Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Labor safety 6x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 33 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP HCM
KHOAMÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VS MT CN

CHỦ ĐỀ

AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
LỚP: 02 ĐHKTMT 2
GVHD: Th.S LÊ BẢO VIỆT
NHÓM 3:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

LÊ THỊ Ý NHI
PHẠM TẤN TÀI
VÕ THỊ THÚY AN
VÕ THỊ CẨM TIÊN
HÀ THỊ THANH NHÀN
HOÀNG THỊ MỸ HẠNH
NGUYỄN THỊ THANH THẢO

0250020176
0250020275


0250020001
0250020189
0250020058
0250020014
0250020185

Tp HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên,
nhà khoa học. Tuy nhiên, dó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ các
quy tắc an toàn.

Ngày nay người ta cố gắng hạn chế sử dụng hoá chất độc hại, nhưng không thể
hoàn toàn không sử dụng trong nghiên cứu. Hơn nữa, các hoá chất mới đang sử dụng
trong thực nghiệm chỉ phát hiện ra các tính chất độc hại nghiêm trọng của nó trong
nhiều năm sau đó. Vì vậy, tất cả mọi người bước vào phòng thí nghiệm phải biết và
hiểu hướng dẫn an toàn phòng nghiệm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân va
những người khác mình cùng làm việc, cũng như đảm bảo an toàn môi trường.

Bài tiểu luận An toàn lao động trong phòng thí nghiệm sẽ tìm hiểu rõ hơn về
những kĩ thuật và biện pháp giải quyết các vấn đề trong phòng thí nghiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Nhóm sinh viên 02 ĐH KTMT2 thực hiện


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
............................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.1. Khái niệm

An toàn lao động trong phòng thí nghiệm là ngăn ngừa sự cố xảy ra trong quá
trình làm việc, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, gây thương tích hoặc tử vong cho
người lao động.

1.2. Mục đích
Đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe, tính mạng của người tham gia thí
nghiệm.
Tạo nên một điều kiện thí nghiệm thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn
để ngăn ngừa tai nạn lao động trong phòng thí nghiệm và bệnh nghề nghiệp, hạn chế
ốm đau làm giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người tham gia
thí nghiệm, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn về tính mạng người tham gia thí
nghiệm và cơ sở vật chất.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

5


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

CHƯƠNG II. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM
2.1. Một số nguyên tắc cần thiết khi làm việc trong phòng thí nghiệm
Để đảm bảo an toàn,, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi làm việc trong
PTN. Mỗi cán bộ phải thuộc nắm vững các quy trình, quy phạm. Việc trang bị và sử
dụng các thiết bị bảo hộ lao động là điều vô cùng cần thiết.
Trước khi bắt đầu thao tác đảm bảo rằng các cán bộ đã nắm vững 14 điều quy
định chung khi làm việc trong PTN.
1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí

nghiệm.
2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
5) Phải mang kính bảo hộ.
6) Phải cột tóc gọn lại.
7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong
phòng thí nghiệm.
9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.
14) Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào, hãy liên hệ người quản lí phòng thí nghiệm.

2.2. Nội quy phòng thí nghiệm:
Người làm việc phải được đào tạo hoặc hướng dẫn về các kỹ thuật sử dụng các
thiết bị an toàn lao động. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (mặt nạ chống khí độc, áo chống
hóa chất, găng tay,…), dụng cụ phòng hộ.
Không cho phép lắp đặt lộn xộn các dụng cụ, thiết bị tại các vị trí làm việc.
Nắm chắc tất cả các bước thực hiện trình tự thí nghiệm, nếu không rõ thì phải hỏi
lại người hướng dẫn. Trước khi thực hiện một thao tác mới lạ, hoặc trước khi thực hiện
với các chất mới, chúng ta phải được sự hướng dẫn tỉ mỉ từ người phụ trách.
Các thiết bị chứa hóa chất, thuốc thử trong phòng thí nghiệm phải được dán nhãn
rõ ràng và ghi đầy đủ tên hợp chất, công thức hóa học. Cần phân loại và bảo quản chất
độc hại ở nơi quy định, tránh làm đổ vỡ.
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2


