Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Qui trinh sản xuất Bao bì Mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 56 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY...................................................................2
1.1.

Lịch sử thành lập và phát triển công ty...........................................2

1.1.1.

Lịch sử thành lập......................................................................2

1.1.2.

Phát triển công ty......................................................................3

1.2.

Địa điểm xây dựng..........................................................................4

1.3.

Giới thiệu về các sản phẩm chính, phụ của công ty........................6

1.4.

Cơ cấu và tổ chức bộ máy của công ty............................................9

1.4.1.

Cơ cấu tổ chức của công ty.......................................................9


1.4.2.

Bộ máy quản lí của công ty......................................................9

1.5.

An toàn lao động phòng cháy chữa cháy.......................................10

1.6.

Xử lý phế thải...............................................................................11

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BAO BÌ MỀM...................................12
2.1.

Nguyên liệu chính.........................................................................12

2.1.1.

Hạt nhựa HDPE (High Density PolyEthylene).......................12

2.1.2.

Hạt nhựa LLDPE (Linear Low Density PolyEthylene)..........13

2.1.3.

Hạt nhựa LDPE (Low Density PolyEthylene)........................15

2.2.


Phụ gia, chất độn...........................................................................16

2.3.

Phụ liệu sản xuất...........................................................................17

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT.................................................................18
3.1.

Sơ đồ khối và thuyết minh quy trình sản xuất...............................18

3.1.1.

Sơ đồ khối quy trình sản xuất.................................................18

3.1.2.

Thuyết minh quy trình sản xuất..............................................18

3.2.

Thiết bị chính................................................................................20

3.2.1.

Thiết bị trộn............................................................................20

3.2.2.


Thiết bị thổi............................................................................22

3.2.3.

Thiết bị cắt..............................................................................29

3.2.4.

Thiết bị tạo hạt........................................................................43

CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM......................................................................................45
4.1.
4.1.1.

Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lí phế phẩm......................45
Phương pháp kiểm tra.............................................................45
1


4.1.2.

Xử lí phế phẩm.......................................................................45

4.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm......................45

4.3.

Tồn trữ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm..................................46


4.4.

Sơ lược về kinh doanh bao bì........................................................46

4.4.1.

Phương hướng kinh doanh......................................................46

4.4.2.

Thị trường cung cấp...............................................................47

TÀI LIỆU KHAM KHẢO.......................................................................................49

2


DANH SÁCH HÌ
Hình 2.1.1.1. Hạt nhựa HDPE..............................................................................12Y
Hình 2.1. 1.2. Công thức cấu tạo trùng hợp Ethylene..............................................12
Hình 2.1.2.1. Hạt nhựa LLDPE

1

Hình 2.1.3. 1. Hạt nhựa LDPE

1

Hình 3.2.1. Cấu tạo máy trộn...................................................................................21

Hình 3.2.2.1. Máy thổi Polystar...............................................................................23
Hình 3.2.2.2. Cấu tạo trục vít nòng

2

Hình 3.2.2.6.1. Máy cắt Block của Hemingstone3

Hình 3.2.2.7.1. Cấu tạo máy cắt rút dây 4

Hình 3.2.3.1. Máy tạo hạt PE...................................................................................45
Hình 4.4.2. Bản đồ thị trường cung cấp...................................................................49

1


DANH SÁCH BẢ
Bảng 1.3. Một số sản phẩm của công ty....................................................................6
Bảng 3.2.2.5. Sự cố và khắc phục máy thổi.............................................................31
Bảng 3.2.2.7.3. Sự cố và cách khắc phục của máy rút dây...................................44Y
Bảng 3.2.3.5. Sự cố và khắc phục lỗi máy tạo hạt...................................................46
Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng sản phẩm và khắc phục........................................48

1


DANH SÁCH SƠ
Sơ đồ 1.4.1. Tổ chức của công ty..............................................................................9
Sơ đồ 1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty..................................................10Y
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì mềm.....................................................19


