Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist của Charles Dickens_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.67 KB, 75 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ THÚY THÚY

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
OLIVER TWIST
CỦA CHARLES DICKENS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ THÚY THÚY

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
OLIVER TWIST
CỦA CHARLES DICKENS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS Lƣơng Thị Hồng Gấm

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo
Lƣơng Thị Hồng Gấm, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là thầy cô giáo trong tổ Văn học Nước ngoài và các bạn sinh
viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có những cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn trong
quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và tất cả các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Bùi Thị Thúy Thúy

Footer Page 3 of 63.



Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Lƣơng Thị Hồng
Gấm, kết quả nêu trong này là hoàn toàn đúng sự thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng đề tài tôi nghiên
cứu không trùng với đề tài nghiên cứu của tác giả nào khác.
Những trích dẫn tài liệu đã được dử dụng trong khóa luận là đúng sự
thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí công trình nghiên cứu
đã được công bố.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Bùi Thị Thúy Thúy

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5

6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 6
7. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
OLIVER TWIST CỦA CHARLES DICKENS ............................................. 7
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ............................................... 7
1.1.1. Nhân vật văn học.................................................................................... 7
1.1.2. Thế giới nhân vật ................................................................................... 7
1.2. Khảo sát và phân loại nhân vật trong Oliver Twist ............................... 8
1.2.1. Khảo sát nhân vật trong Oliver Twist ................................................... 8
1.2.2. Phân loại nhân vật trong Oliver Twist .................................................. 9
1.2.2.1. Nhân vật thiện………………………………………………………9
1.2.2.2. Nhân vật ác ........................................................................................ 13
1.2.2.3. Kiểu nhân vật mang tính “khuôn mẫu” .......................................... 23
Chƣơng 2. TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT OLIVER
TWIST CỦA CHARLES DICKENS ........................................................... 39
2.1. Khắc họa nhân vật qua những xung đột .............................................. 40
2.1.1. Xung đột giữa con người với con người ............................................. 40
2.1.2. Xung đột giữa con người với xã hội.................................................... 42
2.2. Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật tả .................................................. 44
2.2.1. Tả ngoại hình ....................................................................................... 45
2.2.2. Tả hành động ....................................................................................... 50

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.3. Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật trần thuật. ................................... 54
2.3.1. Ngôi kể .................................................................................................. 54

2.3.2. Điểm nhìn trần thuật............................................................................ 55
2.3.3. Sự đa dạng về giọng điệu ..................................................................... 57
2.4. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ......................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Charles Dickens (Charles John Huffam Dickens) là nhà văn hiện thực
xuất sắc, tiêu biểu của nước Anh thế kỷ XIX bên cạnh các tên tuổi như:
Willam Thackeray và Charlotte Bronte. Tuổi thơ của Dickens phải trải qua
đầy rẫy những nỗi bất hạnh, chính điều đó còn in đậm trong những sáng tác
của ông.
Theo đó, những tác phẩm của Dickens viết ra rất chân thực và những
nhân vật của Dickens ít nhiều đều được dựa trên những hình mẫu có thật.
Charles Dickens sáng tác trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch, kí…
nhưng thành công nhất là thể loại tiểu thuyết. Ở thể loại này, ông đã để lại cho
văn chương thế giới những tác phẩm lớn như: Oliver Twist, David Coppefied,
Ngôi nhà lạnh (Bleak House), Thời buổi khó khăn (Hard Time),…Trong đó
Oliver Twist là tác phẩm có giá trị tố cáo mãnh liệt nhất của ông, viết ngay
sau tiểu thuyết trào lộng Những truyện phiêu lưu của Pickwick. Oliver Twist
mở đầu một loạt trường ca mới của Charles Dicken, trong đó hình ảnh trung
tâm là trẻ thơ, tiến triển trong một xã hội mà tuổi thơ bị chà đạp. Điệp khúc
mới của loạt trường ca này là: Xã hội phải được tổ chức lại để cứu lấy tuổi

thơ. Đọc Oliver Twist, người ta sẽ hình dung được toàn cảnh xã hội Anh nửa
đầu thế kỷ XIX một cách hình tượng và sống động. Trong tác phẩm, Charles
Dickens đã khéo léo phối hợp giữa yếu tố hiện thực và hương vị cổ tích khiến
người đọc như lạc vào một thế giới mà trong đó huyền thoại đan xen với thực
tế, câu chuyện vừa là câu chuyện trước mắt vừa là một câu chuyện ngàn xưa.
Tác phẩm còn mở ra trước mắt chúng ta một cuộc đấu tranh giữa các nhân vật
với nhiều tầng lớp khác nhau, phơi bày chân thực và cụ thể toàn bộ cái xã hội
gồm những bọn lưu manh, trộm cắp, giết người trong một bức tranh rùng rợn,
đúng như thực tế. Đi tìm tòi và khám phá thế giới nhân vật chính là cơ hội để
tiếp cận với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của cuốn sách.

1
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

Văn học Anh có nhiều thành tựu rực rỡ song thực tế là các bạn đọc Việt
Nam tiếp cận với các tác phẩm Anh muộn hơn so với các nền văn học nước
ngoài như Nga, Trung Quốc…, bởi vậy đọc Việt Nam ít có cơ hội tiếp xúc
nền văn hóa xã hội các nước phương Tây đặc biệt là nước Anh. Nhận thấy
điều đó, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu Oliver Twist để đem đến cho bạn đọc
một cái nhìn toàn diện hơn về xã hội Anh. Hơn nữa, khi nói đến văn học Anh
độc giả thường cảm thấy quen thuộc với các tên tuổi như William
Shakespeare, George Eliot, Virginia Woolf,…hơn là Charles Dickens. Tác
phẩm Oliver Twist là một tác phẩm lớn ở thế kỉ XIX và cho đến nay thì việc
tìm hiểu, nghiên cứu về các khía cạnh cả nội dung và hình thức còn khá
khiêm tốn. Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist của
Charles Dickens, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một tiếng nói, một
hướng tìm hiểu thế giới nghệ thuật đặc sắc của cuốn tiểu thuyết, đồng thời

