Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI - Bài: CHUẨN BỊ NB TRƯỚC PT VÀ CS SAU PT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.16 KB, 17 trang )

ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI
Bài: CHUẨN BỊ NB TRƯỚC PT VÀ CS SAU PT
1.Chăm sóc vết mổ: chế độ thay băng cắt chỉ
- Thay băng: sau 24h thay băng mục đích kiểm tra hiện tượng chảy máu bằng cách nhìn có máu
thấm băng hay không. Những ngày sau : tùy vị trí ,tình trạng vết mổ mà có chỉ định khác nhau
- Cắt chỉ : tùy tình trạng vết mổ mà có chỉ định riêng. Thường cắt chỉ ngày thứ 7 ( Trẻ em có thể
lâu hơn , có thể cắt vào ngày thứ 10 hoặc ngày thứ 15). Nếu vết mổ có nhiễm trùng thì cắt sớm
hơn, khi cắt phải đảm bảo đúng kĩ thuật
+ Đảm bảo vô trùng
+ Cắt từng nút không để sót
+ Cắt từ xa đến gần
2. Chăm sóc ống dẫn lưu
 Tùy theo vị trí phẫu thuật mà có các ống dẫn lưu khác nhau. Nhưng luôn cần đảm
bảo:
- Ống dẫn lưu phải đảm bảo thông tốt
- Ống dẫn lưu phải được nối xuống túi hoặc chai vô khuẩn
- Đầu ngoài ống dẫn lưu phải gập trong phần thuốc sát khuẩn
- Lọ đựng dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo trong suốt và có vạch ghi số lượng dịch đe
quan sát dễ dàng
- Lọ đựng dịch phải thấp hơn vị trí người bệnh nằm tạo điều kiện cho dịch thoát ra ngoài
dễ dàng hơn
- Theo dõi thay băng khi gạc che phủ chân ống dẫn lưu thấm ướt dịch
- Lượng dịch theo dõi phải ghi vào hồ sơ bệnh án
- Trường hợp ống dẫn lưu tắc phải bơm rửa
- Rút ống dẫn lưu theo chỉ định và đúng kĩ thuật


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRĨ
*Theo dõi và chăm sóc sau mổ:
 Theo dõi mạch, nhiệt độ , huyết áp, nhịp thở 3h/ lần trong 24h đầu sau mổ
 Theo dõi chảy máu : băng vùng hậu môn có máu ? Nếu máu chảy phải xử lý


 Truyền dịch khi cần thiết , người bệnh có thể ăn nhẹ sau mổ
 thực hiện y lệnh thuốc: kháng sinh, giảm đau , chống co thắt
 Xử trí bí tiểu :
 + Kích thích vùng hạ vị hoặc chườm ấm vùng trên xương mu
 + Khi cần thiết có thể đặt Sonde bàng quang
 Rút các mét đặt trong hậu môn hoặc ống dẫn lưu theo chỉ định
 Chăm sóc tại chỗ:
 + Ngâm hậu môn bằng nước ấm sau khi đại tiện vào buổi tối : dung Nacl 0.9% hoặc
Betadin ngâm hậu môn và mông trong 15 phút, sau khi ngâm lau khô và băng lại nếu cần
 + Người bệnh mổ trĩ :
o / Cần nong hậu môn sớm ngay khi sau mổ 24- 48h 1 lần/ ngày
o / Lưu ý nong hậu môn nhưng thực chất là động tác thăm trực tràng bằng ngón tay
một cách nhẹ nhàng, tránh đau đớn cho bệnh nhân, thường dùng kèm theo viên đạn
trĩ hoặc các loại mỡ kháng sinh
o / Thời gian nong đủ dài để tránh di chứng hẹp hậu môn ( 3 tháng)
 + Theo dõi tình trạng vết mổ : chảy dịch ,mủ , máu, sự liền của vết thương
 Sau khi mổ vùng hậu môn trực tràng bệnh nhân rất đau,cơ thắt hậu môn thắt chặt nên
thường phải dùng thuốc nhuận tràng, giảm đau , chống co thắt
 Đặt thuốc đạn vào hậu môn: thường đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ
 Dinh dưỡng:
o + cho người bệnh ăn uống bình thường 24h sau mổ
o + Ăn thức ăn không gây táo bón , không dùng chất kích thích tránh táo bón
o + có thể dùng thuốc nhuận tràng
 Giáo dục SK :
o + Giữ VS sạch sẽ vùng hậu môn, ngâm hậu môn hằng ngày.
o +Ăn uống bình thường, tránh các chất kích thích.
o +Khuyên NB không để táo bón, tập đại tiệng đúng giờ.
o +Giải thích cho thân nhân khi có tiệu chứng ỉa ra máu cần đi khám ngay.