1


LỜI MỞ ĐẦU
Bao bì nhựa plastic hay còn gọi là nhựa dẻo không có trong tự nhiên mà do
con người chế tạo ra. Công nghệ chế tạo bao bì nhựa đã phát triển, đa dạng về
chủng loại, đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại thực phẩm.
Ngày nay bao bì nhựa có thể thấy ở khắp mọi nơi, ngoài tác dụng bảo quản
hàng hóa thì nó còn đươc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nắm bắt được
nhu cầu của người tiêu dùng, công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai đã đưa ra hàng loạt
các sản phẩm mới với nhiều kích thước, mẫu mã và màu sắc khác nhau đã đáp ứng
được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra
nước ngoài.
Nhờ áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất như thổi, ép,
đùn,… cũng như hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế đã tạo nên những sản
phẩm chất lượng và tạo nên thương hiệu riêng cho Nhựa Đồng Nai (DNP).
Nhận thấy được công dụng và nhu cầu sử dụng lớn của bao bì nhựa, nhóm
sinh viên thực tập chuyên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trường Đại Học Công
Nghệ Đồng Nai chúng tôi được sự đồng ý của quý công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai
đã thống nhất cùng tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất của bao bì nhựa.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển công ty
1.1.1. Lịch sử thành lập
Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai tiền thân là Công ty Diêm Đồng Nai được
thành lập lập theo Quyết định số 393/CNN - TCLĐ ngày 29/4/1993 của Bộ Công
Nghiệp Nhẹ.

Ngày 10/01/1998, Công ty Diêm Đồng Nai được đổi tên thành Công ty
Nhựa Đồng Nai theo Quyết định số 02/1998/BCN.
Công ty đã tiến hành cổ phần hóa DNNN theo Quyết định số 971/QĐ TCCB ngày 15/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và chính thức đăng ký kinh
doanh hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ ngày 02/01/2004 theo
GPĐKKD số 4703000083 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp, số vốn
điều lệ tại thời điểm thành lập là 3 tỷ đồng.
Ngày 24/01/2005, Công ty tăng vốn điều lệ thêm 3 tỷ đồng, nâng tổng số
vốn điều lệ lên 6 tỷ đồng theo phương thức chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1.
Nguồn chia cổ phiếu thưởng là lợi nhuận giữ lại của năm 2004 và một phần lợi
nhuận của năm 2005.
Theo Nghị quyết Đại Hội đồng Cổ Đông ngày 26/6/2006, Công ty quyết
định tăng vốn điều lệ từ 06 tỷ đồng lên 13 tỷ đồng thông qua hình thức chia cổ
phiếu thưởng theo tỷ lệ 6:7. Nguồn chia lợi nhuận là lợi nhuận giữ lại của năm 2005
và một phần lợi nhuận của Quý I/06.
Ngày 05/10/2006, Công ty quyết định tăng vốn điều lệ từ 13 tỷ đồng lên 20
tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm 7 tỷ đồng, trong đó bán cho CBCNV công ty
70.000 cổ phần và phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư bên ngoài với số lượng
630.000 cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty Nhựa - Xây dựng Đồng Nai là 20 tỷ
đồng.
Công ty đã thực hiện việc Niêm yết cổ phiếu trên sàn Giao dịch chứng
khoán (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh) theo Giấy phép Niêm
yết số 85/UBCK- GPNY do Ủy Ban Chứng khoán nhà nước cấp ngày 28/11/2006.

2


Cổ phiếu của Công ty cổ phần Nhựa - Xây dựng Đồng Nai chính thức giao
dịch trên Thị trường chứng khoán kể từ ngày 20/12/2006 với mã chứng khoán là
DNP.
Theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên 2007, công ty đã phát

hành bổ sung 2.000.000 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ lên 40 tỷ đồng.
Ngày 02/04/2008 vừa qua đã chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn của
Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM với số vốn là 34 tỷ đồng.
Ngày 9/7/2008 Công Ty Cổ Phần Nhựa Xây Dựng Đồng Nai đổi tên thành
Công ty Cổ Phần Nhựa Đồng Nai.
Ngày 17/6/2009 công ty chuyển sang niêm yết cổ phiếu trên sàn Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
1.1.2. Lịch sử phát triển công ty
1.1.2.1.

