Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non tích sơn vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

ĐINH THỊ HUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA
HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ CHO TRẺ
4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
TÍCH SƠN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

ĐINH THỊ HUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA
HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ CHO TRẺ
4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
TÍCH SƠN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học

ThS. Phạm Ngọc Thịnh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi tại
trường mầm non Tích Sơn - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” và đã hoàn thành. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Phạm Ngọc Thịnh người đã tận tâm giúp đỡ hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong
trường mầm non Tích Sơn đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm
non Tích Sơn - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” là kết quả quá trình nghiên cứu tìm tòi

của bản thân tôi và nhất là có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Phạm
Ngọc Thịnh. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học
nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề................................................................ 5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam......................................................... 5
1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ ................................................... 6
1.3. Một số vấn đề về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ........................... 7
1.3.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ............................................................ 7
1.3.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo................................................. 8
1.4. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động
vẽ trang trí .................................................................................................... 10
1.4.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động vẽ trang trí .... 10
1.4.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ trang trí..... 12

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 14
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA HOẠT ĐỘNG VẼ
TRANG TRÍ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TÍCH
SƠN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC....................................................... 15
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ......................................... 15


2.1.1. Đặc điểm tình hình.......................................................................... 15
2.1.2. Thuận lợi ......................................................................................... 15
2.1.3. Khó khăn......................................................................................... 16
2.1.4. Về số lượng trẻ................................................................................ 16
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng .................................. 17
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng.......................................................... 17
2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát...................................................... 17
2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................... 17
2.3. Kết quả thực trạng................................................................................. 17
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua môn hoạt động vẽ trang trí ...................... 17
2.3.2. Thực trạng về việc tổ chức và thực hiện phương pháp nhằm
nâng cao thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ trang trí..... 18
2.4. Nguyên nhân ......................................................................................... 22
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 24
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ CHO
TRẺ 4 - 5 TUỔI .............................................................................................. 25
3.1. Một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mỹ cho
trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ trang trí ....................................................... 25
3.1.1. Với nhà trường và các cấp quản lý ................................................. 25
3.1.2. Với giáo viên mầm non................................................................... 25
3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả thẩm mỹ cho trẻ

4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ trang trí............................................................. 32
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 32
3.2.2. Khách thể thực nghiệm ................................................................... 32
3.2.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................... 33


3.2.4. Điều kiện thực nghiệm.................................................................... 33
3.2.5. Tiêu chí đánh giá............................................................................. 34
3.2.6. Phân tích kết quả thực nghiệm........................................................ 34
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 41
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 44
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

GDTM

Giáo dục thẩm mỹ

GDMN

Giáo dục mầm non

TN


Thực nghiệm

GV

Giáo viên TB

Trung bình ĐC
Đối chứng NXB
Nhà xuất bản


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình
thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những
người chủ tương lai của đất nước. Trong đó, giáo dục mầm non là những viên
gạch đầu tiên của hệ thống giáo dục. Vì vậy, giáo dục trẻ em từ những năm
tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc đời, nhu cầu tiếp nhận ấn
tượng từ thế giới bên ngoài ở trẻ đã được nảy sinh và được thể hiện ở việc trẻ
thường chăm chú nhìn các màu sắc hay lắng nghe những âm thanh xung
quanh, dường như lúc nào thức tỉnh là trẻ muốn thâu tóm cả thế giới xung
quanh vào đôi mắt, đôi tai của mình. Lời ru ngọt ngào, giọng nói âu yếm hay
âm điệu du dương của một bản nhạc, bông hoa tươi sắc, đồ chơi với nhiều
dáng vẻ, màu sắc hài hòa đều là những ấn tượng tươi mát, làm nảy sinh nhu
cầu về cái đẹp làm nảy sinh nhu cầu về cái đẹp, làm cho trạng thái của trẻ thơ
thoải mái và dễ chịu, trẻ sẽ luôn cười vui với mọi người. Có thể coi cái đẹp là
dòng suối nuôi dưỡng lòng tốt và trí thông minh. Chính vì thế các nhà giáo

