Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.63 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
(Ban hành theo Quyết định số

/QĐ-ĐHKT ngày

tháng

năm 20….)

1. Thông tin chung về giảng viên
1.1. Giảng viên 1:
-

Họ và tên: Trần Thị Lan Hương
Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Giảng viên, Tiến sĩ
Phòng làm việc: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam; 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 091 24 23 286
Hướng nghiên cứu chính: Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế Việt Nam, Kinh tế quốc tế.
1.2. Giảng viên 2:

-

Họ và tên: Đỗ Kim Oanh
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
Phòng làm việc: Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế
Điện thoại: 097 209 56 47
Hướng nghiên cứu chính: Kinh tế lượng, Kinh tế học vi mô
1.3. Giảng viên 3:


-

Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Phòng làm việc: P306, E4
Điện thoại: 04 37547506 - 306
Hướng nghiên cứu chính: Chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế, quản trị địa phương,
phân cấp quản lý, doanh nghiệp xã hội, phân tích kinh tế về luật, chính sách công
1.4. Giảng viên 4:

-

Họ và tên: Phan Chí Anh
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Phòng làm việc: P301, E4
Điện thoại: 04 37547506-301
Hướng nghiên cứu chính: Quản trị chất lượng, quản lý sản xuất, duy trì năng suất tổng
thể, mô hình quản lý
1.5. Giảng viên 5:


-

Họ và tên: Nguyễn Anh Thu
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Phòng làm việc: P407, E4
Điện thoại: 04 37547506-408
Hướng nghiên cứu chính: Hội nhập vùng, toàn cầu hóa, thương mại quốc tế, quản trị dựa
vào tri thức


2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
- Mã môn học: INE1015
- Số tín chỉ: 3
- Các môn học tiên quyết: Kinh tế vĩ mô
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Nghe giảng lý thuyết: 27 tiết (60%)
- Thảo luận và làm bài tập trên lớp: 18 tiết (40%)
- Địa điểm học: Giảng đường
3. Mục tiêu của môn học:
3.1. Kiến thức
- Học viên nắm được mục tiêu, bản chất của nghiên cứu khoa học, áp dụng phương pháp
nghiên cứu ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
- Hiểu rõ quy trình thiết kế một nghiên cứu và xây dựng báo cáo nghiên cứu
- Hiểu rõ việc lập kế hoạch nghiên cứu, xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ cấu trúc cơ bản của một nghiên cứu
- Nắm được các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế
- Nắm được cách thức thu thập và xử lý số liệu
- Biết cách viết báo cáo một kết quả nghiên cứu khoa học
- Biết cách xây dựng và trình bày một luận văn
3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp
- Phát triển các kỹ năng nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội và kinh doanh
- Phát triển kỹ năng tổng hợp, phân tích và ra quyết định
- Nâng cao ý thức độc lập trong nghiên cứu, có thêm sự tự tin trong công việc tìm hiểu và
giải quyết các vấn đề.
- Có kỹ năng thiết lập đề cương nghiên cứu khoa học ứng dụng trong kinh tế
2


- Áp dụng các kiến thức thống kê để hình thành các phương pháp tính toán

- Thiết lập câu hỏi điều tra
- Kỹ năng thu thập dữ liệu
- Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội
- Nghiêm túc, chuyên cần, kỹ lưỡng trong công việc
- Có tinh thần khách quan, trung thực trong khoa học
3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn
- Nắm vững và biết cách triển khai các hoạt động nghiên cứu trong nhà trường như viết tiểu
luận, làm đề tài nghiên cứu khoa học, viết luận văn...
- Có sự chuẩn bị cần thiết để đi sâu vào con đường nghiên cứu sau này, như theo học
chương trình Thạc sỹ, Tiến sỹ...
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về phương pháp nghiên cứu
trong kinh tế học. Thông qua môn học, sinh viên sẽ nắm được các nguyên lý cơ bản trong
phương pháp nghiên cứu kinh tế, biết được mục đích nghiên cứu là gì cũng như cách thức
tiến hành nghiên cứu. Sinh viên sẽ nắm được các bước trong một quy trình nghiên cứu, từ
việc xác định vấn đề nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, cho đến
việc tiến hành thu thập và xử lý số liệu, lập đề cương nghiên cứu, viết báo cáo nghiên cứu
và trình bày kết quả nghiên cứu. Mỗi kỹ năng sẽ cho ra đời các sản phẩm khoa học cụ thể.
Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để học môn học này. Qua đó,
sinh viên sẽ có bước chuẩn bị tốt cho việc thực hiện các nghiên cứu khoa học sau này như
làm đề tài khoa học, viết luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
5. Nội dung chi tiết của môn học:
Chương 1: Tổng quan về môn học Phương pháp nghiên cứu kinh tế
1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.1. Khái niệm và phân loại khoa học
1.1.2. Khái niệm và phân loại nghiên cứu khoa học
1.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.2.1. Khái niệm chung

