Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH ĐƯỜNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.22 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ 2
BỘ MÔN ĐƯỜNG BỘ
-------***-------

HƯỚNG DẪN
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

 


 

TP. HCM 6/2012

0


KHỐI LƯỢNG LÀM ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH ĐƯỜNG BỘ - THỜI GIAN: 13 TUẦN
-------***------PHẦN 1 (5 Tuần)
Thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư cho tuyến đường qua 2 điểm A và B cho trước
trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10.000.
- Thuyết minh: theo đề cương chung.
- Bản vẽ (6 bản):
1) Bản vẽ tình hình chung của tuyến trên chiều ngang khổ giấy A0 (bao gồm các biểu
đồ: Hoa gió, lượng mưa, số ngày mưa, độ ẩm, nhiệt độ,… Bảng tổng hợp các tiêu
chuẩn kỹ thuật của tuyến, số liệu và bản đồ địa hình – có vạch 2 phương án tuyến
được giao).
2) Bản vẽ trắc dọc của 2 phương án tuyến tỉ lệ 1:500; 1:5.000 trên khổ giấy quy định.
3) Bản vẽ trắc ngang điển hình, kết cấu mặt đường 2 phương án, rãnh dọc trên chiều


ngang khổ giấy A0.
4) Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư trên chiều ngang khổ giấy A0.
5) Bảng tổ hợp các chỉ tiêu so sánh 2 phương án tuyến trên chiều ngang khổ giấy A0.
6) 2 tập trắc ngang cho 2 phương án.
PHẦN 2 (4 Tuần)
Thiết kế kỹ thuật (hoặc Thiết kế BVTC).
- Thuyết minh: theo quy định.
- Bản vẽ (5 bản):
1) Bình đồ tuyến tỉ lệ 1: 1.000.
2) Trắc dọc tuyến tỉ lệ 1:100; 1: 1.000.
(Bình đồ và trắc dọc vẽ chung trên cùng 1 bản vẽ theo chiều ngang của khổ giấy
A0).
3) Tập trắc ngang trên khổ giấy A4 (đóng thành cuốn).
4) Bản vẽ chi tiết 1 cống trên trên chiều ngang khổ giấy A0.
5) Bản vẽ chi tiết bố trí 1 đường cong nằm (bố trí siêu cao, tầm nhìn, độ mở rộng,
ĐCCT,…) trên chiều ngang khổ giấy A0.
PHẦN 3 (4 Tuần)
Có thể chọn 1 trong các phần sau:
1) Thiết kế tổ chức thi công chi tiết nền đường (Bao gồm các bản vẽ: Tiến độ tổ chức
thi công tổng thể, Biểu đồ điều phối đất nền đường - trên chiều ngang khổ giấy
A0.).
2) Thiết kế tổ chức thi công chi tiết mặt đường (Bao gồm các bản vẽ: Quy trình công
nghệ thi công, tiến độ tổ chức thi công chi tiết mặt đường - trên chiều ngang khổ
giấy A0).
3) Thiết kế tổ chức thi công tổng thể đường ô tô (Bao gồm các bản vẽ: Tiến độ tổ
chức thi công tổng thể, biểu đồ điều phối đất nền đường - trên chiều ngang khổ
giấy A0).
4) Các chuyên đề tự chọn.
(Ghi chú: Nếu phần 3 SV chọn các chuyên đề thì phần 2 làm về xây dựng đường ô tô)


----------*****---------1


YÊU CẦU NỘI DUNG THUYẾT MINH
PHẦN 1: THIẾT KẾ CƠ SỞ, LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG Ô TÔ
Hồ sơ dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng công trình gồm: Thuyết minh, Bản vẽ và Phụ lục (nếu
có).
I. Thuyết minh:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1 Tên dự án (hoặc công trình).
1.2 Các căn cứ pháp lý xác định quy mô và sự cần thiết đầu tư.
1.3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.
1.4 Các nguồn tài liệu sử dụng để lập DAĐT.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG MỚI HAY CẢI TẠO, NÂNG
CẤP ĐƯỜNG, CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
2.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách của việc triển khai dự án đường đối với quy
hoạch phát triển kinh tế vùng nghiên cứu và các vùng lân cận.
2.2 Ý nghĩa phục vụ GTVT của tuyến đường trong quy hoạch phát triển, hoàn chỉnh mạng
lưới đường quốc gia.
2.3 Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng, chính trị, xã hội, văn hóa,…
2.4 Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai dự án.
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TUYẾN ĐI QUA.
3.1 Điều kiện khí hậu, thủy văn: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ và hướng gió,…
3.2 Điều kiện địa hình: đồng bằng, đồi, núi, độ dốc địa hình, vị trí khe suối, sông, hồ, ao, vị
trí vượt sông, vượt đèo, các vùng đô thị, khu dân cư đông đúc nằm trong vùng tuyến đi qua,
khu vực bảo tồn,…
3.3 Điều kiện địa chất: cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, đánh giá các vùng đất yếu, vùng bị sạt
lỡ,…
3.4 Vật liệu xây dựng: loại VLXD, vị trí, trữ lượng, và các đặc trưng cơ lý của vật liệu.

