Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Căng thẳng thương mại MỹTrung: Những bất đồng và tác động tới các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.47 KB, 13 trang )

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung:
Những bất đồng và tác động tới các nước

Sau 3 lần đàm phán của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc - đồng
thời cũng là hai quốc gia lớn nhất ở khu vực CA-TBD không đạt kết quả, ngày 16/7,
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chính thức bùng phát khi Mỹ tuyên bố áp thuế nhập
khẩu 25% đối với 818 mặt hàng với tổng trị giá lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
trong đó 90% mặt hàng này là xe hơi, ổ cứng máy tính, linh kiện máy bay, nguyên liệu
sản xuất máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao.
1.

Căng thẳng cuộc chiến thương mại: Những bất đồng và phản ứng của Trung Quốc.
Mỹ áp thuế cao đối với các mặt hàng của Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào các thiết bị
cơ khí, dụng cụ quang học và thiết bị điện, với mục tiêu đánh vào ngành công nghiệp
chế tạo của Trung Quốc. Trong khi, Trung Quốc công bố 106 hàng của Mỹ bị áp mức
thuế mới, tập trung vào lĩnh vực thủy sản, trái cây, thịt gia súc, gia cầm và than đá, nhiên
liệu ô tô… với mục tiêu tấn công các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng ô tô.
Cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc khởi tranh trên rất nhiều vấn đề, từ
thuế trong ngành ô tô cho đến quan điểm quản lý kinh tế. Nhưng tựu chung, căng thẳng
thương mại Mỹ -Trung bắt nguồn từ những bất đồng cơ bản sau:
Thứ nhất, tranh chấp trong phát triển công nghệ. Căng thẳng thương mại Mỹ Trung bắt nguồn từ tranh chấp trong ngành công nghệ được khởi nguồn với kế hoạch
đầy tham vọng của Trung Quốc “Made in China 2025” (chế tạo tại Trung Quốc năm
2025). Trung Quốc nhằm mục tiêu sẽ đứng đầu nhiều ngành công nghệ trên thế giới, từ
ngành robot cho đến ô tô điện, sử dụng công nghệ làm bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế
và cam kết sẽ cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận nhiều hơn với ngành sản xuất
Trung Quốc. Tuy nhiên, các công nghệ hạt nhân phục vụ cho chiến lược này của Trung
Quốc vẫn nằm trong tay Mỹ. Vì vậy, thông qua cuộc chiến thương mại, Mỹ muốn ngăn
cản các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư ở Trung Quốc chuyển giao công nghệ hạt nhân
cho Trung Quốc1. Hiện Mỹ hạn chế đầu tư và xuất khẩu trong các lĩnh vực như khoa học
công nghệ cao để làm chậm tiến trình đuổi kịp và vượt qua của Trung Quốc.
Thứ hai, dư thừa công suất ngành thép của Trung Quốc. Mỹ cáo buộc Trung


Quốc bán thép với mức giá bán dưới giá thị trường. Năm 2017, Trung Quốc sản xuất 832
Mỹ đưa ra quy định mới, cấm các công ty có hơn ¼ vốn của Trung Quốc được tiếp cận với các ngành
công nghệ then chốt.
1

1


triệu tấn thép (lớn hơn tổng sản lượng thép của Đức và Pháp cộng lại), trong khi chỉ tiêu
thụ 737 triệu tấn2. Trung Quốc đang thực sự sản xuất quá nhiều thép mặc dù, chính phủ
Trung Quốc đã cố gắng cắt giảm sản xuất, đồng thời áp dụng những quy chuẩn chặt chẽ
hơn trong ngành. Với mục tiêu chính là nhắm vào ngành sản xuất thép Trung Quốc,
chính quyền Tổng thống Trump đã công bố đánh thuế với nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ
(3/2018).
Thứ ba, quyền tiếp cận thị trường. Thị trường Trung Quốc luôn là nơi mơ ước và
Trung Quốc cho phép nước ngoài tiếp cận để đánh đổi lấy quyền sở hữu công nghệ. Các
hoạt động đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã mang lại nhiều lợi nhuận đủ để các
doanh nghiệp chấp nhận nhượng lại công nghệ cho Trung Quốc. Mục tiêu của Mỹ là
ngăn chặn các hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) từ Mỹ sang Trung Quốc. Mục tiêu mà Mỹ nhằm tới khi giảm thuế cho các doanh
nghiệp Mỹ là để họ chấm dứt đầu tư tại Trung Quốc. Kết quả 6/10 doanh nghiệp Mỹ đã
rút khỏi thị trường Trung Quốc (12/2016).
Thứ tư, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng cao. Trao đổi hàng
hóa Mỹ-Trung đạt 620 tỷ USD, nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên
đến 384 tỷ USD (2017) 3, vượt xa mức thặng dư thương mại dịch vụ của Mỹ (38 tỷ
USD) và tương đương gần nửa thâm hụt thương mại Mỹ với các nước trên thế giới. Mỹ
đã yêu cầu Trung Quốc giảm 100 tỷ USD thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, Trung Quốc
sẽ chỉ giảm thâm hụt thương mại với Mỹ nếu Mỹ giảm bớt các hạn chế trong xuất khẩu
công nghệ sang Trung Quốc. Thâm hụt thương mại tăng do Trung Quốc nằm trong chuỗi
cung ứng toàn cầu: Trung Quốc nhập khẩu linh kiện để lắp đặt và sau đó bán hàng sang

