Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Nghiên cứu điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp nhĩ châm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.98 KB, 39 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ÁP
CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘ I - II

Mã số đề tài

:

Chủ đề tài

:

TPHCM - 2018

1


CHỮ VIẾT TẮT
ĐM
ESC (European Society of

: Động mạch
: Hội tim mạch châu âu

Cardiology)
ESH (European Society of

: Hội bệnh cao huyết áp Châu Âu



Hypertension)
GGT (gamma glutamyl

: Enzym nội chất xúc tác phản ứng chuyển

transpeptidase)
GOT (glutamic oxaloacetic

nhóm amin.
: Enzym nội bào chất xúc tác phản ứng

transaminase)
GPT (glutamic pyruvic

chuyển nhóm amin.
: Enzym nội bàochất xúc tác phản ứng

transaminase)

chuyển nhóm amin.

HA
HATB
HATr
HATT
HDL - C (High Density Lipoprotein

: Huyết áp
: Huyết áp trung bình

: Huyết áp tâm trương
: Huyết áp tâm thu
: Cholesterol có lipoprotein tỷ trọng cao

- Cholesterol)
HDL (High Density Lipoprotein)
: Lipoprotein tỷ trọng cao
JNC (Joint National Committee)
: Ủy ban quốc gia chung
LDL - C (Low Density Lipoprotein - : Cholesterol có lipoprotein tỷ trọng thấp
Cholesterol)
LDL (Low Density Lipoprotein)
THA
WHO (World Health Organization)
YHCT
YHHĐ

: Lipoprotein tỷ trọng thấp
: Tăng huyết áp
: Tổ chức y tế thế giới
: Y học cổ truyền
: Y học hiện đại

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
2


Chương 1: TỔNG QUAN........................................................................................3

1.1. Bệnh tăng huyết áp theo y học hiện đại........................................................3
1.2. Bệnh tăng huyết áp theo y học cổ truyền....................................................11
1.3. Một số nghiên cứu của YHCT điều trị bệnh THA......................................14
1.4. Tổng quan về nhĩ châm..............................................................................15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................22
2.2. Phương tiện và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu..................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................24
2.4. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................30
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ..........................................................................31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................31
3.2. Kết quả điều trị...........................................................................................31
3.3. Tác dụng không mông muốn của nhĩ châm................................................31
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.........................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là tình trạng bệnh tật có triệu chứng chính là biểu hiện
huyết áp tâm thu và hoặc huyết áp tâm trương cao hơn bình thường. Tăng huyết áp
thường diễn tiến khá âm thầm và ít khi được phát hiện sớm. Thậm chí, tăng huyết
áp đôi khi chỉ được phát hiện khi người bệnh đến bệnh viện vì một biến chứng nào
đó của nó. Vì thế, trong báo cáo về sức khoẻ hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới
năm 2002 đã nhấn mạnh THA là “kẻ giết người số một”.
Tăng huyết áp được ước tính gây ra 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu hiện

nay và phổ biến ở nhiều nước đang phát triển cũng như ở các nước phát triển
[22]. Ở Việt Nam, tăng huyết áp là một trong 10 bệnh thường gặp nhất nói chung và
ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng [18], hiện nay cũng có xu hướng gia tăng rõ rệt
từ 1,9% vào năm 1976 lên 27,2% năm 2010.
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch, mạn tính, phổ biến và nguy hiểm.
Những biến chứng của tăng huyết áp trên bệnh nhân là rất nặng nề và có thể dẩn
đến tử vong. Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cần được hướng dẩn sử
dụng thuốc hợp lý. Y học hiện đại ngày càng phát triển và đã tìm ra rất nhiều loại
thuốc có thể hạ huyết áp tốt và nhanh. Tuy vậy, trong những năm gần đây xu hướng
sử dụng phương pháp YHCT ngày càng trở nên phổ biến. Việc nghiên cứu bài bản,
khoa học các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh tăng huyết áp được
các cơ sở nghiên cứu tiến hành rất quy mô và cũng đã đạt được nhiều thành tựu, góp
phần làm phong phú thêm phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp, phòng ngừa biến
chứng, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân [18].
Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh THA thuộc phạm trù
“huyễn vựng”, “đầu thống”, “tâm quý”, “thất miên”, “kiện vong”... Đã có rất nhiều
các nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp điều trị của YHCT (bao gồm biện
pháp không dùng thuốc và dùng thuốc) đối với bệnh tăng huyết áp đã đạt được
những hiệu quả nhất định và ít tác dụng phụ không mong muốn
4


5

Trong Nội kinh tố vấn có đề cập: tai không phải bộ phận cô lập mà có liên
quan mật thiết với toàn bộ cơ thể con người, với lục phủ ngũ tạng. Từ đó, Nhĩ châm
đã được lưu truyền và sử dụng để điều trị bệnh. Tại Việt Nam và thế giới, Nhĩ châm
cũng đã được sử dụng lâu đời trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu hiệu quả của nhĩ châm trong điều trị các bệnh lý.
Nhĩ châm tức là dùng kim châm, châm vào những điểm mẫn cảm trên loa tai,

rồi vê kim bằng tay hoặc lưu kim châm ở loa tai. Nhĩ châm là một phương pháp
chữa bệnh có nhiều ưu điểm, chữa được nhiều loại chứng bệnh, hiệu quả nhanh, ít
có phản ứng xấu , thao tác đơn giản, không tốn kém, dễ áp dụng ở các tuyến cơ sở.
Để góp phần làm phong phú thêm phương pháp điều trị và hiện đại hóa YHCT,
căn cứ vào biện chứng luận trị của YHCT chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác
dụng hạ áp của phương pháp Nhĩ châm trên bệnh nhân tăng huyết áp độ I- II”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp độ I-II
tại Viện Y dược dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đánh giá hiệu quả hạ áp của phương pháp Nhĩ châm sau 24 giờ và sau
một tuần trên bệnh nhân tăng huyết áp độ I-II.