6


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Nghiêm cấm làm việc trong các điều kiện mà không có khả năng cấp cứu khi xảy
ra sự cố: làm việc không theo giờ giấc, làm việc vào tối hoặc đêm mà không vì yêu
cầu công việc…
Nghiêm cấm bỏ mặc, không người trông coi, phụ trách các thiết bị làm việc, các
bộ phận gia nhiệt bằng điện…
Khi tiến hành các phương pháp tổng hợp hoặc mô tả trong tài liệu, cần tiến hành
đầu tiên với lượng chất quy định và giữ nghiêm ngặt các điều kiện chỉ ra trong quy
định.
Không trực tiếp ngửi hóa chất, không đùa giỡn hay mang thức uống vào phòng
thí nghiệm.
Nắm vững các biện pháp sơ cứu khi xảy ra sự cố, tai nạn, trong mỗi khu làm việc
nên đặt một tủ thuốc cấp cứu ở nơi dễ nhìn thấy.
Trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm, cần khóa hết các van nước, điện, thiết bị…

2.3. Quy tắc an toàn
Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí
độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hốt hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm
hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy,
nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc.
 Làm việc với các chất độc:










Trong PTN Hoá học có nhiều loại hoá chất thường gặp nhưng lại có độc tính cao như:
HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,... hay các
loại chất dùng trong mảng tổng hợp hữu cơ như: CH 3OH, pyriđin C5H5N, THF,
benzen, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2... Tất cả các chất không biết rõ
ràng đều được coi là chất độc. Khi làm việc với các hoá chất này cần chú ý kiểm tra
chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt tuân thủ chặt
chẽ các điều kiện đã nêu trong giáo trình, tài liệu đã được chuẩn bị trước.
Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất nhẹ
cho chúng lên mùi.
Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).
Cất giữ, bảo quản hoá chất cẩn thận.
 Làm việc với các chất dễ cháy:
Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et 2O, Me2CO, ROH, dầu hoả,
xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng hay
chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,...
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

7


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng,

có lắp sinh hàn hồi lưu.
 Làm việc với các chất dễ nổ:
− Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại & dung dịch), NaNH 2/KNH2, axit
đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro)... cũng như khi làm việc dưới áp
suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che
chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.


Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun
nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề
này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn chú ý quay
miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng axit đặc hoặc
kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa
cháy và hộp thuôc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh chóng và hiệu
quả.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

8


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SƠ CỨU CÁC TAI
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.1 Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong phòng thí nghiệm
3.1.1 Cháy nổ
Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên,
giảng viên, nhà khoa học. Tuy nhiên, đó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không

tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về PCCC và an toàn hóa chất
độc hại và có khả năng gây ra cháy nổ.

Hình 1.Một vụ cháy nổ tại phòng thí nghiệm
Sự có mặt của những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm hóa học có nguy
cơ cháy nổ rất nhiều, đặc biệt là những hóa chất có nguồn gốc hữu cơ (vừa độc vừa có
nguy cơ cháy nổ). Cụ thể, các hóa chất có nguy cơ cháy nổ và độc hại trong phòng thí
nghiệm hóa học đại cương của trường Đại học PCCC bao gồm:
Bảng 1. Danh mục tính chất của một số hóa chất
Danh
mục
hóa chất
Amoniac

Tính chất
Độc Dễ cháy
hại
nổ
x
x

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

Danh mục
hóa chất
Andehit
fomic
9


Tính chất
Độc
Dễ cháy
hại
nổ
x
x


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Axetilen

x

x
x

Kim loại
kiềm
Brom

Axit
adipic
Axit
axetic
Axit nitric

x


x

x

x

x

Iot

x

x

x

x

x

x

Axit
sunfuric
Ancol
Etylic
Ancol
Metylic
Axeton
Anilin

Benzen
Đietyl ete
Etilen
Etilen
glicol
Glixerol
Phenol
Clorofom

x

x

Hidro
Sunfua
Cadimi
nitrat
Axit fomic

x

x

x

x

Chì clorua

x


x
x

x

x
x
x

x
x
x
x
x
x

x

x
x

x
x
x

Kali
femanganat
Hidro peoxit
Đồng sunfat

Kali clorat
Thủy ngân
Magie bột
Lưu huỳnh
Photpho
Pyridin
Cacbon
tetraclorua

x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Hình 2. Các chất có khả năng gây ra cháy nổ
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