Mỹ, chính vì vậy thâm hụt thương mại cao.
Thứ năm, do bản chất định hướng của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2017, Mỹ
từ chối không công nhận kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường bởi cho rằng việc
nhà nước can thiệp quá nhiều vào thị trường gây ra nhiều sự bóp méo trong nền kinh tế. 4
Yếu tố mất cân bằng thương mại sẽ vẫn duy trì trừ khi bản chất của hai nền kinh tế thay
đổi. Mỹ cần phải tiết kiệm nhiều hơn trong khi Trung Quốc cần chi tiêu nhiều hơn. Tuy
nhiên, bản chất của kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và định
hướng đầu tư của nhà nước. Mặc dù, Trung Quốc đã và đang chuyển đổi mô hình tăng
trưởng đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, mua thêm hàng ngoại. Tuy nhiên, tiến trình cần
phải được đẩy nhanh hơn nữa.
Thứ sáu, chiến lược thao túng thị trường tiền tệ của Trung Quốc. Sau khi Trung
Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 8% để đối phó với chính sách tăng thuế hàng hóa nhập
2 Theo số liệu của Hiệp hội thép Trung Quốc, năm 2018.
3 Tin kinh tế ngày 18/7/2018: “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trên 3 mặt trận”.
4 Theo Báo cáo tổng kết của WTO (3/2018), không chỉ có Mỹ, các quốc gia khác như Nhật Bản, EU cũng không công nhận
Trung Quốc là nền kinh tế thị trường bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vẫn kiểm soát giao dịch nông sản và
khoáng sản, giá cả hàng hóa vẫn được quản lý và kiếm soát. Chính phủ Trung Quốc vẫn can dự sâu vào nền kinh tế

2


khẩu từ Trung Quốc5, Mỹ chỉ trích Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ, khiến nó
“rơi như một viên đá”6 và muốn mở một cuộc điều tra mới về quản lý đồng nhân dân tệ
của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc sử dụng vũ khi tiền tệ sẽ là lựa chọn nguy
hiểm bởi nó làm tăng nguy cơ lạm phát ở Trung Quốc. Thêm nữa, cũng do không được
công nhận là nền kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trên 3 phượng diện:
Một là, càng dễ bị tiếp tục chỉ trích bán phá giá, thao túng thị trường tiền tệ; Hai là, khi
không được công nhận là nền kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ bị áp đi ngược các cam
kết gia nhập WTO; Ba là, Trung Quốc bị mang tiếng xấu là “phá hoại các quy tắc tự do
thương mại” và sẽ ở thế yếu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Do thương mại Trung-Mỹ có xuất siêu rất lớn nên Trung Quốc khó có thể áp thuế
với quy mô tương đương lên hàng hóa của Mỹ. Để đối phó với chính sách thuế cao của
Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập
khẩu từ Mỹ7. Sử dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ sẽ
làm tổn hại nền kinh tế Mỹ nhiều hơn, đó là:
Một là, ngừng mua trái phiếu của chính phủ Mỹ. Trung Quốc là quốc gia nắm
giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất, khoảng 1.200 tỷ USD trái phiếu trong năm
20178. Bắc Kinh có thể bán và thậm chí ngừng mua trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đã đủ
tạo ra tác động đáng kể đối với nền kinh tế Mỹ. Khi Trung Quốc bán lượng lớn trái phiếu
chính phủ Mỹ, giá trị của trái phiếu sẽ giảm và đẩy lợi tức lên cao, đồng nghĩa với việc
chính phủ Mỹ phải đi vay với lãi suất cao hơn và Mỹ dễ lâm vào một cuộc khủng hoảng
nợ. Trung Quốc cũng chịu thiệt hại nếu giá trái phiếu Mỹ giảm. Nhưng nếu muốn gây
tổn hại cho kinh tế Mỹ thì biện pháp này cực kỳ hữu hiệu9.
Hai là, giảm giá đồng Nhân dân tệ. Trung Quốc có thể phá giá đồng nhân dân tệ
để kích thích xuất khẩu, nhưng cũng dẫn đến hậu quả tiêu cực, đó là kích thích nguồn
5 Tin

kinh tế ngày 28/7/2018.

6 Trong tháng

5 và 6/2018, đồng nhân dân tệ giảm giá trị với tốc độ chưa từng xảy ra.

Năm 2017, Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 130 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ (thấp hơn nhiều so với
khoảng 500 tỷ USD Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc).
7

8 Theo

số liệu của Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ FED, năm 2017.