5


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Định nghĩa
Tăng huyết áp hệ thống động mạch là tình trạng bệnh lý tăng áp lực trong
động mạch, đây là triệu chứng của nhiều bệnh, nhưng có thể là một bệnh, bệnh
THA nếu không tìm thấy nguyên nhân.
Cho đến nay Tổ chức Y tế Thế giới và Hội THA Quốc tế (World Health
Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất
gọi là THA động mạch khi: huyết áp tâm thu (HATT) lớn hơn hoặc bằng 140
mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg (đo HA
bằng phương pháp kinh điển), hoặc trung bình HA trong 24 giờ lớn hơn (hoặc bằng)

125/85 mmHg (đo HA liên tục trong 24 giờ - Holter HA) [25].
1.1.1.2. Một số định nghĩa khác.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi trị số của HATT >140mmHg và HATTr
< 90mmHg, bệnh nhân được gọi là THA tâm thu đơn độc. Độ chênh HA (tâm thu tâm trương) và HATT dự báo nguy cơ và quyết định điều trị [8].
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi: Trẻ em và người trẻ, thường
là nam giới, sự phối hợp của sự gia tăng nhanh chóng về chiều cao và sự rất đàn hồi
của mạch máu làm tăng sự khuếch đại bình thường của sóng áp lực giữa ĐM chủ và
ĐM cánh tay tạo nên HATT rất cao nhưng HATTr và HA trung bình bình thường.
Huyết áp ĐM chủ tuy vậy cũng bình thường. Điều này có thể dựa vào sự phân tích
sóng mạch [8].
Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: Thường xảy ra ở người trung niên,
THATTr thường được định nghĩa khi HATT < 140 và HATTr > 90 mmHg. Mặc dù
HATTr thường được cho là yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở bệnh nhân tuổi

6


7

<50 một số tiền cứu về THA tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành
tính, tuy vậy vấn đề đang còn tranh luận [8].
Tăng huyết áp “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng”.
Một số bệnh nhân HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác
sĩ trong khi HA hằng ngày hoặc đo 24h lại bình thường. Tình trạng này gọi là “THA
áo choàng trắng”. Tỷ lệ hiện mắc “THA áo choàng trắng” là 10 - 30%. THA áo
choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này < 10% ở THA độ 2, độ 3 khi đo tại phòng
khám. THA áo choàng trắng có thể là khởi đầu của THA thực sự và có thể làm tăng
nguy cơ BTM mặc dù không phải nghiên cứu nào cũng trả lời như thế [8].
THA ẩn giấu (masked hypertension) hoặc THA lưu động đơn độc thường ít
gặp hơn THA áo choàng trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược,

HA bình thường tại phòng khám và THA ở nơi khác. Những bệnh nhân này có tổn
thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng HA luôn luôn
bình thường [8].
THA giả tạo: Một số lượng nhỏ BN lớn tuổi, các ĐM ngoại biên trở nên
cứng nên băng quấn phải có áp lực cao hơn để nén lại. ĐM cánh tay, ĐM quay vẫn
bắt được dù băng quấn đã được bơm căng (dấu Osler dương tính). Khi nghi ngờ, đo
HA nội ĐM quay được tiến hành để xác định [8].
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
1.1.2.1. Phân loại theo nguyên nhân tăng huyết áp
- THA nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát còn gọi là bệnh THA, THA vô căn, chiếm 90 95% số trường hợp THA, là loại THA không rõ nguyên nhân nhưng có một số yếu
tố nguy cơ ảnh hưởng đến THA nguyên phát như yếu tố di truyền, tuổi, thói quen ăn
mặn, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipd máu...
- THA thứ phát
THA xảy ra sau một bệnh khác chiếm 5 - 10% tổng số bệnh nhân THA.
Nguyên nhân có thể là:.
+ Do dùng thuốc: các loại thuốc tránh thai, corticoid, cam thảo...
+ Do một số bệnh thực thể:
7


8

Bệnh thận: hẹp động mạch thận, viêm cầu thận, viêm thận - bể thận mạn
tính, suy thận mạn, nang thận, u thận...
Bệnh nội tiết: hội chứng Conn, cường chức năng tuyến giáp, hội chứng
Cushing, u tủy thượng thận, cường aldosterol nguyên phát.
Bệnh tim mạch: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ...
Nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, rối loạn tâm thần kinh...
1.1.2.2. Phân loại theo chỉ số huyết áp

- Phân loại Tăng huyết áp theoVSH/VNHA năm 2014.

Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo VSH/VNHA

Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
THA độ 1 (nhẹ)
THA độ 2 (trung bình)
THA độ 3 (nặng)
THA tâm thu đơn độc

Đo tại Phòng Khám (mmHg)*
HA Tâm Thu
<120

120 - 129
và / hoặc
130-139
và / hoặc
140-159
và / hoặc
160-179
và / hoặc
≥180
và / hoặc
≥140


HA Tâm Trương

<80
80 – 84
85-89
90-99
100-109
≥110
<90

Nguồn: Hội Tim mạch Việt Nam, Hội Tăng huyết áp Việt Nam [17].
* Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương
cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT
** Tiền Tăng huyết áp: khi HA TT > 120-139 và HATT > 80-89 mmHg
- Phân loại THA theo WHO/ISH năm 2003.

Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH
Huyết áp (mmHg)
Phân độ tăng huyết áp
Tâm Thu

Tâm Trương

Tăng huyết áp độ 1(nhẹ)

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 (trung bình)

160 – 179


100 – 109

8


9

Tăng huyết áp độ 3 (nặng)

≥ 180

≥110

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp Thế giới [22].
-

Phân loại THA theo JNC VII: Áp dụng cho người trưởng thành (>18 tuổi) bị
THA, không dùng thuốc và không có bệnh cấp tính.

Bảng 1.3. Phân loại THA theo JNC VII
Phân loại
Bình thường
Tiền tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ 1
Tăng huyết áp độ 2
Nguồn: JNC VII [19]

HA tâm thu (mmHg)
< 120

120 - 139
140 - 159
> 160


hoặc
hoặc
hoặc

HA tâm trương (mmHg)
< 80
80 - 89
90 - 99
> 100

1.1.2.3. Phân loại theo giai đoạn bệnh
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu, Hội THA Châu Âu (2013) chia
tăng huyết áp thành 3 giai đoạn tương ứng với tổn thương các cơ quan đích như sau:
Bảng 1.4. Phân loại giai đoạn THA theo ESC/ESH năm 2013
Giai đoạn
Giai đoạn I

Giai đoạn II

Dấu hiệu tổn thương cơ quan đích
THA mà chưa gây tổn thương các cơ quan đích.
THA gây ra các thay đổi sau:
+ Phì đại thất trái tim, hẹp động mạch đáy mắt.
+ Rối loạn nhẹ chức năng thận (tăng nhẹ Creatinin máu).
+ Có mảng vữa xơ tại những động mạch lớn.

