Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

de-kscl-doi-tuyen-hsg-lich-su-10-nam-2018-2019-truong-yen-lac-2-vinh-phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.02 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 10
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2018 - 2019
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 01 Trang.

Câu 1: (1,0 điểm)
Trình bày tổ chức và tính chất nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 2: (1,0 điểm)
Nêu sự xuất hiện những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời nhà
Minh ở Trung Quốc.
Câu 3: (1,0 điểm)
Nêu đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê Li.
Câu 4: (1,0 điểm)
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển trong khoảng thời gian
nào? Trình bày biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt đó.
Câu 5: (1,0 điểm)
Thế nào là lãnh địa phong kiến? So sánh thân phận người nông nô dưới chế độ phong kiến
với nô lệ của chế độ chiếm nô.
Câu 6: (1,0 điểm)
Xác định mốc thời gian bắt đầu của những cuộc phát kiến địa lí. Phân tích ảnh hưởng của các
cuộc phát kiến địa lí đến Việt Nam thời kì này.
Câu 7: (1,0 điểm)
Trình bày những điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Sự ra đời
nhà nước Văn Lang-Âu Lạc có ý nghĩa đối với sự phát triển lịch sử dân tộc như thế nào?
Câu 8: (1,0 điểm)
Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X-XV. Nhận xét về vị trí của Phật giáo
trong các thế kỉ X-XIV.


Câu 9: (1,0 điểm)
Điểm khác biệt cơ bản của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống xâm
lược thời Lý, Trần là gì? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 10: (1,0 điểm)
Trình bày sự hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII? Vì sao ngoại
thương nước ta đến cuối thế kỉ XVIII lại kém phát triển?

……………………………HẾT…………………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên:………………………………………….; Số báo danh……………………

1


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 10
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2018 - 2019
Đáp án gồm: 04 Trang.

Câu
Nội dung
1
Trình bày tổ chức và tính chất nhà nước của các quốc gia cổ đại phương
Đông.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm: Ai Cập cổ đại, Ấn Độ cổ đại,
Lưỡng Hà cổ đại và Trung Quốc… ra đời từ rất sớm khoảng thiên niên kỉ IV-III
TCN

- Tổ chức: + Vua là người đứng đầu nhà nước. Vua tự coi mình là đại diện của
thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi
chính sách và công việc.
+ Dưới vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc,
làm các công việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp,
cung điện và chỉ huy quân đội.
- Tính chất: chế độ chuyên chế cổ đại. Nhà nước được xây dựng dựa trên sự cai
trị nông dân công xã của vua và quý tộc. Nông dân công xã là lực lượng chủ yếu
nuôi sống xã hội.
2
Nêu sự xuất hiện những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
dưới thời nhà Minh ở Trung Quốc.
- Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển
kinh tế. Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
xuất hiện ở Trung Quốc.
- Trong thủ công nghiệp: xuất hiện những xưởng thủ công tương đối lớn; có
những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn… những người
thợ này làm thuê để lấy tiền công.
- Trong thương nghiệp: các nhà buôn lớn xuất hiện, họ có nhiều vốn và nguyên
liệu, đem giao cho các hộ thủ công làm để thu về thành phẩm. Các thương nhân
bao mua đem hàng đi trao đổi khắp trong và ngoài nước.
- Trong nông nghiệp: thương nhân bỏ vốn cho nông dân sản xuất, cuối mùa thu
về sản phẩm (mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại
bằng đường)
3
Nêu đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ dưới thời Vương triều Hồi
giáo Đê Li.
- Khẳng định: đặc điểm nổi bật là yếu tố văn hóa mới – văn hóa Hồi giáo được
du nhập vào Ấn Độ.
-Đặc điểm: + Một số công trình kiến trúc do chính quyền Hồi giáo xây dựng,

mang đậm dấu ấn kiến trúc Hồi giáo như kinh đô Đê Li đã trở thành “một trong
những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.

2

Điểm
1,0
0,25

0,25

0,25

0,25

1,0
0,25

0,25

0,25

0,25

1,0
0,25
0,25


4


5

+ Đây là thời kì tiếp xúc và giao lưu giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ
Hin Đu giáo và A rập Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông Tây cũng được thúc
đẩy hơn.
+ Vương triều Hồi giáo Đê li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ mang đạo
Hồi đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á, nơi mà một vài cộng đồng nhỏ
Hồi giáo A-rập mang đến từ trước đã được gia tăng sâu đậm hơn với thương
nhân Ấn Độ theo đạo Hồi.
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển trong
khoảng thời gian nào? Trình bày biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt đó.
- Thời gian: từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát
triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á
- Biểu hiện:
+ Chính trị: quá trình xác lập các quốc gia dân tộc, trong đó nhiều quốc gia
phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt tiêu biểu như:
Đại Việt, Ăng Co, Cam-pu-chia…
+ Kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một
khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên. Đã
có một thời lái buôn của nhiều nước trên thế giới đến đây buôn bán, mang sản
vật của Đông Nam Á về nước họ, hay đến những nơi xa xôi khác.
+ Văn hóa: văn hóa dân tộc dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và
chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của
mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh
thần độc đáo.
Thế nào là lãnh địa phong kiến? So sánh thân phận người nông nô dưới chế
độ phong kiến với nô lệ của chế độ chiếm nô.
- Khái niệm lãnh địa phong kiến: là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong
thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn

bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có lâu
đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao bao
quanh tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài
được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
- So sánh thân phận người nông nô với nô lệ:
+ Giống nhau: đều là giai cấp bị trị, bị bóc lột nặng nề và là lực lượng sản xuất
chính của xã hội.
+ Khác nhau: Nô lệ: có nguồn gốc là chiến binh, bị phạm tội, con của nô lệ. Họ
bị bóc lột sức lao động không có giới hạn. Bản thân không có gì hoàn toàn phụ
thuộc vào chủ nô, bị coi như “công cụ biết nói”. Nô lệ có nghĩa vụ là hầu hạ chủ
nô, quý tộc, làm việc theo yêu cầu của chủ.
Nông nô: có nguồn gốc là nông dân nghèo, nô lệ được giải phóng; bị bóc
lột bằng địa tô và các thứ thuế khác. Bản thân được tự do trong quá trình sản
xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có công cụ và gia súc. Nông nô có nghũa
vụ nộp tô cho lãnh chúa và nhà nước, biết sử dụng kĩ thuật vào sản xuất…

