Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp viên uống, miếng dán và vòng âm đạo y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.91 KB, 5 trang )

 Nguyễn Thiện Phương 05/09/2017  167 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?
2. Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp hoạt động như thế nào?
3. Hiệu quả của các phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?
4. Các lợi ích của phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?
5. Một số nguy cơ khi dùng phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?
6. Có thể dùng phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp khi đang cho con bú không?
7. Sử dụng viên uống ngừa thai nội tiết phối hợp?
7.1. Các loại viên uống ngừa thai nội tiết phối hợp và cách sử dụng?
7.2. Tác dụng phụ khi sử dụng viên uống ngừa thai nội tiết phối hợp?
8. Vòng ngừa thai âm đạo?
8.1. Sử dụng vòng âm đạo như thế nào?
8.2. Tác dụng phụ khi sử dụng vòng ngừa thai âm đạo?
9. Miếng dán ngừa thai?
9.1. Cách sử dụng miếng dán ngừa thai?
9.2. Các tác dụng phụ khi sử dụng miếng dán ngừa thai?
10. Giải thích thuật ngữ
11. Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 6 trong 11 bài thuộc chủ đề Ngừa thai

Đánh giá (2 Bình chọn)

Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?

Viên uống ngừa thai, miếng dán ngừa thai, và vòng ngừa thai âm đạo là những phương pháp ngừa thai nội
tiết phối hợp. Thành phần gồm hai nội tiết tố: estrogen và progestin.





Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp hoạt động như thế nào?

Các phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp có cơ chế ngừa thai chủ yếu bằng gây ức chế sự rụng trứng
(sự phóng thích trứng từ mỗi buồng trứng). Ngoài ra, một số thay đổi khác kèm theo cũng đóng góp vào cơ
chế ngừa thai. Làm dày chất nhầy ở cổ tử cung, cản trở tinh trùng đi vào tử cung. Làm mỏng nội mạc tử
cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng sau khi được thụ tinh.
Hiệu quả của các phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?

Nếu áp dụng không chính xác hoàn toàn phương pháp này, có khoảng 9 trong 100 trường hợp sử dụng (9%)
có thai trong năm đầu tiên.
Nếu áp dụng một cách chính xác tuyệt đối, dưới 1 trong 100 trường hợp có thai trong năm đầu.
Các lợi ích của phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?

Ngoài tác dụng ngừa thai, một số lợi ích khác của các phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp gồm:
Giúp chu kỳ kinh đều hơn và lượng kinh ít hơn.
Có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Giảm nguy cơ ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.
Có thể giúp giảm mụn trứng cá và tình trạng rậm lông.
Có thể sử dụng điều trị một số bệnh lý gây ra tình trạng chảy máu nặng và đau bụng kinh như u xơ tử
cung và lạc nội mạc tử cung.
Nếu sử dụng thường xuyên, có thể làm giảm tần suất chứng đau nửa đầu liên quan tới chu kỳ kinh (tuy
nhiên không nên sử dụng trong chứng đau nửa đầu với có triệu chứng báo trước).
Ngoài ra, còn được sử dụng để điều trị chảy máu nặng và đau bụng kinh.
Một số nguy cơ khi dùng phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp?

Hầu hết các phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp an toàn với đa số phụ nữ. Tuy nhiên, có liên quan đến
tăng nhẹ nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nguy cơ này cao hơn trong

một số đối tượng như phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc lá hơn 15 điếu trong một ngày, hoặc những phụ nữ có
nhiều yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch như tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, đái đường; tiền sử
đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu; hoặc tiền sử đau nửa đầu kèm các triệu chứng báo
trước.


Không nên sử dụng các phương pháp ngừa thai nội tiết trong 3 tuần đầu sau sinh vì tăng nguy cơ huyết khối
tĩnh mạch sâu ở những tuần đầu sau sinh. Nếu bệnh nhân đã có các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch
sâu, nên trì hoãn áp dụng các phương pháp ngừa thai này sau 4-6 tuần sau sinh.



Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu có thể tăng nhẹ ở một số phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai chứa progestin
(drospirenone) và những phụ nữ dùng miếng dán ngừa thai. Tuy nhiên, nguy cơ này cao hơn trong thai kỳ và
một vài tuần đầu sau sinh khi so với sử dụng drospirenone hoặc miếng dán ngừa thai.
Có thể dùng phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp khi đang cho con bú không?

Trong trường hợp đang cho con bú, estrogen có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Các khuyến cáo đề nghị bắt
đầu sử dụng phương pháp ngừa thai này ở tuần thứ năm sau sinh, khi quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đã
ổn định.
Sử dụng viên uống ngừa thai nội tiết phối hợp?

Ở Hoa Kỳ, viên uống ngừa thai được sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Các loại viên uống ngừa thai nội tiết phối hợp và cách sử dụng?