CHĂM SÓC NB CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO
1.BIẾN CHỨNG
A. Biến chứng sớm
 Là những biến chứng xảy ra trong thời gian người bệnh đang còn nằm viện:
 Chảy máu từ mạc treo đại tràng đưa ra hay từ thành đại tràng
 Tụt hậu môn nhân tạo vào trong ổ bụng
 Tắc ruột non sớm cấp : do ruột non dính hoặc kẹt vào chỗ đưa đại tràng ra da, triệu
chứng lâm sàng biểu hiện hội chứng tắc ruột
 Tắc đại tràng đưa ra : do quai ruột đưa ra xoắn vặn hoặc chỗ rạch da để đưa đại tràng ra
hẹp quá và đại tràng phù nề, dẫn đến phân không thoát ra ngoài được
 Hoại tử đại tràng đưa ra : do đầu ruột đưa ra ngoài dài quá các mạch máu nuôi dưỡng
thiếu.sau mổ thấy đầu ruột đưa ra bị tím đen,teo nhỏ dần rồi hoại tử
 Áp xe dưới da quanh chỗ đưa đại tràng ra: chỗ da quanh chân hậu môn nhân tạo đau
tấy đỏ,sốt sau vài ngày có mủ
B. Biến chứng muộn
 Teo miệng đại tràng đưa ra do thiếu nuôi dưỡng
 Sa niêm mạc đại tràng
 Thoát vị thành bụng chỗ đưa đại tràng ra ngoài
 Chảy máu niêm mạc đại tràng đưa ra
2.NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH
 Nhận định toàn trạng :
o + Người bệnh tỉnh hay mệt?
o + Tình trạng da, niêm mạc
o + có phù hay không?
o + thể trạng?
o + dấu hiệu sinh tồn
 Nhận định tình trạng ổ bụng
o
+ Bụng có trướng không?
o

+ Tình trạng vết mổ: vết mổ có chảy máu không?có đau không?số lượng màu sắc
và tính chất dịch thấm băng?
o
+ Tình trạng các ống dẫn lưu: Ống dẫn lưu có thông không?chân ống có bị phù
nề,có dịch thấm gạc không?số lượng ,màu sắc và tính chất dịch chảy ra từ ống dẫn lưu?
 Nhận định tình trạng hậu môn nhân tạo
o
+ HMNT có hoạt động tốt không? Niêm mạc hồng,phù nề, hay tím đen?Có teo
miệng,có tụt hậu môn nhân tạo không?
o
+ Tình trạng phân ra ngoài qua lỗ hậu môn : Phân lỏng hay đặc? Số lượng
nhiều hay ít?
o
+ Nhận định tình trạng da quanh hậu môn nhân tạo: Có bị lở loét ,có nhiễm
trùng không?
 Nhận định về tâm lí người bệnh


o + Người bệnh có lo lắng khi có hậu môn nhân tạo không?
5.3. Quy trình chăm sóc
+ Báo và giải thích cho bệnh nhân biết công việc sắp làm.
+ Cho bệnh nhân nằm nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để phân không tràn vào
vết mổ.
+ Đặt tấm nylon dưới hậu môn nhân tạo.
+ Kê khay hạt đậu dưới dưới hậu môn nhân tạo để hứng phân.
+ Sát khuẩn tay nhanh và mang gants.
+ Gỡ túi đựng phân, quan sát và đánh giá tính chất phân, số lượng phân, phân, gom
tất cả lại và bỏ vào túi rác y tế.
+ Tháo bỏ gants.
+ Mang gants tay sạch mới.

