Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CÁC THỦ THUẬT TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.34 KB, 21 trang )

Ex6: Game: Vocabulary Ping Pong.
Model the game with a student first, then have the class play the game as instructed
6. Game: Vocabulary Ping Pong
A: provide
B: food
A: homeless people
B: help
Đối với chương trình Tiếng Anh lớp 11, hầu hết các bài tập viết đều ở dạng viết
có hướng dẫn (controlled) và viết tự do (free). So với chương trình viết ở lớp 10
thì số bài luyện viết theo bài mẫu giảm đi đáng kể. Cho nên, sự hướng dẫn của
giáo viên có thể chi tiết hoặc đơn giản phụ thuộc vào trình độ của học sinh. Để
thực hiện một bài viết dưới dạng này giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị viết (Pre - writing) Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một
dàn ý (outline), một bài viết mẫu hoặc những từ, cụm từ gợi ý. Giáo viên giới
thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu,
học sinh nắm được cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất
định. Sau đó học sinh sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi
ý cụ thể đối với học sinh yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng
tạo đối với học sinh khá, giỏi. Đây là giai đoạn tưởng chừng như đơn giản nhưng
nó lại góp phần quan trọng cho một giờ dạy viết thành công. Qua thực tế đi dự
giờ thăm lớp các đồng nghiệp, cô Vũ Thị Khuyên nhận thấy phần này các giáo
viên chưa thực sự đầu tư về ý tưởng, thông tin cũng như cấu trúc ngữ pháp và
các từ vựng cần thiết để thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung bài dạy. Giáo
viên chỉ hướng dẫn qua theo sách giáo khoa. Điều này gây ra một số khó khăn
cho học sinh khi viết vì học sinh thường thiếu vốn từ, thiếu ý tưởng khi diễn đạt
câu văn. Những khó khăn này được cô Khuyên giải quyết như sau: Với hoạt
động “Guided questions or questionaire”: Thông qua chủ đề bài viết hoặc một bài
viết mẫu, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở liên quan đến chủ đề bài sắp
viết để dẫn dắt học sinh vào nội dung chính của bài viết. Hoạt động
Brainstorming: Giáo viên yêu cầu học sinh luyện theo nhóm, liệt kê các ý có liên
quan đến chủ đề đang thảo luận. Sau đó giáo viên tổng hợp ý lên bảng hoặc yêu


cầu đại diện của các nhóm trình bày. Hoạt động Ordering: Giáo viên đưa ra một
bài mẫu nhưng đảo lộn trật tự của nó và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các câu,
các đoạn văn cho đúng trật tự của một đoạn văn, một bài văn hay một bức thư.
Từ bài mẫu này học sinh có thể rút ra outline. Hoạt động “Picture Description”:
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết. Sau đó
yêu cầu học sinh miêu tả về nội dung bức tranh. Giáo viên đưa ra các yêu cầu
bài viết như: Dùng từ, cấu trúc ngôn ngữ... Học sinh dựa vào nội dung bức tranh
và từ gợi ý để viết thành đoạn văn. Các hoạt động trên là đơn giản đối với giáo
viên nhưng nó lại tạo môi trường học tập sôi nổi cho các em. Các em bị lôi cuốn
vào nội dung của bài học từ phần chuẩn bị, vì vậy mà chất lượng giờ dạy và học
sẽ nâng lên mỗi ngày. Tiến hành viết (While - writing) Khi đã có dàn ý cho học
sinh bắt đầu viết. Trong khi học sinh viết bài, giáo viên cần quan sát và trợ giúp
các em làm việc. Học sinh có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm.
Giáo viên cũng có thể hổ trợ về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nếu cần thiết. Nếu


học sinh viết cá nhân, yêu cầu mỗi em phải có một handout nhỏ. Nếu là viết theo
nhóm, yêu cầu các em cử nhóm trưởng viết vào handout. Giáo viên đến từng
nhóm để chắc chắn rằng ai cũng được làm việc. Khi viết xong các em trao đổi bài
viết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét. Trong giai đoạn này, với những bài viết
đã có sẵn outline nhưng học sinh yếu kém hoặc đối tượng theo khối A, B, các em
không để tâm học ngoại ngữ thì không thể hoàn thành bài viết của mình theo yêu
cầu và nội dung bài học. Vì vậy cô Khuyên đã đưa ra một số hoạt động dưới đây
nhằm giúp học sinh có thể hiểu bài và hoàn thành bài viết theo yêu cầu: Hoạt
động “Transformation”: Giáo viên đưa ra cho học sinh một bài viết mẫu. Học sinh
đọc bài và tìm hiểu bài viết. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thay đổi một số
thông tin được giáo viên đưa ra và viết lại bài viết. Hoạt động “Question - answer
writing”: Trong hoạt động này giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến chủ
đề sắp viết, học sinh trả lời câu hỏi. Sau đó học sinh sắp xếp lại các câu trả lời và
dùng các biện pháp kết hợp câu để viết thành bài văn mạch lạc. Hoạt động

