Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ THI CỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.24 KB, 10 trang )

PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ THI CỬ
I. Ý nghĩa của các kỳ thi:
Định nghĩa: thi là để đánh giá năng lực của sinh viên. Nhưng ở đây cần lưu ý hai
vấn đề. Đừng đặt nặng vấn đề điểm số vào năng lực của bạn. Niềm đam mê,
kiến thức sâu rộng, thành thạo và hun đúc tài năng trong ngọn lửa kiên trì đã tạo
ra những nhà khoa học đạt giải nobel, các doanh nhân thành đạt,...mà không
phải điểm số.
Thứ hai, thầy cồ không phải là người duy nhất có quyền đánh giá bạn mà chính
bạn mới là giám khảo tốt nhất cho chính bạn. Thầy cô chỉ là người đưa ra tiêu
chí khách quan để đánh giá năng lực học tập của bạn. Nhưng bạn mới là người
hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm và mức độ lĩnh hội của bạn trong mỗi môn học.
Hãy trở thành một vị giám khảo nghiêm khắc của bản thân để hoàn thiện quá
trình học.
Ii. Chuẩn bị cho thi cử:
Học tập thì mệt ôn thi lại nhức đầu, nhưng bạn chẳng có cách nào tránh khỏi.
Nên như vậy cần phải có chiến lược ôn thi đúng đắn, điều đó sẽ giúp bạn tiết
kiệm tâm sức, thời gian mà vẫn đạt kết quả tốt.
2.1. Trong suốt khóa học:
Việc ôn thi bắt đầu ngay khi bạn đang nghe giảng. Cần tập trung nghe giảng
đúng cách, bạn sẽ nắm được những nội dung quan trọng nhất của bài giảng
cũng như những chỗ giảng viên nhấn mạnh. Kết hợp với những kĩ năng ghi chép
hiệu quả, bạn sẽ hiểu bài và nhớ lâu hơn.


Sau khi kêt thúc buổi học, cần ôn tập lại và làm bài tập được giao, và phải biết tự
học, mày mò, mở rộng thêm kiến thức cho mỉnh. Điều đó giúp bạn nhớ bài, hiểu
bài và làm bài một cách thành thạo hơn trong bài thi.
2.2. Ngay trước kỳ thi:
Khảng một tháng trước khi thi, bạn cần phải lập ra một thời gian biểu ôn tập hợp
lí. Hãy bắt đầu ôn thi bằng cách hệ thống lại tất cả những trọng điểm cần ôn tập
thành những giàn ý cho mỗi môn. Đối với môn học thuộc lòng, hãy học các


nguyên lí, thuật ngữ chính và biểu đạt theo cách của mình, khi đó bạn sẽ nhớ bài
lâu hơn, chỉ cần nhớ những câu mấu chốt, các câu chữ còn lại sẽ tự động tuôn
ra. Đối với những môn tính toán, hãy nắm vững công thức và cách vận dụng
chúng, vì bạn thực hành giải trong suốt quá trình học, nên đến lúc thi, việc ghi
nhớ và vận dụng công thức sẽ mang tính bản năng.
Việc tự học, học nhóm cùng bạn bè và tự kiểm tra bản thân sẽ giúp bạn chủ
động trong quá trình ôn thi, đem lại hiệu quả cao.
2.3. Ngày trước khi thi và trước phòng thi:
Nguyên tắc quan trọng nhất là phải giữ tâm lí thoải mái. Thư giãn và dừng việc
ôn bài vào ngày cuối trước khi thi. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục cụ cho việc thi
cử và ngủ sớm. Đến trường sớm 30 phút sẽ giúp bạn tránh phát sinh đi trễ và sẽ
có tâm lý thoải mái hơn.
Đứng ăn những thức ăn lạ và đừng ăn no quá, cũng đừng uống những thức
uống lợi tiểu, tránh việc đi toa lét và mất tập trung khi đang làm bài thi.
Trước phòng thi, hãy thoải mái trò chuyện, tán gẫu với bạn bè, đừng nhắc đến
bài vở và đừng cố ôn tập lại. Nếu đột nhiên trong đầu trống rỗng khi nhẩm lại bài
cũ, cứ yên tâm khi vào phòng thi, ký ức sẽ trở lại với bạn.