9 Mỹ vốn đang bị thâm hụt ngân sách rất lớn. Dự kiến lên tới 804 tỷ USD (2018) nên khó có thể chịu
thêm áp lực.

3


vốn chảy ra bên ngoài. Bởi phá giá đồng nhân dân tệ có thể sẽ làm giảm áp lực do thuế
tăng của Mỹ gây ra, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính.
Giảm giá đồng nhân dân tệ giúp xuất khẩu tăng, nhưng cũng sẽ làm tăng lạm phát
và tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nước. Trung Quốc không chỉ đơn
thuần tìm kiếm lợi nhuận từ xuất khẩu giá rẻ mà còn muốn chuyển sang một nền kinh tế
dựa vào nhu cầu trong nước và sản xuất hàng hóa cao cấp hơn. Đây có thể là giải pháp
tốt để Trung Quốc đáp trả lại Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không muốn một đồng
nội tệ quá bất ổn.
Ba là, gây thêm nhiều khó khăn cho các công ty Mỹ. Chính phủ Trung Quốc
thực sự có khả năng khiến người dân ngừng mua hàng hóa của Mỹ hoặc đi du lịch đến
Mỹ. Ngoài ra, bất cứ dòng tiền nào ra khỏi Trung Quốc cũng phải được chứng thực và
chính phủ Trung Quốc có thể làm chậm tiến trình này đối với các công ty của Mỹ. Đó là
chưa kể đến các biện pháp gây khó dễ trong việc cấp thị thực (visa), tăng cường mức độ
kiểm tra y tế, an ninh và thuế, kéo dài thời gian làm thủ tục hải quan nhập khẩu của hàng
hóa Mỹ, thắt chặt các quy định đối với công ty Mỹ.
Bốn là, cô lập cách ly Mỹ về mặt thương mại. Đây là phương án lâu dài và thực
sự là “vũ khí” hiệu quả nếu Trung Quốc muốn thắng Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Trên thực tế, Trung Quốc đang thúc đẩy thỏa thuận thương mại với các nước khác trên
thế giới (châu Âu, Canada) nhằm cô lập Mỹ. Thậm chí, Trung Quốc có thể tham gia vào
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vốn là “sân
chơi” mà Mỹ đã rút lui. Khi đó, thuế quan giữa Trung Quốc với 11 nước thành viên
CPTPP sẽ giảm hoặc bị loại bỏ hoàn toàn.
Hơn nữa, Mỹ không chỉ gây cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, mà còn với

các nước khác (Canada, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, châu Âu…). Bởi vì, phần lớn
bgias trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mà Mỹ áp thuế cao 25% tới từ các nước bên
ngoài Trung Quốc. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới sẵn sàng hình thành những liên minh
thương mại mới và cô lập, cách ly Mỹ.
Mặc dù là quốc gia khởi động cuộc chiến, nhưng Mỹ khó thắng Trung Quốc trong
cuộc chiến thương mại bởi những lý do sau:
Thứ nhất, thuế quan không giúp nhiều cho việc thúc đẩy việc làm trong ngành
thép và nhôm. Mỹ cho rằng, đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm sẽ kích thích đầu tư sản
xuất trong nước và tăng việc làm. Tuy nhiên, trên thực tế, những thay đổi về công nghệ
hiện nay đã làm các ngành nhôm, thép ngày càng ít sử dụng lao động. Thực tế, những nỗ
lực bảo vệ lao động ngành thép trong thời gian qua hầu hết là không hiệu quả.
4


Thứ hai, thuế quan sẽ làm tăng chi phí sản xuất tại Mỹ. Theo Liên đoàn Bán lẻ
quốc gia Mỹ, việc đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu là việc “đánh thuế vào
chính các gia đình Mỹ” và sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho chính nền kinh tế số 1 thế
giới bởi thuế nhập khẩu nguyên liệu tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất tại Mỹ, do đó, giá
cả hàng hóa tăng, người dân Mỹ sẽ phải gánh chịu.
Thứ ba, thuế quan gây tổn hại cho các đồng minh và dẫn đến các hành động
trả đũa. Các nước bị áp thuế nhập khẩu cao (25%) của Mỹ chắc chắn sẽ có biện pháp trả
đũa tương xứng, từ đó làm suy yếu hệ thống thương mại tự do toàn cầu. Thực tế, các
quốc gia này hầu hết đã tung các biện pháp trả đũa. Canada là một trong những quốc gia
đầu tiên đã có những biện pháp trả đũa khi áp thuế khoảng 12,8 tỷ USD hàng hóa của
Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) áp mức thuế 25% đối với rượu whiskey nhập từ Mỹ.
Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với các loại tôm hùm nhập khẩu từ Mỹ… Ngoài
ra, các nước bị ảnh hưởng có thể kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong khi, việc xử lý tại WTO thường kéo dài nhiều năm và khá phức tạp.
Thứ tư, Mỹ không nên xem nhẹ thị trường Trung Quốc. Do thép, nhôm giá rẻ
Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ khiến Mỹ có những biện pháp tự vệ nhằm ngăn