+ Mở mâm vô trùng và sắp xếp lại dụng cụ trong mâm.
+ Rửa niêm mạc hậu môn nhân tạo bằng nước muối sinh lý vô trùng từ chỗ sạch đến chỗ
bẩn, từ cao xuống thấp, lau khô hậu môn nhân tạo bằng cách dùng gạc chấm nhẹ lên niêm mạc
ruột và xoay nhẹ lên hậu môn nhân tạo, không lau khô, không sát trùng. Nếu còn phân trên
miệng hậu môn nên dùng vải thưa lấy sạch trước khi rửa niêm mạc hậu môn.
+ Rửa da xung quanh chân hậu môn nhân tạo bằng nước muối sinh lý từ chân hậu môn
nhân tạo rộng ra khoảng 5cm.
+ Dùng gạc lau khô da.
+ Sát trùng da xung quanh chân hậu môn nhân tạo rộng ra khoảng 5cm. Nếu thay
băng bằng túi dán thì nên sử dụng dung dịch sát trùng bay hơi nhanh để da thật khô mới được
dán túi.
+ Đo túi hậu môn ( chú ý rìa miệng túi phải cách niêm mạc ruột 1 – 2cm ), vẽ và cắt túi
theo kích thước đã đo.
+ Đặt khay hạt đậu qua một bên gấp tấm nylon lót dưới hậu môn nhân tạo che lại
phần bị ướt.
+ Dán túi đựng phân, nếu người bệnh đi đứng được thì đặt túi theo chiều dọc thành
bụng, nếu người bệnh nằm thì đặt túi theo chiều ngang.
+ Lấy khay hạt đậu hứng phân để vào tầng dưới xe dụng cụ, gấp gọn tấm lót dưới hậu môn
nhân tạo cho vào túi rác y tế.
+ Tháo gants tay cho vào túi rác y tế.
+ Cho bệnh nhân nằm lại thoải mái, báo cho bệnh nhân biết việc đã làm xong.
+ Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
6. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
- Che kỹ vết mổ tránh phân tràn ra.
+ Nếu vết mổ ướt hay bẩn nên thay băng trước, băng kín lại vết mổ
+ Nếu hậu môn nhân tạo quá bẩn tràn sang vết mổ thì nhân viên y tế nên rửa sạch
hậu môn nhân tạo trước, sau đó soạn mâm vô khuẩn khác để thay băng vết mổ.
- Đối với hậu môn nhân tạo mới mở miệng vào những ngày đầu nhân viên y tế nên quấn
chân hậu môn nhân tạo bằng gạc Vaselin.
+Nếu lỗ mở hồi tràng ra da nên phòng ngừa rôm lở da tích cực, chú ý bù nước và

điện giải cho người bệnh.
+ Que thủy tinh được rút 5 – 6 ngày sau mổ.


- Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo tại nhà, cho người bệnh tự
thực tập có mặt nhân viên y tế. Tập đại tiện đúng giờ. Giúp người bệnh tự tin và cùng tham gia
vào sinh hoạt gia đình, xã hội, công việc, vui chơi giải trí.
- Hướng dẫn bệnh nhân về dinh dưỡng, tái khám đúng hẹn hay khi có dấu hiệu bất
thường.

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHÚC MẠC
*LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

 Trước mổ: chuẩn bị đẻ mổ cấp cứu:
o + Nhịn ăn,nhịn uống
o + không được thụt tháo phân
o + Đặt ống huyt dạ dày
o + Hồi sức bằng truyền dịch theo y lệnh
 Sau mổ:
o + Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
o + Chống chướng bụng, khó thở bằng cách nằm tư thế thích hợp,đặt ống hút dạ dày
liên tục cho tới khi có trung tiện. tập vận động sớm để chóng có nhu động ruột,đặt
sonde hậu môn
o + Truyền dịch nuôi dưỡng , bồi phụ nước điện giải theo y lệnh
o + Chống nhiễm trùng vết mổ: thay băng vô khuẩn vết mổ hằng ngày
o + Nếu vết mổ nhiễm trùng tấy đỏ cắt chỉ sớm
o + Nếu vết mổ có mủ,tách mép vết mổ tháo hết mủ
o + Dùng kháng sinh theo y lệnh
o + Theo dõi chăm sóc các loại ống dẫn lưu:
/ Ông dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn

có đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng

/ Cho nằm nghiêng về phía bên có ống DL để dịch thoát ra ngoài được dễ
dàng

/ Tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu

/ Theo dõi về màu sắc,số lượng.tính chất của dịch từ ống dẫn lưu ra ngoài,bình
thường ống dẫn lưu ổ bụng ra với sổ lượng ít dần và không hôi
/ Nếu ống dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo cáo ngay
/ Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu,thay túi đựng dịch
dẫn lưu hàng ngày
/ Ống dẫn lưu thường được rút khi có trung tiện


CHĂM SÓC NB VIÊM RUỘT THỪA
1 BIẾN CHỨNG TRƯỚC MỔ
1.1 Đám quánh ruột thừa
 Ruột thừa bị biêm nhưng do sức đề kháng của cơ thể tốt và do dùng kháng sinh nên
viêm bị dập tắt.Ruột thừa được mạc nối, các quai ruột, các tạng lân cận đến bọc lại, tạo thành 1
đám cứng ở hố chậu phải
 Người bệnh cảm thấy đau nhẹ ở vùng hố chậu phải
 Khám vùng hố chậu phải có 1 mảng cứng như mo cau ranh giới không rõ
 Đây là trường hợp duy nhất không mổ cấp cứu,chỉ điều trị kháng sinh và theo dõi
ba tháng hoặc sáu tháng khám lại,nếu khối viêm đó chuyển thành áp xe hóa thì mổ tháo mủ
1.2 Áp xe ruột thừa
 Do ruột thừa viêm mủ được mạc nối, các quai ruột, các tạng lân cận đến bọc lại tạo
thành ổ mủ ở hố chậu phải
 Khám vùng hố chậu phải người bệnh đau,có một khối mềm
 Xử trí : mổ dẫn lưu ổ áp xe ngoài phúc mạc ,hoặc chọc hút mủ ổ áp xe dưới hướng

