Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG GÓP PHẦN NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG ĐÓN NHẬN CÁC THỜI CƠ VÀ THÁCH CỦA QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC – MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.81 KB, 8 trang )

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG GÓP PHẦN NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG ĐÓN NHẬN CÁC
THỜI CƠ VÀ THÁCH CỦA QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC – MỸ
Đặt vấn đề
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng có nhiều diễn
biến có thể xẩy ra tác động lớn đến kinh tế quốc tế, nhất là các nước trong khu
vực. Nhiều phân tích và dự báo đã chỉ ra rằng, thuế và kim ngạch nhập khẩu
nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ vào Trung Quốc có thể bị giảm sút, đó là cơ
hội cho các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Đồng thời có không ít doanh
nghiệp Trung Quốc tiến hành thuê đất nông nghiệp tại Lào, Camphuchia, Nga
và một số nước khác, sản xuất nông sản, xuất khẩu trở lại nền kinh tế lớn thứ 2
thế giới này. Tương tự, nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc cũng khó
khăn xuất khẩu vào Mỹ, tạo cơ hội cho các nước khác, trong đó có nông sản
Việt Nam len chân xuất khẩu vào thị trường khó tính này.
Thực trạng xuất khẩu nông lâm thủy hải sản vào Trung Quốc
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng giá trị xuất
khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản của Việt Nam năm 2017 đạt con số 36,37
tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu. Riêng
trong năm 2017, trong 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau củ quả
thì Trung Quốc chiếm đến 76% giá trị, còn kim ngạch xuất khâu gạo thì chiếm đến
40%,... Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu nhiều loại nông sản của
Việt Nam, như: cao su, điều, thủy hải sản,...
Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2018 đạt
29,55 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu các
mặt hàng nông sản ước đạt 15,2 tỷ USD; thủy sản ước đạt 6,4 tỷ USD; lâm sản
chính ước đạt 6,7 tỷ USD; chăn nuôi ước đạt 0,41 tỷ USD. Đứng đầu thị trường
xuất khẩu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn là Trung Quốc với 22,9% (tương
đương 6,7 tỷ USD). Tiếp theo là Mỹ với 17,5% (tương đương 5,17 tỷ USD), Nhật
Bản đạt 8,8% (tương đương 2,6 tỷ đồng) và Hàn Quốc đạt 6,9% (tương đương 2 tỷ
USD). Dự báo, đến hết năm 2018, Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu các mặt


hàng này vào Trung Quốc đạt 10,5 – 11 tỷ USD.
Kết quả thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp – nông thôn và xuất
khẩu nông sản


Đạt được kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản nói trên có
vai trò hàng đầu đó là chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, các chính sách tín dụng khác có
liên quan, các chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng chinh sách xã hội (NHCS
XH) thực hiện; cùng cơ chế điều hành lãi suất, điều hành tín dụng của Ngân hàng
nhà nước (NHNN) hướng dòng vốn đến các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông
nghiệp – nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa,…Vốn tín dụng đầu tư từ
khâu sản xuất, đến thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cao su, cà
phê, thủy sản, thanh long, vú sữa, chôm chôm, nhãn, vải, bưởi,…; đầu tư cho cả hộ
gia đình nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, đến các doanh nghiệp hoạt động cả đầu
vao, cung ứng vật tư, giống,…đến đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, một
khối lượng vốn đáng kể đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng bền vững.
Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN, tính đến cuối
tháng 8/2018, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong cả
nước tăng khoảng 12% so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng khoảng 23% tổng dư
nợ đối với nền kinh tế (3), cao gấp khoảng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng dư nợ chung,
đây là kết quả rất tích cực. Kết quả đó cũng cho thấy, các TCTD tích cực thực hiên
Nghị quyết Đại hội XII và chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN,
hướng dòng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên, an toàn, hiệu quả, góp phần
tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung và vào thị trường Trung Quốc nói
riêng. Kết quả hoạt động đó cũng góp phần ngăn chặn những hoạt động tín dụng
bất hợp pháp đang gây nhiều hệ lụy xấu trong đời sống người dân nông thôn, thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
Bên cạnh đó, các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng chính sách