“Writing based on a text”: Học sinh đọc qua một bài viết mẫu, sử dụng một dàn ý
có thay đổi một số chi tiết để viết thành một bài viết hoàn chỉnh tương tự như bài
viết mẫu. Các hoạt động trên cô Khuyên đã áp dụng cho đối tượng học sinh yếu
kém hoặc những lớp cơ bản của trường. Tuy hình thức bài tập này chưa mang lại
tính sáng tạo cho học sinh nhưng nó cũng phần nào giúp học sinh rèn luyện kỹ
năng viết. Sau khi viết (Post- writing) Sau khi các em đã viết xong bài hoặc hết
thời gian được ấn định cho bài viết, giáo viên kiểm tra bài của học sinh bằng
nhiều hình thức khác nhau. Theo cách truyền thống, giáo viên thu bài và đọc rồi
sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi, nhưng tốt nhất là gợi
ý để học sinh tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa. Giáo viên có thể chỉ gạch chân
lỗi để học sinh tự sửa, có thể ghi cạnh lề loại lỗi (dùng sai - tense, dùng giới từ
sai - pre, lỗi chính tả - spell...) để học sinh tự tìm ra lỗi và sửa. Theo một cách
khác, giáo viên gọi học sinh đọc bài viết của chính mình hoặc của bạn mình viết
(bài viết được viết vào handout để cầm đọc hoặc dán lên bảng). Cả lớp cùng
nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết. Tuy nhiên, ở bước này giáo viên cần đưa
ra các tiêu trí về các mặt của bài viết như độ chính xác về nội dung, ngôn ngữ,
văn phong trong sáng mạch lạc và có tính thuyết phục. Đây cũng là bước hoàn
thiện về bài dạy viết nên giáo viên cần chú ý và không được bỏ qua để giúp học
sinh hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức. Trong mỗi tiết dạy viết, cô Vũ Thị
Khuyên thường đưa ra các tiêu trí về các mặt của bài viết để giúp học sinh có thể
tự nhận xét đánh giá bài viết của mình trước. Các tiêu trí cần chú ý khi sửa bài là:
Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? Tính chính xác về ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu đã
sử dụng đúng hay sai, phù hợp hay chưa? Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục?
Lôgic? Sau đó áp dụng các hoạt động chữa bài viết của học sinh theo hướng tạo
môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm thông qua việc học sinh sửa
chữa các bài viết cho nhau. Cụ thể như sau: Hoạt động “Sharing and comparing”:
Yêu cầu hai học sinh không ngồi cạnh nhau trao đổi bài viết của mình và sửa bài
cho nhau. Với hoạt động này học sinh có thể phát hiện ra lỗi sai và sửa cho bạn,
so sánh ý tưởng với bạn mình để làm phong phú cho bài viết của mình. Sau đó
giáo viên nhận xét bổ sung. Hoạt động “Exhibition”: Học sinh viết bài viết nháp lên

một bảng phụ hoặc tờ giấy khổ lớn và treo lên trước lớp. Học sinh đọc to bài viết
cho nhau, trao đổi, so sánh bài viết của bạn mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung


cuối cùng. Việc sử dụng phương pháp dạy viết theo quá trình cho phép học sinh
tương tác với nhau và với sản phẩm viết của học sinh. Sau khi học sinh kết thúc
quy trình trước khi viết với bản viết nháp trong tay, có thể biên tập lại (sửa lại) cho
nhau bằng cách trao đổi bài viết và sửa chữa sản phẩm bài viết của bạn mình.
Cuối cùng, giáo viên cho học sinh chuyển sang bước đánh giá chất lượng bài
viết. Một phương pháp đánh giá chất lượng bài viết hữu hiệu đó chính là sử dụng
một danh mục các tiêu trí đánh giá cho sẵn. Danh mục này giúp học sinh tìm ra
những phần cụ thể trong bài viết có hiệu quả, như câu chủ đề, các chi tiết bổ trợ
trong bài viết, các dấu hiệu chuyển tiếp câu hay phần kết luận, các phương tiện
liên kết: Quy chiếu, tĩnh lược, liên kết từ vựng, dấu chấm câu... Tất cả các hoạt
động nói trên, cô Khuyên cho biết đã và đang sử dụng ở phần pre - writing, while
-writing và post - writing trong các tiết giảng dạy giờ viết Tiếng Anh ở lớp 11, đã
tạo động cơ học tập cho các em học sinh; chứng tỏ ưu thế của phương pháp dạy
viết theo quá trình so với phương pháp dạy viết truyền thống tập trung vào sản
phẩm.
-----------Xem thêm: Những thủ thuật hiệu quả khi dạy viết tiếng Anh,
/>Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Chuẩn bị trước giờ dạy
Do đặc thù của tiết "Reading " nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn
của học sinh. Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ
càng, nhuần nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực.
Về phía giáo viên: Xác định mục tiêu tiết dạy; lựa chọn phương pháp, thủ thuật
thích hợp áp dụng vào tiết dạy; giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết;
Phân bổ thời gian hợp lý cho tiết dạy, điều này hết sức quan trọng vì nếu phân bố
thời gian không hợp lý sẽ "cháy giáo án " và không nhấn mạnh được vào trọng
tâm của bài.

Thực tế một số tiết "Reading " nếu theo phân phối chương trình dạy trong một tiết
là hơi "nặng", do đó đòi hỏi giáo viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù
hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần không trọng tâm”…
Trước khi dạy bài đọc hiểu, nên nhắc học sinh về chủ đề bài đọc sẽ học và yêu
cầu các em tìm hiểu những thông tin về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp học sinh có
sự chuẩn bị về nội dung chủ đề bài học .
Về phần từ mới, không bắt buộc các em phải tra từ điển ở nhà mà chỉ yêu cầu
đọc trước bài để nắm được chủ đề chính của bài là gì. Điều đó sẽ giúp các em
tiếp thu bài đọc tốt hơn và bài dạy của giáo viên sẽ bớt "nặng" hơn vì có sự chủ
động, hợp tác tích cực của học sinh.


Về phía học sinh: Đọc trước bài đọc ở nhà để nắm qua được chủ đề của bài học.
Tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề bài học theo yêu cầu của giáo viên.
Hứng thú từ phần khởi động
Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong
một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học
sinh thực hành các kỹ năng đọc.
Đó là những kỹ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau
theo những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội
dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ
trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.
Thông thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là:
Trước khi đọc (Pre-reading)
Trong khi đọc (While - reading)
Sau khi đọc: (Post- reading)
Trước khi đọc (Pre-reading activities): Khoảng 12 đến 15 phút
Phần này bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được mục đích sau:
Gây hứng thú; thiết lập ngữ cảnh; tạo nhu cầu, lý do; dạy những cấu trúc, từ mới
cần thiết cho đọc hiểu; giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc; gợi ý, hướng sự chú ý

vào những điểm chính của bài đọc; cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc và
nêu những điều muốn biết về bài đọc.
Phần gây hứng thú, thiết lập ngữ cảnh chính là phần Warm up. Các hoạt động
này nên ngắn gọn, tập trung. Thời gian dành cho các hoạt động này từ 3 – 5 phút
là đủ.
Với phần này, có thể sử dụng các hoạt động sau để thực hiện:
Brainstorming:
Yêu cầu học sinh nêu những từ có liên quan đến bài học đọc, bức tranh trong bài
đọc hay tiêu đề, chủ đề của bài đọc. Đồng thời giáo viên hoặc học sinh có thể viết
những từ - cụm từ đó lên bảng.
Việc này giúp cho học sinh nhớ từ và sau đó các em có thể tìm những từ này
trong bài đọc. Học sinh có thể nêu từ bằng tiếng Việt, giáo viên chuyển sang tiếng
Anh.
Discussion:


Yêu cầu học sinh thảo luận về bức tranh trong bài đọc. Cho học sinh nói suy nghĩ
của mình về bài khóa: Nói về cái gì? Điều gì xảy ra?...
Để khuyến khích tất cả học sinh trong lớp đều tham gia thảo luận, giáo viên nên
cho học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
Questioning:
Cho học sinh quan sát tranh trong bài đọc hoặc câu đầu tiên của bài và tự nghĩ
các câu hỏi để hỏi về bài đọc. Hoạt động này tạo ra sự luyện tập hữu ích trong
việc thành lập câu hỏi của học sinh và tạo cho học sinh lý do để đọc.
Do đó học sinh có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi mình đặt khi tiến hành đọc bài.
Nên gọi các học sinh khá, giỏi đặt câu hỏi. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để
thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí
hào hứng cho lớp học...
Tạo hưng phấn phần đọc
Phần đọc (While- reading )khoảng từ 20 đến 25 phút . Khi bước vào phần này,

yêu cầu đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh là đọc qua các Task để nắm bắt
nhanh được là mình sẽ làm gì sau khi đọc bài. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm
bài.
Trong lúc học sinh đang đọc thầm giáo viên chỉ đi quanh để quản lý lớp chứ
không giải thích, không làm học sinh gián đoạn mất tập trung. Thời gian cho học
sinh đọc thầm khoảng từ 2 đến 4 phút.
Cần phải nhớ rằng đọc thầm là vô cùng quan trọng. Nếu giáo viên cứ đọc to bài
khóa cho học sinh nghe sẽ trở thành một bài nghe hiểu. Đây là một số điểm cần
nhớ khi dạy 1 bài đọc trên lớp:
Đọc to bài khóa thật ra là luyện ngữ âm, tiết tấu do đó hãy thực hiện việc này vào
cuối giờ nếu còn thời gian. Việc đọc to chỉ cần thiết khi đọc thơ hay kịch bản.
Đọc to chỉ có lợi cho việc thực hành đọc một cách thuần thục, trôi chảy và làm
cho học sinh thấy tự tin khi bài đọc không quá khó đối với chúng.
Các kĩ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng.
Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể
trả lời các câu hỏi chi tiết về từ, ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn.
Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài văn mà không
cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh


đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sẽ giúp cho học sinh tự
tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác.
Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng ở một vài
đoạn và cho học sinh đọc tập trung ở những đoạn khác. Nếu để cho học sinh đọc
tập trung bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng sẽ không đủ thời gian
rèn luyện kĩ năng đọc nhanh...
Tổng quát kiến thức sau đọc (Khoảng từ 5 - 7 phút)
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho học
sinh tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ
thực tế, chuyển hóa vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc, luyện tập củng

cố.
Với phần này, có thể dựa vào mức độ dễ hoặc khó của bài đọc để thiết kế bài tập
cho phù. Cuối cùng tôi dành khoảng 1phút cuối giao bài tập về nhà. Thường là
yêu cầu học sinh học từ mới, đọc lại bài ở nhà và dịch bài sang tiếng Việt vào vở
bài tập và làm phần Reading trong sách bài tập .


 FACEBO

Dạy Ngữ pháp cho học sinh
đăng 09:58 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh [ đã cập nhật 10:01 21-032009 ]

Phần cuối cùng của mỗi đơn vị bài học là phần Language Focus, nhằm giúp hệ thống hoá, củng cố và luyện tập s
dung từng bài tập, giáo viên có thể lựa chọn những loại bài để học sinh thực hiện trên lớp hay hướng dẫn cho các em
viên có thể rút ra được những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh và có kế hoạch củng cố, bồi dưỡng thêm cho các em
Khi thực hiện các bài tập ở phần này, cần cho học sinh liên hệ lại những tình huống hay ngữ cảnh mà các mục ngữ ph
ngữ liệu đó và hệ thống hoá được tốt hơn. Đây là lúc giáo viên có thể giải thích, tóm tắt hay chốt lại các điểm ngữ pháp đã x

Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp
Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng. Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh. Cá
trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, bản thân GV và HS hoặc bằng hành động.
Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong đó cấu tr
thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới bởi HS có nhiều có nhiều cơ hội để tiếp
thì GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy. Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp:
 Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại.
 Viết cấu trúc lên bảng.
 Yêu cầu một số HS (cá nhân) nhắc lại.
 Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới được hình thành như thế nào.
 Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở.
 Đặt thêm ví dụ và tình huống để luyện tập.


Quy trình 3 bước của giờ dạy ngữ pháp
Theo giáo học pháp hiện đại, giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở một quy trình 3 bước (The Three P's) gồm: Giới
Presentation → Practice → Performance/Production


Th

Dạy/Rèn kỹ năng Viết cho học sinh
đăng 09:54 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh

Quy trình dạy Viết thực hiện theo 3 bước sau:
a) Trước khi viết (Pre-writing)
 Giới thiệu bài viết mẫu (phần a).

Yêu cầu học sinh đọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết (lưu ý cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết).
 GV cần làm rõ nghĩa từ mới và mẫu câu.
b) Trong khi viết (While-writing)
 GV nêu yêu cầu bài viết (phần b) và có thể cho gợi ý.
 HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm, sau đó cá nhân HS tự viết.
 HS cần bám sát bài viết mẫu, các gợi ý để viết theo yêu cầu.
 GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp (có thể ding OHP).
 GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý.

c) Sau khi viết (Post-writing)
 HS có thể trình bày lại bài viết (dưới dạng nói).
 GV có thể yêu cầu HS viết một bài theo tình huống gợi ý tương tự (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tính sán
Nói tóm lại, các bài luyện viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a). Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sin
hay yêu cầu nhất định. Phần b) sẽ là phần học sinh thực hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, hoặc
tự do hơn.