chặn các sản phẩm nhôm, thép giá rẻ của Trung Quốc. Tăng thuế nhập khẩu là cần thiết
để ngăn chặn thép Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc đơn
phương hành động sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, bởi chính các doanh nghiệp Mỹ,
đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô, doanh nghiệp trong các ngành công nghệ và nông
nghiệp, đang tìm mọi cách để thâm nhập thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Năm là, khó lường với chia rẽ chính trị trong nước Mỹ. Không phải chỉ duy nhất
Mỹ sử dụng chính sách thương mại để bảo vệ các ngành công nghiệp có tầm quan trọng
chiến lược. Tuy nhiên, vấn đề là, vận dụng thế nào cho tối ưu và được sự đồng thuận
trong nước là không dễ. Bởi ở ngay tại thị trường Mỹ đang có những quan điểm trái
ngược trong việc đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu. Trong khi, Đảng Dân chủ
ủng hộ chủ trương đánh thuế của Tổng thống thì Đảng Cộng hòa có quan điểm ủng hộ
thương mại tự do và kịch liệt phản đối ông Donald Trump.
2.

Tác động của cuộc chiến thương mại

Lịch sử đã chứng minh, mọi cuộc chiến thương mại đều dẫn đến sự thiệt hại, các
cuộc chiến thương mại trong quá khứ từng dẫn tới tình trạng trì trệ kinh tế 10, vấn đề chỉ
là mức thiệt hại nhiều ít, phụ thuộc vào vị thế và sức mạnh của các nước. Mỹ mạnh về
sức mạnh tổng hợp và vai trò lãnh đạo thế giới của một siêu cường, trong khi Trung
Cuộc chiến tranh thương mại Trung – Nhật dẫn đến 2 thập kỷ trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản (19902000)
10

5


Quốc lại mạnh về quyền lực của chính quyền và khả năng huy động các nguồn lực trong
nước.
Tác động của cuộc chiến thương mại đối với Trung Quốc: Mặc dù, tác động
trực tiếp của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đối với thế giới chưa lớn, nhưng khi

cuộc chiến trả đũa thuế quan leo thang thì ảnh hưởng sẽ ngày càng rõ bởi lượng hàng
hóa xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc rất lớn 11. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của căng
thẳng thương mại Mỹ - Trung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bởi
khi xuất khẩu các loại máy móc của Mỹ sang Trung Quốc giảm không chỉ ảnh hưởng
đến người tiêu dùng Trung Quốc, mà còn tác động đến cả các nhà sản xuất và các doanh
nghiệp cung cấp phụ tùng của Mỹ. Thiệt hại của Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với Mỹ
bởi giá trị xuất khẩu trong nền kinh tế Trung Quốc chiếm tới 19% (so với Mỹ chỉ chiếm
8%).
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm.
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ
đạt 6,6% (2018) so với mức 6,9% (2017). Tác động trực tiếp của cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung tới Trung Quốc sẽ làm tăng trưởng GDP giảm 0,1%-0,3%, tăng trưởng xuất
khẩu giảm 1%. Nếu Mỹ ngừng hoàn toàn nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, GDP của
Trung Quốc sẽ giảm 3 điểm phần trăm 12. Cuộc chiến thương mại sẽ làm giảm 1/3 giá trị
kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ (khoảng 200 tỷ USD mỗi năm),
buộc Trung Quốc phải tìm kiếm các thị trường mới và thiết kế các sản phẩm tiết kiệm
nguyên liệu. Tập đoàn viễn thông đa quốc gia ZTE của Trung Quốc bị đe dọa ở bên bờ
vực sụp đổ do nguồn cung linh kiện và chip điện tử bị cắt đứt. Để khắc phục, Trung
Quốc đã đầu tư 150 tỷ USD để phát triển ngành công nghệ chip điện tử.
Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, việc làm, thu nhập của người dân.
Việc tăng thuế đối với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ ảnh hưởng đến
sự thúc đẩy nhu cầu bên ngoài cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, dẫn đến
năng suất lao động của các doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp ngừng sản xuất và phải
chuyển dịch sang quốc gia khác có chi phí xuất khẩu thấp. Xuất khẩu giảm buộc phải
giảm lực lượng lao động liên quan đến hàng loạt việc làm của doanh nghiệp nhỏ trong
các lĩnh vực nguyên liệu, thiết bị, vận tải, tín dụng…Nếu cuộc chiến thương mại MỹTrung kéo dài, sẽ khiến nhiều người lao động mất việc làm, các doanh nghiệp nhỏ sẽ
phải đóng cửa.
Năm 2017, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Mỹ là: 2.270 tỷ USD, của Trung Quốc là 1.540 tỷ
USD.
11


12

Đối đầu Trung – Mỹ trên chiến trường kinh tế sẽ ra sao: Tài liệu tham khảo ngày 19/7/2018.
6


