Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thế giới nghệ thuật trong cánh buồm đỏ thắm của alexander grin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.42 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NHÀN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
CÁNH BUỒM ĐỎ THẮM
CỦA ALEXANDER GRIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NHÀN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
CÁNH BUỒM ĐỎ THẮM
CỦA ALEXANDER GRIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kiến thức trong khóa luận là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhàn


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền, cô đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong quá trình học tập và viết khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn, các
thầy cô trong Tổ Văn học nước ngoài – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt
tình giảng dạy em trong thời gian em học tập và nghiên cứu.
Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu, giới thuyết khái niệm......................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
6. Bố cục khóa luận .................................................................................................6
NỘI DUNG .................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TRONG CÁNH BUỒM ĐỎ THẮM................................7
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật. .........................................................7
1.2 Các kiểu loại nhân vật chính..............................................................................8
1.2.1 Những con người hướng thiện ..................................................................10
1.2.2 Những con người tham lam độc ác ...........................................................20
1.2.3. Con người hành động khát khao khám phá..............................................23
1.2.4 .Các nhân vật khác.....................................................................................27
1.3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Cánh buồm đỏ thắm ..............................29
Tiểu kết ..................................................................................................................35
Chương 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÁNH BUỒM
ĐỎ THẮM .................................................................................................................37
2.1 Không gian nghệ thuật trong Cánh buồm đỏ thắm..........................................37
2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ............................................................37
2.1.2. Không gian hiện thực ...............................................................................38
2.1.3. Không gian cổ tích ..................................................................................41
2.2 Thời gian nghệ thuật trong Cánh buồm đỏ thắm .............................................44
2.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật .................................................................44
2.2.2.Thời gian hiện thực ...................................................................................46
2.2.3. Thời gian cổ tích.......................................................................................51
Tiểu kết......................................................................................................................53
KẾT LUẬN ...............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng lớn có ý nghĩa quan trọng về lí luận
và thực tiễn trong nghiên cứu văn học. Khi xem một màn kịch, một bộ phim trên
màn ảnh hay khi đọc một văn bản ngôn từ là chúng ta đã đang đi vào thế giới nghệ
thuật của tác giả, một thế giới sinh động với đầy đủ những cung bậc cảm xúc buồn
vui, hạnh phúc, đau đớn và cả những xung đột.
Thế giới nghệ thuật là một thế giới không những mang những đặc trưng của
tác phẩm mà còn mang đặc trưng của cả nhà văn sáng tạo ra nó. Likhachev cho biết:
văn học diễn tấu lại bản đàn của hiện thực, nhưng diễn tấu lại theo khuynh hướng
“tạo phong cách” tiêu biểu đối với các sáng tác của nhà văn đó hay “phong cách
thời đại” nào đó. Các khuynh hướng phong cách ấy làm cho tác phẩm đa dạng hơn,
phong phú hơn về phương diện nào đấy so với thế giới hiện thực, mặc dù nó là tỷ lệ
rút gọn một cách ước lệ. Nghiên cứu cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật vừa cho ta
hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa
có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình
thành phong cách nghệ thuật.
Alexander Grin là một nhà văn nổi tiếng của văn học Nga. Một nhà văn được
biết đến với những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn lãng mạn cùng lối viết tinh tế,
nhẹ nhàng đã để lại những ấn tượng mạnh mẽ, những rung động sâu sắc trong lòng
độc giả. Khác với những nhà văn như Puskin, Tonxtoi… Alexander Grin không có
được những điều kiện thuận lợi như họ. Ông sinh ra trong gia đình một người Ba
Lan bị lưu đày và cả cuộc đời ông là sự vất vả, khổ ải và nghèo đói. Từ nhỏ,
Alexander Grin đã phải lang bạt khắp đất nước Nga với nhiều nghề mưu sinh vất vả
như làm thủy thủ, đánh cá, đào vàng, đi lính… Nhưng những khắc nghiệt của đời
sống không những không làm mất đi mà còn phát triển mạnh mẽ tư duy, trí tưởng
tượng và nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo của nhà văn. Ông đã dùng thế giới quan
lãng mạn để thoát ra khỏi hiện thực đen tối, ông cho rằng: thà sống với những giấc
mơ tương lai còn hơn ngày lại ngày chịu đựng “những cặn bã và rác rưởi”. Trong

1



những sáng tác của mình, Alexander Grin làm sống dậy những đất nước, những
thành phố chưa từng tồn tại, những nhân vật và câu chuyện kì lạ, những con người
dũng cảm có trái tim nhân hậu, trong sáng và thuần khiết. Nhà văn tin ở con người,
ông nói: “Cả trái đất này với tất cả những gì mà nó có đều dành cho cuộc sống của
chúng ta, và để cho cuộc sống đó được trân trọng ở tất cả những nơi nó tồn tại”.
Trong sự nghiệp văn học của Alexander Grin, bên cạnh những tác phẩm tiêu
biểu như Chiếc mũ tàng hình, Đảo Reno, Thuyền trưởng Duke, Cô bé chạy trên
sông... thì tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm có thể coi là tác phẩm xuất sắc và nổi
tiếng nhất của ông. Đây là câu chuyện về tình yêu trong sáng và cao thượng được
dẫn lối bởi cánh buồm đỏ thắm giữa mặt biển xanh của một chàng trai xuất thân quý
tộc nhưng tính cách lại phóng khoáng như gọn gió giữa biển khơi với một cô gái
xinh đẹp có niềm tin mãnh liệt vào “điều kì diệu”. Hai con người ấy vô tình gặp
nhau rồi thấu hiểu lẫn nhau, bị cuốn hút vào nhau như thể đó là mục đích họ sinh ra
trên đời.
Cũng nói về tình yêu nhưng nhà văn Alexander Grin đã thể hiện vô cùng độc
đáo và tài tình khi xây dựng một thế giới nghệ thuật đặc sắc cùng với bút pháp lãng
mạn được sử dụng một cách điêu luyện đã tạo nên những trang văn lãng mạn gây ấn
tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đọc tác phẩm ta như đi vào một thế giới
huyền diệu đến mơ màng, tiếp cho ta sức mạnh về niềm tin vào những điều tốt đẹp,
những ước mơ và sự diệu kì.
Cùng với Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, Vichia Maleev ở nhà và
ở trường của Nikolay Nosov; Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino
của Alexander Tolstoy; Bác sĩ Alibolit của CoocNay Trucopxki… thì Cánh buồm
đỏ thắm cũng là một trong những tác phẩm bất hủ được đưa vào danh sách “kho
vàng” của văn học thế giới dành cho thế hệ trẻ đến từ xứ sở Bạch Dương. Không
biết bao nhiêu thế hệ cậu bé, cô bé đã lớn lên thành người với những cuốn sách gối
đầu giường dạy cho họ biết sống ngay thẳng, gắn với những ước mơ hoài bão có giá
trị vượt thời gian, lay động bao thế hệ tâm hồn độc giả.



