Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thế giới nhân vật trong Đắm thuyền của Rabindranath Tagore_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 64 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

THẾ THỊ THU THẢO

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG ĐẮM THUYỀN

CỦA RABINDRANAT TARGO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2019

Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

THẾ THỊ THU THẢO

THẾ GIỚI NHÂN VẬT


TRONG ĐẮM THUYỀN

CỦA RABINDRANAT TARGO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. BÙI THÙY LINH

HÀ NỘI - 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, hỗ trợ, từ thầy cô, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn kề bên, động viên
và tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được học tập và phát triển. Tiếp theo tôi xin
gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 suốt 4 năm qua đã dạy dỗ, cung cấp cho chúng tôi chìa khóa của
cánh cửa tri thức. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các
thầy cô trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài, đặc biệt là ThS. Bùi Thùy
Linh - người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Thế Thị Thu Thảo

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là nhờ công sức của tôi và
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Bùi Thùy Linh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dựa trên nỗ lực cá nhân
với sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học.
- Đề tài và kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả của bất kì tác
giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Thế Thị Thu Thảo

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

1.2. Lí do sư phạm............................................................................................. 2
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG
ĐẮM THUYỀN CỦA R. TAGORE .................................................................. 7
1.1.Đôi nét về lịch sử, thời đại .......................................................................... 7
1.2. Khái niệm nhân vật, thế giới nhân vật ....................................................... 7
1.3. Khảo sát nhân vật trong Đắm thuyền của R. Tagore ................................. 9
1.4. Phân loại nhân vật trong Đắm thuyền của R. Tagore .............................. 10
1.4.1. Xét theo tiêu chí kết cấu ........................................................................ 10
1.4.1.1. Nhân vật chính ................................................................................... 10
1.4.1.2. Nhân vật trung tâm ............................................................................. 19
1.4.1.3. Nhân vật phụ ...................................................................................... 20
1.4.2. Xét theo tiêu chí ý thức hệ .................................................................... 26
1.4.2.1. Nhân vật chính diện ........................................................................... 26
1.4.2.2. Nhân vật phản diện............................................................................. 29
Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG ĐẮM THUYỀN CỦA R. TAGORE ................................................. 31

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình nhân vật ............. 31

2.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật từ trực tiếp đến gián tiếp ......................... 31
2.1.2. Miêu tả ngoại hình nhân vật gắn với thiên nhiên.................................. 33
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động ............................ 34
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm ................................ 36
2.3.1. Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ đối thoại ............................................... 36
2.3.2. Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại kết hợp thủ pháp dòng ý
thức .................................................................................................................. 38
2.3.3. Miêu tả nội tâm trong mối quan hệ với thiên nhiên .............................. 41
2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tổ chức mối quan hệ giữa các
nhân vật ........................................................................................................... 44
2.4.1. Quan hệ gia đình ................................................................................... 44
2.4.2. Quan hệ xã hội ...................................................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Rabindranath Tagore (1861-1941) là một nhà thơ, nhà văn, nhà triết gia
và nhà dân tộc chủ nghĩa lớn của Ấn Độ. Ông vinh dự là người Châu Á đầu
tiên được nhận giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1913. R. Tagore là
một bậc kì tài của văn học Ấn Độ bởi thành công của ông đều được ghi dấu ở
mọi thể loại từ thơ ca, văn xuôi cho đến cả những bộ môn nghệ thuật như hội
họa và cả âm nhạc. Các sáng tác của R. Tagore thường đề cập đến các vấn đề

của dân tộc mình: chính trị, xã hội, giáo dục. Tagore sinh ra và lớn lên tại
mảnh đất Bengal giàu đẹp bên sông Hằng có lịch sử văn hóa lâu đời với
truyền thống đấu tranh chống phong kiến. Chính mảnh đất ấy đã gợi dòng
cảm xúc và trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong những sáng tác của R.
Tagore. Đề tài ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp của con
người cùng tình yêu cứ thế đi vào từng trang viết của ông.
R. Tagore như ánh sáng mặt trời lan tỏa trong nền văn hóa văn học Ấn
Độ, ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn đàn Phục Hưng. Nhắc đến R. Tagore
người đọc không thể không nhắc đến thơ ca của ông, đặc biệt là tập Thơ
Dâng. Tuy nhiên tài năng nghệ thuật của R. Tagore không chỉ được thể hiện
qua những sáng tác thơ ca mà còn được khắc họa rõ nét ở thể loại tiểu thuyết.
R. Tagore ghi dấu ở thể loại tiểu thuyết với 12 bộ tiểu thuyết có dung lượng
dài và vừa khác nhau. Trong đó phải kể đến tiểu thuyết Đắm thuyền - một
trong những tác phẩm xuất sắc viết về tình yêu, tình người.
Mỗi tác phẩm của R. Tagore đều chứng minh nghệ thuật viết văn tuyệt
vời và những tình cảm chân thành của một tâm hồn sâu sắc. Qua đó, tác phẩm
thể hiện được cách tư duy của nhà văn qua bút pháp sáng tác độc đáo mà
trong đó thế giới nhân vật được xây dựng, tái hiện một cách sống động với
những diễn biến tâm lí tinh tế. Đắm thuyền là câu chuyện tình yêu phức tạp và
khá rắc rối, ở đó thế giới nhân vật được xây dựng làm nổi bật nét đặc sắc
trong sáng tác của R. Tagore.

1
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

Nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết là con người nếm trải, được thể
hiện qua một quá trình dài, đi qua nhiều cảnh ngộ và được đặt trong nhiều