dục đã coi giáo dục thẩm mỹ là rất quan trọng và có khả năng kỳ diệu tạo ra
hiệu quả to lớn đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách đặc biệt là giáo
dục đạo đức và giáo dục lòng nhân ái.
Cuộc sống tinh thần trong thế giới cái đẹp khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốn
làm cho mình trở lên đẹp, khám phá cái đẹp ở xung quanh. Đứa trẻ càng sớm
thấy được cái đẹp đó thì sự phát triển về tinh thần và thể chất của nó càng
thuận lợi bấy nhiêu. Do vậy giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo là một việc
làm không thể chậm trễ, là một việc cần được tiến hành một cách nghiêm túc
ngay từ lứa tuổi này để ươm trồng những tài năng cho tương lai.

1


Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo có thể theo nhiều con đường, nhiều
hoạt động và nhiều hình thức khác nhau. Song con đường giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ trang trí được coi là cơ bản và
đạt được hiệu quả cao. Qua hoạt động vẽ trang trí trẻ được tiếp xúc, làm quen
và tập tạo ra cái đẹp bồi dưỡng cho trẻ thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn để trẻ thêm
yêu qúy cái đẹp và biết vận dụng chúng vào cuộc sống thường ngày như ăn
mặc sao cho đẹp, ở sao cho gọn gàng, ngăn nắp. Từ đó trẻ có ý thức tôn trọng
và bảo vệ cái đẹp. Hơn thế nữa, nó còn khơi dậy ở trẻ sự hứng thú với hoạt
động nghệ thuật và khả năng sáng tạo những cái đẹp, cái hay làm cho giáo
dục có hiệu quả cao cả về trí tuệ, đạo đức, lao động và đặc biệt là giáo dục
thẩm mỹ.
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả thẩm mỹ qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi tại
trường mầm non Tích Sơn - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” với mong muốn tìm hiểu
rõ hơn và tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả giáo
dục thẩm mỹ cho các em.
2. Lịch sử vấn đề

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non đã được rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm trong và ngoài nước quan tâm.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
C.Mac, Ănghen: Tuyển tập, T1, Nxb Sự Thật, Hà Nội (1980) đã đưa ra
quan điểm về cái đẹp: “Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con
người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con người”.
Tác giả Kazakova.T.C- Hãy phát triển tính sáng tạo ở trẻ mẫu giáoMatxcova, 1995.
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ mầm non như:


Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn Giáo dục cái đẹp trong gia đình,
Nxb Phụ nữ (1984) và cuốn Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, Nxb Giáo dục, Hà
Nội (1989).
Trần Thúy với Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, Nxb
Chính trị quốc gia (2005).
Và còn rất nhiều những công trình nghiên cứu khác đi vào tìm hiểu về
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi, các giai đoạn. Tuy nhiên
cho đến thời điểm này chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một
cách có hệ thống về vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt
động vẽ trang trí. Với đề tài này, tôi đã tìm được hướng đi riêng, dựa trên sự
tìm hiểu, đánh giá và thực nghiệm của chính bản thân.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mỹ qua
hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi
qua hoạt động vẽ trang trí.
- Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài,
nghiên cứu của tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng về giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động vẽ
trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi ở Trường Mầm non Tích Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ qua
hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi.
- Thực nghiệm sư phạm tại lớp 4 - 5 tuổi trường mầm non Tích Sơn Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.


- Trên cơ sở những nhiệm vụ trên, tôi đưa ra Kết luận và Khuyến nghị.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
hoạt động vẽ trang trí tại trường mầm non Tích Sơn
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ trang trí tại trường mầm non