Tất cả những lí do trên đã giúp chúng tôi tìm đến đề tài “Thế giới nghệ thuật
trong Cánh buồm đỏ thắm của Alexander Grin” với mong muốn tìm hiểu những đặc
trưng nghệ thuật đặc sắc cũng như cảm thụ được các hay, cái đẹp và ý nghĩa tư
tưởng, thông điệp về cuộc sống mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Nhiều nhà bình luận đã nhận xét các tác phẩm của Alexander Grin là “tiểu
thuyết của thiếu niên”. Cũng giống như các tác giả của truyện giả tưởng nửa cuối
thế kỉ XX, Grin đề cập đến những niềm ước mơ, khát vọng và cảm xúc của con
người với suy nghĩ trong sáng nhất của họ. Những con người có thể là thủy thủ,
thuyền trưởng, nhà khoa học, người du lịch, những quý tộc ngông cuồng, những cô
gái, những tên tội phạm tao nhã, và những người anh hùng thường xuyên có thực và
thế giới của Grin là một trong những thế giới hấp dẫn và sống động nhất trong văn
học. Một vài tiểu thuyết của ông cũng có thêm nhân tố “sự kì diệu”, không phải là
một phần cố định trong tác phẩm, nhưng thường xuyên là phép màu nhiệm có thể
thay đổi cuộc sống của những người may mắn nhận được nó.
Khi nói về văn học Nga nói chung và Cánh buồm đỏ thắm nói riêng, dịch giả
Vũ Thế Khôi từng nhận định: “Không biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã lớn lên thành
người với những cuốn sách gối đầu giường; chọn cách sống ngay thẳng, biết
thương yêu và biết căm ghét, vươn tới những lý tưởng nhân văn cao cả. Hơn nửa
thế kỷ trước- thuở lãng mạn Cách mạng tối tối dưới ánh lửa bập bùng chúng tôi
từng quây quần nghe kể hết chương này đến chương khác… Có những bài ca đi
cùng năm tháng thì cũng có những cuốn sách đi suốt đời người. Văn học thiếu nhi
Xô Viết có nhiều cuốn như thế, có quyển sách có thể nói hợp với muôn đời, được
yêu thích ở mọi thế hệ chừng nào loài người còn tồn tại như: Cánh buồm đỏ thắm
của Aleksandr Grin, Bác sĩ ôi đau quá của Cornei Trucovxki.”[2]
Cánh buồm đỏ thắm là tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của
Alexander Grin, đã được hãng phim Mosfilm dựng thành phim năm 1961 của đạo
diễn Aleksand Ptushko. Ngoài ra còn được chuyển thể thành kịch nhiều truyện tranh

dựa trêm mội dung tác phẩm này.


Trong bài viết Tình hình

nghiên cứu, phê bình, dịch thuật văn học Nga tại

Việt Nam trong những năm gần đây của Đỗ Thị Hường đăng trên Tạp chí Châu Âu,
số 10/2012. Bên cạnh những tác phẩm Chiếc chìa khóa vàng hay truyện li kì của
Buratino, Timua và đồng đội thì Cánh buồm đỏ thắm cũng được nhắc tới là một
trong những tác phẩm văn học thiếu nhi thành công và được tái bản nhiều nhất.
Trong buổi tọa đàm “Còn mãi những cánh buồm đỏ thắm” của NXB Kim
Đồng diễn ra vào 23/ 9/2016, Cánh buồm đỏ thắm đã được tôn vinh là một trong
những tác phẩm bất hủ có sức sống lâu bền gắn với những ước mơ hoài bão, nuôi
dưỡng tâm hồn bao thế hệ trẻ Việt Nam.
Cho đến nay mới chỉ có một công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này đó là
“Kết cấu cổ tích trong Cánh buồm đỏ thắm của Alexander Grin” của Ngô Thị Thắm
năm 2017. Khóa luận này đã đề cập đến phương diện của thế giới nghệ thuật đó là
về kết câu cổ tích của tiểu thuyết này với những khía cạnh về tổ chức nhân vật và tổ
chức cố truyện cổ tích. Song đó mới chỉ là một phương diện trong bức tranh nghệ
thuật độc đáo của tiểu thuyết này.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong Cánh buồm đỏ
thắm của Alexander Grin” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn khám phá
được bao quát hơn bức tranh nghệ thuật với những nét nghệ thuật đặc sắc, sự vận
dung sáng tạo của tác giả khi xây dựng tiểu thuyết này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi triển khai đề tài này là làm sáng tỏ thế giới nghệ
thuật trong Cánh buồm đỏ thắm của tác giả Alexander Grin. Thông qua thế giới
nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật để chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ của các yếu
tố cấu trúc nên thế giới nghệ thuật. Từ đó thấy được những nét độc đáo trong sự

sáng tạo nghệ thuật của tác giả và hiểu rõ hơn ý nghĩa nội dung tư tưởng của tác
phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu, giới thuyết khái niệm.
4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật trong Cánh buồm đỏ
thắm của Alexander Grin” là thế giới nhân vật và không gian, thời gian nghệ thuật.


4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích thế giới nghệ thuật trong phạm
vi tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm của Alexander Grin.
4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài.
-Xác định thế giới nhân vật trong tác phẩm
-Xác định tổ chức nhân vật trong tác phẩm
-Xác định không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
4.4 Giới thuyết về khái niệm
Về khái niệm thế giới nghệ thuật trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác
giả coi “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật
(một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới
nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo
ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm
lý con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không
gian riêng, thời gian riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc
giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [3; 251].
Theo giáo trình lí luận văn học của Trần Đình Sử chủ biên: “Thế giới nghệ
thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế giới được
miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật… Thế giới miêu tả là thế giới của người kể
chuyện, người trữ tình. Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một
tờ giấy. Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và ngược lại.
Tuy nhiên chúng không thể liên thông. Người kể chuyện không thể trực tiếp tham
gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật” [12;82]. Thế giới

