
Tình cảm trí tuệ phát triển, mong muốn và yêu thích hoạt động phát triển nhận
thức. Trẻ có sự hiếu kỳ trƣớc những điều mới lạ. Cần trân trọng và khai thác.
*Về kỹ năng xã hội:
Trẻ nhận ra mình lớn nhất trong trƣờng mầm non. Khả năng kiềm chế
tốt hơn, trẻ biết phục tùng các mục đích yêu cầu của ngƣời lớn song nhiệm vụ
phải rõ ràng, dễ hiểu, yêu cầu cần phù hợp giáo viên cần động viên khuyến


Footer Page 19 of 63.

12


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

khích trẻ
1.2. Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non.
1.2.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
Chơi là hoạt động chủ đạo và xuyên xuất trong những năm đầu đời của
trẻ mầm non. Trẻ chơi không nhằm tạo ra một sản phẩm nào mà chỉ đơn giản
là để thỏa mãn nhu cầu đƣợc chơi. Có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
đã nghiên cứu về hoạt động vui chơi của trẻ trong đó có ý kiến cho rằng:
“Trẻ chơi là vì chơi, chơi mà để chơi, chơi mang lại niềm vui cho trẻ, khi trẻ
phải chơi theo sự áp đặt của ngƣời lớn thì lúc đó trị chơi mới theo đúng nghĩa
của nó”. Trẻ tham gia trị chơi nhiệt tình hay khơng là do chính sự hấp dẫn, lơi
cuốn của trị chơi đó.
Khơng giống với những hoạt động khác, nó đặc biệt ở chỗ động cơ chơi
của trẻ nằm ngay trong chính các hành động chơi chứ khơng phải ở kết quả
chơi. Những điều đó đã kích thích trẻ chơi và duy trì hứng thú chơi của trẻ.
Vui chơi là một hoạt động mang tính độc lập, tự do và trẻ hồn tồn tự
nguyện, tích cực, hoạt động hết mình khi tham gia chơi. Những gì trẻ chơi
đều phản ánh hiện thực thế giới xung quanh trẻ.
Hoạt động vui chơi gắn liền với tuổi thơ của trẻ. Trẻ từ 0 – 3 tuổi bắt
đầu học cách cầm, nắm, khuấy, …vì thế mà đồ chơi cũng nhƣ trị của trẻ rất
đơn giản, nó chỉ là những chiếc cốc, thìa, muôi, đôi khi chỉ đơn giản là chiếc
áo trẻ đang mặc hay bất kì một vật dụng gì trƣớc mặt trẻ. Trẻ từ 3 – 6 tuổi đã
bắt đầu hình thành nên ý thức bản thân, thích “bắt chƣớc” ngƣời lớn, mong
muốn mình đƣợc làm ngƣời lớn về mọi thứ nhƣ hành vi, lời nói, ăn mặc. Trẻ

ln muốn thể hiện mình với mọi ngƣời xung quanh . Tuy nhiên ở giai đoạn
này khả năng về tri thức, kỹ năng của trẻ chƣa đáp ứng đƣợc mong muốn thực
hiện đƣợc. Do đó mà bên trong trẻ thƣờng nảy ra mâu thuẫn. Trị chơi đóng
vai theo chủ đề đã giúp trẻ giải quyết đƣợc mâu thuẫn này. Khi tham gia chơi,
trẻ đƣợc thể hiện hết những gì trẻ mong muốn thơng qua vai diễn của trẻ. Trẻ

Footer Page 20 of 63.