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
GDTM luôn được coi là vấn đề rất được quan tâm và chú ý ở toàn xã
hội và mọi quốc gia. Do vậy đã có rất nhiều quan điểm về cái đẹp của các nhà
mỹ học có thể nói đến như là Aristote nhà Mỹ học Hy Lạp cổ đại cho rằng:
“Cái đẹp có những thuộc tính như sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng,
chất lượng…”[9; 125], với Baumgaten (Giáo sư người Đức) cho rằng: “ Cái
hoàn mỹ là cơ sở của cái đẹp, sự hoàn mỹ là sự nhận thức thuần túy bao gồm
có lý tính và ý chí, do đó sự hoàn mỹ là sự thống nhất của Chân - Thiện - Mỹ”
[10; 96].
Theo C.Mác và Ph.Angghen cho rằng “GDTM phải phù hợp với lý
tưởng chủ nghĩa xã hội và khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể tạo
điều kiện cho con người phát triển toàn diện và hài hòa vì vậy ở các thời đại
sẽ có những mục tiêu, hình thức, cách thức, biện pháp giáo dục và xây dựng
các chủ thể khác nhau, mỗi chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, thưởng thức, đánh
giá và là đầu tư cho sự phát triển”[11; 127]. Vào những thập kỷ đầu của thế
kỷ XX một số nhà nghiên cứu đã tổ chức quá trình quan sát thực nghiệm
nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tranh vẽ của trẻ em.
Chúng ta sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ đòi hỏi thế
hệ trẻ phải là những con người “Trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu
tính nhân văn nhưng cũng phải giàu cảm xúc thẩm mỹ” [14; 54].
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về tâm lý học trẻ em thì vấn đề giáo dục nghệ
thuật - GDTM cũng đươc các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn
Quốc Toản, khi nghiên cứu về hoạt động thẩm mỹ của trẻ Mầm non với đề tài


“Một số biện pháp bỗi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua
hoạt động tạo hình” [7; 46]. Tác giả Phan Việt Hoa đã chỉ ra con đường nâng
cao hiệu quả GDTM cho trẻ mẫu giáo [6; 72]. Tác giả Lê Thị Thanh Bình đã

nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận
thức cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động vẽ với đề tài “Một số biện pháp phát
huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong giờ vẽ” [2; 91].
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB Giáo
dục, Hà Nội (1989) [3; 80].
Tất cả các công trình đều được các nhà nghiên cứu đề cập đến sự cần thiết
phải giáo dục trẻ, trong đó GDTM nhằm góp phần hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu về các biện pháp
GDTM của trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi vẫn chưa
nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn góp phần kiến thức nhỏ bé
của mình để tăng hiệu quả GDTM cho trẻ 4 - 5 tuổi qua đề tài nghiên cứu này.
1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ
Các chức năng chủ yếu của cơ thể đã hoàn thiện, sự phát triển diễn ra
chậm hơn so với giai đoạn trước. Có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng. Hệ thần
kinh tương đối phát triển, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn
thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành
phản xạ có điều kiện nhanh. Đây cũng là giai đoạn hoàn thiện các cấu trúc
tâm lí ở trẻ, trẻ đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng
ngày, trẻ đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan mới - tư duy trực quan hình tượng
và đây cũng là thời điểm kiểu tư duy đó phát triển mạnh nhất, nhưng chất
lượng khác với trẻ 3 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ
hoạt động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy.
Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đang
phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lí đó sẽ


được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lí (nhận thức, tình
cảm và ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách
con người. Nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển nhanh do sự phát
triển của ngôn ngữ và tư duy. Sức tập trung chú ý của trẻ cao, trẻ có thể vẽ,

nặn một thời gian khá dài. Tuy nhiên ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn
cảnh, tình huống. Nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh,
con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ.
Ở trẻ 4 - 5 tuổi, trí nhớ không chủ định ở các dạng hoạt động phát triển
khấc nhau và tốc độ phát triển rất nhanh. Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình
ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều
được hình thành tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo
hình… ở trẻ.
Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện tư duy
trừu tượng.
Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng
của trẻ được tăng lên. Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực hơn, vừa mang
tính chủ quan cảm xúc rõ nét hơn.
Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận thức
được màu sắc trong thiên nhiên và qua cách tiết nghệ tạo hình. Trẻ có thể xé
dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục… những chủ đề gần gũi thân
quen đối với trẻ… nếu được thầy cô giáo, cha mẹ hướng dẫn chu đáo.
1.3. Một số vấn đề về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
1.3.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ
1.3.1.1. Khái niệm thẩm mỹ
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, dùng để chỉ thực
tại thẩm mỹ khách quan. Dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ
thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của


sự phản ánh là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ chân thật, và cái tốt; Nó tỏa
chiếu bằng các xung động thẩm mỹ có sức cuốn hút, giúp con người định
hướng đời sống theo quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là
một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng, ở tự thân bên trong tâm
hồn con người, bên trong xã hội loài người.

Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người, gắn bó
quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ. Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đời
sống vật chất lẫn tinh thần.
1.3.1.2. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ
Theo quan điểm của mỹ học Mác - Lê Nin, giáo dục thẩm mỹ được
hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục có tính hướng quy
về giáo dục con người biết cảm thụ đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
Nghĩa rộng: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục và tự giáo dục
nhằm phát huy mọi năng lực của con người theo quy luật cái đẹp, trong đó có
việc bồi dưỡng nhận thức thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của con người
những tình cảm mạnh mẽ của con người có thể phân biệt rạch ròi giữa đẹp và
xấu, cái cao cả và thấp hèn…[9]
Như vậy, trọng tâm của giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực thẩm
mỹ của con người, hình thành và phát triển con người, năng lực biết thưởng
thức, đánh giá và sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống theo quy luật của cái
đẹp.
1.3.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
1.3.2.1. Ý nghĩa của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
Do những đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng
kim” của giáo dục thẩm mỹ.


Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có hệ thống và có mục
đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận
biết cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp
và đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo.
Giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo

dục trí tuệ và giáo dục lao động.
1.3.2.2. Sự cần thiết của giáo dục thẩm mĩ đối với trẻ
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giáo
dục chung và đối với thế hệ trẻ và cần bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Việc
để cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ thuật và trong đời sống xung quanh
có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển thẩm mỹ mà cả đối với
sự phát triển đạo đức và trí tuệ của trẻ.Vì vậy, cần tạo ra điều kiện tối ưu cho
sự phát triển thẩm mỹ không kể những điều kiện bẩm sinh của chúng thế nào?
Bởi mỗi đứa trẻ có thể tiếp xúc với tất cả các loại nghệ thuật. Với trẻ mẫu
giáo tỏ ra là xuất sắc trong một loại hình nghệ thuật nào đó thì việc tiếp xúc
với các nghệ thuật khác càng làm giàu nhân cách nói chung cũng như làm
giàu năng lực của chúng.
Trường lớp mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, đứa trẻ bị
ảnh hưởng tốt xấu như thế nào là do sự tác động của cô giáo mầm non, bạn
bè, hoàn cảnh sống xung quanh như trường lớp, đồ chơi, đồ dùng, trang trí
phòng nhóm… Thông qua các tác phẩm nghệ thuật như: tác phẩm văn học,
âm nhạc, hội họa… cũng chính thông qua dạy học là phương tiện quan trọng
để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ một cách có mục đích, có kế hoạch.
Trẻ mầm non rất thích cái đẹp, thích mọi người khen đẹp, dễ bị lôi
cuốn một cách tự phát vào những gì hấp dẫn xung quanh, đó là điều thuận lợi
để chúng ta tiến hành thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ nhằm giúp trẻ
nhận thức đúng đắn về cái đẹp, yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong
muốn tạo ra cái đẹp.


1.4. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ
trang trí
1.4.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động vẽ trang trí
1.4.1.1. Khái niệm trang trí
Trang trí được coi là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con

