Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT, ĐỀ BÀI SỐ 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.78 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI SỐ 09
1. Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
ở Việt Nam hiện nay?

2. Quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật?
BÀI LÀM
Câu 1. Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay?
a. Pháp luật giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật bao gồm một số
quy định cơ bản sau:


Thứ nhất, quy định về quyền được có việc làm việc của người lao động khuyết tật.
Việc làm cho người khuyết tật được cả Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) đặc biệt quan tâm.UN quy định: các quốc gia phải công nhận quyền
được làm việc của người khuyết tật, bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao
gồm cả các biện pháp luật pháp ,… ILO hướng dẫn thúc đẩy cơ hội việc làm bình
đẳng cho người khuyết tật không bao gồm việc ngăn cấm phân biệt đối xử vì lý do
khuyết tật. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp Quốc về quyền
của người khuyết tật.
Bộ luật Lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung
năm 2012 khẳng định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao
động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao
động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định
của Luật Người khuyết tật” (Khoản 1 Điều 176). Quyền làm việc của lao động
khuyết tật là tiền đề tạo ra cơ hội và động lực cho người khuyết tật tìm kiếm việc
làm, có cơ hội khẳng định bản thân, tự lập trong cuộc sống, tạo ra thu nhập để
không phải dựa dẫm vào gia đình, người thân.
Thứ hai, quy định về chính sách học nghề và việc làm cho người khuyết tật


Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ - CP của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật đã có những quy định
chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Theo đó, Nhà nước đảm
bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được lựa chọn, tư vấn và học nghề,
làm việc theo khả năng, sức khỏe của mình; cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề phải
đảm bảo điều kiện dạy nghề; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, không được
từ chối tuyển dụng những người lao động khuyết tật có đủ tiêu chuẩn…
Thứ ba, quy định về cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh


Học nghề và việc làm cho người khuyết tật luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm. Bộ luật Lao động tại khoản 2 Điều 176 quy định: “Chính phủ quy
định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử
dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật”. Đối với cơ sở dạy nghề, tổ
chức dạy nghề cho người khuyết tật thì phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người
khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật ; cơ sở sản
xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được
hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát
triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn,
giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao
động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh.
Đây là những quy định ưu đãi góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, cải thiện môi trường làm việc để
người khuyết tật tiếp cận với công việc.
Thứ tư, quy định về quỹ việc làm cho người khuyết tật
Với mục đích giúp đỡ người khuyết tật học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ cơ sở dạy
nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật; hỗ trợ các doanh
nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhân người khuyết tật vào học nghề và
làm việc đạt tỷ lệ cao thì quy định về thành lập và sử dụng quỹ việc làm cho NKT

là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Luật Người khuyết tật năm 2010, tại Điều 10
quy định về quỹ trợ giúp người khuyết tật. Theo đó, quỹ này là quỹ xã hội từ thiện
nhằm huy động nguồn lực trợ giúp NKT và quỹ này được hình thành từ các nguồn
như: đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; các khoản thu hợp pháp khác. Tuy nhiên, thực tiễn
thực hiện nguồn quỹ này vẫn đang còn nhiều bất cập.


Thứ năm, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trước đây, Bộ luật Lao động quy định về thời gian làm việc của người khuyết tật
không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần với mục đích tạo điều kiện cho
người khuyết tật làm việc trong giới hạn phù hợp với khả năng và sức khoẻ của
mình, giúp họ phục hồi sức khoẻ một cách nhanh chóng, có khả năng làm việc lâu
dài và đạt năng suất. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, quy định đã thể hiện
sự bất cập, tạo ra sự phân biệt giữa lao động khuyết tật và lao động không khuyết
tật. Người sử dụng lao động dựa vào quy định này để từ chối nhận NKT vào làm
việc vì họ không đáp ứng được thời gian làm việc như các lao động khác. Tuy
nhiên, NKT lại khẳng định, họ có thể làm tốt công việc như những người lao động
không khuyết tật. Chính vì vây, Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012
không quy định về thời giờ làm việc của người khuyết tật như trước để góp phần
tạo ra môi trường làm việc công bằng giữa NKT và người không khuyết tật.
Thứ sáu, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người khuyết tật
Điều 177 Bộ luật lao động 2012 quy định, người sử dụng lao động phải có trách
nhiệm trong việc bảo đảm về điều kiện lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Pháp luật nhấn mạnh
đến việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người tàn
tật; cấm làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với lao động khuyết tật bị suy
giảm khả năng lao động từ 51% ; cấm sử dụng người lao động khuyết tật làm
những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo
danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Như vậy,