13


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

thể hiện đƣợc tính độc lập và “cái tơi” qua “xã hội trẻ em”.
Thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ đƣợc tiếp thu mọi thứ xung quanh
một cách chủ động, sáng tạo và phát triển các kỹ năng một cách tốt hơn. Nhờ
đó, trẻ tự khám phá ra khả năng của mình và dần trở nên tự tin hơn. Ngƣợc
lại, nếu trẻ bị kìm hãm sự vui chơi thì lớn lên trẻ sẽ ƣơng bƣớng, e dè. Do đó,
chơi chính là chƣơng trình học tốt nhất cho trẻ. Hoạt động vui chơi cũng là
một phần trong bản năng phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ qua các cuộc vui chơi
với mọi ngƣời ở cuộc sống hàng ngày. Việc trẻ vui chơi khơng chỉ là nền tảng
giúp trẻ vui đùa mà nó cịn là nền tảng để hình thành nên tính cách, kỹ năng
sống của trẻ sau này. Trẻ không phân biệt rõ giữa hoạt động vui chơi và học
tập mà đối với trẻ học mà chơi, chơi mà học. Đối với trẻ, sống là để vui chơi.
Trong quá trình chơi, trẻ thu thập thơng tin bằng tồn bộ các giác quan của
mình để có đƣợc những kiến thức cần thiết. Trẻ càng lớn thì đồ chơi và trị
chơi cũng phức tạp dần lên để đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ. Khi đó đồ chơi
đã trở thành một giáo cụ giúp trẻ tiếp nhận đƣợc kiến thức, kĩ năng cho sự
phát triển tồn diện.
Vui chơi là chìa khóa để trẻ học hỏi và lĩnh hội kiến thức. Các nhà

nghiên cứu và nhà giáo dục trên khắp thế giới đã phát hiện ra rằng chơi có thể
giúp làm phong phú thêm việc học và phát triển ở trẻ các kỹ năng chính nhƣ
tìm hiểu, thể hiện, thử nghiệm và làm việc theo nhóm. Vui chơi giúp trẻ có cơ
hội tƣơng tác nhiều hơn với bạn của mình. Vygotsky cũng cho rằng: “ Tƣơng
tác với bạn cùng trang lứa là cách thức hữu hiệu để phát triển các kỹ năng và
chiến lƣợc. Ông khuyến khích các giáo viên, trong phạm vi vùng phát triển
gần, sử dụng những bài tập hợp tác, trong đó, trẻ phát triển những năng lực
còn yếu với sự giúp đỡ từ những bạn đồng trang lứa có năng lực hơn”. Trẻ
mầm non học theo những cách khá khác nhau. Trẻ học bằng cách trải nghiệm
thể chất, bằng cách tƣơng tác với ngƣời khác và học bằng cảm xúc của chính
mình. Chơi là sự kết hợp các phần logic và sáng tạo của bộ não.

Footer Page 21 of 63.

14


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

Đối với trẻ mầm non, chơi thƣờng là một hoạt động toàn thân giúp
chúng phát triển các kỹ năng cần thiết sau này trong cuộc sống. Chạy, nhảy,
leo trèo, lăn lộn các hoạt động này đều thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và giúp
điều chỉnh các kỹ năng vận động. Trẻ cũng nảy sinh cảm xúc khi chúng tạo ra
những thế giới riêng, giàu trí tƣởng tƣợng với hệ thống các quy tắc chi phối
các điều khoản chơi. Khi tham gia chơi cũng địi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phán
đốn thơng qua những thách thức mà trẻ phải giải quyết, giúp trẻ tự tin hơn
vào khả năng giải quyết vấn đề của mình, giúp trẻ thể hiện bản thân, hợp tác
với ngƣời khác và chấp nhận rủi ro sáng tạo.
Vui chơi cịn có tác động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của trẻ. Trong
khi chơi trẻ sẽ thể tình cảm một cách phong phú, đa dạng.

Trò chơi của tuổi mẫu giáo mang tính chất kí hiệu - tƣợng trƣng. Trẻ chơi và
những hành động chơi đó chỉ là giả vờ nhƣng tất cả lại mang ý nghĩa rất thực.
Vì nó phản ánh những thứ xung quanh trẻ thấy và tiếp thu đƣợc.
HĐVC là phƣơng tiện rất thuận lợi để giáo dục, phát triển cho trẻ về trí
tuệ, đạo đức, tình cảm – kĩ năng xã hội và thẩm mỹ. Đồng thời có ảnh hƣởng
mạnh mẽ tới việc hình thành nhân cách ở trẻ mẫu giáo và làm tiền đề cho các
năm học sau này.
1.2.2. Vai trò của trò chơi đối với trẻ mẫu giáo
Hoạt động vui chơi có tác động khơng nhỏ tới sự hình thành tính chủ
định của q trình tâm lý. Khi chơi, trẻ dần hình thành khả năng chú ý, sự tập
chung và ghi nhớ một cách có chủ định. Qua đó, khả năng tập trung chú ý của
trẻ tốt hơn và trẻ ghi nhớ đƣợc nhiều hơn. Thơng qua trị chơi mà trẻ tiếp thu
kiến thức một cách dễ dàng và tự nhiên hơn.
Trẻ nhập vai chơi khi đó trẻ cần giải quyết các tình huống của trị chơi
và những hành động của vai chơi đó sẽ ảnh hƣởng một cách thƣờng xuyên và
trực tiếp tới sự phát triển của hoạt động nhận thức ở trẻ mẫu giáo. Trị chơi có
vai trị rất quan trọng tới việc chuyển tƣ duy từ tƣ duy trực quan - hành động