khẳng định tên tuổi và tài năng của Charles Dickens.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi đi tìm hiểu Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Oliver Twist của Charles Dickens.
2. Lịch sử vấn đề
Charles Dickens là một đại diện tiêu biểu của văn đàn Anh thế kỉ XIX.
Oliver Twist không chỉ có giá trị trong nước Anh mà nó còn vượt ra khỏi
nước Anh và mang tầm nhân loại. Oliver Twist cũng như hầu hết các tác
phẩm của Dickens đều không được xuất bản ngay thành tập. Cuốn sách thoạt
đầu được viết theo lối tiểu thuyết xuất bản nhiều kỳ, mỗi kỳ một tháng, gồm
ba, bốn chương. Các độc giả Anh hàng tháng phải xếp hàng trước các cửa
hiệu sách để mua các “số báo” của Dickens. Họ hồi hộp chờ đợi để được đọc
số mới nhất của Oliver Twist. Bản thân Charles Dickens cũng coi tác phẩm
của mình như một món quà dành tặng đến toàn thể nhân Anh: “Tôi xin tặng
nhân dân Anh loại sách in giá rẻ của tôi; nếu cuốn sách của tôi đúng, sự đánh
giá của nhân dân sẽ làm nó sống mãi; nếu sách của tôi sai, nhân sân sẽ mau

2
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

chóng quên ngay” [10]. Tuy nhiên, tác phẩm ra đời đã chạm đến những vấn
đề nhạy cảm nhất của nước Anh nên dù được độc giả đón nhận nhưng những
bài phê bình sâu sắc về cuốn sách lại không nhiều. Bởi vậy, việc thu thập
những đánh giá về tác phẩm còn gặp khó khăn.
Tìm hiểu và đánh giá Charles Dickens cũng như vấn đề về thế giới
nhân vật trong tác phẩm Oliver Twist một số nghiên cứu cũng đề cập đến
nhưng còn đơn giản và sơ lược.
Trong cuốn Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX đã

viết: “Khi xuất bản Oliver Twist, trẻ em trên đường phố nhận được nhiều của
bố thí hơn – đấy là một việc có thật, chính phủ đã cải thiện các dưỡng đường,
kiểm soát các trường tư và lòng nhân từ nước Anh trở nên sâu đậm hơn. Nhờ
Dickens mà số phận của rất nhiều trẻ em nghèo khổ được dịu bớt” [5, 189].
Trong tiểu thuyết Oliver Twist, Oliver là một đứa trẻ mồ côi bị ngược đãi bởi
chế độ trong trại tế bần cũng như bị xã hội Anh đối xử một cách tàn nhẫn,
Dickens đã lên án, tố cáo hiện thực đó. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn
và thành công cho tác phẩm. “Oliver Twist xuất bản năm 1838 là cuốn tiểu
thuyết xã hội lớn đầu tiên của Dickens, biểu lộ đầy đủ những đặc điểm nghệ
thuật hiện thực của nhà văn. Tác phẩm viết về một em bé mồ côi, sống ở trại
lao động, rồi rơi vào ổ lưu manh, nhưng vẫn giữ được tấm lòng trong trẻo và
cuối cùng có được hạnh phúc” [5, 210]. Dickens cho thấy trong cái xã hội
Anh đầy biến động, tồn tại nhiều loại người: những con người có quyền thế
áp bức, bóc lột những con người dưới đáy xã hội, những kẻ lưu manh trộm
cắp, giết người, hãm hại những con người yếu thế hơn…
Tiểu thuyết của ông có sức ảnh hưởng lớn đối toàn thể nhân dân Anh.
Trong cuốn Ba bậc thầy: Đoxtoiepxki – Baldac – Dickens đã viết: “sách của
ông làm ứa nước mắt của hàng triệu đôi mắt, ông đã làm nổi lại trong buồng
ngực hàng nghìn tiếng cười đã tàn lụi hoặc đã chết” [10]. Cũng như vậy,
những ước mơ mà Dickens gửi gắm trong các tác phẩm của mình sẽ mãi là

3
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

điều vươn tới của mọi thời đại “Thế giới mà Dickens miêu tả không có xung
đột gay gắt, trong những va chạm với nhân vật xung quanh, không có mâu
thuẫn đối kháng, tại nước Anh của Pickwick, xét cho cùng, tất cả đều tuyệt

vời, nếu có kẻ nào đối lập với không khí vui tươi chung thì hoặc do nhầm lẫn
bản thân, hoặc do ngẫu nhiên không may mắn. Với cái nhìn lạc quan yêu đời,
Dickens thấy và phê phán một vài mặt xấu của cuộc sống nhưng tin rằng có
thể sửa chữa được, theo ông cái ác là ngẫu nhiên trong thực tế đương thời và
cái thiện nhất định thắng. Thế giới nhân vật trong Oliver Twist có sự đấu
tranh, đối kháng giữa cái thiện và cái ác. Là một nhà văn nhân đạo, Dikens đã
để cho quy luật tất yếu là cái thiện luôn chiến thắng cái ác với kết thúc có hậu
cho cậu bé Oliver và kẻ ác thì bị trừng trị một cách thỏa đáng.
Không chỉ những ý kiến đánh giá mà các đề tài nghiên cứu đề cập đến
các khía cạnh nội dung và hình thức trong Oliver Twist cũng rất ít. Nghiên
cứu về Oliver Twist có: Vũ Thị Thu Trang bàn về “Tính chất Melodrama
trong tiểu thuyết Oliver Twist của Charles Dickenss” (2004). Gần đây nhất là
khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hường viết về “Tiếng cười trong tiểu
thuyết David Coppefied và Oliver Twist của Charles Dickens (2007).
Như vậy có thể thấy, nghiên cứu về Oliver Twist không nhiều và đặc
biệt là nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist. Vì thế,
nghin cứu “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist của Charles
Dickens” là một đề tài hoàn toàn mới và là một hướng nghiên cứu mới.
Trên đây là những thông tin chúng tôi thu thập được về Charles Dickens
cũng như về tiểu thuyết Oliver Twist. Các tài liệu đó sẽ là cơ sở để chúng tôi
nghiên cứu về tiểu thuyết Oliver Twist và định hướng cho quá trình hình
thành khóa luận này.