THA gây ra các thay đổi sau:

Giai đoạn III

Đột quỵ não, xuất huyết đáy mắt hoặc phù gai thị, nhồi máu cơ tim,

suy tim, suy thận, phình tách động mạch, tắc động mạch.
Nguồn: WHO [21]
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của THA
1.1.3.1. Vai trò của hệ thần kinh giao cảm
Sự gia tăng hoạt tính thần kinh giao cảm đã tác động lên sự phóng thích
renin, độ lọc cầu thận, sự tái hấp thu natri ở thận và nhịp tim, hậu quả sau cùng là
9


10

tăng trị số huyết áp [4], Stress cũng có thể gây THA thông qua việc kích thích hệ
thống thần kinh sản xuất lượng lớn hóc môn làm co mạch [23].
1.1.3.2. Vai trò của hệ Renin - Angiotensin – Aldosteron
THA vô căn với hàm lượng renin thấp: có khoảng 20 % bệnh nhân hay gặp ở
người da đen hơn người da trắng [24]. Mặc dù những bệnh nhân này không bị hạ
K+ máu nhưng thể tích dịch ngoài tế bào vẫn thấy tăng được giải thích bằng sự giữ
Na+ và giảm renin là do tăng tiết một loại corticoid khoáng chưa nhận dạng ra. Một
vài nghiên cứu cũng gợi ý rằng cơ chế cơ bản là vỏ thượng thận của bệnh nhân
trong số này tăng nhạy cảm với angiotensin II. Giả thiết này không chỉ có thể giải
thích sự giảm renin huyết thanh ở các bệnh nhân này mà còn gợi ý được nguyên
nhân THA của họ. Một chế độ ăn bình thường hoặc nhiều Na+ sẽ không ức chế sự
bài tiết aldosteron như thường lệ, dẫn đến cường độ aldosteron nhẹ làm tăng giữ
Na+, tăng thể tích dịch lưu thông và THA. Sự thay đổi tính nhạy cảm còn được thấy

ở những bệnh nhân bị THA với renin thấp không phải là một nhóm riêng biệt nhưng
đúng hơn là một dạng tiếp diễn THA áp vô căn.
THA vô căn với hàm lượng renin cao: khoảng 15% bệnh nhân [24]. Điều này
gợi ý là renin huyết tương đóng vai trò quan trọng trong bệnh căn của THA ở những
bệnh nhân này. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng saralasin (một
chất đối kháng tranh chấp với angiotensin II) làm giảm huyết áp đáng kể trong gần
một nữa số bệnh nhân này. Do đó một số nhà nghiên cứu giả thiết rằng sự tăng của
renin huyết tương và huyết áp có thể là thứ phát với tăng hoạt động của hệ giao
cảm. Người ta cho rằng ở những bệnh nhân THA renin cao phụ thuộc angiotensin II
mà huyết áp giảm khi dùng saralasin thì đó là THA do khuyết tật không điều chỉnh.
1.1.3.3. Rối loạn chức năng tế bào nội mạc thành động mạch
Một sự giải thích khác được đưa ra trong trường hợp THA nhạy cảm muối là
khuyết tật màng tế bào toàn thể. Cơ sở của giả thiết này là trong phần lớn các
nghiên cứu trên các thành phần máu tuần hoàn, đặc biệt là hồng cầu, có sự bất
thường trong sự vận chuyển Na+ qua màng tế bào. Sự bất thường này phản ánh rối
loạn đã được xác định trong màng tế bào và có thể là trong tất cả tế bào của cơ thể
đặc biệt là trong cơ trơn mạch máu. Do khuyết tật này mà Ca++ tích lũy quá nhiều
10


11

trong cơ trơn mạch máu làm cho tăng đáp ứng của mạch máu với các chất co mạch.
Các nghiên cứu trên hồng cầu về bất thường trao đổi ion qua màng tế bào đã giải
thích cho 30 -50 % bệnh nhân THA vô căn [4], [24]. Các nghiên cứu khác thì cho
rằng sự bất thường trong vận chuyển Na+ của hồng cầu không phải là những bất
thường cố định mà có thể thay đổi được bằng các yếu tố môi trường.
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp
- Biến chứng ở tim mạch
Tim quá tải do áp lực ngoại biên tăng bước đầu bằng phì đại tâm thất trái

theo kiểu đồng tâm, đặt trưng là tăng bề dày thành thất trái. Sau đó buồng tim giãn
ra và giảm chức năng, khi đó các triệu chứng và dấu hiệu suy tim xuất hiện. Đau
thắt ngực cũng có thể xãy ra do xơ vữa động mạch vành kết hợp với tăng nhu cầu
cơ tim do tăng khối lượng cơ tim. Về sau có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim
hay nhồi máu cơ tim. Tử vong do THA chủ yếu là vì nhồi máu cơ tim và suy tim
xung huyết.
- Biến chứng ở não
Rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương cũng thường xảy ra ở bệnh nhân
THA. Bệnh sinh của tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết não hoàn toàn khác
nhau. Nhồi máu não là thứ phát do xơ vữa động mạch não nặng gặp trong THA,
trong khi xuất huyết não là hậu quả của tăng áp lực mạch máu não và phình động
mạch não nhỏ (phình mạch Charcot – Bouchard) [24]. Yếu tố tuổi tác và áp lực là
yếu tố thúc đẩy hình thành các phình mạch này. Vì thế, sự liên quan giữa THA và
xuất huyết não là chặt chẽ hơn so với nhồi máu não và nhồi máu cơ tim.
- Biến chứng ở mắt
Độ nặng của THA tăng lên thì tiểu động mạch ở mắt có dấu hiệu co thắt tại
chỗ và dần bị hẹp lại, xuất hiện chảy máu, xuất tiết và phù gai thị. Những tổn
thương ở võng mạc này thường gây điểm tối, nhìn mờ và thậm chí mù, nhất là nếu
có phù gai thị và chảy máu ở vùng điểm vàng.
- Biến chứng ở thận
Các tổn thương xơ cứng của các động mạch đến, động mạch đi và bó mao
mạch cầu thận là những tổn thương mạch máu thận hay gặp nhất trong bệnh THA,
11


12

làm mức lọc cầu thận giảm và rối loạn chức năng ống thận. Protein niệu và đái máu
vi thể xảy ra vì có tổn thương cầu thận, và có khoảng 10% tử vong do THA là do
suy thận [24].