người, là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật
làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin, giao tiếp với
những ký hiệu gắn liền với sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh
thần của con người. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con
người thêm hoàn thiện hơn.Ý thích làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại
trong mỗi con người dù người đó là ai và sống trong hoàn cảnh nào.Những
ngày lễ, ngày tết, ai cũng muốn gọn gàng, sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp
nhất của mình, trang trí nhà cửa sao cho đẹp đẽ, hấp dẫn. Đường phố được
chan hòa bằng những băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa…
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như
bát, đĩa, ấm, chén, chai, lọ, quần, áo, bàn, ghế, giường, tủ… Tất cả đều có
những hoa văn họa tiết trang trí nhằm làm cho vật đó thêm đẹp, hấp dẫn và có
giá trị thẩm mỹ hơn. Đó chính là nét nổi bật của nghệ thuật trang trí.
Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cuộc sống. Từ trong
gia đình đến ngoài xã hội ở đâu cũng có sự sắp xếp tô điểm của con người
làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm tươi vui. Vì vậy, trang trí là những
cái đẹp do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, làm cho đời
sống con người và xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
Ta có thể khái niệm chung nhất về trang trí như sau:
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng, đường nét, đậm nhạt,
màu sắc trên mặt phẳng hay không gian để tạo nên một sản phẩm đẹp và tiện
nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần, thuận tiện cho lao động, sản


xuất, vui chơi giải trí của con người hàng ngày. Trang trí là nhu cầu của trí
tuệ, nó phản ánh sự phát triển văn hóa của mỗi người, mỗi xã hội, mỗi thời
đại từ xưa đến nay.
1.4.1.2. Khái niệm vẽ trang trí
Vẽ trang trí là mĩ thuật ứng dụng, là nghệ thuật trang hoàng, tô điểm để
làm đẹp mắt. Nghệ thuật luôn đi sát với đời sống để sắp xếp và bố trí các vật

dụng cho đẹp mắt và tiện nghi. Nghệ thuật trang trí dùng màu sắc và chất liệu
tốt, đẹp để tạo ra những vật dụng cần thiết cho cuộc sống theo đúng yêu cầu
tạo ra cái đẹp, vừa tiện nghi cho sinh hoạt hàng ngày.
Trong khuôn khổ những bài tập trang trí những hình cơ bản thì vẽ trang
trí là sự khéo léo sắp xếp họa tiết, sử dụng đường nét, màu sắc và độ đậm nhạt
hợp lý, tạo nên một bố cục hài hòa và đẹp mắt.
1.4.1.3. Các nguyên tắc trang trí cơ bản
Tất cả mọi công trình và tác phẩm trang trí đều có các nguyên tắc
chung của luật trang trí. Có bốn nguyên tắc phổ biến như sau:
- Nguyên tắc cân đối và đăng đối
- Nguyên tắc nhắc lại
- Nguyên tắc xen kẽ
- Nguyên tắc phá thế
1.4.1.4. Các loại vẽ trang trí ở mầm non
Trong chương trình học ở trường mầm non vẽ trang trí bao gồm: vẽ
trang trí các đồ vật và vẽ trang trí cơ bản.
Vẽ trang trí các đồ vật gồm trang trí một số đồ vật cơ bản quen thuộc,
gần gũi với trẻ như: quần áo, cốc, chén, quạt,... bằng các họa tiết đơn giản,
đẹp mắt giúp cho các đồ vật đó đẹp hơn.
Vẽ trang trí cơ bản gồm trang trí hình tròn, trang trí hình vuông, trang
trí hình tam giác...
Ngoài ra ở trường học có thể cho trẻ vẽ tranh trang trí các góc, trang trí
thiệp tặng cô, tặng mẹ nhân ngày 20 - 11, ngày 8 - 3, ngày 20 - 10...


1.4.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ trang trí
1.4.2.1. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 4 - 5 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này đã hình thành kiểu tư duy mới - trực quan hình
tượng giúp trẻ hiểu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
Đây là một bước ngoặt về sự phát triển tư duy của trẻ. Ở độ tuổi này, do sự

phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động, trẻ đã có khả năng
sáng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự
tăng lên càng ngày phong phú của kinh nghiệm nhận thức, xúc cảm, tình cảm,
trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát
với những nét đơn điệu, sơ lược. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này khá linh hoạt
trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của các đường nét và hình thể để thể
hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng, sự vật cụ thể. Ở độ tuổi
này, nhiều trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có
khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc
cảu các sự vật hiện tượng trong hiện thực và làm quen trong quá trình chi giác
với một số cách phối hợp màu sắc. Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là
điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện cách
sáng tạo nội dung vẽ qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình
qua những bức tranh trẻ vẽ.
Hoạt động vẽ trang trí: Trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập
vẽ nét, vẽ họa tiết, sắp xếp họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặc đối xứng
và vẽ màu tự do. Các loại bài tập thường làm: trang trí cơ bản (đường diềm,
trang trí hình vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng.
1.4.2.2. Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ
trang trí
Nội dung Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vẽ trang
trí. Đến độ tuổi này phần lớn trẻ đã có đầy đủ các kỹ năng tạo hình, nếu có sự


hướng dẫn, giúp đỡ. Trước hết cần dạy cho trẻ biết cách cầm bút vẽ, và tư thế
ngồi đúng để vẽ những đường cơ bản như: đường thẳng, đường tròn,... Tuy
nhiên, cách dạy ở đây không cần bài bản y như giờ dạy ở trường phổ thông,
mà phải hết sức tự nhiên, lồng vào những sự vật sinh động đầy hấp dẫn vào
các đường nét khô cứng ấy thì hiệu quả hơn rất nhiều.
Ví dụ: Vẽ đường ngang người lớn cần tạo cho trẻ “chúng ta hãy vẽ

những con đường ô tô chạy” hay để vẽ đường xiên thì “chúng ta hãy vẽ những
hạt mưa rơi từ trên xuống”...
Trong hoạt động vẽ thì hướng dẫn quan sát là rất quan trọng. Qua quan
sát trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí, nhận ra cách vẽ họa tiết, cách vẽ
màu, thấy được các cách trang trí các hình, giáo viên có thể dùng hình cắt
sẵn (bông hoa, hình vuông, hình tròn, quả hay con vật,...) xếp vào các khung
hình cho trước (hình đường diềm, hình vuông, cái đĩa, cái áo...). Dựa vào đó
giáo viên nêu ra các tình huống như: xếp họa tiết có khoảng cách không đều
hoặc xếp màu lộn xộn,... yêu cầu trẻ nhận xét và điều chỉnh.


Tiểu kết chương 1
GDTM cho trẻ 4 - 5 thông qua hoạt động trang trí là quá trình tác động
có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng
lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời
sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa vào cái đẹp vào trong đời sống
một cách sáng tạo. Các yếu tố về GDTM và nhận thức đúng đắn về cái đẹp
trong đời sống sinh hoạt, xã hội, trong tự nhiên và trong nghệ thuật không tự
nhiên phát triển mà phụ thuộc rất nhiều vào sự tổ chức và hướng dẫn của nhà
giáo dục, chính vì vậy để GDTM cho trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí.
Giáo viên (GV) cần phải quan tâm đến một số biện pháp tổ chức hoạt động
này một cách có hiệu quả.


Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ
QUA HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON TÍCH SƠN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tình hình
Trường Mầm Tích Sơn là một trường mầm non công lập thuộc thành

phố Vĩnh Yên. Hiện tại cô giáo Nguyễn Thị Hường làm Hiệu trưởng. Tổng số
cán bộ, giáo viên, nhân viên có 25, trong đó có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó
Hiệu trưởng.
2.1.2. Thuận lợi
Nhà trường luôn được sự quan tâm của cấp ủy các cấp, chính quyền
địa phương, lực lượng chính trị xã hội, phụ huynh học sinh, lãnh đạo Phòng
Giáo dục và Đào tạoVĩnh Yên, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc.
Sự quan tâm lãnh đạo của chi bộ nhà trường, sự gương mẫu của các
đảng viên, tinh thần xung kích của đoàn thanh niên làm lực lượng nòng cốt,
hạt nhân tích cực trong mọi hoạt động nhà trường.
Trường cũng thực hiện tốt các công tác xây dựng đội ngũ giáoviên,
đoàn kết thật sự trên dưới một lòng có ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên
môn vữngvàng.
Công đoàn nhà trường động viên giúp đỡ cho từng công đoàn viên khắc
phục khó khăn cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trong các năm học vừa qua
trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và tiên tiến của ngành học
Mầm non.
Từ năm 2011 đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường được tu bổ sửa
chữa và bổ sung trang thiết bị hàng năm, trường lớp khang trang 10 phòng
Nhóm đều có nhà vệ sinh khép kín, được trang bị đầy đủ các trang
thiết bị giảng dạy như: bàn ghế, tủ, kệ đúng quy cách; đồ dùng, đồ chơi đầy


