Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.84 KB, 4 trang )

Chương 1: Quá trình dạy học
I.
1.

Khái niệm chung về quá trình dạy học (QTDH)
Khái niệm

Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hoạt động dạy và hoạt động học ,
hoạt động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong
khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy
học.
2.

Dấu hiệu của QTDH
Dạy học là dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm mục đích truyền thụ
và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, giúp hình thành và phát triển nhân cách người
học. Trong đó diễn ra 2 hoạt động đan xen là : dạy và học.
Hoạt động học: chủ thể là người học, hướng vào đối tượng học (học sinh,
sinh viên,…), tiếp nhận và chuyển hóa nó, biến thành của riêng, qua đó phát
triển bản thân người học. (Kiến thức được tiếp nhận của người học là như nhau
nhưng họ tiếp nhận theo những cách khác nhau, vì vậy khả năng tiếp thu và
chuyển tải kiến thức, kỹ năng ở mỗi cá nhân cũng khác nhau.)


Hoạt động dạy: chủ thể là người dạy, hướng vào đối tượng dạy. Vai trò và
tính chất hoạt động dạy cũng như vị thế của người dạy tùy thuộc vào đối tượng
của hoạt động dạy. ( Ví dụ đối với học sinh cấp 1: người dạy là người trực tiếp,
quan trọng điều khiển quá trình dạy học. Với sinh viên người dạy giữ vai trò là
người định hướng, điều chỉnh quá trình dạy học.)
Hai hoạt động này được tiến hành trên bản thể của QTDH là nội dung dạy
học ( NDDH) . NDDH là yếu tố khách quan, quyết định tiến trình và phương


pháp của hoạt động dạy và học. ( Ví dụ khi học về kiến thức cơ bản, người dạy
sử dụng phương pháp truyền thống + hoạt động nhóm. Khi học về kỹ năng,
người dạy có thể kết hợp nhiều phương pháp khác như diễn thuyết, tổ chức
hoạt động,…)
Kết quả của QTDH là biến đổi ở người học đặc tính nào đó(kiến thức,
khả năng, thái độ) được xác định trước và ứng với NDDH, tức là thực hiện được
mục tiêu dạy học của QTDH.
Một QTDH phải được tiến hành trong khoảng không gian và thời gian
nhất định ( một khóa dạy, một bài, …) và chịu sự chế ước bởi các điều kiện kinh
tế - xã hội – văn hóa nhất định. (QTDH phải là quá trình học tập có thể kiểm
soát và điều khiển được.
Tóm lại, QTDH giúp hình thành và phát triển nhân cách người học. Đó là
sự vận động đan xen của 2 quá trình: dạy và học trong khoảng không gian, thời
gian nhất định.


Hình 1: Dấu hiệu của quá trình dạy học
Đặc trưng của quá trình dạy học

II.

Hoạt động dạy – học có các đặc trưng cơ bản sau:
III.

Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên.
Là hoạt động có mục đích rõ ràng.
Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể.
Diễn ra trong môi trường nhất định ( lớp học, phòng thí nghiệm, …).
Sử dụng các phương tiện đa dạng ( ngôn ngữ, thiết bị, tài liệu).
Đa dạng về hoạt động: nhận thức, trí tuệ, vận động, thao tác, …

Kết quả hoạt động dạy được đánh giá thông qua kết quả hoạt động học tập.
Nội dung dạy học
1. Khái niệm
NDDH là thành tố quan trọng của QTDH, là tập hợp, hệ thống các kiến

thức văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, các kỹ năng, nhằm hình thành phát
triển các phẩm chất năng lực đáp ứng được yêu cầu của XH ở trình độ mong
đợi.
2.

Các thành tố của NDDH


NDDH bao gồm:
-

Hệ thống tri thức. Đó là các kiến thức cơ bản về sự vật, hiện tượng, bản chất

-

và quy luật vận động của giới tự nhiên, con người và xã hội.
Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này
như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ

-

năng xử lý tình huống,…
Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo được bồi đưỡng qua các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×