Iii. Trong phòng thi
3.1. Nguyên tắc làm bài thi :
*thứ nhất kiểm tra đề : kiểm tra mã đề ,câu trắc nghi;ệm , số trang đề thi
*thứ hai có cái nhìn tổng quát kiến thức trong đề thi ,tạo tiền đề giúp tư duy của
bạn hoạt động mạch lạc hơn
-phân chia thời gian trả lời cho từng câu hỏi và thời gian kiểm tra lại bài , phân
chia thời gian làm bài theo thang điểm từng câu . Làm câu dễ trước câu khó
sau , gạch chân dưới các từ quan trọng trong đề trách lạc đề . Tránh < đi về nơi
xa lắc >
-nháp trước khi đặt bút làm thử : vì ta cần triển khai , sắp xếp các ý chính , đảm
bảo bài viết có đầu đuôi và có logic

-trả lời đúng và vừa đủ : thời gian của mỗi câu tùy thuộc vào điểm số của từng
câu tránh hiện tượng ‘’đầu voi đuôi chuột’’ .
-đóng vai người chầm bài : viết thật rõ ròng và sáng sủa , vừa viết vừa suy nghĩ
“mình viết như thế này thầy/cô đọc có hiểu ý mình hay không “. Cần chú ý cách
dùng từ ,đặt câu ,tạo đoạn văn .
3.2 không gian lận :
* thường gian lận trong thi cử có 2 dạng :
1. Không làm được bài
2.không tự tin vào đáp án mình làm được ( liệu có phải là một lỗi lầm không thể
chấp nhận )
* ai gian lận đều có lí do bào chữa cả , như benjamin franklin nói :


“dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung
thực” mang ý ( chúng ta không hiểu được giá trị của sự trung thực )
-thứ nhất , bạn gian lận không bị phát hiện và đạt điểm => đánh mất chính sự
trung thực của bản thân .
Điều tuyệt vời nhất là tin tưởng bản thân <made in me>
-thứ hai , cần cảnh giác thói xấu sẽ trở thành thói quen
Sách : “làm thế nào để sếp hài lòng” , từng dạy rằng “những người tính nết thật
thà đi đâu cũng đc người ta tin tưởng .

Iv. Các dạng bài thi
4.1 tự luận
- mục đích của giảng viên: kiểm tra kỹ năng viết của sinh viên đối với môn mang
tính chất tự luận. Giúp sinh viên nắm được trọng tâm ôn thi.
- chiến lược học và ôn tập của sinh viên:
+ cần cố gắng ghi nhớ những quan điểm và lý thuyết lớn giữa các môn học.
+ phải luyện tập để viết văn khoa học thường xuyên bất kể có bài học hay
không. Đầu tiên tập viết bài luận án ngắn 5 đoạn -> mở rộng thành bài tiểu luận

=> làm bài.
+ khi ôn tập, hãy bám vào đề cương hoặc danh sách chủ đề giảng viên
đưa ra những mục cần thiết, nên đọc thêm sách tham khảo.
+ khi ôn thi, đừng sa đà vào các chi tiết mà hãy nhớ theo hệ thống.
- phương pháp làm bài:


+ đặc biệt chú trọng đến việc viết bài.
+ tuân thủ đúng các quy tắc viết văn phong khoa học.
+ dùng bảng, sơ đồ, đánh dấu dòng để diêcn tả ý tưởng, lập luận của mình,
nhưng không lạm dụng
4.2 được sử dụng tài liệu
- mục đích của giảng viên:
+ đối với các môn học có nhiều công thức, dữ liệu -> vô lý khi bắt sinh viên
học thuộc
+ kỹ năng áp dụng, giải quyết tình huống, kỹ năng tổng hợp các tài liệu của sinh
viên.
- chiến lược học và ôn tập của sinh viên:
+ không cần để tâm học thuộc các công thức, dữ kiện chi tiết, nhưng phải
học để hiểu nghĩa chúng.
+ bạn phải phát triển kỹ năng lien kết; liên hệ ý chính trong bài, các môn
trong một vấn đề
+ khi đọc sách tham khảo cần tìm ra điểm chung và khác nhau giữa các
tác giả.
+ cần làm bài tập về nhà chu đáo , chú trọng đến các bài tập tình
huống( nếu có). Và khái quát bài tập vấn đề ->linh hoạt khi giải bài thi.
+ khi thi, cần được ôn tập, trong đó mỗi ý chính trong từng chủ đề nên liệt
kê các danh sách tham khảo có lien quan vào.
- phương pháp làm bài:



+ làm nội dung đơn giản trước rồi đến những câu phức tạp.
+ đừng sử dụng quá nhiều trích dẫn, ví dụ từ tài liệu.
4.3 trăc nghiệm khách quan
- mục đích của giảng viên:
+ việc ra đề và chấm bài thi đảm bảo sự khách quan tuyệt đối.
+ nhẫm kĩ các kỹ năng từ thấp đến cao: nhớ, hiểu, áp dụng, phsan tích, tổng
hợp, đáng giá.
- chiến lược học và ôn tập của sinh viên:
+ phải học “dàn trải” vì không thể học theo trọng tâm và không thể học “tủ”
+ trong lúc nghe giảng, đánh đấu tất cả những chỗ giảng viên nhấn mạnh
dù đó là lập luận, ví dụ, bài tập.
+ đừng học theo kiểu thuộc long, mà học hiểu, nhớ lâu hơn
+ đừng để “nước tới chân mới nhảy”. Nên ôn tập hàng tuần và thường
xuyên xem lại
- phương pháp làm bài:
+ chia thời gian cho từng câu hỏi.
+ làm câu dễ trước, câu khó sau. Bài khó nên đánh dấu ký hiệu để có thể làm lại.
+ sử dụng phương pháp tư duy loại suy để làm.
+ trong tường hợp “bí” nên làm hết.
4.4 kết hợp
- mục đích của giảng viên:


+thi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận để kiểm tra xem khả năng tư duy của
bạn, kiểm tra quá trình áp dụng và triển khai các công thức toán học hoặc khả
năng lập luậc và diễn đạt của bạn.
+ hình thức này do giảng viên muốn tăng cơ hội thi đậu cho bạn.
- chiến lược học và ôn tập của sinh viên:
+ lập sơ đồ những thứ bạn định sẽ ôn tập.

+ học ôn theo nguyên tắc của đề thi.
+ siêng năng làm thêm nhiều bài tập.
+ đầu tư thời gian vào những môn học yếu, chia môn học đó thành nhiều phần
nhỏ để học.
*** chiến lược pqrst:
preview: hãy xem qua tài liệu để có cái nhìn tổng thể.
question: đặt ra câu hỏi trong bài học
read: đọc tài liệu và chọn những ý chính
summari: tóm ý chính
test: tự kiểm tra bằng cách xem lại bài sau khi đọc tài liệu
* lập sơ đồ tư duy cũng có thể giúp bạn tiêp cận bài học ở nhiều góc độ khác
nhau. Làm cho quá trình học trở nên dễ nhớ và sinh động
- phương pháp làm bài:
+ đối với đề thi có cả hai phần tự luận và trắc nghiệm hãy làm phần tự luận
trước, vì thời gian làm bài trắc nghiệm lâu hơn.
4.5 vấn đáp


- mục đích của giảng viên:
Thi vấn đáp có thể kiểm tra một kỹ năng mà hình thức thi khác không có thể làm
được_ kỹ năng giao tiếp
Cách tổ chức thi là: 5 sinh viên vào một lượt, bốc thăm câu hỏi. Sau đó mỗi sinh
viên có 5 phút để chuẩn bị và 5 phút để vấn đáp.
- chiến lược học và ôn tập của sinh viên:
+ bạn phải nhớ bài một cách hệ thống và nhớ các vi dụ tiêu biểu.
+ luyện tập khả năng giao tiếp củng rất quan trọng.
+ bên cạnh đó, bạn củng cần phát triển khả năng giao trình bày quan điểm thong
qua các buổi học bằng cách phát biểu xây dựng bài.
- phương pháp làm bài:
+ tuân thủ cac quy tắc giao tiếp cơ bản:

Ăn mặc nghiêm túc.
Qui trình giao tiếp: bắt đầu bằng lời chào và kết thúc bằng lời cảm ơn kèm nụ
cười.
Lắng nghe: tập trung khi giảng viên đặt câu hỏi phải hiểu được giảng viên đang
nói gì.
ánh mắt: đừng cúi gằm xuống cố nhìn vao tờ giấy. Hãy giao tiếp bằng ánh mắt
để thể hiện bạn tự tin với quan điểm của mình
+cách trả lời câu hỏi:
Ngắn gọn: trình bày quan điểm rồi giải thích hoặc chứng minh quan điểm bằng
vài luận cứ.


Thành thật: khả năng đến đâu trả lời đến đó, không được vòng vo tam quốc
hoặc “già mồm” tìm cách lấp liếm sự thiếu hiểu biết của mình.
4.6 làm ở nhà
- mục đích của giảng viên:
Giảng viên cho sinh viên làm bài luận hoặc tiểu luận tại nhà như một hình thức
kiểm tra kết thúc môn học. Hình thức này giúp bạn phát triển kỹ năng nghiên cứu
khoa học. Mặc dù cách kiểm tra này tốn nhiều thời gian và tâm sức nhưng nó
giúp bạn hiểu sâu sắc các môn học, tranh được cảm giác căng thẳng
- chiến lược học và ôn tập của sinh viên:
+ cần lên kế hoạch thực hiện càng sớm càng tốt.
+ ngay lúc đang học, hãy bắt đầu thực hiện ngay cuộc nghiên cứu. Sau khi
kết thúc môn học nên viết và sửa chữa bản thân.
+ nên tham khảo ý kiến của thầy cô ngay khi ở giai đoạn hình thành ý
tưởng nghiên cứu và xác định đề tài.
- phương pháp làm bài:
+ cần tuân thủ các quy tắc và các quy trình viết và viết luận hoặc làm bài tiểu
luận đòi hỏi người viết phải có chủ kiến và khám phá.
+ bạn có thể tham khảo các nguồn dữ liệu nhưng những gì bạn viết phải là quan

điểm của bạn. Cố gắng viết thật tốt một bài “sâu sắc, mới mẻ, sang tạo”
+ tuyệt đối chấp hành các yêu cầu về hình thức bài viết và thời gian nộp bài.
V. Sau khi thi
5.1 thắc mắc


khi làm bài thi, có chỗ nào thắc mắc hãy liên hệ với giảng viên để nhờ họ giải
đáp.cách tốt nhất là lien hệ qua email hoặc gặp trực tiếp vào ngày giảng viên có
lịch trực.
nếu bạn rớt, có thể xem xét để làm đơn phúc khảo.khi viết đơn, bạn nên dung
những từ ngữ sao cho người chấm bài không có cảm giác bạn nghi ngờ năng
lực hoặc sự công tâm của họ.đừng biến việc nộp đơn phúc khảo của bạn thành
một thói quen, bởi vì hơn 90% bài thi sau khi phúc khảo vẫn giữ nguyên hoặc
điểm thấp hơn.
5.2 điều đọng lại
Học tập là một quá trình chưng cất mà thi cử chỉ là giai đoạn cuối để ra kết
quả.vì vậy điểm số không phải là kết quả mà là những gì đọng lại trong tâm trí
bạn.sau khi thi hãy tạm xa môn học đó để giảm áp lực học hành, cảm thấy thoải
mái và có thể lưu giữ được được những kiến thức quan trọng nhất.bạn không
chỉ hiểu kiến thức mà còn phải học ra kiến thức.
Hãy cho phếp bạn vui chơi giải trí nhưng đừng để những thứ bạn học đi và quên
lãng.một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra rằng những gì còn lại chính là kiến thức
thật sự.



×