Thứ ba, tác động xấu đến hệ thống tài chính tiền tệ Trung Quốc. Xuất siêu giảm,
dự trữ ngoại hối cũng sẽ bị suy giảm tương đối, cộng thêm sự biến động của xuất nhập
khẩu sẽ tác động tới tỷ giá. Sản xuất dư thừa, khó đầu tư, người dân sẽ đầu tư vào bất
động sản. Do sự độc quyền của chính quyền địa phương đối với đất đai làm cho giá nhà
đất biến động. Việc làm và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng sẽ tác động xấu đến
khả năng vay ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động không đủ công suất (do năng lực
sản xuất dư thừa tăng) sẽ khó có khả năng trả lãi và vốn ngân hàng, làm tăng tỷ lệ nợ
xấu, tác động xấu đến hệ thống tài chính tiền tệ Trung Quốc.
Thứ tư, thị trường ngoại hối Trung Quốc suy giảm. Khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên
toàn bộ các mặt hàng của Trung Quốc sẽ gây rối loạn cho nền kinh tế Trung Quốc. Hệ
quả lạm phát tăng cao, các nhà máy đóng cửa để tránh thuế cao của Mỹ, các nhà đầu tư
sẽ rút khỏi Trung Quốc để chuyển sang đầu tư ở các nước Đông Nam Á. Khi các nhà đầu
tư quốc tế mất tín nhiệm với đồng nhân dân tệ, họ sẽ rút tiền khỏi Trung Quốc do đồng
nhân dân tệ mất giá. Người dân Trung Quốc đổ tiền ra mua nhà ở nước ngoài tăng trong
5 năm (2012-2017) là dấu hiệu khá rõ. Thị trường chứng khoán và dự trữ ngoại hối sụp
đổ.
Tác động của cuộc chiến thương mại đối với Mỹ: Cuộc chiến thương mại do
chính sách thuế của Mỹ và các đòn trả đũa của Trung Quốc cũng tác động tiêu cực đến
nền kinh tế Mỹ, cụ thể:
Thứ nhất, nguy cơ lạm phát tăng cao, người lao động mất việc làm. Do hàng trăm
tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đối mặt với việc tăng giá từ 10-25%, sẽ tác
động rất lớn đến tăng lạm phát. So với 130-150 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu
từ Mỹ, sức ép của 550 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc căng thẳng hơn

nhiều. Cộng thêm, việc giảm mạnh thuế của Mỹ đối với các doanh nghiệp đầu tư ở nước
ngoài dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên, cán cân cung-cầu nghiêm trọng
hơn, hậu quả lạm phát sẽ tăng. Thậm chí, vòng luẩn quẩn “ăn miếng, trả miếng” liên
quan đến thuế của Mỹ và Trung Quốc có thể khiến Mỹ mất tổng cộng 700.000 việc làm
và tăng trưởng kinh tế giảm 0,5%. Chi phí sản xuất nhiều mặt hàng tại Mỹ có thể tăng
lên, thậm chí sẽ khiến một số doanh nghiệp Mỹ phải đóng cửa hoặc chuyển sản xuất
sang nước khác. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất đinh lớn nhất của Mỹ (Mid Continent),
chuyên nhập khẩu thép từ Mexico để sản xuất đã phải tăng giá gần 20% giá cho mỗi sản
phẩm bán ra thị trường do mức thuế tăng 25% của Mỹ cho sản phẩm thép ở hàng loạt
các quốc gia. Bởi vậy, số lượng đơn đặt hàng đã giảm mạnh 50% (6/2018), trong khi
Mid Continent vẫn phải cạnh tranh với các loại đinh nhập khẩu nước ngoài có giá rẻ
hơn. Do tình hình kinh doanh khó khăn, Mid Continent đã phải cắt giảm 60 người trong
500 nhân sự, và có thể sẽ cắt giảm thêm 200 nhân sự nữa trong thời gian tới cuối năm
2018.
7


Thứ hai, vị trí đồng đô la của Mỹ bị thách thức nghiêm trọng. Đồng đô la (USD)
là đồng tiền của thế giới. Nếu Mỹ muốn giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc thì
thực sự đang thách thức vị trí của đồng đô la. Chiến lược thương mại của Trung Quốc 13
đang giúp Mỹ củng cố vị trí của đồng đô la như là đồng tiền của thế giới. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đạt 27.790 tỷ nhân dân tệ 14 (khoảng hơn
4.000 tỷ USD), hầu hết trong số đó được thanh toán bằng USD. Trung Quốc và những
quốc gia có quan hệ buôn bán với Trung Quốc đều dự trữ lượng lớn USD. Nếu cuộc
chiến thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu sang Mỹ, chiến lược thương mại quốc tế của
Trung Quốc sẽ giảm mạnh, vị thế đồng tiền thế giới của Mỹ cũng giảm theo, thậm chí
buộc Trung Quốc và các đối tác thương mại phải tìm kiếm đồng tiền thay thế.
Thứ ba, các công ty công nghệ cao của Mỹ sẽ bị mất thị phần ở Trung Quốc. Mỹ
có các công ty công nghệ cao và ngành sản xuất rất phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển
này được dựa nhiều vào thị trường Trung Quốc. Đánh mất thị trường Trung Quốc, Mỹ sẽ