3


1.2.2. Các mô hình nghiên cứu cơ bản
1.2.3. Một số phương pháp nghiên cứu cơ bản

1.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế
1.3.1. Khái niệm khoa học kinh tế
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế
1.3.3. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế
1.3.4. Sản phẩm nghiên cứu khoa học kinh tế
1.4. Quy trình nghiên cứu khoa học
1.4.1. Lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.4.2. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
1.4.3. Thu thập và xử lý thông tin
1.4.4. Viết báo cáo nghiên cứu
1.4.5. Đánh giá, nghiệm thu đề tài
1.4.6. Công bố, bảo vệ, áp dụng vào thực tiễn
1.5. Nhà nghiên cứu khoa học và sinh viên với việc nghiên cứu khoa học
1.5.1. Nhà nghiên cứu khoa học
1.5.2. Tác dụng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên
Chương 2: Lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
2.1. Lựa chọn và đặt tên đề tài nghiên cứu
2.1.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
2.1.2. Từ vấn đề nghiên cứu đến đề tài nghiên cứu
2.1.3. Các tiêu chí lựa chọn đề tài
2.1.4. Sai lầm thường gặp khi chọn đề tài nghiên cứu
2.1.5. Sai lầm thường gặp khi đặt tên đề tài nghiên cứu
2.2. Cách viết Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Tầm quan trọng của Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Các bước viết Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Xác định chủ đề quan tâm
- Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu
- Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ
- Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau
4


- Lựa chọn tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra
- Viết tổng quan tài liệu theo tiêu chuẩn đề ra
- Phát hiện vấn đề, đặt câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu từ tổng quan tài liệu
2.3. Xây dựng luận điểm khoa học và đặt giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Khái niệm luận điểm khoa học
2.3.2. Vấn đề khoa học và mối liên hệ giữa vấn đề khoa học với giả thuyết nghiên cứu
2.3.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.4. Tiêu chí xem xét một giả thuyết nghiên cứu
2.4. Phương pháp chứng minh luận điểm khoa học
2.4.1. Luận cứ khoa học
2.4.2. Phương pháp hình thành và sử dụng luận cứ khoa học
Chương 3: Xây dựng đề cương nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu
3.1. Các bước xây dựng đề cương nghiên cứu
3.1.1. Tên đề tài
3.1.2. Dẫn nhập
- Trang bìa
- Mục lục
- Danh mục các chữ viết tắt
- Danh mục bảng (nếu có)
- Danh mục hình (nếu có)
3.1.3. Mở đầu
- Lý do lựa chọn đề tài

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ phải giải quyết: Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Những đóng góp mới của đề tài
- Sơ lược kết cấu đề tài
3.1.4. Nội dung
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn...
- Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân...
- Chương 3: Xu hướng, khuyến nghị...
5


3.1.5. Kết luận
3.1.6. Phụ lục (nếu có)
3.1.7. Tài liệu tham khảo

3.2. Lập kế hoạch nghiên cứu
3.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
3.2.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Xác định đối tượng và đặc tính nghiên cứu
3.2.4. Lập kế hoạch nghiên cứu
Chương 4: Thu thập thông tin qua phương pháp nghiên cứu tài liệu
4.1. Giới thiệu chung về tài liệu nghiên cứu
4.1.1. Tầm quan trọng của tài liệu nghiên cứu
4.1.2. Mục đích nghiên cứu tài liệu
4.1.3. Các bước nghiên cứu tài liệu
4.1.4. Phân loại tài liệu theo giá trị tài liệu

