Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP CÓ TRẢ LỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.46 KB, 20 trang )

Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP
Câu 1: Điện trở xoay chiều và điện trở một chiều của cùng một sợi dây dẫn có giống
nhau không? Tại sao?
Điện trở xoay chiều và điện trở một chiều của cùng một sợi dây dẫn giống nhau vì: Điện trở
của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và điện trở suất (hay bản chất của dây
dẫn) chứ không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dòng điện. Công thức tính điện trở
R=U/I chỉ suy ra từ định luật Ôm.
Điện trở được tính theo công thức sau: R =ρ.L / S
- Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu dây dẫn.
- L là chiều dài dây dẫn
- S là tiết diện dây dẫn
- R là điện trở, đơn vị là Ohm
Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc, sơ đồ nguyên lý của máy biến điện áp kiểu tụ,
nêu và giải thích các thông số cơ bản của biến điện áp? Tại không được để ngắn mạch
thứ cấp biến điện áp trong vận hành?
- Nguyên lý làm việc: TU kiểu tụ dùng bộ phân áp bằng tụ để lấy một phần điện áp cao
(thường từ 10, 15KV) đưa vào cuộn sơ cấp và điện áp ra lấy trên cuộn thứ cấp cung cấp cho
thiết bị đo lường, bảo vệ.
- Cấu tạo: Gồm hai bộ tụ điện mắc nối tiếp, đấu nối tiếp vào lưới cao áp, một cuộn dây sơ
cấp đấu song song với tụ chịu điện áp từ 10, 15KV. Cuộn thứ cấp quấn cùng mạch từ với
cuộn sơ cấp sẽ cung cấp điện áp ra thích hợp theo yêu cầu.

- Trong vận hành không được ngắn mạch 2 đầu thứ cấp TU: Do TU chỉ cung cấp tín hiệu
áp, công suất máy bé nên khi bị ngắn mạch thứ cấp TU sẽ bị cháy tức thì.
- Các thông số cơ bản của máy biến điện áp
+ Tỷ số biến đổi điện áp định mức: kdm 
U1dm : Điện áp sơ cấp định mức
U 2dm : Điện áp thứ cấp định mức

+ Sai số điện áp: U % 


kdm .U 2  U1
x 100
U1

U1dm
U 2dm


Sai số điện áp là do có tổn thất bên trong máy nên điện áp đo được bên thứ cấp kdm .U 2 khác
với điện áp thực tế bên sơ cấp U1 .
+ Cấp chính xác: là sai số lớn nhất về trị số điện áp khi nó làm việc trong điều kiện:
F = 50Hz, U1 = 0.9+1,1. U dm
+ Phụ tải thứ cấp thay đổi từ 0,25 đến định mức
+ Cos  = 0,8
+ Cấp chính xác được chế tạo theo các mức sau: 0,2; 0,5; 1,0, 3,0
- Phụ tải của TU: là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết điện áp ở thứ cấp là
định mức.
2
U 2dm
S
, Với Z  r 2  x 2 là tổng trở mạch ngoài của TU
Z

Câu 3 : Trước khi thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác
phải lưu ý gì?
- Kiểm tra bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần thiết) theo quy
định của đơn vị quản lý vận hành.
- Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Cắt điện mạch điều
khiển của máy cắt liên lạc nếu thao tác dao cách ly được thực hiện tại chỗ trong
thời gian thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu.

- Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước
thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá
tải máy cắt liên lạc.
Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi thanh
cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ
phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.
Câu 4 : Nguyên lý làm việc chức năng chống hư hỏng máy cắt (50BF), nêu các trường
hợp khởi tạo bảo vệ, vẽ sơ đồ logic chức năng 50BF với sơ đồ làm việc của bảo vệ lỗi
MC với giám sát ngưỡng kém dòng, và sơ đồ làm việc của bảo vệ lỗi MC với giám sát
tiếp điểm MC.
- Bảo vệ lỗi hư hỏng máy cắt làm việc trên nguyên tắc phát hiện lỗi một máy cắt khi có sự
cố xảy ra và phát lệnh đi cắt các máy cắt xung quanh nhằm ngăn ngừa sự cố phát triển.
- Để bảo vệ lỗi hư hỏng máy cắt tác động cần có 02 điều kiện sau :
+ Bảo vệ tác động.
+ Dò hư hỏng máy cắt.
- Đối với các thế hệ rơle hiện nay, việc xác định máy cắt bị hư hỏng dựa trên nguyên tắc :
+ Kiểm tra dòng điện (chảy qua máy cắt đó) qua rơle vẫn còn duy trì sau thời gian
đặt kể từ lúc có lệnh cắt máy cắt từ bảo vệ.
+ Và/hoặc kiểm tra máy cắt không chuyển trạng thái (dựa vào tiếp điểm phụ máy
cắt).
- Các bảo vệ khởi tạo lỗi máy cắt có thể từ các rơle bảo vệ khác hoặc trong rơle có trang bị
bảo vệ lỗi máy cắt.
- Các rơle kỹ thuật số hiện nay, chức năng bảo vệ lỗi hư hỏng máy cắt, nếu có, là một chức
năng bảo vệ trong rơle đa chức năng. Vì vậy đa số đều sử dụng việc khởi tạo chức năng lỗi
máy cắt bằng chính bảo vệ của rơle đó và/ hoặc từ các bảo vệ của các rơle khác.
* Sơ đồ làm việc của bảo vệ lỗi MC với giám sát ngưỡng kém dòng


Tin hieu cat tu ro le
B/F Start


>1

&

Lenh cat tu
ben ngoai

S

B/F Trip
T - B/F

Lenh cat cac MC
lien quan

R

B/F Start

I< B/F

&
Off B/F trong ro le
B/F Off

* Sơ đồ làm việc của bảo vệ lỗi MC với giám sát tiếp điểm MC
Tin hieu cat tu ro le
B/F Start


>1
Lenh cat tu
ben ngoai

&

S
R

B/F Trip
T - B/F

Lenh cat cac MC
lien quan

B/F Start

52A
&
Off B/F trong ro le
B/F Off

Câu 5 : Nêu các nội dung kiểm tra xem xét bên ngoài MBA theo Quy tình vận hành
sửa chữa MBA do EVN ban hành?
Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm:
1. Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu).
2. Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không.
3. Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và
các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực.
4. Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế.

5. Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục.
6. Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa
rơle và bình dầu phụ.
7. Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu
8. Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát
nóng không.
9. Kiểm tra hệ thống nối đất.