Mục tiêu của công ty

Phấn đấu trở thành nhà sản xuất ống nhựa và túi bao bì hàng đầu tại Việt
Nam theo các tiêu chí sau:
- Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất.
- Sản phẩm chất lượng cao và ổn định.
- Sản phẩm phong phú về chủng loại.
- Giá cả cạnh tranh.
1.1.2.2.

Năng lực sản xuất

Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai là nhà sản xuất ống nhựa hạ tầng mạng
lưới cấp thoát nước hàng đầu tại Việt Nam. Tổng công suất các sản phẩm nhựa là
8.500 tấn/tháng và 700.000m3 nước sạch/ngày đêm. Sản xuất và xuất khẩu Châu
Âu sản phẩm bao bì mềm quy mô 10.000 tấn/năm. Các sản phẩm của Nhựa Đồng
Nai bao gồm: Ống nhựa hạ tầng HDPE, uPVC cung cấp cho các dự án xây dựng
mạng lưới cấp thoát nước, tưới tiêu công nghiệp; Ống nhựa và phụ kiện uPVC,
PPR, HDPE cung cấp cho các dự án xây dựng dân dụng.


3


1.1.2.3.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

1.1.2.3.1. Chiến lược về sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm ống và bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Duy trì và nâng cấp hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001: 2015
Tập trung quản lý toàn diện trong các lĩnh vực, tối đa hóa lợi nhuận trong
kinh doanh, trong đó tập trung vào những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.
Có chiến lược dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý, khoa học nhằm tiết
giảm chi phí hàng tồn căn cứ vào nhu cầu đặt hàng, lập kế hoạch nhập hàng phù
hợp.
1.1.2.3.2. Chiến lược đầu tự công nghệ
Trong năm 2014, công ty tiếp tục đầu tư thêm máy móc và cải tiến các máy
móc thiết bị hỗ trợ cho công tác sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu
cầu của khách hàng.
Đẩy mạnh tăng năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ
phế phẩm.
1.1.2.3.3. Chiến lược tài chính
Mở rộng các đối tác chiến lược đầu tư vào Công ty nhằm tăng sức mạnh về
tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng thị trường miền Bắc, miền
Trung.
1.1.2.3.4. Chiến lược nhân sự
Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân bao gồm việc đào tạo về sản
phẩm, chất lượng, tuân thủ quy trình sản xuất.
Nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ. Sử dụng lao động có chuyên môn nghiệp
vụ trong các phòng ban xí nghiệp.

1.2. Địa điểm xây dựng
Tên các địa điểm, trụ sở văn phòng trực thuộc công ty cổ phần Nhựa Đồng
Nai như sau:
4


Trụ sở chính: Đường 9, Khu công nghiệp 1, An Bình, Thành phố Biên Hòa,
Đồng Nai, Việt Nam.
Văn phòng Hà Nội: Tầng 23, Tòa nhà Handico, Đường Phạm Hùng, Quận
Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 6, toà nhà GIC 161 Ung Văn Khiêm, quận
Bình Thạnh, TP HCM.
Nhựa Đồng Nai Miền Trung: Lô 6, KCN Điện Nam- Điện Ngọc,Quảng
Nam.
DNP- Bắc Giang: Tầng 4, Toà nhà Viettel Bắc Giang, số 4A, Minh Khai,
TP Bắc Giang
Chi nhánh Long An: Cụm Công nghiệp Nhựa Đức Hòa Hạ (Lô C16), Ấp
Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.
Điện thoại: 0251 3836 269.
Fax: 0251 3836 174.
Hotline: 1800 1209
Email:
Website: www.dnpcorp.vn
Biểu tượng của công ty:

5


1.3. Giới thiệu về các sản phẩm chính, phụ của công ty
Bảng 1.3. Một số sản phẩm của công ty


Phụ kiện
uPVC

Phụ kiện
PPR

Ống PPR

Ống
uPVC

6


Phụ kiện
HDPE

Ống
HDPE

Túi
HDPE T shirt
blocked có in

Túi
HDPE T shirt
blocked không in

7



Túi
HDPE thực phẩm

Túi Rác
T-Shirt có in và
không in

8


1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.4.1. Tổ chức của công ty
1.4.2. Bộ máy quản lí của công ty
DNP Corp ( Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai) hoạt động theo mô hình
công ty đầu tư (investment holding), trong đó DNP Crop thực hiện quản lý vốn,
quản lí chiến lược đầu tư phát triển các công ty thành viên, nghiên cứu đầu tư xây
dựng nhà máy mới và hoạt động M&A ( Mua bán – sáp nhập) và thực hiện chiến
lược phát triển nguồn nhân lực và các nguồn lực phát triển chung như công nghệ
thông tin (IT), khối ngân hàng đầu tư (IB), nghiên cứu và phát triển (C&P). Các đơn
vị thành viên tập trung phát triển sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực cốt lỗi phù
hợp với chiến lược phát triển chung của DNP Corp.

9


Sơ đồ 1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

1.5. An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy
Sử dụng đầy đủ các trang thiết bị về bảo hộ lao động. Thực hiện kiểm tra và
kí nhận một cách nghiêm túc khi giao ca.
Khi vận hành máy và các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo đúng
nguyên tắc.
Có rào chắn đối với các trang thiết bị có vân tốc truyền động cao, các trang
thiết bị phải có rơle bảo vệ.
Công nhân có trách nhiệm về quản lý và bảo quản thiết bị sản xuất ở khâu
mình làm việc, không tự ý vận hành thiết bị ở khâu khác.
Không đùa giỡn nói chuyện khi làm việc.
10


Luôn chấp hành tốt việc bảo dưỡng máy móc định kỳ, khi gặp sự cố phải
báo cho phòng kỹ thuật xử lý kịp thời.
Khắp công ty đều có cửa thoát hiểm và có nhiều bình CO2.
1.6. Xử lí phế thải
Đối với các loại tem, thùng carton, phi, ống hư ... sẽ được tập trung lại và
sau đó bán đi.
Thường xuyên thu dọn rác và bao bì, các loại phát sinh trong ca sản xuất
cho vào bao bì kín sau đó tập trung lại để xử lý.
Rác sinh hoạt không xử lý được có xe rác đến lấy hàng ngày, hàng tuần
hoặc hàng tháng.

11


CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BAO BÌ MỀM
2.1. Nguyên liệu chính
2.1.1. Hạt nhựa HDPE (High Density PolyEthylene)

2.1.1.1.

Nguồn gốc

Các nguyên liệu được công ty nhập từ nước Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)
của hãng Sacbi, USA, UAE, …
Sử dụng các mã: FJ00952, FI0750, L5005A, 1520, 1460, …

Hình 1.1.1.1. Hạt nhựa HDPE
2.1.1.2.

Cấu tạo

HDPE là kết quả của sự trùng hợp phân tử Ethylene (C 2H4) tỉ trọng cao
dưới áp suất thấp, kết hợp thêm các chất xúc tác như crom hay silloc catalyts...

Hình 2.1. 1.2. Công thức cấu tạo trùng hợp Ethylene

12


2.1.1.3.

Đặc tính của hạt nhựa

 Tính chất vật lí
HDPE được biết đến với mật độ lớn đến mật độ. Mật độ HDPE có thể dao
3

3


động từ 0,93 - 0,97 g /cm hoặc 970 kg/m . Mặc dù mật độ HDPE chỉ cao hơn một
chút so với polyetylen mật độ thấp, HDPE ít phân nhánh, tạo ra lực mạnh liên phân
tử mạnh hơn và độ bền kéo cao hơn LDPE. Sự khác biệt về sức mạnh vượt quá sự
khác biệt về mật độ, tạo cho HDPE sức mạnh cụ thể cao hơn. Nó cũng khó hơn và
đục hơn và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn một chút (120°C / 248°F trong thời
gian ngắn). Polyethylene mật độ cao, không giống như polypropylene, không thể
chịu đựng được điều kiện tự cân bằng yêu cầu bình thường.
HDPE có tính chịu nhiệt : HDPE vẫn không bị thay đổi áp lực so với các
o

loại nhựa khác ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới mức -40 C. Loại nhựa này cũng có
o

khả năng chống lửa rất tốt khi chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327 C.
HDPE còn có thể uốn dẻo và ít bị tác động của ngoại lực.
 Tính chất hóa học
HDPE có độ bền cực cao, nhẹ, chịu được sự phá hủy của các dung dịch chất
lỏng như axit đậm đặc, kiềm, muối, mưa axit,... Ngoài ra nó còn có thể chịu được
được nhiệt độ và tia cực tím từ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
2.1.1.4.