4.1.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu tài liệu
4.2. Cách thức thu thập thông tin qua nghiên cứu tài liệu
4.2.1. Nguồn tài liệu từ thư viện
4.2.2. Nguồn tài liệu tại các doanh nghiệp
4.2.3. Nguồn tài liệu từ chính phủ
4.2.4. Nguồn tài liệu từ các tổ chức và hiệp hội
4.2.5. Nguồn tài liệu từ các phương tiện truyền thông
4.2.6. Nguồn tài liệu nước ngoài

4.3. Sắp xếp, tổ chức tài liệu thu thập được
4.3.1. Phân loại tài liệu theo chủ đề
4.3.2. Cách đọc và lấy ý từ tài liệu
4.3.3. Cách ghi chú tài liệu
Chương 5: Thu thập thông tin qua điều tra hiện trường: chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi
và tiến hành điều tra

6


5.1. Giới thiệu chung về thu thập thông tin thông qua phương pháp phi thực nghiệm, ưu
điểm và hạn chế của từng phương pháp
5.1.1. Phương pháp quan sát
5.1.2. Phương pháp phỏng vấn
5.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
5.1.4. Phương pháp hội nghị
5.2. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế
5.2.1. Tầm quan trọng của điều tra khảo sát thực tế
5.2.2. Mục đích của điều tra khảo sát thực tế
5.2.3. Ưu điểm và hạn chế của điều tra khảo sát thực tế
5.3. Các phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

5.3.1. Lý do chọn mẫu
5.3.2. Quy trình chọn mẫu
5.3.3. Các phương pháp chọn mẫu
5.3.4. Các sai lệch liên quan đến chọn mẫu
5.3.5. Cách xác định cỡ mẫu
5.4. Điều tra bằng bảng hỏi
5.4.1. Các yêu cầu cho việc thiết kế bảng hỏi
5.4.2. Quy trình thiết kế bảng hỏi
5.4.3. Các kỹ năng cần thiết khi điều tra bằng bảng hỏi
5.5. Thực hiện điều tra và phỏng vấn trực tiếp
5.5.1. Đặc điểm của việc thực hiện điêu tra
5.5.2. Huấn luyện cán bộ điều tra
5.5.3. Các nguyên tắc khi điều tra
5.5.4. Quy trình phỏng vấn
5.5.5. Các kỹ năng cần thiết khi tiến hành phỏng vấn
Chương 6: Cách thức xử lý thông tin, số liệu
6.1. Các dạng thông tin, số liệu
6.1.1. Thông tin định tính
6.1.2. Thông tin định lượng
6.2. Các phương pháp xử thông tin định tính
7


6.2.1. Tổng hợp dữ liệu
6.2.2. Mã hóa dữ liệu
6.2.3. Nhập và hiệu chỉnh dữ liệu
6.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
6.3. Các phương pháp xử lý thông tin định lượng
6.3.1. Con số rời rạc
6.3.2. Sai số

6.3.3. Xử lý con số rời rạc và sai số
6.3.4. Diễn giải, trình bày số liệu định lượng theo nhiều hình thức
6.3.5. Những điều cần tránh trình bày số liệu định lượng
Chương 7: Nhập và xử lý số liệu trên một số phần mềm cơ bản
7.1. Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm Stata
7.1.1. Những vấn đề cơ bản về phần mềm Stata
7.1.2. Phân tích dữ liệu bằng Stata
7.2. So sánh tính năng của phần mềm STATA với một số loại phần mềm khác
7.2.1. Giới thiệu phần mềm EVIEW/ SPSS
7.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của các phần mềm xử lý số liệu
7.2.3. Cách khắc phục
Chương 8: Viết và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
8.1. Chi tiết cách viết phần Dẫn nhập
8.1.1. Trang bìa
8.1.2. Mục lục
8.1.3. Danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình
8.2. Chi tiết cách viết phần Mở đầu và Kết luận
8.2.1. Chi tiết cách viết phần Mở đầu
8.2.2. Chi tiết cách viết phần Kết luận
8.3. Chi tiết cách viết phần Nội dung
8.3.1. Cách viết các chương
8.3.2. Cách trích dẫn tài liệu nghiên cứu
8.3.3. Cách trình bày bảng, biểu, hộp
8