1.1.5. Đánh giá nguy cơ tim mạch
THA có mối tương quan với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy
nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng
mạnh nguy cơ bệnh tim mạch với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối
bệnh tim mạch ở bệnh nhân THA dao động mạnh, khoảng trên 20 lần, tùy thuộc vào
tuổi, giới, mức HA và sự hiện diện các yếu tố nguy cơ khác [8].
1.1.6. Điều trị
1.1.6.1. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu của điều trị là đạt HA mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
HA mục tiêu cần đạt là nhỏ hơn 140/90 mmHg. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến
rất cao thì HA mục tiêu cần đạt là nhỏ hơn 130/80 mmHg.
1.1.6.2. Biện pháp điều trị
- Điều trị THA không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc có thể được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân
THA: giảm stress, giảm cân nếu thừa cân, hạn chế rượu, tăng hoạt động thể lực,
ngưng thuốc lá, giảm ăn mặn và ngăn chặn những yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình
xơ cứng động mạch [3].
- Điều trị bằng thuốc
Mục đích dùng thuốc là nhằm hạ HA vì HA càng cao nguy cơ càng lớn, có
thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp. Việc chọn lựa thuốc hoặc phối hợp cần dựa
vào các nguyên tắc như:
+ Bệnh nhân đã quen dùng nhóm thuốc đó.
+ Tác dụng đặc hiệu của nhóm thuốc đó trên nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.
+ Sự có mặt tổn thương cơ quan cận lâm sàng, bệnh tim mạch, bệnh thận,
hoặc đái tháo đường.
+ Sự xuất hiện các rối loạn làm hạn chế sử dụng nhóm thuốc đó.
12


13


+ Tác dụng tương tác thuốc.
+ Giá thành thuốc.
+ Ưu thế thuốc có tác dụng 24 giờ với liều duy nhất trong ngày.
+ Các tác dụng phụ của thuốc.
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam và ESC/ESH vẫn duy trì chọn
lựa chẹn beta cùng các nhóm thuốc khác [8]. Việc chỉ định chẹn beta chỉ hạn chế
khi bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường có nguy cơ cao. Sự phối
hợp thuốc được khuyến khích và chú ý vì những công trình nghiên cứu cho thấy hầu
hết bệnh nhân cần ít nhất hai loại phối hợp nhất là khi HA ở mức 2 và 3 hoặc có
nguy cơ cao hoặc rất cao.
+ Lợi tiểu thiazide + ức chế men chuyển.
+ Lợi tiểu thiazide + ức chế thụ thể.
+ Lợi tiểu thiazide + chẹn beta.
+ Ức chế canxi + ức chế men chuyển.
+ Ức chế canxi + ức chế thụ thể.
+ Ức chế canxi + lợi tiểu.
+ Ức chế canxi + chẹn beta.
1.1.6.3. Một số quan điểm mới trong điều trị tăng huyết áp- JNC 8
JNC 8 (Joint Nationnal Committee) là báo cáo lần thứ 8 của Ủy ban liên hiệp
quốc gia Hoa Kỳ về THA. JNC 8 cho rằng, (1) những JNC trước chỉ là tài liệu tham
khảo và hướng dẫn, giúp bác sĩ quyết định tốt hơn trong điều trị. (2) nên dùng kết
hợp nhiều thuốc cho điều trị? (3) Huyết áp mục tiêu của người cao tuổi là <150/90
mmHg thay vì < 140/90 như người trẻ tuổi. (4) chứng cứ cho huyết áp mục tiêu
những người có bệnh tiểu đường <130/80 mmHg và người suy thận là <125/75
mmHg. (5) trong JNC 7, thuốc khởi đầu cho bệnh nhân mới phát hiện cao huyết áp
là hydrochlorothiazide (HCTZ- thuốc lợi tiểu), đề nghị này chỉ thấy trong hướng
dẫn của Hoa-kỳ, trong khi những hướng dẫn của Úc, châu Âu, Nhật đều không đề
nghị thiazide. JNC 8 thay đổi đề nghị dùng thiazide bắt đầu. (6) bệnh nhân suy thận
thường cao huyết áp đồng thời thiếu máu do thiếu nội tiết tố erythropoietin. Nhưng

13


14

khi điều trị thiếu máu sẽ tăng huyết áp. JNC 8 có hướng dẫn rõ về vấn đề này. (7)
một vấn đề khác là beta-blocker. Trước đây, JNC 3 đề nghị beta-blocker là 1 trong
những thuốc được chọn để bắt đầu điều trị cao huyết áp, nhưng những báo cáo sau
đó đổi qua thuốc lợi tiểu. Sau JNC 7 năm 2003, một nghiên cứu của Thụy-điển gợi
ý dùng beta-blocker để bắt đầu điều trị cao huyết áp không có tác dụng tốt như
những thuốc khác. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nhìn vào atenolol, và phần lớn
người tham dự là bệnh nhân cao tuổi. Vấn đề phức tạp hơn là tại Âu châu, trừ nước
Anh, hướng dẫn của châu Âu vẫn xem beta-blocker là chọn lựa hàng đầu. Ngòai ra,
hai thuốc beta-blocker mới có nhiều lợi ích hơn các thuốc cũ, đó là, Carvedilol
(Coreg) có họat tính kháng alpha-1, tăng tính dãn mạch, Nebivolol (Bystolic) có vẻ
kích thích nitric oxide và là thuốc dãn mạch.
1.2. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THEO YHCT
1.2.1. Khái niệm
Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh tăng huyết áp thuộc
phạm trù chứng huyễn vựng, đầu thống [16]. Khi bệnh tiến triển nặng lên, gây THA
nguy hiểm hoặc gây đột quỵ não thì y học cổ truyền xếp trong phạm trù chứng trúng
phong [14].
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Yếu tố tinh thần: hoạt động tình chí bao gồm hỉ, nộ, ưu, bi, khủng, kinh.
Khi kích thích tình chí đột ngột, mạnh mẽ, kéo dài, vượt quá phạm vi hoạt động
sinh lý bình thường thì sẽ gây rối loạn vận hành của khí, huyết, âm dương tạng phủ
thất điều mới có thể phát bệnh. Rối loạn tình chí trong bệnh THA thường gặp là do
tình chí không thoải mái, hay lo lắng, cáu giận làm cho can khí không thư thái, uất
lại mà hóa nhiệt, tổn thương can âm, can dương thăng vượng mà gây nên mặt đỏ,
mắt đỏ, đau đầu, chóng mặt...

