Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

HỌC TẬP CỘNG TÁC, ĐẠI HỌC BK HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.6 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

HỌC TẬP CỘNG TÁC

Biên soạn: ThS Bùi Ngọc Sơn
ThS Nguyễn Thu Hiền

12/2009


Mục lục

MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung ..................................................................................................... 4
2. Khái niệm và ý nghĩa của dạy học cộng tác ........................................................... 4
2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 4
2.2 Ý nghĩa của học tập cộng tác ........................................................................... 7
2.3 Các đặc điểm cơ bản của học tập cộng tác....................................................... 9
2.3.1 Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực.............................................. 10
2.3.2 Tương tác trực tiếp thông qua................................................................ 13
2.3.3 Trách nhiệm của cá nhân và tập thể........................................................ 14
2.3.4 Quá trình thực hiện và các kỹ năng giao tiếp trong nhóm...................... 16
2.3.5 Điều chỉnh nhóm..................................................................................... 18
2.3.6 Xử lý kết quả nhóm................................................................................. 18
2.3.7 Phân chia lãnh đạo nhóm ........................................................................ 19
2.3.8 Kỹ năng tương tác xã hội được giảng dạy rõ ràng và được thực hành
trong lớp học .................................................................................................... 20
2.4 Sử dụng các cấu trúc cộng tác để thực hiện phương pháp học tập cộng tác.. 21
2.4.1 Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ và các biến thể của nó............ 23


2.4.2 Bàn tròn (RoundTable) và những biến thể của nó.................................. 23
2.4.3 Các góc (Corners) ................................................................................... 24
2.4.4 Ghép nhóm (Jigsaw và Jigsaw chuyên môn).......................................... 25
2.4.5 Cùng nhau đánh số đầu........................................................................... 27
2.4.6 Trộn lẫn và Ghép .................................................................................... 28
2.4.7 Cấu trúc Liên tục..................................................................................... 28
2.4.8 Hoặc/hoặc ............................................................................................... 29
2.5 Các điều kiện cần thiết để thực hiện Học tập cộng tác .................................. 30
2.5.1 Điều kiện đầu tiên về phòng học ............................................................ 30


Học tập cộng tác

2.5.2 Điều kiện thứ hai về phòng học .............................................................. 31
2.5.2.1 Các nhóm cộng tác chính thức ........................................................ 32
2.5.2.2 Các nhóm cộng tác không chính thức ............................................. 32
2.5.3 Kỹ thuật thành lập nhóm......................................................................... 33
2.5.3.1 Kỹ thuật thành lập nhóm ngẫu nhiên............................................... 33
2.5.3.2 Kỹ thuật thành lập nhóm có mục đích............................................. 35
2.6 Các điều kiện để phương pháp học tập cộng tác có hiệu quả ........................ 36
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc theo nhóm....................................... 36
2.8 So sánh những lợi ích của việc cộng tác học tập với việc học tập cạnh tranh.
.............................................................................................................................. 37
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 46

3


Học tập cộng tác


Học tập cộng tác (Collaborative Learning)
1. Giới thiệu chung
Hiện nay, những nghiên cứu về phương pháp dạy học của các nhà giáo
dục học đưa ra hai cụm từ: “học tập cộng tác - collaborative learning” và “học
tập hợp tác - cooporative learning”. Thực chất hai cụm từ này có thể dùng
thay thế cho nhau với ý nghĩa tương đương là cùng nhau làm việc theo nhóm
để đạt mục tiêu học tập. Nhưng điểm khác nhau để phân biệt hai phương pháp
này là: với học tập cộng tác, các thành viên cùng nhau làm việc theo nhóm để
hoàn thành những mục đích chung, bên cạnh đó, phương pháp này chú trọng
đến trình độ và sự đóng góp của từng thành viên, ngay từ khi bắt đầu thành
lập nhóm học tập. Còn học tập hợp tác chỉ quan tâm đến mục đích cuối cùng
của quá trình học tập, chứ không chú trọng đến từng thành viên.
2. Khái niệm và ý nghĩa của dạy học cộng tác
2.1 Khái niệm
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “dạy học cộng
tác” hay “học tập cộng tác”. Ví dụ như:
• Học tập cộng tác là chiến lược giảng dạy trong đó người học làm việc
cùng nhau trong những nhóm nhỏ để giúp nhau cực đại hóa công việc
học tập của họ nhằm đạt được kết quả học tập cao hơn trong tiến trình
học tập.
• D. Johnson, R. Johnson & Holubec: học tập cộng tác là toàn bộ những
hoạt động học tập mà sinh viên thực hiện cùng nhau trong các nhóm,
trong hoặc ngoài phạm vi lớp học.
• J. Cooper, và các tác giả khác: học tập cộng tác là một chiến lược học

tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau
trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung.
• “Học tập cộng tác là hoạt động học tập theo nhóm được tổ chức sao cho
việc học tập phụ thuộc vào sự trao đổi thông tin, được cấu trúc có tính



Học tập cộng tác

chất xã hội giữa những người học trong các nhóm, trong đó mỗi người
học phải tự mình chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân mình,
đồng thời được khuyến khích hỗ trợ học tập của những người cùng tham
gia”.
• “Học tập cộng tác là một mô hình/mẫu dạy học trong đó các nhóm người
học làm việc theo những nhiệm vụ được cấu trúc (ví dụ: bài tập về nhà,
thí nghiệm tại Lab, các dự án thiết kế…) với các điều kiện sau: sự phụ
thuộc tích cực, tự chịu trách nhiệm, tương tác giáp mặt, sử dụng hợp lý
các kỹ năng cộng tác, tự đánh giá nhóm một cách đều đặn. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng khi được thực hiện một cách chính xác, đúng đắn, học
tập cộng tác sẽ tăng cường khả năng thu nhận, lưu trữ thông tin, các kỹ
năng tư duy trình độ cao, kỹ năng truyền thông giao tiếp giữa các cá
nhân, sự tự tin…” 1 .
• Học tập cộng tác là nói đến các phương pháp hướng dẫn tổ chức lớp học
để các nhóm từ 2-6 sinh viên làm việc với nhau để tìm ra một mục đích
chung. Học tập cộng tác bao gồm tất cả các thành viên của nhóm, những
người mà cùng chia sẻ với nhau trong quá trình tiếp thu kiến thức, nội
dung bài học và trong trách nhiệm trình bày phần công việc của mình.
Có thể có một cách để hình dung học tập cộng tác là nhìn vào ba loại tổ chức
lớp học chung nhất. Các môi trường học tập trong lớp trên khắp thế giới nhìn
chung phù hợp với ba phạm trù xã hội: cạnh tranh, mang tính cá nhân và cộng
tác 2 .
Các lớp học cạnh tranh dựa trên khái niệm xếp loại. Các chỉ báo được
thực hiện để phân biệt giữa các cá nhân sinh viên. Chỉ có một sinh viên đứng
đầu lớp. Vì vậy, để một người có thể làm tốt nhất, người đó phải tìm ra cách
1