8.4. Chi tiết cách viết phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo
8.4.1. Cách viết phần Phụ lục
8.4.2. Cách viết phần Tài liệu tham khảo
8.5. Quy cách trình bày báo cáo khoa học và bảo vệ báo cáo khoa học

8.5.1. Quy cách trình bày báo cáo khoa học (kiểu chữ, font chữ, lề, độ dài báo cáo...)
8.5.2. Quy cách công bố báo cáo khoa học (cách viết tóm tắt, kiến nghị, cách trình bày trên
slide, cách thức bảo vệ kết quả nghiên cứu khoa học)
6. Học liệu
6.1 Học liệu bắt buộc
1. Đồng Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị Ngọc An (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa
học, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, in lần thứ 10, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh
tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
6.2 Học liệu tham khảo
4. Don Ethiridge (2004), Research Methodology in applied economics: organizing, planning
and conducting economic research, Blackwell publishing.
5. Trung Nguyên (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giao thông vận tải,
Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Lê (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB văn hóa thông tin,
Hà Nội.
7. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB chính trị quốc gia, Hà
Nội.
8. Nguyễn Minh Hiếu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Dự án giáo dục Việt
Nam – Hà Lan, Trường đại học nông lâm Huế

9


7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1 Lịch trình chung

Tuần


Nội dung

1
2
3
4
5
6

Chương 1
Chương 2
Chương 1+2
Chương 3
Chương 3
Chương 4

7
8
9
10
11
12

Chương 4
Chương 5
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 6+7


13
Chương 8
14
Chương 8
15
Ôn tập
Tổng

Hình thức tổ chức dạy
học
(giờ tín chỉ)
Lý thuyết
Thảo
luận/bài tập
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

27

18

10

Tổng

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
45

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra giữa kỳ lần 1 (nộp đề
cương)


Kiểm tra giữa kỳ lần 2 (viết báo
cáo theo đề cương đã nộp lần 1)

Sinh viên nộp bài tập cá nhân


7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
• Tuần 1:
Hình thức tổ
chức dạy học
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời gian, địa
điểm
Giảng đường

Tư vấn

Ngoài giảng
đường

Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan về môn học Phương
pháp nghiên cứu kinh tế
Giới thiệu cho SV các vấn đề tổng quan về
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học kinh
tế, tầm quan trọng của môn học đối với việc trang
bị kiến thức, thực tập tốt nghiệp, nhận định và
giải quyết các vấn đề nghiên cứu, các bước cơ

bản của một quy trình nghiên cứu
Làm bài tập trên lớp về quy trình nghiên cứu
khoa học, giải quyết những khúc mắc trong việc
làm khoa học của sinh viên, những đề tài nghiên
cứu sinh viên đang quan tâm
Giải đáp cho sinh viên trên lớp sau giờ học qua
email

11

Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Đọc trước tài liệu:
Học liệu 1: Chương 1
Học liệu 2: Phần 1

Ghi chú
SV đăng ký danh
sách nhóm thảo
luận
với
lớp
trưởng để chuyển
danh sách nhóm
cho giảng viên


• Tuần 2:
Hình thức tổ
chức dạy học

Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời gian,
địa điểm
Giảng
đường

Tư vấn

Ngoài giảng
đường

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Chương 2: Lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
Đọc trước học liệu 1, từ
Giảng viên hướng dẫn sinh viên cách phát hiện vấn đề trang 23 đến trang 49.
nghiên cứu, cách thức đặt tên đề tài nghiên cứu, cách Học liệu 2: Phần 3 và
thức viết Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cách đặt câu phần 4
hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
Học liệu 3: Mục 1.2
- Làm bài tập về phương thức xây dựng và chứng
minh giả thuyết khoa học, trình bày luận cứ khoa học.
- Giáo viên hướng dẫn những SV yêu khoa học cách
viết 1 bài báo ngắn theo chủ đề cụ thể, giáo viên trực
tiếp sửa tin và bài báo đó để hướng dẫn SV cách thức
trình bày luận đề, luận điểm, luận cứ khoa học

