Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT THAM QUAN XƯỞNG LẮP RÁP TỦ ĐIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN ĐIỆN TỬ
****

BÁO CÁO
THỰC TẬP KỸ THUẬT
THAM QUAN XƯỞNG LẮP RÁP TỦ ĐIỆN CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS Đặng Chí Dũng

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
DANH SÁCH SINH VIỆN THỰC HIỆN..................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2
PHẦN 1 : TÌM HIỂU LÝ THUYẾT..........................................................................................3
I, HỆ THỐNG ĐIỆN HẠ ÁP VÀ BẢO VỆ AN TOÀN.........................................................3
1. Yêu cầu chung.....................................................................................................................3
2. Bảo vệ chống điện giật........................................................................................................3
3. Bảo vệ chống các tác động về nhiệt....................................................................................4
4. Bảo vệ chống quá dòng điện (quá tải và ngắn mạch).........................................................4
5. Bảo vệ chống các dòng điện sự cố......................................................................................6
6. Bảo vệ chống quá điện áp...................................................................................................7
II,THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ HẠ ÁP.....................................7
2.1. Cầu dao........................................................................................................................7
2.2. Công tắc.......................................................................................................................9
2.3. Nút ấn.........................................................................................................................12
2.5. Công tắc tơ.................................................................................................................19


2.6. Khởi động từ..............................................................................................................21
2.7 Rơle.............................................................................................................................24
PHẦN 2 KIẾN THỨC THỰC TẾ............................................................................................33
I, VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM......................33
II, GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TỦ ĐIỆN...........................................................................37
III, MỘT SỐ LOẠI TỦ CỦA CÔNG TY.............................................................................40
KẾT LUẬN...............................................................................................................................54

2


DANH SÁCH SINH VIỆN THỰC HIỆN
Lê Trung Ấn
Nguyễn Đức Toàn
Nguyễn Kim Cương
Vũ Văn Nhật
Đỗ Xuân Chung
Hoàng Công Quyền
Trần Mạnh Hùng
Tạ Văn Toàn
Nguyễn Xuân Lực
Trần Đức Anh
Hoàng Văn Cường
Nguyễn Trọng Đạt
Bùi Xuân Phúc
Hoàng Trung Hiếu
Phạm Tùng Lâm
Nguyễn Văn Hanh
Võ Xuân Thịnh
Nguyễn Văn Sơn

Trần Đức Dương

KTĐ 2- K56

20111153

KTĐ 2 - K56
KTĐ 2 - K56
KTĐ 2 - K56
KTĐ 1 - K56
KTĐ 2 - K56
KTĐ 2 - K56
KTĐ 2 - K56
KTĐ 1 - K56
ĐKTĐH8 - K56
ĐKTĐH2 - K56
ĐKTĐH5 - K56
ĐKTĐH3 - K56
ĐKTĐH6 - K56
ĐKTĐH8 - K56
ĐKTĐH1 - K55
ĐKTĐH7 - K56
ĐKTĐH5 - K56
ĐKTĐH5 - K56

20112334
20111204
20111942
20111256
20102053

20111532
20112342
20111773
20112534
20111217
20111381
20112642
20111567
20114606
20101447
20112243
20112081
20111322

1


LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỉ 21, ngành Điện ngày càng phát triển mạnh song song cùng các ngành công
nghiệp khác. Cùng với đó là sự đầu tư lớn về chất xám và tiền bạc của các quốc gia về các
ngành nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp thiết bị điện. Và ở Việt Nam, ngành công nghiệp này
cũng được chú trọng phát triển rất mạnh. Chúng em là những sinh viên năm thứ 3 của Đại học
Bách Khoa Hà Nội may mắn nhận được sự giúp đỡ của thầy Đặng Chí Dũng thuộc bộ môn
Thiết bị Điện-Điện tử, đã có cơ hội được tham gia thực tập kĩ thuật, nhằm giúp chúng em hiểu
thêm và nắm được một số kiến thức cơ bản về công nghệ lắp ráp và sản xuất các tủ bảng điện
trong dân dụng và trong công nghiệp.
Chúng em được thầy giới thiệu và dẫn đến tham quan nhà máy của công ty Cổ phần
Điện Công Nghiệp Việt Nam. Tại đây, với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của anh Quân,
là phụ trách kĩ thuật chính của công ty, chúng em được tham quan và tìm hiểu về cấu tạo,
chức năng, cũng như quy trình lắp ráp, vận chuyển của các thiết bị cũng như các tủ bảng điện

phục vụ trong đời sống con người.
Công ty cổ phần Điện công nghiệp Việt Nam (VIETE) là một trong những công ty
hàng đầu về thiết kế và lắp ráp tủ bảng điện tại Việt Nam. Với trang thiết bị hiện đại, nhà máy
quy mô, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề, công ty khẳng định chất lượng
của sản phẩm thông qua hàng loạt các dự án lớn. Giá trị cốt lõi của công ty là : Con ngườinăng động-sáng tạo; sản xuất-luôn đầu tư; đổi mới công nghệ; văn hóa kinh doanh- mang lại
sự ổn định, tin cậy cho khách hàng và đối tác. Công ty là nhà chuyên nghiệp trong lĩnh vực
sán xuất tủ bảng điện.
Ngày 01-08-2014, chúng em được đến thăm quan nhà máy của công ty tại cụm Công
nghiệp Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Và đã có được những thu thập nhất định về mặt kiến thức
thực tế, cùng với đó là những tìm hiểu qua internet về các thiết bị điện của các hãng sản xuất
thiết bị điện lớn trên toàn thế giới như ABB, Schneider, Siemens, LS', Mitsubitshi, GE,
Catepilar,... và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đặng Chí Dũng, chúng em xin phép được
làm bản báo cáo thực tập kĩ thuật sau.
Do khả năng nhận thức còn hạn chế và khối lượng kiến thức còn rất lớn, nên bài báo
cáo có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong được sự nhận xét và góp ý của thầy giúp
chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

