Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI THU HOẠCH lớp TRUNG cấp lý LUẬN CHÍNH TRỊ đà NẴNG với vấn đề PHÁT TRIỂN bền VỮNG nền KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.76 KB, 16 trang )

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH – K13B16
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

ĐÀ NẴNG VỚI VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị công tác: TrườngTiểu Học Hợp Thành

Hà Nội, Tháng 08 năm 2019


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu :
Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di
sản miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế
giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế
giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường. Chính vị
trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi
đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải
Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02
huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.
Dân số: 1.231.000 người (theo điều tra dân số 2019)
Các quận, huyện:
- Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm


Lệ.
- Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa
-Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày…
2. Đối tượng nghiên cứu
- Báo cáo của Trường Trung cấp lý luận chính trị thành phố Đà Nẵng
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế biển .
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu về giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững ở Đà Nẵng trong
giai đoạn hiện nay.
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
Phát triển bền vững là sự phát triển của hiện tại, không làm tổn hại hay
cản trở đến sự phát triển của mai sau Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 70 km,
có vịnh nước sâu các của biển Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm
lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp
2


cho phát triển kinh tế biển tổng hợp và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển có
nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều
cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghĩ
dưỡng.
Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, có ý nghĩa
quan trọng về an ninh, quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào có biển.
Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu hiệu hành động mang
tính chiến lược của thế giới. Đối với Việt Nam, trong tương lai gần, ngành
kinh tế biển giữ vai trò chủ yếu để đảm bảo cho nhu cầu đời sống của nhân
dân, đảm bảo cho dân tộc ta giàu mạnh và phát triển. Do đó, cần phải nhìn
nhận kinh tế biển, đảo một cách toàn diện, phát triển kinh tế biển, đảo theo
hướng bền vững, bảo đảm quyền lợi lâu dài của đất nước, đưa nước ta trở

thành quốc gia giàu mạnh về biển, đảo, bảo đảm vững chắc chủ quyền trên
biển..
Khả năng phát triển kinh tế thủy sản của thành phố là khá lớn. Vùng
biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng
60-70 ngàn tấn. Sản lượng khai thác trung bình hàng năm đặt trên 40 ngàn
tấn, chủ yếu là cá nổi ven bờ… Thành phố còn có hơn 670 ha mặt nước có
khả năng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện tốt để xây dựng vùng nuôi các
nước ngọt tại các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Liên, Hòa Sơn thuộc
huyện Hòa Vang .
2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
a. Xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến mang tầm thế giới
Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch với lợi thế về cảng biển và sân bay quốc tế, cửa ngõ đi và đến
các di sản thế giới ở miền Trung. Tiếp nối những thành tựu đã đạt được,
thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực tập trung phát triển du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát
triển Đà Nẵng trở thành đô thị biển.
3


Đồng thời, Đà Nẵng liên kết với các tỉnh, thành phố trong khu vực xây
dựng thành điểm đến du lịch mang tầm thế giới.
b. Điểm đến an toàn và thân thiện
Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch. Với lợi thế về cảng biển và sân bay quốc tế, cửa ngõ đi và đến
các di sản thế giới ở miền Trung, cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong
phú và đa dạng, các bãi tắm đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
khá đồng bộ, môi trường du lịch được đảm bảo, Đà Nẵng đã và đang trở
thành điểm đến an toàn, thân thiện của du khách.
Đà Nẵng còn biết đến với những cây cầu xinh đẹp như cầu Sông Hàn,

cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý... Đồng thời, thành phố có vị
trí địa lý thuận lợi, phía Bắc được thiên nhiên bao bọc bởi núi cao với đèo
Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan;” phía Tây là Khu
Du lịch Bà Nà Hills - một trong những điểm có tiềm năng hút khách du lịch
rất lớn; phía Đông Bắc là bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến ấn tượng mà
du khách không thể bỏ qua như chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn Cờ... cùng các bãi
tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước; phía Đông Nam là
danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Đà Nẵng còn có hệ thống các thiết chế văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng
Nghệ thuật điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ Thuật, Nhà
thờ Con Gà... thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan về nét văn hóa
miền Trung Việt Nam.
Các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng ngày càng đa dạng và nâng cao về
chất lượng, nhiều khu, điểm tham quan du lịch được bổ sung phục vụ du
khách như Khu làng Pháp, Fantasy Park của Khu du lịch Bà Nà Hills; suối
khoáng nóng núi Thần Tài, khu giải trí Helio Center...
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết
thành phố đã tổ chức thành công nhiều lễ hội mang tầm cỡ quốc tế như Lễ
hội pháo hoa quốc tế, Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và
4


