Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BNÐ ho ga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.71 KB, 7 trang )

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HO GÀ TRẺ EM
1.Định nghía
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella
Pertussis gây ra. Bệnh thường nặng ở trẻ < 3 tháng tuổi và trẻ chưa được chủng
ngừa.
2.Dịch tễ
Trong số những bệnh được tiêm phòng thì ho gà là một trong những bệnh
khó loại bỏ nhất. Cường độ lây mạnh nhất trong giai đoạn viêm long và giảm
dần từ tuần thứ 3 sau khi bắt đầu có giai đoạn ho cơn.
Người là vật chủ duy nhất của vi khuẩn. Bệnh lây qua đường không khí
bởi những hạt nước bọt có chứa vi khuẩn nhất là trong giai đoạn ho cơn.
Bệnh thường lây do tiếp xúc lâu như trong gia đình (70-100%), trường
học (25-50%), không có tình trạng mang mầm bệnh mạn tính. Ở trẻ sơ sinh nếu
không có miến dịch từ mẹ truyền, gặp phải nguồn lây thì có thể mắc bệnh ngay
trong những tuần lễ đầu. Trong khi đó miễn dịch chủ động tuy kéo dài nhưng có
thể giảm dần theo thời gian.
3. Lâm sàng
3.1.Thể điển hình (có 4 pha liên tiếp)
(1) Thời kì ủ bệnh: kéo dài từ 7- 15 ngày kể từ khi bị lây nhiễm.
Giai đoạn này bệnh thường hoàn toàn yên lặng, không sốt, khó xác định vì
không biết một cách chính xác trẻ bị nhiễm bệnh.
(2) Giai đoạn xuất tiết: kéo dài 3-7 ngày. Các triệu chứng của nhiễm trùng
đường hô hấp trên thể hiện không rõ ràng, chỉ có ho là dấu hiệu gợi ý, phần
nhiều ho về đêm. Sốt nhẹ, chảy nước mắt, nước mũi. Càng về sau cơn ho tăng
dần lên và xuất hiện nhiều về ban ngày. Giai đoạn này cường độ lây nhiễm cao.
(3) Giai đoạn kịch phát: kéo dài từ 2-4 tuần. Dấu hiệu chính trong giai đoạn
này là các cơn ho. Cơn ho xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích
nhỏ. Trung bình mỗi ngày có khoảng 20 cơn ho và mỗi cơn ho tạo thành chuỗi
5-10 tiếng ho và có thể lặp lại những ngày sau đó.



Cơn ho kéo dài rũ rựơi với 3 đặc điểm: ho, thở rít và khạc đàm hoặc nôn
mửa. Trẻ ho mặt đỏ bừng hoặc xanh tím, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt, nước
mũi, sau cùng trẻ cố gắng hít vào tạo nên tiếng rít. Sau cơn ho dữ dội, trẻ vã mồ
hôi, tĩnh mạch nổi, da đầu sung huyết. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hay gặp những
cơn ngừng thở.
(4) Giai đoạn hồi phục: cơn ho có thể tồn tại 1-3 tháng. Đây là chứng cứ của sự
tăng nhạy cảm ở phế quản. Sau đó, cơn ho ngắn lại, số cơn giảm.
3.2. Thể ở trẻ bú mẹ
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Trẻ bú mẹ thường triệu chứng không điển hình, giai đoạn ủ bệnh và xâm nhập
ngắn. 75% các trường hợp không có tiếng thở rít thì hít vào nên chẩn đoán khó.
3.3. Thể ho gà ở những trẻ không tiêm vắc xin nhắc lại và thể ở người lớn
Đây là thể ho lâm sàng do bị lây nhiễm trong gia đình. Tất cả các thể biểu hiện
cơn ho điển hình, cơn ho ngắn riêng biệt.
4. Biến chứng
4.1. Biến chứng hô hấp:
- Viêm phổi: là biến chứng thường gặp nhất chiếm 20%, thường xảy ra vào tuần
thứ 2, 3 của giai đoạn ho cơn.
- Xẹp phổi: chiếm 5%. Nguyên nhân do các nút nhầy làm bít tắc các phế quản
nhỏ.
- Tràn khí mô kẽ hoặc tràn khí dưới da: trong giai đoạn kịch phát do cơn ho quá
dữ dội làm dễ vỡ các phế nang.
4.2. Biến chứng thần kinh
- Co giật thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh (3%).
- Liệt nửa ngừơi
- Bệnh não cấp hay còn gọi là chứng kinh giật ho gà: hiếm gặp nhưng rất nặng.
Hay gặp ở trẻ dưới 4 tháng tuổi, thường xuất hiện vào tuần thứ 3 trong cơn ho.