mối quan hệ phức tạp. Để xây dựng được thế giới nhân vật ấy, nhà văn cần có
một quá trình thai nghén, phải vận dụng hết tư cách nghệ sĩ và năng lực cá
nhân. Mỗi nhà văn sẽ có những cách xây dựng thế giới nhân vật riêng tùy vào
năng lực và khả năng sáng tạo riêng. Nhưng nhìn chung nó là yếu tố vô cùng
quan trọng của tác phẩm giúp nhà văn thể hiện tư tưởng, quan niệm và ý đồ
nghệ thuật của mình.
Mỗi tác phẩm đều là đứa con tinh thần của nhà văn. Ở đó nhà văn
không chỉ tái hiện lại mô hình thu nhỏ của thế giới có thực ngoài đời sống, ca
ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, đề cao khát vọng hạnh phúc mà
còn xây dựng một thế giới nhân vật theo ý đồ nghệ thuật riêng. Tìm hiểu thế
giới nhân vật của một tác phẩm là đã và đang mở ra những mảnh ghép bất
ngờ của cảm xúc, tư tưởng và quan niệm. Từ lâu thế giới nhân vật trong các
sáng tác của R. Tagore được xem là đề tài mới mẻ, hấp dẫn đối với những đọc
giả say mê tìm hiểu văn chương xứ Bengal. Tuy nhiên thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Đắm thuyền cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình trong nước
nghiên cứu sâu. Bởi thế chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
Thế giới nhân vật trong Đắm thuyền của Rabindranath Tagore.
1.2. Lí do sư phạm
Việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong sáng tác của R. Tagore sẽ góp
phần tạo điều kiện cho người dạy có thêm những tri thức, hiểu biết về văn học
nước ngoài, đặc biệt là văn học Ấn Độ. Từ đó, người giáo viên có cái nhìn
toàn diện, sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học nước ngoài ở nhà trường phổ
thông cũng như có được những tư liệu cần thiết để tự tin giảng dạy, truyền đạt
cho học sinh trong quá trình công tác. Nhờ đó, người dạy có thể tự tin giúp
học sinh có cái nhìn tổng quát và đối sánh giữa văn học Việt Nam và văn học
nước ngoài.
Một tác phẩm văn chương hay và có giá trị được thể hiện qua rất nhiều
phương diện nghệ thuật, trong đó thế giới nhân vật là vấn đề độc đáo và đầy
sức hút đối với đông đảo người nghiên cứu. Khi tìm hiểu, khai thác đề tài này


2
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

người viết không chỉ nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn thấy
được nét độc đáo, tinh tế trong phong cách sáng tác của nhà văn.
Từ những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong Đắm
thuyền của Rabindrath Tagore với hy vọng sẽ phám phá được phần nào
phong cách tác giả, đóng góp một phần nhỏ vào giá trị của tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
B.M. Chaudhuri - nhà phê bình Ấn Độ đã từng nhận định về tài năng
của Tagore: “Sự đa dạng và uyên bác là những mặt quan trọng trong thiên tài
của ông; để đánh giá được sự vĩ đại của con người này chỉ qua thơ ca và còn
ít đầy đủ hơn nữa là chỉ qua những bài thơ mang cảm hứng tôn giáo và đầy sự
hiến dâng của ông chỉ vì lí do là nhờ chúng mà ông đạt giải Nobel thì quả là
một sự khiếm khuyết rất lớn”. Thật vậy, văn xuôi là một trong những mảng
nổi bật của R. Tagore nhưng nó lại chưa thật sự chiếm được một vị trí quan
tâm xứng đáng nơi người đọc. Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu về việc
nghiên cứu tiểu thuyết của R. Tagore, chúng tôi tập hợp được một số ý kiến
sau đây:
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong cuốn Rabindranath Tagore, NXB
Văn hóa Hà Nội, năm 1961, đã phần nào đó đề cập đến tiểu thuyết Goda,
nhưng sự quan tâm lại được chú trọng ở phương diện nội dung của tác phẩm.
Đó là cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Ấn Độ chống lại ách áp bức
của thực dân. Trong tác phẩm, tiểu thuyết Goda chưa được tác giả xem xét và
khai thác nhiều ở phương diện thi pháp nghệ thuật
Trong cuốn Tagore - Văn và người (2005, NXB Văn hóa Thông tin),
giáo sư Đỗ Thu Hà khẳng định tiểu thuyết của Tagore đã đóng góp rất lớn vào

sự phát triển của văn học Ấn Độ, khái quát được các nét chính về một số tiểu
thuyết tiêu biểu của Tagore. Qua đó, người đọc có cái nhìn hệ thống về cuộc
đời, tư tưởng và các giai đoạn sáng tác của Tagore. Theo tác giả, hành trình
sáng tác của Tagore được chia thành 3 giai đoạn gắn với cột mốc là tập Thơ
Dâng: Thời kì trước Thơ Dâng, thời kì sáng tác Thơ Dâng và thời kì sau Thơ
Dâng.

3
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

Đến chuyên luận Rabindranath Tagore với thời đại phục hưng Ấn Độ
(2006, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Văn Hạnh đã làm rõ những
nét về thời đại mà Tagore sống, những thủ pháp nghệ thuật được Tagore
thường xuyên vận dụng và chứng minh qua một số tập thơ, tiểu thuyết tiêu
biểu. Đánh giá về tiểu thuyết của Tagore, ông cho rằng đó là “Một sự thể
nghiệm thành công tiểu thuyết dòng ý thức mà trước đó chưa từng được biết
đến trong văn xuôi Ấn Độ” [4-Tr.117]. Căn cứ vào việc khảo sát toàn bộ các
sáng tác của Tagore, tác giả chỉ đưa ra những đánh giá hết sức khái quát, gợi
mở chứ không đi sâu phân tích chi tiết, cụ thể từng sáng tác của Tagore.
Một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ cũng đã phần nào khám
phá tác phẩm Đắm thuyền dưới góc độ nghệ thuật như:
Đề tài nghiên cứu Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh
trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Tagore (1994, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội I) của cử nhân Trần Thị Loan. Người nghiên cứu đã đi sâu phân tích
những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Ramesh. Bên cạnh đó, các biện
pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Ramesh cũng được người nghiên cứu
phân tích và đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Nguyễn Thị Huân (1999, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường
Đại học Sư phạm) đã nghiên cứu đề tài: Thời gian nghệ thuật, không gian
nghệ thuật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Tagore. Trong luận văn, tác giả
đã đi sâu phân tích các kiểu thời gian và không gian tồn tại trong tác phẩm.
Nhờ đó người đọc có thể tiếp cận tác phẩm đa diện hơn dưới các góc nhìn
không gian, thời gian khác nhau.
Hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết Đắm thuyền của đại
thi hào R. Tagore (2004, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại
học Quốc gia Hà Nội) là đề tài nghiên cứu của cử nhân Nguyễn Thị Tuyết
Nhung. Khóa luận đã đi sâu phân tích những đặc điểm của hai nhân vật nữ
chính: Kamala và Hemnalini. Qua đó, phân tích, đối sánh tìm ra điểm tương
đồng và khác biệt giữa các nhân vật.
Nguyễn Thị Huệ đã nghiên cứu đề tài Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu
thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (2009, Trường Đại học Sư

4
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đã đi vào phân tích những nét
khái quát về hành trình Tagore bắt đầu con đường mới cho văn xuôi Ấn Độ,
phân tích được những đặc sắc về nhân vật trần thuật, không gian, thời gian
nghệ thuật.
Những bài nghiên cứu này phần nào đã làm nổi bật được một vài khía
cạnh đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Tagore. Tuy nhiên tác phẩm là
một chỉnh thể nghệ thuật phong phú vì thế cần khai thác nó ở nhiều phương
diện khác nhau. Qua sự nghiên cứu, tìm hiểu các công trình đi trước về tiểu
thuyết của R. Tagore, trong hướng nghiên cứu cụ thể của đề tài, chúng tôi sẽ

đi sâu khảo sát, phân tích những đặc điểm của nghệ thuật xây dựng thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Tagore.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích khám phá, phân tích thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Đắm thuyền của R. Tagore. Qua đó thấy được tài năng của R. Tagore
và những đóng góp lớn lao của nhà văn cho nền văn học Ấn Độ nói riêng và
kho tàng văn học thế giới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi khảo sát hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết
Đắm thuyền, sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu chỉ ra đặc điểm của từng
nhân vật và làm nổi bật những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng thế giới
nhân vật của Tagore. Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ giúp người đọc có thêm
những tri thức và hiểu biết về vấn đề nghiên cứu, khẳng định tài năng của
Tagore trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của R. Tagore
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Đắm thuyền (Tập I, II) của R. Tagore do Lưu Đức Trung,
Trương Thị Thu Vân và Hoàng Dũng dịch, NXB Văn học, 1989.