được miêu tả trong tác phẩm có các bình diện của nó. Đó là con người riêng (nhân
vật), không gian, thời gian riêng, đồ vật, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng trưng
riêng không đồng nhất với thực tại. Các bình diện trên đều là yếu tố của thế giới
nghệ thuật, mỗi yếu tố lại có một vị trí nhất định và không thể thiếu đối với hệ
thống. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ là hệ thống hoàn chỉnh và bao gồm
những giới hạn nhất định. Bởi vì thế, hệ thống đó sống theo những quy luật, các
nguyên tắc vốn có của nó, nó có không gian, thời gian, tâm lý, đạo đức xã hội và


hoàn cảnh vật chất riêng, tất cả đều là phạm trù có ý nghĩa. Khi phân tích tác phẩm
không nên đánh giá tác phẩm chỉ trong một bình diện trên một cách tách rời, bỏ qua
mối quan hệ qua lại giữa chúng. Chỉ có nghiên cứu đồng bộ các bình diện mới đem
lại bức tranh đầy đặn về thế giới mà nhà văn sáng tạo ra.
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất rộng. Thuật ngữ này chỉ
dùng trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác
nhau về thế giới nghệ thuật. Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra cách
hiểu: thế giới nghệ thuật là thế giới riêng mà nhà văn sáng tạo ra tác phẩm của
mình. Thế giới ấy là hình bóng của thế giới vật chất nhưng không hoàn toàn là thế
giới vật chất. Bước vào thế giới nghệ thuật, người đọc đã tự nguyện cùng nhà văn
bắt đầu khám phá bản chất của cuộc sống và bản thể của con người. Đó là một cuộc
chơi thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không ít những cay đắng cần sự trải nghiệm. Thế
giới nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố trong tác phẩm văn học. Có bao nhiêu yếu
tố cấu thành nên tác phẩm văn học sẽ có bấy nhiêu yếu tố thuộc thế giới nghệ thuật.
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những yếu tố cấu
trúc cơ bản của thế giới nghệ thuật được biểu hiện cụ thể như nhân vật, cách tổ chức
nhân vật và không gian, thời gian mà nhân vật tồn tại. Đây là những phương diện cơ
bản tiêu biểu có quan hệ gắn kết hữu cơ với nhau làm nổi bật sự đặc sắc của thế giới
nghệ thuật trong Cánh buồm đỏ thắm của Alexander Grin.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương

pháp khảo sát, thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương
pháp tổng hợp; phương pháp nghiên cứu thi pháp học.

6. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết thúc, phần nội dung được triển khai
trong hai chương:
Chương 1: Nhân vật trong Cánh buồm đỏ thắm
Chương 2: Không gian, thời gian nghệ thuật trong Cánh buồm đỏ thắm
Phần cuối tác phẩm là thư mục tài liệu tham khảo.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TRONG CÁNH BUỒM ĐỎ THẮM
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật.
Theo 150 thuật ngữ văn học thì “nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật, nó
mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất nó với con người có thật, ngay cả khi tác
giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn
học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được
xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có
được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể” [1;250]. Có thể nhận thấy rằng nhân
vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người – là sản
phẩm của quá trình tư duy và cảm thụ của nhà văn, được xây dựng từ sự nhận thức
của quá trình thâm nhập thực tế, qua trí tưởng tượng, sự sáng tạo và tài năng sử
dụng nghệ thuật ngôn từ mang phong cách riêng của nhà văn. “Đó là những nhân
vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh… Đó là những nhân vật không tên như chị
vợ Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện
Kiều..”[12;115 ]
Tóm lại nhân vật văn học là sản phẩm nghệ thuật do nhà văn sáng tạo lên.
Nhân vật văn học biểu hiện rất đa dạng, thể hiện bằng rất nhiều hình thức khác
nhau. Nó không chỉ là con người mà còn có thể là loài vật, đồ vật. Dù nhân vật là

con người hay loài vật nó đều có vai trò là yếu tố quan trọng trong các sáng tác của
nhà văn. Có thể coi nhân vật chính là điểm tựa định hướng, dẫn dắt bạn đọc tiếp
cận được đến thế giới nghệ thuật, những quan điểm, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn
về cuộc đời và con ngời.
Khái niệm thế giới nhân vật có phạm vi rất rộng. Đó là những hệ thống
nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư
tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của
nhà văn, có tổ chức và sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn.
Là một phần trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật là đứa con tinh thần,
là kết quả của sự tư duy, sự sáng tạo thể hiện trong tác phẩm văn học. Đó là một mô


hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người,
tâm lý, không gian, thời gian, xã hội… Gắn liền với quan niệm của chính tác giả.
Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể
sáng tạo về toàn bộ nhân vật trong xã hội, trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường,
hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế,
trong giao lưu xã hội và gia đình.
Chính vì vậy thế giới nhân vật là sản phẩm sáng tạo mang phong cách nghệ
thuật riêng của mỗi nhà văn. Do đó khi tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nhân vật sẽ
thấy rõ được phong cách của tác giả. Giống như các tác phẩm tự sự khác, thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm cũng được sắp xếp theo ý đồ quan
điểm nghệ thuật riêng của nhà văn. Thế giới nhân vật trong truyện được chia làm
nhiều kiểu loại khác nhau. Tuy nhiên thế giới ấy không phải là thành quả của sự
cộng lại giản đơn của các hệ thống riêng lẻ mà là một chỉnh thể nghệ thuật, thể hiện
chiều sâu tư tưởng của nhà văn. Ở thiên truyện này, Alexander Grin đã xây dựng
nên một câu chuyện tình hệt như cổ tích giữa một cô gái nghèo bị sự kì thị của
những người xung quanh với một chàng bá tước trẻ có xuất thân cao quý. Tuy nhiên
sự khác biệt làm nên giá trị của Cánh buồm đỏ thắm ở chỗ, đây không chỉ là một
câu chuyện cổ tích về tình yêu đơn thuần mà nó còn là câu chuyện về việc giáo dục

ra những con người yêu cái đẹp, tin cái đẹp và sẵn sàng chủ động đến với những cái
đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, không thể chia các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết
theo những dạng thức cơ bản truyền thống. Sự phân định của chúng tôi về các dạng
thức nhân vân cơ bản trong tiểu thuyết của nhà văn này chủ yếu dựa trên đặc điểm
nổi bật của bản thân các nhân vật.
1.2 Các kiểu loại nhân vật chính
Qua tiến trình khảo sát tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm chúng tôi đã khảo sát
được ngoài hệ thống nhân vật quần chúng thì trong tiểu thuyết có 24 nhân vật được
gọi tên. Chúng tôi nhận thấy rằng, vì dung lượng tiểu thuyết khá ngắn chỉ 134 trang
nên số lượng nhân vật không đông đảo như các tiểu thuyết khác nhưng không vì thế
mà thế giới đó trở nên tẻ nhạt, vô vị. Thế giới nhân vật trong Cánh buồm đỏ thắm


vẫn hiện lên không những sinh động mà còn rất độc đáo, đầy thú vị có nhiều nét
riêng biệt làm nên sức sống của tác phẩm này. Trong thế giới ấy, chúng tôi đã phân
định thành ba kiểu loại nhân vật. Đó là kiểu nhân vật con người hướng thiện, con
người tham lam, độc ác và con người khát khao khám phá. Trong ba kiểu loại này,
mỗi kiểu loại lại mang những chức năng và đặc trưng cơ bản riêng và là phương
tiện truyền tải các quan điểm nhân văn của tác giả về cuộc sống của con người.
STT