10

x
x

x


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Ngoài các hóa chất nguy hiểm trên, phòng thí nghiệm trường Đại học PCCC còn
luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ bởi các yếu tố khác như:
− Tần suất sử dụng phòng thí nghiệm rất nhiều (khoảng 270 giờ /năm học)
− Số lượng học viên, sinh viên trong một lần thí nghiệm đông (khoảng 30 người)
− Ý thức và sự hiểu biết về độ nguy hiểm cháy nổ vàđộc hại của học viên và sinh
viên còn chưa cao (do các học viên được thực hành vào kì 1 năm 2 khi chưa
được trang bị nhiều kiến thức về an toàn cháy nổ).
− Trang thiết bị bảo hộ còn thiếu, và một số trang thiết bị không còn đảm bảo yêu
cầu kĩ thuật về an toàn hóa chất.
− Cháy nổ phòng thí nghiệm hóa học là một trong những ví dụ điển hình của một
đám cháy hóa chất. Tuy nhiên, khác với một đám cháy hóa chất thông thường
xảy ra tại các nhà máy hóa chất, lượng hóa chất cháy trong phòng thí nghiệm hóa
học có lượng ít hơn rất nhiều lần, tuy nhiên chủng loại hóa chất trong phòng thí
nghiệm rất phong phú và có những hóa chất đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra cháy
nổ như kim loại kiềm, kiềm thổ, bình nén khí oxi, cồn 90o, các hidrocacbon…

Hình 3. Các tủ sấy, lò nung có khả năng phát nổ
Với tất cả các lí do trên,cần đưa ra các biện pháp phòng chống cháy nổ như sau:
− Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các máy móc có mặt trong PTN hóa đại

cương, đặc biệt là các thiết bị sinh nhiệt và có công suất lớn như tủ sấy, lò
nung…, đềphòng sự cố quá tải, chập cháy hệ thống điện..
− Khi sử dụng PTN hóa đại cương, cần có các thiết bị, tư trang bảo hộ như:áo blou
se, găng tay cao su, kính bảo hộ, khẩu trang…
− Các cán bộ phụ trách PTN, cán bộ giảng dạy, hướng dẫn thí nghiệm thường

xuyên tuyên truyền, nhắc nhở học viên, sinh viên về các quy định trong phòng
chống cháy nổ, độc hại tại phòng thí nghiệm hóa học.
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

11


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

3.1.2 Làm việc với thiết bị điện
Trong phòng thí nghiệm hóa học, mọi tác động của dòng điện đối với con người
đều là nguy hiểm. Vì ngoài việc bị điện giật còn có thể dẫn đến việc làm rơi, đổ, vỡ
các dụng cụ, thiết bị, hóa chất…
Ngưỡng nguy hiểm:
− Dòng xoay chiều 50Hz là 0.5-1.5mA
− Dòng xoay chiều 10kHz là 30mA
− Dòng một chiều là 5-7mA
− Tuy nhiên các giá trị này thay đổi tùy từng con người, điểm tiếp xúc trên cơ thể
người và pha nhịp tim.
− Dòng 25-50mA truyền qua tay – chân làm nghẹt thở, ảnh hưởng đến hoạt động
của tim, làm chết người sau 3-4 phút.
− Dòng 50-80mA truyền qua vùng tim; làm rối loại nhịp, giật cơ tim
− Dòng 100-150mA: liệt cơ tim, liệt hô hấp.
− Dòng 5A làm giật cơ tim, ngưng thở
− Điện trở cơ thể người được tính là 1000Ω(Ohm), nhưng dòng điện khi “đóng
mạch” qua cơ thể có thể tăng cao tại điểm tiếp xúc với cơ thể khác nhau.

Hình 4. Nguy cơ làm rơi, đổ các dụng cụ, va chạm thiết bị điện
Phòng chống điện giật:

− Nối đất các thiết bị điện


Cách nhiệt vỏ thiết bị



Cách ly với nền ướt



Không chạm vào các thiết bị mang điện có điện thế cao

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

12


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm


Lắp đặt các bộ tự ngắt

3.1.3. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm.
Làm việc với chất độc hại:


Bụi độc (bụi chì, amian, asen…)




Khí độc hại (CO, Cl2…)



Dung môi (chất lỏng dễ bay hơi: benzen, xăng…)



Các kim loại nặng (Chì, thủy ngân, asen, coban, đồng, kẽm…)



Các axit và bazo.

a.Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân nguyên tố là chất lỏng ít độc, nhưng hơi thủy ngân hay các hợp chất
và muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con
người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính là thủy ngân có xu hướng bị oxy
hóa tạo ra oxit thủy ngân là các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.