3.5 Giá trị nông lâm nghiệp của khu vực tuyến đi qua: cây nông nghiệp, cây công nghiệp,
rừng,…
3.6 Những khó khăn khi thiết kế tuyến đường và các công trình trên đường.
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA ĐƯỜNG
VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐƯỜNG
4.1 Các tiêu chuẩn, quy trình thiết kế được áp dụng.
4.2 Lựa chọn cấp đường và các tiêu chuẩn thiết kế hình học của đường.
4.3 Lựa chọn khổ cầu, tải trọng xe tính toán.
4.4 Lựa chọn loại kết cấu mặt đường, tải trọng xe tính toán.
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ NGHỊ LỰA
CHỌN.
5.1 Phương án vị trí tuyến đường, thiết kế bình đồ tuyến đường, các yếu tố hình học của từng
đoạn tuyến.
5.2 Thiết kế mặt cắt dọc đường (MCD).
5.3 Thiết kế mặt cắt ngang đường (MCN).
5.4 Thiết kế hệ thống thoát nước của đường: cầu nhỏ, cống, hệ thống rãnh dọc, rãnh đĩnh,
rãnh dẫn nước (nếu có),…
5.5 Thiết kế mặt đường.
5.6 Thiết kế các công trình đặc biệt như: kè, tường chắn, công trình chống xói lỡ nền đường,
xử lý nền đất yếu, công trình ngầm,…

2


5.7 Các phương án thiết kế cầu lớn và trung: khẩu độ cầu, kiểu cầu, kết cấu nhịp, trụ và mố
cầu, đường qua bãi sông (đường 2 đầu cầu), công trình chống xói lỡ, kè hướng dòng,…
5.8 Thiết kế các nút giao thông, các đường giao cắt với đường dân sinh.
5.9 Thiết kế các công trình an toàn giao thông và tổ chức giao thông.
5.10 Thiết kế các công trình phục vụ trên đường.
CHƯƠNG 6: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN.

6.1 Tổng mức đầu tư và phương án phân kỳ đầu tư.
6.2 Nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, nhu cầu vốn theo tiến độ, nhu cầu
về vật tư, máy móc thiết bị và lao động.
6.3 Tổ chức triển khai dự án và phương án sử dụng lao động.
6.4 Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến dự án.
CHƯƠNG 7: SO SÁNH LỰA CHỌ PHƯƠNG ÁN TUYẾN.
Đối với mỗi phương án tuyến cần tính toán và tập hợp các chỉ tiêu so sánh theo 3
nhóm dưới đây:
7.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng sử dụng của đường
Nhóm này bao gồm: chiều dài tuyến đường, hệ số triển tuyến theo chiều dài thật và
chiều dài ảo; số lần chuyển hướng (số đường cong); số đường cong dùng bán kính tối thiểu;
bán kính trung bình (tổng các bán kính đường cong chia cho số đỉnh); tổng chiều dài dùng độ
dốc lớn nhất; số chỗ giao nhau với đường sắt và đường ôtô khác; khả năng phục vụ kinh tế,
dân sinh, quốc phòng, chính trị, văn hoá; hệ số tai nạn giao thông; tốc độ và thời gian xe
chạy; khả năng thông hành.
7.2. Nhóm chỉ tiêu kinh tế
Bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí vận doanh và khai thác hàng năm.
7.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về điều kiện thi công
Bao gồm: khối lượng công trình các loại (cần phân biệt thống kê các loại để thấy được
mức độ khó khăn về thi công của từng phương án, ví dụ thống kê riêng khối lượng đào đắp
đá cứng , đá phong hóa, đất,...); chiều dài các đoạn tuyến qua địa hình, địa chất phức tạp; số
điểm có khối lượng thi công tập trung (ví dụ hạ đèo sâu,...) và khả năng giải quyết cũng như
số các công trình đặc biệt đòi hỏi các thiết bị thi công đặc biệt, số nhân vật lực, máy móc,
phương tiện vận chuyển trang thiết bị và điều kiện cung ứng vật tư đến thực địa.
7.4. Quyết định chọn phương án
Trong trường hợp so sánh các phương án cục bộ thì có thể chỉ dựa vào các chỉ tiêu
thuộc nhóm đánh giá chất lượng sử dụng và nhóm đánh giá về điều kiện thi công ở trên để
quyết định phương án.
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
8.1 Những kết luận chính:

- Tên dự án. Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
- Sự cần thiết phải đầu tư.
- Các giải pháp kỹ thuật, kiến nghị về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, các phương án về
vị trí và kết cấu công trình.
- Tổng mức đầu tư.
- Kế hoạch triển khai dự án, hình thức quản lý thực hiện dự án.
- Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi
trường.
- Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến dự án.
8.2 Kiến nghị.
II. Bản vẽ: (có quy định kèm theo).
- Bản vẽ (5 bản):
3


1. Bản vẽ tình hình chung của tuyến trên chiều ngang khổ giấy A0 (bao gồm các biểu đồ: Hoa
gió, lượng mưa, số ngày mưa, độ ẩm, nhiệt độ,… Bảng tổng hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật của
tuyến, số liệu và bản đồ địa hình – có vạch 2 phương án tuyến được giao).
2. Bản vẽ trắc dọc của 2 phương án tuyến tỉ lệ 1:500; 1:5.000 trên khổ giấy A0 nằm ngang.
3. Bản vẽ trắc ngang điển hình, kết cấu mặt đường 2 phương án, rãnh dọc trên chiều ngang
khổ giấy A0.
4. Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư trên chiều ngang khổ giấy A0.
5. Bảng tổ hợp các chỉ tiêu so sánh 2 phương án tuyến trên chiều ngang khổ giấy A0.
6. 2 tập trắc ngang cho 2 phương án.
-------***------PHẦN 2: THIẾT KẾ KỸ THUẬT (HOẶC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG)
Thiết kế kỹ thuật (TKKT) và thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) là bước tiếp theo của
giai đoạn TKCS. Tùy theo mức độ phức tạp của công trình, dự án đường ô tô có thể được
thiết kế theo các quy định sau đây:
- Đối với các công trình có quy mô yêu cầu kỹ thuật cao, địa hình, địa chất và thủy
văn phức tạp thì phải thực hiện theo 3 bước: TKCS, TKKT và TKBVTC.

- Đối với các công trình có quy mô nhỏ, không phức tạp, kỹ thuật đơn giản hoặc đã có
thiết kế mẫu thì chỉ thực hiện thiết kế xây dựng công trình theo 2 bước: TKCS và TKBVTC.
Hồ sơ TKKT gồm: Thuyết minh, Bản vẽ và Phụ lục (nếu có).
I. Thuyết minh:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1 Tên dự án (hoặc công trình).
1.2 Các căn cứ pháp lý để tiến hành TKKT.
1.3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.
1.4 Các nguồn tài liệu sử dụng để triển khai TKKT.
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG TUYẾN ĐI QUA.
2.1 Nội dung báo cáo của chương này tương tự như nội dung báo cáo trong chương 3 của
thuyết minh DAĐT nhưng chính xác và cụ thể hơn trên cơ sở các tài liệu khảo sát chi tiết
trong giai đoạn khảo sát TKKT.
2.2 Phần cuối chương này cần nêu nhận xét, kết luận chỉ đạo về các giải pháp thiết kế bình
đồ, MCD, MCN, cầu, cống,…đối với từng đoạn tuyến đặc trưng và cung cấp những số liệu
thăm dò, khảo sát và thí nghiệm cần thiết phục vụ việc thiết kế chi tiết.
CHƯƠNG 3: TKKT VỀ BÌNH ĐỒ, MẶT CẮT DỌC VÀ MẶT CẮT NGANG.
3.1 Cấp đường và các tiêu chuẩn thiết kế hình học chủ yếu của đường.
3.2 Thiết kế kỹ thuật đối với bình đồ tuyến:
- Thuyết minh các điều kiện khống chế, các căn cứ, lập luận đã vận dụng khi thiết kế
bình đồ đối với mỗi đoạn tuyến đặc trưng, chọn vị trí các đỉnh đường cong, chọn bán kính
đường cong theo điều kiện địa hình đoạn tuyến thiết kế, sự phối hợp giữa bình đồ, MCD và
MCN.
- Lập bảng tổng hợp theo lý trình đoạn thẳng, đoạn cong tròn, đoạn cong chuyển tiếp
và các yếu tố của đường cong tròn và ĐCCT.
- Đối với các đoạn tuyến có yêu cầu phải so sánh các phương án tuyến cục bộ thì phải
thuyết minh ưu khuyết điểm của mỗi phương án và bảng tổng hợp, kết quả so sánh theo các
chỉ tiêu KT-KT, kiến nghị phương án chọn.
3.3 Thiết kế MCD:
Đối với mỗi đoạn tuyến đặc trưng, thuyết minh các cao độ khống chế khi thiết kế