Nhân vật

Con

người Con

hướng thiện

người Con người khát Nhân vật


tham

lam, khao khám phá

khác

độc ác
1

Assol

x

2

Arthur Gray

3

Longren

x

4

Mary

x


5

Bà hàng xóm

6

Menners

x

7

Hin Menners

x

8

Egle

9

Người ăn mày

10

Poldichoque

x


11

Betsy

x

12

Jim

x

13

Lillam Gray

x

x

x

x


14

Lionel Gray

x


15

Hop

x

16

Letika

x

17

Phillip

x

18

Chủ hiệu đồ

x

chơi
19

Panten


x

20

Chủ hiệu vải

x

21

Zimmer

x

22

Diis

x

23

Atwood

x

24

Tom


x

1.2.1 Những con người hướng thiện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Cái đẹp “là phạm trù mỹ học xác định các
hiện tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem các hiện tượng đó như là có giá
trị thẩm mĩ cao nhất. Có thể xem các hiện tượng là đẹp khi với tính toàn vẹn cụ thể
cảm tính của chúng thể hiện những giá trị nhân bản, xã hội, do sự khẳng định giá
trị của con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và
con người, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của nhân cách, làm nảy sinh và bộc lộ
ngày càng đầy đủ những sức mạnh và năng lực của con người.
Bởi vậy, việc cảm thụ cái đẹp thức tỉnh niềm vui sướng, tình yêu vô tư, cảm
giác tự do, xác nhận và làm giàu lí tưởng thẩm mĩ. Trong lịch sử mĩ học, cái đẹp và


sự cảm thụ cái đẹp được xem xét ở bình diện mối quan hệ giữa cái tinh thần và cái
vật chất, cái khách quan và cái chủ quan, cái tự nhiên và cái xã hội, giữa nội dung
và hình thức. Đặc trưng của cái đẹp được xác định thông qua mối quan hệ của nó
với các loại hình giá trị khác: giá trị thực dụng (lợi ích), giá trị nhận thức (chân lý),
giá trị đạo đức (cái thiện)”[3;34].
Qua tiến trình khảo sát, theo chúng tôi các nhân vật Assol, Longren, Egle,
Mary, Lillan Gray là những nhân vật tiêu biểu nhất thuộc kiểu loại nhân vật hướng
thiện. Và đặc trưng của kiểu loại nhân vật này biểu hiện rất rõ trong mối quan hệ
với giá trị đạo đức soi rọi những giá trị nhân văn cũng như thông điệp ý nghĩa cuộc
sống mà nhà văn muốn gửi đến trong thiên truyện này.
Assol sinh ra trong ngôi làng nghèo có tên là Kaperna, từ nhỏ đã phải chịu
phải chịu cảnh mồ côi mẹ khi mới năm tháng tuổi, lớn lên trong vòng tay nâng niu,
sự yêu thương đùm bọc của người cha và phải chịu sự kì thị, hắt hủi của dân làng.
“Cô bé lớn lên không có bạn gái. Hai, ba chục đứa trẻ cùng trà với cô ở Kaperna
được nuôi nấng như lũ hải miên trên sóng nước, chịu nếp dạy dỗ khắc nghiệt từ khi
còn đỏ hỏn, rằng uy tín của các bậc sinh thành là bất di bất dịch. Chúng tuân phục

điều đó như mọi đứa trẻ trên thế gian và đương nhiên đã gạt bỏ vĩnh viễn Assol bé
nhỏ khỏi vòng quan tâm che chở của mình”[2;15].
Cô bé được cha nuôi dưỡng lớn lên bằng nghề làm đồ chơi và ngay từ nhỏ
cô rất yêu thích và đam mê chúng. “Trò chơi yêu thích của Assol là vào buổi tối hay
dịp lễ, khi cha nó gác các thứ hộp gấy đồ dán, đồ nghề làm việc cùng những công
việc còn dang dở sang một bên, tháo bỏ tạp dề, ngồi xuống nghỉ ngơi với chiếc tẩu
trên môi, nó sẽ sà đến ngồi lên đùi cha, cựa quậy trong vòng tay ông, sờ mó từng bộ
phận của từng món đồ chơi, hỏi cặn kẽ ý nghĩa của từ thứ đó”[2;16].
Assol thích nghe bố kể lại những câu chuyện kì lạ về cuộc sống của con người
trên biển và mọi thứ đồ chơi thường ngày mà cha đang làm. “Tên gọi của các loại
chão thừng, cánh buồm, những đồ nghề đi biển”[2;16]. Hay là “giống mèo cọp
mang điềm báo đắm thuyền; giống cá bay biết nói nếu không nghe lời tiên báo của
chúng sẽ không tránh khỏi tiêu ma vì mất phương hướng… những điềm báo, ma


quỷ, tiên ngư hay cướp biển…”[2;17]. Assol rất hăng say khi nghe những câu
chuyện bố kể và mỗi khi Longren ngừng kể là cô bé lại kêu lên cho đến khi ngủ
thiếp đi cùng với những giấc mơ kì diệu. Vì vậy những món đồ chơi và những câu
chuyện khác thường li kì về biển không chỉ là những kỉ niệm thời thơ ấu lớn lên
cùng với Assol giúp cho cô bé có một tâm hồn phong phú tràn ngập trí tưởng tượng
bay bổng thoát khỏi ranh giới của sự độc ác, kì thị ở cuộc sống hiện thực mà nó còn
nhen nhóm trong Assol ngọn lửa tình yêu với biển cả ngay từ khi cô còn nhỏ.
Trong một chuyến du hành giao hàng trên phố, cô đã vô tình nhìn thấy một
đồ chơi lạ. “Đó là chiếc thuyền buồm xinh xắn, con thuyền trắng mang những cánh
buồm đỏ thắm được cắt từ miếng lụa ông Longren dùng để dán vào các buồm tàu
thủy – một món đồ chơi dành cho những vị khách sẵn tiền”[2;19 ]. Cô bé mừng quá
và với sự tò mò và niềm đam mê của mình cô bé đã thả con thuyền xuống nước. Và
vì quá mải mê đuổi theo cánh buồm với những mơ ước tưởng tượng và đi lạc vào
rừng không hay. Điều này đã khiến cô gặp một người xa lạ, đó là ông già Egel –
người chuyên sưu tầm những câu chuyện cổ tích, ca dao dân ca và được ông tiên