10.Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không.
11.Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
12.Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn
chiếu sáng, lưới chắn...
13. Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy.
Câu 6 : Trình bày sơ đồ nguyên lý và vai trò của tủ chỉnh lưu và hệ thống ắc quy
trong trạm biến áp? Hãy giải thích vì sao trong trạm biến áp 110kV tủ chỉnh
lưu không thể thay thế vai trò của hệ thống ắc quy?
- Sơ đồ nguyên lý của tủ chỉnh lưu dạng số :

Nguồn vào tủ chỉnh lưu thường dùng điện áp 380VAC, thông qua Cầu chỉnh lưu Thristor,
bộ xác định thứ tự pha, mạch lọc và các bộ phận phụ trợ khác sau đó đưa ra nguồn 220VDC
ổn định.
- Vai trò của tủ chỉnh lưu: Nguồn accu là bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy điện,
trạm biến áp, cung cấp không gián đoạn nguồn điện DC để nuôi các rơ le, thiết bị đo lường,
điều khiển và thiết bị khác. Dàn accu có điện áp và dung lượng tùy theo phụ tải, thông
thường là điện áp 220VDC, 110VDC hoặc 48VDC. Do tính chất quan trọng của hệ thống
điều khiển, bảo vệ cũng như giám sát nên việc đảm bảo cung cấp nguồn điện một chiều liên
tục và không gián đoạn là yêu cầu cần thiết. Do đó, các dàn accu thường sử dụng cùng với
hai tủ chỉnh lưu, một ở chế độ làm việc và một ở chế độ dự phòng.
-Trong trạm biến áp tủ chỉnh lưu không thể thay thế vai trò của hệ thống accu vì khi sự cố

mất nguồn AC tủ chỉnh lưu không làm việc được, lúc này chỉ sử dụng duy nhất nguồn accu
tại trạm để cung cấp cho các thiết bị trên.
Câu 7 : Nêu các trường hợp phải tách Máy biến áp (hoặc kháng điện) ra khỏi vận
hành:
- Có tiếng kêu mạnh không đều và có tiếng phóng điện trong MBA.
- Sự phát nóng của MBA tăng lên bất thường và liên tục trong điều khiện làm mát bình
thường và không bị quá tải.
- Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an
toàn.
- Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và tiếp tục hạ thấp.
- Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.


- Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong
quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ.
- Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn.
- Các trường hợp bất thường khác theo yêu cầu của Đơn vị quản lý vận hành.
Câu 8 : Thế nào là quá tải bình thường và quá tải sự cố?
- Quá tải bình thường là thời gian và mức độ quá tải phụ thuộc vào đồ thị phụ tải ngày,
nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ non tải khi thấp điểm.
- Quá tải sự cố là quá tải có thời gian phụ thuộc vào bội số dòng điện quá tải.
Câu 9: Thế nào là máy biến áp tự ngẫu ? Nêu ưu - khuyết điểm của máy biến áp tự
ngẫu so với máy biến áp thông thường có cùng công suất ?
a/ Máy biến áp tự ngẫu là máy biến áp ở dây quấn thứ cấp là một bộ phận của dây quấn sơ
cấp, nên ngoài sự liên hệ qua hỗ cảm các dây quấn sơ cấp và thứ cấp còn liên hệ trực tiếp
với nhau về điện. Dây quấn sơ cấp của máy biến áp tự ngẫu được nối song song với lưới
điện còn dây quấn thứ cấp được nối trực tiếp với lưới điện.
b/ Ưu- Khuyết điểm của máy biến áp tự ngẫu so với máy biến áp thông thường cùng công
suất.
*) Ưu điểm:

- Tiêu hao vật liệu và giá thành của MBA tự ngẫu nhỏ hơn so với MBA 3 cuộn dây cùng
công suất.
- Kích thước và trọng lượng MBA tự ngẫu nhỏ hơn so với MBA 3 cuộn dây cùng công suất.
- Tổn hao công suất trong MBA tự ngẫu cũng nhỏ hơn so với MBA 3 cuộn dây cùng công
suất nhất là khi làm việc ở chế độ hạ áp.
- Hiệu suất cao, tổn hao điện áp và dòng điện từ hóa trong MBA tự ngẫu cũng nhỏ hơn
MBA 3 cuộn dây.
- Điện kháng giữa cuộn cao áp và trung áp của MBA tự ngấu nhỏ hơn so với MBA 3 cuộn
dây nên việc điều chỉnh điện áp trong MBA tự ngẫu dễ dàng hơn.
*) Nhược điểm:
- Chỉ dùng được khi cả hai mạng điện cao áp và trung áp cùng nối đất trực tiếp. Nếu trung
tính của hai mạng điện áp này không nối đất, khi chạm đất một pha trong mạng điện cao áp,
điện áp pha của mạng cao áp tăng lên √3 lần, nhưng điện áp pha của mạng trung áp lớn hơn
√3 lần rất nhiều.
- Do có sự liên hệ về điện giữa cuôn cao áp và trung áp nên sóng quá điện áp có thể truyền
từ cao áp sang trung áp hoặc ngược lại. Vì vậy các đầu ra cao áp và trung áp của MBA tự
ngẫu phải đặt chống sét van.
- Do điện kháng giữa cuộn cao áp và trung áp nhỏ nên dòng điện ngắn mạch trong mạng
điện áp này lớn hơn so với khi dùng MBA 3 cuộn dây.
Câu 10: Trình bày các loại sơ đồ nối điện: tứ giác, hai thanh cái, hai thanh cái có
thanh cái vòng, nêu các ưu, nhược điểm của sơ đồ: Tham khảo tài liệu Nhà máy điện.
Câu 11: Tụ bù có vai trò gì trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện (nêu công
thức tính tổn thất công suất, giải thích) ?
Hiện nay trên lưới điện xử dụng 02 cách bù: bù ngang và bù dọc.
Tụ bù ngang
Tụ bù dọc
- Là phương pháp nối nhánh rẽ các bộ tụ - Là phương pháp nối tiếp các bộ tụ điện
điện tĩnh vào lưới truyền tải và phân phối.
tĩnh vào các đường dây tải điện dùng trong
- Tác dụng của tụ bù ngang là bù công suất truyền tải xa.

phản kháng trên đường dây, để nâng cao hệ - Tác dụng của tụ bù dọc là nhằm thay đổi
số công suất, dẫn đến tăng khả năng tải công giá trị điện kháng của đường dây, mục đích


suất tác dụng trên đường dây giúp giảm tổn để giảm tổn thất điện áp trên đường dây và
thất truyền tải và góp phần điều chỉnh, ổn giúp tăng độ ổn định điện áp của hệ thống
định điện áp của mạng cung cấp.
khi có sự cố.
a) Đối với bù ngang: bù công suất phản kháng truyền tải trên đường dây.
Công thức tính tổn thất công suất trước khi bù: P = (P2+Q2). R /U2
Công thức tính tổn thất công suất sau khi bù: Pbù = (P2+(Q-Qbù ))2. R /U2
Trong đó : P : tổn thất công suất tác dụng trên ĐZ trước khi bù.
Pbù : tổn thất công suất tác dụng trên ĐZ sau khi bù.
P, Q : công suất tác dụng, phản kháng trên ĐZ.
R, X: điện trở, điện kháng của ĐZ.
- So sánh tổn thất công suất trước và sau khi bù : Pbù < P
b) Đối với bù dọc: thay đổi giá trị điện kháng của đường dây
Công suất tác dụng truyền tải trên ĐZ trước bù: P = U1 . U2 /(Xl – XC)
Công suất tác dụng truyền tải trên ĐZ sau bù: Pbù = U1 . U2 /(Xl – (XC + Xbù))
Trong đó :
U1, U2 : điện áp đầu và cuối ĐZ.
XL : cảm kháng của ĐZ.
XC : dung kháng của ĐZ.
Xbù : dung kháng của tụ bù.
- So sánh công suất truyền tải trên ĐZ trước và sau khi bù : Pbù > P
Câu 12 : Nêu quy định về điều chỉnh điện áp của Máy biến áp lực theo Quy trình xử lý
sự cố HTĐ Quốc Gia?
1. Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp được quá áp như
sau:
a) Trong điều kiện vận hành bình thường:

- Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức
tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải; không quá 10%
điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá
25% công suất định mức của máy biến áp;
- Máy biến áp được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn
không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp
không bị quá tải.
b) Trong điều kiện sự cố:
- Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu
phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với
điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị
quá tải;
- Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với máy biến áp
điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định theo số liệu của nhà chế tạo.
c) Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân
áp tương ứng, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển
phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng.