4
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nhân vật trong Oliver Twist
của Charles Dickens.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung
khảo sát vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist của Charles
Dickens qua bản dịch của Phan Ngọc, 2016, NXB Văn học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist”,
chúng tôi hướng tới mục đích xác định kiểu nhân vật và nghệ thuật tổ chức
thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này.
Hơn nữa, việc thực hiện đề tài khóa luận như là bước tập dượt nghiên
cứu khoa học để giúp chúng tôi vững vàng hơn trong nghề nghiệp. Đồng thời,
chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khẳng
định tài năng của Charler Dickens, cũng như những cống hiến của ông trong
việc đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực phương Tây.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Xác định các kiểu nhân vật trong Oliver Twist của Charles
Dickenns
- Thứ hai: Nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Oliver
Twist của Charles Dickens.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, cúng tôi vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp khác nhau:
- Phương pháp phân tích

5
Footer Page 11 of 63.



Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống
6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lý luận: Khóa luận này góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc
sắc riêng trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của Charles Dickens
- Về mặt thực tiễn: Góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, giúp
cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về tác giả Charles Dickens cũng như tác
phẩm của ông.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có bố cục gồm hai chương:
Chương 1: Một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Oliver Twist của
Charles Dickens
Chương 2: Tổ chức nhân vật trong Oliver Twist của Charles Dickens.

6
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT OLIVER TWIST CỦA CHARLES DICKENS
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Nhân vật văn học

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật
ngữ văn học (1999) nhân vật văn học là: “con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị
Dậu, anh Pha), cũng có có thể không có tên như “thằng bán tơ”, “một mụ
nào” trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần
được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi
được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một
hiện tượng nào đó trong tác phẩm” [4, 202].
Như vậy, nhân vật văn học là hiện tượng các cá thể con người hoặc các
đồ vật, sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống với con
người trong tác phẩm văn học, là cái đã được nhận thức, tái tạo, tìm hiểu bởi
nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật là yếu
tố không thể thiếu được trong tác phẩm văn chương, xây dựng thành công thế
giới nhân vật góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm
văn chương.
1.1.2. Thế giới nhân vật
Các nhân vật riêng lẻ, đa dạng với những đặc trưng riêng về nghề
nghiệp, tuổi tác, vùng miền, tính cách với những mối quan hệ… đã làm nên
cả một thế giới nhân vật. Qua đó, nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực mà
còn bày tỏ quan niệm, tư tưởng của mình.
Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng: Thế giới nhân
vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo một quan

7
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

niệm của nhà văn và chịu sự chi phối tư tưởng của tác giả. Thế giới ấy cũng

mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có
sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn, và chỉ xuất hiện
trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là hai mô hình nghệ
thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, tìm hiểu ở đặc điểm con người, tâm
lý, không gian, thời gian xuất hiện…gắn liền với một quan niệm nhất định của
chúng về tác phẩm. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn
diện và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong
tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình
cảm của họ trong cách đối nhân, xử thế, trong giao lưu với xã hội với gia
đình… Thế giới nhân vật vì thế bao quát rộng hơn hình tượng nhân vật.
Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể chia thành các loại nhân vật
nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ
của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa,
để bước vào khám phá thế giới nhân vật đó.
Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân
vật với quy luật riêng của nó. Khi tìm hiểu tiểu thuyết Oliver Twist, người đọc
bắt gặp thế giới của những con người thuộc phía thiện - Oliver, ông
Brownlow, cô Rose, gia đình Maylie,... hay ngược lại là những con người
thuộc phe ác - bà Mann, ông Bumble, ban quản trị, Fagin, Monks. Đó là thế
giới mà bao trùm là sự đấu tranh không khoan nhượng giữa hai phe thiện và
ác.
1.2. Khảo sát và phân loại nhân vật trong Oliver Twist
1.2.1. Khảo sát nhân vật trong Oliver Twist
Tiểu thuyết Oliver Twist không phải là một tác phẩm đồ sộ nhưng có số
lượng nhân vật khá phong phú. Charles Dickens miêu tả những con người trong xã
hội Anh lúc bấy giờ. Các nhân vật từ nông thôn đến thành phố đều được tác giả
giới thiệu, miêu tả về ngoại hình, hành động, lời nói… điều này cho thấy sự tỉ mỉ

