Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 69 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

TRẦN THỊ HIÊN

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

TRẦN THỊ HIÊN

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. Trần Thanh Tùng

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Trần Thanh Tùng
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em, chỉ bảo em trong suốt thời gian
làm khóa luận.
Em xin cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục mầm non, các
thầy cô giáo giảng dạy đã tạo điều kiện cho em đƣợc học tập và nghiên cứu để
hoàn thành khóa luận của mình.
Em cảm ơn tới tập thể các cô giáo, Ban Giám hiệu của trƣờng mầm
non đã giúp đỡ, tạo điều kiện, góp ý để em có thể hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Trần Thị Hiên

Footer Page 3 of 63.



Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là hoàn toàn trung thực. Đề
tài này của tôi mong rằng đó là những đóng góp có thể giúp cho việc dạy học
trẻ mầm non để đạt kết quả nhƣ mong đợi.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Trần Thị Hiên

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 5
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
9. Dự kiến nội dung nghiên cứu...................................................................... 6
10.Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................. 6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................ 7
1. Giáo dục đạo đức........................................................................................ 7
1.1. Giáo dục .................................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 7
1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục ................................................................ 8
1.2. Đạo đức ................................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm đạo đức................................................................................ 9
1.2.2. Chức năng của đạo đức....................................................................... 10
1.3. Giáo dục đạo đức ................................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 11
1.3.3. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mầm non .. 12
1.3.4. Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức ........................................... 14
1.3.5. Nhiệm vụ, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
..................................................................................................................... 14
1.3.5.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo .................................. 14

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

1.3.5.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ................................... 14
1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .............. 16
1.4.1. Ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học .................... 16
1.4.2. Ý nghĩa giáo dục đạo đức thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học ............................................................................................... 18
1.4.2.1. Giáo dục lòng nhân ái ...................................................................... 18
1.4.2.3. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc............ 24
1.4.3. Các bƣớc tiến hành giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt
động cho trẻ làm quan với tác phẩm văn học ................................................ 25

1.4.4. Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động cho.... 26
trẻ làm quen với tác phẩm văn học ............................................................... 26
1.4.4.1. Yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm văn học ........................................... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC ....................................................................................... 28
2.1. Vài nét về trƣờng mầm non Nhân Hậu, xã Hòa Hậu .............................. 28
2.1.1. Về cơ sở vật chất ................................................................................ 28
2.1.2. Về đội ngũ giáo viên ........................................................................... 28
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo về việc giáo dục đạo đức thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học............................................................ 30
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................................................................. 30
2.2.2. Thực trạng giáo viên hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động .................................................... 30
2.2.3. Tần suất cho việc giáo dục đạo đức thông qua các tác phẩm văn học cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................................................................. 32

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

2.2.4. Hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học .................................................................... 33
2.2.5. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học.................................................................................... 35
2.2.6. Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các
tác phẩm văn học .......................................................................................... 36

2.2.7. Kết quả thực tế của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
thông qua các tác phẩm văn học thông qua nhóm lớp ................................... 38
2.2.8. Tình hình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trƣờng mầm
non Nhân Hậu .............................................................................................. 39
2.2.9. Kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học .................................................... 39
2.2.10. Đề xuất của giáo viên để hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
thông qua tác phẩm văn học đạt hiệu quả tích cực ........................................ 40
2.2.11. Một số kết luận rút ra khi điều tra thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua tác phẩm văn học ........................................... 40
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học ............................................................... 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 43
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC ....................................................................................... 44
3.1. Nhà trƣờng cần có kế hoạch và hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo
dục mầm non đối với trẻ 5 - 6 tuổi để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học............................................................ 44
3.2. Cần lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi và có tác dụng giáo dục đạo đức đúng với chủ đề.... 44

Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

3.3. Các giáo viên cần đƣợc đào tạo về chuyên môn thƣờng xuyên để đáp ứng
đƣợc nhu cầu giảng dạy mới cũng nhƣ có kiến thức kinh nghiệm chuyên môn
trong việc giáo dục đạo đức nhất là giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn

học đối với trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................................... 44
3.4. Cần đƣợc đầu tƣ các đồ dùng dạy học và các đạo cụ, trang thiết bị dạy
học ............................................................................................................... 45
3.5. Cần sử dụng nhiều phƣơng pháp trong dạy học giáo dục đạo đức cho trẻ 5
- 6 tuổi thông qua tác phẩm văn học ............................................................. 45
3.5.1. Phƣơng pháp đàm thoại ...................................................................... 45
3.5.2. Phƣơng pháp quan sát ......................................................................... 45
3.5.3. Phƣơng pháp trò chơi ......................................................................... 46
3.5.4. Phƣơng pháp tích hợp ......................................................................... 46
3.6. Kết hợp giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình ............................... 46
3.7. Nhà trƣờng nên qua tâm tới các giáo viên, hiểu tâm lí giáo viên điều đó
ảnh hƣởng tích cực tới quá trình giảng dậy và giáo dục đạo đức cho trẻ ....... 47
3.8. Cần có đủ lớp học tránh số lƣợng trẻ quá đông sẽ khó khăn cho giảng dạy
và thêm áp lực cho giáo viên làm giảm chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ sự yêu
nghề, nhiệt tình mến trẻ ................................................................................ 47
3.9. Kêu gọi tinh thần tập thể, đoàn kết, tránh chia rẽ ................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC

Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Trình độ của giáo viên .................................................................. 29
Bảng 2.2: Sự cần thiết của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ..................... 30
Bảng 2.3: Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ............................... 31
Bảng 2.4: Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ................................ 31

Bảng 2.5: Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua họat động chính nào
..................................................................................................................... 32
Bảng 2.6: Tần suất của việc giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................................................................. 33
Bảng 2.7: Hiểu đƣợc nội dung giáo dục đạo đức thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ........................................................................... 34
Bảng 2.8: Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa
giáo dục đạo đức không ................................................................................ 34
Bảng 2.9: Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ........................................................................... 35
Bảng 2.10: Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
thông qua các tác phẩm văn học ................................................................... 37
Bảng 2.11: Kết quả tại nhóm lớp 5TA3 (35 trẻ) khi giáo dục đạo đức thông
qua tác phẩm văn học ................................................................................... 38
Bảng 2.12: Tình hình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trƣờng
mầm non Nhân Hậu...................................................................................... 39

Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Đạo đức là cái nôi của nhân cách con ngƣời. Đạo đức đóng vai trò quan
trọng vào xu hƣớng hội nhập quốc tế mà thế hệ trẻ ngày càng sống buông thả,
suy thoái về đạo đức, lối sống thiếu văn hóa, thực dụng và thiếu trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội.
Để góp phần giảm thiểu tình trạng này thì việc giáo dục đạo đức từ rất

sớm cho trẻ là điều mang tính bức thiết. Bác Hồ chúng ta khi sinh thời đã từng
dạy thiếu niên nhi đồng:
Đây chính là nội dung nền tảng đạo đức chân chính của con ngƣời ở mỗi
thời đại, nó đòi hỏi sự nghiệp trồng người của chúng ta phải hƣớng tới. Hay ông
cha ta có câu:
Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt
Hay
Bé chẳng vin, cả gãy cành
Cho nên ngay từ lứa tuổi mầm non, chúng ta phải giáo duc đạo đức cho
trẻ bởi lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hoàng kim, là lứa tuổi dễ dàng giáo dục đạo
đức cho trẻ nhất. Lúc này tâm hồn trẻ thơ nhƣ tờ giấy trắng, viết vẽ gì lên nó sẽ
quyết định giá trị và cái đẹp trong lòng các em.
Chúng ta lớn lên bằng lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích
đầy giá trị nhân ái cao đẹp, hƣớng các em tới cái chân - thiện - mĩ. Từ đó đôi
cánh tâm hồn cũng lớn dần, rộng mở. Văn học là cây bút thần có tác dụng làm
nên tâm hồn trong sáng, lƣơng thiện, đầy yêu thƣơng của những đứa trẻ thơ.
Việc sử dụng tác phẩm văn học trong trƣờng mầm non đề giáo dục đạo đức cho
trẻ là rất cần thiết và nên làm, đó cũng là một hoạt động quan trọng đối với việc
giáo dục đạo đức cho trẻ ở trƣờng mầm non.

1
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

1.2. Cơ sở thực tiễn
Kinh nghiệm thực tiễn của ông cha ta đúc kết rằng:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây.