2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá áp
máy biến áp theo trình tự sau:
a) Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp
không bị quá áp vượt mức cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này, sau đó báo cáo Cấp
điều độ có quyền điều khiển;
b) Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có
quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. Điều độ viên điều khiển điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
do Bộ Công Thương ban hành để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị quá điện áp
cho phép.
Câu 13 : So sánh ưu khuyết điểm các lưới điện có chế độ làm việc của điểm trung tính

khác nhau (trực tiếp nối đất hay cách đất)?
a/ Chế độ làm việc của điểm trung tính trực tiếp nối đất:
- Ưu điểm: Khi trung tính trực tiếp nối đất, cách điện chỉ cần thiết kế theo điện áp pha vì ở
bất kỳ chế độ nào (bình thường hay chạm đất) điện áp các dây dẫn đều không vượt quá điện
áp pha. Như vậy đầu tư cho cách điện sẽ giảm đi.
- Khuyết điểm:
+ Chạm đất một pha là ngắn mạch, dòng điện rất lớn, rơle tác động cắt nhanh đường
dây bị sự cố, độ tin cậy cung cấp điện thấp.
+ Dòng điện chạm đất một pha lớn nên chi phí đầu tư cho thiết bị, hệ thống nối đất
tăng.
+ Dòng chạm đất một pha có thể lớn hơn dòng ngắn mạch ba pha trong một số
trường hợp.
b/ Chế độ làm việc của điểm trung tính cách đất:
- Ưu điểm:
+ Dòng chạm đất một pha nhỏ nên có thể cho phép lưới điện tiếp tục làm việc trong
thời gian ngắn (không quá 2 giờ). Tăng độ tin cậy cung cấp điện liên tục.
+ Dòng điện chạm đất một pha nhỏ nên chi phí đầu tư (theo dòng) cho thiết bị giảm.
- Khuyết điểm:
+ Cách điện phải thiết kế theo điện áp dây (do khi chạm đất 1 pha, điện áp 02 pha
còn lại tăng lên bằng điện áp dây) tăng chi phí đầu tư cho cách điện.
+ Dòng điện dung tại nơi ngắn mạch lớn nên sinh hồ quang, có thể đốt cháy cách
điện dẫn đến ngắn mạch nhiều pha.
Câu 14 : Nêu ý nghĩa, sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc sơ đồ cắt liên động trực
tiếp DTT (Direct Transfer Trip) dùng rơle khoảng cách?
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CẮT TRỰC TIẾP (DTT)


- Nguyên lý làm việc:
Cắt liên động trực tiếp, thường dùng kết hợp trong bảo vệ khoảng cách trên đường dây cao
áp có 2 nguồn cung cấp. Vùng bảo vệ Z1 của BVKC thông thường chỉ đạt 80-90% chiều

dài ĐZ, do đó để đảm bảo cắt nhanh nhất ĐZ khi sự cố nằm ngoài vùng Z1 người ta phối
hợp với các chức năng DTT (hoặc PTT). Khi sự cố nằm ngoài vùng Z1 của rơle A nhưng
thuộc vùng Z1 của rơle B (sự cố ngay đầu trạm B, thuộc ĐZ AB), lúc này chỉ có rơle B tác
động với thời gian vùng Z1, còn rơle đầu A tác động với thời gian vùng Z2 hoặc lớn hơn.
Để phối hợp thời gian tác động, rơle đầu B sẽ truyền đi tín hiệu DTT (cắt trực tiếp), đầu A
khi nhận tín hiệu này sẽ cắt ngay MC mà không cần bất cứ điều kiện nào khác, thời gian
truyền tín hiệu và cắt MC nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian vùng Z2.
- Nhược điểm: Tính chọn lọc không cao, dễ tác động nhầm khi sự cố không nằm trong vùng
bảo vệ.
Câu 15 : Nêu ý nghĩa, sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc sơ đồ truyền tín hiệu cho
phép PTT (Permissive Transfer Trip) dùng rơle khoảng cách?
- Do sơ đồ DTT có độ tin cậy không cao nên thường sử dụng sơ đồ PTT (cắt với điều kiện
cho phép) để phối hợp với BVKC, có 02 loại sơ đồ: PUTT và POTT
a/ Sơ đồ PUTT:

Figure 2-56 Operation scheme of the permissive underreach transfer trip method via Z1B
(PUTT)
a/ Sơ đồ nguyên lý PUTT: Cắt có điều kiện cho phép, ứng dụng kết hợp với chức năng Z 1B
(vùng 1 mở rộng) của BVKC:
Trong sơ đồ bảo vệ trạm A, B ban đầu sử dụng vùng Z1 thông thường của các BVKC (có
phối hợp tự chuyển sang vùng Z1B khi có tín hiệu cho phép).
- Khi sự cố nằm trong vùng Z1 thông thường của cả rơle đầu A, B thì lúc này cả rơle đầu A,
B đều cắt với thời gian Z1.
- Khi sự cố nằm trong vùng Z1 của đầu A nhưng không thuộc Z1 của đầu B (vị trí sự cố
nằm sát đầu A). Rơle đầu A ngay lập tức sẽ phát ra tín hiệu cho phép đến đầu B và xuất ra
tín hiệu cắt máy cắt tại đầu A. Đầu B nhận được tín hiệu cho phép của đầu A thì chuyển từ
vùng Z1 sang Z1B, đối với vùng Z1B thì rơle đầu nhận ra sự cố thuộc phạm vị của mình
nên xuất tín hiệu cắt máy cắt đầu B.
- Nếu sự cố ngoài ĐZ AB thì cả hai rơle đều không phát hiện ra sự cố nên đều không tác
động.

b/ Sơ đồ nguyên lý POTT:
- Khác với sơ đồ PUTT, sơ đồ POTT ban đầu cả bảo vệ đầu A, B đều là vùng Z1B (vùng 1
nằm bao trùm cả ĐZ AB).
- Khi sự cố nằm trong ĐZ AB: cả rơle đầu A, B đều nhận ra sự cố và đồng thời gửi tín hiệu
cho phép đến đầu đối diện và cả hai rơle đều xuất ra lệnh cắt.


- Khi sự cố nằm ngoài ĐZ AB nhưng vẫn thuộc vùng Z1B của rơle đầu A (sát đầu trạm B,
ngoài ĐZ AB): rơle đầu A ngay lập tức sẽ phát ra tín hiệu cho phép đến đầu B, đầu B nhận
được tín hiệu của đầu A nhưng không phát hiện ra sự cố (do ngược hướng) nên không gửi
tín hiệu cho phép lại đầu A. Tại đầu A mặc dù phát hiện ra sự cố nhưng không có tín hiệu
cho phép từ đầu B nên cũng không xuất ra lệnh cắt. ĐZ đảm bảo không cắt nhầm khi có sự
cố ngoài.
SƠ ĐỒ POTT