dẫn của siêu âm
1.3 Viêm phúc mạc toàn thể
 Ruột thừa viêm mủ không được điều trị kịp thời , ruột thừa hoại tử vỡ mủ vào ổ
bụng gây viêm phúc mạc toàn thể ,đây là biến chứng nặng
 Xử trí : mổ cắt bỏ ruột thừa , dẫn lưu ổ bụng
2. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG BN VRT;
2.1.Trước mổ:
 Toàn thân:
o Xem có hội chứng nhiễm trùng không?
+Tinh thần tỉnh hay mệt mỏi
o Vẻ mặt có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn hay không?
o NB có sốt nhẹ hay sốt cao?
+Nước tiểu có vàng không?
o Bạch cầu có tăng không?
 Tại chỗ:
o Đau bụng : đau từ khi nào?đau vị trí nào?đau âm ỉ hay đau dữ dội?đau liên tục hay
đau từng cơn?
o Có nôn hay không, nếu có thì nôn nhiều hay ít?
o Hỏi NB có bí trung tiện không?


2.2.Sau mổ:

Dấu hiệu sinh tồn: cần xem có còn sốt, mạch có nhanh không?

Vết mổ: Có đau vết mổ không?xem vết mổ có bị chảy máu và bị nhiễm
khuẩn không? Nhất là những trường hợp VRT cấp có biến chứng.Nếu vết mổ có nhiễm khuẩn
thì thường ngày thứ 3 hoặc thứ 4 NB sẽ có đau vết mổ.

Lưu thông tiêu hóa: đã ttrung tiện chưa?Có nôn không?có đau bụng kg?


Dinh dưỡng: NB đã ăn được gì?Ăn có ngon miệng không?

Với trường hợp mổ VRT cấp có BC : cần phải nhận định ống dẫn lưu. Xem
ống DL được đặt ở đâu?Số lượng màu sắc, tính chất của dịch qua ống DL ra ngoài?

Tư tưởng, hoàn cảnh kinh tế gia đinh của NB?
3.CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
 Đối với trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng
 Tư thế nằm: phần nhiều mổ viêm ruột thừa cấp được vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống
, vì vậy sau mổ cần cho người bệnh nằm đúng tư thế sau mổ để tránh các biến chứng của gây tê tủy
sống
 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn : theo dõi 1 giờ/lần , theo dõi trong vòng 12 giờ
 Chăm sóc vết mổ: nếu vết mổ tiến triển tốt thì không cần thay băng hoặc 2 ngày thay băng 1
lần.cắt chỉ sau 7 ngày
 Chăm sóc về dinh dưỡng : sau 6 đến 8 giờ mà người bệnh không nôn thì cho uống nước
đường, sữa.khi có nhu động ruột cho ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày, sau đó cho ăn uống bình thường
 Chăm sóc vận động : cho người bệnh vận động sớm khi có đủ điều kiện .ngày đầu cho nằm
thay đổi tư thế, ngày thứ 2 cho ngồi dậy và dìu đi lại.
 Trường hợp mổ ruột thừa có biến chứng: thường do ruột thừa vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc
hay áp xe ruột thừa
 Tư thế nằm : khi người bệnh tỉnh cho nằm tư thế Fowler, nghiêng về phía có đặt dẫn lưu đẻ
dịch thoát ra ngoài được dễ dàng
 Chăm sóc ống dẫn lưu :
o Ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có đựng dung
dịch sát khuẩn,để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng
o ChoNB nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng
o Tránh làm gập ,tắc ống dẫn lưu
o Theo dõi về số lượng,màu sắc , tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài .bình thường
ống dẫn lưu ổ bụng ra với số lượng ít dần và không hôi

o Nếu ống dẫn lưu ra dịch bất thường cần báo cáo ngay với bác sĩ
o Thay băng chân ống DL và sát khuẩn thân ống DL, thay túi đựng dịch DL hàng ngày
o Nếu ống dẫn lưu để phòng ngừa thì thường được rút khi có trung tiện ,muộn nhất là sau
48- 72 giờ
o Nếu ống dẫn lưu ở ổ áp xe ruột thừa : rút chậm hơn.khi có chỉ định rút thì rút từ từ,mỗi
ngày rút bớt 1 – 2cm đến khi dịch ra trong ( dịch tiết ) thì có thể rút bỏ hẳn
o Chăm sóc vết mổ: nếu vết mổ nhiễm trùng cắt chỉ sớm đẻ dịch mủ thoát ra được dễ dàng
.Nếu vết mổ không khâu da ,điều dưỡng thay băng hàng ngày. Khi vết mổ có tổ chức hạt phát triển tốt
cần báo lại với bác sĩ để khâu da thì hai
o Dinh dưỡng : khi chưa có nhu động ruột , nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch .khi có nhu
động ruột thì bắt đầu cho uống ,sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc.
 TD BIẾN CHỨNG SAU MỔ của VRT & viêm phúc mạc ruột thừa:


 Chảy máu trong ổ bụng
o
NB có hội chứng mất máu
o
Nếu có ống DL thì máu sẽ theo ống DL ra ngoài
o
Chảy máu ở thành bụng : Gây tụ máu ở thành bụng là nguy cơ nhiễm trùng vết
mổ, toác vết mổ và thoát vị thành bụng sau mổ
o
Viêm phúc mạc sau mổ: thường người bệnh có hội chứng nhiễm trùng rõ, có hội
chứng viêm phúc mạc rõ,đôi khi có hội chứng tắc ruột hoặc bán tắc ruột,nếu còn ống dẫn lưu thì thấy
mủ hoặc dịch tiêu hóa chảy qua ống đó ra ngoài
o Nhiễm trùng, áp xe thành bụng: vết mổ tấy đỏ tụ máu ở dưới,làm người bệnh
luôn thấy vết mổ căng đau.
 Đối với trường hợp đám quánh RT: khi ra viện , hướng dẫn NB lúc về nhà nếu có đau lại hố
chậu phải, sốt thì phải đến viện khám lại ngay .


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦNG DẠ DÀY

• NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
1.Nhận định người bệnh trước mổ:
 Toàn thân :
o
+ Xem người bệnh có bị sốc không?hội chứng này thường gặp ở những giờ
đầu sau thủng do đau gây nên
o
+ Xem có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc không?cần quan sát xem mặt
người bệnh có hốc hác không?Môi có khô và lưỡi có bẩn không?số lượng nước tiể nhiều hay ít,
có màu vàng không?hội chứng này gặp ở thủng dạ dày đến muộn do viêm phúc mạc gây nên
o
+ Nhận định về dấu hiệu sinh tồn : xem mạch có nhanh nhỏ,huyết áp có
tụt, có nhịp thở nhanh nông hay không? Có sốt không?
 Tại chỗ :
o + Nhận định cơn đau: Hỏi người bệnh xem bắt đầu từ bao giờ? Vị trí đau?
Đau dữ dội hay đau âm ỉ? Đau liên lục hay đau thành cơn ? đau có lan đi đâu không?người điều
dưỡng phải ghi vào hồ sơ để giúp bác sĩ theo dõi diến biến của bệnh
o + Nhận định nôn :xem người bệnh có bị nôn không?nếu có nôn thì nôn
nhiều hay ít,nôn ra chất gì?
o + Có bí trung đại tiện không?
2.Nhận định sau mổ
 Nếu trước mổ có nhiễm trùng thì sau mổ có còn hiệ tượng này không?
 Nười bệnh tỉnh hay chưa tỉnh?
 Có đau vết mổ không?vết mổ có bị chảy máu,nhiễm khuẩn không?
 Nhận định tình trạng ổ bụng : xem bụng có chướng không?
 Cần xem ống dẫn lưu phúc mạc,ống dẫn lưu dạ dày có hoạt động tốt không? Nhận
định về số lượng ,màu sắc ,tính chất của dịch qua ống dẫn lưu?

 Nhận định lưu thông tiêu hóa : xem trung tiện, đại tiện được chưa?
 Về dinh dưỡng : cần xem người bệnh đã ăn uống được gì?


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG
1. Nhận định tình trạng người bệnh:
1.1. Tình trạng chung
- Nhận định xem người bệnh có hội chứng sốc hay không? (dựa vào tinh thần, da, niêm mạc,
dấu hiệu sinh tồn).
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu máu hay không?
- Có tổn thương phối hợp ở nơi khác hay không?
Ví dụ: chấn thương bụng, ngực, sọ não.
1.2. Tình trạng tại chỗ
- Trước khi bó bột hoặc mổ:
+ Gãy xương kín hay gãy xương hở?
+ Chi gãy được bất động chưa? Mức độ đau, sưng nề, bầm tím?
+ Vết thương rộng hay nhỏ, sạch hay bẩn? có dịch có mủ hay không?
+ Có tổn thương mạch máu thần kinh hay không? (Dựa vào dấu hiệu đau, màu sắc, vận động,
cảm giác, nhiệt độ của đầu ngón chi).
- Sau bó bột:
+ Bột có rạch dọc hay bột vòng tròn kín? Bột có cửa sổ không? (để chăm sóc vết thương hoặc
vết mổ)


+ Bột chặt hay lỏng? khô hay ẩm? sạch hay bẩn? đúng nguyên tắc hay không?
+ Có dấu hiệu chèn ép mạch máu, thần kinh hay không?
+ Nếu có vết thương, dịch thấm vào bột nhiều hay ít? mùi hôi hay không?
+ Mức độ đau sưng của chi bó bột? có dấu hiệu chèn ép bột không?
- Sau mổ:
+ Vết mổ chảy máu hay không? có dịch, có mủ hay không? cắt chỉ chưa?