- Để thực hiện bài này, giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải th
- Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết. Nên cho các gợi ý nếu cần. Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đ
làm việc cá nhân.
- Nhìn chung, để tiết kiệm thời gian trên lớp, các bài tập viết sau khi đã hướng dẫn, đều có thể dành làm bài tập v

Dạy/Rèn kỹ năng Viết cho học sinh
đăng 09:54 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh
Quy trình dạy Viết thực hiện theo 3 bước sau:
a) Trước khi viết (Pre-writing)
 Giới thiệu bài viết mẫu (phần a).

Yêu cầu học sinh đọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết (lưu ý cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết).
 GV cần làm rõ nghĩa từ mới và mẫu câu.
b) Trong khi viết (While-writing)
 GV nêu yêu cầu bài viết (phần b) và có thể cho gợi ý.
 HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm, sau đó cá nhân HS tự viết.
 HS cần bám sát bài viết mẫu, các gợi ý để viết theo yêu cầu.
 GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp (có thể ding OHP).
 GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý.

c) Sau khi viết (Post-writing)
 HS có thể trình bày lại bài viết (dưới dạng nói).
 GV có thể yêu cầu HS viết một bài theo tình huống gợi ý tương tự (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tính sán


Nói tóm lại, các bài luyện viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a). Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sin
hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, hoặc có gợi ý; sau đó là bài viết mở rộng mang tính sáng tạo v
- Để thực hiện bài này, giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải th
- Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết. Nên cho các gợi ý nếu cần. Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đ
- Nhìn chung, để tiết kiệm thời gian trên lớp, các bài tập viết sau khi đã hướng dẫn, đều có thể dành làm bài tập v


Dạy/Rèn kỹ năng Nói cho học sinh
đăng 09:49 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh

Sau phần giới thiệu ngữ liệu (ở lớp 8 và lớp 9) là phần luyện tập nói (Speak), với các hình thức bài tập và hoạt độ
chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học.
Quy trình luyện nói bao gồm:
a) Chuẩn bị nói (Pre-speaking)
 Giới thiệu bài nói mẫu (Những phát ngôn riêng lẻ hay một bài hội thoại).
 Yêu cầu học sinh luyện đọc (Chú ý cách phát âm và nghĩa của từ mới)
 Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu.
 Giáo viên yêu cầu bài nói.

b) Luyện nói có kiểm soát (Controlled practice)
 Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luy
 HS luyện nói theo cá nhân/ cặp /nhóm dưới sự kiểm soát của của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ
 GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày (nói lại) phần thực hành nói theo yêu cầu.

c) Luyện nói tự do (Free practice/ Production)
 HS nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phư
 GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ ; nên để HS tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo của
Để thực hiện mục này giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:

Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) đ
giao tiếp.

Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học s
phú của giáo viên, không nên chỉ bám sát thuần tuý vào sách.

Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng. Sử dụng thêm các giáo cụ trực quan để gợi ý hay tạo tình huống.


Có thể mở rộng tình huống, khai thác các tình huống có liên quan đến chính hoàn cảnh của địa phương, khu

Kỹ thuật giới thiệu/dạy ngữ liệu mới
đăng 09:42 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh

Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và cách dùng của một mục dạy nào đó
lời nói, từ vựng hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoạ
của giáo cụ trực quan.
Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu không còn thuần tuý chỉ là việc thày giải thích nghĩa
bằng cách cho nghĩa tiếng Việt) và giải thích các quy tắc ngữ pháp và các mẫu câu. ở phần này, người giáo viên còn c
hoặc từ mới đó trong ngữ cảnh. Chỉ khi được giới thiệu trong ngữ cảnh, nghĩa và cách sử dụng của các ngữ liệu cần d
thiệu ở bước giới thiệu ngữ liệu là:
 Hình thái (Form: pronunciation; spelling; grammar)
 Ngữ nghĩa (Meaning)
 Cách sử dụng (Use)
Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc p
thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ


Có nhiều cách/ thủ thuật giới thiệu ngữ liệu. Sau đây là một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mà các giáo viên c

Các thủ thuật tạo dựng tình huống. (setting up situations/ contexts)
a). Dùng môi trường, đồ vật thật trong lớp, trong trường;
b). Sử dụng những tình huống thật trong lớp;
c). Dùng các tình huống thật trong đời sống thật của hoc sinh;
d). Dùng các câu chuyện có thật, các hiện tượng thật trong thực tế;
e). Sử dụng các bảng biểu, bản đồ, bảng tin, báo chí;
f). Sử dụng tranh, ảnh, giáo cụ trực quan;
g). Sử dụng ngôn ngữ học sinh đã biết;

h). Sử dụng các bài hội thoại ngắn;
i). Sử dụng tiếng mẹ đẻ;
k). Phối hợp một hay nhiều cách trên.
Giới thiệu hình thái ngôn ngữ
Sau khi dùng ngữ cảnh để giới thiệu nghĩa và cách dùng của các mục dạy, lúc này giáo viên có thể làm rõ hình t
nhớ được dễ hơn và hệ thống hoá được những ngữ liệu đã học. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tự nhận xét và lập
Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh. (Checking comprehension)
Sau khi giáo viên đã giới thiệu làm rõ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu mới, cần thực hiện việc kiểm tra mức
sinh đã thực sự hiểu bài chưa, mức độ hiểu đến đâu, để trên cơ sở đó có thể kịp thời bổ xung bài giảng nếu cần.
Việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở phần giới thiệu ngữ liệu này có thể được thực hiện thông qua một
 Học sinh ứng dụng mẫu câu vừa học vào các tình huống tương tự khác giáo viên đưa ra;
 thực hiện một số bài tập lắp ghép;
 xây dựng các bài hội thoại ngắn theo mẫu bằng cách lắp ghép những từ, đoạn câu gợi ý;
 thực hiện các bài tập hỏi /trả lời theo dạng câu hỏi đóng hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (comprehensiv
 dịch ra tiếng Việt (nếu phù hợp và cần thiết)
Tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu mới
Các bước giới thiệu ngữ liệu mới có thể được tóm tắt theo một tiến trình như sau:
1)
Giới thiệu ngữ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu: cấu trúc ngữ pháp/ từ mới/ mẫu câu chức năng
2)
Nêu bật cấu trúc/ từ/ mẫu câu chức năng mới bằng cách đọc to cho học sinh nghe nhắc lại hoặc bằn
vào những mục dạy đó.
3)
Viết các cấu trúc/ từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc, giải thích nếu cần.
4)
Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm các tình huống hoặc các ví dụ khá
5)
Lặp lại tương tự bước 2 hoặc cho học sinh tái tạo theo gợi ý.
6)
Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sử dụng các thủ thuật kiểm tra hiểu như gợí ý ở mục 2.3.