Câu 16 : Ý nghĩa phép đo tổn hao điện môi (vẽ đồ thị vectơ dòng và áp)? Hãy nêu các
yếu tố ảnh hưởng tới việc đo hệ số tổn hao (tgδ) :
Đo tgδ là phương pháp phổ biến nhất để xác định tình trang cách điện của các thiết bị. Tgδ
là tỉ số giữa thành phần tác dụng Itd của dòng điện đi qua chất cách điện đó khi đặt vào nó
một điện áp xoay chiều và thành phần phản kháng Ipk của dòng điện đó.
Thành phần tác dụng gây ra tổn thất về phát nóng, còn thành phần phản kháng là dòng điện
nạp và xả của tụ điện trong mỗi chu kỳ của dòng điện xoay chiều. Dòng I td có thể là chỉ tiêu
để đánh giá tình trạng cách điện vì mỗi thiếu xót bên trong và mức độ ẩm của cách điện đều
ảnh hưởng đến trị số của dòng Itd. Tuy nhiên, thành phần này còn phụ thuộc vào kích thước
của thiết bị. Vì thế riêng thành phần I td chưa phản ánh đầy đủ tình trạng cách điện của thiết
bị được, muốn đánh giá chính xác người ta dùng tỉ số giữa các thành phần dòng điện: tgδ =
Itd/Ipk .
Các thiết bị có kích thước bất kỳ có tỉ số này bằng nhau và chỉ thay đổi theo sự biến đổi
tương đối của thành phần tác dụng so với thành phần phản kháng, bản thân sự thay đổi này
thể hiện những thiếu sót của cách điện.

Ipk chỉ phụ thuộc vào kích thước điện dung hình học, ít thay đổi dù cách điện tốt hay xấu.
Itd biến đổi do sự ion hóa nội bộ của những bọt không khí và những tạp chất xen vào, khi
điện áp càng lớn thì Itd càng lớn (phụ thuộc vào tình trạng chất cách điện).
Do đó tgδ thể hiện được tình trạng cách điện của điện môi.
P = U.Itd = U.I. Cosφ (vì cosφ = Itd/I)
Q= U.Ipk = U.I.sinφ ( vì sinφ = Ipk/I)
Có : I = ω.C.U , nên P = U2. ω.Ctd . Cosφ , Q = U2. ω.Cpk . sinφ
Do đó : tgδ = sinφ / Cosφ = Q/P = Ctd/ Cpk
Các trị số: U, C, ω không đổi, dó đó tgδ được tính theo phần trăm: tgδ% = 100. tgδ
*) Tgδ phụ thuộc vào nhiệt độ và điện áp đặt vào.
- Tgδ phụ thuộc vào nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng thì điện trở cách điện giảm xuống làm
cho tổn thất tăng lên.
Tgδsự phụ thuộc của mức độ ion hóa
- Tgδ phụ thuộc vào điện ápUđược giải thích bằng
đối với trị số điện áp, mức độ ion hóa tăng mạnh khi điện áp lớn hơn mức giới hạn
(Uth là điện áp tới hạn, khi đó bắt đầu có sự ion hóa)
Itd

I
Ipk

δ

φ

Ut
U
Đương thê hiên Tgδ phuhthuôc vao điên



Tgδ chính là góc phụ của góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp đặt vào chất điện môi.
Câu 17: Nêu các xử lý của nhân viên vận hành khi xuất hiện sự cố theo Quy trình
XLSC HTĐ quốc gia. (theo Quy trình XLSC HTĐ quốc gia).
Câu 18 : Trình bày và phân tích phương thức bảo vệ đường dây 220kV tại trạm :
trình bày theo thực tế tại đơn vị.
*) Ví dụ đối với ĐZ 220kV tại trạm 220kV Dung Quất :
- Phương thức bảo vệ cho đường dây 220KV tại trạm T2DQ đươc bảo vệ bằng hai rơ le bảo
vệ khoảng cách Sel 421-1 và Sel 421-2. Khi bảo vệ làm việc sẽ đi cắt máy cắt 231.
- Hai rơ le này lấy áp bảo vệ từ đường dây TU271, TU272.
- Hai rơ le này lấy dòng bảo vệ từ ngăn lộ tổng.
- Trong hai bảo vệ khoảng cách Sel 421-1 và Sel 421-2 này đang được kích hoạt các chức
năng sau :
+ F21/21N : Chức năng khoảng cách pha- đất.
+F79 : Chức năng tự động đóng lặp lại.
+F68 : Chức năng dao động công suất.
+F67/67N : Chức năng quá dòng có hướng pha- đất.
+F50/51 : Chức năng quá dòng pha cắt nhanh và cắt có thời gian.
+F50/51N : Chức năng quá dòng cắt nhanh và cắt có thời gian pha-đất.
+SOTF : Chức năng chống đóng vào điểm sự cố.
+F25 : Chức năng kiểm tra hòa.
+F74 : Chức năng giám sát mạch cắt.
+FR : Chức năng ghi sự cố.
+BCU : Chức năng điều khiển mức ngăn.
+F85 : Chức năng truyền cắt lên trạm 500KV Dốc Sõi.
- Chức năng F85 làm việc khi bảo vệ khoảng cách đường dây 220KV Sel 421-1 hoặc Sel
421-2 tại trạm sảy ra sự cố nằm ở vùng 1 làm việc lúc này rơ le sẽ khép tiếp điểm đi cắt
máy cắt 231 đồng thời khép tiếp F85 gửi tín hiệu lên trạm 500KV Dốc sõi để cắt máy cắt
đầu đường dây bên kia bằng tín hiệu cáp quang. Ngược lai khi xảy ra sự cố vùng 1 trạm
500KV Dốc sõi làm việc thì lúc này sẽ khép F85 gửi tín hiệu xuống trạm 220KV Dung
Quất để cắt máy cắt 231 bằng tín hiệu cáp quang.

Câu 19 : Trình bày và phân tích phương thức bảo vệ đường dây 110kV tại trạm: trình
bày theo thực tế tại đơn vị.
*) Ví dụ đối với ĐZ 110kV tại trạm 220kV Dung Quất : Đường dây 110kV tại trạm đươc
bảo vệ bằng hai rơ le:


- 01 rơle bảo vệ khoảng cách SEL 421 gồm các chức năng sau : 21/21N, 79, 68, 67/67N,
50/51, 50/51N, SOTF, 25, 74, FR, BCU
- 01 rơle bảo vệ quá dòng SEL 451 gồm các chức năng sau : 67/67N, 50/51, 50/51N,
SOTF, 25, 74, FR, BCU
+ F21/21N: Chức năng khoảng cách pha - đất.
+ F79: Chức năng tự động đóng lặp lại.
+ F68: Chức năng dao động công suất.
+ F67/67N: Chức năng quá dòng có hướng pha - đất.
+ F50/51: Chức năng quá dòng pha cắt nhanh và cắt có thời gian.
+ F50/51N: Chức năng quá dòng chạm đất cắt nhanh và cắt có thời gian.
+ SOTF: Chức năng chống đóng vào điểm sự cố.
+ F25: Chức năng kiểm tra hòa.
+ F74: Chức năng giám sát mạch cắt.
+ FR: Chức năng ghi sự cố.
+ BCU: Chức năng điều khiển mức ngăn.
Khi có sự cố trên đường dây thì cả bảo vệ khoảng cách và bảo vệ quá dòng đều khởi
động, nhưng bảo vệ khoảng cách sẽ làm việc và xuất lệnh đi cắt máy cắt đường dây
trước nếu sự cố trong vùng 1 và vùng 2 của bảo vệ khoảng cách còn bảo vệ quá dòng có
hướng làm bảo vệ dự phòng vì thời gian cắt bảo vệ khoảng cách vùng 1 là 0s, vùng 2 là
0.3s. Bảo vệ quá dòng có hướng thời gian cắt cấp 1 là 3s, cấp 2 là 1.2s.
Câu 20 : Ý nghĩa của chức năng đóng lặp lại máy cắt đường dây? Nêu các yêu cầu
chung của chức năng đóng lặp lại?
* ý nghĩa của chức năng đóng lặp lại máy cắt đường dây:
- Theo kinh nghiệm vận hành, đa số ngắn mạch xảy ra trên đường dây truyền tải điện là