2


PHẦN 1 : TÌM HIỂU LÝ THUYẾT
I, HỆ THỐNG ĐIỆN HẠ ÁP VÀ BẢO VỆ AN TOÀN
Khái niệm: Là hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều điện áp định mức tối đa đến 1000V, tần
số 50Hz và hệ thống dây dẫn để sản xuất hoặc tiêu thụ điện năng.
Có nhiều quy chuẩn về bảo vệ an toàn cho hệ thống điện hạ áp. Trong báo cáo đề cập đến quy
chuẩn Việt Nam QCVN: QTĐ 08:2010/BCT

1. Yêu cầu chung
Các yêu cầu trong quy chuẩn này nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho người, động vật

nuôi, tài sản, chống các mối nguy hiểm và hư hỏng có thể phát sinh ra trong khi sử dụng Hệ
thống trang thiết bị điện.

2. Bảo vệ chống điện giật
2.1. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có
thể xảy ra khi tiếp xúc với các phần mang điện của hệ thống trang thiết bị điện:
a. Bảo vệ bằng bọc cách điện các phần mang điện
b. Bảo vệ bằng rào chắn hoặc vỏ bọc: Các bộ phận có điện phải nằm bên trong vỏ bọc
hoặc phía sau rào chắn để đảm bảo khoảng cách an toàn.
c. Bảo vệ bằng vật cản
Các vật cản dùng để ngăn chặn các tiếp xúc vô tình tới các phần có điện nhưng không
ngăn chặn được các tiếp xúc chủ ý bằng cách cố tình đi vòng qua các vật cản.
d. Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm tay với
Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm tay với chỉ nhằm ngăn chặn các tiếp xúc không chủ
ý tới các phần có điện.
e. Bảo vệ bổ sung bằng các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư (dòng điện rò):
Sử dụng các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ
chống điện giật trong vận hành bình thường.
- Sử dụng các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư, với giá trị dòng dư giới hạn không
quá 30 mA, được coi là cách bảo vệ bổ xung chống điện giật trong vận hành bình thường,
trong trường hợp các biện pháp bảo vệ khác bị hư hỏng hoặc trong trường hợp bất cẩn của
người sử dụng.
- Sử dụng các thiết bị này không được coi là biện pháp bảo vệ duy nhất và không được
loại bỏ qua các yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp quy định trong bảo vệ tiếp xúc trực
tiếp.
2.2 Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:
Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các vỏ thiết
bị khi đang có hư hỏng cách điện.

3



a. Bảo vệ bằng cách tự động cắt nguồn cung cấp
Cần tự động cắt nguồn cung cấp khi có nguy cơ điện áp tiếp xúc tác hại đến cơ thể
con người.
Thiết bị bảo vệ phải tự động cắt nguồn cung cấp sao cho khi có sự cố về cách điện
giữa một bộ phận có điện với vỏ thiết bị hoặc với một dây dẫn bảo vệ, điện áp tiếp xúc có trị
số vượt quá 50V không được tồn tại trong một thời gian đủ để gây ra hậu quả có hại cho
người. Bất kể điện áp tiếp xúc là bao nhiêu, trong một số trường hợp tuỳ theo loại sơ đồ nối
đất thời gian cắt nguồn cho phép có thể tối đa là 5 giây.
b. Nối đất
Các vỏ kim loại của thiết bị phải được nối đất hoặc nối vào dây dẫn bảo vệ theo các
điều kiện quy định với từng loại sơ đồ nối đất.
Các vỏ kim loại của thiết bị có thể tiếp cận đồng thời phải cùng được đấu nối vào một
trang bị nối đất riêng lẻ, nhóm hoặc tổng thể.
c. Bảo vệ bằng thiết bị có cách điện kép hoặc bằng cách điện tương đương
Biện pháp này nhằm ngăn chặn sự xuất hiện điện áp nguy hiểm ở các phần có thể tiếp
cận được của thiết bị khi có sự cố ở cách điện chính.

3. Bảo vệ chống các tác động về nhiệt
Hệ thống trang thiết bị điện phải được bố trí sao cho loại trừ được mọi nguy cơ gây ra
bốc cháy các loại vật liệu có thể cháy được do nhiệt tăng lên quá cao hoặc do tia lửa điện.
Ngoài ra, trong khi Hệ thống trang thiết bị điện làm việc bình thường không được gây ra cháy
bỏng cho cơ thể người.