Tim S.Roberts (2003), Online collaborative learning, Published in the United States of America by
Information Science Publishing
2
David Kluge (1999), A Brief Introduction to Cooperrative learning, Permission to reproduce and
disseminate this material has blen granted by

5


Học tập cộng tác

để dẫn đầu các bạn khác. Thành công của một người phụ thuộc vào thất bại
của người khác. Các trường y dược là một ví dụ tiêu biểu mà môi trường này
được tìm thấy.
Trong các lớp học mang tính cá nhân, các tiêu chuẩn thành công được
truyền đạt một cách rõ ràng. Thành công hay thất bại của bất kỳ một người
học nào phụ thuộc vào hành động cá nhân của người học đó. Có thể có hai
hoặc nhiều sinh viên đứng đầu lớp. Tuy nhiên, thành công của sinh viên này
không có liên quan đến thành công hay thất bại của sinh viên khác. Người này
có thể thành công hay thất bại và những người khác cũng có thể thành công
hay thất bại, không có tương quan giữa hai việc đó. Nhiều trường phổ thông
trung học dùng phương pháp này để xếp loại trong lớp tốt nghiệp.
Lớp học cộng tác, ràng buộc thành công của sinh viên này với thành
công của những sinh viên khác. Không có cách nào để sinh viên này thành
công mà người khác lại thất bại, hay không có cách nào để sinh viên khác
thành công mà sinh viên này lại thất bại. Trong lớp học cộng tác, sự tập trung
thành tích chuyển từ cá nhân sang nhóm. Điều chắc chắn và mới mẻ nhất về
lớp học cộng tác là khi trọng điểm chuyển từ cá nhân sang nhóm, việc học tập
của cá nhân được nâng cao 3 .

Các phương pháp học tập cộng tác khác nhau về sự đề xuất chủ yếu của
nó, tuy nhiên, tất cả các phương pháp chính vẫn chứa những đặc điểm chung
nhất định:
• Việc sử dụng các nhóm cho việc học tập.
• Đào tạo các sinh viên thực hiện chức năng trong nhóm.
• Thiết kế các hoạt động học tập đòi hỏi sinh viên thực hiện chức năng
trong nhóm, nhưng vẫn giữ được trách nhiệm cá nhân và đồng thời ràng
buộc được hoạt động của đa số các sinh viên trong lớp.
3

Barbara Flanagan (2000) Collaborative Teaching 101 _ TEAMWORK

6


Học tập cộng tác

Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác về phương pháp học tập cộng tác. Tựu
chung lại, có thể đưa ra một cách hiểu toàn diện và tổng quát nhất về học tập
cộng tác như sau: Học tập cộng tác là một chiến lược dạy - học tích cực,
trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong
những nhóm nhỏ (mỗi nhóm bao gồm các thành viên có trình độ và khả
năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một
nội dung học tập nào đó.
Ta có mô hình thể hiện định nghĩa về học tập cộng tác như sau:
Nhóm
sinh viên

Thầy giáo là
người cố vấn

trong học tập
cộng tác
Kỹ năng tương tác xã
hội được trao đổi giữa
các nhóm sinh viên, làm
tăng cường khả năng
tiếp thu và linh hội kiến
thức

Nhóm
sinh viên

Nhóm
sinh viên

Học tập cộng tác
diễn ra giữa các
nhóm sinh viên cả ở
bên trong và bên
ngoài lớp học. Các
nhóm làm việc như
một đội, nhưng từng
cá nhân chịu trách
nhiệm từng phần
công việc, và có
trách nhiệm hướng
dẫn, trao đổi với các
sinh viên khác

Hình 1: Mô hình học tập cộng tác

2.2 Ý nghĩa của học tập cộng tác
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thành tựu lớn lao thu được liên
quan đến sự nỗ lực chung của cả tập thể chứ không phải là một kết quả của
một cá nhân tạo lập. Hầu hết sự học tập của chúng ta đều có gốc ở sự thành
công thu được thông qua cộng tác, hợp tác. Cùng với những người khác,
chúng ta có thể làm nhiều hơn và thu được nhiều hơn mức chúng ta làm một
mình.

7


Học tập cộng tác

Theo Vygotsky: “Điều người học có thể làm qua cộng tác hôm nay thì
họ có thể làm một mình ngày mai” và học tập cùng nhau có thể phát triển
được kỹ năng nhận thức và xã hội.
Học tập cộng tác (Collaborative Learning) là một quan điểm học tập rất
phổ biến ở các nước đang phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Học
cộng tác là một định hướng giáo dục mà trong đó sinh viên cùng làm việc
trong những nhóm nhỏ gồm nhiều sinh viên khác nhau và được xây dựng một
cách cẩn trọng. Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực
tiếp của sinh viên vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu sinh viên phải làm
việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung. Trong quá trình cộng tác,
mỗi cá nhân sinh viên tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành
viên trong lớp nghĩa là thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫn nhau trong tập thể
sinh viên. Sinh viên học bằng cách làm (Learning by doing) chứ không chỉ
học bằng cách nghe giáo viên giảng (Learning by listerning).
Quan điểm học tập này tạo nên môi trường hợp tác giữa trò - trò, thầy trò, sinh viên sẽ là trung tâm của quá trình dạy học và giáo viên không độc
chiếm diễn đàn. Đồng thời quan điểm học tập này thể hiện tính dân chủ và
dựa trên nguyên tắc tương hỗ. Kiểu học cộng tác đang được áp dụng có hiệu

quả ở tất cả các bậc học và xuất hiện trong nhiều môn học.
• Học cộng tác sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt đến tính tích cực và tinh thần
hợp tác, cộng tác trong hoạt động học tập của sinh viên như:
- Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng sinh viên có cơ hội tham gia
nhiều vào các hoạt động học tập trong lớp.
- Sinh viên được tạo điều kiện tối đa dể phát huy tính chủ động sáng tạo,
phát triển năng lực tư duy.
- Thay vì chỉ học từ thầy, sinh viên còn học từ bạn, từ tài liệu sách vở.