ngắn mạch thoáng qua nên có thể tự tiêu tan nếu cắt nhanh đường dây bằng các thiết bị bảo
vệ rơle. Cắt nhanh đường dây làm cho hồ quang sinh ra tại vị trí ngắn mạch bị tắt và không
có khả năng gây hư hỏng cản trở việc đóng trở lại đường dây để cung cấp điện. Hư hỏng tự
tiêu tan như vậy được gọi là thoáng qua. Đóng trở lại một đường dây có hư hỏng thoáng
qua thường là thành công.
- Những hư hỏng trên đường dây như đứt dây dẫn, vỡ sứ, ngã trụ … không thể tự tiêu tan,
vì vậy chúng được gọi là hư hỏng tồn tại. Khi đóng trở lại đường đây có xảy ra ngắn mạch
tồn tại thì đường dây lại bị cắt ra một lần nữa, việc đóng trở lại như vậy là không thành
công.
- Để giảm thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, thao tác đóng trở lại đường
dây một cách tự động nhờ các thiết bị TỰ ĐỘNG ĐÓNG TRỞ LẠI (TDL) là cần thiết. Áp
dụng TDL có hiệu quả nhất là ở những đường dây có nguồn cung cấp một phía, vì trong
trường hợp này TDL thành công sẽ khôi phục nguồn cung cấp điện.
*) Yêu cầu chung của chức năng TDL:
Tùy điều kiện cụ thể, sơ đồ TDL dùng cho đường dây hoặc những thiết bị điện khác có thể
khác nhau nhưng tất cả các thiết bị TDL phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:
- Tác động nhanh: Thời gian tác động của TDL cần phải càng nhỏ càng tốt để đảm bảo thời
gian ngừng cung cấp điện là nhỏ nhất. Ở các đường dây có nguồn cung cấp từ 2 phía tác
động nhanh TDL để rút ngắn thời gian khôi phục tình trạng làm việc bình thường của mạng
điện. Tuy nhiên thời gian TDL bị hạn chế bởi điều kiện khử ion hoàn toàn môi trường tại
chỗ ngắn mạch nhằm đảm bảo TDL thành công: do đó Tkhử ion < TTDL


- TDL phải tự động trở về vị trí ban đầu sau khi tác động để chuẩn bị cho các lần làm việc
sau.
- Sơ đồ TDL cần phải đảm bảo số lần tác động đã định trước và không được tác động lặp đi
lặp lại. Phổ biến nhất là loại TDL một lần, có một số trường hợp người ta cũng sử dụng
TDL hai lần, ba lần.
- Khi thao tác máy cắt bằng tay thì TDL không đươc tác động: Khi đóng máy cắt bằng tay,
nếu MC bị cắt ra ngay lâp tức bởi bảo vệ rơ le, chứng tỏ là đã đóng máy cắt vào ngắn mạch

tồn tại, lúc này việc đóng trở lại chắc chắn sẽ không thành công. Sơ đồ TDL cũng cần tính
đến khả năng cấm TDL trong trường hợp máy cắt bị cắt ra bởi một số bảo vệ như: bảo vệ
máy biến áp, máy phát điện tác động…
Câu 21 : Điện áp ngắn mạch UN% là gì? Cách làm thí nghiệm để xác định điện áp
ngắn mạch UN%?
a/ Trên biển nhãn mác máy biến áp thường ghi UN % hoặc UK % :
Điện áp ngắn mạch là điện áp xuất hiện trên nội bộ cuộn dây máy biến áp khi máy biến áp
mang tải định mức I2= I2đm. Điện áp ngắn mạch ký hiệu là U N có đơn vị tính là (kV) hoặc
(V) được gọi là điện áp ngắn mạch tuyệt đối. Điện áp ngắn mạch của một máy biến áp được
xác định thông qua thí nghiệm ngắn mạch, khi biết điện áp ngắn mạch tuyệt đối U N ta xác
định được điện áp ngắn mạch tương đối (%)
UN% =

.100

Điện áp ngắn mạch gây ra tổn thất công suất ngắn mạch, tổn thất công suất ngắn mạch
được tính như sau: ∆PN = UN. I2đm
Như vậy:
- Điện áp ngắn mạch UN % cho biết tổn thất điện năng trong nội bộ cuộn dây máy biến áp.
- Tổn thất công suất ngắn mạch ∆PN phụ thuộc vào tình trạng mang tải của máy biến áp. Do
cuộn dây máy biến áp thường quấn bằng dây đồng nên ∆PN còn được gọi là tổn thất đồng.
*) Cách thí nghiệm để xác định điện áp ngắn mạch UN%: nối sơ đồ như hình sau:
- Nối cuộn dây thứ cấp qua một đồng hồ ampemet để đo dòng khi ngắn mạch.
- Cuộn dây sơ cấp của máy biến áp được đấu vào máy biến áp đo lường, tăng dần điện áp
phía sơ cấp cho đến khi ampemet chỉ trị số dòng điện định mức của cuộn dây thứ cấp lúc đó
điện áp chỉ thị trên đồng hồ vônmet chính là điện áp ngắn mạch.

Câu 22: Giải thích nguyên nhân gây mất ổn định hệ thống điện:
Khi HTĐ làm việc bình thường ta luôn có : Pphát = Ptiêu thụ (bỏ qua tổn thất của HT)



Thực tế, HTĐ vẫn có những thời điểm dao động khi đó: Pphát # Ptiêu thụ
- Với những dao động nhỏ, đường đặc tính công suất của HTĐ không thay đổi. Nếu sau khi
có dao động nhỏ hệ thống có khả năng tự trở về trạng thái ổn định ban đầu: Hệ thống có ổn
định tĩnh. Nếu sau khi có dao động nhỏ hệ thống không thể trở về trạng thái ổn định ban
đầu : Hệ thống mất ổn định tĩnh.
- Với những dao động lớn (nguyên nhân do sự cố ngắn mạch, thao tác đối với đường dây
khi mang tải lớn, máy phát điện công suất lớn…), đường đặc tính công suất HTĐ thay đổi.
Nếu sau khi có dao động lớn hệ thống có khả năng tự trở lại trạng thái ổn định mới: Hệ
thống có ổn định động, nếu sau khi có dao động lớn hệ thống không thể trở lại ổn định với
trạng thái ổn định mới: Hệ thống mất ổn định động.
- Hệ thống có thể rơi vào trạng thái mất ổn định vì những nguyên nhân sau:
+ Những kích động nhỏ trong hệ thống xuất hiện như do yêu cầu công suất phụ tải thay đổi
hay thay đổi đầu phân áp tại các trạm biến áp.
+ Những kích động lớn như việc mất tải đột ngột vì một lý do nào đó; tình trạng quá tải
trên đường dây hoặc sự cố thay đổi cấu trúc mạng lưới.
+ Yêu cầu về cung cấp công suất phản kháng của các phụ tải cũng là một yếu tố dẫn đến
dao động điện áp.
+ Các điều kiện vận hành của hệ thống như: khoảng cách giữa nguồn và phụ tải xa, đồ thị
phụ tải không thuận lợi, sự phối hợp giữa các thiết bị và bảo vệ chưa hiệu quả.
Câu 23: Giải thích Chức năng SOTF trong các bảo vệ khoảng cách dùng Role kỹ
thuật số? Nguyên tắc làm việc của chức năng SOTF?
Khi đóng điện vào đường dây đang sự cố do những nguyên nhân khách quan và chủ
quan thường hay xảy ra gây hậu nghiêm trọng về thiết bị và con người. Các sự cố này dù
lớn hay nhỏ cần được cô lập ngay tức thời.
Vì thế mà có mạch gia tốc bảo vệ SOTF để cô lập sự cố một cách nhanh nhất dù xảy
ra bất kỳ hình thức nào (thực tế chỉ là một BV quá dòng cắt nhanh).
Điều kiện ban đầu là MC đang mở: Rơle phát hiện MC ở trạng thái mở căn cứ vào
ngưỡng dòng, thông qua tiếp điểm phụ của MC.
Sau khi đóng MC, tiếp điểm phụ của MC chuyển trạng thái đồng thời gửi tín hiệu