4. Bảo vệ chống quá dòng điện (quá tải và ngắn mạch)
- Người và tài sản phải được bảo vệ chống các nguy hiểm hoặc hư hỏng do nhiệt độ tăng quá
cao hoặc do các lực cơ học sinh ra khi quá dòng điện.
- Yêu cầu chung: Các thiết bị bảo vệ phải cắt được mọi quá dòng chạy trong dây dẫn trước
khi dòng này gây ra nguy hiểm do các hiệu ứng nhiệt và cơ hoặc do nhiệt độ tăng quá cao làm

hư hỏng cách điện, mối nối, các đầu đấu dây hoặc môi trường chung quanh dây dẫn.
4.1. Bảo vệ chống quá tải
a. Phối hợp giữa dây dẫn và thiết bị bảo vệ chống quá tải
Các đặc tính làm việc của thiết bị bảo vệ chống quá tải phải thoả mãn hai điều kiện sau:

I B I n I z

I 2 1,45 I z

(1)
(2)

trong đó:
IB : là dòng thiết kế sử dụng trong dây dẫn;
IZ : là dòng cho phép chạy liên tục trong dây dẫn;
4


In : là dòng định mức của thiết bị bảo vệ;
Đối với các thiết bị bảo vệ có thể chỉnh được thì dòng điện định mức In là dòng được
lựa chọn khi chỉnh định.
I2 là dòng điện đảm bảo tác động có hiệu quả trong thời gian quy ước của thiết bị bảo
vệ. Dòng I2 đảm bảo thiết bị bảo vệ tác động có hiệu quả được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm
hoặc có thể do nhà chế tạo cung cấp.
Bảo vệ theo điều này không đảm bảo đầy đủ trong một số trường hợp, thí dụ chống
quá dòng nhỏ hơn I2 nhưng kéo dài, và không nhất thiết dẫn đến một giải pháp kinh tế nhất.
Cho nên phải giả thiết là mạch đã được thiết kế với điều kiện là dòng quá tải nhỏ, kéo dài
không hay xẩy ra.
b. Vị trí đặt thiết bị bảo vệ quá tải
Thiết bị bảo vệ chống quá tải phải được đặt ở chỗ có sự thay đổi làm cho dòng điện

cho phép bị giảm đi như thay đổi về tiết diện, về loại dây và phương thức lắp đặt.
c. Các trường hợp không đặt bảo vệ chống quá tải vì lý do an toàn
Không lắp đặt thiết bị bảo vệ chống quá tải cho các mạch cung cấp cho các thiết bị
điện mà việc cắt mạch có thể gây ra nguy hiểm (như mạch cung cấp cho các nam châm điện
từ để cẩu hàng, mạch kích thích cho các máy điện quay, mạch thứ cấp của máy biến dòng
điện). Trong những trường hợp như vậy phải có biện pháp phát ra tín hiệu cảnh báo khi có quá
tải.
4.2. Bảo vệ chống ngắn mạch
a. Xác định dòng điện ngắn mạch tính toán
Phải xác định dòng điện ngắn mạch tính toán ở từng điểm liên quan của hệ thống trang
thiết bị. Có thể xác định dòng điện ngắn mạch qua tính toán hoặc qua đo lường.
b. Vị trí đặt các bảo vệ chống ngắn mạch
Thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải được đặt ở nơi mà tiết diện dây dẫn giảm hoặc
sự thay đổi nào khác gây ra sự thay đổi dòng điện cho phép trong dây
Thiết bị bảo vệ có thể được đặt phía trước chỗ có thay đổi về tiết diện hoặc thay đổi
nào khác, miễn là nó có các đặc tính vận hành giống như được đặt ở phía sau
c. Miễn trừ thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch
Cho phép không dùng các thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch trong các trường hợp sau
đây:
- Các dây dẫn nối các máy phát, máy biến áp, bộ chỉnh lưu, bộ Ắc quy đến các bảng
điện kèm theo, các thiết bị bảo vệ được đặt ở các bảng này;
- Các mạch nếu bị cắt sẽ gây nguy hiểm cho vận hành của thiết bị;
- Một số mạch đo lường.
miễn là thoả mãn đồng thời được hai điều kiện sau đây:
Dây dẫn đã được xử lý để giảm tối thiểu rủi ro ngắn mạch
Dây dẫn không được đặt gần các vật liệu dễ cháy.
Bảo vệ ngắn mạch các dây dẫn song song
Một thiết bị bảo vệ có thể bảo vệ chống ngắn mạch nhiều dây dẫn đấu song song miễn
là đặc tính làm việc của thiết bị bảo vệ ấy đảm bảo tác động hiệu quả khi có sự cố xảy ra ở
điểm nguy hiểm nhất trong một dây dẫn. Cần xét đến sự phân bố dòng ngắn mạch giữa các

dây dẫn đấu song song. Một điểm sự cố có thể được cung cấp điện từ hai đầu của một dây dẫn
song song.
5


Nếu một thiết bị bảo vệ không đủ bảo đảm, thì có thể sử dụng một hay nhiều trong các
biện pháp sau đây:
* Có thể sử dụng một thiết bị bảo vệ duy nhất nếu:
- Hệ thống dây đã được đã được lắp đặt để giảm tối thiểu rủi ro ngắn mạch ở bất kỳ
dây dẫn nào, thí dụ bằng bảo vệ chống hư hỏng về cơ học và;
- Các dây dẫn không được đặt gần các vật liệu dễ cháy.
* Với hai dây dẫn đấu song song, phải dùng một thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch ở
đầu vào của từng dây;
* Với số dây đấu song song nhiều hơn 2, các thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải
được đặt ở cả hai đầu cung cấp và phụ tải của từng dây.
d. Các đặc tính của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch
Mọi thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải đáp ứng được hai điều kiện sau đây:
* Dòng cắt không được nhỏ hơn dòng ngắn mạch tính toán ở chỗ đặt thiết bị, trừ
trường hợp đã cho phép sau đây:
- Cho phép dòng cắt nhỏ nếu đã đặt ở phía trước một thiết bị bảo vệ khác có đủ khả
năng cắt. Trong trường hợp này, phải phối hợp với các đặc tính của thiết bị sao cho năng
lượng qua hai thiết bị bảo vệ này không vượt quá khả năng chịu đựng và không làm hư hỏng
thiết bị bảo vệ phía sau và hư hỏng dây dẫn được bảo vệ bằng thiết bị đó;
- Trong một số trường hợp, có thể cần chú ý đến một số đặc tính khác nữa đối với thiết
bị bảo vệ phía sau như lực điện động, năng lượng hồ quang. Chi tiết các thông tin cần thiết
nên tham khảo nhà chế tạo thiết bị.
* Tất cả các dòng điện do ngắn mạch gây ra ở một điểm bất kỳ của mạch phải được
cắt ngay khi chưa làm nóng dây dẫn lên tới nhiệt độ giới hạn.
4.3. Phối hợp bảo vệ quá tải và ngắn mạch
a. Bảo vệ bằng cùng một thiết bị