- Nhân tố ăn uống: Thói quen hay ăn nhiều chất béo, ngọt hoặc uống quá
nhiều bia, rượu làm tổn thương tỳ vị, tỳ mất kiện vận làm thấp trọc nội sinh, hóa
đàm, hóa hỏa, đàm trọc nhiễu loạn phía trên trệ tắc kinh mạch gây bệnh.
14


15

- Nhân tố lao dục: Lao động quá sức, dục vọng quá nhiều làm hao thương khí
âm hoặc tuổi cao, thận hao hư, âm tinh bất túc làm thủy không hàm mộc gây âm hư
dương cang, nội phong nhiễu loạn gây nên bệnh.
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh các thể bệnh tăng huyết áp trong chứng huyễn vựng
Huyễn vựng là triệu chứng chủ yếu của bệnh THA. Cơ chế chủ yếu là Can
Thận âm hư. Can chủ sơ tiết, căng thẳng nhiều làm khí uất, khí uất hóa hỏa, can âm
hao hư, can dương thượng cang, thượng nhiễu thanh dương gây huyễn vựng. Thận
tàng tinh, thận âm bất túc không dưỡng can làm can âm bất túc, can dương thượng
cang cũng phát sinh huyễn vựng. Tỳ chủ vận hóa, ăn nhiều chất béo ngọt, uống
rượu quá độ, lao động quá sức, tổn thương tỳ vị. Tỳ mất kiện vận, tụ thấp sinh đàm,
đàm trọc trung trở, thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng đều phát sinh huyễn
vựng [13].
1.2.4. Biện chứng luận trị
1.2.4.1 Biện chứng quá trình tiến triển của bệnh
Do nhân tố thể chất hoặc do tác động lẫn nhau của các nguyên nhân trên làm
rối loạn cân bằng âm dương, trong đó chủ yếu tác động đến hai kinh Can và Thận.
Nói chung, thường thấy chứng Thận âm bất túc, Can dương thượng cang, hình
thành bệnh lý thượng thịnh hạ hư với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất
ngủ. Thận âm hao hư làm cho tâm thận bất giao, Tâm mất đi sự nuôi dưỡng nên
xuất hiện chứng hồi hộp trống ngực và hay quên. Bệnh lâu ngày, âm tổn cập dương
làm thận dương bất túc, xuất hiện chứng dương hư như sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt
dương, đái đêm nhiều lần.

Từ gốc độ phát triển bệnh cho thấy, đầu tiên là tổn thương phần âm, sau đó là
tổn thương phần dương, cuối cùng là âm dương cùng tổn thương. Dương thắng sẽ
hóa phong, hóa hỏa, can phong nhập lạc làm cho tứ chi tê nhức, nếu nặng sẽ thấy
xuất hiện chứng miệng và mắt méo lệch. Nếu can dương bạo cang gây nên dương
cang phong động, huyết thuận theo khí nghịch, kết hợp đàm và hỏa, nhiễu động tâm
thần, bưng bít thanh khiếu mà xuất hiện chứng nguy hiểm trong trúng phong.

15


16

1.2.4.2. Biện chứng thể bệnh
- Thể Can dương thượng cang
+ Lâm sàng: đầu đau, hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt hồng, mắt đỏ, dễ cáu gắt,
ngủ ít, ngủ hay mê, miệng và họng khô, bệnh thường nặng lên khi bệnh nhân bực
dọc hoặc cáu giận; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
+ Điều trị: bình can tiềm dương, tư dưỡng Can Thận.
- Thể Can Thận âm hư
+ Lâm sàng: gò má đỏ, đau đầu, chóng mặt, miệng khô, đau lưng, lòng bàn
tay bàn chân nóng, hồi hộp, mất ngủ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch huyền tế.
+ Pháp điều trị: tư âm bổ can thận.
- Thể âm dương lưỡng hư.
+ Lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, ngủ
hay mê, vận động thì khó thở, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, tiểu tiện trong
và số lượng nhiều, mạch trầm tế vô lực.
+ Pháp điều trị: dục âm trợ dương.
- Thể đàm trọc ứ trệ
+ Lâm sàng: đầu căng nặng và đau, đầy tức ngực, hồi hộp, trống ngực, mệt
mỏi, buồn nôn hoặc xuất tiết nhiều đờm dãi, chân tay tê bì, rêu lưỡi dày trơn hoặc

bẩn nhớp, mạch hoạt.
+ Pháp điều trị: hóa đàm trừ thấp [13], [26].
1.2.4.3 Nguyên tắc điều trị
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị chứng bệnh này là điều chỉnh cân
bằng chức năng của Can Thận và âm dương, hạ huyết áp hợp lý, chú trọng đến cải
thiện triệu chứng.
- Đối với thể Can dương thượng cang, dùng pháp tiềm giáng bình Can,
không nên dùng các vị thuốc có tính vị khổ hàn làm tổn thương Can.
- Đối với thể Can Thận âm hư nên dùng pháp tư âm bổ Can Thận nhưng
không nên quá lạm dụng các vị thuốc nê trệ làm tổn thương Tỳ.
- Đối với thể âm dương lưỡng hư nên dùng pháp dục âm hỗ trợ dương, âm
dương cùng điều trị.
16


17

- Trường hợp kiêm huyết ứ, đàm trọc nên gia các vị thuốc hoạt huyết thông
lạc, hóa đàm trừ thấp.
Trong quá trình sử dụng thuốc nên lưu ý: dùng thuốc tiềm giáng không được
làm tổn thương khí, thuốc tư bổ không để tổn thương Can Tỳ để đạt mục đích cân
bằng âm dương.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA YHCT ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1.3.1. Phương pháp điều trị Tăng huyết áp bằng châm cứu
Đổng Nhan Bằng, Vương Hiếu Bình nghiên cứu Ấn day huyệt tai điều trị cao
huyết áp và kinh nghiệm chăm sóc. Phương pháp: 60 ca cao huyết áp chia làm 2 tổ.
Tổ điều trị dùng thuốc Benazepril 10mg, 1 viên/ngày, uống sáng, phối hợp ấn day
huyệt tai, liên tục 8 tuần. Các huyệt tai chủ yếu Thần Môn, Rãnh Hạ Áp, Nội Tiết,
Tam Tiêu, Giao Cảm. Căn cứ vào nguyên tắc biện chứng luận trị gia thêm các
huyệt. Tổ đối chiếu: dùng thuốc Benazepril 10mg, mỗi ngày 1 viên uống sáng.