8
Footer Page 14 of 63.



Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

của Charles Dickens trong việc xây dựng một thế giới nhân vật chân thực và sinh
động. Oliver Twist của Charles Dickens được tường thuật qua đôi mắt của cậu bé
Oliver Twist – một trong những nạn nhân tiêu biểu của chế độ nhà tế bần kiểu
mới. Các nhân vật trong tiểu thuyết xuất hiện qua lời kể của Oliver, dù là nhân vật
ác độc hay nhân hậu, bao dung vị tha thì người kể cũng đều miêu tả, kể về nhân
vật mình được tiếp xúc với những hành động, lời nói cụ thể. Từ đó, một thế giới
nhân vật dần hiện lên hoàn chỉnh xoay quanh điểm nhìn của cậu bé Oliver và qua
các câu chuyện ta thấy được tư tưởng của nhà văn cũng được bộc lộ qua đó. Khảo
sát Oliver Twist, chúng tôi đã thống kê các nhân vật theo các tiêu chí giới tính,
tuổi tác, nghề nghiệp (Bảng khảo sát chi tiết nằm ở cuối phụ lục).
Qua thống kê ta thấy có 37 nhân vật trong đó có 12/37 là nhân vật thiện,
18/37 là nhân vật ác, có 6/37 là nhân vật trẻ em và 31/37 là nhân vật người lớn.
Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy nghề nghiệp của một số nhân vật thì rất rõ ràng. T
cho thấy được dụng ý của Dickens trong việc thể hiện nhân vật của mình.
1.2.2. Phân loại nhân vật trong Oliver Twist
Tìm hiểu về tiểu thuyết Oliver Tiwst của Charles Dickens, người đọc
cảm nhận trong thế giới ấy có sự phân chia thành: Những con người lương
thiện và những kẻ ác độc, ngoài ra còn có một số nhân vật mang tính chất
khuôn mẫu.
1.2.2.1.Nhân vật thiện
Thiện là giá trị mà con người luôn khát khao vươn tới, cho dù ở bất kì
một thời đại nào, nguyên thủy hay cộng sản, cho dù trình độ tư duy của con
người còn ngây thơ, đơn giản hay đã phát triển như ngày nay.
Nhân vật thiện là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm
chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng
định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tường xã

hội - thẩm mỹ nhất định.

9
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

Tuyến nhân vật thiện trong tiểu thuyết Oliver Tiwst gồm có Oliver, ông
Brownlow, cô Rose, gia đình Maylie (bà Maylie và Harry Maylie), ông
Losberne, ông Grimwing, bà Bedwin. Có thể nói phần lớn trong số họ thuộc
tầng lớp trên, có cuộc sống sung túc, khá giả, họ có mối quan hệ như một đại
gia đình mà nhân vật kết nối là Oliver.
Trước tiên, ta phải nói đến Oliver - nhân vật trung tâm của tác phẩm và
là một nhân vật thiện. Có thể nói, xuyên suốt tác phẩm, tính thiện luôn được
biểu hiện. Oliver là biểu tượng cho nhân tính, cho sự trong trắng. Oliver - một
thằng bé của địa phận, một đứa mồ côi ở nhà tế bần, một kẻ tôi đòi thấp hèn,
đói khổ, suốt đời bị tát tai đá đít, bị mọi người khinh bỉ và không được ai
thương hại. Oliver có thể chấp nhận và chịu mọi cách đối xử và mọi hình phạt
của nhà tế bần. Chỉ một hành động xin thêm cháo mà Oliver trở thành đứa trẻ
“hư hỏng” nhất của địa phận, không những thế còn đầu độc những đứa trẻ
khác. Hành động xin thêm của Oliver được coi là đáng bị treo cổ, vì nó đi
ngược lại tiêu chuẩn đã đề ra của ban quản trị. Ban quản trị đã quyết định gửi
Oliver đi biển để sớm có kết quả bị các thủy thủ đánh chết. Nhưng may thay
lại gặp ông Sowerberry- người kinh doanh dám ma và Oliver đã trở thành đứa
sai vặt của người làm quan tài. Còn nếu như dám than phiền về tình cảnh của
mình hay lớ xớ quay trở lại địa phận, nó sẽ bị đưa ra biển để nhấn chìm hay
nện vào giữa đầu. Trong cuộc đấu tranh giữa Oliver và băng đảng Fagin.
Oliver quyết tâm giữ bản tính thiện còn Fagin và đồng bọn quyết tâm phá
hủy. Fagin và đồng bọn luôn bày ra âm mưu và kế hoạch để hãm hại Oliver

một cách tỉ mỉ và liên tiếp, không phải để tiêu diệt Oliver - cái thiện ngay lập
tức mà trước hết làm cái thiện bị nhiễm độc, cũng đen tối, đầy tội lỗi như cái
ác, tức là trở thành cái ác. Chính điều đó đã cho thấy hết tính thâm độc và sức
mạnh ghê gớm của cái ác. Lúc này, Oliver phải đứng vững trước cái ác, phải
giữ được thiên tính, phải tự bảo vệ mình trước những thủ đoạn đa dạng của
Fagin nhằm biến chất Oliver.

10
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

Sau Oliver là một nhóm nhân vật hướng thiện. Cái kết nối họ thành một
nhóm thống nhất đó chính là lòng nhân đạo, tình yêu thương, tính hướng
thiện, niềm căm phẫn cái ác và không sợ đương đầu với kẻ ác. Ở họ có những
nét tương đồng cơ bản trong bản chất nhưng mỗi nhân vật trong tuyến thiện
lại được xây dựng thành những con người có cá tính khác nhau.
Bà Maylie không xuất hiện nhiều nhưng cũng đủ để tạo ra hình ảnh về
một nguời phụ nữ có tuổi, nhân ái và suy nghĩ thấu đáo. Trong quan hệ với
Oliver, ta có thể thấy bà chỉ là một người nhân hậu sẵn sàng cưu mang, yêu
thương và che chở cho nó thì trong mối quan hệ với Rose và con trai, bà mới
bộc lộ rõ nét riêng của mình. Bà yêu con và đặc biệt gắn bó với Rose nhưng
khi hai người có tình cảm với nhau bà không như những bà mẹ khác sung
sướng vun vào mà suy nghĩ rất sáng suốt. Bà muốn Rose được đền đáp bằng
một tình yêu sâu sắc và thủy chung, bà lo lắng rằng tình cảm của Harry là
không lâu bền bởi sự nghiệp mà anh đang theo đuổi sẽ đưa anh đến một ngôi
trường mà ở đó nguồn gốc của Rose sẽ bị đàm tiếu. Bà đã nghĩ cho cả hai, có
thể với trái tim nồng nhiệt của Harry lúc này lời bà là tàn nhẫn nhưng thực sự
đó là lời của một con người từng trải, của một người mẹ biết nhìn xa, nghĩ

