Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.29 KB, 7 trang )
Phòng và trị bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các
giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng
trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn; trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng.
Trong thời kỳ đầu, bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: chảy nước mũi,
nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng. Về sau ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và
kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho không đỡ.
Cơn ho bắt đầu bằng một chuỗi dài, rũ rượi, không kiềm chế được, mỗi cơn
có khoảng 15-20 tiếng ho hắt ra liên tiếp. Các cơn nặng kéo dài vài phút, có tiếng
rít khi hít vào giống như gà gáy (do hụt hơi giữa các cơn). Hết đợt ho, trẻ khạc ra
chất nhớt màu trắng, trông giống như lòng trắng trứng. Trong cơn ho, trẻ tím tái
hoặc mặt đỏ, lưỡi thè ra, mệt mỏi bơ phờ... Có thể xuất hiện ban ở mặt, phù xung
quanh hốc mắt, loét hăm lưỡi, sốt...
Ở trẻ sơ sinh và trẻ yếu thường không có tiếng rít, cơn ho không điển hình,
chủ yếu là tím tái, ngừng thở, nôn mửa, dễ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Người lớn cũng không có các cơn ho điển hình, thường không tiếng rít, chủ
yếu là ho kéo dài dễ nhầm với viêm phế quản. Trung bình sau khoảng 3-4 tuần,
các cơn ho giảm dần, thời gian cơn ho ngắn lại; bệnh nhân khạc đờm ít, thể trạng
khá dần và hồi phục.
Ho gà có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thường gặp nhất là viêm, giãn phế
quản hoặc viêm phổi. Những cơn ho mạnh có thể gây lồng ruột, thoát vị rốn, thoát
vị bẹn, sa trực tràng hoặc vỡ cơ hoành, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi. Một
số rất ít người có biến chứng về thần kinh dẫn đến liệt nửa người, liệt một chi, rối
loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, co giật do thiếu ôxy não hoặc do sốt cao,
xuất huyết não...
Ho gà được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu, dùng sớm để rút ngắn
thời gian bệnh, giảm lây lan và các biến chứng. Giảm ho và cắt cơn ho bằng thuốc