Hình 5. Thủy ngân
Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan
hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy
ngân. Cho dù là ít độc hơn so với các hợp chất kia nhưng thủy ngân vẫn gây ô nhiễm
đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
Một trong các hợp chất độc nhất của nó là đi methyl thủy ngân, độc đến mức chỉ
vài microlit rơi vào da có thể gây tử vong.
Thủy ngân tấn công hệ thần kinh và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng ,các cơ quai

hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

13


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể
bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của
thủy ngân không quá thấp.
Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân
phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp
chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội
mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, một số oxit có thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể
bay hơi ngay lập tức mà không để lại dấu vết.
Tác hạị của một số chất độc hại như : thủy ngân, asen, cyanua,..
Chất độc có thể ảnh hưởng tới: Hệ thần kinh trung ương; Hệ hô hấp; Gan; Cơ
quan tiết niệu; Thai nhi; Gen; Da; Mắt; Ngạt; Kích thích; Suy thoai môi trường…


Tác hại cấp tính: nhiễm độc xảy ra sau một thời gian ngắn tiếp xúc với hóa chất;
dung môi hữu cơ, asen, chì, thủy ngân, cyanua… → có thể gây tử vong, có thể phục
hồi nhưng cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn.
Tác hại mãn tính: nhiễm độc xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc liên tục, lặp đi
lặp lại với hóa chất: dung môi hữu cơ, chì, đồng, silic, mangan…
Biện pháp phòng tránh.
Nguyên tắc cơ bản: thay thế, che chắn, cách ly, thông gió.
− Biện pháp cá nhân: Mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt, quần áo, găng tay, giày,

mũ bảo hộ lao động, vệ sinh thân thể.
− Tuyên truyền, huấn luyện
− Phòng cháy, chữa cháy
− Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay
phất nhẹ cho chúng lên mùi.
− Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).
− Cất giữ, bảo quản hoá chất cẩn thận


b.Axit, kiềm
Axit hay kiềm có nồng độ càng cao thì yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến chúng
ta càng nhiều. Khi chúng tiếp xúc với da sẽ gây bỏng da, gây nguy hiểm
nghiêm trọng đến thẩm mĩ, sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
− Những tổn thương trên da, hay các bệnh về da sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương
đối với sức khỏe khi tiếp xúc với axit, kiềm.
− Đối với dung dịch đặc chúng rất dễ chuyển hóa thành hơi xâm nhập vào cơ thể
thông qua đường hô hấp hoặc bám lên da gây độc cho mọi người làm việc trong
phòng.


GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

14


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Hình6. Nguy hiểm khi làm việc với hóa chất
Cẩn thận khi pha chế axit

Khi pha loãng axit, chúng ta cho từ từ axit vào nước, không thực hiện quá trình ngược
lại, vì nó có thể gây bỏng do đặc tính háo nước của axit.
Ngoài ra, các dung môi hữu cơ như: hợp chất thơm, hợp chất hữu cơ chứa clo, anđehit,
xeton… là những chất rất độc. Khi tiếp xúc với chúng có thể gây ung thư, gây tổn
thương tới các chức năng của cơ thể
c. Khí độc sinh ra trong quá trình thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, sự tạo thành sản phẩm phản ứng là điều hiển nhiên. Nhưng
quan trọng hơn hết là sự tạo thành các chất khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng
ta
Các khí hòa tan trong nước như: NH3, SO2… dễ phân rã trong nước và niêm mạc
đường hô hấp trên, kích thích màng nhầy mũi, miệng, họng và phế quản dẫn tới có thể
gây viêm đường hô hấp trên, ho có đờm…
Các khí và hơi ít hòa tan trong nước như: NO2, COCl2… được hấp thụ ở phế nang gây
tổn thương ở phổi, hoặc lưu hành trong máu dẫn tới nhiễm độc.
Một số khí và hơi khác như: C6H5OH, clo, CS2… cũng gây tổn thương cho tim và hệ
thần kinh.
Những hạt bụi (rắn hay khí) cũng không kém phần nguy hiểm, thông qua đường hô
hấp, chúng khuếch tán vào phổi hoặc vào gan, mật, thận…có thể tạo sỏi ở đó. Ngoài
ra, chúng còn được giữ lại trên da, mũi hoặc họng gây ho, viêm nhiễm.