cho con bằng cả tình thương và lí trí. Nhận nuôi Rose, yêu quý Rose như con
gái của mình, bà Maylie không hề bận tâm đến nguồn gốc của cô nhưng điều
đó không có nghĩa là bà vô tâm với những suy ngầm kín về xuất thân của
mình.
Cô Rose – con nuôi của bà Maylie, một người luôn mang lại niềm vui,
hạnh phúc, sự cảm thông, chia sẻ với tất cả mọi người. Cô đã che chở và bảo
vệ Oliver, luôn dành một sự yêu thương đặc biệt cho cậu bé.
Harry Maylie - con trai bà Maylie, nhân vật này trong quan hệ với
Oliver cũng chỉ là một người bạn, một người sẵn sàng đứng ra bảo vệ Oliver,
sẵn sàng đương đầu và truy tìm kẻ ác. Có thể nói nhân vật này xuất hiện là vì
Rose, Harry yêu Rose bằng tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, chân thành và anh

11
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

tôn trọng Rose, không hề ép buộc hay muốn cô lâm vào tình trạng khó xử,
đau lòng vì vậy anh chấp nhận làm theo ý Rose. Harry sống bằng tình cảm và
tiếng gọi của yêu thương chứ không phải bằng lí trí và tham vọng. Harry đã từ
bỏ con đường danh vọng phù hoa để đón lấy hạnh phúc đích thực của đời
mình. Nhân vật Harry, ở mức độ nào đó là nhân vật thực hiện chức năng
“phần thưởng” cho Rose- cô bé lọ lem trong câu chuyện cổ tích của cô. Còn
về Oliver chỉ để góp phần thể hiện rõ hơn sự hoàn thiện trong tính cách của
nhân vật này.
Bà Bedwin, người giúp việc trong nhà ông Brownlow. Một người nhân
hậu, tốt bụng, chăm sóc Oliver tận tình khi cậu bé bị thương luôn dành cho
cậu những cử chỉ ân cần, những lời nói dịu dàng. “Cháu phải rất yên lặng, nếu
không cháu sẽ lại ốm đấy và cháu đã ốm rất nặng đấy. Cháu nằm xuống đi,

ngoan nào!”. “Bà cụ dịu dàng đặt đầu Oliver lên gối, và vuốt tóc để lộ trán
của nó, bà nhìn dịu dàng và âu yếm vào gương mặt nó đến nỗi nó phải đặt bàn
tay khô héo của mình vào bàn tay bà và kéo bàn tay bà ôm lấy cổ nó [2, 122].
“Bà cụ loay hoay nấu một bát cháo thịt ở trong một cái xoong nhỏ… [2, 125].
Trong tuyến nhân vật thiện có hai nhân vật được xây dựng với yếu tố
hài hước khác nhau, đó là ông Grimwig và bác sĩ Losberne, một người là bạn
của ông Brownlow còn người kia là bạn của gia đình Maylie.
Ông Grimwig luôn sẵn sàng buông những lời cho người khác khó chịu,
có thói quen nói ngược lại ý định của người khác (và có khi là của chính ông),
luôn nói “ngốn cả cái đầu của mình” để khẳng định ý kiến. Chính vì vậy mặc
dù trong thâm tâm ông Grimwig rất sẵn sàng thừa nhận rằng vẻ bề ngoài và
cử chỉ của Oliver đều hết sức dễ thương nhưng ông lại nói ngược lại và tỏ ý
nghi ngờ Oliver. Ông tốt bụng nhưng tính cách đặc biệt, kì quặc khiến ông
không thích thừa nhận lòng tốt và tình cảm thực của mình mà che đậy nó dưới
vể bề ngoài khó chịu, cau có.

12
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

Nếu như ông Grimwig hài hước theo kiểu kì quặc thì bác sĩ Losberne lại
là nhân vật hài theo kiểu bộc trực, rất cảm tính. Ông luôn hấp tấp và nhanh
nhảu, vừa nói vừa đi, vừa nói vừa làm có khi chưa suy nghĩ đã làm, làm hoàn
toàn theo cảm. Lần xuất hiện đầu tiên của ông là ở nhà bà Maylie sau vụ trộm,
ông đã khăng khăng nhắc mãi “vụ trộm là bất ngờ và xảy ra vào giữa đêm
hôm” và tác giả đã hài hước rằng: “cứ như là bọn làm nghề trộm cắp vẫn có
thói quen là hành nghề vào giữa trưa và nhờ bưu điện báo trước một hai ngày
thì phải”. [2, 311]

Thực ra hai nhân vật này đều giống nhau, đều rất chân thành, nhiệt tình,
tốt bụng nhưng một người thì che giấu, một người thì bộc lộ mình, nên khi
gặp nhau họ nhanh chóng thân thiết với nhau là điều đẽ hiểu. Sự xuất hiện của
hai nhân vật này làm cho tuyến nhân vật thiện thêm phong phú, góp phần tạo
ra tiếng cười sảng khoái cho độc giả.
1.2.2.2. Nhân vật ác
Theo Wikipedia Ác là một nghĩa chung, là sự phủ định, đối lập hoặc
không có cái thiện. Nó có thể là một khái niệm cực kỳ rộng, mặc dù trong sử
dụng hàng ngày thường được sử dụng hẹp hơn để biểu thị sự xấu xa sâu sắc
[14].
Nhân vật ác (hay còn gọi là nhân vật phản diện) là nhân vật mang những
phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng của con người, được nhà văn
miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định. Do đó, nhân vật
ác (nhân vật phản diện) và nhân vật thiện (nhân vật chính diện) là hai loại
hình nhân vật luôn luôn đối lập với nhau [13].
Nhân vật ác trong tiểu thuyết Oliver Twist rất đa dạng và phong phú.
a. Nhân vật ác trong thế giới nhà tế bần
Thế giới nhà tế bần với bà Mann, ông Bumble, bà Korni, ban quản trị, gia
đình Sowerberry. Tất cả họ đều là những con người quan tâm đến lợi ích cá
nhân của mình.