Khi bảo vệ chống quá tải có dòng cắt lớn hơn dòng điện ngắn mạch tính toán ở điểm
đặt thiết bị thì coi như đã có bảo vệ ngắn mạch sảy ra dây dẫn phía sau điểm đó.
b. Bảo vệ bằng hai thiết bị riêng biệt
Áp dụng các yêu cầu tương ứng cho thiết bị bảo vệ quá tải và thiết bị bảo vệ ngắn mạch.
Các đặc tính của các thiết bị phải được phối hợp sao cho năng lượng qua thiết bị bảo vệ
ngắn mạch không vượt quá khả năng chịu đựng của thiết bị bảo vệ quá tải.
4.4 Hạn chế quá dòng bằng các đặc tính nguồn cung cấp
Các dây dẫn được coi là được bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch khi chúng được cung
cấp từ một nguồn không có khả năng cung cấp một dòng vượt quá khả năng tải của dây dẫn
(thí dụ máy biến áp cách ly, máy biến áp hàn và một vài máy nổ phát điện).

5. Bảo vệ chống các dòng điện sự cố
Các dây dẫn, ngoài các dây mang điện và các bộ phận khác dùng để dẫn dòng điện sự
cố phải có đủ khả năng dẫn dòng điện đó mà không đạt đến những nhiệt độ quá cao.

6


6. Bảo vệ chống quá điện áp
Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do hư hỏng cách điện
giữa các bộ phận mang điện của các mạch có điện áp khác nhau.
Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do quá điện áp do các
nguyên nhân khác (các quá điện áp khí quyển, các quá điện áp thao tác).

II,THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ HẠ ÁP
2.1. Cầu dao

2.1.1.Công dụng
Cầu dao là một loại KCĐ dùng để đóng ngắt dòng điện bằng tay đơn giản nhất được sử
dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 220V điện một chiều và 380V điện

xoay chiều.
Cầu dao thường để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ với tần số đóng cắt thấp. Nếu
điện áp cao hơn hoặc mạch điện có công suất trung bình và lớn thì cầu dao chỉ làm nhiệm vụ
đóng cắt không tải. Vì trong trường hợp này khi ngắt mạch hồ quang sinh ra sẽ rất lớn, tiếp
xúc sẽ bị phá hủy trong một thời gian rất ngắn và khơi mào cho việc hồ quang giữa các pha;
từ đó vật liệu cách điện sẽ bị hỏng, nguy hiểm cho thiết bị và người thao tác.
2.1.2. Cấu tạo
Phần chính của cầu dao là lưỡi dao (tiếp điểm động) và hệ thống kẹp lưỡi (tiếp xúc
tĩnh) được làm bằng hợp kim của đồng, ngoài ra bộ phận nối dây cũng làm bằng hợp kim
đồng.
2.1.3. Nguyên lý làm việc
Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng
ngắt. Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quang điện tại đầu lưỡi dao và
7


điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh
và dứt khoát để dập tắt hồ quang.
Do tốc độ kéo bằng tay không thể nhanh được nên người ta làm thêm lưỡi dao phụ. Lúc
dẫn điện thì lưỡi dao phụ cùng lưỡi dao chính được kẹp trong ngàm.
Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chính trước, lò xo được kéo căng ra và tới một mức nào
đó sẽ bật nhanh kéo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanh chóng. Do đó, hồ quang được
kéo dài nhanh và hồ quang bị dập tắt trong thời gian ngắn.
2.1.4. Phân loại
- Theo kết cấu người ta chia cầu dao làm các loại: 1 cực, 2 cực, 3 cực và 4 cực. Người
ta cũng chia cầu dao ra loại có tay nắm ở giữa hay tay nắm ở bên. Ngoài ra có cầu dao một
ngả và cầu dao hai ngả.
- Theo điện áp định mức: 250V và 500 V
- Theo dòng điện định mức: 15, 25, 30, 40, 60, 75, 100, 200, 350, 600, 1000 A.
- Theo vật liệu cách điện có các loại đế sứ, đế nhựa, đế đá.

- Theo điều kiện bảo vệ có loại không có hộp, loại có hộp che chắn (nắp nhựa, nắp
gang, nắp sắt…).
- Theo yêu cầu sử dụng, người ta chế tạo cầu dao có cầu chì bảo vệ và loại, không có
cầu chì bảo vệ.
Ký hiệu cầu dao không có cầu chì bảo vệ.