M.I.C.E, Lễ hội Cocofest 2016, Cuộc thi Marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền
buồm quốc tế Clipper Race, Cuộc thi Iron Man 70.3 Việt Nam... Qua đó,
thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng từng bước được khẳng định.
Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo thành phố, thúc đẩy các
ngành, các địa phương cùng vào cuộc tạo đã điều kiện hỗ trợ du lịch phát
triển; nâng cao nhận thức người dân thành phố trong việc cùng chung sức
phát triển du lịch, gìn giữ môi trường du lịch, tạo hình ảnh du lịch Đà Nẵng
thân thiện, mến khách.

Bên cạnh đó, với các cơ chế chính sách hỗ trợ, kêu gọi thu hút được
các nhà đầu tư chiến lược..., du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển khá
nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cải
thiện và nâng cao chất lượng sống cho người dân thành phố.
Số lượng khách đến tham quan du lịch Đà Nẵng có những bước tăng
trưởng khá nhanh, năm 2004 đón 649.106 lượt khách, đến năm 2018 đón
khoảng 7,66 triệu lượt khách.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã được thành phố đầu tư và có sự
chuyển biến thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; quảng bá
đến các thị trường quốc tế với quy mô ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng.
Điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức
du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và
đánh giá cao, với các danh hiệu được bình chọn như tốp 10 điểm đến hấp
dẫn hàng đầu châu Á (từ năm 2013-2016); tốp 10 điểm đến mới nổi sáng giá
nhất thế giới năm 2015.
Đặc biệt, trong tháng 10/2016, thành phố Đà Nẵng nhận được giải
thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” của Tổ chức
Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards; Khu nghỉ dưỡng Naman
Retreat nhận giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng retreat hàng đầu châu Á;” Khu
nghỉ dưỡng cao cấp Intercontinental Danang Sun Peninsula với các danh
5


hiệu danh giá “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới,” “Khu nghỉ
dưỡng sang trọng nhất châu Á”...
Những danh hiệu đạt được đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước
khẳng định thương hiệu của du lịch thành phố đến thị trường trong nước và
quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, du lịch Đà Nẵng vẫn còn một số

tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục trong thời gian đến. Đó là
quy mô của doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn
hạn chế, thiếu sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí về đêm và trung tâm thương
mại giải trí tập trung quy mô lớn.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển nhanh. Môi
trường biển có nguy cơ ô nhiễm. Nguy cơ quá tải về khả năng cung ứng của
hạ tầng kỹ thuật thành phố (thiếu bãi đỗ xe, xử lý nước thải; ùn tắc giao
thông cục bộ...), thiếu cơ chế chính sách và quỹ đất để thu hút đầu tư phát
triển sản phẩm du lịch, dịch vụ cũng như nguồn lực để đẩy mạnh công tác
xúc tiến du lịch ở nước ngoài...
Đà Nẵng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch, làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường; bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách; đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ môi trường và đặc biệt sớm xử lý nguy cơ ô nhiễm môi
trường biển. Đồng thời, thành phố tạo môi trường đầu tư tốt cho các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực du
lịch, dịch vụ...
Đà Nẵng xúc tiến đầu tư phát triển các cụm dịch vụ du lịch biển, các
bãi tắm mới, các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, xem đây là sản phẩm chủ
lực, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới; tiếp tục kêu gọi
đầu tư hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái làng quê, làng nghề truyền
thống theo hướng kết hợp bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch Khu