13
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

Bà Mann giữ thiên chức như một người mẹ có bổn phận và chức trách là
chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa trẻ trong trại tế bần nhưng với mục đích làm
việc vì lợi ích cá nhân, thiếu vắng hoàn toàn thiên chức làm mẹ cần có cho

công việc. Bà Mann- một bà đứng tuổi, khôn ngoan và nhiều kinh nghiệm
“Bà biết rõ cái gì có ích cho trẻ con và đặc biệt bà có nhận thức rất chính xác
về cái gì là có ích cho chính bà. Vì vậy, bà thủ lấy số tiền trợ cấp hàng tuần
hàng tuần cho mình và dành cho cái thế hệ đang lớn lên ở địa phận một phần
trợ cấp thậm chí còn thấp hơn cái phần nhà tế bần dành cho nó. Do đó, ngay ở
nơi thấp nhất của xã hội, bà đã tìm được một nơi còn thấp hơn và đã tỏ ra là
một nhà triết học rất giàu kinh nghiệm” [2, 22].
Ông Bumble xuất hiện với cái mũ ba góc và gậy, Cái mũ thể hiện địa vị
của nhân vật; còn cây gậy thể hiện quyền lực của nhân vật; địa vị và quyền
lực luôn đi đôi với nhau. Trong toàn bộ tác phẩm, ông Bumble chỉ thể hiện
“quyền lực” của mình ở đúng một điểm: đánh chửi những đứa trẻ trong nhà tế
bần. Oliver khi bị giam giữ đã luôn được ông Bumble “quan tâm” lầm ấm nó
lên mỗi sáng bằng cách “lần này lượt khác nện gậy vào người nó, làm cho cả
thân hình nó đau nhói”. Địa vị và quyền lực đã được nói đến, đồng thời cho
thấy luôn bản tính ác của nhân vật, tiếp đến tác giả miêu tả một khía cạnh
khác trong tính cách của nhân vật đó là sự vô nhân đạo. Ông Bumble diện cái
áo lễ phục có viền kim tuyến vào dịp điều tra cái chết của một người bán hàng
phá sản trở thành người nghèo không chỗ ăn ở giữa mùa đông gió lạnh mà
chết, tức là chiếc áo lễ phục đẹp đẽ đó, với người bình thường sẽ được mặc
vào dịp lễ hội hay có sự kiện vui vẻ còn với ông tư tế Bumble là dịp cái chết
của người nghèo. Có lẽ với ông đó cũng là một sự kiện thú vị. Ở đây, phải
chăng ẩn dưới chi tiết bề ngoài có vẻ hài hước là nụ cười có vẻ mỉa mai của
tác giả, là dụng ý nhấn mạnh thêm “giá trị nhân đạo” của nhà tế bần khiến cho
cái chết của con người trở thành sự kiện bình thường, thường xuyên, quen
thuộc đến mức thậm chí mất hết tính bi thương vốn có để biến thành một sự

14
Footer Page 20 of 63.



Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

kiện thú vị, hay ho; hay là dụng ý khắc sâu thêm bản tính đã bị mài mòn hết
phần tính người trong nhân vật. Khi ông Bumble dẫn Oliver đến nhà ông kinh
doanh đám ma để học việc, tà áo của ông gió thổi tung đã che phủ hoàn toàn
cậu bé và sau đó ông cúi xuống nhìn để chú ý sao cho thằng bé trong tàm tậm
một chút trước mặt ông chủ mới của nó. Và ông làm điều đó với vẻ mặt và
dáng điệu bệ vệ của một người che chở nhân từ. Một hình ảnh rất có giá trị
biểu cảm: Một người chăm lo cho người nghèo bệ vệ bước đi và tà áo của ông
ta che khuất kín cả người nghèo đi bên cạnh. Hình ảnh tà áo che phủ Oliver
kết hợp với thái độ ra vẻ chăm lo cho Oliver như “một người che chở nhân
từ” là một sự mỉa mai thâm thúy bởi nó càng vạch trần cái “nhân đạo giả
hiệu” của nhân vật nói riêng, của cả hệ thống nhà tế bần kiểu mới nói chung.
Ban quản trị là những người điều hành, những người có thẩm quyền
phán xét quyết định mọi việc trong trại tế bần. Các ủy viên ban quản trị là
những nhà triết học rất sâu sắc, sáng suốt. Họ đã đặt ra một quy tắc: Tất cả
những người nghèo khổ đều phải đứng trước một sự lựa chọn (bởi vì cố nhiên
họ không muốn ép buộc ai cả), hoặc là bị chết đói dần dần trong nhà tế bần,
hoặc là phải chết đói nhanh chóng ở ngoài. Họ quyết định “ mỗi ngày ăn ba
bữa cháo lỏng, một tuần hai lần cháo có hành và những ngày chủ nhật thì ăn
một nửa cái bánh mì con” [2, 31]. Những đứa trẻ là một minh chứng hùng hồn
cho tính hiệu quả của những biện pháp mà ban quản trị âp dụng nhằm đạt
được mục đích giảm số lượng người nghèo bởi chỉ sau một, hai tuần “quần áo
cứ rộng thùng thình như là phấp phới bay trên những thân hình gầy guộc, quắt
queo lại” [2, 31-32]. Ốm đói triền miên đã khiến cho những đứa trẻ phải chết
dần, chết mòn. Đó là thành công đáng sợ và vô nhân tính nhất của nhà tế bần
kiểu mới! Những đứa trẻ mà cuộc đời phía tước còn đang mở rộng thì lại bị
bó buộc trong bốn bức tường, trong sự thiếu thốn cùng cực về vật chất tối
thiểu, sự trống vắng của tình thương, sự hành hạ về thể xác, sự căng thẳng về
tinh thần.