Quan sát triệu chứng ,tích điểm tiêu chuẩn hạ áp kết quả cho thấy tổ điều trị không
những hiệu quả hạ áo tốt mà còn cải thiện triệu chứng lâm sàng và nâng cao chất
lượng đời sống của bệnh nhân.
Trần Minh Quang nghiên cứu đánh giá tác dụng hạ áp của châm loa tai huyệt
Thần môn và Nhĩ tiêm trên bệnh nhân THA. Kết quả châm loa tai huyệt Thần môn,
Nhĩ tiêm có tác dụng hạ áp tức thời sau khi châm 30 phút với cả HATT và HATTr.
Nguyễn Bá Quang nghiên cứu tác dụng điện châm các huyệt Thái xung,
Phong trì, Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Tam âm giao có tác dụng làm giảm
huyết áp. Trước điều trị có 52% số bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 và 48% số
bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2. Sau điều trị có 40% số bệnh nhân huyết áp trở
về bình thường và 60% số bệnh nhân có tăng huyết áp giai đoạn 1, không còn bệnh
nhân nào có tăng huyết áp giai đoạn 2. Cụ thể, huyết áp tâm thu giảm trung bình
18mmHg, huyết áp tâm trương giảm trung bình 7mmHg, huyết áp trung bình giảm
11mmHg. Mạch giảm trung bình 4,8 chu kỳ/phút ở nam giới và 7,8 chu kỳ/phút ở
nữ giới.
17


18

Lưu Thị Hiệp nghiên cứu tác dụng điện châm huyệt hành gian, thái xung,
phong trì, thái dương, điều trị tăng huyết áp thể can hỏa vượng. Kết qua huyết áp
tâm thu giảm 23,7 mmHg, huyết áp tâm trương giảm 10,5 mmHg), và triệu chứng
cơ năng giảm 70% sau liệu trình điều trị 10 ngày [9].
Như vậy, chúng ta thấy các công trình nghiên cứu khoa học về hiệu quả của
châm cứu trên bệnh THA còn rất ít, mặc dù phương pháp này cũng đã được ứng
dụng rộng rãi, đặc biệt ở các tuyến cơ sở. Do đó, chúng tôi từng bước tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác dụng của châm cứu trên bệnh THA, và nhĩ châm là một
mảng đáng được quan tâm.
1.3.2. Phương pháp điều trị Tăng huyết áp bằng thuốc

Theo nghiên cứu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi [5] thì tại Việt Nam có một số cây
thuốc và vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp mà điển hình trong nhóm thuốc này có
một số vị thuốc như: Hoa hòe, Ba kích, Câu đằng, Cây nhàu …
- Lục vị địa hoàng hoàn
Theo Lê Mỹ Lương nghiên cứu bài Lục vị địa hoàng hoàn cho thấy: 45 ca
can thận âm hư trong đó có 15 ca tăng huyết áp, 17 ca đái tháo đường, viêm thận
mạn 13. Dùng thuốc trong 7- 14 ngày thấy cải thiện lâm sàng, huyết áp từ
(158±14)mmHg/(113±7)mmHg xuống (125±18)mmHg/(81±9)mmHg.
- Năm 2009, tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh Viện 103, Nguyễn Viết Thắng
cũng đã tiến hành nghiên cứu bài thuốc Giáng áp - 08 [12] gồm các thành phần như:
câu đằng, hạ khô thảo, thạch quyết minh, đan sâm, ngưu tất, đan bì, trạch tả, đương
quy, bạch thược, đại hoàng, chỉ xác, qua lâu nhân, hoàng kỳ, đỗ trọng. Hiệu quả
điều trị của bài thuốc Giáng áp - 08 này đạt 95,35% trên các bệnh nhân tăng huyết
áp độ 1 và 2, giai đoạn 1 và 2, nhìn chung không thấy được tác dụng phụ của bài
thuốc này trên lâm sàng.
Ngoài ra còn có khá nhiều đề tài nghiên cứu tác dụng hạ áp dựa vào các bài
thuốc cổ phương của Y học cổ truyền có tính thực tiễn khác phải kể đến như bài
“Thiên ma câu đằng ẩm” của tác giả Hoàng Văn Thành [15] thực hiện năm 2011 để
điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 và độ 2, hay tác dụng điều trị bệnh tăng
18


19

huyết áp của cây “chè HHA” được tác giả Đỗ Linh Quyên nghiên cứu thành công
[10]. Tất cả các đề tài trên cho thấy tác dụng hạ áp của các bài thuốc cổ phương là
có cơ sở thực tiển cao và phù hợp với người Việt Nam.
1.4. TỔNG QUAN VỀ NHĨ CHÂM
1.4.1. Lịch sử phát triển nhĩ châm
Nhĩ châm có một lịch sử phát triển lâu đời. Vào những năm 430 TCN,