MCD, chiều cao đào đắp mong muốn dựa trên cơ sở phân tích điều kiện địa hình (độ dốc
4


ngang sườn dốc), mực nước điều tra dọc tuyến ở những vùng bị ngập 2 bên đường, mực nước
ngầm, điều kiện địa chất dọc tuyến, chọn độ đốc dọc thiết kế và bán kính đường cong đứng,
phối hợp đường cong đứng và đường cong nằm,…
3.4 Thiết kế MCN:
Thuyết minh chi tiết cấu tạo của các MCN có yêu cầu thiết kế đặc biệt, các phương án
so sánh và kết quả thiết kế, lý trình các đoạn đường áp dụng các MCN thiết kế đặc biệt, bảng
tổng hợp các kết quả tính toán ổn định và khối lượng chủ yếu.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ ÁO ĐƯỜNG.
Thuyết minh các phương án cấu tạo kết cấu áo đường, kết quả tính toán chiều dày các
lớp áo đường; phân tích ưu khuyết điểm của phương án và kiến nghị phương án chọn cho
từng giai đoạn quy hoạch và cho các đoạn đường đặc trưng có mô đun đàn hồi nền đường
thay đổi.
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC DỌC TUYẾN.
5.1 Hệ thống rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh tập trung nước.
- Quy hoạch hệ thống rãnh thoát nước: xác định lý trình các đoạn đường cần xây dựng
rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh tập trung nước.
- Tính toán thủy văn, thủy lực rãnh: trên cơ sở bản đồ quy hoạch hệ thống rãnh dọc
tuyến, khoanh lưu vực và xác định lưu lượng thiết kế cho mỗi đoạn đặc trưng và tính toán
kích thước của rãnh, cấu tạo gia cố rãnh. Lập bảng tổng hợp kết quả tính toán thủy văn, thủy
lực rãnh đỉnh và rãnh tập trung nước. Đối với rãnh dọc không yêu cầu tính toán thủy lực mà
sử dụng kích thước định hình.
5.2 Thiết kế hệ thống thoát nước ngầm (nếu có):
- Quy hoạch vị trí hệ thống thoát nước ngầm: xác định lý trình các đoạn đường cần
xây dựng rãnh thoát nước ngầm, sơ đồ bố trí các rãnh và ống thoát nước ngầm trên mặt cắt
ngang đường.
- Tính toán lưu lượng chảy về các công trình thoát nước ngầm, xác định chiều sâu

rãnh ngầm và kích thước công trình thoát nước ngầm, cấu tạo rãnh và ống thoát nước.
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ CẦU CỐNG.
6.1 Tính toán thủy văn:
- Quy hoạch hệ thống thoát nước ngang dọc tuyến: lý trình vị trí các công trình thoát
nước dọc tuyến (cống, cầu nhỏ, cầu trung, cầu lớn, đường thấm, đường tràn,…).
- Xác định lưu lượng thiết kế cho mỗi công trình thoát nước.
- Chọn loại công trình (cầu, cống – tròn hay hộp), tính toán khẩu độ công trình và các
yếu tố thủy lực như chiều sâu nước ở thượng lưu công trình, tốc độ nước chảy tại công trình,
tại thượng và hạ lưu công trình. Căn cứ vào kết quả tính toán thủy lực tính chiều cao nền
đường, chiều cao cầu tối thiểu và chọn biện pháp gia cố ở thượng và hạ lưu công trình. Lập
bảng tổng hợp kết quả tính toán thủy văn cầu nhỏ và cống.
- Đối với cầu lớn, cầu trung hay cầu nhỏ mà cho phép xói lỡ sau khi xây dựng thì cần
phải thuyết minh tính toán xói lỡ dưới công trình.
6.2 Chọn kết cấu công trình:
- Trong trường hợp sử dụng các kết cấu định hình thì phải thuyết minh mã hiệu định
hình kiến nghị sử dụng. Đối với các công trình có điều kiện địa hình và thủy văn, thủy lực
khác với điều kiện quy định khi xây dựng định hình thì phải thuyết minh những tính toán,
thiết kế bổ sung các công trình bổ trợ (như dốc nước, bậc nước, hố tụ, hố tiêu năng hay rãnh
dẫn nước ở phía thượng lưu và hạ lưu công trình).
- Trong trường hợp không thể sử dụng các thiết kế định hình thì cần phải thuyết minh
lý do, phải có luận chứng KT-KT các phương án kiến nghị sử dụng, phải cung cấp đầy đủ
bản thuyết minh tính toán.
6.3 Thiết kế cầu trung và cầu lớn.
5


Trong hồ sơ dự án về đường, đối với cầu trung và cầu lớn chỉ cần thuyết minh những
tài liệu có liên quan tới bình đồ, trắc dọc, trắc ngang đường như lý trình của cầu, chiều dài
cầu, cao độ khống chế tại mặt cầu và đường đắp qua bãi sông (đường đầu cầu). Các nội dung
khác sẽ được thuyết minh chi tiết trong hồ sơ thiết kế cầu.