start vào Input của rơle để kích hoạt chức năng SOTF. Nếu có sự cố SOTF sẽ cắt ngay MC
với thời gian 0 giây. Nếu không có sự cố thì sau thời gian đặt chức năng SOTF sẽ tự động
trở về.

Câu 24: Giải thích tại sao khi tụ điện đấu vào mạch điện xoay chiều thì có dòng điện
chạy qua, còn khi đấu vào nguồn điện một chiều thì không có dòng điện chạy qua?
Tụ điện làm việc theo nguyên lý nạp – xả, do đó khi đấu tụ điện vào mạch điện xoay
chiều, do sự thay đổi mang tính chu kỳ về chiều và độ lớn của điện áp xoay chiều, khiến


bản cực tụ điện tiến hành nạp – xả điện theo chu kỳ. Dòng điện xả - nạp này chính là dòng
điện xoay chiều chạy qua tụ điện.
Khi đấu tụ điện vào mạch điện một chiều, do chiều của điện áp một chiều không thay
đổi theo chu kỳ, chỉ ở thời điểm đấu vào có dòng điện nạp nhưng thời gian rất ngắn, nạp
điện xong sẽ không còn dòng điện chạy qua nữa, cho nên, dòng điện một chiều không thể
chạy qua tụ điện.
Câu 25: Phân biệt quá điện áp khí quyển và quá điện áp nội bộ trong hệ thống điện?
Nêu các trường hợp có thể gây ra quá điện áp nội bộ?
- Quá điện áp khí quyển là do sét đánh vào đường dây, trạm biến áp (hoặc đánh vòng)
gây ra quá điện áp hoặc sét đánh gây ra cảm ứng lên đường dây, thiết bị điện.
- Còn quá điện áp nội bộ là do khi có sự thay đổi chế độ làm việc của hệ thống điện
như: hai ĐZ vận hành song song cắt một ĐZ làm ĐZ còn lại bị quá áp…
- Các trường hợp có thể gây ra quá điện áp nội bộ:
+ Do thao tác: Những thao tác đóng/cắt các phần tử của hệ thống điện trong chế độ
làm việc bình thường, như đóng/cắt đường dây, cắt một MBA....
+ Do bản thân hệ thống: Những tình trạng sự cố khác nhau trong hệ thống như chạm
đất, ngắn mạch, do sét đánh gây phóng điện duy trì, đứt dây,....
Câu 26: Trình bày nguyên lý làm việc, sơ đồ nguyên lý của máy biến dòng điện, nêu
và giải thích các thông số cơ bản của máy biến dòng điện? Tại sao không để hở mạch
thứ cấp máy biến dòng điện trong vận hành?

a/ Nguyên lý làm việc máy biến dòng(TI):
Căn cứ vào hình 4-1a ta thấy dòng sơ cấp I sc chạy qua cuộn dây 1 sẽ tạo trong khung
dẫn từ một từ thông biến đổi 1, từ thông này khi cắt ngang các vòng dây cuộn thứ cấp 2 sẽ
tạo ra trong chúng suất điện động cảm ứng. Nếu ta nối tải với cuộn thứ cấp thì ở đây xuất
hiện dòng thứ cấp Itc có chiều ngược với dòng sơ cấp I sc. Dòng thứ cấp tạo ra từ thông 2
ngược chiều với 1, kết quả là trong khung từ xuất hiện từ thông tổng 0= 1- 2, có
cường độ bằng một vài phần trăm của 1.
Từ thông tổng 0 tạo ra suất điện động Etc trong cuộn thứ cấp và vượt trước 0 một
góc 900. Trên hình 4-1b trình bày đồ thị vectơ của biến dòng điện: Giữa vectơ -I tc và vectơ
Isc tồn tại góc  gọi là sai số pha của biến dòng. Như vậy góc lệch pha giữa I tc và Isc nhỏ hơn
1800. Dòng kích từ bằng tổng đại số các vectơ dòng sơ cấp và thứ cấp, có giá trị nhỏ do các
vectơ này bù nhau.
Tổng trở của cuộn thứ cấp kể cả tải thường rất nhỏ so với cuộn sơ cấp khi trong sơ đồ
thay thế ta quy cả hai cuộn dây này về cấp điện áp thấp. Vì vậy, sự biến đổi của tổng trở tải
hầu như không làm ảnh hưởng đến dòng thứ cấp: biến dòng làm việc như một nguồn dòng.

Sơ đồ nguyên lý làm việc máy biến dòng(TI):
1

Isc

4
0

1
2

2

Itc


A

3

Itc.Rtc
Itc.Xtc
Etc

Vtc

-Itc
Ikt


Isc

0

Hình 4-1: Sơ đồ nguyên lý (a) và đồ thị vectơ của biến dòng điện (b)
*) Nêu và giải thích các thông số cơ bản của máy biến dòng điện (TI):

Ikt

Ikt0
Ikt90


- Hệ số biến đổi dòng điện định mức và tỉ số vòng dây của TI: Kdm =


I1dm
I 2 dm

Trong đó : I1đm và I2đm là dòng điện định mức phía sơ và thứ cấp của TI. I1đm được tiêu
chuẩn hóa theo từng cấp, còn I2đm = 1A hoặc 5A. Khi khoảng cách từ TI đến dụng cụ
đo lường lớn ta có thể dùng loại Iđm = 1A để giảm tiết diện dây dẫn phía thứ cấp.
Dòng sơ cấp đo được nhờ TI được xác định như sau: I1 = Kđm.I2
Trong đó: I1 là dòng sơ cấp cần đo lường, I 2 là dòng thứ cấp đo lường được. Thường
các thang đo của đồng hồ nối vào TI người ta chia theo trị số K đm.I2đm . Một đại lượng
đặc trưng khác của TI là tỷ số vòng dây giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp:
Kw =

W1
W2

Để bù lại dòng từ hóa cho máy biến dòng và tăng độ chính xác thường người ta chọn
Kđm > Kw một ít.
- Sai số của TI
Giá trị Kđm.I2 đo đuợc thường khác dòng điện sơ cấp cần đo về cả độ lớn và góc pha,
hiệu số của hai đại lượng này về trị số gọi là sai số về dòng điện của TI.
I = KđmI2 - I1.
I có thể âm hoặc dương và thực tế thường tính theo phần trăm như sau:
I% =