3.1.4 Tổ chức lao động
Nhân tố con người cũng đóng góp một phần đáng kể.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

15



Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Người lao động không tập trung làm việc, một số người vì lo nghĩ đến việc riêng hoặc
đùa giỡn trong lúc làm việc, hậu quả làm va chạm với các đồ dùng, hóa chất gây đổ
vỡ, ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, người làm việc
không thực hiện các quy tắc phòng thí nghiệm hoặc không trang bị phụ kiện bảo hộ cá
nhân cũng gây ra nguy hiểm cho người làm việc.
VI. các nguyên nhân xảy ra tai nạn trong phòng thí nghiệm
Có nhiều nguyên nhân gây ra những tai nạn trong phòng thí nghiệm, nhưng chủ yếu
vẫn là 2 nguyên nhân chính:
a.Nguyên nhân kĩ thuật:
Thiết bị, máy móc cũ, hư hỏng, không kịp sửa chữa. Nên khi làm việc, các thiết bị này
có nguy cơ bị chạm mạch gây cháy nổ, ảnh hưởng đến những thiết bị làm việc xung
quanh.
Sử dụng máy móc không đúng mục đích sử dụng, hoặc sử dụng máy móc được chế
tạo, lắp đặt không đúng chuẩn. Điều này không những làm hư hại máy móc mà còn
ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng. Bởi khi có sự cố xảy ra, bên trong máy
còn có chứa hóa chất, rất dễ làm tổn thương đến người sử dụng.
Nguyên nhân gây ra tai nạn nữa là do thiết kế phòng thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ
cấu an toàn bị hỏng. Chỗ làm việc chật hẹp, đi lại chật chội gây trở ngại tầm nhìn và
hoạt động thí nghiệm trở nên khó khăn.
Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, cơ cấu an toàn quá tải…
Hầu hết máy móc trong các phòng thí nghiệm chưa được cơ khí hóa, tự động hóa cao
nên cũng là nguyên nhân gây tai nạn phòng thí nghiệm.
b.Nguyên nhân tổ chức
Do yếu tố chủ quan, không nghiêm túc khi làm việc của người lao động, và sự nhận
thức chưa hết trách nhiệm của cán bộ hoặc nhân viên phòng thí nghiệm.
Do không nắm vững kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc với các hóa chất hoặc coi
thường, xem nhẹ, hoặc bỏ qua các kỹ thuật an toàn cần thiết

Vi phạm kỷ luật lao động: rời khỏi phòng khi thiết bị còn đang hoạt động, say rượu bia
trong lúc làm việc, lơ là trong việc kiểm tra các thiết bị, phương tiên, dụng cụ thí
nghiệm trước khi sử dụng và sau khi ra về, không thực hiện đúng nội quy khi vào
phòng thí nghiệm.
Không đảm bảo trình độ chuyên môn: chưa thành thục tay nghề, thao tác không chuẩn
xác, chưa có kinh nghiệm xử lý kịp thời các sự cố trong kỹ thuật khi làm việc trong
phòng thí nghiệm. Hoặc người làm việc không đúng ngành nghề và trình độ chuyên
môn.
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

16


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Người lao động không đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ: mắt kém, tai nghểnh ngãng,
bị các bệnh về tim mạch…
Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện các quy tắc
không triệt để. Thiếu và giám sát kỹ thuật không dầy đủ, làm các công việc không
đúng quy tắc an toàn.
Đối với những người làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, nguyên nhân gây ra tai
nạn còn do bản thân công ty, doanh nghiệp đó. Họ không tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động làm viêc trong các phòng thí nghiệm. Chẳng hạn: không trang bị dụng
cụ bảo hộ cá nhân, phòng thí nghiệm không đủ tiên nghi, không đảm bảo an toàn…
Ngoài ra, vệ sinh lao động không tốt cũng gây ra tai nạn. Môi trường làm việc phòng
thí nghiệm bị ô nhiễm hơi, khí độc, tiếng ồn và rung động lớn. Điều kiện chiếu sáng
nơi thí nghiệm không đầy đủ hoặc quá chói mắt gây khó khăn cho người thí nghiệm.
3.2 Cách sơ cứu các tai nạn trong phòng thí nghiệm
3.2.1 Cấp cứu khi bị bỏng nhiệt

Trong phòng thí nghiệm, bỏng độ I và II do bị nóng là rất hay gặp. Khi xảy ra
hỏa hoạn đặc biệt trong trường hợp quần áo bị cháy thì nạn nhân có thể bị bỏng nặng.
Theo độ nặng vết bỏng, có thể chia làm 4 loại:
− Độ I: bị dỏ da
− Độ II: tạo phòng nước
− Độ III: làm chết các lớp mô phía sau da

Hình 6. Các cấp độ bỏng.