Ký hiệu cầu dao có cầu chì bảo vệ

8


2.1.5. Các thông số định mức của cầu dao
Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức
Iđm = Itt (dòng điện tính toán của mạch điện)
Uđm = Unguồn (điện áp nguồn của lưới điện sử dụng)
Ngoài ra người ta còn chọn số cực (số lưỡi dao chính)

2.2. Công tắc
2.2.1. Khái niệm
2.2.1.1. Công dụng
Công tắc là KCĐ dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có dòng điện định
mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh có sự phóng điện khi đóng mở.
Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V.
Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn vì thao tác
ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.

Ký hiệu một số công tắc thường gặp:

9



2.2.1.2 Phân loại
Theo công dụng làm việc có các loại công tắc sau:
- Công tắc đóng ngắt trực tiếp.
- Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng để
đóng ngắt, chuyển đổi mạch điện , đổi nối sao tam giác cho động cơ.
- Công tắc hành trình là loại công tắc được áp dụng trong các máy cắt gọt kim loại để
điều khiển tự động quá trình làm việc của mạch điện.
2.2.2. Công tắc đổi nối kiểu hộp
2.2.2.1. Khái niệm, công dụng
Công tắc đổi nối kiều hộp (công tắc hộp) là loại KCĐ đóng ngắt dòng điện bằng tay
kiểu hộp, dùng để đóng, ngắt, đổi nối không thường xuyên mạch điện có dòng điện đến 400A,
điện áp 220V một chiều và 380V xoay chiều).
Công tắc đổi nối kiểu hộp thường dùng làm cầu dao tổng cho các máy công cụ, dùng
làm đầu nối, khống chế trong các mạch điện tự động. Nó cũng được dùng để mở máy, đảo
chiều quay hoặc đổi nối dây quấn stato động cơ từ sao sang tam giác.
2.2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc như hình 2-7.
Khi xoay núm, nhờ hệ thống lò xo xoắn lại sẽ làm xoay trục, chém vào các tiếp điểm
tĩnh. Lực ép tiếp điểm ở đây nhờ lực đàn hồi của má tiếp điểm động. Mỗi pha được ngăn cách
với nhau bởi tấm cách điện 6 . Các tấm cách điện 3 được làm bằng vật liệu cách điện, mục
đích làm cho các tiếp điểm chuyển động dễ dàng.

10


2.2.2.3. Đặc điểm
- Ưu điểm: Tốc độ đóng ngắt nhanh, kích thước nhỏ gọn. Hồ quang cháy trong môi
trường kín.
- Nhược điểm: Hệ thống tiếp điểm và cơ cấu truyền động chóng bị mòn, tuổi thọ đến
2.104 đóng cắt.

2.2.3. Công tắc hành trình

2.2.3.1. Công dụng, phân loại

11


Công tắc hành trình dùng để đóng, ngắt, chuyển đổi mạch điện điều khiển trong truyền
động điện tự động theo tín hiệu “hành trình” ở các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm tự động
điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt mạch điện ở cuối hành trình để đảm bảo an
toàn.
Tùy theo cấu tạo công tắc hành trình có thể chia thành: kiểu ấn, kiểu trụ,
kiểu quay...
2.2.3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc công tắc hành trình kiểu đòn
Khi cần có động tác chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình dài, người ta dùng
công tắc hành trình kiểu đòn. Công tắc này có thể đóng ngắt dòng điện một chiều 6A, điện áp
220V.
Trên hình 2- 8 biểu diễn vị trí đóng của các tiếp điểm 7,8. Then khóa 6 có tác dụng định
vị giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi máy công tác tác động lên con lăn 1, đòn 2 sẽ quay
ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ lò xo 14 sẽ làm cho đĩa 11 quay đi, cặp tiếp điểm
7,8 mở ra, cặp tiếp điểm 9,10 đóng lại.
Lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vị trí ban đầu khi không có lực tác dụng lên 1 nữa.

2.3. Nút ấn
2.3.1. Khái quát và công dụng
Nút ấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các
thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều
khiển, tín hiệu liên động bảo vệ …Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện
xoay chiều điện áp 500V, tần số 50HZ; 60HZ, nút ấn thông dụng để khởi động, đảo chiều
quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuôn dây của nối với động cơ.

Nút ấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút ấn
thường được nghiên cứu, chếâ tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hơi hóa
chất và bụi bẩn.
Nút ấn có thể bền tới 1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải. Khi
thao tác nhấn nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

2.3.2. Cấu tạo và phân loại
12


- Cấu tạo:
Nút ấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở – thường đóng và vỏ bảo
vệ. Khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái; khi không còn tác động, các tiếp
điểm trở về trạng thái ban đầu.
- Phân loại
Nút ấn được phân loại theo các yếu tố sau:
- Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút ấn, có các loại:
+ Nút ấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái (ON hoặc OFF)
+ Nút ấn kép : Mỗi nút ấn có hai trạng thái ON hoặc OFF

Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng và lắp ráp trong quá trình sửa chữa thường người ta
dùng nút ấn kép, ta có thể dùng nó như là nút ấn On hay OFF.
Phân loại theo hình dạng bên ngoài, người ta chia nút ấn ra thành 4 loại : Loại hở ; loại
bảo vệ ; loại bảo vệ chống nước và chống bụi ; Loại bảo vệ khỏi nổ.
Theo yêu cầu điều khiển người ta chia nút ấn ra ba loại : một nút ; hai nút ; ba nút.
Theo kết cấu bên trong : Nút ấn có đèn báo ; Nút ấn không có đèn báo.

