Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CẦN QUAN TÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.04 KB, 5 trang )

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ cần quan tâm

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ -TRUNG VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CẦN QUAN TÂM

Như chúng ta đều biết, nền kinh tế đất nước hiện nay đã hội nhập sâu, rộng
vào nền kinh tế Thế giới và trở thành nền kinh tế thuộc nhóm các quốc gia đang
phát triển có mức thu nhập trung bình. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế có
độ mở lớn, quy mô hoạt động xuất nhập khẩu cao, với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu bằng 200% GDP, thì việc chịu tác động từ những diễn biến kinh tế Thế giới
và thị trường thế giới là tất yếu khách quan và mức độ phức tạp hơn khi xảy ra
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như các hoạt động bảo hộ thương mại
đang có xu hướng gia tăng. Diễn biến này không chỉ tiềm ẩn rủi ro khó lường từ
thị trường mà còn tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói chung và
đến thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói riêng, đòi hỏi những phản ứng
và giải pháp, định hướng điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, đảm bảo thực
hiện mục tiêu chính sách: ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu này không chỉ là mục tiêu trong năm 2018 mà
khả năng sẽ vẫn là mục tiêu thực hiện của các năm tiếp theo bởi tính hiệu quả và
phù hợp của mục tiêu này đối với sự phát triển của nền kinh tế Đất nước trong
giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa đó bài viết đặt vấn đề phân tích đánh giá tác
động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với thị trường tiền tệ và
hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và định hướng nhằm
đảm bảo thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ổn định, phát triển bền vững
góp phần thực hiện tốt mục tiêu quan trọng: ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ.
Trong điều kiện nền kinh Thế giới có sự tham gia liên kết, quan hệ và hội
nhập sâu, rộng của nhiều Quốc gia và giữa các khu vực, giữa các châu lục, vùng
lãnh thổ với nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết


tạo điều kiện giao thương, quan hệ kinh tế và tự do hóa thương mại phát triển.
Đặc biệt trong môi trường phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì
bất kỳ việc áp đặt các chính sách bảo hộ mậu dịch hoặc cấm vận đều đi ngược
xu thế phát triển và có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế Thế
giới, đến mỗi Quốc gia. Chính vì lẽ đó chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy
ra, với vai trò là 02 nền kinh tế lớn nhất Thế giới và có quan hệ kinh tế thương
mại với nhiều Quốc gia và khu vực không thể không tác động ảnh hưởng đến
1


Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ cần quan tâm

nền kinh tế Thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng và dưới góc độ
quản lý, vấn đề cần quan tâm, đặt ra ở đây là tác động ảnh hưởng như thế nào?
Đối với lĩnh vực và nhóm ngành nào, doanh nghiệp nào chịu tác động (cả tích
cực và không tích cực). Trên cơ sở đó có những giải pháp và chính sách phù hợp
nhằm đảm bảo nền kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng ổn định và phát triển
bền vững. Trong đó đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tác động
của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đặt ra 02 vấn đề sau:
+ Đảm bảo ổn định vĩ mô trong mối liên hệ giữa các yếu tố: tỷ giá, lãi suất
và lạm phát khi chính sách tỷ giá và lãi suất của Mỹ và Trung quốc cùng các
Quốc gia khác thay đổi sẽ tác động đến tiền đồng và tỷ giá VND so với những
đồng tiền mạnh khác.
+ Đảm bảo hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu; mở rộng
và phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động thông qua hệ thống chính sách về tài chính, thuế, cải cách hành chính…
trong đó có chính sách tín dụng ngân hàng…
Theo đó đối với tác động đến VND và tỷ giá, dưới góc độ ngân hàng,
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ có tác động ảnh hưởng đến tỷ giá
và hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng như sau:

Thứ nhất Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra làm gia tăng áp
lực lên tỷ giá giữa VNĐ và các loại ngoại tệ mạnh khác. Đặc biệt khi đồng Nhân
dân tệ và các đồng tiền khác trong khu vực mất giá nhanh hơn so với đồng Dolla
Mỹ, sẽ làm gia tăng áp lực lên tỷ giá theo cùng xu hướng 1. Diễn biến này tác
động đến kinh tế vĩ mô, đến các yếu tố liên quan: tỷ giá – lãi suất và lạm phát,
tạo áp lực đến điều hành chính sách tiền tệ, đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng
trưởng, phát triển kinh tế.
Thứ hai khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra, đồng Nhân
nhân tệ mất giá là xu hướng tất yếu2 nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng
hóa của Trung Quốc. Diễn biến này sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đối với tỷ giá và thị trường
1

Từ đầu tháng 7 đến nay, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) và trên thị trường tự do đã
tăng lên đáng kể. Qua thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM, giá bán USD tại các NHTM ngày 10/9/2018 ở
mức 23.340 đồng/USD và đã tăng 310 đồng hay 1,35% so với đầu tháng 7. Giá bán USD tại các NHTM đã gần
kịch trần biên độ cho phép. Trên thị trường tự do, giá USD ngày 10/9/2018 ở mức 23.450 đồng/USD, tăng 310
đồng hay 1,34% so với đầu tháng 7. Chênh lệch giá giữa thị trường tự do và các NHTM có thời điểm được nới
rộng ra đến 335 đồng. Tuy nhiên, hiện tình hình mua bán ngoại tệ của các NHTM trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn
ổn định, các NHTM vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân.
2

Đồng nhân dân tệ đã mất giá hơn 7% từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra.
2


Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ cần quan tâm

ngoại hối. Theo hướng:
+ Đồng nhân dân tệ mất giá, trong điều kiện VNĐ ổn định hơn sẽ tạo

thuận lợi rất lớn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung quốc làm nguyên liệu cho
sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu, bởi giá thành đầu
vào thấp hơn, chi phí thấp hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
theo chiều hướng tích cực.
+ Khi hàng hóa Trung quốc chịu thuế cao, sẽ là cơ hội cho hàng hóa cùng
nhóm của Việt Nam (với các mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ tăng thuế) trong
xuất khẩu tại Thị trường Mỹ, bởi lẽ việc tăng thuế hàng hóa xuất khẩu của Trung
Quốc, kéo theo hàng hóa Trung quốc sẽ đắt hơn hàng hóa cùng loại, và do đó sự
cạnh tranh, cùng cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam sẽ thuận lợi
hơn tại thị trường Mỹ. Qúa trình này kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh
xuất khẩu phát triển, kích thích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất.
Như vậy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung quốc xảy ra, tiếp cận theo
nhóm hàng, sản phẩm cụ thể và lĩnh vực cụ thể sẽ là cơ hội cho các doanh
nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu các mặt hàng có liên quan, mặt hàng cùng
nhóm. Theo xu hướng tác động tích cực này, thì việc giữ ổn định tỷ giá theo
định hướng điều hành và thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ
tăng trưởng là phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
xuất khẩu tại thị trường Mỹ và nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Trung quốc.
Thứ ba tỷ giá là yếu tố vĩ mô và thuộc tầm quản lý điều hành của Chính
phủ, của NHTW giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế. Vì vậy việc đảm bảo cho tỷ giá diễn biến phù hợp trong bối
cảnh xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt
cần phải phân tích đánh giá đúng thực trạng, quy mô và mức độ tác động đối với
nền kinh tế đất nước, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đối
với nhóm ngành nào, lĩnh vực nào của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng, từ đó có các
giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để cạnh tranh và phát triển. Đây mới là giải pháp
bền vững. Trong khi đó tỷ giá – yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động ảnh hưởng đến
toàn bộ nền kinh tế và giữ vai trò đặc biệt quan trọng (do liên quan đến lãi suất,
đến lạm phát, đến đầu tư….).
Một số giải pháp và định hướng:

Nhóm giải pháp ngắn hạn. Trong đó quan tâm thực hiện một số giải pháp nhằm
ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và đảm bảo cung – cầu ngoại tệ
3


Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ cần quan tâm

cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể :
+ Đảm bảo quan hệ cung – cầu ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối. Tiếp
tục đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp, người dân
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, nhu cầu học tập, du
lịch, y tế, văn hóa..
+ Tiếp tục củng cố vững chắc niềm tin thị trường. Hiệu quả chính sách tiền
tệ của NHTW trong suốt giai đoạn vừa được khẳng định, bởi sự ổn định kinh tế
vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong 03 năm gần đây, kết quả đó đã tạo lập và
củng cố niềm tin thị trường, niềm tin của doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư
vào thị trường tiền tệ, ngoại hối và chính sách của NHTW. Do đó việc tiếp tục
củng cố vững chắc niềm tin thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện và điều hành chính sách tiền tệ, trong việc mở rộng và phát triển sản xuất
kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, cũng như hạn chế tối đa yếu tố tâm lý
thường gây ảnh hưởng đến thị trường, đến tỷ giá, lãi suất và lạm phát.
+ Đảm bảo tuân thủ kỷ luật thị trường, tuân thủ các quy định về khai thác sử
dụng vốn ngoại tệ; về mua bán ngoại tệ nhằm đảm bảo trật tự thị trường. Đây là
kết quả đạt được quan trọng trong những năm gần đây, cần tiếp tục phát huy
nhằm hạn chế rủi ro thị trường, rủi ro do biến động tỷ giá.
+ Tiếp tục chính sách sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất đã và đang phát huy
hiệu quả như hiện nay nhằm thực hiện tốt mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, hoạt động xuất nhập khẩu gắn với các chương trình tín dụng hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển đã và đang thực hiện: cho vay 05 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên

tiên; các chương trình tín dụng của Chính phủ, của NHTW nhằm định hướng tín
dụng vào lĩnh vực sản xuất, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Nhóm giải pháp trung dài hạn, tập trung tiếp tục tập trung thực hiện tốt 02 vấn
đề sau. Thứ nhất tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả và chất lượng trong phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh
nghiệp nói riêng. Đây là giải pháp không mới, song việc thực hiện và đạt được
kết quả có ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn
định, bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng lâu dài, mà quan trọng hơn sẽ đảm
bảo khả năng chịu đựng, sức đề kháng của nền kinh tế trước những biến động
khó lường của thị trường, của những diễn biến khách quan: như chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung; biến động của thị trường tài chính thế giới, của giá dầu
cũng như xung đột chính trị….điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định
giá trị tiền đồng, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo dư địa
trong điều hành chính sách, cũng như phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ. Thứ
hai đảm bảo thực hiện tốt việc chống Dolla hóa nền kinh tế 3. Hiệu quả chống
3

Khi đó ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ thuần túy chỉ là nhằm mục đích bản chất là “đối ngoại” phục vụ hoạt động sản xuất

4


Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ cần quan tâm

Dolla hóa nền kinh tế, khắc phục được các tình trạng đầu cơ, nắm giữ ngoại tệ,
kinh doanh ngoại tệ…gây bất ổn thị trường và ảnh hưởng đến chính sách và điều
hành chính sách tỷ giá của NHTW. Chính vì lẽ đó, khắc phục được tình trạng
này, không chỉ đảm bảo góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, ổn
định thị trường ngoại hối, nâng cao hiệu quả điều hành của NHTW – tất cả các
yếu tố sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế tác động không tích cực từ các

biến động của thị trường, của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hoặc từ việc
điều chỉnh chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới; sự mất giá của các
đồng tiền mạnh.
-------------------------------

kinh doanh xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân có nhu cầu ngoại tệ theo
quy định.

5



×