Ứng dụng

Đây là một trong những loại vật liệu được phổ biến thường được dùng để
sản xuất các sản phẩm bằng nhựa như: Ống nước, can nhựa, ly nhựa, túi nhựa,… và
nhiều sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
2.1.2. Hạt nhụa LLDPE (Linear Low Density PolyEthylen)
2.1.2.1.


Nguồn gốc

Các nguyên liệu được công ty nhập từ nước Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)
của hãng Sacbi; nước UAE.
Sử dụng các mã hàng: 218WJ, 1820, …

13


Hình 2.1.2.1. Hạt nhựa LLDPE
2.1.2.2.

Cấu tạo

LLDPE được tổng hợp bằng cách sử dụng các xúc tác tương tự như HDPE,
nhưng tùy vào điều kiện phản ứng mà thu được các loại PE khác nhau.
2.1.2.3.

Đặc tính của hạt nhựa

 Tính chất vật lí
3

LLDPE có mật độ trung bình, tỉ trọng = 0.926 - 0.940 g/cm .
LLDPE có độ bền kéo, tính va đập, kháng đâm xuyên, ứng suất nứt tốt hơn
HDPE, LDPE. Trong gia công thì có thể tạo được màng mỏng hơn LDPE.
LLDPE có nhiều chuỗi nhánh, vì vậy loại này vừa có tính mềm dai vừa có
tính cứng.
LLDPE có tính chống sốc và chống giọt tốt. Nó cũng ít nhạy hơn HDPE.
 Tính chất hóa học

LLDPE là một hydro cacbon bão hòa nói chung là khó phản ứng. Nó là
polymer mạch thẳng có những mạch phân nhánh ngắn, thông thường là copolymer
của ethylene với các alpha-olefin. LLDPE bền trong cồn, dung dịch kiềm và dung
dịch muối. Nó không bị tấn công bởi axit hữu cơ hay vô cơ yếu. Ở nhiệt độ cao nó
LLDPE có thể bị hòa tan trong một số chất thơm, chất béo và hydrocacbon bị
halogen hóa, bao gồm xylen, tetralin, decanlin và chlorobenzene.

14


2.1.2.4.

Ứng dụng

Dùng để ép màng đóng gói, băng keo, dây cáp; màng thành phẩm còn được
gọi là màng giả giấy.
Dùng ép nhựa làm vật dụng chất lượng thấp và vỏ ngoài.
Dùng để ép thổi nhựa làm bình chứa, sản phẩm rỗng lòng, chai lọ.
2.1.3. Hạt nhựa LDPE (Low Density PolyEthylene)
2.1.3.1.

Nguồn gốc

Các nguyên liệu được công ty nhập từ nước Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)
của hãng Sacbi, USA, UAE, …
Sử dụng các mã hàng: 2427K, 7236, 5401G, …

Hình 2.1.3. 1. Hạt nhựa LDPE
2.1.3.2.


Cấu tạo

LDPE được tổng hợp bằng cách sử dụng các xúc tác tương tự như HDPE,
nhưng tùy vào điều kiện phản ứng mà thu được các loại PE khác nhau
2.1.3.3.