CHƯƠNG 7: TỔNG DỰ TOÁN VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN KỲ ĐẦU TƯ.
7.1 Các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên
quan và các khoản mục chi phí theo quy định của nhà nước đã áp dụng trong tính toán tổng
dự toán.
7.2 Kết quả tính toán khối lượng các công trình trên đường và khối lượng công tác đất, khối
lượng các vật liệu chủ yếu.
7.3 Xác định giá trị tổng dự toán và so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt khi lập
DAĐT.
7.4 Tổ chức thực hiện dự án:
- Nguồn vốn, khả năng tài chính, nhu cầu vốn theo tiến độ, nhu cầu về vật tư, máy
móc, thiết bị và lao động.
- Các mốc thời gian chính triển khai dự án, thực hiện đầu tư, kế hoạch đấu thầu.
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
8.1 Những kết luận chính:
- Tên dự án (hoặc công trình).
- Phạm vi và nội dung thiết kế.
- Đánh giá sự phù hợp của TKKT với nội dung đã phê duyệt trong quyết định đầu tư
về quy mô, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các phương án về vị trí tuyến, các công trình lớn.
- Các giải pháp TKKT các công trình chính; những bổ sung của TKKT so với TKCS
trong DAĐT.
- Tổng dự toán (có so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt).
- Kế hoạch triển khai dự án, hình thức quản lý dự án, tổng tiến độ.
- Đánh giá tác động môi trường, những biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, phòng
chống cháy nổ, an toàn lao động.
- Những vấn đề còn tồn tại sẽ giải quyết trong bước TKBVTC.
8.2 Kiến nghị.
II. Bản vẽ: (có quy định kèm theo).
1. Bình đồ tuyến:
- Tỉ lệ 1:1.000; đối với các tuyến qua vùng đồng bằng, địa hình địa mạo đơn giản có
thể dùng tỉ lệ 1: 2.000.

- Bình đồ tuyến được lập cho từng 1 – 2km bao gồm các cọc Km, cọc H, các cọc địa
hình, các cọc đặc trưng như cọc đỉnh, tiếp đầu, tiếp cuối đường cong tròn, tiếp đầu, tiếp cuối
ĐCCT, cọc phân cự, cọc chi tiết, cọc tọa độ vị trí các công trình, mốc tọa độ và mốc cao đạc,
phạm vi chân ta luy đường đào, đường đắp.
- Đối với các đoạn tuyến có so sánh các phương án cục bộ thì bình đồ kỹ thuật được
lập cho tất cả các phương án.
- Bình đồ tổng hợp vị trí tuyến đã được duyệt trong DAĐT.
- Bản vẽ lưới khống chế mặt bằng và cao độ.
2. Mặt cắt dọc (MCD):
- MCD được vẽ trên khổ giấy có chiều cao 295mm và theo mẫu thống nhất chung.
- Tỉ lệ chiều ngang là 1:1.000 hoặc 1:2.000 (theo tỉ lệ của bình đồ); chiều đứng gấp 10
lần chiều ngang 1:1.00 hoặc 1:2.00.
- MCD lập cho từng 1 -2 km. Trên MCD có thể hiện mặt cắt địa chất tỉ lệ 1:10 – 1:20,
vẽ đường mực nước điều tra và mực nước tính toán dọc tuyến và tại các công trình cầu, cống.
6


- Đối với các đoạn tuyến có so sánh các phương án cục bộ thì MCD được lập cho tất
cả các phương án.
3. Mặt cắt ngang (MCN):
- Tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200 tùy theo chiều rộng nền đường.
- MCN đường được vẽ cho tất cả các cọc KM, cọc H, các cọc địa hình và cọc chi tiết.
4. Kết cấu áo đường:
Vẽ các phương án kết cấu áo đường cho từng giai đoạn đầu tư có ghi rõ loại vật liệu
và chiều dày mỗi lớp, trị số môđun đàn hồi của vật liệu, lý trình các đoạn tuyến sử dụng loại
kết cấu áo đường.
5. Hệ thống thoát nước dọc tuyến:
- Bản vẽ bình đồ quy hoạch hệ thống rãnh đỉnh, rãnh tập trung nước trên đó vẽ đường
ranh giới phân chia lưu vực cho từng đoạn rãnh, vị trí, hướng rãnh thoát nước, kết quả tính
toán lưu lượng chảy về các đoạn rãnh đặc trưng.