5
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp tiếp cận xã hội lịch sử

- Phương pháp so sánh văn học
- Phương pháp thống kê
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Các kiểu nhân vật tiêu biểu trong Đắm thuyền của R. Tagore
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đắm thuyền của R. Tagore

6
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CÁC KIỂU NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG
ĐẮM THUYỀN CỦA R. TAGORE
1.1. Đôi nét về lịch sử, thời đại
Ấn Độ cuối thế kỉ XIX ngày càng bị thực dân Anh xiết chặt ách thống
trị. Chúng tăng cường lực lượng, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn
Độ. Bên cạnh đó chúng còn thay đổi một số chính sách phù hợp để làm yên
lòng dân. Mặt khác, thực dân Anh tìm cách lôi kéo tầng lớp phong kiến bằng
cách trao cho họ những quyền lợi đặc biệt và biến họ trở thành tay sai đắc lực.
Chúng cấu kết với bọn lãnh chúa vơ vét, cướp đoạt đất đai, tài sản, bóc lột
nhân dân bằng cách tăng thuế ruộng để phục vụ cho chính quốc. Chính vì
hành động này mà 25 năm cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ rơi vào nạn đói và số
người chết lên đến 26 triệu người.
Bước sang thế kỉ XX, ở Bắc Ấn Độ lại xảy ra xung đột tôn giáo giữa Hồi
giáo và Ấn Độ giáo. Lợi dụng tình hình mâu thuẫn gay gắt về tôn giáo, thực
dân Anh khoét sâu vết nứt mâu thuẫn và tìm cách chia cắt Bengan thành hai.

Trước âm mưu và hành động thâm độc, nhân dân vùng Bengan - Ấn Độ đã
nổi dậy. Ngọn lửa đấu tranh bùng cháy mạnh mẽ trong nhân dân. Trước tình
hình đó, các văn nghệ sĩ cũng không đứng ngoài cuộc mà nhanh chóng lao
vào trận địa mới. Tagore cũng hòa mình vào không khí đấu tranh ấy. Nguyễn
Văn Hạnh đã từng khẳng định vai trò to lớn, tầm vóc và ảnh hưởng của R.
Tagore đối với văn hóa, văn học Ấn Độ: “Là người mở đầu cho một thời đại
mới, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, đưa
văn hóa Ấn Độ hội nhập vào thế giới hiện đại” [4-Tr.9].
1.2. Khái niệm nhân vật, thế giới nhân vật
Cho đến nay có rất nhiều những quan niệm khác nhau về nhân vật văn
học:
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, nhân vật được định nghĩa như sau:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng
tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách.
Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những

7
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ”
[1-Tr.24]. Như vậy, nhân vật được xem là cơ sở chính để các nhà nghiên cứu
xem xét, đánh giá một tác phẩm, khuynh hướng hoặc trường phái văn học.
Nhân vật có thể là con người nhưng cũng có thể là con vật, cây cối,... được
gắn cho những đặc điểm của con người.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học ta lại bắt gặp một cách định nghĩa
khác về nhân vật: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có

tên riêng... Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm”.
Theo cuốn Lí luận văn học, nhóm tác giả Trần Đình Sử, La Khắc Hòa,
Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam đưa ra cách hiểu về nhân vật như sau:
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng
các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [11-Tr.114].
Dù mỗi nhà nghiên cứu có những quan niệm khác nhau về nhân vật văn
học nhưng tựu chung đều gặp gỡ nhau ở một điểm: Nhân vật văn học là một
hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Thông qua nhân vật, nhà văn sẽ khái
quát lên một đời sống xã hội theo quan điểm riêng của mình cùng những bài
học, những triết lí, tư tưởng cá nhân. Bởi thế việc xây dựng nhân vật trong tác
phẩm theo cách nào luôn là điều mỗi nhà văn trăn trở.
Thế giới nhân vật là thế giới con người được nhà văn xây dựng trong tác
phẩm qua lăng kính và tài nghệ cá nhân của mình. Nó phản ánh một cách
chân thực đời sống qua sự hư cấu, tưởng tượng độc đáo của nhà văn. Để xây
dựng được một thế giới nhân vật sống động người nghệ sĩ phải vận dụng tất
cả các phương tiện nghệ thuật.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm là sản phẩm mà nhà văn tạo dựng để
thể hiện những quan điểm nhất định về con người và cuộc sống. Nhà văn hào
Đức W. Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và
con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Con người trở thành trung tâm
và nội dung quan trọng nhất của văn học. Qua thế giới nhân vật, mỗi nhà văn
sẽ gửi gắm những tư tưởng, tình cảm cá nhân.