Đặc tính của hạt nhựa

 Tính chất vật lí
Nhựa PE tỷ trọng thấp, d ~ 0,910 ÷ 0,925 (g/cm3)
Nhiệt độ nóng chảy: 105 ÷ 115oC
Chỉ số MI của LDPE: 0,1 ÷ 60gr/10 phút
15


Nó có thể chịu được nhiệt độ 80°C liên tục và 90°C (194°F) trong một thời
gian ngắn. Được làm trong các biến thể mờ hoặc mờ, nó khá linh hoạt và khó khăn.
LDPE có sự phân nhánh nhiều hơn (khoảng 2% số nguyên tử carbon) so
với HDPE, do đó lực liên phân tử của nó ( lực hút lưỡng cực tức thời - lưỡng cực )
yếu hơn, độ bền kéo của nó thấp hơn và khả năng phục hồi của nó cao hơn. Ngoài
ra, do các phân tử của nó ít bị bó chặt và ít kết tinh hơn do các nhánh bên, mật độ
của nó thấp hơn.
Khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời xung quanh các nhựa sản xuất hai loại khí
nhà kính, mêtan và etylen. Do tính chất mật độ thấp (phân nhánh), nó dễ dàng bị
phá vỡ hơn theo thời gian, dẫn đến diện tích bề mặt cao hơn.
 Tính chất hóa học
Nó không phản ứng ở mạnh, và một số dung môi gây nhiệt độ phòng, ngoại
trừ bởi các tác nhân oxy hóa sưng. Kháng hóa chất:
Kháng tuyệt vời (không tấn công / không phản ứng hóa học) để pha loãng
và cô đặc axit, rượu, bazơ và este.

Sức đề kháng tốt (tấn công nhỏ / phản ứng hóa học rất thấp) đối với
aldehyd, ketone và dầu thực vật.
Kháng Limited (tấn công vừa phải / phản ứng hóa học quan trọng, thích
hợp cho chỉ sử dụng ngắn hạn) để béo và thơm hydrocarbon, dầu khoáng, và chất
oxy hóa.
Sức đề kháng kém, và không được khuyến cáo sử dụng với hydrocarbon
halogen.
2.1.3.4.

Ứng dụng

LDPE được sử dụng rộng rãi để sản xuất các thùng chứa khác nhau, phân
phối chai, rửa chai, ống, các bộ phận bằng nhựa cho các thành phần máy tính và các
thiết bị phòng thí nghiệm đúc khác nhau. Sử dụng phổ biến nhất của nó là trong túi
nhựa. Các sản phẩm khác được làm từ nó bao gồm:
- Khay và hộp đựng đa năng.
- Bề mặt làm việc chống ăn mòn.
16


- Các bộ phận cần phải hàn và gia công.
- Các bộ phận đòi hỏi sự linh hoạt, mà nó phục vụ rất tốt.
- Các bộ phận rất mềm và dễ uốn như nắp đậy.
- Hộp nước trái cây và sữa được làm bằng ván đóng gói chất lỏng, một lớp
giấy bìa và LDPE (như lớp bên trong và bên ngoài không thấm nước), và thường có
một lớp giấy nhôm (do đó trở thành bao bì vô trùng).
- Đóng gói cho phần cứng máy tính, chẳng hạn như ổ đĩa cứng, thẻ màn
hình và ổ đĩa quang.
- Sân trượt.
- Bọc nhựa.

2.2. Phụ gia chất độn
 Hạt Taical
Là chất độn Filler Masterbatch còn gọi là hạt Taical, là hợp chất phụ gốc
calcium carbonate (CaCO3) được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa để thay
đổi thuộc tính khác nhau của nhựa nền hoặc nhựa polymer.
Thông thường có 4 dòng hạt Taical: PE, PP, DF, PS. Nhưng nhà máy sử
dụng loại mã PE.
Hạt Taical mã PE với thành phần bột đá thông thường từ 70% đến 80%.
Công dụng: giảm giá thành sản phẩm, cải thiện tính chất bề mặt vật liệu,
tăng độ cứng và giảm co ngót.
 Hạt màu
Các loại hạt màu như: vàng ánh cam, đỏ, chanh, hạt màu sữa (1050, W40,
W60, W70…), tím 7416, xanh lá, xanh dương ….
Công dụng: Tạo màu cho sản phẩm giúp cho sản phẩm có tính đa dạng và
bắt mắt hơn.
 Hạt hút ẩm
Có các loại hạt như: PE01, DEF2000,…
17


