Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BƯỚU TIỀN LIỆT TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.44 KB, 5 trang )

BƯỚU TIỀN LIỆT TUYẾN
PGS.TS. Phạm Văn Bùi
ThS.BS.Bùi Văn Kiệt
Mục tiêu bài giảng:
-Nắm được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bướu tiền liệt tuyến.
-Các biến chứng cuả bướu tiền liệt tuyến.
-Chẩn đoán phân biệt bướu lành và bướu ác tiền liệt tuyến.
Là một trong những bệng thường gặp ở hệ Niệu. Đa số ở người nam trên 50 tuổi. Bướu
ác Tiền Liệt Tuyến cũng thường gặp như Bướu Phổi và tiêu hóa ở người nam.
Sự nguy hiểm không phải do sự phì đại của Bướu mà là sự bế tắc vùng cổ Bọng đái
Niệu đạo sau do sự chèn ép của Bướu vào vùng này. Trong trường hợp Bướu ác, sự di căn
của Bướu góp phần vào tử vong của bệnh .
A. BƯỚU LÀNH TIỀN LIỆT TUYẾN
Có nguyên nhân không rõ. Sự tăng sản rồi phì đại của Tiền Liệt Tuyến sẽ chèn ép dần
dần cổ Bọng đái, Niệu đạo và ở giai đoạn cuối có thể ảnh hưởng lên cả hai Thận và gây
nhiễm trùng niệu.
Hình 1: Bướu tiền liệt tuyến gây ứ nước thận và niệu quản
I. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Thay đổi tùy theo độ chèn ép và sự tiến triển cũng như thời gian từ lúc bắt đầu có
chèn ép.
1. Giai đoạn sớm :
Bệnh nhân cảm thấy Bọng đái quá đầy, khi muốn tiểu phải chần chừ một lúc mới
tiểu được, tia nước tiểu hơi yếu và nhỏ hơn bình thường. Các triệu chứng này dần dần thường
xuyên hơn và nặng hơn.
2. Triệu chứng bọng đái :
- Thời gian chần chừ kéo dài hơn
-Tiểu phải rặn, dùng sức. Tia nước tiểu yếu, nhỏ, về cuối dòng chỉ nhỏ thành giọt,
không thành tia.
-Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm do Bọng đái bị kích thích và có nước tiểu tồn lưu sau
khi đi tiểu.
-Đôi khi có tiểu máu do các tĩnh mạch trướng nở vùng cổ bọng đái bị bể.



14


-Bệnh nhân có thể bị bí tiểu cấp tính nhưng nguy hiểm hơn là bí tiểu mãn tính với
khối cầu Bọng đái khá lớn nhưng bệnh nhân lại không có cảm giác gì cả.Đôi khi nước tiểu tự
trào ra không kiểm soát được.

Hình1: Các biến chứng ở bàng quang
(Trích nguồn từ Smith’General Urology 17th editon)
3. Triệu chứng Thận :
-Thận có thể chướng nước hai bên do Bướu, thành Bọng đái xơ dầy chèn ép hay do trào
ngược dòng Bọng đái
- Niệu quản và cả hai Thận có thể bị tổn thương không hồi phục đưa đến Suy Thận mãn.

Hình 2: Các biến chứng ở thận
(Trích nguồn từ Smith’General Urology 17th editon)

15


-Khám lâm sàng có thể có cầu bọng đái, thăm trực tràng phát hiện một khối chắc đều,
không có vùng nhân cứng bất thường, không đau, lối vào trực tràng, niêm mạc trực tràng trơn
láng, mềm mại. Bướu có thể lớn đều hai thùy hoặc lớn không đều bất đối xứng. Bướu mới
phì đại có thể chỉ cảm nhận qua rãnh giữa bị mất.
-Siêu âm giúp chẩn đoán khá chính xác nhất là thực hiện qua ngả Trực tràng, hình ảnh
ÉCHO đều, đồng nhất, bờ đều, đối xứng ngoài ra siêu âm còn giúp phát hiện các biến chứng
hoặc các bệnh phối hợp ở Bọng đái, như Bọng đái teo nhỏ, thành dầy, túi thừa Bọng đái, Sỏi
Bọng đái, Bướu Bọng đái, hoặc hình ảnh chướng nước hai Thận.
-Soi Bọng đái chỉ được thực hiện khi nghi ngờ có Bướu Bọng đái phối hợp.