Nhiệm vụ sơ cứu khi bị bỏng nhiệt nặng là phải chống đau, đề phòng chấn
thương, bị kích thích và bị bẩn vùng thương tổn do bỏng.
Khi da bị bỏng nhiệt (trừ cấp độ I) cần gọi bác sĩ hoặc nhanh chóng đưa nạn
nhân đến trạm y tế gần nhất.
Trước khi có hỗ trợ của y tế cần phải hết sức chú ý không làm tổn thương vùng bị
bỏng và che bằng gạc vô trùng. Không nên bóc các phần sót lại của quần áo cháy khỏi
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2
17


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

vùng bị cháy và nói chung, không nên tìm cách làm sạch vết thương. Việc xử lý vết
bỏng bằng cao dán hoặc băng ép chỉ do các nhân viên y tế có nghiệp vụ tiến hành.
Để giảm đau vết thương cần dùng một loại thuốc giảm đau như: amidopyrine
(0,5g), analgine (0,5 – 19), axit exetyl salyxylic (aspirine) (0,5 – 1g). Còn có thể dùng
cả dimedrol (0,1g) hoặc xupraxtine (0,02g).
Để giảm đau vết bỏng còn có thể dùng cả cách làm lạnh khô (dùng băng huyết,
nước lạnh đựng trong túi PE) và buộc băng bên ngoài. Làm lạnh có tác dụng làm giảm
sự chảy dịch, giảm viêm tấy ở các mô bị bỏng.


Hình 7. Sơ cứu khi bị bỏng.
Để tránh nhiễm trùng không nên thấm ướt vùng bị bỏng bằng nước lạnh (trừ
bỏng cấp độ I)
Trong khuôn khổ sơ cứu không được phép rửa các vết bỏng bằng cồn, hydro
peroxyl hoặc các thuốc khác, cũng như không được dán cao, bôi dầu, mỡ hoặc rắt
sooda, tinh bột,...
3.2.2 Cấp cứu khi bị điện giật
Hậu quả của tai nạn điện giật phụ thuộc vào khoảng thời gian tác dụng của dòng
điện lên nạn nhân. Vì thế nhiệm vụ chính khi sơ cứu là phải giải phóng nạn nhân ra
khỏi dòng điện càng nhanh càng tốt. Trong khu vực PTN thì biện pháp nhanh nhất và
tin tưởng nhất là ngắt cầu dao điện tổng, ngắt điện khỏi các thiết bị gây ra sự cố.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

18


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Nghiêm cấm dùng tay trần sờ vào các phần cơ thể nạn nhân nếu chưa ngắt
dòng điện.

Hình 8. Điện giật khi chạm vào nguồn điện chưa ngắt.
Sau khi giải phóng nạn nhân khỏi dòng điện cần tiến hành sơ cứu ngay. Trong sự
cố điện giật nạn nhân có thể bị ngất hoặc tỉnh táo ta đều cần phải thực hiện các biện
pháp sơ cứu và gọi bác sĩ.
Nếu nạn nhân sau khi ngất tỉnh lại mà bác sĩ chưa đến thì phải đặt nạn nhân nằm
yên tĩnh, ấm, cho uống nước ấm, cởi bỏ quần áo ảnh hưởng đến hô hấp. Phải trông

nom nạn nhân, không cho nạn nhân cử động.
Nếu nạn nhân bị ngất thì đầu tiên phải kiểm tra mạch đập, hơi thở. Khi thấy nạn
nhân vẫn thở và có mạch đập, cần đặt nạn nhân nằm ngửa, quay đầu sang một bên để
đề phòng bị sa lưỡi. Tiếp theo dùng các biện pháp để làm nạn nhân tỉnh lại như: rẩy
nước lạnh vào mặt nạn nhân, cho ngửi bông có tẩm nước amoniac,...Sau khi nạn nhân
tỉnh lại thì cho uống thuốc an thần và trà nóng.
Nếu nạn nhân thở yếu và không đều cần tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp
tim.
Nếu nạn nhân không thở và không có mạch, cũng không được coi là nạn nhân đã
chết. Cần phải nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo theo kiểu hà hơi thổi ngạt đồng thời
xoa bóp tim.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