- Bản vẽ MCN, MCD của rãnh và cấu tạo rãnh, vật liệu gia cố rãnh.
- Bản vẽ quy hoạch và kết cấu hệ thống thoát nước ngầm (nếu có).
6. Cống:
- Tỉ lệ 1:50, bản vẽ cống được lập cho mỗi công trình cống có thể hiện đầy đủ bình đồ
vị trí công trình, MCD và MCN cống có thể hiện đường mặt đất tự nhiên, các lớp địa chất,
đường đỏ thiết kế, các kết quả tính toán thủy lực thủy văn, mực nước thượng và hạ lưu cống.
- Trong trường hợp áp dụng thiết kế định hình chỉ cần ghi mã số của định hình mà
không yêu cầu các bản vẽ cấu tạo chi tiết cống.
7. Cầu nhỏ: tỉ lệ 1:50 hoặc 1:100, yêu cầu đối với bản vẽ cầu nhỏ cũng tương tự như yêu cầu
đối với bản vẽ cống.
8. Các công trình đặc biệt (kè, tường chắc, xử lý đất yếu, chống xói,…):
- Sơ đồ tính toán, kết quả tính toán ổn định công trình.
- Bản vẽ TKKT công trình đặc biệt đối với từng đoạn tuyến đặc trưng.
9. Nút giao thông:
- Bản đồ địa hình có tỉ lệ không nhỏ hơn 1:500, trên đó vẽ các tuyến đường dẫn tới
nút, MCD và MCN của đường.
- Bản vẽ sơ đồ các luồng giao thông tại nút: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải ở các giờ cao
điểm và thành phần xe chạy trên các luồng: xe tải, xe con, xe máy, xe đạp, xe thô sơ.
- Bản vẽ thiết kế bình đồ, MCD, MCN, quy hoạch mặt đứng, quy hoạch hệ thống công
trình thoát nước tại nút, thiết kế các công trình trong phạm vi nút như cầu vượt, hầm chui,
công trình chiếu sáng, tổ chức giao thông, an toàn giao thông,…
10. các công trình an toàn giao thông dọc tuyến:
- Bản vẽ quy hoạch bố trí các công trình an toàn giao thông dọc tuyến như: cọc tiêu,
biển báo, vạch sơn,…
- Cấu tạo chi tiết loại biển báo, cọc tiêu, vạch sơn.
11. Công trình ngầm và các công trình phục vụ dọc tuyến khác.
-------***------PHẦN 3: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT
NỀN HOẶC MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ
Nội dung hồ sơ thiết kế tổ chức thi công chi tiết nền hoặc mặt đường ô tô bao gồm
thuyết minh và bản vẽ yêu cầu tương tự như thiết kế tổ chức thi công tổng thể đường ô tô.


7


Lưu ý:
1. Với thiết kế tổ chức thi công chi tiết nền đường: Cần quan niệm nền đường là công
trình, trong đó các hạng mục công trình như nền đường đào, nền đường đắp, nền đường đặc
biệt (qua núi đá, qua vùng đất yếu,…).
Để xác định biện pháp kỹ thuật thi công và biện pháp tổ chức thi công nền đường tốt,
cần phải thiết kế điều phối đất và trên cơ sở đó phân đoạn thi công nền đường và xác định
quy trình công nghệ thi công nền đường.
2. Với thiết kế tổ chức thi công chi tiết mặt đường: Cần quan niệm mặt đường là công
trình, trong đó các hạng mục công trình như lớp móng dưới, lớp móng trên, lớp mặt, lớp hao
mòn, lớp bảo vệ,…
Để thích ứng với các đặc điểm của công trình mặt đường, nên tổ chức thi công mặt
đường theo phương pháp dây chuyền.
Khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, cần phải giải quyết các vấn đề sau
đây:
- Hướng thi công dây chuyền.
- Tốc độ thi công dây chuyền.
- Xác định nguồn cung cấp vật liệu, tổ chức sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu.
- Xác định trình tự, nội dung và kỹ thuật (quá trình công nghệ thi công), tổ chức các
đơn vị thi công chuyên nghiệp, bố trí các đoạn thi công và tổ chức dây chuyền thi công.
Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công chi tiết mặt đường bao gồm:
- Thuyết minh và tính toán.
- Bảng thống kê nhân lực, xe máy, nguyên vật liệu và kế hoạch cung cấp.
- Sơ đồ dây chuyền thi công và tiến độ thi công hàng ngày theo giờ.
- Các sơ đồ thao tác thi công của máy, nhân lực và cách bố trí.
- Tiến độ tổ chức thi công mặt đường.
-------***------PHẦN 3: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ ĐƯỜNG Ô TÔ

Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công tổng thể (TKTCTCTT) gồm: Thuyết minh và bản vẽ.
I. Thuyết minh:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN (CÔNG TRÌNH) XÂY DỰNG.
1.5 Giới thiệu về dự án (hoặc công trình) xây dựng.
1.6 Quy mô và các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng công trình.
1.7 Cấu tạo, kết cấu và khối lượng xây dựng công trình.
CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH.
2.1 Điều kiện thiên nhiên của vùng tuyến xây dựng: địa hình, khí hậu, thời tiết.
2.2 Các điều kiện khai thác và cung cấp VLXD:
- Khả năng khai thác tại chỗ.
- Khả năng cung cấp của các cơ quan khác.
- Điều kiện vận chuyển.
2.3 Các điều kiện cung cấp nhân lực, xe máy, điện, nước và các thiết bị khác.
2.4 Địa điểm lắp đặc các xí nghiệp phụ, các nơi bố trí ăn ở của công nhân, các nơi đặt kho
vật liệu, điều kiện và thời gian giải phóng mặt bằng thi công.
2.5 Các điều kiện liên quan đến chủ trương xây dựng tuyến đường.
- Thời hạn và trình tự các hạn mục chính và công trình phải hoàn thành.
- Phân kỳ xây dựng.
8


- Các yêu cầu riêng đối với VLXD (yêu cầu đảm bảo giao thông,…).
CHƯƠNG 3: LẬP TIẾN ĐỘ TỔ CHỨC THI CÔNG CHO TỪNG HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH, CHO TỪNG ĐOẠN ĐƯỜNG.
3.1 Biện pháp kỹ thuật thi công:
- Chọn phương pháp thi công, xe máy, phương tiện thi công thích hợp với từng hạng
mục công trình, từng đoạn đường.
- Nghiên cứu các quá trình công nghệ thi công ứng với từng hạng mục công trình.
3.2 Biện pháp tổ chức thi công:
- Phân đoạn thi công.

- Chọn phương pháp thi công cho toàn tuyến, cho từng hạng mục công trình và cho
từng đoạn đường.
- Xác định số ca máy làm việc trong 1 ngày đêm.
3.3 Xác định khối lượng công việc cho từng loại phương tiện sản xuất trong quá trình thi
công các hạng mục công trình của từng đoạn tuyến, từng đơn vị chiều dài (mét hoặc 100m).
3.4 Xác định các định mức năng suất đối với mỗi loại phương tiện sản xuất và định mức sử
dụng vật liệu.
3.5 Xác định số lượng vật tư cần thiết, số công lao động và số ca xe máy để hoàn thành các
hạng mục công trình theo từng đoạn.
3.6 Tổ chức lực lượng thi công và tiến độ thi công cho từng đoạn tuyến:
- Tổ chức lực lượng thi công, xác định số lượng nhân lực, xe máy thi công từng hạng
mục công trình, từng đoạn đường.
- Lập tiến độ tổ chức thi công đối với từng hạng mục công trình.
(Khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, các nội dung nêu trên chính là
lập bản vẽ công nghệ thi công và thiết kế tổ chức thi công dây chuyền).
CHƯƠNG 4: LẬP TIẾN ĐỘ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ TOÀN TUYẾN
ĐƯỜNG.
4.1 Tổ chức lực lượng thi công toàn tuyến.
4.2 Tổ chức cung cấp vật tư, kế hoạch cung ứng vật tư và phương tiện sản xuất.
4.3 Lập tiến độ tổ chức thi công toàn tuyến.
(Khi thiết kế tổ chức thi công dây chuyền thì đây là bước thiết kế tổ chức dây chuyền
tổ hợp xây dựng đường).
Thiết kế tổ chức thi công đường ô tô có thể lập cho các phương án khác nhau và tiến
hành so sánh KT-KT để chọn phương án tốt nhất.
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
5.1 Hệ thống kiểm tra chất lượng xây dựng công trình.
5.2 Phòng thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm, kiểm tra.
5.3 Tiêu chuẩn kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình.
CHƯƠNG 6: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO GIAO THÔNG, AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG.

6.1 Biện pháp đảm bảo giao thông.
6.2 Biện pháp đảm bảo an toàn:
- An toàn lao động.
- An toàn cho công trình.
- An toàn cho xe máy thiết bị.
6.3 Biện pháp vệ sinh môi trường
II. Bản vẽ: (có quy định kèm theo).
1. Mặt bằng bố trí công trường.
2. Sơ đồ tổ chức công trường.
3. Sơ đồ công nghệ thi công các hạng mục công trình.
9


4. Tin t chc thi cụng cỏc hng mc cụng trỡnh (cú biu iu ng nhõn lc, xe
mỏy).
5. Tin t chc thi cụng tng th (cú biu iu ng nhõn lc, xe mỏy).
6. Cỏc s thao tỏc ca mỏy, nhõn lc v cỏch b trớ.
-------***------PHN CHUYấN

