Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đồng Yên Nhật và ảnh hưởng của nó đến Thị trường Tiền tệ Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.96 KB, 19 trang )

Phần II: LẬP VÀ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Trong bài này, bạn sẽ nghiên cứu về:
1. Lập bảng báo cáo dòng tiền dựa trên các báo cáo luỹ kế do người đi vay
cung cấp.
2. Xác định xem một công ty có thu đủ tiền từ chính hoạt động của mình để
trang trải tất cả các chi phí, bao gồm cả việc thanh toán các món nợ cả gốc lẫn lãi,
bằng việc tham khảo các kết quả tại báo cáo dòng tiền.
3. Sử dụng các báo cáo dòng tiền như là một công cụ phân tích tiêu biểu để
đưa ra các quyết định cho vay
4. Liên hệ báo cáo dòng tiền với các báo cáo tài chính khác
Những người quan tâm đến dòng tiền
- Chủ các doanh nghiệp
- Các chủ nợ, ngân hàng
Có khả năng thanh toán: có đủ lượng tiền để thanh toán được mọi nghĩa vụ liên
quan; có khả năng trả nợ: có đủ tiền để trang trải cho các chủ nợ bằng việc chuyển
đổi các tài sản ra tiền khi phải đóng cửa.
Phần này sẽ đề cập đến tình hình tài chính của công ty SIMON và việc lập báo
cáo dòng tiền của công ty.
Báo cáo dòng tiền sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin
rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng
thanh toán của công ty.
Bây giờ, các bạn hãy tập trung vào yếu tố tiền và lập 1 bảng báo cáo thể hiện
dòng tiền vào và ra của công ty.
Về các tỷ suất và các thông tin về vốn hoạt động, ta hãy kiểm tra lại những
hoạt động của SIMON năm 1986 - 1987 bằng việc sử dụng các báo cáo tài chính
năm 1987 trong hồ sơ tín dụng (báo cáo tài chính của các năm).
1987: $89,004 thu nhập ròng + $48,319 chi phí khấu hao = $137,363 số tiền
này để trang trải các món nợ đến hạn.
Tuy nhiên tại điểm này, các thông tin về công ty có phần không rõ ràng.
Năm 1987:


- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm nhẹ: từ 1,23 xuống 1,22
- Hệ số thanh toán nhanh giảm từ 0,89 xuống 0,88.
- Đồng thời, công ty sử dụng nguồn tài sản kém hiệu quả. Do vậy, hệ số tài
sản/ doanh thu tăng từ 0,24 lên 0,265.
Từ những nguyên nhân trên, ta thật sự không biết được liệu từ hoạt động của
mình, công ty có tạo đủ tiền để trang trải các khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) hay không?.
Lưu chuyển tiền tệ được phân ra làm ba loại chính.
1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.
Bao gồm những hoạt động có liên quan đến chi phí đầu tư và cấp vốn cho
doanh nghiệp, được phân loại như các hoạt động kinh doanh.
2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
Bao gồm những lưu chuyển tiền tệ liên quan đến việc mua bán tài sản cho các
công ty khác vay vốn.
3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Bao gồm tất cả các lưu chuyển tiền tệ liên quan tới việc đi vay vốn và trả nợ.
Sự khác nhau giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ.
Câu hỏi quan trọng nhất mà các chủ doanh nghiệp nhỏ thường đặt ra là “Tại
sao tôi lại chẳng có tiền ngay cả khi tôi kinh doanh có lãi?”. Câu trả lời là các khoản
lãi này thường được xác định bằng kế toán trên cơ sở luỹ kế. Hệ thống luỹ kế có liên
quan đến thời gian phát sinh của những giao dịch cơ bản, chứ không phải là thời gian
diễn ra việc thanh toán cho các giao dịch đó. Tuy vậy, tiền đương nhiên liên quan tới
thời gian nhận và thanh toán, chứ không phải là những giao dịch thực sự.
Hình thức của sự phân loại này được thể hiện như sau:
Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lập bảng lưu chuyển tiền
1. Thu được bao nhiêu từ doanh thu bán hàng.
2. Xác định tiêu hao bao nhiêu tiền cho hàng hoá dịch vụ.
3. Xác định tiêu tốn bao nhiêu tiền tệ cho các phí hoạt động
4. Sau đó, tốn bao nhiêu tiền cho việc nộp thuế.
5. Những khoản mục tiền thực chi trả các khoản nợ đến hạn cả gốc lẫn lãi.