8
Footer Page 14 of 63.



Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

Thế giới nhân vật trong tác phẩm rất đa dạng và phong phú. Thông qua
việc cắt nghĩa, lí giải từng nhân vật người đọc có thể hiểu hơn về cuộc sống
xã hội cũng như hiểu hơn về chính con người tác giả. Một tác phẩm thành
công là khi mà thế giới nhân vật được xây dựng một cách độc đáo và không
có sự trùng lặp với các tác phẩm khác.
1.3. Khảo sát nhân vật trong Đắm thuyền của R. Tagore
Khảo sát tiểu thuyết Đắm thuyền của Tagore, chúng tôi đã thống kê các
nhân vật theo các tiêu chí giới tính, đẳng cấp, tôn giáo và qua hệ với các nhân
vật khác trong tác phẩm (Bảng khảo sát chi tiết nằm ở phần phụ lục của khóa
luận). Những nhân vật mà chúng tôi liệt kê là những nhân vật có lời thoại,
hành động, có quan hệ chặt chẽ với các nhân vật khác trong tác phẩm, đóng
vai trò xây dựng nội dung cốt truyện. Những nhân vật không được gọi tên cụ
thể hoặc chỉ xuất hiện qua lời miêu tả gián tiếp của các nhân vật khác chúng
tôi không liệt kê trong bảng khảo sát.
Đắm thuyền tuy là một cuốn tiểu thuyết với dung lượng vừa nhưng số
lượng nhân vật trong tác phẩm lại không nhiều so với các tiểu thuyết khác có
cùng dung lượng:
Xét theo tiêu chí giới tính, tiểu thuyết gồm có 18 nhân vật tróng đó 6/18
là nhân vật nữ, 12/18 là nhân vật nam. Các nhân vật xuất thân từ các gia đình
với những tôn giáo khác nhau: đạo Hindu, phái Brahmo Samaj,... và thuộc
nhiều đẳng cấp khác nhau: Kayastha, Brahman,...
Trong đó có: 10 nhân vật thuộc đẳng cấp Kayastha, 6 người thuộc đẳng
cấp Brahman và 2 người thuộc đẳng cấp khác (Trong tác phẩm họ là những
người giúp việc). Có thể thấy só người thuộc đẳng cấp Brahman và đẳng cấp
thấp hơn chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tác phẩm (44,44%). Một trong
những nét nổi bật trong các sáng tác của Targore là tính nhân văn thấm nhuần
được thể hiện qua sự đề cao giá trị con người. Đỗ Thu Hà trong cuốn Tagore Văn và người đã từng viết : “Trong những tác phẩm của Tagore, tâm hồn con
người luôn tìm kiếm, khao khát và vươn lên, hòa nhập và hòa tan trong một

tình yêu thương mang tính vũ trụ và lòng trắc ẩn đối với sự tồn tại của mọi
sinh linh” [2-Tr.271]. Nhân vật được Tagore trân trọng là những người nông
dân hiền lành, chất phác, những người giúp việc lương thiện,...
Bên cạnh đó số lượng nhân vật thuộc đẳng cấp cao hơn - Kayastha,
chiếm số lượng lớn hơn cả những đẳng cấp thấp (10 nhân vật với tỉ lệ
9
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

55,56%). Tuy nhiên những nhân vật này trong tác phẩm được Tagore xây
dựng là những con người sống có trách nhiệm, giàu tình yêu thương và có lí
tưởng sống cao đẹp. Qua đó thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về
cuộc đời và con người.
Một điểm đáng lưu ý là các nhân vật trong tác phẩm được đặt trong rất
nhiều mối quan hệ khác nhau: cha - con, mẹ - con, vợ - chồng, bạn bè,...
Chính những mối quan hệ này đã tạo nên sự liên kết mật thiết giữa các nhân
vật từ đó tạo nên sự liên kết của cốt truyện.
1.4. Phân loại nhân vật trong Đắm thuyền của R. Tagore
1.4.1. Xét theo tiêu chí kết cấu
1.4.1.1. Nhân vật chính
Tác phẩm tự sự cỡ lớn thường có nhiều nhân vật hơn so với các tác
phẩm tự sự cỡ vừa và nhỏ. Tuy nhiên nhân vật trong mỗi tác phẩm lại có vai
trò và vị trí khác nhau trong việc xây dựng kết cấu và cốt truyện. “Nhân vật
chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt
của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện
chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình”
[11-Tr.126]. Trong Đắm thuyền Tagore đã xây dựng được một hệ thống nhân
vật chính: Ramesh, Kamala, Hemnalini, Nalinaksha. Các nhân vật chính được

đặt vào những tình huống éo le để bộc lộ rõ nét tính cách, vẻ đẹp tâm hồn.
Qua đó, nhà văn truyền tải được những thông điệp, lời nhắn gửi tới bạn đọc.
Nhân vật trí thức xuất hiện trong các trang viết của Tagore rất đa dạng
và phong phú từ bác sĩ, sinh viên, thầy giáo cho đến luật sư,... Xây dựng nhân
vật trí thức ấy, Tagore như muốn gửi gắm niềm khát khao về một thế hệ mới
biết đấu tranh chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp, tôn giáo hà khắc, lạc hậu
bấy lâu vẫn tồn tại trong xã hội Ấn Độ như một vấn nạn đầy nhức nhối . Một
thế hệ mới sống có trách nhiệm với xã hội và không ngừng khao khát tình
yêu.
Trong tác phẩm, Ramesh được biết đến là một chàng trai tài giỏi bởi
việc anh thi đỗ luật Nữ thần Học Vấn chẳng ai mảy may nghi ngờ. Trong
những cuộc tranh luận bên bàn trà Ramesh luôn tỏ ra là một con người có học
thức và bảo vệ lẽ phải. Khi Akshay lập luận chê bai dè bỉu trí tuệ của đàn bà,

10
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

Hemnalini đã im lặng trước luận điểm phi lí: “Trí tuệ đàn ông như thanh
kiếm, ngay cả khi lưỡi không sắc thì sức nặng của nó vẫn đủ làm cho nó trở
thành một vũ khí ghê gớm, còn cái khôn ngoan của đàn bà như con dao nhíp tuy sắc bén như ta muốn thật đấy, nhưng chẳng thể làm được việc gì ra trò”.
Ramesh đã lên tiếng cất lời ca ngợi những người phụ nữ và hăng hái nói về
thuyết nam nữ bình quyền. Đất nước Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XIX bao
trùm trong một không khí ngột ngạt nặng nề của quá khứ. Con người sống
bảo thủ và thỏa mãn với quá khứ bởi thế gánh nặng quá khứ đã đè lên cuộc
sống của mỗi người. Đó cũng là lí do mà những vấn nạn xã hội tồn tại và phát
triển lâu dài ở Ấn Độ. Một trong những vấn nạn ấy là những tập tục hà khắc
đối với người phụ nữ. Mặc dù hành động lên tiếng tranh luận bảo vệ, bênh