Khi giáo viên nhận thấy học sinh đã làm tốt được bước 6. thì có thể chuyển sang phần luyện tập sáng tạo hơn v
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào việc giới thiệu ngữ liệu cũng phải tuân theo tuần tự tiến trình t
sinh đã hiểu và có thể làm tốt các bài tập tái tạo thì có thể chuyển ngay sang bước 6. Hoặc công việc của bước 3. cũn
cố bài, sau khi học sinh đã làm các bài tập thực hành.
Một số lưu ý khi giới thiệu/dạy từ vựng
Tiến trình giới thiệu ngữ liệu được trình bày ở trên có thể được coi là tiến trình chung cho việc giới thiệu ngữ liệu
đặc thù riêng. Phần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý khi giới thiệu từ mới.
Chọn từ để dạy
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như
câu hỏi sau:
a) Từ chủ động hay từ bị động?
 Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao t
 Từ bị động (passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc.
Cách dạy hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động liên quan đến cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời
dụng. Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụn
động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa từ (ví dụ: tra
b) Học sinh đã biết từ này chưa?
Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ cần dạy hay không. Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở
nhiều lý do khác nhau. Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những t
chưa và biết đến đâu. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như eliciting; brainstorming; các thủ thuật dùng ở các bước 5) và 6)


học sinh những từ nào là từ mới và khó trong bài.
Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ
Ngoài những thủ thuật giới thiệu nghĩa trong ngữ cảnh đã đề cập ở phần giới thiệu ngữ liệu chung, có thể sử dụ
a) Dùng trực quan như: đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, c
b) Dùng ngôn ngữ đã học:

Định nghĩa, miêu tả;


Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa;

Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ;

Tạo tình huống;

Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
c) Dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Các bước tiến hành giới thiệu từ mới cũng tương tự như các bước giới thiệu ngữ liệu nói chung, song có thể đư
và cách sử dụng từ, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh thực hành ngay qua các bài tập ứng dụng phối hợp với cá
thực hành này giáo viên đã cùng lúc kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh.

Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu ngữ liệu mới
Như đã đề cập, điểm nổi bật ở phương pháp mới là tạo cho học sinh được tham gia vào quá trình giới thiệu ngữ
Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới, thông thường giáo viên đóng vai trò chính, vai trò truyền thụ, học sinh đó
viên tạo được điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình này, kết quả tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn nhiều.
Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát huy sự chủ động suy đoán, tự ph
trúc hay từ mới và tự rút ra mẫu cấu trúc của các mục ngữ pháp, hoặc đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích ngh
nghĩa,v.v.

Sử dụng phối hợp các kỹ năng trong khi giới thiệu ngữ liệu mới
Trong quá trình giới thiệu ngữ liệu, giáo viên nên phối hợp nhiều các kỹ năng với nhau để giới thiệu mục dạy, ví
học sinh nhìn mẫu được viết trên bảng, hoc sinh tái tạo qua nói, nghe, viết , đọc; học sinh xây dựng các bài hội thoại th
ngược lại, chuẩn bị qua viết, sau đó nói lại; học sinh viết các câu trả lời trên giấy trong/ bảng con, sau đó đưa ra trước

Dạy/Rèn kỹ năng Đọc hiểu cho học sinh
đăng 09:42 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh

Khi tiến hành một bài dạy kỹ năng, ví dụ như một bài đọc hoặc bài nghe… (trong chương trình lớp 8 và lớp 9) cầ
and post-task). Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp học sinh hiểu bài và thực hành đượ

Mục đích của từng bước
a) Các hoạt động trước khi vào bài:
Các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của
Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tuỳ theo từng kỹ năng cụ thể và tuỳ theo từng nội dung và yêu c
 Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài
 Đoán trước nội dung sắp học bằng các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc về từ vựng sẽ xuất hiện trong bài;
 Trả lời các câu hỏi về nội dung bài qua các câu hỏi đặt trước;
 Giới thiệu trước từ vựng hay kiến thức ngữ pháp có liên quan đến bài sắp học.
 Thực hiện các bài tập thông qua một trong những kỹ năng để từ đó có thể thực hiện các kỹ năng khác (ví dụ,
b) Các hoạt động trong khi thực hiện bài:
Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đặt ra. Các yêu cầu b
theo mẫu v.v.
c) Các hoạt động sau khi thực hiện bài:
Các hoạt động sau khi thực hiện bài thường gồm những bài tập ứng dụng mở rộng dựa trên bài vừa học, thông
Ba bước luyện đọc hiểu
a) Trước khi đọc (Pre-reading):
Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích sau:
 Gây hứng thú;


 Giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề;
 Tạo nhu cầu , mục đích đọc;
 Đoán trước nội dung bài đọc;
 Nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc;
 Giới thiệu trước từ vựng, ngữ pháp mới giúp cho học sinh hiểu được bài đọc;
 v.v…
b) Trong khi đọc (While-reading):
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu bài đọc. Tuỳ theo mục đích nội dung của từng bà
 Check/tick the correct answers;
 True/ false

 Complete the sentences;
 Fill in the chart;
 Make a list of...
 Matching;
 Answer the questions on the text;
 What does...mean?
 What does ... stand for/ refer to?
 Find the word/ sentence that means ;
 etc.
c) Sau khi đọc (Post-reading):
Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của toàn bài đọc, liên hệ th
ngữ đã học.
Các hình thức bài tập có thể là:
 Summarize the text;
 Arrange the events in order;
 Give the title of the reading text;
 Give comments, opinions on the characters in the text;
 Rewrite the stories from jumbled sentences/ words/visual cues;
 Role- play basing on the text;
 Develop another story basing on the text;
 Tell a similar event on...
 Personalized tasks (write/ talk about your own school...)

Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngoại
ngữ trong lịch sử
đăng 09:14 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh

Lịch sử dạy học ngoại ngữ đã trải qua nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp Ngữ pháp–Dịch, phương phá

Phương pháp Ngữ pháp – Dịch

Phương pháp này có tên tiêng Anh là “Grammar – Translation Method” hay còn gọi là phương pháp Truyền thống được áp
tập trung chủ yếu vào phát triển kỹ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, viết luận (composition) và phân tíc
thành từng đoạn ngắn. Việc giảng giải quy tắc ngôn ngữ là cơ bản. Học sinh được học về ngữ pháp rất kỹ trên cơ sở các hi
đất nước học nói chung) và các quy tắc ngôn ngữ, HS bắt buộc phải dịch các bài khóa sang tiếng mẹ đẻ. HS không được p
Ưu điểm:
- HS được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn.
- HS nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản, thuộc lòng các đoạn văn hay hoặc bài khóa mẫu.
- HS có thể đọc hiểu nhanh các văn bản.


Hạn chế:
- Không giúp HS “giao tiếp” được. Hoạt động chủ yếu trong lớp là người thầy; nghĩa là người thầy giảng giải, nói nhiều
bè.
- Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều - HS hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả

Phương pháp Nghe – Nói
Phương pháp Nghe - Nói (Audiolingual Method or Audio-Oral Method) nhấn mạnh vào việc dạy kỹ năng nói và kỹ năn
mục tiêu cần đạt của người học là hình thành và phát triển cả bốn kỹ năng, nhưng ưu tiên phát triển nói, nghe trước đọ
dạy học. Phương pháp Nghe-Nói không cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp; khuyến khích tối đa dùng tiếng Anh
dạy học thông qua thực hành cấu trúc câu (structures) và qua các bài tập ứng dụng, người học tự phát hiện và tìm hiể
cầu người học bắt trước mẫu do người dạy cung cấp, ví dụ: các bài/mẩu đối thoại mẫu (dialogues) có chứa cấu trúc c
theo các hình thức như: hỏi và trả lời về bài đối thoại mẫu, thực hành thêm một số bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung,
Ưu điểm:
- Có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là HS tiểu học hoặc HS ở đầu cấp THCS. HS cảm thấy phấn khở
Anh đơn giản.
Hạn chế:
- HS có trình độ ngoại ngữ cao rất dễ nhàm chán với phương pháp này nếu không có sự điều chỉnh phương thức dạy
- HS áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ là khó. Các em không thể vận dụng các h
chước (nói theo) ngay tại chỗ trong lớp học, song các em cũng rất chóng quên và cảm thấy bị “tắc” khi gặp tình huống tương tự tr


Phương pháp Giao tiếp
Phương pháp Giao tiếp hay Đường hướng Giao tiếp ((Communicative Approach) được xem như phương pháp dạy học ngoại ng
đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Qua đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát tr
phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình
còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp (intention of comm
Phương pháp Giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp. Mục đích
mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc,
thực hiện được các chức năng ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như xin phép, đề nghị, yêu cầu ai đó làm việc gì; mô t
sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp (situations), trong đó yêu cầu người tham gia giao
Với phương pháp này, trong giờ dạy giáo viên thực hiện theo 5 bước:
+ Giới thiệu ngữ liệu (presentation)
+ Thực hành bài tập (Exercises)
+ Hoạt động giao tiếp (Communicative activities)
+ Đánh giá (Evaluation)
+ Củng cố (Consolidation).
Ưu điểm: Phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá
năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt Phương pháp Giao tiếp coi hình thành và phát triển bốn kỹ năng giao tiếp như nghe,
pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, phương pháp Giao tiếp thực sự giú
Hạn chế: Phương pháp Giao tiếp nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết t
thích đáng. Kết quả là một số HS cảm thấy khó có thể “giao tiếp” vì HS làm sao có thể nghe, nói, đọc, viết được một khi c
định giao tiếp (bao gồm các hành động lời nói hay là các chức năng ngôn ngữ học được) và hiện thực là quá phức tạp, k
thực tế đa dạng và rất phức tạp.
Trong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện; HS đóng vai trò chủ đạo trong quá
lớp 9), HS cần tập trung rèn luyện sâu từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Muốn thực hiện được, cá nhân HS phải tích cực
rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để HS thực hành kỹ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không quá đông (khoảng 35 HS/lớp
vào 4 kỹ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ luôn luôn được ưu tiên trong bất kỹ hình
Để thực hiện thành công giờ dạy theo phương pháp này, giáo viên cần:
+ Giảm tối đa thời gian nói của mình trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho HS.
+ Dạy học theo cách gợi mở - GV chỉ gợi mở và dẫn dắt để HS tự tìm ra lời giải đáp hoặc con đường đi của mình.
+ Khai thác kiến thức sẵn có/kiến thức nền về văn hoá, xã hội cũng như ngôn ngữ của HS trong luyện tập ngôn ngữ.

+ Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của HS. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ,
+ Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập (product) mà còn chú trọng đến cả quá trình (process) lu
Một số ví dụ minh họa


Phương pháp Giao tiếp đòi hỏi người học phải sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp (situations),
vụ khác nhau (tasks). Ví dụ, trong phần giới thiệu ngữ liệu của Unit 4 lớp 9; Mục 2. Listen and Read, HS được giới thiệu cả v
câu khẳng định và câu hỏi) trong tình huống đối thoại (Lan nói chuyện với Paola, một nữ sinh ngoại quốc về bài thi nói tiếng An
mà ban giám khảo hỏi Lan (phần a.). GV dùng tình huống trong bài đối thoại để làm rõ nghĩa dạng câu hỏi theo cách nói gián t
- She asked me what my name was, and where I came from.
- She asked me if I spoke any other languages.
Bước tiếp theo, GV cho HS luyện tập qua việc yêu cầu HS đọc bảng danh sách câu hỏi trực tiếp (thi vấn đáp tiếng Anh
tập đối thoại trực tiếp theo cặp (đóng vai Lan và người giám khảo). Mục đích là củng cố hình thái loại câu hỏi trực tiếp
Bước tiếp theo là hoạt động giao tiếp mang tính tự do hơn. GV có thể yêu cầu HS dựa vào bài đối thoại giữa Lan và n
bài đối thoại trong phần giới thiệu ngữ liệu).
Để tăng cường giao tiếp ở mức hoàn toàn tự do (mang tính sáng tạo), GV có thể yêu cầu HS luyện tập phỏng vấn theo
tiếp.
Như vậy, ví dụ trên cho thấy việc dạy kiến thức ngôn ngữ (câu hỏi gián tiếp) được giới thiệu thông qua tình huống giao
của bài học. Điều quan trọng là HS được luyện tập và có thể vận dụng vào các tình huống giao tiếp tương tự.