+ Có dấu hiệu tổn thương mạch máu thần kinh sau mổ hay không?
+ Tính chất của dịch dẫn lưu?
+ Mức độ đau sưng nề chi tổn thương như thế nào?
2. Những vấn đề cần chăm sóc
- Người bệnh có nguy cơ sốc.
- Người bệnh đau, sưng nề nơi tổn thương.
- Người bệnh có nguy cơ viêm xương.
- Người bệnh có nguy cơ rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng chi sau bó bột.
- Người bệnh mất ngủ.
3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Trước khi bó bột hoặc mổ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn tuỳ theo tình trạng của người bệnh.
- Phòng chống sốc.
+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau cho bệnh nhân, sau 30 phút dùng nẹp bất động tạm thời.
+ Bất động chi gãy theo đúng nguyên tắc.
O Nẹp phải đủ dài trên một khớp và dưới một khớp, đủ chắc, phải được bọc độn trước khi bất
động.
O Độn bông mỡ vào đầu xương nhô ra, không được bỏ quần áo nơi gãy xương lúc đặt nẹp.
O Người phụ nâng đỡ nhẹ nhàng nơi gãy xương và từ từ kéo nhẹ cho đến khi nào bất động xong
mới được bỏ ra.


O Buộc dây phải đủ chặt, không được buộc trực tiếp lên ổ gãy xương, bản dây phải đủ rộng.
O Nâng cao chi bị tổn thương để giảm sưng nề.
O Bất động chi gãy theo tư thế cơ năng.
O Nếu gãy hở hay có vết thương kèm theo phải được thay băng vô khuẩn tránh đưa phần nhiễm
bẩn vào trong ổ gãy. Sau đó bất động theo tư thế gãy.
O Theo dõi màu sắc đầu ngón chi, phát hiện sự bế tắc tuần hoàn sau khi buộc dây bất động nẹp.
+ Cho người bệnh uống nước chè đường ấm, sưởi ấm, cho thở oxy.
- Nếu có dấu hiệu sốc, tổn thương mạch máu, thần kinh, tổn thương phối hợp, điều dưỡng phải

báo cho thầy thuốc.
- Làm xét nghiệm công thức máu, máu đông, máu chảy, chụp X quang...
3.2. Sau bó bột
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
- Nếu bột chặt gây chèn ép mạch máu, thần kinh, người điều dưỡng cần nới bột và báo cáo cho
thầy thuốc biết tình trạng trên.
- Kiểm tra, chăm sóc bột theo nguyên tắc.
- Nếu bột vỡ, gãy phải thay bột.
- Không được dùng que chọc vào trong bột gây xước da nhiễm trùng. Tránh làm ướt bột.
- Sau 7- 10 ngày khi chi hết sưng nề, quấn tròn bột nếu như bột không quá lỏng. Nếu bột quá
lỏng phải bó bột mới và hẹn đến khám lại tuỳ theo từng loại gãy xương.
- Khi bột khô, cố định tốt, hướng dẫn người bệnh vận động co cơ trong bột, vận động các cơ,
chi không bó bột để tránh teo cơ, đồng thời phải hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước, vỗ
rung lồng ngực, vệ sinh thân thể, để giảm nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu.
- Thường xuyên quan sát da vùng tỳ đè, dễ loét như vùng gáy, khuỷu, gai chậu trước trên, gót
chân để phát hiện sự cọ sát phù nề đổi màu, loét.
- Hướng dẫn người bệnh ăn chế độ ăn bồi dưỡng nâng cao thể trạng, chú ý ăn thức ăn tránh táo
bón, sỏi tiết niệu.
- Nếu có vết thương thấm dịch mùi hôi phải báo bác sỹ, thay băng vết thương.
- Dặn người bệnh không được tự ý tháo bột, phải giữ bột đủ thời gian theo quy định.