người sử dụng lao động không được vì lợi ích trước mắt của mình để thỏa thuận
làm thêm giờ, làm việc ban đêm, hoặc trường hợp chủ sử dụng lao động lợi dụng


người lao động khuyết tật vào làm những công việc nặng nhọc độc hại cho sức
khỏe của họ.
Như vậy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ trông chờ vào tinh
thần nhân đạo của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc theo chương trình hợp tác dự án
với các tổ chức nhân đạo ngước ngoài. Về phía người khuyết tật cũng phải tự trang
bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được
công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình là những người “tàn mà
không phế”. Đã đến lúc, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm
của người quản lý. Có như vậy, người khuyết tật mới được hưởng đầy đủ quyền và
nghĩa vụ pháp lý như những người lao động bình thường khác, góp phần đưa ước
nguyện “hãy đưa chúng tôi hòa nhập với cộng đồng” của người khuyết tật trở
thành hiện thực.
b. Thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay :
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng
6,7 triệu người khuyết tật (NKT), trong đó 60% NKT trong độ tuổi lao động và tập
trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.Thế nhưng, chỉ có khoảng 50% số này có việc
làm.Giải quyết việc làm cho NKT đã, đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Những kết quả đạt được:
Được biết, để giúp NKT hòa nhập với cộng đồng và có động lực vươn lên trong
cuộc sống, những năm qua, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho NKT được
các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm.Cụ thể là đã tạo điều kiện
thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến chính sách hỗ trợ đối tượng tham gia
học nghề cũng như giáo viên dạy nghề. Nhờ vậy, số cơ sở dạy nghề ở nước ta đã
tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy



nghề cho NKT từng bước được xã hội hóa với sự tham gia ngày càng nhiều của
khu vực tư nhân. Tính đến nay, cả nước có 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề
cho NKT, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Các cơ sở dạy nghề dành
riêng cho NKT được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào
tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các cơ sở dạy nghề
khác, khi nhận NKT vào học nghề sẽ được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh
phí đào tạo. Còn với NKT trong thời gian học nghề sẽ được cấp học bổng và trợ
cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ vào mức độ khuyết tật và suy
giảm khả năng lao động.
Những bất cập còn tồn tại trong vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện
nay:
Thứ nhất, tỷ lệ người khuyết tật có việc làm rất thấp:
Trong số 5,3 triệu người khuyêt tật thì có khoảng 60% trong độ tuổi lao động, số
còn khả năng lao động chiếm 40%, số đang tham gia lao động chỉ có 30%, khoảng
3 % chưa đào tạo nghề. Người có việc làm phù hợp và ổn định chỉ chiếm 15% là
một con số quá ít.
Hơn 80% NKT sống ở nông thôn, phần lớn họ sống cùng gia đình.Số có việc làm
thì đại bộ phận là lao động thủ công như: làm tă tre, đan lát, trồng trọt, làm hương,
chăn nuôi,…họ cùng nhau làm việc trong cùng một nhóm, một tổ trong một thôn,
bản, làng, xóm, … nhưng học cũng có thể làm việc theo đơn lẻ tại gia đình. Hiện
cả nước có hơn 400 cơ sở này, với khoảng hơn 20.000 llao động người khuyết tật
đang làm việc với quy mô vừa và nhỏ khác nhau.
Thứ hai, các quy định của pháp luật về vấn đề việc làm cho người khuyết tật
chưa thực sự tác động đến các doanh nghiệp


Để tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật, pháp luật quy định tỷ lệ bắt buộc
nhận người khuyết tật vào làm trong các doanh nghiệp, nếu không nhận đủ thì phải
nộp một khoản tiền vào quỹ việc làm cho người khuyết tật. Nhưng quy định này
chưa thấy được hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, mới chỉ có 8 tỉnh, thành phố