đoán sau này cô bé sẽ được một chàng hoàng tử tuấn tú chờ đón trên chiếc thuyền
đỏ thắm. “Bác không biết bao nhiêu năm nữa sẽ trôi qua, chỉ biết rồi đây khắp
Kaperna này sẽ lưu truyền một huyền thoại dài lâu. Cháu rồi sẽ lớn lên Assol ạ.
Một buổi sớm mai ở nơi chân trời gặp mặt biển xanh, dưới ánh mặt trời sẽ cháy rực
lên một cánh buồm đỏ thắm”[2;28].
Assol đã đi qua tuổi thơ với niềm tin vào sự chờ đợi vào cánh buồm đỏ
thắm. Cô bé tin vào lời tiên tri hoang đường của ông lão Egel, không hề có con
thuyền nào ghé thăm hòn đảo này cả và chẳng bao giờ có một con tàu với cánh
buồm đỏ thắm. Nhưng cô bé vẫn luôn tin, niềm tin của một đứa trẻ là bất diệt, Assol
nuôi dưỡng giấc mơ đó từng ngày mặc kệ mọi người cho rằng cô là người không
bình thường với những câu chuyện thêu dệt hết sức vô lí và tàn nhẫn và buông
những lời nhạo báng về cha con cô. “Lão Longren với đứa con gái lánh đời ấy, cõ
lẽ bị mất trí rồi”[2;33], “Ê, con mộng du! Assol! Nhìn xem, những cánh buồm đỏ
thắm đang bơi tới kìa!... Cách nó chừng hai chục bước, một đám trẻ đang đứng.


Chúng nhăn mặt, thè lưỡi ra giễu cợt nó”[2;33]. “Con bé Assol “Tàu biển”. Nó bị
dở hơi ấy mà”[2;74]. Assol vẫn luôn giữ lấy giấc mơ ấy để nó lớn lên thành hi
vọng, thành niềm tin mãnh liệt. Mặc cho dân làng chê cười, cô bé Assol vẫn ngày
ngày vui đùa với cỏ cây, hoa lá, và không khi nào cô không hướng về biển, chờ đợi
hoàng tử của mình. Assol không chờ đợi trong đau khổ mà tươi vui tận hưởng cuộc
sống, vẫn chăm chỉ làm việc, không để tâm đến những lời ra tiếng vào của những kẻ
thực tế đến mức thực dụng, không biết mơ ước của những người xung quanh. “Dân
làng cháu không kể chuyện cổ tích, mà người ta cũng chẳng hát hỏng gì ráo. Còn
nếu có kể hay hát, thì cháu biết không, toàn chuyện về những gã nông dân và đám
lính tráng láu cá, cùng sự tác dương không ngớt những món bịp bợm, bẩn thỉu như
bàn chân không rửa, thô thiển như tiếng bụng sôi òng ọc.”[2;27].
Assol luôn tin rằng trên đời này ai cũng có ước mơ. Cô không chỉ thấy được
cuộc đời trong phạm vi những điều đã từng nếm trải mà còn có khả năng nhìn thấy
được ý nghĩa của một trật tự khác vượt ra ngoài những hiện tượng chung ấy. Từ nhỏ

làm bạn với những con thuyền đồ chơi và cô kì vọng những con thuyền đó sẽ là
những con thuyền thật sự thỏa sức vẫy vùng trên biển. “Cháu, -nó nói, -rất là muốn
tìm ra cách để những con thuyền của cháu có thể lướt đi, những người chèo thuyền
khỏa nước như thật; rồi sau họ cũng cập vào bờ vẫy chào bến cảng như là những
người thực, rồi lên bờ ngồi nhậu nữa”[2;78]. Assol không để tâm đến những lời
đám tiếu, bởi cô nhận ra rằng họ cũng có những giấc mơ của riêng họ, chỉ là họ
không biết hoặc giấc mơ của họ và giấc mơ của cô khác nhau mà thôi. “Là con
người ai cũng có mơ ước, còn bác, khi trút than vào giỏ, hẳn bác nghĩ rằng nó sẽ
nở hoa”, “Khi người dân chài buông lưới bắt cá, ông ta nghĩ mình sẽ bắt được một
con cá to, chưa từng ai bắt được”[2;78]. Assol hiểu và trân trọng những giá trị của
ước mơ. Cô bé vẫn luôn giữ mơ ước cháy bỏng trong lòng của mình từ khi còn nhỏ
cho đến khi trở thành một thiếu nữ. Cho dù ước mơ ấy là hoang đường, là không
tưởng nhưng Assol vẫn tin và giữ lấy ước mơ đã là một điều kì diệu.
Cuối cùng, như một điều kì diệu Asol đã gặp được chàng hoàng tử của đời
mình như lời tiên tri mà ông lão Egel đã từng nói. Vào thời khắc bình minh ló rạng


cũng là lúc con tàu màu trắng với cánh buồm đỏ thắm đã xuất hiện, mang chàng
hoàng tử Gray đến với Assol. “Bóng hình một con tàu khổng lồ đang từ từ quay mũi
về phía cửa sông ẩn hiện… Tất cả chìm trong một màu trắng xóa, ngoại trừ những
cánh buồm đang căng ra, đang chuyển động một cách nhịp nhàng uyển chuyển
mang màu sắc của một niềm vui sâu thẳm”[2;126]. Trước sự chứng kiến của những
người luôn nhạo báng giấc mơ của Assol có một con tàu lớn đi vào bở biển của ngôi
làng nhỏ bé này. Con tàu đó không chỉ to lớn mà lại là chính con tàu mà bấy lâu nay
dân làng vẫn hay nhạo báng - con tàu với những cánh buồm đỏ thắm. Tất cả hiện
lên như một ngọn lửa sáng rực bác bỏ mọi quy luật của cuộc sống. Chàng hoàng tử
và con tàu với những cánh buồm đỏ thắm như một điều kì diệu đối với Assol và
điều kì diệu đó mang màu sắc của một phép màu cao quý và rực rỡ, khinh thường
tất cả sự xa cách giữa người với người, tất cả định kiến khiến con người mất đi lòng
yêu thương tin tưởng. Câu chuyện cổ tích của người kể chuyện khi xưa đã thành