xã hội (NHCS XH) Việt Nam cũng được triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, thúc đẩy
cung ứng các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Cũng theo số liệu của Vụ Tín dụng các
ngành kinh tế (NHNN), tnh đến 31/8/2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng
chính sách tăng 6,52% so với năm 2017, với hơn 6,7 triệu khách hàng còn dư nợ
(4). Hiện nay, NHCSXH đang triển khai cho vay khoảng 20 chương trình tín dụng
ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chương trình
khác từ nguồn vốn ủy thác của địa phương, cá nhân và các tổ chức nước ngoài.
Trong thời gian qua, để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc
và dự đoán với các căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
tiếp tục căng thẳng hiện nay, thương nhân Trung Quốc núp bóng thương nhân Việt
Nam đầu tư, thu mua nông lâm thủy hải sản tại Việt Nam và xuất khẩu về Trung
Quốc. Đứng trên góc độ tổng thể, các hoạt động thanh toán và chuyển đổi tiền tệ


giữa Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam thực hiện qua các NHTM Việt Nam vẫn được
thực hiện bình thường, an toàn, hiệu quả. Không ít mặt hàng, sau khi được chuyển
về Trung Quốc, tiếp tục được chế biến, dán nhãn thương hiệu, đóng gói và xuất
khẩu dưới danh nghĩa của Trung Quốc vào Mỹ với giá rất cao. Vì vậy, với sự căng
thẳng về quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn hiện nay, không loại trừ các doanh
nghiệp Trung Quốc chuyển hướng sang chế biến và đóng gói tại Việt Nam, với
xuất xứ hàng nông sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ, đây là vừa là cơ
hội cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng đặt ra thách thức mới cho
quản lý tiền tệ, thanh toán, đầu tư.
Trung Quốc là quốc gia đông dân, là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất
thế giới. Đây cũng là thị trường không khó tính và với kinh nghiệm thương của
Trung Quốc họ còn tái xuất đi các nước khác. Bên cạnh đó, với thuận tiện về giao
thông và tập quán thương mại qua biên giới, đây là những thuận lợi cho mặt hàng
xuất khẩu nông lâm thủy hải sản của Việt Nam. Tuy nhiên với phương thức kinh
doanh truyền thống, thương nhân Trung Quốc tìm đến đặt hàng hay thu mua tại nơi

sản xuất của Việt Nam. Bên cạnh đó thương mại chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch,
chính sách biên mậu của Trung Quốc thiếu nhất quán, thanh toán chưa theo tập
quán L/C như thương mại quốc tế với các nước khác. Đây là những rủi ro đòi hỏi
nỗ lực từ Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để đảm bảo thương mại nói
chung, xuất khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam sang Trung Quốc phát triển bền
vững trước diễn biến quan hệ kinh tế Trung Quốc – Mỹ hiện nay.
Hoàn thiện chính sách tín dụng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
nông nghiệp bền vững và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu nông sản
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ thường xuyên quan tâm đến phát
triển nông nghiệp – nông thôn và tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người nông
dân. Theo đó, các chính sách tín dụng của nhà nước đối với lĩnh vực này cũng
không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn,
nhất là trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế, gia tăng kim ngạch và
mở rọng thị trường xuất khẩu nông sản, yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững,
nông nghiệp sạch, chống ô nhiếm môi trường và chống biến đổi khí hậu bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm dang đặt ra có tính cấp bách. Theo hướng đó, mới đây,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP, ngày
7/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP “về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2018,
với nhiều điểm mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng
(TCTD) mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả đối với nông nghiệp – nông thôn và


ứng dung công nghệ cao trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các mô hình liên
kết theo chuỗi giá trị, đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam lên các
mức cao mới. Đây cũng có thể coi là một chính sách tín dụng thể hiện đón nhận
các thời cơ và chủ động đối phó với các thách thức của sự căng thẳng trong quan
hệ kinh tế - Mỹ Trung hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Cụ thể:

Thứ nhất, quy định mới nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo
của cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa quy định tại Nghị định
55/2015/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: 100 triệu đồng (quy định tại Nghị
định 55 là 50 triệu đồng); Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn: 200
triệu đồng (quy định tại Nghị định 55 là 100 triệu đồng).
Chủ trang trại là cá nhân thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
phù hợp với các quy định của pháp luật và đáp ứng các tiêu chí kinh tế trang trại do
cơ quan có thẩm quyền quy định, cũng được vay vốn ở mức cao gấp 2 lần theo quy
định mới
Để tháo gỡ khó khăn và áp lực cho TCTD khi nâng mức cho vay không có
tài sản bảo đảm, Nghị định 116 giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan
ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chí xác định dự án, phương
án SXKD ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để TCTD có cơ sở, tiêu chí
xem xét cho vay.
Chính phủ giao trách nhiệm Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp
hướng dẫn việc không thu phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản và phí đăng ký
giao dịch bảo đảm theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này. Theo đó, người
vay vốn theo chính sách này không phải trả 2 khoản phí như đã nêu.
Thứ hai, Nghị định 116/2018/NĐ-CP bổ sung cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác sản xuất trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay tối đa 70% nhu cầu
vốn thực hiện dự án (Nghị định 55 chỉ quy định doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã được hưởng chính sách này). Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng
80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì khoản nợ vay
được xử lý tương tự như đối với trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện liên kết

theo chuỗi giá trị quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.


Chính phủ cũng quy định rất cụ thể, “Dự án, phương án sản xuất kinh doanh
ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là dự án, phương án sản xuất kinh
doanh thực hiện trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng
công nghệ cao trong nông nghiệp của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao; dự án, phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác
hướng tới nông nghiệp sạch, nông nghiệp thân thiện với môi trường, nông nghiệp
gắn với biến đổi khí hậu do cơ quan có thẩm quyền quy định”.
Thứ ba, Chính phủ bổ sung doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất kinh
doanh ứng dụng công nghệ cao nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và không thuộc khu, vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay tối đa 70% giá trị dự
án (quy định cũ tại Nghị định 55 chỉ bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã trong khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao mới được hưởng mức vay
tối đa không có tài sản bảo đảm này).
Thứ tư, Chính phủ bổ sung quy định về việc TCTD được nhận tài sản hình
thành từ vốn vay của dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao
trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng.
Thứ tư, Nghị định 116/2018/NĐ-CP có những quy định rất cụ thể khuyến
khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Chính phủ
bổ sung quy định về quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp,
góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và tạo cơ sở pháp lý khuyến khích TCTD đẩy
mạnh cho vay. Quy định mới siết quản lý dòng tiền cho vay liên kết, tránh các hình
thức biến tướng gây thiệt hại cho người nông dân. Cụ thể, về cho vay liên kết,
Nghị định số 116/2018/NĐ-CP bổ sung nội dung quản lý dòng tiền cho vay liên kết
trong sản xuất nông nghiệp, đã quy định, căn cứ vào hợp đồng liên kết theo chuỗi
giá trị giữa tổ chức đầu mối và tổ chức, cá nhân tham gia liên kết, TCTD ký thỏa

thuận cho vay đối với tổ chức đầu mối, bên liên kết và quản lý dòng tiền cho vay
chuỗi liên kết theo nguyên tắc: Tổ chức đầu mối và bên liên kết mở tài khoản tại
TCTD cho vay và cam kết thực hiện tất cả các giao dịch tiền tệ liên quan đến chuỗi
giá trị thông qua các tài khoản này.
Chính phủ quy định, trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo
chuỗi giá trị gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì được TCTD
xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời cho vay mới
trên cơ sở xem xét tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả
năng trả nợ của khách hàng nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định
sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho TCTD; Chính phủ xem xét xóa