Giải đáp cho sinh viên trên lớp sau giờ học qua email

Ghi chú
Sinh viên đăng
ký tên đề tài
nghiên cứu theo
nhóm.
Giảng
viên sẽ đặt yêu
cầu thiết kế đề
cương
nghiên
cứu và viết báo
cáo nghiên cứu

• Tuần 3:
Hình thức tổ
chức dạy học
Thảo luận/bài
tập (3 giờ tín
chỉ)

Thời gian,
Nội dung chính
địa điểm
Giảng đường Thảo luận nhóm về các nội dung trong chương 1
và 2
Hai nhóm thảo luận và phản biện về nội dung
chương 1 và 2
- Giáo viên chỉnh sửa, bổ sung các vấn đề còn thiếu

sót của đề cương
12

Yêu cầu sinh viên chuẩn
bị
Sinh viên chuẩn bị đề
cương nghiên cứu theo yêu
cầu: đặt tên đề tài nghiên
cứu, viết Tổng quan tài liệu
nghiên cứu, xác định câu
hỏi và giả thuyết nghiên
cứu, xây dựng luận cứ và

Ghi chú


8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giáo viên
- Yêu cầu sinh viên đọc tài liệu bắt buộc quy định trong đề cương môn học trước khi lên lớp.
- Yêu cầu sinh viên làm đủ bài tập cá nhân, bài tập thảo luận nhóm, nộp đúng hạn và tích cực
tham gia thảo luận trên lớp.
- Yêu cầu sinh viên có mặt đầy đủ các buổi lên lớp.
- Chủ động tích cực tra cứu và đọc tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, tìm hiểu các vấn đề kinh tế
đang diễn ra trên thực tế, tự phát hiện vấn đề nghiên cứu và đánh giá vấn đề trên.
- Chủ động tổ chức học theo nhóm và tích cực tham gia thuyết trình, thảo luận nhóm.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học đã ghi trong đề cương môn học
- Thực hiện nghiêm túc các quy định chung của nhà trường.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
9.1.Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá
Tính chất của nội dung


Hình thức
Chuyên cần

Mục đích kiểm tra

Trọng số

kiểm tra
Đánh giá thái độ học tập

Kiểm tra tính chuyên cần

Kiểm tra kiến thức tự học

Đánh giá khả năng tranh luận và 15%

10%

- Nhóm trình bày đề cương mức độ tự học của sinh viên.
Bài

kiểm

tra nghiên cứu theo đúng yêu

giữa kỳ lần 1
Bài

kiểm


cầu của GV
tra Kiểm tra kiến thức tự học

giữa kỳ lần 2

Đánh giá khả năng thuyết trình, 15%

- Nhóm viết báo cáo theo đề kiểm tra kiến thức và khả năng
cương đã thảo luận và sửa làm việc nhóm của sinh viên.

chữa, 20 trang.
Thi cuối kỳ: cá Mỗi sinh viên lập 1 đề Đánh giá kết quả học tập của 60%
nhân

mỗi

sinh cương nghiên cứu (5-7 từng sinh viên trong toàn bộ kỳ

viên xây dựng 1 trang) và nộp cho giáo viên học
đề cương nghiên vào tuần 15.
cứu hoàn chỉnh
Tổng

100%

9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá (lưu ý cần chỉ rõ tiêu chí,
mức độ mục tiêu bậc mấy)
9.2.1. Chuyên cần (đánh giá thái độ học tập): 10%
1