Từ lâu ông cha ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của
giáo dục trong việc hình thành nhân cách, tâm lí của đứa trẻ.
Chính vì vậy để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng
đạo đức nói riêng cho trẻ mầm non thì cần tìm ra phƣơng pháp giáo dục đạo đức
một cách hiệu quả, mang tính cấp thiết cần đƣợc quan tâm trong các trƣờng
mầm non cũng nhƣ đối với việc giáo dục mầm non của cả nƣớc hiện nay:
Trẻ con như búp trên cành
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non có rất nhiều phƣơng pháp và con
đƣờng khác nhau. Xong việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn
học đƣợc coi là con đƣờng cơ bản và đạt hiệu quả cao. Bởi vậy, các tác phẩm
văn học thiếu nhi, thơ, truyện có tác dụng giáo dục to lớn đối với việc hình thành
nhân cách trẻ.
Con đƣờng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo
lớn thông qua tác phẩm văn học là con đƣờng cơ bản, đạt hiệu quả tốt vì trẻ mẫu
giáo có trí tƣởng tƣợng phong phú, sự ham hiểu biết. Khi cho trẻ tiếp xúc với tác
phẩm văn học là cách trẻ hòa mình vào thế giới các loài vật, cỏ cây, hoa lá, cảnh
vật, thiên nhiên, con ngƣời, những sự vật tƣởng chừng nhƣ vô chi vô giác lại
hiện lên sống động có lời nói, hành động, suy nghĩ giống con ngƣời. Thế giới ấy
gần gũi, phong phú, thỏa mãn nhu cầu khám phá, nhu cầu ham hiểu biết, tìm
hiểu thế gới xung quanh trẻ. Do vậy, trẻ rất yêu thích các tác phẩm văn học thiếu
nhi. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tác phẩm văn học
sẽ đạt kết quả tốt.
Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc, những hành động tình cảm cao
quý của con ngƣời thể hiện qua tác phẩm sẽ giúp trẻ có tình yêu quê hƣơng, đất
nƣớc. Trong kí ức của ngƣời dân tình yêu đất nƣớc quê hƣơng hiện hữu với
2
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.


những cảnh vật gần gũi, thân thƣơng nhƣ cánh cò bay trên đồng lúa mênh mông
hết sức đơn sơ, mộc mạc:
Con cò bay lả bay la
Bay từ ruộng lúa bay ra cánh đồng.
Đôi khi là những con đƣờng dài
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Yêu cả ngôi nhà, mái ấm gia đình rộng ra tình yêu xóm làng, con ngƣời:
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có đàn gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong…
Em yêu nhà em - Đàm Thị Lam Luyến
Những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết yêu thƣơng ông
bà, bố mẹ, anh chị em.
Mẹ ốm - Trần Đăng khoa
Làm anh - Phan Thị Thanh Nhàn
Truyện Tích Chu, Bác Gấu Đen và hai chú thỏ, Đôi bạn tốt…
Giáo dục trẻ lòng nhân hậu, nhân ái, đoàn kết.
Để đáp ứng yêu cầu nội dung của chƣơng trình và thực hiện một cách có
hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tác phẩm văn học thì việc
tìm ra biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức là có ý nghĩa thiết thực.
Là một giáo viên mầm non tƣơng lai. Việc chọn đề tài nghiên cứu này
giúp tôi trau dồi kiến thức chuyên môn, tìm ra phƣơng pháp hữu hiệu cho các
tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, phát huy tối đa việc giáo dục
đạo đức cho trẻ, tạo nền tảng thuận lợi, vững chắc cho sự phát triển toàn diện
của trẻ.
3
Footer Page 12 of 63.



Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng giáo dục đạo
đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”
để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Ngoài nước
Giáo dục đạo đức luôn đƣợc coi là vấn đề đáng quan tâm và chú ý của
mọi nƣớc, mọi quốc gia và khu vực. Do đó, đến nay có rất nhiều công trình
nghiên cứu vấn đề này.
Trong cuốn Đạo đức học của G. Ban- đê - lát- de đã chỉ ra những quan
điểm, luận điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học
khác, sự hình thành, phát triển và vị trí của nó trong giáo dục nói chung…
Ngoài ra còn nhiều tác giả cũng nghiên cứu vấn đề này nhƣ Những cảm
xúc của con người của K.Izard, Tâm lí học tình cảm của P.M.Iacovson, Trí
tuệ xúc cảm của Daniel Golemen… Mỗi tác giả tìm hiểu cụ thể từng khía cạnh,
nội dung của giáo dục đạo đức.
2.2. Trong nước
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho trẻ
mầm non nhƣ Giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non của Ngô
Công Hoàn.
Tác giả Bùi Thị Việt đã có bài Dạy trẻ lòng yêu thương cha mẹ trong
Tạp chí giáo dục mầm non (số 1-2008) nói đến tầm quan trọng của việc giáo
dục tình yêu thƣơng của mẹ với cha mẹ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và một số ví
dụ để bạn học tham khảo. Cùng tạp chí trong( số 4-2008) có bài Giáo dục đạo
đức cho trẻ lứa tuổi Mầm non của tác giả Tạ Ngọc Thanh đề cập đến việc hình
thành đạo đức cho trẻ, những yếu tố tác động và một số cách thực hiện…
Còn rất nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này nhƣng ít tác giả nói về giáo

dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học.
3.Mục đích nghiên cứu

4
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đƣa ra các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học.
5. Giả thuyết khoa học
Các tác phẩm văn học có giá trị to lớn trong việc giáo dục nhân cách nói
chung cũng nhƣ giáo dục đạo đức nói riêng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Nếu
chúng ta khám phá đƣợc ý nghĩa của tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ và đề
xuất các biện pháp phù hợp thì sẽ làm cho hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đƣợc
nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề lí luận về đạo đức và giáo dục đạo đức.
Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
7.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện không cho phép nên đề tài này tôi chỉ nghiên
cứu:“Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học.”
7.2. Phạm vi nghiên cứu

5
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non Nhân Hậu - xã Hòa Hậu huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp trò chuyện
- Phƣơng pháp thống kê toán học
9. Dự kiến nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, đề tài nghiên cứu
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông

qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Chƣơng 3. Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
10.Kế hoạch nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2018 đến hết tháng 4/2019

6
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Giáo dục đạo đức
1.1. Giáo dục
1.1.1. Khái niệm
Giáo dục đƣợc xem xét dƣới hai góc độ:
Giáo dục là một hiện tượng xã hội: trong xã hội có nhiều hiện tƣợng
khác nhau nhƣ hiện tƣợng tự nhiên, xã hội, tƣ duy… Trong xã hội loài ngƣời có
một hiện tƣợng đặc trƣng là sự truyền thụ cho nhau và lĩnh hội ( tiếp thu) của
nhau những kinh nghiệm lịch sử xã hội ( tri thức kĩ năng ) để sống và hoạt động,
để tồn tại và phát triển của mỗi ngƣời và cả cộng đồng. Hiện tƣợng này đƣợc
gọi là hiện tƣợng giáo dục đặc trƣng cho xã hội loài ngƣời.[16,tr8]
Giáo dục là một quá trình sư phạm: có thể hiểu theo hai nghĩa
Theo nghĩa hẹp: giáo dục là quá trình hình thành niềm tin, lí tƣởng,
động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen
cƣ xử đúng trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lao
động, học tập…
Theo nghĩa rộng: giáo dục là quá trình tác động của toàn xã hội và các
thể chế xã hội tới con ngƣời nhƣ nền chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng, tôn giáo, các
tổ chức đoàn đội, thông tin đại chúng,... tới việc hình thành nhân cách con

ngƣời, đƣợc tổ chức có mục đích, có kế hoạch có phƣơng pháp của các nhà giáo
dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch sử loài ngƣời để hình thành nhân
cách con ngƣời. [16,tr8]
Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục đƣợc Giáo sư Hồ Ngọc
Đại đƣa ra nhƣ sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm của một ngƣời hay một nhóm ngƣời này đƣợc truyền tải một cách
tự nhiên mà không hề áp đặt sang một ngƣời hay một nhóm ngƣời khác thông
qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định
hƣớng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa đƣợc ƣu điểm và sở thích của bản
thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp đƣợc tối đa năng lực cho
7
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