15
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

Trong tay ban quản trị, những đứa trẻ có thể sẽ trở thành mặt hàng mua
bán nếu có một phút nào đó chúng “nông nổi” nghĩ đến những đòi hỏi tối
thiểu của cơ thể sau một thời gian quá lâu bị nén ép. Oliver vì xin thêm cháo
mà ngay sáng hôm sau đã có yết thị hứa thưởng năm bảng cho bất kì ai muốn
nhận Oliver ra khỏi sự bảo trợ của địa phận, bất kể sử dụng Oliver vào việc
gì. Oliver đã trở thành cuộc mua bán, cò kè giữa ban quản trị và ông Gamfied
với cái giá cuối cùng là ba mươi bảng siling! Số phận một con người được
quyết định thật đơn giản và chóng vánh bất kể ông Gamfied kia là kẻ độc ác
đến mức độ sẽ đốt chân những đứa trẻ để chúng tự thoát ra khi bị kẹt trong
ống khói. Nhưng ban quản trị lại hỉ hả khi nghe ông Gamfied “tự giới thiệu”
về mình như thế bởi theo họ đó là một ông chủ cần thiết cho Oliver. Lòng
nhân đạo, tình thương hay thậm chí chỉ một tia sáng le lói của tình người cũng
không có trong trại tế bần.
Ông bà Sowerberry, khi Oliver được ông Sowerbrry nhận về làm giúp
việc cho gia đình ông thì vừa gặp Oliver, bà vợ đã nói bằng giọng cáu kỉnh:
“Ôi chao! Cố nhiên là nó sẽ lớn lên bằng cách chén cơm của chúng ta. Tôi
thấy những đứa trẻ ở địa phận không đem đến lợi lộc gì, bởi vì nuôi chúng thì
tốn mà chúng làm việc thì tồi. Nhưng đàn ông bao giờ cũng cho mình thông
thạo hơn. Thôi, bước xuống cầu thang đi, đồ da bọc xương” [2, 53]. Nói đoạn,
bà vợ đã mở cách cửa nách, và đẩy Oliver xuống một cái cầu thang dốc đứng
dẫn vào căn hầm đá, ẩm ướt và đen tối. Đó là một phòng nằm trước hầm than
và được mệnh danh là nhà bếp.
Bà Korni – bà quản lý, chủ nhà tế bần. Bà là một con người chỉ biết

hưởng thụ, từ chối giúp đỡ tất cả mọi người “Nhưng dù sao việc giúp đỡ ở
ngoài nhà tế bần cũng là một điều rất không hay”. Bà tán thành cái nguyên tắc
của ông Bumble “Nguyên tắc quan trọng của việc giúp đỡ ở ngoài nhà tế bần
là cấp cho những người nghèo đúng những cái mà họ không cần, và sau đó họ
sẽ chán và không đến xin nữa” [2, 248]. Bà chỉ quan tâm đến lợi cho riêng

16
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

của mình: Trước khi trao kỉ vật cho Monks bà đã ngã giá rõ ràng với hắn. Bà
là người cô độc, chủ nghĩa cá nhân, không có tình thương,ngay cả một cụ già
sắp chết bà cũng lẩm bẩm chửi rủa. Rồi bà đồng ý kết hôn với ông Bumble
cũng là vì nghĩ rằng cái địa vị tư tế của ông sẽ đem lại nhiều lợi ich cho bà, bà
không thừa nhận vai trò ông chủ nhà tế bần của ông Bumble, cũng không cho
ông can thiệp vào công việc quản lý của bà.
b. Nhân vật ác trong thế giới tội phạm
Thế giới tội phạm với ổ trộm cắp của Fagin và Monks.
Nhân vật đầu tiên trong ổ trộm cắp phải kể đến là Fagin. Fagin là nhân
vật tiêu biểu cho tuyến nhân vật ác về cả mức độ hung bạo, thâm hiểm, tính
âm mưu và có tổ chức. Lão là trung tâm của thế giới tội phạm và là kẻ đầu
tiên nắm Oliver trong tay và tìm cách “giáo dục” nó – thật trở trêu là “sự giáo
dục” đầu tiên Oliver được hưởng lại từ Fagin – tên trùm tội phạm. Tất cả
những Cáo, Bates, Nancy, Bates… đều là những đứa trẻ lang thang rơi vào
tay Fagin, bị lão nhào nặn thành móc túi, trộm cắp; hơn thế nữa còn thấm
nhuần giáo lí nghề nghiệp “con số một” của lão. Lão là người đầu độc và
huấn luyện những đứa trẻ thành tội phạm, là tác nhân gây ra sự suy giảm đạo
đức và rối loạn xã hội. Khi những đứa trẻ trở về tay không, lão chửi rủa và

đánh đập chúng không nương tay. Nhưng với Sikes – nhân vật bạo lực, kẻ
dám đối đầu với lão, một kẻ không sợ lão – thì Fagin lại hèn nhát. Nói đến
Fagin thì phải kể những tính toán, âm mưu có tính tổ chức, lâu dài và thâm
hiểm của lão. Không chỉ huấn luyện những đứa trẻ cách móc túi, trộm cắp mà
lão còn tiêm vào đầu óc chúng suy nghĩ đó là một nghề để kiếm tiền mà nếu
không thực hiện được hàng ngày thì đó là “sự hèn hạ của lối sống lười biếng
và ăn không ngồi rồi”. Hơn nữa lão còn khiến chúng thấm nhuần giáo lí nghề
nghiệp và tự hào về công việc của mình! Tức là lão đã làm cho bao tâm hồn
đứa trẻ thơ nhiễm độc để rồi ngay từ nhỏ đã trở thành tội phạm chuyên nghiệp
táo tớn và bất cẩn như Cáo. Tất cả các quan hệ của lão đều xoay quanh lợi ích