2.4. Áp tô mát
2.4.1. Khái quát và yêu cầu kỹ thuật
2.4.1.1. Khái quát

Áptômát (CB) hay còn gọi là máy cắt là KCĐ tự động cắt mạch điện khi có sự cố: quá
tải, ngắn mạch, điện áp suất, công suất ngược… Trong mạch điện hạ áp có điện áp đinh mức
đến 660V xoay chiều, có dòng điện định tới 6KA.
Đôi khi CB cũng được dùng để đóng, cắt không thường xuyên các mạch điện ở chế độ
bình thường.
Theo kết cấu, người ta chia áp tô mát ra làm ba loại: một cực, hai cực và ba cực.
Theo thời gian thao tác, người ta chia áp tô mát ra thành 2 loại: tác động không tức thời
và tác động tức thời (nhanh).
Theo công dụng bảo vệ, người ta chia áp tô mát thành các loại: áp tô mát dòng cực đại,
áp tô mát điện áp thấp, áp tô mát chống giật, áp tô mát đa năng…
2.4.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Chế độ làm việc ở định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số
dòng điện định mức chạy qua CB lâu bao nhiêu cũng được. Mặt khác, mạch dòng điện của
13


CB phải chịu được dòng điện lớn (khi ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang
đóng.
- CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kA. Sau khi
ngắt dòng điện ngắn mạch, CB phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại
do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy thường phải kết hợp
lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB.
- Để thực hiện yêu cầu thao tác bảo vệ có chọn lọc, CB cần phải có khả năng điều chỉnh
trị số dòng điện tác động và thời gian tác động.

Hình 2 - 12. Hình ảnh một số áp tô mát thông dụng
2.4.1.3. Ký hiệu áp tô mát

2.4.2. Cấu tạo chung

2.4.2.1. Tiếp điểm
CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang), hoặc ba
cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quanq).
14


Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là
tiếp điềm chính.
Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng
là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ
được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào
làm hư hại tiếp điểm chính.
Trên hình 2 - 14 trình bày hệ thống tiếp điểm trong một kiểu CB. Trong đó 2,3 là tiếp
điểm làm việc, 4 là tiếp điểm trung gian, 5 là tiếp điểm hồ quang.
2.4.2.2. Hộp dập hồ quang
Hệ thống dập hồ quang có nhiệm vụ nhanh chóng dập hồ quang khi ngắt, không cho nó
cháy lặp lại. Đối với CB điện xoay chiều, buồng dập hồ quang thường có cấu tạo kiểu dàn dập
6 trên hình 2 – 14. Đối với CB điện một chiều, thường kết hợp nhiều kiểu buồng dập hồ
quang có khe hẹp hoặc khe rộng. Kết hợp với cuộn dây tạo từ trường thổi hồ quang.

2.4.2.3. Cơ cấu truyền động cắt CB
Cơ cấu truyền động đóng cắt của CB gồm truyền động đóng cắt và khâu truyền động
trung gian.
- Truyền động cắt CB thường có hai cách : bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ
điện).
Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn
600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn
hơn (đến 1000A).
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy.
Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén.

- Khâu truyền động trung gian dùng phổ biến nhất trong áp tô mát là cơ cấu tự do trượt
khớp. Hình 2 - 15 trình bày một khâu truyền động trung gian của CB có cơ cấu điều khiển
bằng nam châm điện.
15


Khi bình thường (không có sự cố), các tay đòn 2,6 được nối cứng vì tâm O nằm thấp
dưới đường nối hai điểm O1 , O2. Giá đỡ 1làm cho hai đòn này không tự gập lại được. Ta nói
điểm O ở vị trí chết.
Khi có sự cố, phần ứng 5 của nam châm điện 4 bị hút dập vào hệ thống tay đòn làm cho
điểm O thoát khỏi vị trí chết. Điểm O cao hơn đường nối hai điểm O1 , O2. Lúc này hai tay
đòn không được nối cứng nữa, các tiếp điểm sẽ nhanh chóng mở rad]ới tác dụng của lò xo
kéo tiếp điểm.
Muốn đóng lại CB, ta phải kéo tay cầm 3 xuống phía dưới để cho hai tay đòn duỗi
thẳng ra, sau đó mới đóng vào được.
2.4.2.4. Móc bảo vệ
CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ – gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện
có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
+ Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ thiết bị
điện không bị quá tải và ngan mạch, đường thời gian – dòng điện của móc bảo vệ phải nằm
dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện từ và rơle
nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB.
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này được quấn
tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng.
Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi
tự do, làm tiếp điểm của CB mở ra. Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng của lò xo, ta có thể
điều chỉnh được trị số dòng điện tác động.
Để giữ thời gian trong bảo vệ quá tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấugiữ thời
gian (ví dụ bánh xe răng như trong cơ cấu đồng hồ).
Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có phần tử phát

nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở
tiếp điểm của CB khi có quá tải. Kiểu này có thiếu sót là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt
nhanh được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt
trong một CB. Lọai này được dùng ở CB có dòng điện định mức đến 600A.
+ Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điệân áp thấp) cũng thường dùng kiểu điện từ. Cuộn
dây mắc song song với mạch điện chính, cuộn dây này được quấn ít vòng với dây tiết diện
nhỏ chịu điện áp nguồn
2.4.3. Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của áptômát tác động theo mức dòng
2.4.3.1. Áp tô mát dòng cực đại
Sơ đồ nguyên lý như hình 2- 16.