xã hội trong khi vẫn thỏa mãn đƣợc quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản
thân.
1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục
Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi từng nói
"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới."
Mandela là một nhà cách mạng, một nhà chính trị, nhƣng ông hiểu rõ rằng ở
những quốc gia nhƣ của ông, khi mà nhận thức còn kém, giáo dục còn chƣa tốt
thì mọi cuộc cách mạng đều khó mà đi tới thành công, hoặc chỉ thu đƣợc những
thành công tạm thời, không bền vững. Chỉ có giáo dục, làm thay đổi nhận thức
của nhân dân, mới mang đến cho họ cuộc sống mới, thế giới mới.
Thế giới này không phải đƣợc điều hành chỉ bởi một hay nhiều tổ chức,
chính phủ... mà quan trọng hơn tất cả, là những con ngƣời đang cùng tồn tại trên
đó. Khi con ngƣời thay đổi, thì thế giới thay đổi. Muốn con ngƣời thay đổi, thì
sự thay đổi phải đến từ nhận thức, vì nhận thức quyết định cách hành xử, làm

việc của mỗi con ngƣời.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tức là
chính sách giáo dục phải coi là chính sách quốc gia ở vị trí ƣu tiên hàng đầu.
Giáo dục không chỉ vạch ra hƣớng đi mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và
phát triển nhân cách của ngƣời đƣợc giáo dục. Giáo dục mang lại những tiến bộ
mà các nhân tố khác nhƣ di truyền, môi trƣờng, hoàn cảnh không thể có đƣợc.
Hơn nữa giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt với những ngƣời bị khuyết tật.
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con ngƣời. Giáo
dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu và làm cho nó phát triển theo
chiều hƣớng tích cực. Do vậy giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong hình
thành nhân cách của trẻ[12,tr6]. Giáo dục nâng cao chất lƣợng của lao động,
đƣợc thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập ngƣời lao động.
Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trƣớc truyền lại cho các thế hệ sau
các tƣ tƣởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục
đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội
8
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo,
có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nƣớc và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo dục
gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trƣờng sẽ gắn với
nghề nghiệp và cuộc sống trong tƣơng lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp ngƣời có
kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vƣơn lên về khoa học,
công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các
nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lí nhằm phát huy mọi tiềm
năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nƣớc.
1.2. Đạo đức

1.2.1. Khái niệm đạo đức
Dƣới góc độ xã hội: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội đặc biệt đƣợc
phản ánh dƣới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh hành vi
của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội, đạo đức phản ánh trực tiếp hoặc
gián tiếp sự tồn tại xã hội.[12,tr6]
Đạo đức là phƣơng tiện điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Nếu pháp luật
điều chỉnh hành vi của con ngƣời bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc thì
đạo đức điều chỉnh hành vi con ngƣời bằng sức mạnh dƣ luận xã hội.[12,tr7]
Dƣới góc độ cá nhân: Đạo đức chính là phẩm chất, nhân cách của con
ngƣời phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của họ
trong mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội; giữa bản thân họ với
ngƣời khác, với chính mình.[12,tr7]

9
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

1.2.2. Chức năng của đạo đức
Đạo đức có các chức năng cơ bản là: Chức năng nhận thức, Chức năng
giáo dục và chức năng điều chỉnh hành vi.
Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành
những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức
trong từng con ngƣời cụ thể; giúp con ngƣời xác lập khả năng lựa chọn, đánh
giá các hiện tuợng xã hội. Trên cơ sở ấy, con ngƣời tự xem xét, đánh giá đuợc
tƣ cách, ý thức và hành vi của bản thân. Nói cách khác, chức năng giáo dục của
đạo đức chính là làm giàu thêm “tính ngƣời” cho mỗi con ngƣời, đƣợc thực hiện
thông qua quá trình giáo dục của xã hội và tự giác của mỗi cá nhân.
Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất, nhƣng

đó không phải là đặc quyền của đạo đức, bởi trong xã hội, con ngƣời tạo ra rất
nhiều phƣơng thức điều chỉnh hành vi của mình nhƣ: pháp luật, hƣơng ƣớc...
Mục đích điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích
cộng đồng và cá nhân.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức đƣợc thực hiện chủ yếu bằng
hai phƣơng thức: Một là, sử dụng sức mạnh của dƣ luận để động viên, khuyến
khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, đồng thời, phê phán, lên án
nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời khác, đến cộng đồng.
Hai là, bản thân chủ thể đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của
mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận
thức và tự nhận thức, bởi nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hƣớng nội vừa
hƣớng ngoại. Nhận thức hƣớng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức
xã hội làm đối tƣợng, là quá trình cá nhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá trình tự đánh
giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của
mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Bằng hai quá trình nhận thức
ấy con ngƣời đi đến sự nhận biết, phân biệt những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu,
10
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