Có khả năng hấp thụ nước và hơi ẩm ưu việt, có thể lên tới 30% khối lượng
của hạt. Khắc phục được tình trạng sản phẩm bị khuyết điểm do độ ẩm gây ra. Để
tránh hiện tượng tạo ra bọt khí khi thổi màng hạt chống ẩm.
 Hạt chống dính
Để ngăn chặn lực hút, giảm bớt sự tiếp xúc giữa các lớp màng film (thường
sử dụng cho nhựa LLDPE, LDPE…), hỗ trợ việc gia công, sản xuất màng film dễ
dàng và thuận lợi hơn.
 Chất tự hủy (Braskem)
Một loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất từ ethylene được sản xuất từ cồn
mía, nguyên liệu tái tạo 100% giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Công dụng: Giúp sản phẩm có thể tự phân hủy, giảm ô nhiễm môi trường…
 Hạt hương
Gồm có 2 dạng:
 Dạng nước: thường gắn vào hệ thống xịt của máy thổi.
 Dạng hạt: thường được cho vào chung với nguyên liệu trong quá
trình trộn.
Có các hương như: Lemon, Lavender, Rose, nhiệt đới,…
Công dụng: Tạo mùi hương cho sản phẩm, tạo sự đa dạng cho từng sản
phẩm, giảm mùi hạt nhựa…
2.3. Phụ liệu sản xuất
Thùng carton, nhãn có in màu hoặc không in màu, băng keo trong, băng keo
nhiệt, hồ dán, mực in, dung môi – xeton, vải chịu nhiệt có keo.

18


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.1. Sơ đồ khối và thuyết minh quy trình sản xuất
3.1.1. Sơ đồ khối quy trình sản xuất

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì mềm
3.1.2. Thuyết minh quy trình sản xuất
Thuyết minh quy trình.
 Chuẩn bị nguyên liệu
19


Nguyên liệu được nhập từ các nhà máy khác về, kiểm tra, nếu như đạt
những yêu cầu về kỹ thuật thì đưa vào nhập kho.
Các nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì mềm: HDPE, LLDPE, tái sinh, hạt

màu và chất độn. Các nguyên liệu này được cân đong chính xác theo công thức phối
trộn.
 Giai đoạn I: Trộn
Là khâu rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến các khâu của quá trình kĩ thuật
và chất lượng bao bì.
Mục đích của quá trình trộn: Làm các vật liệu đồng đều.
Sau đó kiểm tra nếu không đạt thì trộn lại.
 Giai đoạn II: Thổi
Keo nguyên liệu đã trộn cho vào phi được tập kết ở khu vực trộn. Các
nguyên liệu này được vận chuyển tới khu vực máy thổi (Máy thổi trước khi vận
hành phải được gia nhiệt từ 1h45 phút đến 2h ở nhiệt độ 160 – 210 oC, nhiệt độ gia
nhiệt phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu mà chúng ta cài đặt cho phù hợp).
Nguyên liệu được motor hút nguyên liệu rắn qua ống hút vào phễu để vào
cổ trục vít để tải nguyên liệu tới vùng nhựa hóa, tạo ma sát trượt để nhựa hóa và
trộn có tác dụng như bơm một nhựa lỏng qua đầu tạo hình. Sau đó qua giàn kéo để
kéo màng tới bộ phận corana để làm tăng sức căng bề mặt cho film nhằm cải thiện
độ bám dính mực, dung môi, chất tráng phủ khi in  giàn xếp hông  trục in  giàn
thu cuộn màng film (bán thành phẩm).
 Giai đoạn III: Cắt dán và Đóng gói
Các cuộn bán thành phẩm được đưa lên giá đỡ cuộn sau đó luồn màng qua
bộ phận dẫn hướng và rulo ép hay kéo, màng tiếp tục đi qua dao nhiệt sau đó qua bộ
phận dập quai, tiếp tục bộ phận rulo phóng và được đưa đến băng tải  thành phẩm
sẽ được mang đi đóng gói và dán tem.
 Giai đoạn IV và V: Nhập kho thành phẩm và xuất cont
Tùy loại sản phẩm mà dán thùng phù hợp để chứa sản phẩm đó, sau đó đem
đi chất lên pallet, cột rồi cho vào kho.
20



×