8


Học tập cộng tác

- Rèn luyện tinh thần cộng tác giữa các sinh viên trong lớp đồng thời
tăng cường trách nhiệm cá nhân trong tập thể, rèn luyện thói quen biết
lắng nghe ý kiến của người khác.
- Rèn luyện cho sinh viên năng lực diễn đạt, tăng cường sự tự tin.
• Ngoài ra, mỗi mô hình học tập cộng tác sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp
tới thái độ và quan điểm của sinh viên về các mối quan hệ trong xã hội.
Chẳng hạn, trong hình thức học cộng tác, việc tổ chức cho sinh viên thảo
luận nhóm (group work) sẽ giúp sinh viên nhận ra rằng: có thể có nhiều
câu trả lời, nhiều ý kiến quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề hay ý
kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân.
• Dạy học cộng tác là một hình thức học tập có “tính thích nghi cao” và
phát huy được tối đa tính tích cực của người học, thể hiện cụ thể như:
- Thúc đẩy quá trình học tập và tạo nên hiệu quả cao trong học tập khi
người học tham gia vào các nhóm thảo luận.
- Tăng tính chủ động tư duy, sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ của người
học trong quá trình học tập.

- Tăng thêm hứng thú học tập đối với người học.
- Giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của người học.
-

Giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh mang tính tích cực trong
học tập.

2.3 Các đặc điểm cơ bản của học tập cộng tác
Sơ đồ chung về các đặc điểm cơ bản của phương pháp học tập cộng tác

P
I
G

Positive Interdependence
Sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau
Individual Accountability
Trách nhiệm của mỗi cá nhân
Groups Processing
Xử lý công việc theo nhóm
9


Học tập cộng tác

S

Social Skills
SocialKỹ năng giao tiếp nhóm

Face to Face Interaction
Tương tác trực tiếp

Hình 2.2: Đặc điểm cơ bản của học tập cộng tác
2.3.1 Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực (cùng nhau thành công
hay thất bại - sink or swim together)
Một trong những nguyên tắc tương tác chủ chốt của phương pháp học
tập cộng tác là “sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau”. Sự phụ thuộc tích cực lẫn
nhau là nói đến điều kiện tồn tại khi các thành viên của đội cần làm việc cùng
nhau để thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Nếu
sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau đang tồn tại, nó sẽ không dễ dàng hơn hay có ý
nghĩa hơn cho các cá nhân thực hiện nhiệm vụ một mình. Trong khi có thể
học tập cộng tác sẽ đạt được một mức độ tối thiểu việc thực hiện chức năng
với các điểm yếu trong đội, việc thực hiện theo nhóm hay các kỹ năng xã hội,
nó sẽ thất bại nếu không có sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau và không có trách
nhiệm giải trình cá nhân 4 .
• Nỗ lực của mỗi thành viên trong nhóm là hết sức cần thiết và không thể
thiếu đối với sự thành công của nhóm.
• Mỗi thành viên đều có một đóng góp nhất định trong nỗ lực chung của
nhóm. Đóng góp này xuất phát từ khả năng của mỗi người hoặc từ vai
trò và trách nhiệm của người đó đối với công việc.

4

Regina O. Smith (2005) Learning in Virtual Teams: A summary of current literature. The Issue/Problem

10


Học tập cộng tác


• Hoạt động của nhóm hướng đến thành công chung, mỗi thành viên trong
nhóm đều đạt được mục đích của mình. Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau
có thể được thiết kế vào các bài giảng học tập cộng tác thông qua nhiều
kỹ thuật khác nhau. Các kỹ thuật để cấu trúc nên sự phụ thuộc tích cực:
- Sự phụ thuộc mục đích tích cực: công việc của nhóm được báo cáo
chung, nhưng tất cả các thành viên đều phải đạt được mục tiêu của cá
nhân. Để mọi người trong một đội làm việc vì kết quả cuối cùng như
nhau là khái niệm trên cơ sở “sự phụ thuộc lẫn nhau theo mục tiêu”.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách giao cho mỗi đội một sản
phẩm để hoàn thiện và nộp bài để xếp hạng. Mỗi thành viên trong đội
thực hiện các mục cá nhân của dự án và kết nối lại với nhau để hình
thành nên một đội cuối cùng, dự án cũng có thể thúc đẩy sự phụ thuộc
lẫn nhau theo mục tiêu.
- Sự phụ thuộc nguồn lực tích cực: cả nhóm cùng sử dụng chung các tài
nguyên (bút, giấy, bản nháp…). Phụ thuộc nguồn là nói đến sự luyện
tập trong giới hạn sẵn có các nguồn cho một đội để đề cao nhu cầu
cộng tác. Giới hạn nguồn được thực hiện một cách chung nhất bằng
cách cung cấp cho mỗi đội chỉ một phần của mỗi nguồn cần để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Ví dụ về các nguồn bao gồm các bài đọc, tài
liệu nghệ thuật, tài liệu thị giác và các nguồn cung cấp dự án.
- Sự phụ thuộc phần thưởng tích cực: mỗi thành viên trong nhóm đều
được điểm thưởng nếu tất cả các thành viên đều tiến bộ. Trong khi một
số tư tưởng giáo dục - Các nhà phác thảo kế hoạch chống lại việc sử
dụng “Phần thưởng” trong lớp học, nhiều giáo viên thấy rằng, trong thế
giới thực tế của lớp học, phần thưởng đôi khi là những dụng cụ rất thực
tế. Nghệ thuật sử dụng phần thưởng trong lớp học là tìm ra sự cân
bằng. Họ không muốn che giấu sự thúc đẩy thực sự bên trong, nhưng
lúc này giáo viên muốn thúc đẩy tất cả sinh viên và ca ngợi những


