Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.92 KB, 7 trang )

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang thu hút được sự quan tâm chú ý của giới
học giả, các nhà kinh tế và cá nhà hoạchđịnh chính sách tại nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam. Với vai trò cực kì quan trọng của Mĩ (đối tác xuất khẩu chính), Trung quốc
(đối tác nhập khẩu chính), cuộc chiến thương mại này có thể ảnh hưởng đáng kể tới quan
hệ thương mại Việt Nam – Mĩ, cũng như Việt Nam – Trung quốc. Ngoài ra, nó cũng gây
ảnh hưởng nhất định tới dòng vốn đầu tư cũng như thị trường tiền tệ, ngoại hối tại Việt
Nam trong thời gian tới nếu cuộc chiến này vấn tiếp tục diễn ra.
1. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại xảy ra khi một quốc gia áp đặt thuế quan, hạn ngạch nhập
khẩu, thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch, giảm tự do hóa thương mại quốc tế lên một
hoặc nhiều các quốc gia khác. Nói cách khác, chiến tranh thương mại bắt đầu khi chính
quyền muốn bảo hộ các ngành công nghiệp, sản xuất trong nước và tạo thêm nhiều việc
làm. Trong ngắn hạn, chiến tranh thương mại được nhận định là mang lại lợi ích cho
quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, về lâu dài, cuộc chiến này làm giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tất cả các bên liên quan, và còn gây ra lạm phát. Nhìn vào lịch sử tại Mỹ,
cuộc chiến tranh thương mại gần đây nhất là cuộc chiến biểu thuế Smoot – Hawley 1930
(S-H). Chiến tranh thương mại S-H đã tăng thuế 900 danh mục hàng hóa nhập khẩu với
mức trung bình từ 40 đến 48 phần trăm. Với mục đích bảo hộ những người nông dân tại
Mỹ sau Sự kiện Cơn bão đen, tuy nhiên cuộc chiến tranh thương mại này lại khiến cho
giá lương thực của Mỹ tăng cao, đồng thời làm thương mại toàn thế giới giảm 65%, góp
phần làm trầm trọng thêm sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm năm 2017 quyền, ông đã công bố
hàng loạt chính sách “Nước Mỹ trên hết” nhằm bảo hộ nền kinh tế, đề cao chủ nghĩa dân
tộc, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thương mại. Trong đó phải kế đến, ông đã
phê chuẩn việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Không chỉ có
thế, Mĩ tuyên bố bảo hộ thương mại và sẽ áp thuế cao đối với hàng hóa đến từ hàng loạt
các quốc gia từ châu Âu, Á, Mĩ La Tinh. Trong đó phải kể đến chính sách thương mại
với Trung quốc.
Cuộc chiến thương mại Mĩ - Trung năm 2018 khỏi đầu vào ngày 22/3 khi Tổng


thống Mĩ tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung quốc (made in
China) dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 để ngăn chăn các hành vi
thương mại không công bằng và hành động vi phạm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên cuộc chiến