mất đà phát triển. Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung làm cho giá các sản phẩm công
nghệ cao tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc áp dụng chiến lược
thay thế trên quy mô lớn, chắc chắn vị thế dẫn trước của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ
cao sẽ phải chịu cú sốc.
Thứ tư, tạo cú sốc lớn đến thị trường vốn của Mỹ. Khi cuộc chiến thương mại diễn
ra trên quy mô lớn, lợi nhuận của các ngành liên quan đến sản phẩm nhập khẩu từ Trung
Quốc sẽ giảm, thậm chí thua lỗ. Các công ty công nghệ cao và ngành sản xuất của Mỹ
phải đối mặt với sự thay thế nhập khẩu trên thị trường Trung Quốc, thu nhập giảm, lãi
suất trên thị trường giảm mạnh. Điều này sẽ mang lại cú sốc lớn cho thị trường vốn của
Mỹ.
3. Tác động của cuộc chiến thương mại đến khu vực châu Á và Việt Nam.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung không chỉ có ảnh hưởng lên hai nền kinh tế
hàng đầu thế giới, hàng loạt quốc gia châu Á khác cũng chịu tác động ảnh hưởng không
nhỏ bởi nhiều nước châu Á là một phần trong chuỗi mắt xích của dây chuyền sản xuất
trong khu vực thương mại tự do chuyên cung cấp linh kiện cho các mặt hàng của Trung
Quốc sang Mỹ.
Báo cáo của Ngân hàng phát triển Singapore (DBS- Development Bank of
Singapore) nhận định, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore sẽ là các nền kinh tế
13 Đó là chiến lược phát triển “hai đầu ở ngoài” (nghĩa là thị trường nước ngoài vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng
thời vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm) của Trung Quốc. Phần lớn trong số 550 tỷ UUSD Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đều
thuộc chiến lược “hai đầu ở ngoài”.
14 Mỹ là nước thua thiệt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Tài liệu tham khảo ngày 30/7/2018.

8


gặp rủi ro cao nhất tại châu Á vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Do các nước này có
độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng. Điểm chung của các nền
kinh tế châu Á là tích hợp chặt chẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu- nhập khẩu nguyên liệu

và linh kiện từ các nơi khác trên thế giới, lắp ráp hoàn chính sản phẩm trong nước và sau
đó bán sản phẩm hoàn chỉnh ra nước ngoài. Là những mắt xích trong mạng lưới liên kết
kinh tế giữa các nước, các nền kinh tế Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài
Loan… phải đối mặt với rủi ro lớn từ chi phí nhập khẩu cao hơn và nhu cầu xuất khẩu ít
hơn do sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ. Theo WTO, khoảng 60-70% xuất khẩu của
các nước châu Á được sử dụng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến các nước bị ảnh
hưởng do gián đoạn trong thương mại toàn cầu.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu chậm.Theo số liệu của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng
11% lên 17.200 tỷ USD. Cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu,
thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%, kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất 0,1%, Lạm phát
sẽ tăng 0,1% - 0,3%, chưa tính biến động tỷ giá. Do hai phần ba số hàng hóa trao đổi
giữa Mỹ và Trung Quốc nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu và phần lớn số hàng Mỹ nhập
từ Trung Quốc đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thuế nhập khẩu của
Mỹ, dù nhằm vào Trung Quốc, vẫn sẽ có tác động đến các nước khác, ảnh hưởng nhất là
Nhật Bản và Hàn Quốc. Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc có thể mất 0,4% năm 2018.
Tăng trưởng GDP của Malaysia và Đài Loan đều được dự báo giảm 0,6%, của Singapore
giảm 0,8%. Tác động này có thể tăng lên gấp đôi năm 2019.
Sự bất ổn về thương mại khiến các ngân hàng lo ngại khi tham gia vào các ngành
bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến giá cả và dòng chảy tín dụng, khiến các công ty ngần
ngại đầu tư. Thuế tăng ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông qua tăng giá sản phẩm,
niềm tin tiêu dùng và nhu cầu nội địa sẽ giảm sút. Kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng
tăng trưởng chậm, lạm phát cao. Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu cũng giảm.
Thứ hai, tác động xấu đến thị trường chứng khoán. Hệ quả đầu tiên của cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung thể hiện rõ nét trên các thị trường chứng khoán lớn của
châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Các sàn giao dịch chứng khoán của
Trung Quốc liên tục mất điểm kể từ khi manh nha cuộc chiến. Chỉ số chứng khoản
Kospi của Hàn Quốc đã giảm 7,5%, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,7%,
chứng khoán Malaysia giảm 2,1% (2018)15.
Thứ ba, tác động tiêu cực tới thị trường tài chính toàn cầu và dẫn tới sự suy thoái

của nền kinh tế thế giới. Mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc
sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp luyện kim và nhôm cùa Mỹ phát triển, nhưng
15 Trung Hòa, Cuộc chiến thương mại gây rủi ro lớn cho các nước nhỏ.Vietnam Economic Times, N 178 (26/7/2018)