vực những người phụ nữ của Ramesh tuy không được nhắc đến nhiều nhưng
nó cũng phần nào thể hiện được phẩm chất đạo đức của một luật sư tương lai.
Đó là một người dám lên tiếng, dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải và loại trừ
những suy nghĩ, thói quen bảo thủ, lạc hậu. Là một con người luôn hướng đến
những điều tốt đẹp nên Ramesh đã nổi giận khi chứng kiến Umesh ăn cắp rau
củ: “Mày chỉ lấy một ít thì không phải ăn cắp kia đấy! Đồ bất lương! Đem
những thứ này mà cút đi cho khuất mắt tao!” [10-Tr150]. Đối với chàng hành
vi ăn cắp là không thể chấp nhận dù lí do có chính đáng đến đâu.
Không chỉ là một người thông minh, biết đấu tranh cho những điều tốt
đẹp, Ramesh còn là một người đàn ông có trách nhiệm và yêu thương con
người. Sau cơn bão kinh hoàng, Ramesh lạc vào một đảo cát và anh đã gặp
Kamala. Trong màn đêm tối, hai con người, một cảnh ngộ và họ đã ứa những
giọt nước mắt đồng cảm. Trước nỗi sợ hãi của Kamala, Ramesh hiểu chỉ
những lời an ủi không thôi thì chưa đủ, anh ngồi sát lại bên nàng: Ramesh
cầm lấy tay cô gái, dịu dàng kéo nàng về phía mình. Dù chỉ là những hành
động rất đỗi đơn giản nhưng nó thực sự cần thiết và khiến Kamala tiêu tan tất
cả bản năng, tin cậy nép mình trong vòng tay anh. Phải là một con người biết
sẻ chia, biết quan tâm thì Ramesh mới có thể có những hành động ấm ấp như
vậy. Lòng yêu thương che chở những con người bất hạnh của chành luật sư
trẻ lại càng được bộc lộ rõ hơn khi anh biết được Kamala không phải cô dâu
mà cha anh đã chọn. Một lần nữa với trí thông minh, sự khéo léo của mình

11
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

Ramesh đã tập hợp được một số thông tin về cuộc đời của Kamala. Lắng nghe
Kamala kể về cuộc đời và số phận bất hạnh của mình, thay vì ý định đùn trả

Kamala về gia đình như ban đầu suy tính Ramesh quyết nghĩ ra một kế hoạch
hành động tương lai. Trong dòng suy nghĩ của Ramesh luôn có sự trăn trở, lo
lắng cho số phận của Kamala. Ngay lúc này, người đang chứng kiến sự thật
đau đớn và phải giải quyết nó là Ramesh nhưng anh đã vượt lên sự ích kỉ của
bản thân để lo lắng cho Kamala. Tình yêu của Ramesh dành cho Hemnalini
rất lớn nhưng lúc này đây trách nhiệm anh cần gánh vác cũng không nhỏ.
Ramesh đã quyết định cưu mang Kamala và vẫn giữ trong lòng tình yêu say
đắm với Hemnalini. Chàng luật sư không chỉ dành tình yêu thương cho những
người phụ nữ bất hạnh mà tình yêu thương ấy dành cho tất cả những con
người có số phận khổ đau, cuộc đời chịu nhiều mất mát. Dù cuộc sống của
Ramesh và Kamala còn rất nhiều khó khăn chưa thể giải quyết nhưng trước
hoàn cảnh tội nghiệp của cậu bé Umesh, Ramesh đã đồng ý dẫn theo Umesh
đến Ghazipur. Ramesh được Tagore xây dựng là nhân vật chính, nhân vật
trung tâm của tác phẩm. Ở người luật sư trẻ ấy ta thấy rõ sự thông minh khéo
léo. Anh sẵn sàng tranh luận chống lại những đánh giá sai lầm về người phụ
nữ. Tất cả đều xuất phát từ một trái tim yêu thương con người, đặc biệt là
những con người lao động nghèo khổ (Umesh), những phụ nữ có số phận bất
hạnh (Kamala).
Một trong những nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức trong tác phẩm
là người bác sĩ mộ đạo. Dù đang ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời nhưng bác sĩ
Nalinaksha luôn sống như một nhà tu khổ hạnh. Ngay từ lần đầu xuất hiện
trong tác phẩm (chương 41) qua lời nhận xét của Jogendra: “Nhưng anh ta
thần bí quá! Một nửa điều anh ta nói, tớ không tài nào hiểu nổi”, Nalinaksha
đã có những dấu hiệu của một người sùng đạo. Buổi gặp mặt đầu tiên với cha
con Babu Annađa, Nalinaksha đã không uống trà vì điều ấy sẽ làm mẹ anh vui
lòng: “Trước kia đã có một thời tôi rất hay uống trà, nay tôi vẫn còn thích
hương vị của nó, cho nên tôi đồng cảm với cô về ở thích uống trà. Tuy vậy, có
lẽ cô không bết, mẹ tôi rất khắt khe về chuyện giữ cho lễ nghi được thuần
khiết; quả thực nếu không có tôi mẹ tôi không có ai nữa trên đời. Tôi phải
tránh làm điều gì tổn hại tình thân thiết giữa hai mẹ ncon. Và vì thế nay tôi


12
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

kiêng uống trà” [13-Tr.53]. Dù bản thân vẫn còn rất thích hương vị của những
chén trà nhưng Nalinaksha luôn ép buộc mình không được làm điều mình
thích. Nalinaksha đang bó buộc mọi sở thích, thói quen của mình vào trong
khuôn khổ mà anh thì lại đang che giấu đi con người thực sự của mình. Sau
lời giải thích về việc uống trà, những lời nói của Nalinaksha khiến Hemnalini
sửng sốt và có những cảm nhận khác lạ: “Nàng thấy rõ ràng anh không bộc lộ
con người thật của mình trước người nghe, mà chỉ cố che đậy bản ngã thật
của mình trong những lời nói thao thao bất tuyệt. Nàng không hiểu rằng anh
vốn không thể nói chuyện với người là mà lại không rụt rè, và lần đầu gặp ai,
tính ngượng ngập cũng đều đẩy anh đến chỗ làm ra vẻ quả quyết, vốn xa lạ
với bản chất thật của anh” [13-Tr.53]. Chẳng bao lâu, mối quan hệ giữa gia
đình Babu Annađa với bác sĩ Nalinaksha trở nên thân tình. Hemnalini luôn
nghĩ sẽ không thể nào nói chuyện với bác sĩ Nalinaksha về những câu chuyện
thường ngày. Sự quen biết lâu ngày khiến họ có thể hoàn toàn trò chuyện với
nhau một cách nhẹ nhàng nhưng Hemnalini vẫn luôn cảm thấy Nalinaksha có
một sự cách biệt, mơ hồ.
Trong từng câu nói, Nalinaksha luôn đưa kèm vào những triết lí sâu sa,
khó hiểu. Trước cơn bột phát bất lịch sự của Jogendra khi phê phán những
người có lối sống mộ đạo, luôn làm mọi việc theo đúng nghi lễ, Nalinaksha đã
đáp lại bằng những triết lí của mình: “Nói chung đối với tất cả các loại gươm,
phần giấu trong vỏ là phần chủ yếu của thứ vũ khí này. Còn cái cán chính là
nơi người thợ trổ tài khéo léo độc đáo của mình bằng bất cứ hoa văn nào anh
ta thích. Cũng vậy con người tìm kiếm một phạm vi bên ngoài cái vỏ của xã

hội để phô bày tài nghệ riêng của mình” [13-Tr.56]. Cuộc tranh luận diễn ra
khi Jogendra cố gắng tỏ ra phản đối lối sống của Nalinaksha. Nalinaksha một
lần nữa lại dùng những lí lẽ của mình để bảo vệ lối sống của những người mộ
đạo và của chính anh: “Vài kẻ chỉ làm sầy da, những kẻ khác gây thương tích.
Bảo một người là điên rồ hay trẻ con cũng chẳng hại gì, nhưng bảo anh ta là
tay cuồng tín, kết tội, rằng anh ta tự nhận là nhà tiên tri đang cố tập hợp đồ đệ
chung quanh mình, thì tất cả tiếng cười trên đời này cũng không đủ để cười
cái lời buộc tội không có căn cứ ấy!” [13-Tr.58]. Những lời Nalinaksha nói ra
đều được cha con Babu Annađa lắng nghe và cho là đúng. Cha con Babu