16


Hình 2 – 16. Nguyên lý làm việc của áp tô mát điện áp cực đại
2.4.3.2. Áp tô mát điện áp thấp
Sơ đồ nguyên lý như trên hình 2 - 17.

Nguyên lý tác động của Áptômát theo điện áp
17


2.4.3.3. Loại thấp áp
Nguyên lí làm việc: Nó tự động ngắt mạch khi điện áp U giảm xuống dưới mức chỉnh
định Ucđ. Nếu U < Ucđ. Lực điện từ của nam châm điện 1 có cuộn dây mắc song song với
lưới giảm yếu hơn lực kéo của lò xo 3 nên mấu giữa thanh 4 và đòn 5 bật ra, lò xo 6 kéo tiếp
điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh, mạch điện bị cắt. Áptômát điện áp thấp dùng để bảo vệ
mạch điện khi điện áp sụt quá thấp hay khi mất điện áp ( bảo vệ thấp áp ở UTA ≤ 85% Uđm ).


2.4.3.4. Áptômát loại dòng điện ngược ( cho mạng một chiều)

Nguyên lý làm việc: Nó tự động cắt mạch điện khi hướng truyền dòng điện thay đổi
(khi dòng điện thay đổi chiều). Nếu năng lượng truyền thuận chiều, từ thông của cuộn dây
dòng điện và cuộn dây điện áp của nam châm điện 1 cùng chiều với nhau, lực điện từ lớn hơn
lực lò xo 3, áptômát đóng. Khi chiều dòng điện thay đổi (công suất truyền ngược), lực điện từ
của nam châm điện tỷ lệ với bình phương hiệu hai từ thông do dòng điện và điện áp sinh ra,
do đó lực điện từ giảm đi rất nhiều, không thắng nổi lực kéo lò xo 3, mấu giữa thanh 4 và đòn
18


5 bật ra, lò xo ngắt 6 kéo tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh, mạch điện bị ngắt.

2.5. Công tắc tơ
2.5.1. Khái niệm chung
2.5.1.1.Công dụng
Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, từ
xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động. Việc đóng cắt công tắc tơ có tiếp điểm có
thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại đóng
cắt bằng nam châm điện.
Những năm gần đây người ta đã chế tạo loại công tắc tơ không tiếp điểm, việc đóng
ngắt công tắc tơ loại này được thực hiện bằng cách cho các xung điện để khóa hoặc mở các
van bán dẫn (thyristor, triac). Công tắc tơ có tần số đóng cắt lớn, có thể tới 1800 lần trong một
giờ.
2.5.1.2. Phân loại
Theo nguyên lý truyền động người ta phân ra các loại công tắc tơ đóng ngắt bằng điện
từ, bằng thủy lực, bằng khí nén và loại công tắc tơ không tiếp điểm.
Theo dạng dòng điện đóng cắt có loại công tắc tơ một chiều và công tăc tơ xoay chiều.


2.5.1.3. Các tham số chủ yếu của công tắc tơ:
- Điện áp định mức Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính của
công tắc tơ phải đóng ngắt. Điện áp định mức có các cấp: 110V, 220V, 440V một chiều và
127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.
- Dòng điện định mức Iđm là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính của công tắc
tơ trong chế độ làm việc dài hạn (nghĩa là khi tiếp điểm của công tắc tơ ở trạng thái đóng lâu
hơn 8 giờ thì dòng điện định mức của công tắc tơ lấy thấp hơn khoảng 20%). Dòng điện định
19


mức của công tắc tơ hạ áp thông dụng có các cấp: 10; 20; 25; 40; 60; 75; 100; 150; 250; 300;
600; 800 A.
- Điện áp cuộn dây Ucd đm là điện áp định mức đặt vào cuộn dây. Khi tính toán, thiết
kế công tắc tơ thường phải đảm bảo lúc điện áp bằng 85% Ucd đm thì phải đủ sức hút và lúc
điện áp bằng 110% Ucd đm thì cuộn dây không nóng quá trị số cho phép.
Ngoài ra, công tắc tơ còn có các tham số như số cực, số cặp tiếp điểm phụ, khả năng đóng,
khả năng ngắt, tuổi thọ, tần số thao tác, tính ổn định nhiệt, tính ổn định điện động.
2.5.2. Công tắc tơ kiểu điện từ
2.5.2.1. Cấu tạo và ký hiệu

Công tắc tơ (CTT) xoay chiều kiểu điện từ có nguyên lý cấu tạo như hình 2 - 18, gồm các bộ
phận chính như sau:
- Lõi thép tĩnh (1): được cấu tạo bởi các lá thép kỹ thuật điện (có hình chữ E) ghép lại
với nhau và được gắn cố định với thân (vỏ) của CTT.
- Lõi thép động (2): có cấu tạo tương tự như lõi thép tĩnh và nằm ở phần nắp của CTT.
- Các cặp tiếp điểm chính (3): là các cặp tiếp điểm thường mở, có nhiệm vụ cho dòng
điện của phụ tải chạy qua (thường là dòng điện có trị số lớn).
- Các cặp tiếp điểm phụ (4): có hai loại là thường mở và thường đóng, có nhiệm vụ cho
dòng điện của mạch điều khiển chạy qua (thường là dòng điện có trị số nhỏ).
- Cánh tay đòn (5): được gắn với lõi thép động trên đó có gắn hệ thống các tiếp điểm

động.
- Lò so hồi vị (6): có nhiệm vụ đưa lõi thép về vị trí ban đầu khi cuộn dây điện từ (cuộn
hút) mất điện.
- Vòng ngắn mạch bằng đồng (7): được gắn trên lõi thép tĩnh (hoặc động) có tác dụng
chống rung khi CTT làm việc với điện áp xoay chiều.
- Cuộn dây điện từ (cuộn hút) (8): làm việc với điện áp xoay chiều có nhiệm vụ tạo ra
lực điện từ khi có dòng điện chạy qua.