- Nếu đủ thời gian bất động cho người bệnh chụp X quang kiểm tra xem xương liền tốt chưa.
Nếu xương chưa liền tốt cần bất động thêm.
- Chăm sóc vết thương, vết loét nếu có. Hướng dẫn người bệnh ngâm chân vào nước muối ấm,
vừa ngâm vừa tập vận động chủ động 3 lần/ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút trong 5 - 7 ngày.
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng từ từ tránh quá sức, quá đau, tránh ngã.
3.3. Sau mổ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
+ Trong vòng 24 h đầu sau mổ: để phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật:

Ví dụ: mất máu, đau kéo dài, rối loạn nhịp tim, nhịp thở. Nếu có tai biến của gây mê, phẫu thuật
phải xử trí kịp thời và báo ngay cho thầy thuốc.
+ Những ngày sau : để phát hiện tình trạng nhiễm trùng, tình trạng thiếu máu.
- Chăm sóc thay băng vết mổ tuỳ từng trường hợp. Nếu chảy máu vết mổ cần thực hiện băng ép
cầm máu ngay, sau băng ép vẫn chảy máu, phải báo thầy thuốc để xử lý kịp thời.
+ Vết mổ tiến triển tốt, cắt chỉ sau 7 ngày.
+ Vết mổ có biểu hiện sưng nề, có dịch mủ cần cắt chỉ sớm giải phóng mủ, dịch.
- Giảm đau, sưng nề chi tổn thương bằng cách gác chi cao trên dụng cụ thích hợp.
- Theo dõi tuần hoàn của chi, vận động cảm giác của chi tổn thương.
- Hướng dẫn người bệnh ăn chế độ ăn bồi dưỡng nâng cao thể trạng.
- Hướng dẫn người bệnh tập vận động, vệ sinh thân thể tuỳ từng trường hợp.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh, theo dõi tác dụng phụ, tai biến của thuốc.
- Rút dẫn lưu sau 24 - 48 h.
3.4. Giáo dục sức khoẻ
- Cần dặn dò người bệnh thực hiện tốt khi mang bột:
+ Không để bột gãy.
+ Không làm ướt bột.
+ Không làm bẩn bột.
+ Không tự ý cắt bột.
+ Không dùng que chọc vào trong bột.


+ Đến khám lại theo đúng lịch hẹn.
- Tuyên truyền trong cộng đồng cần thận trọng trong khi tham gia giao thông, trong lao động
sản xuất, trong sinh hoạt để làm giảm tỷ lệ gãy xương.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỎNG
1.Sơ cứu Bỏng:
1.1 Loại trừ nguyên nhân gây bỏng: cần nhanh chóng loại trừ nguyên nhân gây bỏng để
tránh bỏng rộng hơn hoặc sâu hơn


Dập tắt lửa đang cháy trên da bằng khăn ướt,chăn ướt

Ngâm vùng bỏng ngay vào nước lạnh để hạ nhiệt độ

Bỏng do hóa chất :Rửa nhiều bằng nước ,có thể trung hòa bằng các dung
dịch sẵn có( nước vôi loãng để trung hòa axit,dấm ,chanh để trung hòa kiềm)

Bỏng điện : ngắt điện ra khỏi người nạn nhân , tiến hành hô hấp nhân tạo ,ép
tim ngoài lồng ngực ngay trước khi sơ cứu tới bỏng


Bỏng do phốt pho ,bom Napan dùng khăn ướt đắp lên chỗ bỏng,ngâm bộ
phận đang bị bỏng vào chậu nước rồi lấy mảnh phốt pho trong chậu nước
1.2 Phòng và chống sốc cho nạn nhân :

Ủ ấm cho người bệnh ,cho uống nước trà đường nóng,uống nhiều nước càng
sớm càng tốt

Tiêm thuốc giảm đau chống choáng , trợ tim,trợ sức…

Cắt bỏ quần áo nơi bỏng , không lột quần áo đẻ tránh làm vỡ cắt bọc nước
gây lột da tại chỗ bỏng
1.3 Phòng chống nhiễm khuẩn
 Loại trừ bớt các dị vật, nếu dị vật sâu không rửa và cố lấy hết dị vật
 Không sử dụng các chất không đảm bảo bảo vệ sinh đắp lên vết bỏng ( như
mẻ,nước mắm , lá cây…) không bôi thuốc lên vết bỏng nhất là thuốc đỏ.Dùng vải gạc sạch để
bọc và băng vết bỏng
 Có thể sử dụng kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn
 Chuyển sớm nạn nhân lên cơ sở có đủ khả năng điều trị.trong khi di chuyển phải

nhẹ nhàng và duy trì chế độ phòng chống shock.
2. Giáo dục sức khỏe
 Giải thích,động viên người bệnh yên tâm điều trị
 phổ biến nội quy khoa phòng để người bệnh thực hiện
 hướng dẫn cách giữ gìn vết bỏng không chạm tay vào vùng bỏng, không tự dùng
thuốc cho vào vùng bỏng
 -Giáo dục cộng đồng thận trọng trong lao động,sinh hoạt để tránh bỏng
 Biết cách sơ cứu bỏng đúng phương pháp để có thể hạn chế được diện tích và độ
sâu của bỏng


CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TẮC RUỘT
 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:

1. Trước mổ : chuẩn bị NB trước mổ cấp cứu,ngoài ra còn làm những việc sau:
 Đặt ống hút dịch dạ dày ngay và hút liên tục để chống chướng bụng
 Truyền dịch tốt để bồi phụ nước điện giải chống mất nước
 Đo áp lực tĩnh mạch trung ương ( bình thường từ 8 – 12cm nước)
 Theo dõi lượng nước vào ra.đặt thông tiểu.bình thường lượng nước tiểu trong 1 giờ
từ 50 – 60 ml



Làm vệ sinh sạch sẽ vùng da mổ
2. Sau mổ:
 Đảm bảo thông khí:
o + Nếu người bệnh còn mê, cần đặt đầu nghiêng về một bên để đề phòng bị nôn thì
chất nôn không lọt vào đường hô hấp
o + Đặt ống Canun – Mayor đẻ tránh tụt lưỡi
o + Hút đờm dãi nếu có để tránh tắc nghẽn đường thở

 Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn : đề phòng chưa bồi phụ đủ nước điện giải sau
mổ,nhất là trong ngày đầu sau mổ
 Theo dõi số lượng nước tiểu đề phòng do thiếu nước điện giải
 Đặt ống hút dịch dạ dày:
o + Hút ngắt quãng để lấy bớt dịch ứ đọng,nhất là trong trường hợp khâu nối ruột
cần phải làm bớt trướng bụng để bảo vệ miệng nối và làm cho miệng nối mau lành
o + Thường ống hút dạ dày để lưu cho đến khi người bệnh có trung tiện
o + Cần phải theo dõi xem bụng có đỡ trướng không và phải ghi lại số lượng dịch
dạ dày,giúp cho công tác hồi sức được tốt
 Trong quá trình truyền dịch phải đảm bảo tốc độ truyền chính xác,nhất là người
già yếu , người mắc bệnh tim mạch ,bệnh hô hấp mạn tính,người điều dưỡng cần theo dõi
kĩ,tránh truyền dịch quá nhanh
 Thực hiện thuốc theo y lệnh
 Chăm sóc vết mổ :
o + Thay băng vết mổ hàng ngày
o + Trong những ngày đầu cần theo dõi chảy máu vết mổ,từ ngày thứ 3 trở đi cần
theo dõi xem vết mổ có bị nhiễm trùng không
o + Nếu vết mổ không nhiễm trùng thì cắt chỉ vào ngày thứ bảy sau mổ
o +nếu vết mổ nhiễm khuẩn cắt chỉ ngay để cho dịch , mủ thoát ra được dễ dàng
 Chăm sóc ống dẫn lưu :cần phải đảm bảo nguyên tắc dẫn lưu vô khuẩn tránh
nhiễm khuẩn ngược dòng.theo dõi dịch chảy qua ống dẫn lưu về số lượng , màu sắc,tính
chất,thường dẫn lưu được rút khi người bệnh có trung tiện
 Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang : Cần đảm bảo vô trùng để tránh
nhiễm khuẩn ngược dòng.nếu người bệnh ổn định cần rút ống dẫn lưu sớm
 Trong trường hợp sau mổ tắc ruột mà có dẫn lưu ruột hoặc có hậu môn nhân
tạo thì phải chăm sóc hậu môn nhân tạo đúng cách,khuyên người bệnh nằm nghiêng về phía
có hậu môn nhân tạo để tránh phân tràn qua vết mổ
 Chăm sóc vận động sau mổ:
o + Khi người bệnh tỉnh ,xoay trở lại trên giường,cho nằm tư thế Fowler,vỗ
lưng,khuyến khích ho,khạc, thở sâu ngừa biến chứng viêm phổi sau mổ

o +Ngày thứ hai cho ngồi dậy và tập đi lại
 Dinh dưỡng : cung cấp năng lượng và bồi phụ nước điện giải sau mổ tắc ruột cơ
học là vấn đề quan trọng vì người bệnh nhịn ăn uống trong những ngày trước mổ,cộng thêm
nôn và hút dịch dạ dày sau mổ


o + khi chưa có nhu động ruột nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
o + khi đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống ,sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc
o Tránh uống nước có ga,trái cây hay sữa sớm,vì dễ gây chướng hơi trong ruột
3. GDSK:
 HD NB tập thở bụng
 Tránh rối loạn tiêu hóa
 Tránh ăn nhiều chất Xơ
 Vận động , lao động nhẹ nhàng
 Khi nào đau bụng cơn + nôn cần đến viện khám ngay.




×