thiện - ác... hƣớng tới giá trị bao quát chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể
hình thành và phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống của mình.
Ba chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau: có nhận thức đúng về
xã hội, về những quan điểm, những hành vi, những chuẩn mực đạo đức thì mới
giúp con ngƣời định hƣớng đƣợc lý tƣởng, tình cảm, thái độ ứng xử với cộng
đồng và môi trƣờng, mới hình thành đƣợc những quan điểm, những nguyên tắc,

chuẩn mực đạo đức cơ bản đƣợc xã hội chấp nhận, mới thấy đƣợc giá trị của nó.
Từ đó, con ngƣời mới có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tƣợng
đạo đức xã hội cũng nhƣ tự đánh giá những suy nghĩ, những hành vi của bản
thân mình để điều chỉnh hành vi của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã
hội.
1.3. Giáo dục đạo đức
1.3.1. Khái niệm
Giáo dục đạo đức là những tác động sƣ phạm một cách có mục đích, có
hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục để bồi dƣỡng
cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu
cầu của xã hội.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của
giáo dục nhân cách con ngƣời. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài bắt đầu
từ khi còn bé cho đến khi trƣởng thành, thậm chí suốt cả cuộc đời.
Đối với trẻ con giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích có kế
hoạch từ trƣớc nhằm giúp trẻ có hiểu biết về yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo
đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ
những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách tốt của con ngƣời Việt Nam hôm
nay.

11
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

1.3.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức
Trong thời kì hội nhập quốc tế, việc giáo dục đạo đức là mối quan tâm
của các quốc gia. Ngoài việc giáo dục tri thức, nhà trƣờng cần quan tâm định
hƣớng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Trong 5 điều Bác Hồ

dạy thiếu niên nhi đồng:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Điều 4:Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Có tới 3 điều: điều 1, 3, 5 Bác muốn các thế hệ tƣơng lai mầm măng non
của đất nƣớc hiểu đƣợc việc rèn luyện, tu dƣỡng đạo dức của bản thân là vô
cùng cần thiết, là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ noi theo.
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng cần thiết hàng đầu của nhà
trƣờng. Bởi đạo đức là cái gốc nhân cách toàn diện của mỗi con ngƣời. Nhờ có
giáo dục đạo đức mà con ngƣời trao dồi đƣợc những phẩm chất quý báu và có
thể giúp hoàn thiện bản thân. Thực tế chứng minh những đứa trẻ đƣợc giáo dục
đạo đức có thể không trở thành nhân tài nhƣng nhất định là ngƣời công dân tốt,
biết vì mọi ngƣời, không hoặc hạn chế việc bị xa đà vào những tệ nạn, không trở
thành gánh nặng cho xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, “Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Nhất là thời kì phát triển
nhƣ vũ bão của nền kinh tế thì giá trị đạo đức rất dễ xê lệch thì việc giáo dục đạo
đức cho tất cả mọi ngƣời nói chung và trẻ em nói riêng là vấn đề đặt ra không
chỉ cho nƣớc ta và các nƣớc trên thế giới.
1.3.3. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mầm
non
Trẻ em giống nhƣ một tờ giấy trắng, viết vẽ gì lên đó là do ngƣời dạy,
uốn nắn. Hồ Chí Minh đã có câu:
12
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.