11


Học tập cộng tác

thành công của chúng. Nếu các giáo viên quyết định sử dụng phần
thưởng để khuyến khích sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau trong lớp học,
có đường lối chỉ đạo để làm theo. Đầu tiên, không nên lạm dụng phần
thưởng bằng cách sử dụng chúng quá thường xuyên. Phần thưởng có ý
nghĩa nhất khi được sử dụng ít. Thứ hai là các đội, chứ không phải cá
nhân, cần giành được phần thưởng. Nếu một đội giành được một phần
thưởng, thì tất cả các thành viên của đội đều nhận được phần thưởng. Ý
định xây dựng sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau sẽ bị đánh bại, khi giáo
viên loại một thành viên trong nhóm không cho nhận phần thưởng mà
cả đội đạt được. Thứ ba, nếu một phần thưởng được đưa ra trong một
lớp học cộng tác, thì tất cả các đội đều phải có cơ hội để giành được nó.
Sử dụng tiêu chuẩn do giáo viên hoặc sinh viên lập nên như các tiêu
chuẩn chất lượng tối thiểu hoặc là một khung thời gian yêu cầu thực
hiện, để đánh giá các nhiệm vụ của đội và tặng phần thưởng hứa hẹn
cho tất cả các đội đáp ứng được yêu cầu.
- Sự phụ thuộc vai trò tích cực: mỗi thành viên trong nhóm đảm trách
một nhiệm vụ cốt yếu, ví dụ: người đọc, người viết, người kiểm tra,
người động viên… Một kỹ thuật khác giúp các thành viên trong đội cần
các thành viên khác là vai trò nhiệm vụ. Kỹ thuật này thực hiện trên
khái niệm “phân chia lao động”. Một thành viên trong đội có thể được
chỉ định làm “Máy ghi âm” và có trách nhiệm viết ra những thông tin
yêu cầu. Một thành viên khác của đội có thể được chỉ định làm “Phóng
viên” và có trách nhiệm trình bày miệng các ý kiến của đội cho cả lớp.
Nhiều vai trò có thể được thực hiện. Để thực hiện công việc phụ thuộc
về vai trò, giáo viên phải đảm bảo rằng các vai trò được giao cho các

thành viên của đội phải cần thiết cho nhiệm vụ đảm nhiệm và các thành
viên của đội đó biết cách thực hiện vai trò của mình.

12


Học tập cộng tác

- Sự phụ thuộc về đối thủ cạnh tranh bên ngoài: cả nhóm sẽ cùng cạnh
tranh với các nhóm bên ngoài hoặc với chính kết quả trước đây của
nhóm.
2.3.2 Tương tác trực tiếp (tác động đến sự thành công của nhau) thông
qua
• Giải thích bằng lời nói, cách thức giải quyết vấn đề.
• Chia sẻ tri thức của mình cho những người khác trong nhóm.
• Kiểm tra sự hiểu biết.
• Thảo luận các nội dung được học.
Để hình thức học tập cộng tác thực sự có hiệu quả, mỗi thành viên
trong nhóm cần phải tương tác giáp mặt một cách gần gũi với nhau. Nguyên
tắc Tương tác mặt đối mặt có thể được hiểu tốt nhất bằng cách mở rộng khái
niệm chi tiết hơn. Khi sinh viên được tham gia vào Tương tác mặt đối mặt, thì
chúng là mắt đối mắt. Điều đó có nghĩa là chúng đủ gần nhau để tạo liên lạc
bằng mắt có ý nghĩa. Các thành viên trong đội cũng đầu gối đối diện với đầu
gối. Điều đó có nghĩa là chúng đủ gần nhau để chia sẻ một bộ tài liệu chung
và để dùng tiếng nói của nhóm. Tiếng nói của nhóm là mẫu bài nói mà chỉ các
thành viên trong nhóm mới hiểu. Những người ngồi ở bàn khác sẽ chỉ nghe
thấy “tiếng rì rầm” của cuộc nói chuyện nhưng không thể theo dõi được cuộc
nói chuyện của các đội khác. Tương tác mặt đối mặt cũng chỉ rõ rằng đội
đang cùng hoạt động để giải quyết vấn đề bài học đưa ra. Tất cả các thành
viên trong đội ở cùng mức độ thể chất như nhau và có cùng địa vị như nhau

trong đội.
Tương tác mặt đối mặt được thiết kế chủ yếu thông qua việc tổ chức
không gian lớp học. Các nhóm nên được làm việc tại các bàn lớn vừa đủ cho
từng thành viên trong nhóm có thể với tay tới tấm bảng giấy ở giữa bàn. Nếu
không thể sử dụng bàn lớn, thì những cụm bàn nhỏ cũng phải được sắp xếp
sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn về “tấm bảng giấy” nêu trên. Không có sinh
13


Học tập cộng tác

viên nào được ngồi ở vị trí cao hơn các thành viên khác trong đội. Giáo viên
nên phân tích cấu trúc lớp học để quan sát xem liệu nó có thúc đẩy các yếu tố
tương tác mặt đối mặt - mắt đối mắt, đầu gối đối diện với đầu gối hay không,
để hoạt động học tập được diễn ra có hiệu quả.
2.3.3 Trách nhiệm của cá nhân và tập thể (trách nhiệm giải trình cá
nhân)
• Giữ cho quy mô của nhóm ở mức độ phù hợp. Số lượng thành viên trong
nhóm càng ít thì trách nhiệm của cá nhân càng lớn.
• Phát bài kiểm tra riêng cho từng sinh viên.
• Bất ngờ kiểm tra bằng cách gọi một sinh viên nào đó lên trình bày về
công việc của nhóm trước giáo viên và toàn thể lớp.
• Quan sát từng nhóm và ghi lại mức độ thường xuyên đóng góp cho công
việc của nhóm của mỗi thành viên.
• Chỉ định một thành viên trong nhóm giữ vai trò là người kiểm tra. Nhiệm
vụ của người kiểm tra là yêu cầu các thành viên khác trong nhóm giải
thích nguyên nhân và cơ sở dẫn tới những câu trả lời của nhóm.
• Đề nghị sinh viên dạy lại những gì đã được học cho người khác.
Có thể một trong những mối quan tâm lớn nhất của các giáo viên và các
bậc phụ huynh xa lạ với phương pháp học tập cộng tác, là tiềm năng của nó

trong việc giúp chúng học tập và việc học tập của chúng sẽ diễn ra như thế
nào? Nhìn chung, nếu một sinh viên chịu trách nhiệm cho cả nhóm sẽ học
được rất nhiều, trong khi các thành viên khác trong nhóm chỉ đứng xung
quanh. Ý kiến phía sau “trách nhiệm giải trình cá nhân” là mỗi cá nhân trong
một đội cộng tác phải chứng minh ưu thế của mình về việc học tập được giao
và các tài liệu mà người đó đóng góp cho đội.
Một cách khác để xem trách nhiệm giải trình cá nhân là qua ý kiến
“tham gia bình đẳng”. Trong học tập cộng tác thực sự, mọi cá nhân đều đóng