thương mại này chỉ chính thức bắt đầu vào ngày 6/7 khi các quy định áp thuế trị giá 34 tỷ
USD vào hàng hóa Trung quốc có hiệu lực
Diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc:
Ngày 1 (6.7.2018): Mỹ bắt đầu thu thuế 25% đối với 818 sản phẩm nhập khẩu từ
Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD (gói thuế 1) và xem xét đề xuất thu thuế 25% đối với 284
sản phẩm Trung Quốc khác trị giá 16 tỷ USD (gói thuế 2). Trung Quốc đáp trả bằng cách
áp dụng mức thuế suất 25% đối với 545 hàng hóa có nguồn gốc từ Mỹ tương ứng với giá
trị 34 tỷ USD.
Ngày 5 (10.7.2018): Mỹ công bố danh sách của hơn 6.000 mặt hàng có xuất xứ
Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD (gói thuế 3) chịu mức thuế 10%.
Ngày 28 (2.8.2018): Mỹ sửa đổi mức thuế suất áp dụng là 25% thay vì 10% như
đã công bố ngày 10.7.2018, đồng thời bổ sung thêm 44 sản phẩm của Trung Quốc vào
danh mục có nguy cơ gây hại tới an ninh của Mỹ.
Ngày 29 (3.8.2018): Trung Quốc đề xuất các mức thuế cho 5.207 sản phẩm của
Mỹ trị giá 60 tỷ USD.
Ngày 33 (7.8.2018): Mỹ công bố danh sách chính thức của gói thuế 2 bao gồm
279 sản phẩm của Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD
Ngày 40 (14.8.2018): Trung Quốc nộp đơn kiện Mỹ lên WTO
Ngày 48, 49 (22-23.8.3018): Đối thoại Mỹ Trung Quốc
Ngày 49 (23.8.2018): Mỹ thực thi gói thuế 2. Trung Quốc đáp trả bằng cách áp
25% thuế nhập khẩu cho 333 hàng hóa từ Mỹ trị giá 16 tý USD, đồng thời nộp đơn khiến
nại chống lại gói thuế 2 của Mỹ lên WTO
Ngày 64 (7.9.2018): Tổng thống Trumph đe dọa sẽ tăng thu thêm 267 tỷ USD đối
với gói thuế 3, nâng tổng giá trị lên 517 tỷ USD
Ngày 69 (12.9.218): Mỹ mời Trung Quốc tham gia đàm phán trước khi thực thi

gói thuế 3
Ngày 74 (17.9.2018): Công bố danh sách chính thức của gói thuế 3 có hiệu lực từ
24.9.2018 với múc thuế suất 10% và sẽ được tăng lên 25% vào ngày 1.1.2019
Ngày 75 (18.9.2018): Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả Mỹ bằng áp đặt thuế quan
đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Ngày 79 (22.9.2018): Trung Quốc hủy đàm phán tại Mỹ
Ngày 82 (24.9.2018): Trung Quốc và Mỹ thực hiện gói thuế 3
Ngày 83 (26.9.2018): Mỹ cáo buộc Trung Quốc can thiệp bầu cử tại Mỹ
2. Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế Việt Nam
Có thể nhận thấy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có tác động tích cực và
tiêu cực, đem lại cả cơ hội lẫn thách thức đối với đối với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể
như sau:


a./ Đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Trong cuộc chiến thương mại năm 2018, Mĩ đã áp thuế cao đối với các mặt hàng
của Trung quốc như hàng thực phẩm, dệt may, thuốc lá, than, hóa chất và lốp xe, thức ăn
cho thú cưng, và hàng điện tử tiêu dùng bao gồm linh kiện điện tử. Theo lý thuyết
thương mại quốc tế, điều này sẽ làm cho các mặt hàng đó của Trung quốc bị mất lợi thế
cạnh tranh về giá cả so với các quốc gia bạn hàng cũng xuất khẩu mặt hàng đó, trong đó
có Việt Nam. Nói cách khác, tác giả cho rằng đây là cơ hội tăng thị phần cho các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường Mĩ và Trung quốc do có sự dịch chuyển
thương mại từ cả 2 quốc gia. Cụ thể như sau:
Hiện nay, trong tổng số … mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ thì có 4 mặt
hàng chủ lực với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,3 tỷ USD là tương đồng với các mặt
hàng của Trung quốc đang bị Mĩ áp thuế quan ở mức 25 điểm phần trăm phụ thu. Những
ngành có lợi thế lớn nhất là công nghiệp nhẹ (máy móc - nhóm hàng mã số HS84 và
hàng điện tử - mã số HS85) và thủy sản.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam cũng có nhiều cơ hội
tiếp cận thị trường Trung Quốc hơn khi quốc gia này áp thuế cao đối với các mặt hàng