Ghi chú: Về phương pháp dạy học, các thầy (cô) giáo có thể tham khảo các tài liệu bằng tiếng Anh trên mạng Internet
Anh THPT.

A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng vấn đề:
Trong thời kì đất nước ta hội nhập , ngoại ngữ trở thành một
phương tiện hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta. Cùng với sự
phát triển của xã hội và nhu cầu của cộng đồng , việc dạy và
học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay

đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Người
dạy đã vận dụng các thủ thuật và hoạt động trên lớp học để
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều
kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả
năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào trình độ của mỗi người , sự tiếp thu
trong quá trình học cũng khác nhau . Làm thế nào để tạo ra
tính thu hút cho mỗi tiết học ? Câu hỏi này đặt ra cho người
dạy những thách thức cho việc sử dụng những thủ thuật để
tạo ra các hoạt động nhằm thu hút người học và tạo ra tính
hiệu quả trong việc học ngoại ngữ. Qua những trao đổi với
đồng nghiệp , tham khảo sách vở và những kinh nghiệm của
bản thân , tôi xin trình bày với các quý thầy cô đồng nghiệp
đề tài nhỏ: “ Những gợi ý về hoạt động cho phần Warm-up ở


một số tiết READING của Tiếng Anh lớp 11 cơ bản “.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Thiết kế hoạt động Warm-up nhằm thu hút học sinh vào bài
mới đầy hứng thú và có những liên tưởng vào chủ đề chính
của bài học , phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh.
Học sinh không cảm thấy nặng nề khi đến tiết học và đồng
thời kích thích tính tò mò muốn khám phá kiến thức trong bài
học . Từ đó , những kích thích tinh thần học sẽ dần dần giúp
các em đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình
học.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Thiết kế các hoạt động Warm-up cho mỗi tiết Reading sách
giáo khoa lớp 11 chương trình chuẩn.

II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho
việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
* Warm-up là yếu tố quan trọng trong việc tạo hứng thú học
tập cho học sinh ngay trước khi đi vào nội dung bài mới .
Nội dung phần Warm- up nhằm tạo không khí sôi nổi , thoải
mái . Vì vậy, khi tiến hành phần Warm- up , giáo viên cần
chuẩn bị nội dung có tính chất vui vẻ , tính tập thể, thu hút
được nhiều đối tượng học sinh có thể tham gia vào. Đặc biệt
đố]i với những chủ đề bài học khó , phức tạp , giáo viên cần
phải chuẩn bị kĩ nội dung phần Warm- up hơn . Yêu cầu hoạt
động cho phần Warm- up cần được tiến hành nhanh, gọn ,
nhẹ nhàng , không quá khó khiến học sinh tìm tòi quá lâu sẽ
chán làm gián đoạn quá trình tiếp thu kiến thức. Chúng ta
nên tiến hành hoạt động bằng những thủ thuật chú trọng
hoạt động nhóm hoặc cặp để học sinh thi đua , thấy được khả
năng lĩnh hội kiến thức của mình.


1.2 Cơ sở thực tiễn:
Theo như những gì tôi quan sát, thực trạng về cách thu hút
học sinh vào các tiết Reading trong chương trình sách giáo
khoa Tiếng Anh 11 cơ bản có những hạn chế trong yếu tố
giáo viên và yếu tố học sinh như sau :
Về yếu tố học sinh : tiết Reading là tiết bắt đầu cho một chủ
đề chung của cả một bài học gồm 5 tiết học. Trong tiết này ,
các em vừa được giới thiệu về chủ đề bài học , vừa được cung
cấp ngữ liệu gồm từ vựng , cấu trúc câu …để tiếp tục học các
tiết tiếp theo. Học sinh khi đối mặt với một số chủ đề trong

các bài học cảm thấy lạ lẫm , đôi khi cảm thấy “choáng ngợp
“ với số lượng từ mới khá nhiều ví dụ như : Friendship ,
Volunteer work, World population, Wonders of the world …..
Vì vậy , người dạy cần khéo léo lôi cuốn các em vào tiết học ,
tránh trạng thái “sợ sệt “ của các em.
Về yếu tố giáo viên : Giáo viên là người truyền đạt , chuyển
tải kiến thức đến với học sinh . Vì vậy , yếu tố giáo viên là
một yếu tố quan trọng để kích thích thu hút học sinh vào nội
dung bài học . Đa số các giáo viên đều nhìn nhận đúng tầm
quan trọng vai trò chủ đạo của mình trong việc kích thích tinh
thần của người học . Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn chưa
thật sự đánh giá đúng được tầm quan trọng của hoạt động
phần Warm- up, một số cho rằng sẽ mất thời gian không cần
thiết cho phần này mà chỉ chú trọng thời gian cho phần cung
cấp từ vựng , cấu trúc , đọc bài , giải quyết các bài tập.
Quý thầy cô giáo và các cán bộ quản lý có thể tham khảo đầy
đủ đề tài sáng kiến kinh nghiệm này và xem thêm các tài liệu
khác trong bộ sưu tập SKKN những gợi ý về hoạt động
cho phần Warm-up ở một số tiết READING của Tiếng
Anh lớp 11 cơ bản. Hoặc download về làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho công tác dạy và học ngày càng hiệu quả.
này


Tên đề tài: Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn
tiếng Anh ở bậc Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Hồng Phương - Đơn vị: Trường tiểu học số I thị trấn Phù Mỹ,
huyện Phù Mỹ