14


Học tập cộng tác

góp công bằng cho thành công của đội. Không có “người đi nhờ xe” - những
người mà đặt gánh nặng nhóm lên họ rồi đi nhờ miễn phí. Và không có “tài
xế” - người mà cố gắng lái cả đội tới nơi mà họ muốn đi. Các giáo viên phải
đưa ra các hành động cụ thể và dạy sinh viên trong các đội cách thực hiện
chức năng trong hình thức cộng tác, để đảm bảo rằng không có “người đi nhờ
xe” hay “tài xế” trong một đội cộng tác.
Kỹ thuật để thúc đẩy trách nhiệm giải trình cá nhân
Có thể kỹ thuật quan trọng nhất cho việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình
cá nhân là giảng dạy thật rõ ràng các kỹ năng xã hội, mà sinh viên cần để thực
hiện chức năng là người có trách nhiệm trong một đội cộng tác. Các ví dụ của
kỹ năng xã hội cần để thúc đẩy trách nhiệm giải trình cá nhân bao gồm: tham
gia bình đẳng, theo thứ tự, theo nhiệm vụ, trách nhiệm, và các ý kiến đóng
góp.
• “Vai trò” - Vai trò của các nhóm được giao nhiệm vụ là rất lớn trong đó
họ có thể thúc đẩy cả sự tác động tích cực lẫn nhau và trách nhiệm giải
trình cá nhân. Nhưng cần cẩn thận, một vai trò được giao không tự động

thúc đẩy cả hai nguyên tắc tương tác phê bình này. Để xác định cách
thực hiện chức năng của một vai trò được giao, hãy hỏi các câu hỏi sau:
(1) “Các thành viên trong đội khác có cần thực hiện vai trò này để thành
công hay không? Và (2) “Vai trò này có đòi hỏi người thực hiện nó có
trách nhiệm học về hoạt động này không?”. Nếu câu trả lời đầu tiên là
có, khi đó vai trò thúc đẩy trách nhiệm giải trình cá nhân. Và nếu trả lời
có cho cả hai câu hỏi, khi đó nó thúc đẩy cả hai nguyên tắc của tương
tác.
• “Phân công lao động” - Như đã được đề cập bên trên trong mục “Sự
phụ thuộc lẫn nhau theo mục tiêu”, một số nhiệm vụ của đội được thiết
kế để mỗi thành viên trong đội thực hiện một phần riêng biệt của nhiệm

15


Học tập cộng tác

vụ toàn diện. Bằng việc sử dụng thiết kế “bộ phận” cho các dự án và các
hoạt động cộng tác, giáo viên xây dựng việc kiểm tra tự động cho trách
nhiệm giải trình cá nhân.
• “Mật mã” - Có thể theo dõi sự đóng góp cá nhân cho các hoạt động của
đội bằng cách đặt mật mã cho chúng. Một cách đơn giản để đặt mật mã
là cung cấp cho mỗi thành viên của đội sử dụng một bút mực, bút chì
hay bút lông có màu khác nhau. Mỗi thành viên của đội phải đặt tên
mình trên giấy hay sản phẩm của đội sử dụng màu riêng của mình. Khi
đó mọi người có thể nói sơ qua những gì mà các thành viên của đội đóng
góp cho sản phẩm của đội.
• “Thi vấn đáp và các bài thi” - Các dụng cụ đánh giá chính thức cũng
hữu ích trong việc giữ cho các cá nhân trách nhiệm giải trình trong học
tập. Những đánh giá này có thể là các dụng cụ giấy bút truyền thống,

những đánh giá cộng tác, hoặc là sự kết hợp của cả hai.
2.3.4 Quá trình thực hiện và các kỹ năng giao tiếp trong nhóm
Quá trình thực hiện trong nhóm có nghĩa là các thành viên trong đội
hợp tác nghĩ và thảo luận về cách mà chúng tương tác và thực hiện chức năng
trong nhóm. Điều này thường được nói đến như là sự phản ánh, phỏng vấn
hoặc thực hiện. Nhu cầu cho quá trình thực hiện trong nhóm là không nhấn
mạnh giống nhau về các phương pháp học tập cộng tác khác nhau. Tuy nhiên,
nếu chúng ta mong đợi sinh viên tham gia quá trình cộng tác một cách nghiêm
túc và làm việc với nhau tốt hơn, thì quá trình thực hiện trong nhóm trở nên
bắt buộc.
Quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm giúp cho chúng có
thể học hỏi nhau cách suy nghĩ và tiếp cận kiến thức mới hay nội dung bài
học cần giải quyết. Đây chính là chìa khóa giúp cho tất cả các thành viên
trong nhóm học tập cộng tác phát triển đồng đều, các thành viên khá hơn có

16


Học tập cộng tác

thể giúp đỡ các thành viên khác cùng tiến bộ. Ngoài việc thực hiện cùng nhau
để giải quyết bài học trên lớp, chúng còn thực hiện các hoạt động theo nhóm
ở nhiều lĩnh vực khác trong quá trình học tập.
Dụng cụ và kỹ thuật để thúc đẩy Quá trình làm việc nhóm
• “Giáo án” - Dụng cụ dễ dàng nhất cho việc thực hiện Quá trình làm việc
nhóm là giáo án. Nếu giáo viên không lên kế hoạch cho việc làm việc
nhóm, thường sẽ quên khi thực hiện phương pháp học tập cộng tác. Quá
trình làm việc nhóm phù hợp một cách tự nhiên nhất trong giai đoạn
đánh giá một bài học.
• “Câu hỏi” - Khi đề nghị sinh viên thảo luận và đánh giá việc thực hiện

chức năng trong đội của chúng, việc thảo luận thường không diễn ra nếu
không có sự nhắc nhở nhất định. Các câu hỏi có khuynh hướng là những
lời nhắc nhở tốt nhất cho sinh viên, nó mới với phương pháp học tập
cộng tác. Sau khi sinh viên nhất định tham gia vào các phần thực hiện
trong nhóm khoảng vài tuần, giáo viên có thể chỉ cần nhắc nhở đơn giản
bằng câu nói: “đã đến giờ cho việc thực hiện trong nhóm”.
• “Những mảnh đá hội thoại” - Mạch hội thoại được sử dụng để đảm
bảo tất cả các thành viên trong đội đều được nói trong suốt quá trình thực
hiện theo nhóm. Mỗi thành viên của đội được đưa cho 2 hoặc 3 mảnh đá
màu. Mỗi mảnh đá của các thành viên trong đội có màu khác với các bạn
trong cùng đội. Khi một thành viên trong đội nói trong quá trình làm việc
nhóm, người đó phải đặt một mảnh đá trên bàn. Khi các mảnh đá được
sử dụng, các cá nhân phải đợi các thành viên khác dử dụng mảnh đá của
họ trước khi được nói lại.
• “Những cây gậy hội thoại” - Kỹ thuật Cây Gậy Hội thoại cũng tương tự
như “Những mảnh đá hội thoại”. Tuy nhiên, với Cây Gậy Hội thoại, chỉ
một thành viên giữ cây gậy trong đội được phép nói. Người đó có thể giữ