- Điểm danh từng buổi
9.2.2. Bài tập kiểm tra giữa kỳ:
- Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1 (15%): Thực hiện tốt 1 đề cương nghiên cứu theo mẫu đã
học đến từng tiểu mục.
Tiêu chí đánh giá bao gồm:
+ Vấn đề nghiên cứu: có quan trọng và phù hợp không
+ Tên đề tài: có rõ ràng, thể hiện tính khoa học không
+ Lý do lựa chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu đề tài: có đầy đủ và có sức thuyết phục không
+ Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu: có rõ ràng, cụ thể, phù
hợp với tên đề tài không
+ Phương pháp nghiên cứu: mức độ phù hợp và tin cậy của phương pháp
+ Đề cương phải có đầy đủ các phần Dẫn nhập, Mở đầu, Nội dung, kết luận, Tài liệu
tham khảo
+ Hình thức đề cương: có phù hợp với quy định hay không
- Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2 (15%): Thực hiện tốt 1 báo cáo nghiên cứu theo đề cương đã
được giáo viên thông qua.
Tiêu chí đánh giá:
+ Báo cáo dài 20 trang, theo đúng đề cương đã thiết kế
+ Cách viết các phần Dẫn nhập, Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, cách trích dẫn tài liệu đúng quy định
+ Nội dung phân tích rõ ràng, đầy đủ, logic, giải quyết tốt các câu hỏi nghiên cứu của đề
tài
+ Văn phong, cách viết sáng sủa, rõ ràng
+ Không copy, paste từ các báo cáo khoa học đã sẵn có. Nếu bị phát hiện sẽ cho điểm 0
cả nhóm.
Bài tập nhóm được đánh giá thông qua chất lượng báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm,
sự trình bày của đại diện nhóm và các ý kiến tham gia thảo luận.
Báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm phải thực hiện theo mẫu sau:
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học nhóm....

Đề tài nghiên cứu: …………………………………….
1. Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công:
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ được phân

Ghi chú

công
1.
2.

Nguyễn Văn A
...

Nhóm trưởng
...

2. Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm theo).
3. Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu khoa học của nhóm (20 trang). Không chấm
những báo cáo khoa học có số trang nhỏ hơn hoặc lớn hơn phạm vi 20-30 trang.
4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
2


Nhóm trưởng
(Kí tên)


9.2.3. Bài thi cuối kỳ (60%):
Yêu cầu: Mỗi sinh viên sẽ làm 1 bài tập cá nhân theo hình thức: Thiết kế một đề cương nghiên
cứu chi tiết theo mẫu đã học ở Chương 3 và một số yêu cầu đặt ra ở chương 8.
Tiêu chí đánh giá bao gồm:
1. Vấn đề nghiên cứu: có quan trọng và phù hợp không?
2. Tên đề tài: phải rõ ràng, thể hiện tính khoa học, không được trùng lặp với các bạn trong
lớp
3. Lý do lựa chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu đề tài: đầy đủ và có sức thuyết phục
4. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, cụ thể, phù
hợp với tên đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu: mức độ phù hợp và tin cậy của phương pháp
6. Đề cương chi tiết: Phải có đầy đủ các phần Dẫn nhập, Mở đầu, Nội dung, kết luận, Tài
liệu tham khảo
7. Hình thức đề cương: có phù hợp với quy định hay hay không?
8. Độ dài đề cương: 5-7 trang, không chấm các đề cương ngắn hơn hoặc dài hơn số
trang quy định, không chấm các đề cương có tên đề tài và nội dung giống nhau.
+ Điểm bài tập cá nhân sẽ thay cho điểm thi cuối kỳ. Cách tính điểm như sau:
Điể

Tiêu chí

m
9

– - Đạt cả 8 tiêu chí , không mắc lỗi

10

- Đề cương thiết kế chi tiết, đầy đủ và sâu sắc


7–8

- Hình thức trình bày đẹp, đúng quy định
- Đạt ít nhất 6 tiêu chí đầu, có những lỗi và sai sót nhỏ
- Đề cương thiết kế chưa chi tiết, chưa đầy đủ và chưa sâu sắc

5–6

- Hình thức trình bày chưa đẹp, chưa đúng quy định
- Đạt ít nhất 5 tiêu chí
- Đề cương thiết kế chưa chi tiết, chưa đầy đủ và chưa sâu sắc, còn nhiều sai
sót, không đi theo những quy định đã học

Dưới

- Hình thức trình bày chưa đẹp, chưa đúng quy định
- Chỉ đạt 3-4 tiêu chí

5

- Đề cương thiết kế chưa chi tiết, chưa đầy đủ và chưa sâu sắc, còn nhiều sai
sót, không đi theo những quy định đã học
- Còn cẩu thả trong hình thức trình bày, chưa đúng quy định

Đề cương nghiên cứu của mỗi cá nhân phải thể hiện tính trung thực, tính khoa học và
không được trùng đề tài của nhau. Đề cương được thực hiện theo mẫu sau:
3


-


Trang bìa:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:
Tên đề tài:

Tên sinh viên:
(Họ tên đầy đủ, mã sinh viên, ngày tháng năm sinh,
khoa, khóa)

HÀ NỘI, 20...