20


2.5.2.3. Nguyên lý làm việc
Khi cuộn hút của công tắc tơ chưa được cấp điện, lò so hồi vị (6) đẩy lõi thép động (2)
cách xa khỏi lõi thép tĩnh (1). Các cặp tiếp điểm chính (3) ở trạng thái mở, cặp tiếp điểm
thường mở của tiếp điểm phụ (4) ở trạng thái mở còn cặp tiếp điểm thường đóng của tiếp
điểm phụ (4) ở trạng thái đóng.
Khi đặt vào hai đầu cuộn hút một điện áp xoay chiều có trị số định mức. Dòng điện
xoay chiều trong cuộn hút sẽ sinh ra một từ thông móc vòng qua cả hai lõi thép và khép kín
mạch từ. Chiều và trị số của từ thông sẽ biến thiên theo chiều và trị số của dòng điện sinh ra
nó, nhưng xét tại một thời điểm nhất định thì từ thông đi qua bề mặt tiếp xúc của hai lõi thép
là cùng chiều nên sẽ tạo thành ở 2 bề mặt này hai cực trái dấu của nam châm điện N-S (cực
nào có chiều từ thông đi vào là cực Nam còn cực nào có chiều từ thông đi ra là cực Bắc).
Kết quả là lõi thép động sẽ bị hút về phĩa lõi thép tĩnh và kéo theo tay đòn (5), làm cho
các tiếp điểm chính (3) và tiếp điểm phụ (4) đang ở trạng thái mở sẽ đóng lại, tiếp phụ (4) còn
lại đang ở trạng thái đóng sẽ mở ra.
Khi cắt điện vào cuộn hút, lò xo hồi vị (6) sẽ đẩy lõi thép động (2) về vị trí ban đầu.

2.6. Khởi động từ
2.6.1. Khái niệm chung
Khởi động từ (KĐT) là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng–ngắt,

đảo chiều và bảo vệ quá tải (nếu có lắp thêm rơle nhiệt) các động cơ không đồng bộ ba pha
rôto lồng sóc.
Khởi động từ có một CTT gọi là khởi động từ đơn thường để đóng- ngắt động cơ điện.
Khởi động từ có hai contactor gọi là khởi động từ kép dùng để thay đổi chiều quay của động
cơ gọi là khởi động từ đảo chiều. Muốn bảo vệ ngắn mạch phải lắp thêm cầu chì.
Khởi động từ được cấu tạo từ hai khí cụ điện: công tắc tơ xoay chiều và rơle nhiệt nên
kết cấu khởi động từ rất đa dạng và phong phú.
Khởi động từ thường được phân chia theo:
- Điện áp định mức của cuộn dây hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V.
- Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: hở, bảo vệ, chống bụi,
nước, nổ…
- Khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: không đảo chiều quay và đảo chiều
quay.
21


- Số lượng và loại tiếp điểm: thường mở, thường đóng.

2.6.2. Các yêu cầu kỹ thuật
Động cơ điện không đồng bộ ba pha có thể làm việc liên tục được hay không tuỳ thuộc
vào mức độ tin cậy của khởi động từ. Do đó khởi động từ cần phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ
thuật sau:
- Tiếp điểm có độ bền chịu mài mòn cao.
- Khả năng đóng – cắt cao.
- Thao tác đóng – cắt dứt khoát.
- Tiêu thụ công suất ít nhất.
- Bảo vệ động cơ không bị quá tải lâu dài (có rơle nhiệt).
- Thỏa điều kiện khởi động (dòng điện khởi động từ 5 đến 7 lần dòng điện định mức).
2.6.3. Sơ đồ nguyên lý dùng khởi động từ
2.6.3.1. Khởi động từ đơn điều khiển tại một vị trí như hình 2 - 21.

Đóng áp tô mát CB cấp điện cho mạch điều khiển.
Để mở máy động cơ M nhấn nút khởi động M trên mạch điều khiển, cuộn dây công tắc
tơ (CTT) K có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại; làm đóng các tiếp điểm
chính ở mạch động lực để khởi động động cơ và đóng tiếp đểm phụ thường mở ở mạch điều
khiển để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động.
Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của lực lò xo nén làm
phần lõi từ di động trở về vị trí ban đầu; các tiếp điểm trở về trạng thái thường mở. Động cơ
dừng hoạt động.
Khi có sự cố quá tải động cơ, rơle nhiệt RN sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn dây,
do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.

22


2.6.3.2. Khởi động từ kép đảo chiều trực tiếp như hình 2 - 22.
Đóng áp tô mát CB cấp điện cho mạch điều khiển.
Để mở máy và điều khiển động cơ quay theo chiều thuận (T), nhấn nút nhấn MT, cuộn
dây CTT thuận KT có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại; làm đóng các tiếp
điểm chính KT ở mạch động lực để khởi động động cơ quay theo chiều thuận và đóng tiếp
điểm phụ thường mở KT để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động
MT.

Để đảo chiều quay động cơ (ngược N), ta nhấn nút nhấn MN, cuộn dây CTT thuận KT
mất điện, cuộn dây CTT thuận KT có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại; làm
23


×