9


đồng thời tạo nguy cơ đối với ngành công nghiệp ô tô và nhiều ngành khác. Việc Mỹ
tăng thuế trên hàng hóa Trung Quốc sẽ là gánh nặng tài chính trên vai các tập đoàn quốc
tế cung ứng hàng hóa, nhất là các sản phẩm có giá trị cao, trong đó có các công ty của
Mỹ trên toàn thế giới và các doanh nghiệp châu Á đang hoạt động tại Trung Quốc.
Thứ tư, tác động đến định hướng xuất khẩu của các nước châu Á. Nhiều nước
châu Á nằm trong chuỗi mắt xích dây chuyển sản xuất của khu vực thương mại tự do,
chuyên cung cấp linh kiện cho các mặt hàng của Trung Quốc sang Mỹ. Khi các mặt hàng
bị áp thuế suất mới cao, thiệt hại gián tiếp của việc áp thuế nhập khẩu cao của Mỹ đối
với các mặt hàng của Trung Quốc sẽ rơi vào Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Việt
Nam…buộc các công ty phải tăng chi phí, thậm chí phải giảm vốn đầu tư và có thể phải
đóng cửa không hoạt động.
Việt Nam là quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc và Mỹ nên
cũng chịu tác động từ cuộc chiến thương mại.
Một là, tăng sức ép cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Khi Mỹ chính thức áp
thuế 25% lên hơn 800 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng hóa của Trung Quốc
khó xuất khẩu được vào thị trường Mỹ, khi đó Trung Quốc sẽ tìm cách xuất khẩu sang
các thị trường lân cận mà Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh để tiêu thụ hàng hóa, trong
đó có Việt Nam. Do vậy, sẽ gây ra hiện tượng phá giá và bóp méo thị trường, ảnh hưởng
lớn đến các sản phẩm của Việt Nam. Thêm nữa, tiền VNĐ lên giá so với NDT 16, hàng
hóa của Trung Quốc bán vào Việt Nam trở nên rẻ. Thị trường Việt Nam sẽ bị hàng Trung
Quốc tràn vào bao gồm các hàng hóa không xuất khẩu được sang Mỹ. Nhập siêu tăng,
đồng nghĩa, sức ép cạnh tranh hàng hóa Việt Nam tăng.
Hai là, hoạt động xuất khẩu sẽ gặp khó khăn. Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung

sẽ khiến cho sức tăng trưởng và mức thu nhập của nền kinh tế Trung Quốc suy giảm,
(vốn dĩ nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại từ giữa năm 2014), thậm chí
có thể dẫn đến tình trạng phá sản, mất việc làm, nhu cầu sản xuất của Trung Quốc cũng
giảm, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn. Thêm nữa,
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể sẽ khó khăn hơn khi một phần hàng hóa
của Trung Quốc lẽ ra được xuất khẩu, buộc phải tiêu dùng trong nội địa. Thậm chí, khi
Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ, họ sẽ tìm cách núp dưới danh nghĩa hàng
hóa có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam. Nếu bị Mỹ phát hiện, thì hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam cũng sẽ bị Mỹ trừng phạt, gây nhiều khó khăn. Đặc biệt, Mỹ có thể áp thuế
Đồng NDT mất giá 5% (7/2018) so với đồng USD, trong khi tỷ giá VNĐ/USD chỉ tăng 1,5%, nên
trong mối tương quan này, VNĐ đã tăng giá so với NDT, đồng nghĩa với việc hàng Trung Quốc nhập
khẩu vào Việt Nam rẻ thêm hơn 3%.
16