hiện thực, không nhờ phép màu kì ảo của một ông tiên hay một vị thánh thần nào,
mà là bởi tình yêu. Khi kể câu chuyện đó, người kể chuyện cũng chỉ muốn gieo vào
lòng cô bé Assol một hạt giống hy vọng, để khẳng định rằng cuộc sống vẫn đáng
được mơ ước, và cô bé đáng yêu ấy một ngày sẽ được hạnh phúc. Nếu một ngày.
Assol lớn lên và không còn tin nữa, thì câu chuyện ấy sẽ vẫn là một kí ức đẹp,
nhưng sẽ chỉ là một trong rất nhiều kí ức khác. Nhưng chính bởi niềm tin, dám mơ
ước và dám đấu tranh vì mơ ước của mình, Assol đã biến câu chuyện đó không chỉ
là một phần kí ức đẹp trong tuổi thơ của mình mà còn khiến điều đó trở thành hiện
thực, câu chuyện đã trở thành câu chuyện riêng viết về cô, và chàng hoàng tử là
người đàn ông của riêng cuộc đời cô.
Nếu Assol là một cô bé luôn tin tưởng vào giấc mơ của mình thì Longren cha
của cô là người đã nuôi dưỡng nó. Longren là một thủy thủ kỳ cựu của tàu Orion.
Sau chuyến hành trình dài đi biển trở về Longren phải đối mặt với một sự đau đớn
nghiệt ngã, đó là cái chết của Mary – người vợ hiền luôn là hình bóng dịu êm đứng
bên ngưỡng cửa đón người thủy thủ trở về sau mỗi chuyến đi biển. Từ đó, Longren
đã từ bỏ nghề thủy thủ mình gắn bó mười năm để trở về thành một người cha, một


người mẹ chăm sóc Assol khôn lớn. Để khỏa lấp nỗi nhớ cuộc sống ồn ào ngoài
cảng cũng như trang trải cuộc sống hàng ngày nuôi Assol, Longren đã làm ra những
món đồ chơi hình con tàu, con thuyền đẹp mắt. “Nào là tàu, ca nô, thuyền một
buồm, hai buồm, rồi cả những tàu thủy, chiếm hạm”[2;8]. Những con thuyền đồ
chơi bé nhỏ đó không chỉ giúp cha con Logren có chi phí để sống mà còn gieo vào
Assol những hạt mầm đầu tiên về tình yêu với biển. Longren kể về những chuyện li
kì cuộc sống ngoài biển những con cá bay biết nói, những nàng tiên cá ở biển xanh,
những người tù khổ sai và những người lạc trên đảo lạ. Bằng tình yêu thương,
Longren đã kể cho cô bé tất cả những điều anh biết về biển. Điều đó không chỉ giúp
Assol quên đi những kí ức đắng cay mà tuổi thơ cô bé đáng thương phải gánh chịu
mà còn gúp nuôi dưỡng hạt mầm tình yêu với biển trong cô bé.
Khi nghe Assol kể về câu chuyện kì lạ mà mình gặp giữa rừng rằng mình đã

gặp được một ông tiên với lời tiên đoán, sau này sẽ có một chàng hoàng tử trên
chiếc thuyền đỏ thắm đến rước cô bé cùng những lời hứa hẹn hạnh phúc trọn đời.
Longren biết đó chỉ là một chuyện đùa vui của một người nào đó nhưng ông vẫn rất
trân trọng lắng nghe nó và không tước đi cái mong ước nhỏ bé của cô con gái mình.
“- Con tàu kì diệu ấy có đến đón con không cha?
-Sẽ đến con ạ - bác thủy thủ điềm đạm trả lời – ông già ấy đã nói với con như vậy,
có nghĩa là mọi chuyện sẽ đúng như thế đấy”[2;31].
Dù biết điều đó là chỉ là một giấc mơ, một điều không tưởng, Logren vẫn quả
quyết “Sẽ đến con ạ”, ông không nỡ tước bỏ niềm mơ ước nhỏ bé của con gái.
Longren hiểu rằng, sau này thứ Assol gặp không phải là một cánh buồm đỏ thắm
đẹp đẽ, trong trẻo như lời người qua đường đã nói mà là những cánh buồm bẩn thỉu
chất chứa những điều xấu xa, rách nát. Nhưng Longren vẫn để cho Assol tin và gìn
giữ giấc mơ của mình như một động lực trong cuộc sống tẻ nhạt, đơn độc của hai
cha con.
Niềm tin ước mơ của cô bé Assol còn được Longren nuôi dưỡng bằng tình
cảm ấm áp đong đầy hạnh phúc của tình cha con. Tình yêu vô bờ bến dành cho đứa
con đã giúp Longren vượt qua những nỗi đau và cả khát vọng của chính bản thân để


hoàn thành tốt thiên chức của một người mẹ. Trong Longren, người ta không còn
thấy bóng dáng của một người thủy thủ mạnh mẽ, phóng khoáng mà là hình ảnh của
một người cha điềm đạm, hồn hậu và ấm áp. Longren tự tay làm hết mọi việc trong
nhà: xách nước, bổ củi, đốt lò, giặt giũ quần áo. Ở Longren, người ta cũng không
thấy hình ảnh một người ít nói,lạnh lung, sống cách biệt với mọi người và cả hình
ảnh im lặng đáng kinh sợ của Longren khi chứng kiến Menners chuẩn bị chết chìm.
Trái ngược với tất cả hình ảnh mà dân làng Kaperna cho là lập dị, đó là hình ảnh
của một người cha giàu đức hi sinh với một trái tim vô cùng ấm áp. Đoạn đối thoại
giữa Longren và người ăn mày đã khiến cho trái tim bạn đọc cảm thấy ấm áp lạ
thường. “Tôi cho anh thôi,- Longren khẽ trả lời- nhưng thuốc tôi nằm ở túi bên này.
Mà tôi , anh thấy đấy, tôi không muốn làm con bé thức giấc”[2;32]. Đó là khoảnh