I. Mục đích:

- Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng Anh ở bậc tiểu học không
chỉ đơn thuần giúp học sinh nghe từ, nhớ từ, phát âm từ một cách chính xác và
sử dụng từ trong giao tiếp bằng tiếng Anh, mà còn tạo được khả năng tư duy,
phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê và thích thú cho
học sinh. Đặc biệt là học sinh tiểu học rất thích học tiếng Anh có lồng ghép trò
chơi vào trong các tiết học. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được
việc: “học mà chơi, chơi mà học” cho học sinh.
- Ngoài những giờ học tiếng Anh trên lớp, học sinh biết cách học từ vựng khi ở
nhà và cách ôn từ thông qua một sồ bài hát do giáo viên tạo ra.
II. Bản chất của giải pháp:
1. Thực trạng:
- Hạn chế về trang thiết bị dạy học và các hình thức tổ chức trò chơi.
- Cơ hội thực hành tiếng Anh ít.
- Động cơ và ý thức học tập chưa cao.
2. Tính mới của giải pháp:
- Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lí, tạo không lớp học vui vẻ và sinh động,


biến mỗi hoạt động trở thành trò chơi lí thú, dễ lôi cuốn học sinh.
- Tùy vào nội dung của mỗi bài học, giáo viên có thểvận dụng một số thủ thuật
này vào trong các phần Warm-up, Lead-in, Free-practice, Consolidation, …. hoặc
ngay sau khi dạy xong từ vựng (kiểm tra vốn hiểu từ của học sinh).
- Vận dụng một số thủ thuật này giúp cho các em không chỉ nhớ từ ở lớp học mà
còn giúp các em một số cách học và ôn từ khi ở nhà. Nếu thuộc và nhớ từ, sẽ
giúp các em tự tin khi thực hành hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh. Tạo cho các em
có một động cơ và ý thức học tập môn học này.
III. Nội dung giải pháp mới:
1. Giải pháp mới:
1.1. Sử dụng tranh:
- Giúp học sinh học được từ, nhớ từ thông qua tranh ảnh.

- Sử dụng tranh thông qua trò chơi trong các phần của tiết học: Warm-up, Leadin, Controlled-practice, Free-practice, Consolidation,…
- Trong một tranh có thể ôn rất nhiều từ và mẫu câu.
- Học sinh có nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh.


* Công dụng của việc sử dụng tranh:
- Dùng tranh để dạy từ.
- Nhìn tranh đoán từ.
- Nhìn tranh hoàn thành ô chữ.
- Nhìn tranh nối từ.
- Nhìn tranh điền từ vào chỗ trống.
- Nhìn tranh để sắp xếp chữ cái thành từ.
- Nghe đọc và vẽ tranh.
- Nhìn tranh ôn từ thông qua mẫu câu.
* Có thể sử dụng tranh trong một số thủ thuật: Guess the pictures, Pair Race,
Matching, Jumbled Word, Draw pictures, Crossword, Nhìn tranh nói từ,…
1.2. Học và nhớ từ khi ở nhà:
- Giúp học sinh nhớ được cách viết, cách phát âm và nghĩa của từng từ.
- Sau khi học từ trên lớp, giáo viên hướng dẫn các em làm những tấm thẻ bìa.


- Một mặt của tấm thẻ các em viết từ, mặt còn lại các em có thể viết nghĩa hoặc
vẽ đồ vật minh họa cho từ đó.
- Các em có thể dán những tấm thẻ ở góc học tập, bỏ vào túi áo, hoặc trong cặp
sách cuả mình, học được mọi lúc, mọi nơi.
- Các em có thể học và ôn từ theo cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.

1.3. Ôn từ thông qua một số bài hát:
- Giúp học sinh nhớ từ thông qua những bài hát do giáo viên tự sáng tác dựa vào
nền nhạc của một số bài hát quen thuộc với học sinh tiểu học.

- Học sinh có thể hát những bài này khi chào giáo viên, trong các phần Warm-up,
Consolidation, …. ở trên lớp, ở nhà hoặc vào những lúc giải lao.
- Học sinh có thể hát theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm hoặc cả lớp.
Ví dụ:Ôn các từ chỉ màu sắc thông qua bài hát Bắc Kim Thang
Red yellow blue white pink. Black and gray brown purple. What color is this?
It’s red. What color is this? It’s pink. Green purple brown and white. Orange pink
black and red red red.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp:


- Một số thủ thuật mà tôi đưa ra có thể sử dụng trong hầu hết tất cả các tiết học
và các khối lớp ở bậc tiểu học. Tùy vào từng nội dung của bài học, giáo viên phải
biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt và có
hiệu quả.
- Sử dụng nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học tự tạo kết hợp với việc sử dụng công
nghệ thông tin trong các trò chơi tạo cho không khí lớp học thêm sinh động.
-Học sinh không những nhớ từ ở trên lớp thông qua các trò chơi, mà còn biết
cách học từ, ôn từ ở nhà, ôn từ mọi lúc, mọi nơi.
3. Lợi ích kinh tế-xã hội:
- Các thủ thuật giúp học sinh nhớ từ đa số được thực hiện dưới hình thức các trò
chơi nên không khí của lớp học ít căng thẳng giúp cho tiết học sinh động và đạt
hiệu quả cao.
- Sử dụng nhiều tranh ảnh, giáo cụ trực quan, những bài hát quen thuộc với học
sinh tiểu học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể ôn từ mọi lúc,
mọi nơi.
- Các em học và nhớ được nhiều từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ
vựng trong thực hành giao tiếp. Điều này sẽ giúp các em có được động cơ học
tập và niềm say mê đối với môn học này.
* Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của khối lớp 3,4,5 như
sau:


Năm
học

Số HS
khảo sát

20082009 338

Kết quả khảo sát
Giỏi
SL
82

Khá

Trung bình

Yếu

%

SL

%

SL

%


SL

%

24,3

103

30,5

110

32,5

43

12,7


2009335
2010

116

34,6

105

31,3


81

24,2

33

9,9

2010323
2011

166

51,4

107

33,2

44

13,6

6

1,8

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng việc áp dụng những thủ thuật này
giúp cho tiết học trở nên sinh đông, học sinh nhớ được từ lâu hơn, vận dụng vốn
từ trong thực hành giao tiếp, chất lượng học tập môn tiếng Anh ngày càng cao.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×