thành lập Qũy việc làm. Nếu các quy định thực hiện nghiêm túc thì sẽ có một
khoản tài chính đáng kể, tăng cường cho việc tổ chức dạy nghề, tìm kiếm việc làm
của người khuyết tật cao hơn. Nhưng thực tế hiện nay thì chưa có sự quan tâm đầy
đủ, đồng thời cũng thiếu giám sát và đôn đốc, cũng như chưa có các biện pháp chế
tài hữu hiệu.
Thứ ba, người khuyết tật gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm
Trong quá trình tiếp cận cơ hội học nghề, tìm việc làm người khuyết tật gặp rất
nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do NKT gặp khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp
và những rào cản vô hình như sự phân biệt, đối xử từ cộng đồng, sự mặc cảm của
NKT nên việc hòa nhập cộng đồng của họ gặp khá nhiều khó khăn. Mặt khác, cũng
có một bộ phận NKT không tự cố gắng vươn lên mà có thói quen sống ỷ lại, trông
chờ vào người thân, sự giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền địa phương.
Thứ tư, cơ sở vật chất cho người khuyết tật chưa được đảm bảo
Rào cản giao thông cũng là thách thức không nhỏ, quy định cấm xe 3 bánh trở
hàng nhừn đồng thời chưa có giải pháp tháo gỡ thỏa đáng khiến một bộ phận người
khuyết tật sống bằng nghề trở hàng từ xe ba bánh mất việc, không có thu nhập và
cũng khó có thể tìm được việc làm phù hợp.
Người khuyết tật đi lại bằng giao thông công cộng thì xe buýt không thể tiếp cận
được, thái độ phục vụ cò thờ ơ, đi lại bằng hàng không còn nhiều trường hợp bị từ
chối phục vụ. Khó khăn trong đi lại cũng dồng nghĩa với việc cản trở tìm kiếm việc


làm ( trừ một số trường hợp làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, làm gia công
tại nhà,…)
Rào cản về môi trường xây dựng như trụ sở làm việc, cơ sở học nghề không có lối
đi dành cho người khuyết tật. Rào caen về nhận thức khi hầu hết các chủ doanh
nghiệp cho rằng tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc sẽ thêm nặng trách
nhiệm, tốn kém. Còn ở địa phương vẫn tồn tại nhận thức : “ Giải quyết việc làm
cho người bình thường còn chưa xong thì lấy đâu ra việc cho người khuyết tật”.
Nhận thức này là hoàn toàn sai lầm, vì tình trạng thất nghiệp là một tồn tại xã hội,

không thể giải quyết một cách triệt để được. Nếu việc gì cũng chờ lo cho xong
người lành, thì người khuyết tật không bao giờ có cơ hội việc làm.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người khuyết tật còn thấp
Thực tế cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật còn thấp. Có
tới 93,4% số người khuyêt tật từ 16 tuổi trở lên không có kỹ thuật, chuyên môn, số
người có chứng chỉ nghề chỉ chiếm 6,5%.
Thứ sáu, vấn đề đào tạo việc làm và dạy nghề vẫn chưa được thực sự quan tâm
và đúng mức
Cả nước hiện có trên 16000 người tàn tật đang làm việc trong các doanh nghiệp tại
các tỉnh thành phố. Đối tượng chủ yếu vẫn là các thương binh, bệnh binh, người
nhiễm chất dộc hóa học với tỷ lệ thương tật nhẹ đã có sẵn trong các doanh nghiệp
từ trước.
Hiện nay chỉ có 2,5 % trong tổng số hơn 5 triệu người tàn tật được qua các lớp đào
tạo, nhưng số này lại tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn còn khu vực ở nông thôn
thì hầu như người khuyết tật không được tiếp cận với các lớp dậy nghề. Trình độ


học vấn của người tàn tật cũng rất thấp với gần 36% người tàn tật không biết chữ,
25,3% có trình độ tiểu học, và 21,46 có trình độ trung học cơ sở.
Vấn đề đào tạo việc làm và dạy nghề đối với người khuyết tật trong thị trường lao
động thực tế còn quá nhiều khoảng cách, nan giải và đòi hỏi xã hội nhất là người
sử dụng cần phải thực sự quan tâm và nhìn một cách rộng mở đồng thời tiếp tục
hưởng ứng chính sách nhà nước về giải quyết vệc làm cho người khuyết tật. Đối
với các cơ sở dậy nghề thì việc chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo là vô
cùng cần thiết có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết việc làm
cho người khuyết tật hiện nay.
Câu 2: Quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người
khuyết tật?
Trả lời:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ thống

y tế của mỗi quốc gia và được coi là chìa khóa để đạt được mục tiêu sức khỏe cho
các thành viên trong xã hội, đặc biệt là những người có nhu cầu chăm sóc cao
trong đó có người khuyết tật. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú nhấn mạnh
đến những biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức
khỏe. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện ở địa phương trên tinh thần
phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật ở địa phương và do hệ thống y tế địa
phương đảm nhiệm.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe người
khuyết tật, thể hiện quan điểm y học hiện đại coi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu
hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện tốt sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật
xảy ra do loại bỏ hoặc hạn chế được các yếu tố có hại cho sức khỏe từ thức ăn,
nước uống, môi trường…Ngoài ra việc phát hiện sơm khuyết tật sẽ giúp cơ quan
chuyên môn có biện pháp điều trị kịp thời để khắc phục khuyết tật, hạn chế các hậu
quả do khuyết tật gây ra.