nhập khẩu từ Mĩ. Các sản phẩm trong danh mục thuế quan của Trung Quốc bao gồm thịt,
cá, hải sản, sản phẩm từ sữa, rau, quả, hạt, các loại ngũ cốc, và có nguồn gốc ngũ cốc, gỗ
cứng, cà phê rangvà các sản phẩm thuốc lá. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung quốc có thể được hưởng hiệu ứng chuyển hướng thương mại là trái cây HS0810, củ mỳ và nấm cục - HS 0714.
Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội tăng thị phần xuất khẩu
sang cả Mĩ và Trung quốc hay không thì lại là một vấn đề cần được quan tâm. Bởi lẽ,
không chỉ Việt Nam, mà rất nhiều các quốc gia khác có lợi thế hơn so với Trung quốc
nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục căng thằng. Chính vì vậy, cơ hội sẽ chỉ rõ ràng cho
Việt Nam nếu năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam mở rộng
nhanh và mạnh hơn so với các quốc gia đối thủ khác.
Ở một khía cạnh khác, cuộc chiến tranh thương mại Mĩ – Trung có thể khiến cho
Trung quốc chuyển dịch thị trường xuất khẩu của họ, đặc biệt xuất khẩu những mặt hàng
xuất khẩu mà họ đang bị đánh thuế cao tại Mĩ. Theo đó, thay vì sang Mĩ, họ sẽ tập trung
xuất khẩu sang các thị trường khác như thị trường châu Á, cụ thể là thị trường Việt Nam.
Điều này có thể khiến cho kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung quốc tăng mạnh,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến thâm hụt thương mại song phương giữa 2 quốc gia. Như
vậy, khi cán cân thương mại Việt Nam – Trung quốc vốn đã thâm hụt nặng nề thì nay
càng khó có cơ hội cải thiện (Hình 1).
b./ Tác động tới dòng vốn đầu tư tại Việt Nam


Những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mĩ-Trung có thể dẫn đến dichj
chuyển trong dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đến từ chính 2 quốc gia này. Về lý thuyết,
có thể thấy các nhà đầu tư đến từ 2 quốc gia sẽ cân nhắc lại về khả năng thực hiện đầu tư
trực tiếp (FDI) sang nhau. Theo đó, các quốc gia khác trong đó có Việt Nam sẽ có thể
được hưởng lợi ít nhiều từ chính sách dịch chuyển đầu tư này. Tuy nhiên, tác giả cho
rằng những sự dịch chuyển trong dòng vốn FDI sẽ không diễn ra trong ngắn hạn mà sẽ
phải tầm trung- dài hạn. Tuy nhiên, sự dịch chuyển trong dòng vốn gián tiếp (FPI –
foreign portfolio investment hay FII- foreign indirect investment) có thể diễn ra trong
thời gian nhanh hơn.

c./ Tác động tới thị trường ngoại hối, tỷ giá, tiền tệ
Kể từ tháng 5/2018, tỷ giá USD/VND lại liên tục nằm trong xu hướng tăng trên cả
thị trường chính thức và thị trường tự do. Tính đến ngày 28/8/2018, tỷ giá trung tâm đã
tăng khoảng 1,22%, trong khi đó tỷ giá giao dịch tại các NHTM tăng 2,61%, thậm chí
VND còn bị mất khoảng 3,57% giá trị trên thị trường tự do so với thời điểm đầu năm.
Đây có thế coi là diễn biến đáng quan tâm trên thị trường tài chính Việt Nam nói chung,
và thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng, khi tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã
lên tới 23650-23700 vào thời điểm 17/8/2018 (Hình 1) – một mốc cao nhất từ trước đến
nay.
Hình 1: Diễn biến tỷ giá trên các thị trường, giai đoạn, 11/2017 - 10/2018
23,550
23,350
23,150
22,950
22,750
22,550
22,350
8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8
7 7 7 7 7 7
/ 1 / 1 / 1 / 1 / 1 / 1 / 1 / 1 / 1 / 1 / 1 3/ 1 3/1 3/ 1 / 1 /1 / 1 / 1 / 1 6/ 1 6/ 1 6/ 1 / 1 / 1 / 1 8/ 1 8/ 1 8/ 1 9/ 1 9/ 1 9/1 0/ 1
11 11 11 12 12 1 2 5/ 1 16/ 1 26/1 6/2 23/ 2 6/ 16/ 7 / 6/4 7 / 4 28/ 4 11 /5 2 / 5 1/ 12 / 22 / 3/ 7 3/ 7 4 /7 3/ 14 / 24 / 5/ 15 / 26/ 6/ 1
2
2
1 2
1/ 11 / 22 / 2/ 13/ 23/
1