19


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Hình 9. Hô hấp nhân tạo.
Việc cấp cứu cần liên tục không kể thời gian đến lúc hô hấp và mạch đập được
phục hồi vì trong khoảng thời gian đó nạn nhân đang ở trạng thái chết lâm sàng. Việc
ngừng các biện pháp cấp cứu chỉ khi bác sĩ kết luận nạn nhân đã chết hoặc mọi dấu
hiệu sự sống đã kết thúc, cơ thể nạn nhân lạnh đến nhiệt độ không khí xung quanh.
Nếu trên cơ thể nạn nhân có vết bỏng thì cần tiến hành sơ cứu như bỏng nhiệt.
3.2.3 Cấp cứu khi bị ngộ độc hóa chất
Nguyên tắc cơ bản khi cấp cứu trong trường hợp bị ngộ độc là phải gọi bác sĩ
ngay.
Tác dụng của hóa chất không thể ngay lập tức mà phải qua một khoảng thời gian

nào đó. Thậm chí nếu việc sơ cứu chưa đủ hiệu quả và các triệu chứng ngộ độc không
còn thì cũng chưa chắc sức khỏe nạn nhân đã hết bị đe dọa.
Không nên tự chữa bệnh trong trường hợp bị ngộ độc hóa chất
Nguyên tắc khi sơ cứu là:

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

20


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm
- Ngừng ngay các khả năng tiếp thêm chất độc vào cơ thể (đưa nạn nhân ra khỏi

khu vực nhiễm độc, loại bỏ chất độc ra khỏi da, niêm mạc, cởi bỏ quần áo
bẩn,...).

Hình 10. Di chuyển nạn nhân đến vùng an toàn.
- Khôi phục các chức năng hoạt động của cơ thể và duy trì sức sống (hô hấp nhân

tạo, xoa bóp tim).

Hình 11. Hô hấp nhân tạo.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

21



Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Tống các chất độc ra khỏi

Hình 12. Rửa dạ dày.
- Dùng các thuốc chống độc tương ứng làm tăng tính chất bảo vệ cơ thể.

Trong các quy định về kỹ thuật an toàn khi làm việc trong PTN, cần phải nêu
chính xác các biện pháp khi bị ngộ độc. Trong tủ thuốc PTN cần phải có các loại thuốc
và trang bị cần thiết, kể cả các loại thuốc chống độc, thuốc trợ lực.
a. Chất độc qua đường miệng
Phương pháp hiệu quả nhất để tống chất độc ra khỏi cơ thể là rửa dạ dày càng
sớm càng tốt. Trước khi rửa người ta bơm dung dịch muối ăn để ngăn không cho chất
độc lọt vào ruột.
Để hấp thụ các chất độc ở dạ dày, người ta dùng than hoạt tính. Thêm vào cốc
nước 1 thìa cà phê than và đưa vào dạ dày sau khi rửa. Có thể dùng các loại thuốc
chống độc, huyền phù magie oxit trong nước, dung dịch tanin, kali pemanganat và các
chất láng bề mặt như lòng trắng trứng, sữa, hồ tinh bột nhưng khi dùng phải rất thận
trọng để không có một sai lầm nào khi chọn thuốc dùng. Ví dụ như không nên cho nạn
nhân uống sữa khi bị ngộ độc photpho trắng hoặc các hợp chất nito.

Hình 13. Dung dịch kali pemanganat và lòng trắng trứng.
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

22


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm


Trong trường hợp nếu không thể rửa dạ dày, thì cần phải gây nôn bằng các cho
nạn nhân uống thật nhiều nước ấm có thêm vài giọt amoniac. Khi uống phải các chất
làm cháy mô (axit, kẽm) và khi nạn nhân bất tỉnh không nên cho nôn.
b.Ngộ độc qua đường hô hấp (do hít phải các loại khí, hơi, mùi độc)
Trước hết cần đưa nạn nhân đến nơi không khí thoáng mát, trong lành và nhanh
chóng gọi bác sĩ. Cần để nạn nhân ngồi yên tĩnh trong ghế bành hoặc nằm. Giữ ấm cho
nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân bị ngộ độc hơi các khí gây kích thích thì không
nên cho thở sâu. Chỉ làm hô hấp nhân tạo khi cần thiết và tránh làm chèn ép lồng ngực.
Khi nạn nhân bị ngạt thì cho thở oxy.