17


Học tập cộng tác

cây gậy trong suốt thời gian theo thoả thuận (thông thường là một phút)
trước khi chuyển cây gậy cho người kế tiếp trong nhóm. Một cây gậy hội
thoại thường được trang trí theo một số cách. Khi các đội mới được hình
thành tạo ra một Cây Gậy Hội thoại như một hoạt động xây dựng đội.
Các cây gậy của đội có thể được trang trí để trình bày tên của đội hay nội
dung mà lớp đang học.
• “Dụng cụ tổ chức phi ngôn ngữ” - Dụng cụ tổ chức phi ngôn ngữ là

những dụng cụ hiệu quả cho các đội để sử dụng trong suốt quá trình làm
việc nhóm. Các đội có thể sử dụng những dụng cụ tổ chức này để thể
hiện các điểm mạnh về chức năng của đội và những lĩnh vực mà họ cần
cải thiện.
Sinh viên cần được dạy các kỹ năng giao tiếp trong nhóm, bao gồm:
• Khả năng lãnh đạo.
• Tính quyết đoán.
• Khả năng tạo lòng tin.
• Kỹ năng giao tiếp.
• Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
2.3.5 Điều chỉnh nhóm
• Các thành viên trong nhóm cùng đánh giá mức độ thành công trong việc
hoàn thành các mục tiêu đề ra cũng như mức độ thành công trong việc
duy trì các mối quan hệ.
• Chỉ ra những công việc của từng cá nhân có ích hay không có ích đối với
công việc chung.
• Xem xét khả năng thay đổi hoặc giữ nguyên những mối quan hệ hợp tác
trong nhóm.
2.3.6 Xử lý kết quả nhóm

18


Học tập cộng tác

Mỗi khi kết thúc một hoạt động hay một bài học, các nhóm nên xem xét
lại cách thức hoạt động hay bài học được thực hiện bằng việc nhìn lại các kỹ
năng đã sử dụng, xem xét kỹ năng nào đã thực hiện tốt, kỹ năng nào cần luyện
tập thêm ở lần công việc tiếp theo. Đưa ra được ưu, nhược điểm của các kỹ
năng trong từng phần công việc đã hoạt động trong nhóm. Mỗi nhóm phải

phản ánh, phân tích kết quả mà nhóm đạt được và tiến trình hoạt động của
nhóm để những người tham gia trở thành người học phản ánh.
Giáo viên có thể cung cấp bản ghi nhớ những kỹ năng đã được sử dụng.
Nhờ đó, sinh viên dễ dàng rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc
sử dụng các kỹ năng hợp tác trong nhóm, nâng cao được hiệu quả trong quá
trình tiếp thu kiến thức mới hay giải quyết các dự án trong quá trình học tập.
Không những trình độ kiến thức của sinh viên được nâng cao mà kỹ năng
giao tiếp nhóm, kỹ năng xã hội cũng được củng cố và phát triển, tạo thuận lợi
cho sinh viên trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống sau này.
2.3.7 Phân chia lãnh đạo nhóm
Tất cả các thành viên đều lần lượt giữ trách nhiệm lãnh đạo nhóm. Qua
đó, các thành viên trong nhóm sẽ được thử sức mình ở các vị trí khác nhau
của nhóm, nhờ vậy giúp cho sinh viên nâng cao các kỹ năng giao tiếp nhóm,
thấy được mức độ quan trọng của mình trong nhóm, và ý thức được trách
nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Do đó mỗi sinh viên phải có
trách nhiệm đối với thành công học tập của mỗi thành viên và phải nỗ lực để
đảm bảo rằng tất cả thành viên của nhóm đạt được kết quả mong đợi.
Nếu chỉ để một người luôn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhóm, sẽ dẫn đến sự ỷ
lại, chuyên quyền của một số cá nhân trong nhóm. Sự phân chia công việc,
giải quyết vấn đề, tổng hợp các phương án của các thành viên và đưa ra kết
quả cuối cùng, do đó sẽ không có sự sáng tạo, mới mẻ, đôi khi đi theo một
đường mòn giải quyết vấn đề của một cá nhân lãnh đạo. Tất cả các thành viên
đều lần lượt được đảm trách công việc lãnh đạo, sẽ thúc đẩy sự công bằng, sự

19


Học tập cộng tác

thể hiện bản thân và dốc sức mình cho công việc chung của họ trong nhóm

cộng tác.
2.3.8 Kỹ năng tương tác xã hội được giảng dạy rõ ràng và được thực
hành trong lớp học
Từ khi con người là những tồn tại xã hội tự nhiên, nhiều nhà khoa học
thường cho rằng tất cả mọi người đều biết cách làm việc với nhau. Nhưng
chúng ta thường muốn tự mình giải quyết các vấn đề và bị chi phối bởi tư
tưởng cạnh tranh, mang tính cá nhân. Khuynh hướng cạnh tranh và chủ nghĩa
cá nhân tồn tại trong các trường học cũng như trong xã hội rộng lớn. Chúng ta
có khuynh hướng nhấn mạnh sự cộng tác trong các lĩnh vực “phi học tập” như
các đội thể thao, tác phẩm kịch, đội hợp xướng, ban nhạc v.v… Nhưng trong
các lớp học hiện nay, làm việc cùng với bạn bè thường diễn ra rất ít và chưa
được coi trọng.
Vì vậy, những khuynh hướng tự nhiên là sinh viên luôn hướng tới hành
động độc lập. Phần lớn sinh viên (và nhiều người lớn) không phát triển các kỹ
năng cần thiết để là những thành viên của một nhóm hữu ích nào đó. Khi đó
trách nhiệm của giáo viên là phải dạy các kỹ năng này như một phần của
chương trình giảng dạy trong lớp học. Xem phụ lục 1 liệt kê các kỹ năng xã
hội được giáo viên coi là hữu ích và thuận tiện trong lớp học cộng tác.
Các dụng cụ và kỹ thuật cho hướng dẫn các kỹ năng xã hội
Các kỹ năng xã hội thực sự là sự kết nối các khái niệm (tri thức khai
báo) và tri thức theo thủ tục. Bất kỳ một phương pháp nào được trình bày
trong Các kích thước học tập (Marzano et al, Pickering, Blackburn,
Arredondo, Brandt, Moffe) cho tri thức theo thủ tục và tri thức khai báo sẽ có
hiệu quả trong việc giảng dạy các kỹ năng xã hội. Một trong những phương
pháp được sử dụng nhiều nhất, là Biểu đồ hình chữ T được giải thích chi tiết
bên dưới.