6


Du lịch Làng Vân, Công viên Đại Dương, Công viên Vườn thú Safari, Công
viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Quan.
Cùng với đó, Đà Nẵng phát triển du lịch sinh thái phía Tây thành phố
và Khu Du lịch quốc gia bán đảo Sơn Trà; đầu tư phát triển các điểm đến dọc

các tuyến đường thủy nội địa của thành phố.
Thành phố tiếp tục khai thác có hiệu quả loại hình du lịch công vụ
(MICE), tăng các chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng; nâng cao tính chuyên
nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch. Thành phố chủ động phối hợp
với các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, cơ
quan ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài, cơ quan báo chí để đăng cai tổ
chức các sự kiện, văn hóa, thể thao, du lịch lớn tại Đà Nẵng...
c. Phát triển kinh tế biển: Cần có tầm nhìn chiến lược
Xác định được vị trí và tầm quan trọng chiến lược của mình, thành
phố đã ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Trong đó tập trung phát triển kinh tế - xã
hội đối với các ngành, địa phương tại địa bàn vùng biển, ven biển nhằm phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững; xây dựng phương hướng phát triển kinh
tế - xã hội phù hợp, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng đối với vùng biển
đảo, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của vùng biển đảo, tạo bước
đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới,
đồng thời định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về các lĩnh
vực, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại vùng biển đảo và ven biển của
thànhphố.
Đối với Đà Nẵng , biển không chỉ đem lại nhiều nguồn lợi to lớn để
phát triển kinh tế, mà còn là địa thế quốc phòng, an ninh mang tính chiến
lược hàng đầu của đất nước. Đặc biệt, trước những mục tiêu mang tính chiến
lược của các nước trong khu vực đều có liên quan và tạo sức ép lớn đối với
nước ta, mục tiêu phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường sức mạnh
quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển là yêu
7


cầu cấp thiết không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn mang ý nghĩa lâu
dài.

d. Thành tựu của Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải
cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố
lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam
mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia.
Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu)
và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông
tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các
ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ
khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo
Sơn Trà… và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo
dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn
với thành phố với các tiêu chí 5 “không”, 3 “có” , 4 “an”
- 5 “không”: Không hộ đói, Không mù chữ, Không lang thang xin ăn,
Không ma tuý, Không giết người cướp của.
- 3 “có”: Có nhà ở, Có việc làm, Có lối sống văn minh đô thị.
- 4 “an”: An ninh trật tự, An toàn giao thông, An toàn vệ sinh thực phẩm,
An sinh xã hội.
e. Những hạn chế và thách thức đặt ra đối với kinh tế biển
Thực hiện chủ trương của Đảng gắn phát triển kinh tế biển với bảo
đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thời gian qua, chúng
ta đã chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng, an
ninh trên biển. Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông
và Hải đảo, nay nâng cấp thành Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và
Hải đảo; triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
8



quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 7 luật, 6 pháp lệnh, 2 bản tuyên bố, 19
nghị định và 6 quyết định liên quan đến quản lý và bảo vệ vùng biển, đảo
Việt Nam; thông qua nhiều biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho
toàn dân về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg
ngày 28-4-2010 về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến
năm 2020, trong đó xác định phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về
kinh tế của hệ thống các đảo, để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển,
đảo và ven biển nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống các đảo trở thành
tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các
vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Về đầu tư phát triển, chúng ta đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển
nghề đánh cá xa bờ, xây dựng hàng chục công trình cảng và khu dịch vụ hậu
cần nghề cá trên các đảo và một số điểm ven bờ, đóng mới nhiều tàu dịch vụ
hậu cần nghề cá; đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền về chủ
quyền quốc gia, lợi ích quốc gia trên biển; đấu tranh quốc phòng, an ninh,
ngoại giao; nghiên cứu và điều tra cơ bản; xây dựng được nhiều hạng mục
công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đến nay, quy mô kinh tế biển của Việt Nam còn khá khiêm
tốn, phương thức khai thác kinh tế biển chủ yếu là sản xuất nhỏ, các công
trình hạ tầng kỹ thuật biển còn yếu kém và chưa đồng bộ. Bên cạnh công tác
thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển mang lại một
số kết quả nhất định, thì hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra ở những vùng
biển, đảo có vị trí thuận lợi về hạ tầng giao thông (sân bay, bến cảng…) như
Đà Nẵng, Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc... Nhiều vùng biển, đảo như Quan
Lạn, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý… tuy có lợi thế lớn để thu hút khách
du lịch trong và ngoài nước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