6. Xác định đi mua sắm tài sản và hoạt động đầu tư dài hạn khác.
Tại điểm này, ta biết được chính xác là ngoài số tiền thu được từ hoạt động
kinh doanh công ty cần bao nhiêu tiền nữa để đảm bảo hoạt động.
7. Cuối cùng, biết được công ty đã làm thế nào để đáp ứng nhu cầu tài chính,
thông qua việc:
- Tăng thêm các khoản vay ngắn hạn.
- Tăng thêm các khoản vay dài hạn.
- Tăng vốn góp chủ sở hữu và/hoặc sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền
mặt.
Để minh hoạ rõ hơn cái đích mà ta sẽ đến, hãy so sánh hình thức của một báo
cáo thu nhập ghi theo phương pháp luỹ kế với một báo cáo thu nhập ghi theo hoạt
động thu chi tiền mặt. Bảng 4.1. sẽ chỉ rõ sự khác biệt giữa chúng.
Bảng 4.1.Báo cáo thu nhập
Phương pháp luỹ kế
Doanh thu thuần
Trừ: giá vốn hàng hoá
Thành: lợi nhuận gộp
Trừ: chi phí hoạt động
Thành: thu nhập từ hoạt động
Trừ: chi phí trả lãi
Cộng: thu nhập khác
Trừ: chi phí khác
Trừ: khoản nộp thuế
Thành: thu nhập ròng
Theo phương pháp tiền
Tiền thu từ hoạt động bán hàng
Trừ: chi phí sản xuất băng tiền
Thành: lợi nhuận gộp bằng tiền
Trừ: chi phí hoạt động bằng tiền
Thành: tiền thu từ hoạt động kinh doanh

Trừ: chi phí lãi bằng tiền
Cộng: thu nhập khác bằng tiền
Trừ: chi phí khác bằng tiền
Trừ: tiền nộp thuế
Thành: thu nhập ròng bằng tiền









Trừ: các khoản nợ dài hạn
Thành: tiền sau khi khấu trừ
Trừ: chi phí vốn và đầu tư
Thành: nhu cầu/thặng dư tài chính
Tăng, giảm các khoản vay ngắn hạn
Tăng, giảm các khoản vay dài hạn
Tăng, giảm vốn chủ sở hữu
Thành: tài trợ
Tăng giảm về tiền
Doanh thu bằng tiền
Xác định lượng tiền công ty Simon thu được từ bán hàng năm 1987 là
$4.814.874
Doanh thu thuần
Trừ
Các khoản phải thu (’87)
Các khoản phải thu chịu lãi (’87)

Cộng:
Các khoản phải thu (’87)
Các khoản phải thu chịu lãi (’87)
Tiền thu từ bán hàng
$4.814.874

(602.229)
(27.553)

581.342
20.234$
4.786.668
Chênh lệch giữa DT theo sổ sách và thực tế: 4.814.874 - 4.786.668 = 28.206
Doanh thu thuần
Tăng, giảm khoản phải thu
Tăng, giảm khoản phải thu chịu lãi
Tiền thu từ bán hàng
4.814.874
(20.887)
(7.319)
4.786.668
Sự thay đổi của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán thể hiện lượng tiền
đang lưu chuyển qua công ty.
Bảng 4.2. Sự tăng giảm trong từng yếu tố của vốn lưu động
Tăng (giảm) trong TSLĐ
Tiền
Các khoản phải thu thương mại
Các khoản phải thu thương mại chịu lãi
Nhiên liệu tồn kho
Khoản thuế được hoàn trả (thuế trước bạ)

Thuế thu nhập chậm chưa nộp
Chi phí trả trước và khoản ký quỹ
Các khoản nợ phải thu nhân viên/ cổ đông
Tổng cộng
Giảm (tăng) trong nợ ngắn hạn
Thấu chi ngân hàng
Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
Thuế tài chính đến hạn trả
Các khoản phải trả thương mại
Các khoản phải trả thương mại có chịu lãi
Chi phí luỹ kế phải trả
Khoản thuế thu nhập phải thanh trả
Thu nhập chưa thu và khoản ký quỹ
Tổng cộng
Tăng (giảm) nguồn vốn hoạt động

(1.792)
20.887
7.319
6.614
(6.000)
3.014
(5.415)
(1.237)
25.864

110.958
(29.217)
(4.050)
(41.862)

(11.319)
(18.520)
(13.833)
(20.000)
(27.816)
(1.952)

×