20



Học tập cộng tác

“Biểu đồ hình chữ T” - Các dụng cụ tổ chức thị giác có thể giúp sinh viên
xây dựng ý nghĩa cho các khái niệm được diễn giải trong các kỹ năng xã hội
cụ thể. Biểu đồ hình chữ T giúp sinh viên nhận biết được các hành động cụ
thể và những giao tiếp được liên kết với các kỹ năng xã hội. Sử dụng các
bước bên dưới để xây dựng một biểu đồ hình chữ T trong lớp học cộng tác:
• Viết tên kỹ năng được học và thực hành trên đỉnh của biểu đồ và vẽ một
chữ T to bên dưới.
• Dán vào bên trái chữ T “Trông như” và bên phải chữ T “Nghe như”
• Giáo viên nghĩ ra một ví dụ cho mỗi cột và viết xuống bên dưới thanh
ngang.
• Hỏi những hành vi khác miêu tả những gì mà người ta thực sự làm trong
khi và liệt kê danh sách chúng xuống bên dưới chữ “Trông như”.
• Hỏi những cụm từ khác nữa miêu tả những gì mà người ta thực sự nói
hay diễn đạt thành lời trong khi sử dụng kỹ năng đó và liệt kê danh sách
chúng xuống bên dưới chữ “Nghe như”.
• Cho các thành viên trong nhóm thực hành cả “Trông như” và “Nghe
như” trước khi bài học kết thúc.
2.4 Sử dụng các cấu trúc cộng tác để thực hiện phương pháp học tập
cộng tác
Rất nhiều giáo viên chỉ bắt đầu sử dụng phương pháp học tập cộng tác
một cách dồn dập khi cố gắng tạo ra các hoạt động độc đáo trong lớp học,
những hoạt động thu hút sinh viên, bao gồm nội dung mang nhiều ý nghĩa, và
cả 5 yếu tố cần thiết của phương pháp học tập cộng tác. Việc sử dụng các cấu
trúc học tập cộng tác là một cách làm dịu bớt sự căng thẳng của giáo viên
trong lớp học bằng cách tạo ra các bài học sử dụng phương pháp học tập cộng
tác độc đáo.

21



Học tập cộng tác

Một cấu trúc cộng tác là “một nội dung mở để tổ chức tương tác giữa
các cá nhân trong lớp học” 5 . Các cấu trúc thể hiện một loạt các bước hoặc
các hoạt động được tổ chức và tập trung vào sự tương tác xã hội trong lớp học
về nội dung kiến thức đã đề ra. Các cấu trúc là nội dung mở vì bất cứ cấu trúc
đơn nào cũng có thể được sử dụng với bất kỳ tài liệu môn học nào. Sự trình
bày của Kagan về phương pháp cấu trúc rất phù hợp với hầu hết các giáo
viên, dù là mới vào nghề hay lâu năm, vì nó cho phép thực hiện đầy đủ
phương pháp học tập cộng tác. Các giáo viên có thể bổ sung ít hoặc nhiều cấu
trúc vào thói quen giảng dạy hàng ngày của mình như họ lựa chọn. Tuỳ theo
năng lực bản thân và sự tăng các cấp độ truyền tải kiến thức mà sử dụng
phương pháp học tập cộng tác.
Trong các dạng cấu trúc, nội dung được bổ sung vào cấu trúc hợp tác
để tạo ra một hoạt động học tập cộng tác. Bằng các thiết kế, các cấu trúc tự
động gồm hai yếu tố quan trọng nhất trong học tập cộng tác, sự tương hỗ tích
cực và trách nhiệm cá nhân, cũng như tương tác mặt đối mặt. Sau đó có thể
tính đến quá trình tạo nhóm và các kỹ năng tương tác xã hội trong kế hoạch
bài giảng. Bảng 1 trình bày đánh giá mỗi cấu trúc được nói tới trong bài này,
chú trọng đến các yếu tố cần thiết của học tập cộng tác.
Các cấu trúc cộng tác được nhiều học giả nghiên cứu, phát triển. Kagan
đã biên soạn một bộ sưu tập lớn nhất gồm các cấu trúc cộng tác. Nhiều cấu
trúc khác tồn tại và xếp loại từ đơn giản đến tương đối phức tạp. Các giáo
viên, những người mong muốn bổ sung thêm các cấu trúc cộng tác vào kho
kinh nghiệm cá nhân của mình, có thể tìm hiểu về cách dạy chuyên dụng
trong phương pháp học tập cộng tác và tham khảo các nguồn tài liệu khác.

5


Tim S.Roberts (2003), Online collaborative learning, Published in the United States of America by

Information Science Publishing.

22


Học tập cộng tác

Sau đây là tám cấu trúc cộng tác đơn giản, giúp giáo viên có thể tổ chức lớp
học cộng tác đạt kết quả tốt.
2.4.1 Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ và các biến thể của nó
Một trong những cấu trúc cộng tác đơn giản nhất được sử dụng là Suy
ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ. Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ
bắt đầu từ việc giáo viên nêu câu hỏi và cho các cá nhân “thời gian suy
ngẫm”. Sau đó mỗi sinh viên làm việc theo cặp với một trong số những người
cùng đội với mình để bàn luận tìm câu trả lời. Sau đó giáo viên sử dụng các
kỹ thuật như gọi ngẫu nhiên và yêu cầu một cá nhân chia sẻ câu trả lời của
mình hoặc của bạn mình với các thành viên khác trong lớp.
Một ưu điểm nữa của cách này là nó có một số biến thể đó là: Suy
ngẫm - Làm việc theo cặp - Điều chỉnh, Suy ngẫm - Điều chỉnh - Chia sẻ, và
Viết - Làm việc theo cặp - Chia sẻ. Để hiểu hơn về bản chất cấu trúc cộng tác
Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ, điều quan trọng là phải hiểu rõ nghĩa
của ngôn ngữ được sử dụng để đặt tên cho các cấu trúc. Tất cả các cấu trúc
này đều bắt đầu với việc giáo viên nêu câu hỏi, bằng lời hoặc viết ra. Sau đó
là “thời gian suy ngẫm”, khoảng thời gian này đôi khi đòi hỏi sinh viên phải
“Viết” câu trả lời của mình. “Làm việc theo cặp” nghĩa là sinh viên bàn luận
các câu trả lời của mình với một thành viên khác trong nhóm. “Điều chỉnh” là
lúc cả nhóm cùng nhau bàn luận về câu trả lời, trong khi đó “Chia sẻ” là chia