9



Trong quá trình phát triển kinh tế biển và ven biển vẫn còn một số vấn
đề chưa thực sự gắn chặt với lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia; công tác
quản lý còn thiên về coi trọng lợi ích kinh tế mà có phần xem nhẹ yếu tố an
sinh xã hội; môi trường biển chưa được quan tâm đầu tư, xử lý kịp thời. Tình
trạng khai thác tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch biển, đảo, làm
nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích; nhiều ngành, địa phương vẫn ưu tiên khai
thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo, chưa khai thác toàn diện
tiềm năng biển; các giá trị phi vật chất và có khả năng tái tạo còn ít được chú
trọng. Phương thức khai thác tại các vùng biển, đảo của ta vẫn trùng lặp, tốc
độ phát triển ồ ạt nhưng thiếu quy hoạch tổng thể, khiến cảnh quan thiên
nhiên nhiều nơi đang bị phá vỡ, chưa có hệ thống xử lý xả thải.
Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động dịch vụ biển, du
lịch biển, đảo đến nay còn nhiều bất cập. Công tác quy hoạch, quản lý, khai
thác thế mạnh của biển ở nhiều địa phương vẫn chưa thực sự được chú trọng.
Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và vai
trò của biển đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như công tác quốc
phòng, an ninh; chưa chú trọng đến sự gắn kết giữa lợi ích chung với lợi ích
thiết thực của cư dân trên các đảo, vùng ven biển.
Hệ thống luật pháp, chính sách về biển, đảo đến nay vẫn bộc lộ những
bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực thi hành yếu, tổ chức triển khai
thiếu sự phối hợp liên ngành, công tác hỗ trợ pháp lý cho người dân địa
phương ít được chú ý. Trong bối cảnh các quốc gia đang hướng ra biển, Biển
Đông đang trở thành khu vực tiềm ẩn những tranh chấp phức tạp, nên việc
hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp
không ít khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thời gian qua, việc phát triển kinh
tế biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã, đang đặt ra không
ít khó khăn, thách thức. Cùng với hạn chế về nhận thức của các cấp, ngành,

địa phương ven biển đối với vai trò, vị trí của biển, quy mô kinh tế biển còn
10


nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề còn bất cập; việc
đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng
điểm. Trong khi đó, tình hình khai thác, sử dụng hải đảo chưa hiệu quả, thiếu
bền vững (do thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch), làm nảy sinh nhiều mâu
thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng ven biển và hải đảo. Theo đó,
phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn dưới hình thức sản xuất và đầu tư
nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, mới khai thác tài nguyên ở dạng thô, theo số
lượng. Các giá trị chức năng, phi vật chất và có khả năng tái tạo trong hệ
thống tài nguyên biển, như: không gian biển, các hệ sinh thái, khu văn hóa
lịch sử, dự trữ sinh quyển ven biển,… ít được chú trọng. Điều đó không chỉ
tác động làm cạn kiệt tài nguyên, mà môi trường biển cũng bị biến đổi theo
chiều hướng xấu; thậm chí, một số khu vực biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện
tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều, với quy mô tương đối lớn,
v.v.
Mặt khác, theo đánh giá của một số tổ chức khoa học có uy tín, đa
dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy, hải sản nước ta đã, đang có chiều
hướng giảm dần cả về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. Hiện
đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100
loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần
bờ bị khai thác quá mức, hiệu suất khai thác giảm rõ rệt theo từng năm. Chỉ
tính riêng năng suất nuôi tôm quảng canh, nếu năm 1980 sản lượng đạt
khoảng 200kg/ha/vụ thì đến nay con số này chỉ là 80kg/ha/vụ.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển, nhất là hệ thống
cảng biển, đường giao thông còn yếu kém, manh mún, lạc hậu, chưa tạo thế
liên kết các thành phố, khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển thành một hệ
thống kinh tế biển liên hoàn. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công

nghệ biển; đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự
báo, cảnh báo thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn,… ở
ven biển còn ít về số lượng, nhỏ về quy mô và trang, thiết bị hết sức thô sơ.
11