Lâm sàng đa dạng, co giật xuất hiện ngắn, đột ngột có khi kéo dài vài giờ

đến vài ngày. Co giật kèm theo rối loạn tri giác, hôn mê, rối loạn trương lực cơ,
mất não. Dịch não tủy bình thường. Điện não đồ điển hình.
4.3. Biến chứng cơ học
- Nôn ra máu (Hội chứng Mallory Weiss)
- Tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi
- Loét hãm lưỡi, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, xuất huyết kết
mạc mắt và mũi, bầm tím dưới mí mắt và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.
5. Cận lâm sàng
- CTM: bạch cầu tăng 20.000-40.000/mm 3 có thể đến 100.000/mm3, chủ yếu
tăng bạch cầu lympho 70-80%.
- Xquang phổi: khi nghi ngờ biến chứng viêm phổi.
- Siêu âm tim: trẻ dưới 3 tháng hoặc chưa loại trừ được tim bẩm sinh có tím.
- Tìm kháng nguyên IgM, IgG chưa thực hiện được.
- Vi sinh: tìm vi khuẩn ho gà (cấy dịch tỵ hầu, PCR) nên làm trong 2 tuần đầu
của bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ dương tính thấp.
6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán xác định:
Lâm sàng có biểu hiện nghi ngờ ho gà và PCR dương tính
6.2. Chẩn đoán có thể
- Cơn ho điển hình: ho cơn, đỏ mặt, nôn ói kéo dài > 10 ngày.
- Bạch cầu máu: tăng chủ yếu lympho 70-80%.
6.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi, tim bẩm sinh có tím: trẻ < 3 tháng (SA
tim)
- Viêm họng mạn tính: thường ho khan kéo dài nhưng không thành cơn điển
hình, không gây suy hô hấp…
6.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo GPI 2011


BN ho kèm theo sốt nhẹ hoặc không sốt

0 – 3 tháng

4 tháng – 9 tuổi

≥ 10 tuổi

HoFF
không cải thiện, ở bất
kỳ thời điểm nào (có thể có
hoặc không có cơn kịch
phát) ± chảy mũi (không có
mũi mủ), không sốt hoặc
sốt nhẹ, kèm theo:
+ Tiếng thở rít hoặc
+ Ngừng thở hoặc
+ Nôn sau ho hoặc
+ Tím tái hoặc
+ Co giật
+ Viêm phổi

Ho cơn kịch phát kéo
dài ≥ 7 ngày ± chảy mũi
(không có mũi mủ),
không sốt hoặc sốt nhẹ,
kèm theo:
+ Tiếng thở rít hoặc
+ Ngừng thở hoặc
+ Nôn sau ho
+ Co giật
+ Xuất huyết kết mạc mắt

+ Viêm phổi

Ho khan thành cơn
kịch phát kéo dài ≥ 2
tuần và không sốt, kèm
theo:

+ Có tiếp xúc với trẻ
lớn/người lớn có ho kéo dài
và không sốt (thường là
người trong gia đình).

+ Có tiếp xúc với trẻ lớn /
người lớn ho kéo dài và
không sốt (thường là
người trong gia đình).

+ Tiếng thở rít hoặc
+ Ngừng thở hoặc
+ Vã mồ hôi giữa các
cơn ho
+ Nôn sau ho
+ Các triệu chứng
nặng hơn vào ban đêm

Realtime – PCR ho gà

Dương tính

Ca bệnh ho gà xác định

7. Điều trị
7.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị suy hô hấp (nếu có)
- Kháng sinh điều trị đặc hiệu(bảng 1)

Âm tính

Ca bệnh ho gà lâm sàng


- Điều trị biến chứng
- Chăm sóc và điều trị hỗ trợ.
7.2. Điều trị ban đầu
7.2.1. Xử trí cấp cứu
- Điều trị suy hô hấp
- Khi trẻ ho kịch phát, cho trẻ nằm sấp, đầu thấp hoặc nằm nghiêng để ngừa hít
chất nôn và tống đờm giãi ra ngoài.
- Nếu trẻ có cơn tím, làm sạch chất tiết từ mũi họng bằng cách hút đờm nhẹ
nhàng và nhanh chóng (chú ý khi hút đờm có thể gây kích thích làm trẻ tím tái).
- Nếu trẻ ngừng thở, làm thông đường thở ngay bằng cách hút đờm nhẹ nhàng
và nhanh, giúp thở bằng mask, cho thở oxy.
- Thở oxy qua canulla: trẻ có cơn ngừng thở hoặc tím tái hoặc ho kịch phát
nặng. Không dùng catheter mũi vì có thể kích thích gây ho.
7.2.2. Điều trị đặc hiệu
- Kháng sinh nên điều trị sớm trong 2 tuần đầu.
- Ho gà đáp ứng với nhiều loại kháng sinh: Macrolid, Quinolon, Cepha 3,
Trimocoxazol…
- Không đáp ứng với kháng sinh Cepha 1,2.
- Khi có viêm phổi điều trị như phác đồ viêm phổi kèm theo.
7.2.3. Điều trị triệu chứng