đủ; máy vi tính, hệ thống loa, tivi, đầu đĩa... đáp ứng tốtcác yêu cầu của hoạt
động học tập, vui chơi của trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường 100% đã đạt chuẩn,
trong đó có trên 60% đạt trình độ trên chuẩn, đa số giáo viên đều nhiệt tình,
chịu khó, yêu nghề mến trẻ, phần đa giáo viên là người địa phương nên công
tác huy động trẻ đến trường có nhiều thuận lợi.
2.1.3. Khó khăn

Trường Mầm non Tích Sơn đóng trên địa bàn có nền kinh tế đặc trưng
là nông nghiệp, thu nhập phụ huynh thấp nên ít có thời gian và điều kiện
chăm lo đến việc học tập của con em, việc huy động trẻ đến trường và công
tác vận động các nguồn đóng góp còn hạn chế.
Một số giáoviên lớn tuổi còn thụ động trong công tác chuyên môn,
phương pháp lên lớp còn rập khuôn, máy móc, thiếu sự linh hoạt, sáng tạo.
Chỉ tiêu biên chế giáo viên đứng lớp được giao chưa đủ định biên theo
thông tư 06 nên công tác Chăm sóc - Nuôi dưỡng - Giáo dục trẻ gặp nhiều
khó khăn.
2.1.4. Về số lượng trẻ
Tổng số học sinh toàn trường từ 29/3/2018: Gồm 337cháu/11 nhóm
lớp, cụ thể:
Khối

Số lớp

Số học sinh

Tỉ lệ học
sinh/lớp

Nhà trẻ

2 nhóm

34

18/1

Mẫu giáo bé


2 lớp

72

36/1

Mẫu giáo nhỡ

3 lớp

114

38/1

Mẫu giáo lớn

3 lớp

117

39/1

Cộng

11 lớp

337

30,6/1



2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Nhằm nắm bắt được nhận thức của GV về sự cần thiết cũng như vai trò
của việc GDTM đối với sự phát triển của trẻ 4 - 5 tuổi, thực trạng việc tổ chức
và áp dụng các hình thức để GDTM cho trẻ thông qua hoạt động vẽ trang trí,
từ đó để có những biện pháp giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ và
hiểu biết về cái đẹp góp phần GDTM qua hoạt động vẽ trang trí có hiệu quả
hơn.
2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát
Để tìm hiểu về việc giáo dục tính thông qua môn học vẽ trang trí ở
trường Mầm non Tích Sơn. Chúng tôi đã sử dụng điều tra bằng phiếu anket,
có kết hợp với phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát các tiết học vẽ
và phương pháp thống kê ở trường Mầm non Tích Sơn.
Nhóm trẻ 4 - 5 tuổi: Để đánh giá khả năng cảm thụ thẩm mỹ, chúng tôi
đã tiến hành quan sát nghiên cứu trên 29 trẻ lớp mẫu giáo lớn A trường Mầm
non Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo viên: 15 giáo viên giảng dạy ở lớp mẫu giáo nhỡ A, lớn B, lớn C
Thời gian tiến hành: Từ ngày 01/2 - 02/3/2018.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giáo viên về GDTM trong môn học này.
- Khả năng thực hiện của các GV mầm non ở trường đó.
- Một số đề xuất nâng cao việc giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua môn học vẽ trang trí.
2.3. Kết quả thực trạng
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua môn hoạt động vẽ trang trí
Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi sau:
“Các cô có suy nghĩ gì về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 - 5 tuổi

thông qua hoạt động vẽ trang trí?”


×