khắc “Ông cầm tay cô bé và hôn mạnh lên đôi mắt rầu rĩ của nó”[2;32]. Tình yêu
của Longren dành cho cô gái nhỏ nhẹ nhàng, dịu dàng và ấm áp lạ thường. Tình
yêu, sự đùm bọc nâng niu của Longren đã giúp Axôn giữ vững niềm tin về ước mơ
của mình, giúp cô bé tin yêu rằng cuộc sống này vẫn còn vô vàn điều tốt đẹp.
Chính vì vậy, Longren không những là người tạo ra tình yêu với biển trong cô
bé Assol mà còn là người nuôi dưỡng niềm tin vào giấc mơ đó. Có lẽ, không có
Longren một người cha yêu thương con cái, dành tất cả sự ấm áp cho con thì sẽ
không có một Assol luôn yêu cuộc sống, tin về những điều đẹp đẽ hạnh phúc sẽ đến
với con người. Có lẽ không có tình yêu thương, sự ấm áp vô bờ của Longren thì
Assol sẽ không bao giờ nhìn được thấy cánh buồm đỏ thắm mà thay vào đó sẽ là
những cánh buôm nhơ nhuốc bẩn thỉu. Longren đã nuôi dưỡng giấc mơ của Assol
từng ngày cho đến khi giấc mơ đó cho đến khi cô bé trưởng thành và giấc mơ đó
thành sự thật.
Trong thiên truyện này, nếu Longren là người xây dựng con thuyền về tình
yêu của biển trong lòng Assol thì ông lão Egle là người đã sơn màu đỏ thắm lên
những con thuyền ấy. Egle là ông lão chuyên sưu tần ca dao, câu chuyện cổ tích
thần thoại. Trong khi đang nghỉ ngơi để chuẩn bị những cuộc phiêu lưu tìm kiếm
những câu chuyện cổ tích ở những vùng đất mới. Ông lão đã gặp Assol – cô bé kì lạ


với những con thuyền đỏ thắm. Ngoại hình của Assol với “gương mặt cô bé đều
toát lên vẻ nhẹ nhõm và trong trẻo như cánh én liệng. Cặp mắt sẫm phảng phất nỗi
buồn”[2;24] đã thu hút một con người luôn thích sự bí ẩn như Egle khiến ông lão
bất ngời “để rơi cái thuyền buồm”[2;23]. Khuôn mặt kì lạ đó đã làm Egle nhìn thấy
được ở cô bé đang có sự chờ đợi về một điều kì diệu nào đấy. Cho dù Egle hiểu
được rằng, cuộc sống mà ông cũng như Assol đang sống chỉ toàn là những điều
nhen nhuốc với “những món bịp bợm, bẩn thỉu như bàn chân không rửa ”[2;27].
Nhưng ông lão vẫn muốn gieo một mầm mơ ước trong cô bé, hy vọng vào một
tương lai tốt đẹp hơn. Điều đó đã thôi thúc ông lão “gieo một hạt mầm mơ ước”
xuống “một lớp đất hoang” trong tâm hồn cô bé Assol. Con tàu đồ chơi nhỏ bé đã

dẫn đến sự gặp mặt bất ngờ giữa ông lão và cô bé và cũng chính từ câu chuyện mà
ông lão Egle kể mà trong cô bé Assol đã biết mơ ước, cô bé bắt đầu có niềm tin, sự
chờ đợi vào cuộc sống hạnh phúc trong tương lai như lời ông lão kể, cô sẽ được
chiếc thuyền đỏ thắm đến đón và một chàng hoàng tử của riêng mình
Dưới ngòi bút của Alexander Grin, ông lão Egel được hiện lên vừa hư lại vừa
thực như một ông tiên trong truyện cổ tích . “Những món tóc xoăn dài bạc trắng lộ
ra ngoài”, “Chiếc gậy”, “vẻ mặt của ông – nếu có thể dùng tư “mặt” để chỉ cái
mũi, đôi môi, cặp mắt lộ ra sau lớp râu sum suê và sau bộ ria rậm mọc vểnh lên”,
“Ông già mỉm cười ngắm nhìn cô bé một lúc, từ từ khẽ tựa chiếc cằm đầy râu vào
lòng bàn tay xương xương gân guốc của mình”[2;23]. Chính ngoại hình đó cùng
những câu nói bí ẩn của ông lão cùng sự vô tình gặp mặt giữa rừng sâu hoang vắng
đã hình thành trong Axôn một niềm tin rằng ông lão Egel chính là một ông tiên và
câu chuyện đó được cô là sự thật, là tương lai của cô tiếp cho cô bé sức mạnh niềm
tin để ước mơ và chờ đợi giấc mơ đó thành sự thật.
Ông lão Egle không xuất hiện nhiều trong truyện nhưng ông lão là một nhân
vật giữ vai trò quan trọng góp phần kéo dài cốt truyện, xây dựng thành công một
thế giới hiện thực trong mơ ước, chiếu rọi những ánh sáng ấm áp của niềm hạnh
phúc vào Assol, khiến cô bé yêu đời, mạnh mẽ chống lại những sự bẩn thỉu, hoen ố
của cuộc sống. Như vậy, nếu Longren là người nuôi dưỡng niềm tin về một giấc


mơ hạnh phúc của cô bé Assol thì Egle là người đã tạo lên ước mơ để cô bé Assol
có niềm tin vào những điều tốt đẹp đó. Nếu không có cuộc gặp gỡ với Egle và
không có câu chuyện về những ước mơ con thuyền đỏ thắm thì sẽ chẳng có một cô
bé Assol tin và nuôi dưỡng giấc mơ của mình và không có ông lão thì có lẽ kết cục
truyện cũng không có một chàng hoàng tử.
Trong Cánh buồm đỏ thắm, nhà văn Alexander Grin không chỉ xây dựng
những biểu tượng về niềm tin ước mơ vào tình yêu và hạnh phúc mà nhà văn còn
hướng ngòi bút của mình xây dựng những biểu tượng về tình mẫu tử thiêng liêng
làm giàu thêm cho bức tranh tình yêu trong thiên truyện này. Đại diện cho biểu

tượng tình yêu này chính là hai nhân vật Mary và Lilliam Gray.
Xuất hiện ngay ở đầu tiểu thuyết, Mary hiện lên với hình ảnh là mẹ yêu
thương con và là người vợ thủy chung son săt với chồng. Chồng không có ở nhà,
lại bị khó sinh Mary phải chật vật với nỗi lo vật chất để nuôi con nhỏ. Mary tìm
đến nhà lão Menners– một chủ quán rượu giàu có để vay tiền và hắn đòi Mary phải
yêu hắn thì hắn mới cho cô vay tiền dù Mary đáng thương có khẩn cầu van xin
trước hắn. Trước tình cảnh nghèo đói không còn một đồng trong nhà nhưng để giữ
trọn bổn phận làm vợ, tình nghĩa thủy chung đối với chồng, Mary không đồng ý lời
đề nghị của Menners, cô quyết định lên phố cầm cố chiếc nhẫn đợi đến khi chồng
về. Nhưng chuyến đi đó đã làm Mary bị viêm phổi nặng và qua đời một tuần ngay
sau đó.
Chỉ qua một vài chi tiết, nhân vật Mary đã được hiện lên đầy đủ trước mắt
người đọc hình ảnh của một người phụ nữ đức hạnh dù gặp hoàn cảnh éo le nhưng
vẫn luôn giữ trọn nghĩa tình, hết lòng vì chồng vì con. Alexander Grin đã đặt nhân
vật vào hoàn cảnh khó khăn nhất để nhân vật tự nói lên tính cách, phẩm chất con
người mình. Mary đã chết nhưng cái chết đó chính là một minh chứng khẳng định
đức tính tốt đẹp toát lên trong con người của bà mẹ trẻ, đó là tình yêu thương và sự
thủy chung tình nghĩa.