Hình 14. Cho nạn nhân thở oxy.
c.Chất độc rơi trên da
Cần phải rửa cẩn thận chất độc bằng nước ấm và xà phòng, nhanh chóng thay
quần áo. Không nên tắm vòi sen nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Không nên
dùng các dung môi hữu cơ đê rửa chất độc vì có thể tạo điều kiện để chất độc thấm sâu
qua da. Nếu chất độc là chất kỵ nước và khó rửa sạch bằng nước thì phải dùng khăn
khô hoặc bông lau bỏ phần lớn chất độc.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

23


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

Hình 15. Rửa vùng da bị dính hóa chất dười vòi nước ấm với xà phòng.
c.Bỏng da do hóa chất
Khi bị bỏng hóa chất cần rửa chỗ bỏng bằng dòng nước vòi ít nhất 15 phút liên
tục, sau đó nếu là bỏng axit thì dùng dung dịch natri bicacbonat 2% rửa tiếp, nếu là

bỏng kiềm thì dùng dung dịch axit axetic, xitric hoặc tactric 2% để rửa.
Rửa vết bỏng hóa chất bằng nước lạnh càng lâu càng tốt, như vậy tổn thương sẽ
mau lành hơn. Nếu hóa chất qua quần áo thấm vào da thì cần nhanh chóng cắt bỏ quần
áo để tránh làm lan rộng vùng da bị bỏng

Hình 16. Dùng dung dịch axit axetic để rửa vết thương khi bị bỏng.
d.Hóa chất bắn vào mắt
Cần phải nhanh chóng dùng nước rửa mắt (nước vòi sen, vòi phun) trong vòng
10 – 15 phút, khi rửa phải chớp mắt. Sau khi dùng nước rửa phải tiếp tục rửa bằng
dung dịch natri bicacbonat 2%. Khi mắt quá đau thì cho thêm 1 – 2 giọt dung dịch
novocaine 1%. Đặc biệt nguy hiểm là kiềm bắn vào mắt. Sau khi dùng tia nước loại
phần lớn kiềm bắn ào mắt (5-10 phút), tiếp tục dùng dung dịch natri clorua đẳng
trương rửa 30 – 60 phút nữa.
Khi mắt bị thương do hóa chất, sau khi rửa cẩn thận bao giờ cũng phải đến
bác sĩ xử lý tiếp tục.

Hình 17. Rửa mắt dười vòi nước trong vòng 15 phút.
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

24


Bài tiểu luận An toàn trong phòng thí nghiệm

3.2.4 Chảy máu
Nguyên nhân chảy máu hay gặp nhất là mảnh thủy tinh làm đứt tay. Có thể còn
có các trường hợp bị nặng hơn nhưng với PTN những dạng trường hợp như vậy không
đặc trưng.
Tùy thuộc vào tình hình thương tổn mạch máu mà người ta chia ra 3 dạng chảy

máu:
- Chảu máu mao mạch
- Chảy máu tĩnh mạch
- Chảy máu động mạch

Hình 18. Mao mạch, tĩnh mạch và động mạch.

Khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạch, máu có màu sẫm, chảy ra từng giọt hoặc
đôi khi thành dòng liên tục. Cách cầm máu trong những trường hợp này là băng bó
vết thương.
Khi chảy máu động mạch, máu có màu đỏ tươi chảy thành dòng.Tiến hành cầm
máu khi chảy máu động mạch bằng cách thắt ga rô hoặc gập chi và cố định bằng
đai thắt hoặc băng.
Khi sơ cứu tai nạn chảy máu, cần phải tuân theo các nguyên tắc:
- Chỉ nên rửa vết thương trong trường hợp vết thương có chất ăn da hoặc chất độc

rơi vào.
- Trong các trường hợp còn lại, thậm chí khi có đất, cát, rỉ sắt rơi vào vết thương,
cũng không nên dùng nước hoặc dung dịch thuốc để rửa vết thương.
- Không nên bôi lên vết thương các loại cao dán hoặc rắc thuốc bột vì những thứ
này làm vết thương lâu lành.
- Khi vết thương bị bẩn, cần cẩn thận loại chất bẩn khỏi vùng da xung quanh ét
thương từ mép vết thương ra ngoài, bôi dung dịch iot lên phần đã làm sạch trước
khi băng.
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
TH: Nhóm 3 – 02ĐHKTMT2

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×