Hình 3:Bướu tuyến tiền liệt qua hình ảnh nội soi niệu đạo bàng quang
II. ĐIỀU TRỊ
1.Nội khoa :
-Thường ít hiệu nghiệm hoặc chỉ hiệu nghiệm một thời gian : chống nhiễm trùng,
giảm sang huyết vùng tam giác - cổ Bọng đái - Niệu đạo, thuốc điều chỉnh rối loạn hệ thần
kinh điều khiển co bóp cổ Bọng đái, Niệu đạo......
2. Ngoại khoa :
-Cắt đốt nội soi bằng điện, nhiệt hay laser, có thể áp dụng cho mọi Bướu lớn nhỏ nếu phẫu
thuật viên có kinh nghiệm, kỹ thuật này cho kết quả khá mỹ mãn, thời gian nằm viện ngắn ít
biến chứng.
- Phẫu thuật mổ hở chỉ dùng khi Bướu khá lớn >100g hoặc có bệnh phối hợp ở Bọng đái
như sỏi hoặc túi thừa(chỉ định tương đối) hoặc khi phẫu thuật viên không có kinh nghiệm
trong cắt đốt nội soi.
B. BƯỚU ÁC TIỀN LIỆT TUYẾN
Thường tiến triển chậm, có thể từ 10-20 năm mới có triệu chứng. Ngoài các triệu
chứng giống như Bướu lành Tiền Liệt Tuyến còn có các triệu chứng do di căn. Di căn xương
gây đau xương hoặc liệt hạ chi do xẹp đốt sống và chèn ép tuỷ. Phù một hoặc hai chi do
Bướu chèn ép tĩnh mạch vùng chậu hoặc Suy Thận vì chèn ép hai Niệu quản.

16


- Khám Trực tràng có thể thấy một nhân cứng khu trú hay đã ăn lan ra vỏ bọc tiền liệt tuyến.
Ở giai đoạn muộn Bướu trở thành một khối cứng cố định trong vùng Chậu, có thể lối vào
Trực tràng nhưng niêm mạc trực tràng luôn luôn còn trơn láng bình thường vì Bướu không
bao giờ ăn qua Trực tràng do bị cản trở bởi cân cơ DENONVILIERS.
- Siêu âm qua trực tràng : nhân ung thư cho hình ảnh ÉCHO kém, nếu ở vị trí gần vỏ có thể
thấy hình ảnh vỏ bị đội lên, Bướu phát triển không đối xứng, trường hợp tiến triển cho hình
ảnh nham nhở do xâm lấn, có thể thấy hình ảnh trướng nước hai Thận do bị chèn ép hoặc

hạch vùng chậu nếu lớn.
-Đo PSA máu: PSA là một glycoprotein do tế bào TLT tiết ra, BT <4ng/ml. Định lượng PSA
máu rất có ích trong việc truy tìm ung thư TLT (sinh thiết TLT), giúp cho việc phân giai đoạn
ung thư và theo dõi với đáp ứng điều trị.
-Xạ hình xương: rất có ích trong phát hiện di căn xương.
Điều trị :
- Ở giai đoạn khu trú có thể cắt bỏ toàn bộ Tiền Liệt Tuyến phối hợp hoá trị. Ở giai
đoạn muộn, có thể cắt đốt nội soi và phối hợp với xạ trị nhất là khi có di căn gây đau nhức
nhiều. Khi Bướu chèn ép hai Niệu quản có thể phải mở hai Niệu quản ra da hoặc thoát lượng
nước tiểu bằng hai thông JJ đặt vĩnh viễn trong Niệu quản.
Câu hỏi lượng giá:
CÂU 1: Chẩn đoán chính xác ung thư tiền liệt tuyến dựa vào:
A. Thăm khám trực tràng.
B. Xét nghiệm PSA máu
C.Siêu âm qua ngã trực tràng kết hợp sinh thiết
D.MRI nội trực tràng
E.Tất cả đều đúng.
CÂU 2: Chọn câu đúng. Ứ đọng và bế tắt đường tiểu bướu tuyến tiền liệt có thể gây nên:
A.Thận ứ nước,
B. Nhiểm trùng
C. Phá hủy chủ mô thận.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.
CÂU 3: Bướu tiền liệt tuyến diễn tiến lâu ngày sẽ gây ra :
A. Bàng quang chống đối với thành bàng quang tạo cột hõm.
B.Tạo tuí ngách, túi thừa thành bàng quang.
C.Tạo sỏi bàng quang.
17



D.Ứ nước thận, niệu quản.
E.Tất cả đều đúng.
CÂU 4: Chọn câu sai. PSA:
A. Là một Glycoprotein do tế bào tiền liệt tuyến tiết ra.
B. Rất có ích trong việc truy tìm ung thư tiền liệt tuyến trên đàn ông không có triệu
chứng (kết hợp với thăm khám trực tràng).
C.Giúp theo dõi sau mổ cắt tiền liệt tuyến tận gốc và xạ trị.
D. Đặc hiệu cho viêm tiền liệt tuyến nhưng không phải cho ung thư tiền liệt tuyến.
E. Giúp chỉ định sinh thiết để chẩn đoán xác định ung thư tiền liệt tuyến.

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×