Footer Page 22 of 63.

15


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

sang tƣ duy trực quan - hình tƣợng.
Trị chơi cịn giúp cho trẻ hình thành và tích luỹ những biểu tƣợng làm
tiền đề cho hoạt động tƣ duy, sáng tạo đồng thời cũng giúp cho trẻ thiết lập kế
hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình. Tạo mơi trƣờng cho
trẻ có cơ hội hợp tác làm việc chung với các bạn.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra ý nghĩa đặc biệt của trò chơi đối
với trẻ mẫu giáo trong đó có ý kiến cho rằng: “ Đối với các cháu mẫu giáo, trị
chơi có một ý nghĩa đặc biệt. đối với các cháu trò chơi là học tập, là lao động,
là hình thức giáo dục chính đáng”. Và cịn cho rằng: “ Trị chơi hồn tồn đáp
ứng nhu cầu của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, đáp ứng niềm vui sƣớng, tính tích cực,
nhu cầu vận động, làm phong phú thêm óc tƣởng tƣợng, trong giáo dục mầm
non trị chơi là phƣơng tiện giáo dục chính. Đồng thời cũng nhấn mạnh cần
thiết chỉ đạo trò chơi của trẻ một cách thơng minh, đúng đắn”.
Bên cạnh đó, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng bị tác động rất mạnh
mẽ từ những trị chơi. Qua những tình huống của trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ
khi tham gia vào chơi phải có một khả năng giao tiếp bằng ngơn ngữ nhất
định. Do đó trẻ phải phát triển ngơn ngữ một cách mạch lạc, rõ ràng để có thể
đáp ứng đƣợc những u cầu khi chơi chung.
Tóm lại, trị chơi có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển các chức năng tâm lí nhƣ: Nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, ý chí,…)
và hình thành tồn diện nhân cách trẻ. Trị chơi chính là một phần tuổi thơ của
trẻ, là phƣơng tiện hình thành xã hội ở trẻ. Vì vậy mà việc tổ chức các trò chơi
cho trẻ ở giai đoạn này là cực kì quan trọng và hết sức cần thiết.
1.3. Hoạt động tạo hình cho trẻ 3-6 tuổi
1.3.1. Khái niệm hoạt động tạo hình
Nguyễn Quốc Toản đã chỉ ra: “ Hoạt động tạo hình là một trong những
hoạt động nghệ thuật của con ngƣời để tạo ra các sản phẩm có hình thể, màu
sắc đẹp, đem lại những khoái cảm thẩm mĩ cho ngƣời xem – nhận ra cái đẹp

Footer Page 23 of 63.

16


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.


và xúc cảm trƣớc cái đẹp”.
Hoạt động này là một dạng hoạt động nhận thức rất đặc biệt mang tính
sáng tạo cao, nó phản ánh hiện thực thế giới xung quanh bằng những hình
tƣợng nghệ thuật mà ở đó con ngƣời khơng chỉ đóng vai trị lĩnh hội và khám
phá thế giới mà cịn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp bằng màu sắc, đƣờng
nét, hình khối,…gửi gắm tâm hồn, tình cảm cuả ngƣời nghệ sĩ vào trong tác
phẩm.
Các hoạt động tạo hình đƣợc tổ chức giáo dục cho trẻ trong trƣờng
mầm non gồm: Hoạt động vẽ, hoạt động xé dán, hoạt động nặn, hoạt động
chắp ghép. Các hoạt động này đều cung cấp cho trẻ tri thức và phát triển các
kĩ năng tạo hình cơ bản, giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc trƣớc cái đẹp đồng thời
bồi dƣỡng thị hiếu thẩm mĩ, cảm xúc với cái đẹp.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 3 -6 tuổi
-

Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 3-4 tuổi
Bƣớc đầu chú ý tới việc phân biệt màu sắc tuy nhiên trẻ chƣa biết sử

dụng màu sắc để tạo nên giá trị thẩm mĩ cho bài vẽ. Trẻ đã phân biệt đƣợc các
màu sắc cơ bản, phổ biến nhƣ: đỏ, vàng, xanh lục, đen, xám, da cam,… Trẻ tô
màu chỉ là ngẫu nhiên mà chƣa biết dùng màu sắc để thể hiện tình cảm, cảm
xúc đối với tác phẩm. Đƣờng nét, hình dạng trong tạo hình cịn đơn giản. Bố
cục cịn lệch lạc, các chi tiết sự vật, hình ảnh sắp xếp thành hàng.
-

Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 4-5 tuổi
Trẻ bắt đầu có khả năng nhận biết, phân biệt đƣợc màu sắc tự nhiên của

đồ vật, hoa quả. Trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh để vẽ đƣợc

nhiều loại hình học có hình dạng tƣơng đồng nhau nhƣ: hình trịn - hình elip,
hình vng - hình chữ nhật. Các hình vẽ của trẻ ở giai đoạn này mang đậm
tính lắp ráp, gần với hình học cơ bản. Bố cục đã rõ ràng hơn, biết phân biết
chi tiết chính
+ Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 5-6 tuổi

Footer Page 24 of 63.

17


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

Sự phát triển về thể chất và sự phối hợp khéo léo của đôi bàn tay ở giai
đoạn này tăng lên rõ rệt. Điều này giúp trẻ có thể vận dụng các kiến thức tạo
hình để miêu tả đƣợc các sự vật, hiện tƣợng một cách rõ nét nhất khi hoạt
động tạo hình. Trẻ tìm hiểu cái đẹp qua các hình ảnh, đồ dùng đồ chơi và
trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi của thiên nhiên và lồi vật thơng qua
màu sắc, kích thƣớc, hình dạng và bố cục. Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của mình
qua lời nói và thể hiện chúng trên sản phẩm một cách có chủ đích. Ở độ tuổi
này trẻ đã biết đƣa ra ý kiến bàn bạc theo nhóm để tạo ra sản phẩm chung, có
khả năng giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn.
1.3.3. Trị chơi tạo hình
Trị chơi là hoạt động tổ chức ra để vui chơi, giải trí. Là một hoạt động
gần gũi và thiết thực để thỏa mãn nhu cầu giải trí đa dạng của con ngƣời. Nó
cũng là phƣơng pháp giáo dục thực hành hiệu quả trong việc hình thành nhân
cách, trí dục của trẻ mầm non. Trò chơi vừa là phƣơng tiện giáo dục vừa là
phƣơng tiện để giải trí giúp cho mỗi cá nhân đƣợc rèn luyện, đem lại bầu
khơng khí thoải mái, vui tƣơi, sự đồn kết, cảm thơng chia sẻ trong tập thể.
Chơi là hoạt động dành cho tất cả mọi ngƣời, mọi đối tƣợng, mọi lứa tuổi và

nó chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống hằng ngày. Đối với trẻ mầm
non chơi chiếm phần lớn thời gian hoạt động của trẻ. Trong dạy học, việc
lồng ghép các trò chơi tạo hình góp phần tăng hứng thú, kích thích khả năng
sáng tạo, phát huy tính tích cực của trẻ.
Hoạt động chơi và hoạt động tạo hình rất gần gũi với nhau, nhờ các kĩ
năng của HĐTH trẻ có thể phát triển trị chơi của mình và chính các trị chơi
tạo hình đó góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển chung của trẻ.
Trị chơi tạo hình là những trị chơi có liên quan tới lĩnh vực tạo hình
nhƣ: trang trí, lắp ghép, xếp hình, xem tranh,…giúp tạo hứng thú cho trẻ và
phát triển khả năng sáng tạo của bản thân. Trị chơi ln là một trong những
lựa chọn hàng đầu để giáo viên tổ chức cho trẻ trong trƣờng mầm non.

Footer Page 25 of 63.

18


×