Đây cũng là một trong những thách thức không nhỏ đối với mục tiêu phát
triển kinh tế biển mà Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra.
Ngoài ra, việc quản lý vùng hải đảo và ven biển nước ta cho đến nay
vẫn theo cách tiếp cận mở, theo kiểu “điền tư, ngư chung”, dẫn đến sự chồng
chéo về quản lý giữa nhiều bộ, ngành. Trong khi đó, sự tham gia của chính
quyền địa phương vào tiến trình quản lý đất và mặt nước ven biển còn thụ
động, nhất là việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý hoạt động khai thác, sử dụng
biển còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp, gây nên sự lãng phí trong quản lý,
khai thác tài nguyên biển trên nhiều khu vực.
Có thể thấy, những thách thức nêu trên nếu không sớm khắc phục sẽ
trở thành rào cản lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế biển của nước ta.
Điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải trên cơ sở đánh giá
toàn diện tiềm năng, thách thức, có nhiều giải pháp đồng bộ, đưa kinh tế biển
phát triển nhanh, bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
f. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của kinh tế biển.
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế biển và ven biển khó đạt được vào
năm 2020. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển được xác định ưu tiên đầu tư
nhưng phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Đầu tư phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển, nhất là hệ thống cảng biển và mạng
lưới giao thông kết nối còn dàn trải, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn.
Quy hoạch các khu vực ven biển và một số ngành, lĩnh vực còn nhiều
bất cập. Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, đảo vẫn lớn; biến đổi khí hậu,

nước biển dâng diễn biến phức tạp và có tác động tiêu cực ngày càng rõ nét.
Đầu tư cho điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học-công nghệ và phát triển
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quản lý nhà nước về biển, đảo
còn lúng túng, hiệu lực, hiệu quả chưa cao…

12


3. Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển bền vững kinh tế biển ở
Đà Nẵng
Để phát triển kinh tế biển đạt được mục tiêu đã đề ra, thời gian tới cần
tập trung vào một số giải pháp sau:
- Cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo, nâng cao ý thức
bảo vệ chủ quyền quốc gia, công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, các quy định của quốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy sản không chỉ với cư
dân biển, đảo mà còn với toàn xã hội. Có thể mở các lớp huấn luyện, tuyên
truyền giáo dục cho ngư dân hiểu và chấp hành các điều khoản của các hiệp
ước, công ước đã ký giữa Việt Nam và các nước khác cũng như các quy định
của pháp luật để người dân nâng cao ý thức trong khai thác, hoạt động bảo
vệ môi trường.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc
phòng – an ninh, hợp tác quốc tế. Cùng với việc tiếp tục khẳng định chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, chuẩn bị tốt các điều kiện
cần thiết để bảo đảm về quốc phòng – an ninh, kiên quyết bảo vệ vững chắc
các vùng biển và hải đảo của Việt Nam, cần tiếp tục mở rộng và tăng cường
hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như
với các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở
tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế; cùng nhau xây
dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Các địa phương có
biển, đảo cần xây dựng và triển khai các chương trình, giải pháp, kế hoạch

phù hợp, nhằm tăng cường phát triển kinh tế theo điều kiện thực tế, thậm chí
liên kết giữa các địa phương và giữa các địa phương với các ngành để đầu tư,
khai thác các lợi ích từ biển, đảo một cách quy mô, hiệu quả; gắn phát triển
kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Chú trọng quy hoạch và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính
sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát
triển kinh tế biển, đảo. Trên cơ sở chủ trương, định hướng phát triển chung
13