17
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

cá nhân lão. Lũ trẻ đương nhiên được lão “giáo dục” cũng là để mang lợi ích
về cho lão qua những chiếc khăn tay, những cái vĩ… mà chúng trộm cắp
được. Lão dù có phần sợ và căm ghét Skikes nhưng vẫn phải giữ quan hệ với
hắn, liên kết với hắn để làm ăn, để thực hiện những phi vụ lớn. nhưng khi có
cơ hội, lão cũng chẳng ngần ngại ra tay tiêu diệt Sikes. Trong cách tính toán
để lợi dụng Nancy đầu độc Sikes, để nắm lấy bí mật của Nancy và chi phối cô
mới thật bộc lộ rõ dã tâm của lão. Lão muốn thuyết phục Nancy thú nhận, nếu
không lão sẽ theo dõi hành vi của cô, và chỉ ra nguy cơ mà người yêu mới của
Nancy sẽ gặp nếu Sikes biết chuyện. Cách giải quyết êm thấm là đầu độc
Sikes, tức là lão mượn tay Nancy để giết kẻ lão căm ghét. Và sau khi giết
Sikes thì Nancy sẽ phục tùng lão, ảnh hưởng của lão với Nancy là không có
giới hạn vì lão biết tội ác của cô. Đó là toàn bộ âm mưu của Fagin, rất chặt
chẽ và rốt cuộc từ đầu đến cuối đều vì lão, cho lão cả. Lão đã rất thấm nhạy

với cơ hội và khôn ngoan nhìn ra lợi ích của mình để che giấu nó dưới cái vỏ
giúp đỡ Nancy, vì lợi ích của Nancy.
Với Fagin, hành động đánh đập bọn trẻ, những tiếng chửi rủa thô tục,
thái độ khúm núng giả tạo mà trong lòng đầy căm thù Sikes, âm mưu đầu độc
Sikes, kế hoạch hãm hại Oliver, sự câu kết với Monks, tất cả là biểu hiện cho
một bản chất bất lương, vô nhân tính.
Sau Fagin là Sikes. Dickens để hắn xuất hiện lần đầu tiên trong cảnh lộn
xộn của vụ ẩu đả giữa Fagin với Cáo và Bates – một khung cảnh hoàn toàn
phù hợp với hắn (bởi vì ngay từ lần xuất hiện này, mắt hắn đã có những dấu
hiệu tím bầm chứng tỏ vừa mới bị đánh”- những dấu hiệu có lẽ là quen thuộc
với những người như hắn). Và Sikes cũng không xuất hiện ngay mà lời nói
của hắn xuất hiện trước, một tràng càu nhàu và chửi rủa cả người cả chó kèm
theo lời đe dọa “có thằng phải nghẻo” nếu cái bình Fagin ném Bates đụng vào
người hắn. Hắn chửi rủa con chó của hắn kèm theo một cái đá hắt con vật
sang một góc bên kia phòng. Rồi chửi rủa cả lão Fagin. Không biết vì hắn

18
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

phải suy nghĩ quá nhiều cho nên cách nhìn của con chó làm hắn bị quấy nhiễu
hay là vì những tình cảm của hắn bị kích thích bởi những suy nghĩ đòi hỏi
phải tìm một trò giải trí bằng cách đá con chó vô tội, không ai biết được. Dù
nguyên nhân thế nào, nhưng kết quả là một cái đá và một lời mắng nhiếc,
được ban cho con chó cùng một lúc. Con chó dường như cũng có điểm chung
về tính khí với ông chủ của nó và có lẽ lúc đó nó rất bực tức vì bị làm nhục,
nên không ngần ngại gì đã cắn một cái phập ngay vào chiếc giày cổ ngắn của
ông chủ. Sikes, Toby và cả Oliver cùng tham gia một vụ trộm ở ngoại ô thành

phố nhỏ Chertsey nhưng vụ trộm thất bại, Oliver bị bắn, Sikes đã phải vừa ôm
nó vừa chạy, bị rượt đuổi sát nút hai tên trộm vừa chạy vừa đe dọa nhau để
thảo luận về cách xử lý đứa trẻ. Cuối cùng Sikes đã bỏ Oliver lại một cái hố
và chạy thoát thân. Như vậy, thông qua vụ trộm và cảnh rượt đuổi này, bản
chất bất lương và tàn bạo của Sikes càng có cơ hội được bộc lộ rõ. Sự tàn bạo
của Sikes còn khủng khiếp hơn, khiến người đọc cảm thấy ghê sợ hơn đó là
khi Sikes giết Nancy. Sikes “lấy báng súng ra sức nện thực mạnh hai cái vào
giữa bộ mặt đang ngẩng lên gần như áp vào mặt hắn”, rồi khi Nancy “mắt gần
như bị mù, vì chảy máu từ một chỗ sâu hoắm ở trên trán tuôn chảy như mưa
trút” thì hắn “vớ một cây gậy nặng trĩu và giáng xuống quật ngã cô ta”. Một
cảnh mất hết nhân tính và độc ác hơn loài cầm thú.
Dawkins có biệt danh là Cáo, là cánh tay đắc lực nhất, tài năng nhất, ưng
ý nhất của Fagin. “Cáo tinh ranh” không phải ngẫu nhiên mà nó có biệt hiệu
ấy, nó ngỗ ngược ngay cả khi đã bị bắt, bị xử khiến cho đồng bọn của nó tự
hào vì “Cáo đã tỏ ra xứng đáng với sự giáo dục của lão và đã giành được một
danh tiếng rực rỡ”. Quan điểm về “số một” của Fagin, về sự tin tưởng lẫn
nhau mà lão đã truyền đạt đã thấm nhuần trong con người Cáo, cộng với bản
tính ngỗ ngược của riêng nó (có lẽ cũng được môi trường sống của nó củng cố
thêm) đã khiến nó trở thành tên tội phạm ngoan cố, khinh thường pháp luật,
một tên du đãng trẻ tuổi táo tợn chưa từng thấy. Cáo từng thuyết giáo Oliver

19
Footer Page 25 of 63.


×