3

0,25

0,25

1,0
0,25

0,25

0,25

1,0

0,25

0,25
0,25

0,25


6

7

8

Xác định mốc thời gian bắt đầu của những cuộc phát kiến địa lí. Phân tích
ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đến Việt Nam thời kì này.
- Mốc thời gian: thế kỉ XV-XVI
- Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đến Việt Nam thời kì này:
+ Về kinh tế: thế kỉ XVI-XVII thuyền buôn của các thương nhân Châu Âu như
Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan… đến nước ta buôn bán ngày càng nhiều. Việc
tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế
hàng hóa của nước ta phát triển nên dẫn đến sự hình thành và hưng khởi của các
đô thị…
+ Về văn hóa: du nhập văn hóa phương Tây vào nước ta như: sự truyền bá đạo
Thiên Chúa, sự xuất hiện chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh…
+ Về chính trị: nước ta bị các nước phương Tây nhòm ngó xâm lược. Bối cảnh
đó tạo ra thời cơ và thách thức đối với nhà nước phong kiến nước ta…
Trình bày những điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước
Văn Lang. Sự ra đời nhà nước Văn Lang-Âu Lạc có ý nghĩa đối với sự
phát triển lịch sử dân tộc như thế nào?

*Những điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang:
- Chuyển biến về kinh tế:
+ Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, các công cụ lao động bằng đồng
thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nhờ vậy, vùng châu thổ
sông Hồng, sông Mã, sông Cả được khai phá, có nền kinh tế nông nghiệp trồng
lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Bên cạnh đó, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề
thủ công… Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất
hiện.
- Chuyển biến về xã hội: từ sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho
sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân
hóa xã hội giữa giàu và nghèo…
* Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đối với sự phát triển lịch sử
dân tộc:
- Mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc….
- Hình thành nền văn minh đầu tiên của dân tộc – Văn minh sông Hồng (văn
minh lúa nước).
Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X-XV. Nhận xét về vị trí
của Phật giáo trong các thể kỉ X-XIV.
- Tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X-XV
+ Nho giáo: dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống
trị….
+ Phật giáo: giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến…
+ Đạo giáo: hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian…
- Nhận xét: Từ thế kỉ X-XIV, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng dưới thời thời LíTrần. Bởi vì tư tưởng “từ bi, bác ái” phù hợp với nguyện vọng của đại bộ phận

4

1,0
0,25

0,25

0,25
0,25
1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

1,0

0,25
0,25
0,25
0,25


9

10

nhân dân lao động nên họ tin tưởng và theo đạo Phật rất đông. Đồng thời, quan
hệ giữa nhà nước và nhân dân khá gần gũi nên các nhà nước phong kiến cần
tranh thủ một thứ tôn giáo phù hợp để tập hợp nhân dân xây dựng đất nước, phát
triển kinh tế và nhất là chống giặc ngoại xâm.

Điểm khác biệt cơ bản của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng
chiến chống xâm lược thời Lý, Trần là gì? Nêu nguyên nhân thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Điểm khác biệt cơ bản
+ Khởi nghĩa Lam Sơn: là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vì khi đó nước
Đại Việt bị nhà Minh xâm lược và đặt ách thống trị.
+ Thời Lí, Trần: là các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, các triều đại Lí-Trần
chống xâm lược khi đất nước đã giành được độc lập, tự chủ, có nhà nước phong
kiến đương quyền tổ chức và lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, chủ động, sáng tạo,
sẵn sàng hi sinh gian khổ để vượt qua khó khăn lật đổ nền thống trị nhà Minh.
Ngoài ra còn có bộ chỉ huy nghĩa quân tài giỏi với nghệ thuật quân sự độc đáo…
+ Sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ….
Trình bày sự hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVIXVIII? Vì sao ngoại thương nước ta đến cuối thế kỉ XVIII lại kém phát
triển?
- Biểu hiện sự hưng khởi của các đô thị…
+ Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
và hương khởi các đô thị
+ Vào các thế kỉ XVI-XVIII, nhiều đô thị mới hình thành phát triển ở miền Bắc
và miền Nam. Ở Đàng ngoài có 2 đô thị tiêu biểu là: Kinh Kì (Thăng Long)
không chỉ là trung tâm chính trị… với 36 phố phường và 8 chợ; Phố Hiến ra đời
và phát triển phồn thịnh…
Ở Đàng Trong cũng xuất hiện nhiều đô thị khá sầm uất như: Hội An là thành
phố cảng lớn nhất…; Thanh Hà là một đô thị mới hình thành nhưng trao đổi
buôn bán ở đây khá sầm uất…
- Đến cuối thế kỉ XVIII lại kém phát triển là do
Chế độ thuế khóa nặng nề, các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên, hệ thống quan
lại nhũng nhiễu…


5

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25
1,0

0,25

0,25

0,25

0,25



×