Hiền giữ phải đâu tính sẵn
Phần lớn do giáo dục mà nên .
Vì thế việc giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ khi còn rất bé, khi trẻ
học mẫu giáo hoặc càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ mầm non, thì những năm đầu đời trẻ có khả năng hiểu đƣợc
những biểu tƣợng sơ đẳng về đạo đức nhƣ tốt, xấu, ngoan, hƣ, …Trẻ bắt đầu có
những hành vi phù hợp với những biểu tƣợng sơ đẳng đó, từ đó nhanh chóng
hình thành những hành vi mang tính chuẩn mực từ rất sớm cho trẻ và trở thành
dấu ấn suốt cuộc đời. Bởi vậy ngay từ đầu chúng ta chú trọng tới việc giáo dục
đạo đức đúng đắn cho trẻ đặt nền tảng cho nhân cách trẻ sau này.
Mặt khác, giai đọan mẫu giáo là thời điểm vàng cho việc phát triển tâm lí
và nhận thức cho trẻ. Trẻ dễ hòa mình vào thiên nhiên cuộc sống, trẻ dễ đồng
cảm,… là thời điểm dễ xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi con ngƣời. Do vậy,
cần giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nhƣng phải chính xác, đúng với chuẩn
mực đạo đức xã hội, mang tính văn hóa dân tộc.
Đồng thời cần phải uốn nắn những hành vi, thói quen, thái độ lệch chuẩn
của mỗi đứa trẻ, tránh để lâu dần thành thói quen khó sửa.
Trẻ biết yêu thƣơng, nhƣờng nhịn, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ… tạo ra
một xã hội lành mạnh. Tạo văn hóa trƣờng học, trẻ em là ngƣời khởi sƣớng
hƣớng mọi ngƣời tới những giá trị đạo đức truyền thống vốn có của dân tộc.
Giáo dục mẫu giáo là khâu đầu tiên của giáo dục nhân cách con ngƣời
mới, hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con ngƣời, tiền đề cho sự phát triển
sau này. Dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo, trong các hoạt động chủ đạo ở trƣờng
mầm non, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ hình
thành đƣợc các tình cảm đạo đức nhƣ tình cảm yêu thƣơng cha mẹ, tình cảm bạn
bè, tinh thần đoàn kết, gắn bó, biết chia sẻ giúp đỡ mọi ngƣời trong cuộc sống.
13
Footer Page 22 of 63.



Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

Từ đó, những hiểu biết về nhu cầu đạo đức, tình cảm đạo đức, đặc biệt là thói
quen hành vi đạo đức càng nhiều và phong phú hơn.
1.3.4. Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức
Thứ 1: Giáo dục đạo đức có sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình học trên
lớp và ở nhà
Thứ 2: Có sự định hƣớng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa
các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.
Thứ 3: Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình biến đổi về nhân cách
của trẻ.
Thứ 4: Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất
đạo đức.
1.3.5. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo
1.3.5.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục và hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức nhƣ lòng nhân ái,
lòng yêu nƣớc, yêu lao động, yêu thiên nhiên và yêu môi trƣờng
Giáo dục và hình thành ở trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp với
bạn bè (quan tâm, nhƣờng nhịn bạn), trong giao tiếp với ngƣời lớn (kính trọng lễ
phép với ngƣời lớn nhƣ chào hỏi, cảm ơn…), ý thức giữ gìn đồ vật đồ chơi (bảo
vệ, xếp đồ chơi ngăn nắp gọn gàng), ý thức hành vi văn hóa ở nơi cộng đồng
(không nói to, không làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác).
Hình thành ở trẻ những khái niệm về tiêu chuẩn đạo đức của xã hội chủ
nghĩa: khái niệm về sự công bằng, khái niệm về lòng tốt, khái niệm về sự lễ
phép.
1.3.5.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
i. Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu quê
hương đất nước

Đƣợc sống trong tình yêu thƣơng là hạnh phúc của trẻ thơ. Giáo dục tình
yêu thƣơng cũng đáp ứng nhu cầu sống của trẻ. Tình yêu thƣơng cũng là cái gốc
14
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

đạo đức của con ngƣời. Vì vậy giáo dục lòng nhân ái đƣợc coi là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ. Giáo dục lòng nhân ái cho
trẻ trƣớc tiên cần phải hƣớng trẻ đến với tình cảm gia đình. Trẻ cần hiểu mọi
ngƣời trong gia đình gắn bó với nhau bởi tình cảm máu thịt, cần sống hòa thuận,
quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình ai cũng học ai cũng phải làm đó là
những việc có ích cho gia đình và xã hội, cần đƣợc tôn trọng. Do vậy cần daỵ trẻ
yêu quý bố mẹ, kính trọng ông bà, thƣơng yêu anh chị em và những ngƣời thân
trong gia đình. Giáo dục tình cảm với trƣờng lớp, tình cảm bạn bè, thầy cô giáo.
Trẻ yêu thƣơng kính trọng, lễ phép, biết ơn, nghe lời thầy cô giáo. Bên cạnh đó
giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu thế giới, yêu cỏ cây hoa lá xung quanh cuộc
sống của mình để có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Yêu quê hƣơng tƣơi đẹp nơi trẻ
sinh ra lớn lên và đang sống là thắp lên ngọn lửa tự hào về đất nƣớc non sông.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn cần giáo dục tình yêu Bác Hồ, trẻ biết lá cờ Tổ
quốc niềm tin yêu của dân tộc ta, quan tâm đến những ngày lễ quan trọng của
đất nƣớc và địa phƣơng, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và … Tất
nhiên sự hiểu biết của trẻ ở đây còn rất hạn chế, nhƣng sự đồng cảm mang ý
nghĩa xã hội đó có tác dụng tích cực đối với sự phát triển tình cảm đạo đức ở trẻ.
ii.

Giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lớp học đoàn kết, thân ái

Khi ở nhà trẻ chỉ cùng vui chơi với ngƣời thân, các thành viên trong gia

đình, khi đến trƣờng mầm non trẻ bắt đầu kết bạn, có bạn, mối quan hệ bạn bè
bắt đầu hình thành và phát triển đồng thời có ảnh hƣởng sâu sắc tới việc hình
thành nhân cách, đến đạo đức của từng trẻ.
Giáo dục quan hệ bạn bè với trẻ mẫu giáo là công việc hết sức phức tạp
xong đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn nắm vững đặc điểm tâm lí trẻ lứa
tuổi đặc biệt là mẫu giáo lớn để có tác dụng tốt.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn trẻ biết cùng nhau đề ra một trò chơi, cùng nhau
chơi hoặc hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cô giao phó. Quan hệ bạn bè phong phú
hơn vì vậy việc giáo dục quan hệ ứng xử bạn bè: đoàn kết, thân ái, quan tâm tới
bạn bè …là rất cần thiết, giáo dục tình bạn tốt, ngƣời bạn tốt.
15
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

iii.

Giáo dục những quy tắc lễ phép và văn hóa, những đức tính tốt

Dạy trẻ biết nghe lời ngƣời lớn, vâng lời ông bà, bố mẹ anh chị, cô giáo,
tôn trọng ngƣời lớn tuổi.
Dạy trẻ những quy tắc lễ phép nhƣ chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, thƣa gửi,
… những quy tắc hành vi văn hóa nơi công cộng nhƣ không nói to, đi nhẹ nói
khẽ, không bứt hoa, bẻ cành, không chen lẫn xô đẩy nơi đông ngƣời. Biết giúp
đỡ ngƣời khó khăn, tàn tật và tôn trọng họ, giúp đỡ ngƣời già trẻ nhỏ qua đƣờng,
dỗ em nhỏ, … Đối với các trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng cần kịp
thời phát hiện, biểu dƣơng, nuôi dƣỡng và phát triển những đức tính tốt ở trẻ nhƣ
tự lập, giúp đỡ mọi ngƣời, ngăn nắp, kỉ luật.
Thế nhƣng, khi trẻ có những biểu hiện trái đạo đức cần tìm rõ nguyên

nhân, uốn nắn hành vi sai trái của trẻ. Giáo dục đạo đức cũng cần phù hợp với
đặc điểm tâm lí của trẻ để trẻ đƣợc hồn nhiên trong thế giới trẻ thơ của các em.
1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.4.1. Ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học nói riêng và văn học nói chung từ ngàn đời xƣa đã
mang lại giá trị vô cùng lớn đối với trẻ thơ. Mang lại cho trẻ thơ bao điều tốt
đẹp, chắp cánh ƣớc mơ cho các em bay cao, bay xa. Đặc biệt là văn học dân
gian, văn học thiếu nhi và văn học trẻ em lứa tuổi mầm non, … với các tác phẩm
truyện (truyện đồng thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích), thơ, văn xuôi, với
những hình tƣợng nghệ thuật gần gũi, đáng yêu, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi trẻ
thơ.
Tác phẩm văn học trẻ con đƣợc làm quen từ rất sớm ngay từ khi còn rất
bé thông qua truyện kể của bà, của mẹ, của chị. Lớn lên chút trẻ đƣợc đi học hay
nghe đọc, cô giáo dạy trẻ những câu chuyện dân gian, câu chuyện cổ tích, các
tác phẩm thơ, truyện hiện đại, đã nhen nhóm trong lòng các em tình yêu với mọi
ngƣời xung quanh, tình yêu thiên nhiên, loài vật, rộng ra nữa là tình yêu lao
động, tình yêu các anh hùng chiến sĩ, yêu quê hƣơng, đất nƣớc, dân tộc Việt

16
Footer Page 25 of 63.


×