nợ cho khách hàng và cấp bù nguồn vốn ngân sách nhà nước cho TCTD theo mức
độ thiệt hại cụ thể
Thứ năm, Chính phủ quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về cơ chế xử lý rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp bởi các nguyên nhân bất khả kháng, tạo thuận lợi cho
người dân bị thiệt hại nhưng cũng tránh trường hợp lợi dụng, ngăn ngừa các tiêu
cực có liên quan. Nghị định 116 quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục xử lý
khoanh nợ và thẩm quyền thực hiện khoanh nợ đối với khách hàng gặp rủi ro do
nguyên nhân khách quan bất khả kháng; tạo cơ sở để các đơn vị liên quan thực
hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Quy định về việc TCTD xem xét thỏa thuận với khách hàng về thời gian ân
hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm, tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân thực hiện trồng mới các loại cây lâu năm. Ví dụ, để tiếp
tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện cải tạo, tái canh cây cà phê nói riêng
và cây lâu năm nói chung, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về
ân hạn, theo đó, đối với các loại cây trồng lâu năm, thời gian đầu tư vốn dài, TCTD
và khách hàng thỏa thuận thời gian ân hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến
thiết của cây trồng, cây công nghiệp lâu năm, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
Chính phủ cũng dã quy định rất cụ thể về nguồn tài chính xử lý rủi ro và

giao trách nhiệm rất rõ ràng của các cơ quan: “Trường hợp khách hàng bị thiệt hại
về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra
trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3
Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này được TCTD đánh giá chưa có khả năng
hoặc không có khả năng trả nợ vay cho TCTD, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ,
NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với
dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm. Riêng đối với trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này thời gian
khoanh nợ tối đa là 3 năm. Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như
đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi TCTD không thu được do
đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng
từ ngân sách địa phương. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, UBND cấp
tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân
sách trung ương.
Chính phủ giao Bộ Tài chính cũng chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ
cho các địa phương khó khăn số tiền lãi TCTD không thu được do thực hiện


khoanh nợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương theo cơ chế ngân sách trung
ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội hiện
hành.”.
Thứ sáu, Chính phủ khuyến khích phát triển Bảo hiểm nông nghiệp trong
cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, khách hàng khi tham gia mua
bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay,
được TCTD giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của
các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng.
Khuyến nghị chính sách

Một là, các chi nhánh NHNN tỉnh thành phố, cùng các TCTD phối hợp với
các cơ quan chức năng, theo dõi chặt chẽ, nắm chắc diễn biến đầu tư, thanh toán
của các thương nhân Trung Quốc đầu tư, ứng trước tiền hàng cho nông dân, thu
mua và chế biến nông sản trên địa bàn, tuân thủ các quy định hiện hành về tiền tệ,
tín dụng, thanh toán, chủ động xử lý, hay báo cáo, tham mưu cho cấp ủy chính
quyền địa phương, cho NHNN Việt Nam có giải pháp phù hợp đảm bảo khai thác
các điểm mạnh và hạn chế các rủi ro.
Hai là, các địa phương tăng cường hiệu quả các hoạt động khuyến ngư,
khuyến lâm, khuyến nông, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thực tiễn nhất là sản
xuất nông sản sạch, an toàn và bảo vệ môi trường, góp phần gia tăng kim ngạch
xuất khẩu bền vững. Các địa phương cũng cần nâng cao hiệu quả các chương trình
xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản,
trong đó có Trung Quốc.
Ba là, các tinh, thành phố cần rà soát lại toàn bộ các quy hoạch sản xuất
nông lâm thủy hải sản, giám sát thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả các quy hoạch đã
được phê duyệt, đảm bảo sự phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp ở địa
phương, góp phần mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp – nông
thôn, xuất khẩu nông sản.
Bốn là, các địa phương phối hợp đồng bộ, hiệu quả với ngành ngân hàng
triển khai có hiệu quả Nghị định 55/2015 và Nghị định 116/2018; phối hợp thực
hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn, khôi thông
dòng vốn đến với nông nghiệp – nông thôn, đến với nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, đến với lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Nguồn tài liệu tham khảo:
/> />

/>



×