TG trung tâm
TG_TTTD


TG_VCB
TG trần

Nguồn: SBV, www.vietcombank.com.vn, www.vangsaigon.com
Hình 2: Biến động tỷ giá một số đồng tiền trên thế giới so với USD (%)


12.00
10.00
8.00
6.00
4.00
2.00
0.00
-2.00
-4.00
-6.00
1 8 1 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8 01 8
2 S D2 2 2 IN
2 2 S D2 2 2 PHP/U
2 S2 D 2
2 0 /2 0 /CN
2 Y/U
2 R/U
2 S D2 2 2 IDR/U
2 2S D 2 2 2 MYR/U
2 2S D 2 2 2S GD/U
/
3 1 8 2 5 / /1 / /8/ 2 2 / /1 / /8/ 1 5 / 2 2 / 2 9 / /6/ 1 3 / 2 0/ /2 / /9 / 1 6/ 2 4 / 3 1 / /7 / 1 4 / 2 1 / 2 8/ /9 / 1 6/ 2 3 / 3 0/ /7 / 1 4 /
3 3/ S D3/ 3/ 4 VN

1/ 1/1 1/1 KRW/U
4/ S D 5 5 5/ 5/ 5/ 6 6/ 6/ 6/ 7 7/ 7/ 7/ 8 8/
1/ 2 S D2 2/ 3 THB/U
4/D/U

Nguồn: và tính toán của tác giả
Tuy nhiên, nếu so mức mất giá của VND trong tương quan với mức mất giá của
các tiền tệ khác trong khu vực thì vẫn ở mức chấp nhận được. Những tiền tệ mất giá
nhiều nhất phải kể đến Rupee của Ấn độ (10,15%), Rupiad của Indonesia (8,46 %), Peso
của Phillipin (7,19%), và Won của Hàn quốc (6,8%) so với thời điểm đầu năm 2018
(Hình 2). Đây là mức chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay, bởi lẽ nếu VND không
mất giá thì vô hình chung VND sẽ lên giá so với các tiền tệ của các quốc gia trong khu
vực cũng như các nước bạn hàng, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam.
Báo cáo chuyên đề của Viện NCKH Ngân hàng (tháng 9/2018) đã tổng kết những
nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng trên thị trường ngoại hối tại Việt Nam. Theo báo
cáo, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân tăng trong 8 tháng đầu năm 2018 đã
hỗ trợ nguồn cung ngoại tệ cho thị trường ngoại hối. Đồng thời, dòng vốn ngoại vào thị
trường Việt Nam vẫn ổn định trong bối cảnh nhà đầu tư rút vốn mạnh tại các thị trường
mới nổi. Thêm vào đó, mặc dù cán cân thương mại riêng lẻ bị thâm hụt trong vài tháng
nhưng cán cân thương mại tích lũy 8 tháng thặng dư 3,15 tỷ USD. Theo lý thuyết đó là
những yếu tố đem lại sự ổn định cho thị trường ngoại hối Việt Nam. Tuy nhiên, một số
diễn biến khác trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế đã dẫn đến những
thay đổi trong hành vi cũng như tâm lý kinh doanh của các chủ thể trên thị trường tài
chính, dẫn đến những áp lực đối với tỷ giá. Trong đó có thể kể đến, Fed liên tục tăng lãi
suất USD; chênh lệch lãi suất VND-USD trên thị trường Việt Nam bị thu hẹp khiến các
nhà đầu tư có tổ chức chuyển sang nắm giữ ngoại tệ.
Một nguyên nhân không thể không kế đến đó chính là căng thẳng chiến tranh
thương mại giữa Mỹ - Trung. Cần lưu ý rằng, hai quốc gia trên đều là những đối tác
thương mại chiến lược của Việt Nam (trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu với

mức đóng góp 20% vào tổng kim ngạch xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu


hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với mức đóng góp 25% vào tổng kim ngạch nhập khẩu).
Chiến tranh thương mại leo thang mà hệ quả của nó là sự mất giá của Nhân dân tệ đã tác
động sâu sắc tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước những căng thẳng
trong quan hệ đầu tư và thương mại Mỹ - Trung và thông tin tăng trưởng GDP quý 2 của
Trung Quốc chững lại, thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như toàn cầu suy giảm
mạnh, nhà đầu tư bán tháo Nhân dân tệ, kết quả là Nhân dân tệ giảm giá mạnh nhất so
với USD trong những tháng vừa qua. Để duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị
trường quốc tế, một loạt các quốc gia châu Á khác đứng trước áp lực phá giá đồng tiền
của mình. Diễn biến này cũng khiến cho tỷ giá USD/VND trên thị trường biến động
(Hình 3).
Trong bối cảnh này, NHNN Việt Nam đã thực thi một số biến pháp nhằm bình ổn
tỷ giá. Theo đó, NHNN tiếp tục phát đi thông điệp về điều hành chính sách tiền tệ thận
trọng linh hoạt nhằm ổn định lạm phát, kinh tế vĩ mô. Đồng thời, NHNN đã can thiệp
trực tiếp thông qua việc bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm cân xứng kịp thời
lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có
động thái hút tiền giúp đẩy mặt bằng lãi suất VND tại các kì hạn tăng lên quanh mốc 4%
nhằm duy trì mức hấp dẫn đối với các tài sản ghi bằng nội tệ, qua đó giảm tâm lý đầu cơ
nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ.
3. Một số khuyến nghị chính sách
Bài nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách cụ thể như sau:
Thứ nhất, khuyến nghị chính sách nhằm tăng cơ hội tăng thị phần vào cả Mĩ và
Trung quốc: chú ý đến gia tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu tại
Việt Nam đối với các mặt hàng giống với mặt hàng mà Trung quốc đang bị áp thuế; gia
tăng năng lực cạnh tranh về chất lượng của hàng hóa xuất khẩu.
Thứ hai, khuyến nghị chính sách đối với hoạt động đầu tư: dòng vốn đầu tư từ
Trung quốc cũng như các quốc gia khác cần được hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, bảo vệ
môi trường, không được cấp phép đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, vùng kinh tế, khu vực

kinh tế nhạy cảm của quốc gia.
Thứ ba, khuyến nghị chính sách đối với bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối:
+ NHNN cần tiếp tục kiên định mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy sản
xuất và tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến kiềm chế lạm phát. NHNN cần
điều hành CSTT theo hướng nới lỏng có thận trọng.
+ Tiếp tục kiên định với các biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, tình trạng
vàng hóa nền kinh tế. NHNN cần chú ý đặc biệt tới tình trạng đô la hóa tiền mặt trong
nền kinh tế, vì từ đó có thể giảm quy mô của mục sai số thống kê trong cán cân thanh
toán quốc tế.


+ Chủ trương cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ là
một lựa chọn khá phù hợp nhằm đạt được các mục đích như: Góp phần thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá
rẻ hơn so với vay VND, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này
có thể phần nào đó tạo áp lực tới thị trường ngoại hối khi các khoản vay bằng ngoại tệ
đến hạn phải trả. Về nguyên lý, NHNN chỉ cho các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ
vay nhưng sự cân xứng các dòng tiền ngoại tệ vào ra tại một số thời điểm nhất định nào
đó (cuối năm) cũng có thể khiến cho thị trường căng thẳng. Chính vì vậy, NHNN cần
bám sát diễn biến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ để có những can thiệp kịp thời tới nền
kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Hoàng Anh và cộng sự (2018). Báo cáo chuyên đề “Diễn biến tỷ giá 8 tháng
đầu năm và dự báo cuối năm 2018”. Học viện Ngân hàng.
2. Một số website
www.sbv.gov.vn
www.gso.gov.vn
www.imf.org
www.bloomgberg.com
www.ssi.com.vn

www.vietcombank.com.vn
www.vangsaig on.com
www.tygiadola.com



×