sẻ các câu trả lời với cả lớp. Phần phụ lục 2 sẽ trình bày các bước trong cấu
trúc Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ.
2.4.2 Bàn tròn (RoundTable) và những biến thể của nó
Bàn tròn (RoundTable) là một cấu trúc học tập cộng tác hiệu quả khác,
với các biến thể phức tạp. Cấu trúc RoundTable được bắt đầu bằng việc giáo
viên đưa ra câu hỏi cho cả lớp. Giáo viên thông báo đến các nhóm người
(được chỉ định theo vòng tròn hoặc đánh số thứ tự) sẽ bắt đầu nêu câu trả lời
của nhóm. Sau đó câu trả lời cho câu hỏi được bắt đầu bàn luận đồng thời ở

23


Học tập cộng tác

tất cả các nhóm. Sinh viên đầu tiên ở mỗi nhóm sẽ viết câu trả lời lên một tấm
bảng giấy sau đó truyền tấm bảng cho sinh viên tiếp theo. Sinh viên tiếp theo
viết đáp án và tiếp tục truyền cho sinh viên tiếp theo. Qúa trình này cứ tiếp tục
quanh bàn ít nhất một lần cho đến khi tất cả mọi người đều có câu trả lời.
Với một số câu hỏi, có thể bạn muốn bảng ghi câu trả lời chỉ được
chuyền quanh bàn một lần. Với một số câu hỏi khác bạn lại muốn quá trình
này lặp lại vài lần với các sinh viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời. Sau khi
quá trình RoundTable kết thúc, giáo viên yêu cầu các nhóm chia sẻ các đáp án
của mình với ít nhất một nhóm khác hoặc với cả lớp. Thông thường để chỉ
định hoạt động tiếp theo dựa trên danh sách được tạo ra trong suốt hoạt động
RoundTable. Phần phụ lục 3 sẽ trình bày cụ thể các bước thực hiện cấu trúc
RoundTable. RoundRobin và RallyTable là hai biến thể của cấu trúc
RoundTable. Nếu bạn tuân theo quy trình của RoundTable bằng cách yêu cầu
sinh viên trả lời miệng, đó được gọi là RoundRobin. Nếu các đáp án được viết
ra trên một tấm bảng giấy đơn và chỉ được truyền giữa hai sinh viên, đó được
gọi là RallyTable. RallyTable có thể nhân đôi số sinh viên tham gia vào bất

cứ lúc nào.
2.4.3 Các góc (Corners)
Trong cấu trúc Các góc (Corners) các sinh viên trả lời câu hỏi hoặc
được gợi ý bằng cách chọn một trong số bốn đáp án khác nhau và sau đó giải
thích lý do cho sự lựa chọn của mình. Giáo viên bắt đầu cấu trúc corners bằng
cách nêu câu hỏi hoặc gợi ý bốn đáp án cho cả lớp. Mỗi đáp án được đánh số
tại bốn góc trong phòng. Sau đó giáo viên cho sinh viên thời gian suy ngẫm
để quyết định chọn đáp án nào. Các sinh viên ghi đáp án mình chọn ra giấy.
Sau đó giáo viên yêu cầu sinh viên di chuyển về các “góc của mình” và thành
lập các nhóm đôi để bàn bạc về lý do chọn đáp án đó. Các nhóm đôi sau đó lại
gộp thành nhóm bốn và mỗi thành viên sẽ diễn giải sự lựa chọn của mình. Sau
khi diễn giải xong, giáo viên kêu gọi các sinh viên từ mỗi góc lên phát biểu về

24


Học tập cộng tác

lý do cho sự lựa chọn của mình. Các cặp sinh viên tại các góc khác diễn giải
các đáp án này. Hai bước này được lặp lại ở mỗi góc. Khi tất cả các góc đã
chia sẻ và diễn giải, các đội sẽ trở về bàn của mình. Tại bàn, họ bắt đầu ôn lại
tất cả để đảm bảo rằng tất cả các thành viên có thể giải thích các lý do được
đưa ra cho sự lựa chọn của mỗi góc. Phần phụ luc 4 sẽ nói rõ các bước của
cấu trúc Các góc (Corners).
2.4.4 Ghép nhóm (Jigsaw và Jigsaw chuyên môn)
Elliot Aronson, Blaney, Stephan, Sikes và Snap (1978) lần đầu tiên
phát triển cấu trúc Jigsaw. Khái niệm Jigsaw dựa trên sự phân chia ý tưởng
làm việc. Mỗi thành viên trong nhóm cộng tác chỉ chịu trách nhiệm nắm một
phần của nội dung và trình bày nội dung đó với các thành viên khác trong đội.
Vì sự phát triển độc đáo của nó, những giáo viên cộng tác phải sáng tạo ra

nhiều biến thể của Jigsaw. Trong bài này, chúng ta chỉ sử dụng thuật ngữ
“Jigsaw” để chỉ cấp độ đơn giản nhất của Jigsaw, được thực hiện trong phạm
vi các nhóm đơn.
Để dạy học theo cấu trúc Jigsaw, đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị các
thông tin cần thiết cho sinh viên. Có thể chia một chương trong một chủ đề
thành bốn phần tương đương nhau ở dạng phác thảo, tìm kiếm các tài liệu
thêm, hoặc tạo ra các tài liệu nguyên gốc cho một chủ đề. Nếu bạn tạo các
bảng thông báo cho sinh viên, các nhãn mác đánh số #1, #2, #3, và #4. Tiếp
theo giáo viên chỉ định hoặc phân phát thông tin đến các nhóm. Trong từng
nhóm, các cá nhân được giao một phần của thông tin. Các cá nhân sẽ phải bắt
đầu làm việc với các thông tin của mình. Các sinh viên đọc thông tin, quyết
định xem đâu là những chi tiết quan trọng nhất trọng những thông tin này và
chọn cách tốt nhất để truyền đạt những thông tin này trong nhóm của mình.
Tiếp theo các sinh viên lần lượt đảm nhận nhiệm vụ truyền đạt lại những
thông tin của mình cho nhóm hợp tác. Mỗi sinh viên sẽ được giao cho một
khoảng thời gian để thuyết trình. Cấu trúc Jigsaw kết thúc bằng một đánh giá

25


×