Kdm  
.100 [%]
I1

Góc lệch pha giữa các vectơ dòng điện sơ cấp và thứ cấp gọi là sai số góc của TI
(I), nó có thể dương hoặc âm, nếu K đm.I2 vượt trước I1 thì I dương và ngược lại thì

sai số góc là âm.
- Phụ tải của TI:
Phụ tải của TI là tổng trở của tất cả các dụng cụ và dây dẫn nối vào mạch thứ cấp của
nó tính bằng  :
Z = x 2  r 2 = Zdụng cụ + Zdây dẫn
Khi cho z cần phải cho cos2.
Khi tăng thêm các dụng cụ đo lường nối thứ cấp thì phụ tải TI càng tăng vì dụng cụ
đo lường nối vào TI theo phương pháp nối nối tiếp.
Phụ tải định mức : Là phụ tải lớn nhất mà không làm cho sai số của TI vượt quá giá
trị qui định đối với cấp chính xác đang xét.
SđmT = Zđm.I22đm (VA)
- Cấp chính xác của TI:
Cấp chính xác của BI là sai số lớn nhất về dòng điện khi nó làm việc trong các điều
kiện:
+ Tần số 50 Hz.
+ Phụ tải thứ cấp thay đổi từ (0,25 - 1)Sđm.
+ Máy biến dòng có cấp chính xác 0,2 để cung cấp cho các đồng hồ mẫu và
dùng trong phòng thí nghiệm. Cấp chính xác (1, 3) dùng để cung cấp cho các dụng
cụ đo lường để bảng, riêng đối với công tơ dùng cấp chính xác 0,5. Riêng đối với
Rơle tuỳ theo yêu cầu loại bảo vệ mà dùng cấp chính xác của TI cho thích hợp.
b/ Giải thích vì sao trong vận hành không được để hở mạch cuộn thứ cấp TI:

Biến dòng điện có thể xem
có sơ đồ tương đương như

I
I(t)

Z1


I2
Zm
Im

Z’2

như một nguồn dòng, do đó ta
hình vẽ bên dưới:
Z’t


(Sơ đồ tương đương của TI quy về sơ cấp)
Trong đó: Z1: tổng trở nội phía sơ cấp của TI
Z’2: tổng trở phía thứ cấp quy đổi về sơ cấp của TI
Zm: tổng trở nhánh từ hoá của TI
Z’t : tổng trở tải của TI
Với Zm >>Z’2
- Từ sơ đồ tương đương ta có: I = I m + I2. Lưu ý: I chỉ phụ thuộc tải động lực, không phụ
thuộc tải của CT (Zt).
* Khi TI có tải: I = Im + I2
Mặt khác theo điều kiện làm việc của TI, tổng trở tải Z t rất nhỏ (gần như ngắn mạch) nên:
Z’t + Z’2  Z’2 << Zm
 I2  I
Đồng thời: U2 = I2* Zt rất nhỏ, TI vận hành bình thường.
* Khi hở mạch thứ cấp TI:
I2 = It = 0,
Do đó I = Im, dòng điện I sẽ chạy toàn bộ qua Z m, mà Zm thì rất lớn nên điện áp rơi trên Z m
rất lớn. Dẫn đến ở cuộn thứ cấp TI xuất hiện điện áp rất cao, có thể đánh thủng cách điện
của TI, gây nguy hiểm cho người vận hành và thiết bị. Tổn hao công suất trong lõi thép
tăng lớn, làm lõi thép phát nóng nghiêm trọng có thể làm cháy TI.

Câu 27: Nêu các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và thường ghi trên máy
- Dung lượng hay công suất định mức Sđm là công suất toàn phần (hay công suất biểu kiến)
đưa ra ở dây quấn thứ cấp của MBA [KVA], [VA].
- Điện áp dây sơ cấp định mức U1đm là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng [KV] hay [V].

- Dòng điện dây định mức sơ cấp I1đm ứng với công suất định mức [A, KA].
- Số vòng dây sơ cấp định mức W1.
- Điện áp dây thứ cấp định mức U2đm là điện áp dây của dây quấn thứ cấp khi mba
không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức, đơn vị là KV hoặc V.
- Dòng điện dây định mức thứ cấp I2đm ứng với công suất định mức, đơn vị là A, KA.
- Đối với mba 1 pha:
S đm

S đm

I1đm = U , I2đm = U ,
1đm
2 đm
- Đối với mba 3 pha:
S đm

S đm

I1đm = 3U , I2đm = 3U
1đm
2 đm
- Tần số định mức fđm tính bằng Hz (f = 50 Hz).
- Ngoài ra trên nhãn máy của mba còn ghi các số liệu như: số pha m, sơ đồ và tổ nối dây
quấn, điện áp ngắn mạch Un%, chế độ làm việc và phương pháp làm lạnh.
Câu 28: Nêu các hạng mục kiểm tra máy cắt SF6 trong vận hành?

- Kiểm tra các thông số điện áp, dòng điện qua máy cắt có vượt quá giá trị định mức không,
các tín hiệu đèn còi, cảnh báo về MC tại HT máy tính (HTDDKTH) các tủ bảng điều khiển
rơle.


- Tình trạng bên ngoài: sứ, tiếp địa, phát nóng đầu cốt (ca đêm), bộ đếm MC sau mỗi lần
thao tác, tiếng kêu máy cắt.

- Áp lực khí SF6: sự thay đổi áp lực khí không được nhìn thấy bằng mắt (tại vùng
T0mt).
- Áp lực khí nén (đối với bộ truyền động khí nén) hoặc trạng thái lò xo phải ở vị trí
tích năng đầy đủ(đối với truyền động lò xo).
- Nếu có gì bất thường thì phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý và
ghi vào sổ theo dõi máy cắt.
Câu 29: Phân biệt: Điện năng hữu công và điện năng vô công, công suất hữu công và
công suất vô công, điện năng tiêu thụ và tổn thất điện năng?

Câu 30:Trình tự thao tác đưa máy biến áp sau sửa chữa vào vận hành (Theo QT thao
tác HTĐ QG):

- Trình tự thao tác đưa máy biến áp vào vận hành sau sửa chữa như sau:
- Đơn vị quản lý vận hành bàn giao máy biến áp đã kết thúc công tác, người và
phương tiện sửa chữa đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, máy biến áp đủ tiêu
chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
- Cắt hết các tiếp địa cố định các phía của máy biến áp;
- Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành;
- Đặt nấc phân áp ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máy biến áp khi đóng điện;
- Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;
- Đóng máy cắt phía nguồn phóng điện máy biến áp, sau đó lần lượt đóng máy cắt

các phía còn lại;
- Chuyển đổi nguồn tự dùng (nếu cần);
Sau khi đưa máy biến áp vào vận hành, kiểm tra tình trạng vận hành của máy biến
áp. Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấc phân áp vào
làm việc.