của cả nước, cần có quy hoạch tổng thể chung cũng như đối với từng khu
vực, địa phương, ngành nghề phát triển. Cần tránh tình trạng “mạnh ai nấy
làm” dẫn đến sự phân tán, nhỏ lẻ thiếu tập trung giữa các địa phương với cả
vùng, giữa địa phương với từng ngành, mà cần có sự liên kết, phối hợp với
nhau. Hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả
sẽ góp phần quản lý tài nguyên, môi trường biển và khai thác có hiệu quả các
nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Mặt khác, ở
mức độ phù hợp cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài
nước để thu hút nguồn vốn đầu tư, hình thành những dự án phát triển kinh tế
liên hoàn, tăng cường trao đổi, xuất khẩu.
- Hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế
của vùng đảo như: du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản.
Chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ nghề cá gần bờ, ven đảo sang
nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Tăng cường năng lực khai
thác xa bờ cho các đảo có điều kiện thuận lợi, đồng thời, khai thác tối đa các
điều kiện tự nhiên thuận lợi vào nuôi trồng hải sản, dịch vụ hàng hải, dịch vụ
nghề cá. Các cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng, bến cá, dịch vụ hậu cần nghề
cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu, thuyền và hạ tầng nuôi trồng hải sản cũng
cần được đầu tư xây dựng đồng bộ, có quy mô lớn. Phát triển du lịch cũng là
một trong những hướng trọng điểm, mang tính đột phá trong phát triển kinh

tế biển, đảo cần được đầu tư. Một số khu du lịch sinh thái biển, đảo lớn, chất
lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới được hình thành sẽ tạo bước đột phá
cho du lịch biển, đảo nói riêng và du lịch cả nước nói chung.
- Tổ chức phát triển hợp lý không gian kinh tế – xã hội vùng biển và
ven biển. Phát triển vùng ven biển nhằm tạo động lực lan tỏa, biến vùng ven
biển thành hậu phương, hỗ trợ cho các hoạt động trên biển thông qua các
trung tâm kinh tế hải đảo. Tập trung xây dựng nhanh hệ thống kết cấu hạ
tầng trên các đảo và vùng ven biển, đảm bảo an sinh xã hội để người dân ra
định cư lâu dài trên các đảo, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ an
14


ninh, chủ quyền vùng biển, đảo. Tạo ra các hành lang kinh tế ven biển với sự
liên kết và mang sức lan tỏa rộng. Có chính sách thích hợp để hình thành các
doanh nghiệp mạnh, đồng thời huy động các thành phần kinh tế trong nước
và nguồn lực quốc tế để khai thác có hiệu quả các tiềm năng từ biển và hải
đảo.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý và
phát triển kinh tế biển, đảo nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo.
- Có biện pháp kịp thời ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm
thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa dạng sinh học biển và
các hệ sinh thái biển. Khẩn trương triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học
trong các lĩnh vực, đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới
thích ứng với các vùng mặn hóa, hạn hán, ngập nước; áp dụng công nghệ
hiện đại vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí, băng cháy, đóng tàu
và chế biến các sản phẩm của biển… Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế
trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ,
thu hút các nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước.
-Xây dựng và mạnh dạn cho tiến hành tái cơ cấu ngành kinh tế biển,

đảo, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành,
các cấp, các địa phương, có sự quản lý, tập trung của Trung ương, tạo nên
bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng
và chiều sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội
dung mới gắn phát triển kinh tế biển, đảo; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các đảo,
hệ thống cảng biển, đô thị ven biển, giao thông liên lạc… đồng thời thúc đẩy
liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại
hóa các doanh nghiệp, xây dựng các thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu
tư có chọn lọc trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh
tế biển, đảo.
III. KẾT LUẬN
15


Qua thời gian đi thực tế 06 ngày từ ngày 02/08/2019 đến ngày
07/08/2019 được được nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế-chính trị-xã
hội tại Trường chính trị thành phố Đà Nẵng . Những kết quả thu được sau đợt
đi nghiên cứu thực tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên
cũng như vận dụng vào đơn vị công tác sau khi tốt nghiệp khóa học.
Trên đây là những cảm nhận của bản thân tôi trong thời gian được đi
thực tế tại Thành phố Đà Nẵng về lĩnh vực phát triển kinh tế biển bền vững
tại Thành phố Đà Nẵng. Quá trình nghiên cứu thực tiễn không được sâu, rộng
nên cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên chủ nhiệm

Học viên

16




×