-

Trang 2:
Nhận xét của giáo viên bộ môn:
Điểm:

-

Trang 3: Đề cương nghiên cứu chi tiết

9.3. Lịch thi, kiểm tra: Theo lịch trình đào tạo.
Giảng viên thiết kế
Chủ nhiệm bộ môn
Chủ nhiệm khoa

Phê duyệt


TS. Trần Thị Lan Hương

THÔNG TIN MÔN HỌC
1. Mã môn học: INE1015
2. Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
3. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt
4. Số tín chỉ: 03
5. Giảng viên: TS. Trần Thị Lan Hương
4


6. Mục tiêu môn học
6.1. Kiến thức
- Hình thành ý thức đạo đức môn học cho sinh viên, giúp sinh viên có thái độ khoa học và văn
phong khoa học đúng đắn.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về: Bản chất của quá trình nghiên cứu khoa học kinh
tế, cách thức lựa chọn vấn đề nghiên cứu, biết cách viết phần Tổng quan nghiên cứu, biết cách
xây dựng một đề cương nghiên cứu, cách viết 1 báo cáo khoa học.
- Cung cấp các công cụ nghiên cứu cụ thể cho sinh viên, các phương pháp thường sử dụng
trong nghiên cứu kinh tế.
6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp
- Phát triển kỹ năng phát hiện các vấn đề nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kinh
doanh.
- Phát triển kỹ năng tổng hợp, phân tích, thu thập và xử lý số liệu, lập bảng hỏi, trình bày luận
đề, luận điểm, luận cứ khoa học.
- Rèn kỹ năng viết báo cáo hội thảo, báo cáo niên luận.
- Rèn kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Rèn tính kiên nhẫn, ham học hỏi và hướng nghiệp.
6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nghiêm túc, chuyên cần, kỹ lưỡng trong công việc
- Có thái độ khách quan, trung thực trong khoa học
7.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn
- Nắm vững và biết cách triển khai các hoạt động nghiên cứu trong nhà trường như viết báo
cáo khoa học, niên luận, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp.
- Có được sự chuẩn bị cần thiết để đi sâu vào con đường nghiên cứu sau này như học các
chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ..
- Rèn kỹ năng phát hiện vấn đề, xử lý các vấn đề kinh tế, kinh doanh một cách khoa học.
7. Giới thiệu về môn học:
Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về phương pháp nghiên cứu
trong kinh tế học. Thông qua môn học, sinh viên sẽ nắm được các nguyên lý cơ bản trong
phương pháp nghiên cứu kinh tế, biết được mục đích nghiên cứu là gì cũng như cách thức tiến
hành nghiên cứu. Sinh viên sẽ nắm được các bước trong một quy trình nghiên cứu, từ việc xác
định vấn đề nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, cho đến việc tiến
hành thu thập và xử lý số liệu, lập đề cương nghiên cứu, viết báo cáo nghiên cứu và trình bày
kết quả nghiên cứu. Mỗi kỹ năng sẽ cho ra đời các sản phẩm khoa học cụ thể. Thực hiện một
nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để học môn học này. Qua đó, sinh viên sẽ có bước
chuẩn bị tốt cho việc thực hiện các nghiên cứu khoa học sau này như làm đề tài khoa học, viết
luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
5


8. Số giờ lên lớp/tuần: 3 giờ
9. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy trên lớp, thuyết trình, thảo luận, trao đổi
10. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- Điểm danh: 5%
- Bài tập nhóm mức độ 1: 15%
- Bài tập nhóm mức độ 2: 20%
- Kiểm tra cuối kỳ: 60%
Tổng: 100%

11. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):
1. Đồng Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị Ngọc An (2010), Phương pháp nghiên cứu
khoa học, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, in lần thứ 10, Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học
kinh tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
12. Yêu cầu tiên quyết: Kinh tế vĩ mô
13. Liên hệ: TS. Trần Thị Lan Hương
Điện thoại: 091 24 23 286
Email: ;
14. Thuộc chương trình đào tạo: Cử nhân kinh tế phát triển
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

6



×