Hipocrates, được coi là ông tổ của nghề y, trong cuốn "Bàn về sinh sản" cũng đã nói
đến kinh nghiệm của người Ai Cập châm loa tai ở phụ nữ để giảm hoạt lực của tinh
trùng. Biển Thước, Tần Việt Nhân (407-310 TCN) là các danh y Trung Hoa đã châm
loa tai để cấp cứu đột tử. Cuốn "Những thành tựu về y học kỳ lạ của Valsalva" có đề
cập đến phương pháp đốt loa tai để điều trị chứng đau thần kinh tọa [1].
Năm 1956, Pon Nogier, một châm cứu gia người Pháp đã phát hiện sự liên
quan giữa vành tai với một số căn bệnh. Những phát hiện đầu tiên đó của Nogier
cũng đưa ra một sơ đồ nói lên mối liên quan mật thiết giữa các cơ quan, tạng phủ
trong cơ thể với vành tai. Trong báo cáo đầu tiên vào năm 1956, 26 huyệt đã được
Pon Nogier đưa ra, tới năm 1975, ông đã phát hiện tới 78 huyệt [15]. Có thể nói,
những nghiên cứu của Pon Nogier như một phát kiến mới, độc lập với những hiểu
biết về nhĩ châm của y học dân gian Trung Quốc. Ở Việt Nam, nhân dân các vùng
thiểu số cũng thường áp dụng một số biện pháp tác động trên loa tai để chữa sốt
cao, viêm họng... [15]

19


20

Hình 1.1: Sơ đồ bấm huyệt tai
1.4.2. Cơ sở lí luận của nhĩ châm
1.4.2.1. Theo YHCT
a. Mối liên quan giữa tai và các kinh mạch
Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan
giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tông mạch”
(Khẩu vấn), hoặc “Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5
quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt... trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuần cho
tai có thể nghe được” (Tà khí tạng phủ bệnh hình). Theo Linh Khu tố vấn ghi:
“Kinh thiếu dương ở tay từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”, “Kinh thiếu

dương ở chân từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”, “Kinh thái dương ở tay có
nhánh đến đuôi mắt, rồi vào trong tai...”, “Kinh thái dương ở chân có nhánh đi từ
đỉnh đầu tới tai”, “Kinh dương minh ở chân đi qua giáp xa để đến trước tai”, “Kinh
20


21

nhánh của quyết âm Tâm bào ở tay đi ra sau tai hợp với thiếu dương Tam tiêu ở
Hoàn cốt”, “Kinh cân thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán...”, “Nhánh của
kinh cân dương minh ở chân kết ở trước tai”. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh
dương chính đều thông với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm
và dương chính đều có liên quan đến tai [15].
b. Mối liên quan giữa tai và các tạng phủ
Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh Khu và Tố Vấn và các tài liệu kinh
điển cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với các tạng phủ trong cơ thể: “Thận khí
thông ra tai. Thận hóa thì tai nghe được...”, “Tâm khai khiếu ra tai ”, “Tỳ không đầy
đủ thì 9 khiếu không thông”, “Tủy hải không đủ thì tai ù”, “Bệnh ở can hư thì tai
không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai”, “Phế khí hư thì khí ít tai điếc”,
“Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh”. Những ghi chép nêu trên cho
thấy tai có quan hệ với tất cả các tạng phủ và 12 kinh mạch. Đây cũng chính là cơ
sở lý luận về YHCT của phương pháp châm này [14].
1.4.2.2. Theo YHHĐ
a. Phân bố thần kinh ở loa tai [1], [15]
Loa tai là ngã rẽ của nhiều đường thần kinh làm cho nó gắn liền mật thiết với
toàn thân. Nhờ sự phân bố thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với:
- Các đường tủy: nhờ vào đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh
tai to.
- Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba, thứ đến nhờ dây trung gian
Wrisberg và dây lưỡi hầu.

- Hệ thần kinh thực vật:
+ Hệ giao cảm: có rất nhiều sợi của thần kinh giao cảm cổ được phụ vào các
nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây phế vị, của dây sinh ba và của dây lưỡi hầu.
Dây lưỡi hầu lại được liên hệ trực tiếp với đám rối giao cảm của xoang cảnh (rất
quan trọng trong sự điều hòa vận động tim mạch).
+ Hệ phó giao cảm: có các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây phó giao
cảm thuộc hành não, phụ vào dây trung gian Wrisberg, dây lưỡi hầu và chủ yếu là
dây phế vị qua nhánh tai của nó.
21


22

b. Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai [15]
Loa tai được cung cấp máu chủ yếu dựa vào động mạch thái dương nông
của động mạch cổ ngoài và động mạch sau tai. Có 3 đến 4 nhánh trước tai của
động mạch thái dương nông, nuôi dưỡng khu vực chi phối bởi nhánh trước tai của
thần kinh thái dương; còn động mạch sau tai có nhánh sau tai và nhánh trước tai.
Nhánh động mạch sau tai đi cùng với dây thần kinh mặt, dây thần kinh tai to
xuyên qua dái tai, đến mặt trước loa tai, nuôi dưỡng vùng 2/3 dưới của thuyền tai,
đối luân, đỉnh của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần vành tai. Các tĩnh mạch
nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương nông. Tĩnh mạch của mặt
sau loa tai hợp lại thành 3 - 5 tĩnh mạch của mặt sau loa tai đổ vào tĩnh mạch sau
tai. Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành một mạng lưới tại loa tai.
Bạch mạch ở mặt trước loa tai chảy vào mang tai. Đại bộ phận bạch mạch ở mặt
sau loa tai đổ về hạch sau tai.
1.4.3. Kỹ thuật châm ở loa tai [15]
Sau khi chọn được huyệt, dùng đốc kim ấn mạnh để lại vết hằn trên da, sau
đó dùng cồ sát trùng, đợi cồn khô thì bắt đầu châm.
Dùng kim 5 phân châm thẳng, sâu 1 mm vào điểm phản ứng đến phần mềm,

không châm xuyên qua lớp da dưới sụn. Tùy theo bệnh có thể lưu kim 30-60 phút,
một số trường hợp viêm cấp có thể lưu kim 1, 2 giờ đồng hồ. Trong quá trình lưu
kim sau 5 đến 10 phút thì vê kim 1 lần.
Khi châm, người bệnh sẽ có cảm giác nóng, tê vùng loa toa, vị trí châm biểu
hiện nóng, đỏ hoặc có thể sưng nhẹ.
Châm loa tai nên chọn ít huyệt, có thể chọn 1 bên và châm luân phiên. Theo
nhiều nghiên cứu, châm cả 2 tai cùng lúc thì hiệu quả cũng không tăng lên.
Nhĩ châm cũng có thể kết hợp với điện châm. Tùy tình trạng bệnh cấp hay
mạn, nặng hay nhẹ mà thời gian kích thích điện có thể kéo dài từ 15 đến 30 phút.
Cảm giác đắc khí là người bệnh thấy nóng tai nhưng chịu được. Thường được áp
dụng để cắt giảm triệu chứng đau, nhất là đau do thần kinh ngoại biên.
Ngoài ra ở loa tai, còn có thể áp dụng phương pháp gài kim, ôn châm, thủy
châm và chích huyết.
22