Viên uống 21 ngày – Dùng mỗi ngày một viên vào một thời điểm cố định. Sử dụng 21 ngày, nghỉ 7 ngày
trước khi bắt đầu vỉ mới. Hành kinh sẽ diễn ra trong tuần không dùng thuốc.
Viên uống 28 ngày – Dùng mỗi ngày một viên vào một thời điểm cố định, sử dụng trong 28 ngày. Tùy
vào loại thuốc, sẽ có 21 hoặc 24 viên đầu chứa estrogen và progestin, các viên còn lại có thể chỉ chứa
duy nhất estrogen; hoặc bổ sung một số chất như sắt, nhưng không chứa nội tiết tố; hoặc những viên

không chứa nội tiết tố và chất bổ sung. Hành kinh sẽ diễn ra trong những ngày dùng viên không chứa
nội tiết.
Viên uống 90 ngày – Dùng mỗi ngày một viên vào một thời điểm cố định, sử dụng trong 84 ngày. Tùy
vào loại thuốc, 7 viên cuối cùng không chứa nội tiết tố hoặc chỉ chứa estrogen. Với 2 loại này, hành
kinh sẽ xuất hiện trong 7 ngày cuối của mỗi 3 tháng.
Viên uống 365 ngày – Dùng mỗi ngày một viên vào một thời điểm cố định trong năm. Trong thời gian
dùng thuốc, kinh nguyệt sẽ ít thậm chí là không hành kinh.
Tác dụng phụ khi sử dụng viên uống ngừa thai nội tiết phối hợp?

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm:
Đau đầu
Buồn nôn
Đau ngực
Ra máu giữa chu kỳ
Chảy máu giữa chu kỳ thường là một tác dụng phụ tạm thời do cơ thể điều chỉnh với sự thay đổi nồng độ các
nội tiết tố. Có thể kéo dài một vài tháng đầu khi sử dụng viên ngừa thai liên tục.


Vòng ngừa thai âm đạo?

Vòng ngừa thai âm đạo là một vòng nhựa dẻo được đặt sâu trong âm đạo. Vòng sẽ phóng thích estrogen và
progestin, các nội tiết tố này sẽ được hấp thu vào cơ thể qua thành âm đạo.



Sử dụng vòng âm đạo như thế nào?

Gấp và đưa vào âm đạo và giữ trong 21 ngày. Sau đó tháo vòng ra và chờ 7 ngày trước khi đặt tiếp vòng
mới. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong tuần không sử dụng vòng. Để sử dụng vòng như một phương pháp
ngừa thai liên tục, cần tiếp tục đặt vòng mới ngay sau 21 ngày mà không cần nghĩ một tuần như trên.

Tác dụng phụ khi sử dụng vòng ngừa thai âm đạo?

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Đau đầu
Buồn nôn
Đau ngực
Khí hư âm đạo
Kích ứng âm đạo
Chảy máu giữa chu kỳ
Miếng dán ngừa thai?

Miếng dán ngừa thai là một miếng dán nhỏ (khoảng 4,5cm2), sử dụng dán ngoài da để ngừa thai. Miếng dán
sẽ phóng thích estrogen và progestin, các nội tiết tố này được hấp thụ qua da vào cơ thể.
Cách sử dụng miếng dán ngừa thai?

Miếng dán có thể dán lên mông, ngực (trừ vú), lưng hoặc cánh tay, hoặc bụng. Dán mỗi tuần 1 miếng, vào
một thời điểm nhất định và liên tiếp trong 3 tuần. Không dán vào tuần thứ 4, tuần này sẽ xảy ra hành kinh.
Sau tuần thứ 4, lặp lại tương tự bằng các miếng dán mới. Để sử dụng miếng dán như một phương pháp
ngừa thai liên tục, cần dùng các miếng dán mới liên tục hàng tuần và không có thời gian nghĩ.
Các tác dụng phụ khi sử dụng miếng dán ngừa thai?

Hầu hết các tác dụng phụ thường nhẹ và biến mất sau vài tháng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Kích ứng da
Đau ngực
Đau đầu
Chảy máu giữa chu kỳ
Xem thêm bài "Thuốc tiêm tránh thai" của Bác sĩ Ths.Trần Mạnh Linh

Giải thích thuật ngữ



Các triệu chứng báo trước (tiền triệu): Cảm giác hoặc nhạy cảm như nhạy cảm với ánh sáng, mùi đặc
biệt, chóng mặt, ám điểm, xuất hiện trước khi xuất hiện những cơn đau nửa đầu hoặc động kinh.



Chảy máu ngoài chu kỳ: Chảy máu ngoài thời gian hành kinh.
Bệnh tim mạch: Các bệnh lý của tim và mạch máu.
Cổ tử cung: Là phần thấp và liên tục với tử cung, đổ ra âm đạo.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Là tình trạng hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch chân hoặc các vị trí
khác trong cơ thể.
Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng niêm mạc tử cung xuất hiện ngoài tử cung, thường gặp ở buồng trứng,
vòi tử cung và các cơ quan khác trong hố chậu.
Estrogen: Là nội tiết tố nữ được sản xuất bởi buồng trứng.
U xơ: là tình trạng tăng sinh lành tính cơ tử cung.
Nội tiết tố: là những chất được sản xuất trong cơ thể bởi các tế bào hoặc cơ quan, có vai trò điều khiển
chức năng các của tế bào hoặc các cơ quan. Như estrogen, điều khiển chức năng cơ quan sinh dục nữ.
Buồng trứng: Gồm 2 buồng trứng nằm hai bên tử cung, gồm 2 chức năng: bài xuất trứng qua quá trình rụng
trứng và bài tiết nội tiết tố.
Sự rụng trứng: Quá trình bài xuất một trứng từ một buồng trứng.
Progestin: Một dạng tổng hợp của progesterone, tương tự như nội tiết tố được cơ thể sản xuất tự nhiên.
Tử cung: Một cơ quan cấu trúc cơ nằm trong hố chậu người nữ, có chức năng chứa và bảo vệ sự phát triển
của thai trong thai kỳ.
Tài liệu tham khảo

/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.

 Từ khóa

NGỪA THAI


PHƯƠNG PHÁP NGỪA THAI

TRÁNH THAI

Góp ý - Báo lỗi



×