Câu 31: Nêu các rơle bảo vệ thường dùng cho thanh cái ? Trình bày phương thức bảo
vệ hệ thống thanh cái đang vận hành

- Rơle so lệch dọc dòng điện: 87B.
- Rơle kém áp: 27.
- Rơle quá áp: 59.
- Rơle chống chạm đất: 64.
Câu 32: Thí nghiệm không tải: dùng để xác định dòng điện không tải, tổn hao không
tải của MBA. Nối sơ đồ như hình vẽ sau:
I0

P0

A

W

R1
U20

U1

V




X1



U1 I 0

~

V

Hinh 2-12. Sơ đô thi nghiêm
không tải của m.b.a



rm

 E1 x

m

Hinh 2-13. Mach điên thay
thế m.b.a lúc không tải

Cuộn dây sơ cấp nối với điện áp, mạch thứ cấp nối qua Vônmet, nối Ampemet và
oatmet phía sơ cấp. Khi tăng U=U1đm lúc này ta xác định được: U0, I0, P0.
Từ các tham số thí nghiệm ta xác định đươc tổng trở, điện trở và điện kháng mba lúc

không tải.
U1
P0
2
2
Z0= I , r0  I 2 , X 0  Z 0  R0 . Thường Z 0  X 0 10 50, r0 1,0 5,0
0
0
*

*

*

W1

Ngoài ra ta xác định được tỉ số biến đổi của mba: K W

2

U
 1
U 20

P0
Và hệ số công xuất lúc không tải: cos  0 U .I
1 0


Lúc máy biến áp có tải ( I 2, 0) , mạch điện thay thế như hình vẽ, như vậy các thông

số không tải Z0, r0, X0 chính là:
Z0= Z1  Z m , r0=r1+rm, X0=X1+Xm ( r1, x1 rất nhỏ ). Z0 Z m , r0 rm , X 0  X m
Vì công xuất P0 thực tế có thể xem là tổn hao sắt P Fe do từ trễ và dòng điện xoáy tạo
nên: P0=PFe
Từ đồ thị vectơ góc lệch giữa u1và I0 là  0 900 nghĩa là hệ số công xuất lúc không tải rất
thấp. Thường cos  0 0,1  không nên để mba làm việc không tải hoặc non tải sẽ làm xấu
hệ số cos  của lưới điện.
Câu 33. Nêu các rơle bảo vệ máy biến áp?
a- Các rơle tác động theo dòng điện:
- Rơle bảo vệ quá dòng điện phía sơ cấp: 50/51P pha, chạm đất.
- Rơle bảo vệ quá dòng điện phía thứ cấp: 50/51S pha, chạm đất.
- Rơle bảo vệ so lệch dọc dòng điện: 87T.

- Rơle bảo vệ quá dòng điện các dây trung tính:
50/51G.
- Rơle bảo vệ chạm đất các cuộn dây: 50REF.
b- Các rơle không tác động theo dòng điện:


- Rơle hơi: 96-1, 96-2.
- Rơle nhiệt độ dầu: 26O.
- Rơle nhiệt độ cuộn dây: 26W.
- Rơle mức dầu thân máy: 33.
- Rơle áp suất thân máy, bộ đổi nấc dưới tải: 63.
*Nguyên lý làm việc của rơle so lệch dọc dòng điện MBA?

- Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch MBA:
Bảo vệ so lệch MBA làm việc trên nguyên tắc định luật Kiffhop 1 so sánh dòng điện
đầu vào và tổng dòng điện các đầu ra MBA.
iR = i 1 + i 2 + i 3

Khi ngắn mạch ngoài khu bảo vệ và khi vận hành bình thường, dòng điện vào rơ le
so lệch gần bằng không, bảo vệ không tác động.
iR = i1 + i2 + i3 = ikcb  0
- Khi ngắn mạch trong khu bảo vệ, i R có trị số lớn (vượt quá giá trị cài đặt) làm rơle
tác động đi cắt máy cắt các phía MBA không thời gian.
- Vùng bảo vệ so lệch MBA bao gồm các thiết bị nằm giữa các TI lấy tính hiệu bảo
vệ.
*Nguyên lý làm việc của rơle chạm đất giới hạn cuộn dây MBA?

- Bảo vệ so lệch thứ tự không 87N còn được gọi là bảo vệ quá dòng chạm đất có giới
hạn 50REF hoặc 64REF.
- Nguyên tắc của bảo vệ so lệch thứ tự không MBA: Bảo vệ so lệch thứ tự không
MBA làm việc trên nguyên tắc định luật Kiffhop 1 so sánh tổng dòng điện 3 pha và
dòng điện trong dây trung tính của cùng một cuộn dây MBA.
iREF = iA + iB + iC + io
- Khi ngắn mạch ngoài khu bảo vệ và khi vận hành bình thường, dòng điện vào rơle
gần bằng không, bảo vệ không tác động.
iREF = iA + iB + iC + io = ikcb  0
- Khi ngắn mạch trong khu bảo vệ, iREF có trị số lớn (vượt quá giá trị cài đặt) làm
rơle tác động đi cắt máy cắt các phía MBA không thời gian.
+ Bảo vệ 50REF chỉ áp dụng đối với các cuộn dây MBA có chế độ làm việc trung
tính trực tiếp nối đất (đấu Yo).
+ Phạm vi của bảo vệ 50REF: Bao gồm các thiết bị nằm giữa các CT lấy tính hiệu
bảo vệ và thường chỉ giới hạn trong cuộn dây được bảo vệ.
+ Bảo vệ 50REF là bảo vệ dự phòng cho bảo vệ 87T, đặc biệt là các trường hợp
chạm chập gần điểm trung tính, hoặc trung tính chạm vỏ.
Câu 35: Yêu cầu về rơ le bảo vệ và tự động khi đưa thiết bị điện vào vận hành?


- Các thiết bị điện và các đường dây dẫn điện chỉ được mang điện khi các bảo vệ rơ

le chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc.
- Khi tách ra không cho làm việc hoặc bị hư hỏng một vài dạng bảo vệ rơ le, thì
những trang bị bảo vệ rơ le còn lại vẫn phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng
sự cố cho các thiết bị điện và đường dây dẫn điện. Nếu những điều kiện đó không đạt
được thì phải đặt bảo vệ tạm thời hoặc cắt điện các thiết bị hoặc đường dây đó (trừ
trường hợp có yêu cầu đặc biệt về cung cấp điện sẽ được xem xét và báo cáo cấp có
thẩm quyền quyết định).
- Khi đưa bảo vệ tác động nhanh của phần tử đấu nối ra khỏi vận hành, thì tuỳ theo
điều kiện ổn định cần phải đưa bảo vệ tác động nhanh tạm thời hoặc gia tốc bảo vệ
dự phòng hoặc chỉnh định lại rơ le bảo vệ khác cho phù hợp.
Câu 36: Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng? Nêu các bảo vệ chính, bảo vệ dự
phòng của MBA tại trạm đang vận hành(MBA có cấp điện áp cao thất)

Bảo vệ chính là bảo vệ cô lập sự cố trong thời gian ngắn nhất, bảo vệ dự phòng là
bảo vệ cô lập sự cố khi bảo vệ chính không làm việc.
VD: Bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng MBA AT2 trạm biến áp 220kV Quảng Ngãi:
Bảo vệ chính:

Bảo vệ rơle áp suất (63)

Bảo vệ rơle dòng dầu (R.63).

Bảo vệ rơle hơi cấp 2 (96B).

Bảo vệ nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây cấp 2 (26Q, 26W).

Bảo vệ so lệch MBA thứ nhất (F87T).

Bảo vệ so lệch MBA thứ hai (F87T)..


Bảo vệ chạm đất hạn chế (F50REF).
Bảo vệ dự phòng:

Bảo vệ quá dòng pha, pha – đất (F50/51, F50/51N).

Bảo vệ quá dòng có hướng pha, pha-đất (F67, F67N).

Bảo vệ quá tải MBA (F49)



×