13
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

Annađa đang dần dần thay đổi cuộc sống từ một người bình thường sang một
lối sống cải đạo: “Không chỉ Hemnalini đã trở thành người nhiệt thành cải
đạo theo những lời chỉ dạy của Nalinaksha, mà cả cái ông già Babu Annađa
đầu bạc cũng ngồi dưới chân anh, lắng nghe những khuôn vàng thước ngọc
của anh với vẻ sùng kính đó chỉ xứng với những lời thiện khải của một đấng
tiên tri” [13-Tr.94]. Điều này khiến bà Kshemankari cảm thấy vô cùng buồn
cười. Đôi lúc bà ước con trai mình biểu lộ chút ích kỉ và tính nông nổi của
mình thay vì cứ mãi giữ gìn những lễ nghi quá mức. Tất cả những hành động
của Nalinaksha làm cho bà Kshemankari lo lắng: “Chỉ mới vừa rồi đây nó còn
theo thiên hướng của nó. Còn thuỗn mặt ra nếu nghe trích dẫn một đoạn kinh.
Nó cứ dẫn mình theo cách ấy thì bác mới vui, cho nên bác sợ một ngày gần
đây nó sẽ thành ra một ẩn sĩ hoàn toàn mất” [13-Tr.95].
Xây dựng nhân vật Nalinaksha, Tagore không dành nhiều trang viết
cho nhân vật. Nhân vật chỉ xuất hiện chủ yếu qua những lời nhận xét, lời kể

trực tiếp của các nhân vật khác. Sự xuất hiện của Nalinaksha có chăng cũng
chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tác phẩm. Tuy nhiên nhân vật này lại có
sức ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh. Những lời nói, hành động
của anh đã làm thay đổi lối sống của cha con Babu Annađa. Nalinaksha mang
những nét đại diện cho tầng lớp tín đồ mộ đạo Ấn Độ. Qua hình ảnh người
bác sĩ mộ đạo Tagore muốn làm nổi bật lên sự sùng đạo và lối sống quá nghi
thức theo những truyền thống lạc hậu. Qua đó nhà văn gửi gắm niềm hy vọng
về một thế hệ trí thức với tư tưởng mới: vừa giữ gìn được những nét truyền
thống Ấn Độ vừa hài hòa trong nền văn hóa của các quốc gia khác.
“Tagore là con người tự do. Thông qua tác phẩm của mình như truyện
ngắn, kịch, tiểu thuyết..., ông đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi lớn của
mình về cuộc đời, đưa ra những lời bình luận xác đáng, là tiếng vọng của
những lời kêu cầu của những người có vị trí thấp kém trong xã hội, những
người bị phân biệt đối xử hay đè nén áp bức và bóc trần những mặt xấu xa
của xã hội vốn được chia thành nhiều giai tầng nhiều đẳng cấp của Bengal.
Những người phụ nữ bị áp bức và khinh miệt dưới danh nghĩa của tôn giáo và
truyền thống đã làm cho ông phải hao tổn tâm trí rất nhiều và đã đi vào những
trang viết bất hủ của ông” [3-Tr.298]. Khi còn trẻ, Tagore đã đi du học ở
14
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

những mảnh đất mà ở đó người phụ nữ được tự do và sống cuộc đời hạnh
phúc. Nhìn lại số phận của những người phụ nữ trên đất nước, quê hương
mình Tagore không khỏi ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên ấy đi cùng với sự thức
tỉnh về khát khao tự do hạnh phúc của người phụ nữ. Vốn là một người nhạy
cảm, giàu tình yêu thương con người, Tagore không thể không đau xót, lo
lắng và đồng cảm với số phận bất hạnh của những người phụ nữ Ấn Độ. Ông

trở thành người phát ngôn cho hạnh phúc và quyền lợi của người phụ nữ - nạn
nhân xã hội đương thời. Người phụ nữ trong các sáng tác của Tagore đã trở
thành một đề tài lớn và xuyên suốt hành trình sáng tác của ông.
Kamala xuất hiện ngay từ chương 3 của tác phẩm trong vai trò cô dâu
mới của Ramesh. Tuy nhiên cô dâu xinh đẹp ấy lại có một số phận đầy bất
hạnh: cô mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ và chuỗi ngày cực nhục sống ở nhà ông
cậu kéo dài cho đến khi đám cưới diễn ra. Vụ đắm thuyền khiến cô gặp
Ramesh và nghĩ anh là chồng mình. Sự thật này Kamala không hề hay biết,
bởi thế cô vẫn một lòng tận tụy, chăm sóc Ramesh, làm tròn bổn phận của
một người vợ. Sau ba tháng lo liệu tang lễ xong, Ramesh đã quyết định gửi
Kamala vào trường học Nữ nội trú, dù không muốn, tuyệt vọng, hoảng hốt
nhưng nàng phải đau đớn chấp nhận sự sắp xếp ấy. Đợt nghỉ hè đến, Ramesh
vẫn sắp xếp cho Kamala ở lại trường khiến nàng buồn và khóc rất nhiều.
Khóa học kết thúc, Kamala trở về và khiến Ramesh vô cùng sửng sốt, bị thu
hút bởi vẻ rực rỡ mới. Vẻ đẹp của Kamala khiến Ramesh không thể chống lại
khi chưa có một sự phòng bị nào. Kamala vốn đã đẹp nhưng vẻ đẹp ấy càng
nổi bật hơn trong cái nhìn say đắm của Ramesh khi nó sáng bừng lên bởi ánh
nắng đầy thơ mộng của mùa thu.
Kamala hiện lên không chỉ là một cô gái đẹp có số phận bất hạnh mà
nàng còn vô cùng ngây thơ, trong sáng và thành thật. Trước những câu hỏi dò
của Ramesh để khám phá ra Kamala là vợ của ai, nàng thành thật chia sẻ về
hoàn cảnh bất hạnh của mình, tên mình, tên ông cậu và cả tên làng. Sự ngây
thơ trong sáng ấy còn được thể hiện qua sự tò mò của Kamala khi lắng nghe
câu chuyện mà Ramesh đã bịa ra trên chuyến tàu rời Calcutta để ngầm nói với
cô sự thật. Trước câu chuyện không có thật ấy, Kamala tỏ ra hào hứng chú ý
lắng nghe và đặt ra hàng loạt những câu hỏi khiến Ramesh ngập ngừng và giải
15
Footer Page 21 of 63.



Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

thích bằng những điều đôi lúc còn chưa rõ ràng. Kamala cảnh giác phát hiện
ra những mâu thuẫn khác nhau nhưng tất cả đã được Ramesh dàn xếp, những
điều không nhất quán được kể thành một câu chuyện mà cái kết dở dang.
Kamala chăm chú lắng nghe câu chuyện như một đứa trẻ và tỏ ra trách móc
khi Ramesh không kể hết câu chuyện. Nàng tin câu chuyện ấy là có thật và
không mảy may nghĩ ngợi đến điều mà Ramesh muốn thầm ám chỉ trong câu
chuyện. Có lẽ xuất thân trong một hoàn cảnh bất hạnh, tuổi đời còn quá trẻ
nên tư tưởng làng quê như bao trùm toàn bộ suy nghĩ của Kamala khiến cô trở
nên trong sáng, thuần khiết.
Điểm nổi bật ở nhân vật Kamala không phải vẻ đẹp ngoại hình, cũng
không phải sự ngây thơ trong sáng mà là ở sự thủy chung, tận tụy với chồng.
Tagore đã từng quan niệm: “Cái đẹp ẩn chứa trong sự sùng đạo và tận tụy hi
sinh vì đức tin và tình yêu”. Quan điểm này được thể hiện rõ nét ở nhân vật
Kamala. Ramesh luôn tạo ra khoảng cách với Kamala khiến cô gái trẻ nhiều
lần cảm thấy cô đơn và đau khổ. Nỗi niềm của Kamala như thấm vào thiên
nhiên đất trời: “Một nỗi đau âm ỉ trong tâm hồn Kamala, nàng không thể đoán
được căn nguyên. Tại sao buổi sáng mùa thu mờ sương này lại có vẻ ảm đạm
đến như vậy? Từ đâu đến những tiếng thổn thức ngập tràn lồng ngực làm
nàng nghẹn ngào và suýt ứa nước mắt? Tại sao giờ đây nàng lại suy ngẫm về
tình trạng cô đơn của mình?” [12-Tr.145]. Hàng loạt những câu hỏi độc thoại
nội tâm đan chồng, chất chứa khiến cô gái trẻ cảm thấy sự vô nghĩa của bản
thân mình. Vượt qua những giằng xé, đau khổ trong nội tâm, Kamala vẫn
chăm sóc Ramesh hết lòng. Nàng quan tâm cho Ramesh từ giấc ngủ của
chàng: “Nửa đêm nàng đã lén ra cạnh anh để quạt cho anh”. Những ngày dài
trên chuyến tàu, Kamala luôn là người nấu nướng, chuẩn bị những bữa ăn cho
Ramesh. Sự thiếu thốn trên con tàu càng tô đậm sự đảm đang của Kamala:
“cô tỏ ra thích thú với việc khắc phục những dụng cụ chưa quen”; qua lời
khen của Ramesh: “Chà, em nấu ngon tuyệt!”;...

Khi đến Ghazipur, Kamala đã tìm được cho mình một người bạn là
Sailaja - con gái của bác Chakrabrlti. Sau những ngày dài cô đơn không người
tâm sự trên chuyến tàu, Kamala đã tìm được một người bạn tâm giao. Hai
người trò chuyện mải miết, Sailaja kể một cách say sưa về người chồng của
16
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

mình như những âm thanh vang lên rõ ràng. Ngược lại, Kamala chẳng có gì
để nói về Ramesh: “Trong lúc con thuyền của Sailaja chất đầy niềm vui hớn
hở xuôi dòng thì con thuyền rỗng không của Kamala mắc kẹt thảm hại ở chỗ
nước nông” [12-Tr.186]. Chưa bao giờ như lúc này đây Kamala lại ý thức
một cách sâu sắc khoảng cách rõ ràng giữa nàng và Ramesh trong suốt những
ngày qua. Lại một lần nữa vượt lên trên những thắc mắc, những mơ hồ khó
giải thích, Kamala lại chăm chút cho tổ ấm mới. Đó là một căn nhà mà bác
Chakrabrlti đã thuê cho Ramesh và Kamala. Ramesh trở về và bắt gặp
Kamala đang dọn dẹp ngôi nhà mới. Công việc trong nhà đã làm bộc lộ tất cả
sự đa đạng và duyên dáng của một người phụ nữa ở Kamala. Đây là lần đầu
tiên Ramesh cảm thấy Kamala hiện lên như một bà chủ của gia đình thực sự.
Kamala như đã bước vào trái tim Ramesh khiến anh say đắm, rạo rực. Có lẽ
chính sự chăm sóc tận tụy, sự thủy chung của Kamala đã khiến trái tim
Ramesh rung động.
Nhưng khi mà Ramesh đã chấp nhận quên đi Hemnalini và trở thành
chồng của Kamala thì cũng là lúc Kamala phát hiện ra sự thật mà bấy lâu nay
cô không hề hay biết. Kamala vô tình đọc được lá thư mà Ramesh đã thú nhận
mọi chuyện với Hemnalini. Nỗi tủi hổ, bàng hoàng, đau đớn đã dẫn người con
gái xinh đẹp đến bên bờ sông Hằng với ý định tự tử. Có lẽ khi con người ta
thực sự muốn tiến tới cái chết để giải tỏa mọi khúc mắc thì cũng là lúc họ

khao khát sống hơn bao giờ hết. Trong những giây phút đau đớn như tê dại
ấy, hình ảnh người chồng mà Kamala chưa được gặp đã xuất hiện trong tâm
trí cô. Nó là sợi dây duy nhất kéo Kamala khỏi bờ vực của nỗi đau khổ. Cô đã
từ bỏ ý định tự tử quyết định đi tìm chồng để phủ phục và hầu hạ chàng.
Nalinaksha như ánh đèn trong đêm tối đưa bước chân Kamala chạy dọc bờ
sông Hằng và khi đã quá mỏi mệt nàng ngủ gục bên gốc cây đa. Sáng sớm
hôm sau khi tỉnh giấc nàng đã gặp mụ Nalinaksha và được mụ ta đưa về nhà
làm giúp việc với giá rẻ mạt, bị quản lí chặt chẽ. Những ngày tháng sống ở
nhà mụ, Kamala chẳng khác nào một con cá bị cầm tù trong vũng nước nhỏ
đầy bùn lầy. Con đường duy nhất mà nàng có thể lựa chọn lúc này chỉ có thể
là bỏ trốn. Nhưng thoát ra khỏi nơi này, Kamala cũng không biết đi đâu về
đâu. Những ngày dài đen tối của Kamala cứ tiếp nối nhau cho đến một ngày