10


nhập khẩu lên nhiều mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc, được đưa vào Việt Nam làm
trung gian để xuất khẩu sang Mỹ.
Ba là, thu hút đầu tư nước ngoài gặp nhiều bất lợi. Nhiều dự án đầu tư của Trung
Quốc sẽ không được thực hiện. Trung Quốc sẽ tìm cách quay trở về đầu tư trong nước và
đẩy những công nghệ lạc hậu sang các nước lân cận. Việt Nam sẽ khó tránh khỏi phải
tiếp tục tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, thải ra của nền kinh tế Trung Quốc. Vì vậy,
để hạn chế rủi ro, Việt Nam cần thận trọng với các dự án đầu tư có nhiều “ưu đãi” của
Trung Quốc để không phải tiếp nhận công nghệ rác thải của Trung Quốc.
Bốn là, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị giảm. Các rào cản
về thuế quan từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc sẽ làm cho sản phẩm Việt Nam mất lợi
thế, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường do giá bán sản phẩm cao, khó tiếp cận
được đối tượng tiêu thụ sản phẩm tại hai thị trường Mỹ và Trung Quốc cũng như các thị
trường mà sản phẩm đó đang hiện diện. Điều này khiến quy mô sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thu nhỏ, thậm trí đóng cửa nếu không tìm được thị
trường mới để duy trì, phát triển. Nguy cơ hàng trăm nghìn doanh nghiệp sẽ tạm ngừng
sản xuất, người lao động sẽ mất việc khi hàng Trung Quốc phá giá vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng có những tác động tích cực:
Thứ nhất, tạo cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là cơ hội để các doanh nghiệp Việt gia tăng xuất
khẩu vào Mỹ. Do hàng loạt công ty công nghệ thực phẩm, may mặc của Mỹ vẫn phải
phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nhiên liệu, gia công của Trung Quốc. Khi hàng hóa Trung
Quốc không xuất khẩu vào được thị trường Mỹ mà nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn còn,
sẽ mở cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Đây là
điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường Mỹ, đặc biệt là
các mặt hàng Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc. Ví dụ, sản phẩm của các ngành luyện
kim, công nghiệp khai thác gỗ, ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận
dụng cơ hội này để mở rộng thị trường sang Mỹ bởi doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh
tranh về giá cả với những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh. Đây cũng là thách thức
không nhỏ vì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư rất lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của
thị trường Mỹ.
Thứ hai, giúp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư và tạo cơ hội việc làm. Cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ đẩy dòng đầu tư nước ngoài về Việt Nam. Làn sóng đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đang có xu hướng chuyển dịch về Việt Nam bởi chi
phí ở Trung Quốc ngày càng trở nên đắt. Đặc biệt khi quan hệ thương mại giữa Mỹ và

11


Trung Quốc trở nên căng thẳng thì các nhà đầu tư luôn cần một môi trường kinh tế-chính
trị ổn định.
Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung thúc đẩy Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư
để thu hút những doanh nghiệp có thực lực về vốn và công nghệ của Trung Quốc, Mỹ và
các nước khác đến Việt Nam đầu tư. Nhiều công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong

Kong đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam để đa dạng hóa các dự án đầu tư. Việt
Nam có nhiều lợi thế, trong đó phải kể đến là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ trong lĩnh
vực chế biến, chế tạo và trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư hơn khi các nhà sản
xuất tiếp tục cơ cấu lại chuỗi cung ứng để giảm tác động từ thuế quan của Mỹ và Trung
Quốc. Mặc dù, các ngành sản xuất công nghệ, thiết bị hiện đại của Việt Nam chưa đủ
năng lực hấp thụ do chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thấp, nên khó đón đợi
phân công lao động từ Mỹ. Song ở một số ngành cần nhiều lao động, vẫn có cơ hội cho
Việt Nam. Ví dụ, công ty Nike sản xuất giày da và một số công ty khác của Mỹ đang
chọn Việt Nam là trọng tâm sản xuất ở châu Á17.
Tóm lại, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tạo nên sự bất ổn định về kinh tế và
nếu kéo dài sẽ khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất bị trì hoãn, kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Trung Quốc là đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Nếu nền kinh tế Trung Quốc
chậm đà tăng trưởng trở lại thì sẽ ảnh hưởn đến sự tăng trưởng của khu vực và trên toàn
cầu.
Để hạn chế rủi ro và tận dụng cơ hội khai thác thị trường Trung Quốc, Việt Nam
cần thúc đẩy xuất khẩu những hàng hóa có sức cạnh tranh (nông sản, hải sản) nhằm thu
hẹp nhập siêu với Trung Quốc, đồng thời nhập khẩu sản phẩm trung gian của Trung
Quốc có giá rẻ hơn từ thị trường khác, sau đó gia công xuất khẩu sang Mỹ và các nước.
Bên cạnh đó, cần tận dụng cam kết FTA với các nước Nhật Bản, Úc, châu Âu, Nga…để
xuất khẩu những mặt hàng mà Trung Quốc không nhập khẩu nữa do ảnh hưởng của cuộc
chiến thương mại.
Tài liệu tham khảo chính:
Zhang Zhengfu, Lu Yun and Cheng Jing (2018), Truth behind China-U.S. trade
"imbalances". Xinhua Headlines 27th March 2018.
Issaku H and Takeshi K (2018), Washington and Beijing exchange lengthy lists of
demands. Asian Review 5th May 2018.
17 Vũ

Khuê, “Được mất từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Vietnam Economic Times, số 176

(24/7/2018).
12


Michael Martina, David Lawder (2018) Dueling tariffs raise fears of long U.S.China trade battle, Business News, 6th July 2018.
Tin kinh tế, các số tháng 6, 7, 8 (2018).
Vietnam Economic Times, số tháng 5, 6, 7 (2018).

13



×