- Giảm cơn ho:
+ Tránh các kích thích: yên tĩnh, giảm ánh sáng, tiếng động, đụng chạm, giảm
các kích thích do thủ thuật…
+ Thuốc an thần: Phenobacbital 5-10 mg/kg/ngày chia 2 lần
- Loãng đờm:
+ Cung cấp đủ dịch: uống, truyền dịch chậm khi không uống được
+ Thuốc long đờm:
+ Thuốc kháng Histamin có thể làm khô đặc đờm
- Hỗ trợ HH: thở oxy, thở máy khi cần
- Chăm sóc:
+ Phòng yên tĩnh, thoáng, vệ sinh
+ Cách ly, tránh lây lan.
- Dinh dưỡng: ăn lỏng, chia nhiều nhỏ bữa trong ngày, tránh sặc do cơn ho
7.2. 4. Điều trị biến chứng
- SHH, viêm phổi, tăng ALĐMP
7.2. 5.Điều trị khác:
Bảng 1: khuyến cáo sử dụng kháng sinh cho điều trị
và dự phòng sau phơi nhiễm ho gà
Các thuốc
Thuốc ưu tiên
Azithromycin

< 1 tháng
10mg/kg/ngày,

Nhóm tuổi
1 – 5 tháng
> 6 th và trẻ lớn
10mg/kg/ngày,
10 mg/kg (tối đa


Người lớn
500 mg một

ngày 1 lần x 5

ngày 1 lần x 5 ngày. 500 mg) một ngày

ngày đầu; sau


ngày.

Clarithromycin

Không dùng

Erythromycin

Không dùng

TMP-SMX

CCĐ

đầu; sau đó 5

đó 250 mg mỗi

mg/kg (tối đa 250


ngày trong các

mg) mỗi ngày

ngày 2–5

15 mg/kg/ngày,

trong các ngày 2–5
15 mg/kg/ngày (tối 1 g/ngày chia 2

chia 2 lần x 7 ngày

đa 1 g/ngày), chia

2 lần x 7 ngày
40-50 mg/kg/ngày
40-50 mg/kg/ngày
chia 4 lần x 14 ngày (tối đa 2 g/ngày)
chia 4 lần x 14
ngày

lần x 7 ngày
2 g/ngày chia 4
lần x 14 ngày

Thuốc thay thế
CCĐ ở trẻ < 2
TMP 8


TMP 320 mg-SMX

tháng

mg/kg/ngày-

1600 mg/ngày chia 2

SMX 40

lần × 14 ngày

mg/kg/ngày
(tối đa TMP
320 mg/ngày)
chia 2 lần × 14
ngày
Trẻ > 2 tháng,
TMP 8
mg/kg/ngàySMX
40 mg/kg/ngày
chia 2 lần × 14
ngày

8. Phòng bệnh
- Cần điều trị kháng sinh sớm và đủ ngày
- Cách ly trẻ ho gà 4 tuần.
- Cho trẻ < 6 tháng trong cùng gia đình uống Erythromycin liều 4050mg/kg/ngày trong 5 ngày.
- Để tránh mắc bệnh ho gà, phương pháp tốt nhất là tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.

Nếu tiêm đủ 3 mũi lúc 2,3 và 4 tháng tuổi thì 80% trường hợp không mắc ho gà,
nếu có mắc thì bệnh rất nhẹ.
Vắc xin DPT


Loại vaccine

Giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván,

Số liều
Lịch tiêm
Liều tiêm nhắc lại
Chống chỉ định

vi khuẩn ho gà toàn tế bào đã bị làm chết.
Tối thiểu 03 liều
2,3,4 tháng tuổi
18 tháng tuổi đến 4- 6 tuổi
Có biểu hiện quá mẫn của lần tiêm trước hoặc có

Phản ứng sau tiêm
Chú ý đặc biệt
Liều lượng
Vị trí tiêm

dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
Hay gặp phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân nhẹ.
Không tiêm cho trẻ > 6 tuổi.
0,5 ml
Trẻ nhỏ: mặt ngoài giữa đùi


Đường tiêm
Bảo quản

Trẻ lớn: mặt ngoài trên cánh tay
Tiêm bắp
Từ 20C -80C, không được để đông băng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×