23

Trong quá trình châm, vị trí châm có thể tức nặng, sung huyết thì hiệu quả
điều trị thường tốt hơn và ngược lại nếu người bệnh không có phản ứng trên thì hiệu
quả thường sẽ thấp.
1.4.4. Những nghiên cứu về Nhĩ châm và phạm vi áp dụng
1.4.4.1. Thế giới
Từ năm 1962, khi trường phái nhĩ châm Nogier ra đời đã tập hợp được nhiều
nhà nghiên cứu có tên tuổi như Jarricot, Pellin... Với nhiều công trình nghiên cứu
trên thực nghiệm và trên người đã chứng minh được sự ánh xạ của thân thể và phủ
tạng trên loa tai. Những nghiên cứu cơ bản này đã làm cho nhĩ châm phát triển rất
mạnh trong 30 năm sau đó. Tại các Hội nghị Châm cứu quốc tế trong những năm
70, người ta đã dành một nửa thời gian của Hội nghị cho nhĩ châm và châm tê.
Tại Liên Xô cũ, tiếp theo Vogralick, cũng có nhiều nhà nghiên cứu Liên Xô

công bố các công trình nghiên cứu về nhĩ châm như Ia. Balacan (1962), E.S.
Belkhova (1963), N.N. Kukharski (1962), V.I. Kvitrichvili (1969, 1972), K. Ia
Mikhalpeskaia (1972), M.S. Kagan (1974), đã có nhiều tác phẩm về nhĩ châm được
xuất bản. Đặc biệt trong cuốn Điện châm phản xạ liệu pháp của Portnop (1982), tác
giả đã có giới thiệu những công trình thực nghiệm của mình trên chó và thỏ chứng
minh sự tồn tại khách quan của các khu đại diện của các cơ quan nội tạng trên loa
tai động vật và đề cập tới điện nhĩ châm và điện nhĩ liệu pháp [11].
Tại Trung Quốc: vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau
những công bố của Nogier. Năm 1959, xuất bản tập sách Nhĩ châm, chủ yếu tập hợp
một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng Hải. Thời kỳ này
các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở. Trong
sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới trên loa tai không phải của Nogier và chỉ
đánh số mà chưa có tên. Cho đến năm 1970, cơ quan quân y tỉnh Quảng Châu ấn
hành bộ tranh châm cứu có phần hướng dẫn 115 huyệt loa tai trong đó có nhiều
huyệt mới ra đời mang tên theo YHCT như Thần môn, Tam tiêu, Can dương (1 và
2…) (bản đồ huyệt vị này có những điểm dị đồng với bản đồ huyệt vị của trường
phái Nogier. Nói chung tình hình nghiên cứu nhĩ châm của Trung Quốc chủ yếu dựa
vào thực tiễn lâm sàng, ít có những công trình nghiên cứu cơ bản.
23


24

1.4.4.2. Việt Nam
Từ tháng 5/62, Viện Nghiên cứu Đông y khởi sự nghiên cứu nhĩ châm. Tại
Hội nghị Thuốc Nam châm cứu toàn ngành lần thứ 2 (11/62), Khoa Châm cứu của
Viện đã giới thiệu những nét đại cương về nhĩ châm. Ở Hội nghị thành lập Hội
Châm cứu Việt Nam (1968), tổ nhĩ châm của Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm
nghiên cứu nhĩ châm trên 1923 đối tượng, khảo sát điểm đau trên loa tai để phòng
và chữa bệnh, khảo sát sơ đồ loa tai, chẩn đoán với máy dò huyệt ở tai. Sau đó, Viện

dừng nghiên cứu đề tài này.
Năm 1969, Nhà xuất bản Y học và Thể dục thể thao xuất bản cuốn Nhĩ châm,
Thủy châm, Mai hoa châm. Tuy nhiên tài liệu về nhĩ châm vẫn chỉ dừng lại ở mức
độ phổ biến một số kiến thức chung nhất. Trong những năm 1981 - 1984, Bộ môn
YHDT Trường Đại học Y khoa Hà Nội có thông báo về kết quả nghiên cứu ứng
dụng châm loa tai (trên 1000 ca theo dõi) như sau:
+ Châm loa tai có hiệu lực điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh, chủ yếu là
bệnh về đau như: đau dạ dày, đại tràng, đau đầu, bệnh về khớp, HC đau thần kinh
hông, thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật.
+ Số ngày điều trị không kéo dài, rất ít tai biến.
1.4.5. Giới thiệu 2 huyệt Hạ áp và Thần môn
Thần môn: có vị trí tại 1/3 trên của đỉnh hố tam giác. Theo GS Trần Thúy,
huyệt Thần môn có tác dụng điều tiết sự hưng phấn, ức chế của vỏ đại não, có tác
dụng an thần, giảm đau, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật, chống dị ứng. Dùng
điều trị các bệnh thuộc hệ thần kinh như hội chứng suy nhược thần kinh, tâm thần
phân liệt, cũng có thể điều trị tăng huyết áp, hen suyễn, dị ứng [11].
Rãnh hạ áp (Rãnh nhĩ bối): Nằm sau tai gồm rãnh đối vành tai và rãnh
chân trên đối vành tai, chân dưới đối vành tai.
Điểm hạ áp: là giao điểm của 3 rãnh đối vành tai và rãnh chân trên đối vành
tai, chân dưới đối vành tai. Điều trị cao huyết áp, ngứa da.

24


25

Hình 1.2: Vị trí Điểm hạ áp và huyệt Thần môn ở loa tai

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân: Gồm 50 bệnh nhân cả hai giới được chẩn đoán THA nguyên
phát, điều trị nội trú tại Khoa Tim Mạch - Thần Kinh Viện Y Dược Học Dân Tộc từ
tháng 04 năm 2018 tới tháng 04 năm 2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
25


×