17
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

khi nàng nghe thấy cái tên bác sĩ Nalinaksha. Tâm hồn Kamala bỗng nhiên
bừng tỉnh, cái tên mà nàng nghe được như một nguồn sáng thắp bừng hy vọng
tìm lại người chồng thực sự của Kamala. Kamala bị ngăn cấm, bị cùm lại
trong bốn bức tường nhà mụ Nalinaksha. Thậm chí nàng còn bị mụ chửi rủa
và đối xử khiếm nhã. Nhưng tất cả đối với nàng không còn quan trọng bởi
điều mà Kamala quan tâp lúc này chính là cơ hội được gặp Nalinaksha. Cuối
cùng Kamala cũng đã có cơ hội gặp Nalinaksha nhưng hai người chưa kịp nói
gì với nhau. Kamala đau đớn, chỉ biết khóc khi mình phải tới một nơi cách xa
Nalinaksha hàng trăm dặm. Trên chuyến tàu Kamala đã gặp lại Umesh và
cuộc hội ngộ đầy xúc động với bác Chakrabrlti, Sailaja diễn ra. Sau một hành
trình dài, Kamala đã được sống đúng với tâm nguyện của mình. Bằng những

cách của mình, Kamala được bác Chakrabrlti gửi đến nhà bác sĩ Nalinaksha
và làm những công việc mà cô muốn làm cho người chồng thực sự của mình.
Kamala được bà Kshemankari vô cùng yêu quý. Bà đã đồng ý cho Kamala
thay bà chuẩn bị bữa ăn trong gia đình, quét dọn phòng đọc sách của
Nalinaksha. Khi bà Kshemankari bị ốm, Kamala chăm sóc bà tận tình, chu
đáo. Với Kamala, đó là trách nhiệm, là bổn phận mà nàng phải làm. Khi biết
tin Nalinaksha sắp cưới Hemnalini, Kamala lo lắng, buồn khổ nhưng nàng
quyết giữ im lặng mà không nói ra sự thật. Kamala vui vẻ chuẩn bị bữa cơm
đón tiếp Babu Annađa và Hemnalini. Lúc này, điều Kamala có thể làm và
phải làm chỉ có thể là làm tốt mọi công việc nhà để giúp đỡ Nalinaksha. Tình
yêu với Kamala là sự tôn thờ: “Sau đó nàng mở chiếc tủ quần áo kê sát tường,
đặt những bông hoa còn lại vào đôi guốc của anh rồi cúi đầu, phủ phục trước
đôi guốc. Khi làm như thế, nàng ứa nước mắt vì nghĩ đôi guốc này là tất cả
những gì nàng có được ở trên đời và chẳng bao lâu nữa, thậm chí nàng sẽ
không còn được thờ phụng đôi bàn chân của anh nữa” [13-Tr.166]. Đến cuối
tác phẩm, các nút thắt dần được tháo gỡ, Kamala đã trở về bên cạnh
Nalinaksha: “Kalinaksha đứng thẳng dậy, rồi lại phủ phục một lần nữa trước
mặt Nalinaksha trong niềm tôn kính sâu xa. Khi nàng đứng lên, nỗi hổ thẹn
xót xa không còn làm nàng bận tâm nữa. Niềm vui của nàng không ào ạt mà
chỉ có một sự bình yên thanh thản tột bậc tràn ngập con người nàng như nắng
mai trong sáng: một cảm giác dâng hiến hoàn toàn chan chứa khắp tâm hồn
nàng và cả đất trời như tỏa ra khói trong lư hương dành cho buổi lễ của
18
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

nàng.”[13-Tr.214]. Dường như chưa bày tỏ được hết lòng sùng kính đối với
Nalinaksha: “Nàng đi đến phòng ngủ của Nalinaksha, lấy vòng hoa trên cổ ra,

rồi tôn kính đặt vào chỗ cũ.” [13-Tr215]. Hôm sau nàng lại tiếp tục các công
việc nhà như đang chăm sóc một vị thần linh, “mỗi công việc nàng hoàn
thành như một lời cầu nguyện bay lên trời bằng đôi cánh của niềm vui” .
Trong tác phẩm Hemnalini được Tagore xây dựng cũng mang trong
mình những nỗi đau như Kamala. Ngay từ khi mới ba tuổi, Hemnalini đã mất
đi tình yêu thương của người mẹ. May mắn hơn Kamala, Hemnalini lại được
sống trong tình yêu thương của cha và anh trai. Tuy nhiên bất hạnh lại một lần
nữa đến với cô khi Ramesh bất ngờ hoãn lại đám cưới. Những lời bàn tán của
xã hội, những lời trách móc của anh trai bao vây lấy nàng. Hạnh phúc nhỏ
nhoi mà Hemnalini mong đợi đã vụt mất. Hemnalini u uất trong nỗi đau từ
ngày này qua ngày khác. Lẽ ra, Hemnalini đã có một cuộc sống hạnh phúc
bên người mình thương yêu. Tagore đã đặt nhân vật vào những nút thắt và để
nhân vật tự khẳng định tình yêu mãnh liệt, niềm khát khao hạnh phúc.
1.4.1.2. Nhân vật trung tâm
“Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên
những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý
nghĩa, Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn
đề trung tâm của tác phẩm” [10-Tr.127]. Trong hệ thống nhân vật chính của
Đắm thuyền nổi bật lên nhân vật trung tâm là Ramesh.
Xưa nay sự phân biệt đẳng cấp, tôn giáo ở Ấn Độ vẫn được coi là một
trong những cách để duy trì trật tự xã hội nhưng Tagore đã khéo léo đặt
những người sinh viên có xuất thân khác nhau gần nhau và để họ chia sẻ,
quan tâm, giúp đỡ nhau. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Ramesh, con
trai của Babu Braja Mohan theo đạo Hindu. Ramesh đỗ trường luật Nữ thần
Học vấn và sống ở một căn nhà thuê gần trường học. Bạn của Ramesh là
Jogenđra sống ở ngay cạnh nhà anh. Cha của Jogendra lại là một người theo
phái - chủ trương cải cách đạo Hinđu và xã hội. Cuộc sống sinh viên xa nhà
khiến Ramsesh thường xuyên đến nhà Jogendra chơi và các cuộc trò chuyện
quanh bàn trà diễn ra. Ramesh đã quen Hemnalini em gái của Jogendra và
thầm yêu Hemnalini. Các cuộc trò chuyện diễn ra sôi nổi và không thể thiếu

19
Footer Page 25 of 63.


×