Chuyên đề thiết kế: Thiết kế công trình hoặc hạng mục công trình trên đường có tính
chuyên sâu. Có thể sử dụng các chuyên đề sau:
+
Thiết kế nút giao thông (cùng mức, khác mức);
+
Thiết kế nền đường đặc biệt (nền đường đắp cao, đào sâu, nền đường đắp trên
đất yếu....);
+
Thiết kế áo đường theo các công nghệ mới, tiêu chuẩn thiết kế mới;
+
Thiết kế các công trình phòng hộ như: kè, tường chắn đất...;

+
Thiết kế thoát nước đường đô thị;
+
Thiết kế các công trình công chính như: thiết kế các công trình phục vụ trên
đường, thiết kế gara, bãi đỗ xe, bến xe, trạm thu phí, quảng trường, chiếu sáng,
cây xanh, tường chống ồn...;
+
Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường đô thị, mạng lưới đường của địa phương;
+
Thiết kế quy hoạch tổ chức giao thông vận tải đô thị;
+
V.v...
- Các chuyên đề này được thiết kế trên cơ sở các số liệu khảo sát thực tế hoặc số
liệu giả định.
- Nếu phần 3 SV chọn chuyên đề về thiết kết thì bắt buộc phần 2 phải làm về thi
công.
-------***-------

QUY NH V MU VN BN V BN V K THUT
TRONG N TT NGHIP, THIT K MễN HC, BI TP LN, NCKH
SINH VIấN,DO B MễN NG B HNG DN
-----o0o----A. Quy nh v mu vn bn, thuyt minh:
A.1. Thuyt minh phi c gừ bng font ch chun UNICODE.
A.2. Quy cỏch c th v mu vn bn, thuyt minh nh sau:

CHNG 1 : MU CH TIMES NEW ROMAN 15 M
1.1 MU CH TIMES NEW ROMAN 13 M
1.1.1 MU CH 12 M

1.1.1.1 Mu ch 13 thng m

a) Cỏc mc con khỏc ch 13 thng nghiờng
Kh giy A4 : 210 x 297. L trỏi 30mm, l phi 20mm, l trờn 25mm, l di 25mm.
Ni dung trong bi ch c 13pt thng paragraph 6pt, khong cỏch dũng utiple - 1.3
(nh hỡnh v).
Cn u 2 bờn. Cỏch on tt mt tab hoc thng. Cỏc hỡnh v v cụng thc to nht
ch c phộp trong khung 225x150mm. ỏnh s hỡnh v theo tờn chng (Hỡnh 1.1).
ỏnh s cụng thc theo tờn chng, cn tab: (3.15).
Chng mi phi trang l.

10


Hình 1.1. Mẫu định dạng văn bản

B. Quy định về mẫu bản vẽ kỹ thuật
B.1. Các bản vẽ trong Đồ án tốt nghiệp, Thiết kế môn học, Bài tập lớn do bộ môn hướng dẫn
phải tuân theo các quy định về chi tiết bản vẽ, kiểu chữ kỹ thuật, đường nét,…của bản vẽ kỹ
thuật.
B.2. Khi bố cục bản vẽ chú ý khổ A0 in nằm ngang, bản vẽ khổ A1 in đứng…

B.3. Khung tên bản vẽ phải theo mẫu sau:

11


B.4. Quy định đầu trắc dọc cho bước thiết kế cơ sở và TKKT:
Bình đồ sơ lược
Rãnh thoát nước dọc

Trái

Phải

Độ dốc thiết kế
Cao độ thiết kế
Cao độ tim đường
Cự ly lẻ
Cự ly cộng dồn
Tên cọc
Lý trình
Đoạn thẳng, đoạn cong

-------oOo-------

MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY THUYẾT MINH
1. Bìa ngoài và trong trình bày theo mẫu dưới.
2. Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp.
3. Giao số liệu thiết kế tốt nghiệp.
4. Nhận xét của GV Hướng dẫn
5. Nhận xét của GV Đọc duyệt
6. Mục lục.
7. Phần 1
8. Phần 2
9. Phần 3
10. Tài liệu tham khảo
11. Phụ lục (nếu có).
Sau khi bảo vệ xong, SV phải nộp lại BM toàn bộ đồ án (Thuyết minh và các bản vẽ)
cùng với Đĩa CD chứa nội dung của Đồ án để BM lưu theo đúng quy định hiện hành.
12



CÁC MẪU BIỂU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ II
BỘ MÔN ĐƯỜNG BỘ
-------***-------

(Bìa ngồi)

THUYẾT MINH

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
SINH VIÊN: NGUYỄN VĂN A
LỚP:
GV HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN B

TP. HCM 5/2012
13


(Bìa trong)

THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
SINH VIÊN: NGUYỄN VĂN A
LỚP:
GV HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN B

14




×