Theo quy định của luật người khuyết tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người
khuyết tật gồm những nội dung sau: giáo dục sức khỏe, thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, quản lí sức khỏe. Vấn đề này được quy định cụ thể ở Điều 21 Luật
Người khuyết tật quy định về Chăm sóc sức khỏe ban đầu tai nơi cư trú như sau:
1. Trạm y tế xã có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông
về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật, hướng dẫn người khuyết
tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật tại nơi cư trú được giao cho
trạm y tế cấp xã, theo đó, trạm y tế có trách nhiệm triển khai các hình thức tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa,
giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự
chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng. Như vậy, bằng các biện pháp tuyên
truyền dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm phổ biến giáo dục cho người thân và

chính những người khuyết tật, để từ đó mọi cá nhân đều có những kiến thức y khoa
cơ bản, từ đó hỗ trợ, bảo vệ người khuyết tật.
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật.
Đây là quá trình quản lý sức khỏe của nhà nước đối với người khuyết tật. Nhà
nước dành sự ưu tiên cho người khuyết tật bằng cách quản lý sức khỏe của họ dưới
hình thức lập hồ sơ để theo dõi.Trong trường hợp bệnh tình có diễn biến xấu đi, thì
có thể chữa trị kịp thời.
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
Đây là quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền của Người khuyết tật, những người có
chuyên môn, làm việc đúng chuyên ngành có trách nhiệm khám, chữa bệnh cho
người khuyết tật. Tránh tình trạng những người thiếu chuyên môn, thiếu trách
nhiệm được vào khám chữa bệnh cho người khuyết tật.
2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân
sách Nhà nước đảm bảo.


Đây là quy định trợ cấp, đãi ngộ dành cho người khuyết tật, NKT có thể tham gia
các lớp tuyên truyền miễn phí, được theo dõi và chăm sóc khám chữa bệnh kịp
thời.
Như vậy, nhìn chung quyền chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người
khuyết tật tương đối được đảm bảo. Tuy nhiên cần bổ sung một số quy định dành
cho gia đình, tổ chức, cá nhân và các cơ quan tại địa phương họ sinh sống để quyền
được chăm sóc ban đầu tại nơi cứ trú của họ thực sự được trú trọng, quan tâm và
nghiêm túc thực hiện. Ngoài ra, bên cạnh các quy định chăm sóc người khuyết tật
thuộc về phía các cơ quan ở địa phương, cần bổ sung các quy định dành riêng về
phía gia đình, người thân để những người khuyết tật được hưởng sự chăm sóc tối
ưu.
LỜI CẢM ƠN TỚI CÁC THẦY CÔ TRONG TỔ BỘ MÔN
Trên đây là bài làm của em về đề số 09, em hi vọng rằng với phần bài làm của em
phía trên em sẽ nhận được sự đánh giá, nhận xét từ phía các thầy cô giáo trong tổ

bộ môn, để em có cái nhìn sâu sắc hơn về các quy định của pháp luật dành cho
người khuyết tật, cũng như việc bảo đảm quyền của họ. Sinh ra, không phải ai
cũng may mắn , số phận đưa đẩy họ trở thành người khiếm khuyết, cho dù thế nào,
họ cũng cần được bảo vệ, được quan tâm như những công dân khác. Em cũng hi
vọng, một lần được may mắn trong bài luận. Em hi vọng điểm số của bài làm sẽ
thỏa mãn ước mơ của em. Dù kiến thức của em không nhiều, em cũng không chắc
chắn rằng mình có đủ khả năng hay không, nhưng mục tiêu trước mắt của em là có
thể được tham gia giảng dạy kiến thức môn học này như các thầy cô trong tổ bộ
môn đang dạy em trong một tương lai không xa. Em cảm ơn các thầy, các cô đã tạo
điều kiện giúp em có cái nhìn thấu đáo hơn về tâm tư của những người khuyết tật
( qua buổi gặp mặt, ngoại khóa) để em có thể thay đổi bản thânbiết cách quan tâm,


cách hiểu lòng với người cha không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng của em, cảm
ơn thầy cô đã cho em nhận ra và biết cách chia sẻ, động viên, quan tâm đúng mực
và dành một tình cảm đặc biệt cho những người kém may mắn hơn em. Cảm ơn
thầy cô trong tổ bộ môn đã giúp em, trong suốt quãng thời gian còn lại của đời
mình, em không sống thờ ơ và lạnh nhạt với những Người ấy, những người mà
trước đây em không có chút tình cảm đặc biệt nào cả.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn, những ngày tháng qua đã mang lại cho
riêng em những kiến thức quý giá, và mang lại cho em những suy nghĩ, mục tiêu
cụ thể.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn !



×