Nếu Mary là người mẹ hết lòng yêu thương con, giữ trọn ân tình thủy chung
với chồng thì ở chương tiếp theo, tình cảm mẫu tử thiêng liêng của vợ bá tước – bà
Lilliam Gray đã làm giàu thêm phần ý nghĩa của tiểu thuyết này.
Trong từng trang viết mỏng, bà Lilliam Gray được Grin khắc họa hiện lên
hình ảnh về một vị phu nhân giàu có và quyền quý. Người đàn bà quyền quý ấy có
“gương mặt cũng như dáng hình tưởng như chỉ là hiện thân của sự câm lặng bang
giá trước tiếng gọi hừng hực của đời sống, có vẻ đẹp mong manh khiến người ta
muốn lánh cho xa hơn là bị cuốn hút lại gần, bởi ở bà, ta chỉ cảm nhận thấy một nỗ
lực hợm hĩnh của lý trí”[3;45]. Kênh kiệu là thế nhưng khi ở bên cạnh con trai
“Qúy bà Lillian Gray ấy, khi ở một mình bên cậu con trai, lại trở về là một người

mẹ bình thường, nói bằng một giọng đầy dịu dàng thương mến”[3;46]. Không chỉ
có vậy, mẹ Gray còn là con người “sống sắp đặt theo những khuôn khổ định sẵn”.
Một người luôn sống theo những phép tắc, khuôn khổ như vậy nhưng bà Lilian lại
rất chiều con trai, bà không bao giờ cấm đoán bất cứ điều gì, miễn là chuyện con
trai bà thích làm bà đều gật đầu chấp thuận . “Bà tha thứ cho cậu mọi điều: xuống
bếp chơi, trốn học, không vâng lời và vô vàn những trò tinh quái khác. Nếu cậu bé
không muốn cây cối bị xén, cây cối sẽ không bị động đến … bất cứ thứ gì cậu
thích”[2;46] Đến khi cậu bé Gray trưởng thành và quyết định rời khỏi lâu đài, bà
ngày đêm mong nhớ con trai và luôn cầu nguyện chúa mong con trai được bình an
vô sự. Những năm tháng người con trai rời đi, bà như trở thành con người khác,
không còn vẻ ngoài kênh kiệu với mong ước được xếp mình vào một trong những
bức chân dung trên tường nữa mà chỉ còn là một người mẹ bình thường mong nhớ
chờ đợi con mòn mỏi từng ngày đến mức tóc bạc trắng, gương mặt gầy guộc thẫn
thờ. Ngày Gray trở về: “Gương mặt móng manh, kiêu kì ánh lên những tia khác lạ,
như sự trở về của tuổi thanh xuân. Bà lao về phía con; một tiếng cười dội lên từ
lồng ngực, một tiếng kêu ghìm nén, nước mắt ứa ra – chỉ có thế”[2;59]. Những giọt
nước mắt tình thương đó đã cho thấy được tình mẹ ấp áp vô bờ bến mà vị phu nhu
nhân bá tước dành cho con trai của mình. Người phụ nữ đó đã yêu con hết mực và
yêu luôn cả giấc mơ về những con tàu của người con trai mà đáng nhẽ nhiệm vụ


của cậu là phải nối tiếp mình trong những bức chân dung trong lâu đài, làm rạng
danh cho gia tộc. Những con tàu, biển khơi và lục địa mà Gray cho là điều cốt lõi
của cuộc đời mình thì bà chỉ nghĩ đó là những món đồ chơi mà con trai mình yêu
thích mà thôi. Và chàng trai là thuyền trưởng của một con tàu to lớn gần ba trăm
tấn chỉ là đứa con bé bỏng mãi mãi cần bao bọc bảo vệ.
Hai con người, hai tính cách, hai giai cấp đối lập nhau giữa một bên là Mary –
người phụ nữ sống ở vùng quê nghèo Kaperna với một bên là một người phụ nữ
quý tộc, phu nhân bá tước quyền quý, sống trong một tòa lâu đài cao sang. Tuy có
sự khác biệt lớn về giai cấp như vậy nhưng họ đều hiện lên với một điểm chung

mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng bao dung, sự vị tha trong
tình yêu thương vô bờ đối với gia đình, con cái. Mary và Liliam Grey tuy chỉ là hai
nhân vật phụ xuất hiện chớp nhoáng ở phần đầu truyện nhưng lại có ý nghĩa to lớn
giúp điểm tô những màu sắc tươi sáng vào trong bức tranh của niềm tin vào tình
yêu và hạnh phúc làm bừng sáng lên những ý nghĩa nhân văn cao cả về tình mẫu
tử, tình nghĩa vợ chồng mà Alexander Grin muốn gửi gắm trong thiên truyện này.
1.2.2 Những con người tham lam độc ác
Trong Cánh buồm đỏ thắm, Alexander Gin không chỉ xây dựng kiểu loại nhân
vật hướng thiện mà còn xây dựng kiểu loại nhân vật biểu tượng cho “cái xấu”.
Menners hiện lên ở thiên truyện là một kẻ tham lam và háo sắc và vụ lợi. Trước
hoàn cảnh đáng thương của người mẹ trẻ Mary, Menners không cảm thông mà còn
đòi Mary phải yêu hắn, cho hắn thì hắn mới cho vay tiền.Trước hoàn cảnh khó khăn
của người khác hắn không giúp đỡ mà còn tìm kiếm cơ hội vụ lợi cho bản thân
mình. Điều đó làm hiện lên cái bản chất xấu xa của Menners - một kẻ xấu xa, vụ
lợi, một đại diện tiêu biểu cho kiểu loại nhân vật xấu mà Grin xây dựng trong thiên
truyện. Qua từng trang viết của Grin, sự xấu xa của Menners không những giảm đi
mà còn bộc lộ một cách rõ rệt. “Longren!- Menners đang sợ hãi đến chết khiếp gào
gọi. – Sao anh đứng đực ra thế? Không nhìn thấy tôi bị cuốn hay sao? Quăng dây
neo ra đây!”[2;11]. Càng cận kề cái chết, Menners càng bộ lộ cái xấu xa đáng khinh
của mình, van lài Longren chạy về báo với dân chài, nhờ họ ra cứu và hứa cho tiền


×