Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

lao giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.24 KB, 11 trang )

Đạo giáo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không
được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín.
Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ
phiên bản đó cho bài này.
Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế
hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.

Đạo Giáo Tam Thánh
Đạo giáo (tiếng Trung: 道教), Giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo
Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Nguồn gốc lịch
sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác
phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo
Hoàng Lão, hay Đạo gia (道家).
Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với
Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập
(Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Mặc dù
có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà hợp thành một
truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi
biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Đông Nam Á lân cận như Việt
Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết
học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa
lí.
Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân ranh rõ ràng với những
tôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo. Đặc biệt có
nhiều người theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái Đạo gia đã
lánh nạn Cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lục địa.
Xuất xứ


Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là tôn giáo này
hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo
giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu (周朝, 1040-256 trước
CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành (五行),
thuyết về năng lượng, chân khí (氣), thuyết âm dương (陰陽) và Kinh Dịch (易經).
Nhưng, ngoài chúng ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở,
Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim (煉金
術) và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử.
Việc tu luyện đạt trường sinh có bắt nguồn có lẽ từ những khái niệm rất cổ xưa, bởi
vì trong Trang Tử Nam Hoa chân kinh, một tác phẩm trứ danh của Đạo giáo thế kỉ
thứ 4 trước CN thì các vị tiên trường sinh bất tử đã được nhắc đến, và đại diện tiêu
biểu cho họ chính là Hoàng Đế (黃帝, (Vị đế thời thượng cổ tên là Hoàng, xin đừng
nhầm với tước vị hoàng đế) và bà Tây Trì Vương mẫu (西王母), những hình tượng
đã có trong thời nhà Thương (商朝), thiên niên kỉ thứ hai trước CN.
Lão Tử và Đạo Đức kinh
Bài chi tiết: Lão Tử và Đạo Đức kinh
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được là đã thật có một triết gia tên Lão Tử
hay không. Các Đạo gia cho rằng, chính ông là tác giả của bộ Đạo Đức kinh. Tiểu
sử của ông bị huyền thoại vây phủ và vì vậy gây nhiều tranh luận trong giới học
thuật. Tương truyền ông sống thời Chiến Quốc, thế kỉ thứ 6 trước CN, một thời kì
được đánh dấu bằng chiến tranh và loạn li. Nhưng thời này cũng được xem là thời
vàng son của triết học Trung Quốc vì nhiều nhà tư tưởng đã tìm cách giải hoá vấn
đề làm sao để an dân lập quốc. Do đó mà người sau cũng gọi thời kì này là thời của
Bách gia chư tử—"hàng trăm trường phái". Đạo Đức kinh hàm dung những tư
tưởng này, hướng đến những nhà cầm quyền và cách tạo hoà bình.
Đạo Đức kinh cũng được gọi dưới tên của tác giả, là Lão Tử. Trong dạng được
truyền ngày nay thì nó bao gồm hai quyển với tổng cộng 81 chương. Phần thứ nhất
nói về Đạo, phần hai nói về Đức. Tuy nhiên, Đạo Đức kinh không là một bộ kinh có
một kết cấu lôgic của một thế giới quan, mà chỉ là một tập hợp của những ngạn ngữ
huyền bí, tối nghĩa, dường như nó muốn người đọc phải tự lí giải một cách chủ

quan. Chính vì vậy mà người ta tìm thấy hàng trăm bản chú giải, hàng trăm bản dịch
của bộ Đạo Đức kinh này.
Trang Tử và Nam Hoa chân kinh
Bài chi tiết: Trang Tử và Nam Hoa kinh
Bộ Trang Tử Nam Hoa chân kinh thì được viết với một phong cách hoàn toàn khác.
Tác phẩm này được biên soạn ở thế kỉ thứ 4 trước CN và tương truyền tác giả là
Trang Tử (vì vậy mà tên ngắn của tác phẩm này cũng là Trang Tử, tên tác giả).
Trong Nam Hoa kinh, thể tính của Đạo được miêu hoạ qua những ngụ ngôn, những
mẩu chuyện hàm dung những cuộc đàm thoại triết học. Trang Tử lấy nhiều điểm
được nhắc đến trong Đạo Đức kinh làm chủ đề, nhưng lại bài bác những điểm khác
một cách rõ ràng. Ví dụ như Trang Tử không hề nhắc đến việc nhắc nhở những nhà
cầm quyền an quốc trị dân. Một chân nhân vô sự, lìa thế gian là người lí tưởng trong
tác phẩm này. Như trường hợp Đạo Đức kinh, việc xác nhận tác giả của tác phẩm
này cũng là một điểm tranh luận lớn. Mặc dù Trang Tử được xem là một nhân vật
lịch sử nhưng theo những nhà nghiên cứu sau này thì tác phẩm Nam Hoa chân kinh
phần lớn có lẽ được các đệ tử sau này biên tập.
Trong thời Lão Trang, người ta không thấy dấu tích của một tổ chức hay cơ cấu triết
học hoặc tôn giáo nào có thể được gọi là Đạo giáo. Chỉ còn một vài tác phẩm hàm
dung tư tưởng Đạo giáo được lưu lại, tôn vinh là Thánh điển khi Đạo giáo dần dần
hình thành. Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau là những
tác phẩm này đã được phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với những phương
pháp tu tập tôn giáo và tín ngưỡng.
Đạo giáo như một hệ thống triết học
Ngoài đề: triết học Đạo giáo so với tín ngưỡng Đạo giáo
Sự phân biệt triết học Đạo giáo và tín ngưỡng Đạo giáo là một cách nhìn từ phương
Tây và về mặt khái niệm thì nó cũng không đủ rõ ràng. Nó có vẻ như là một phương
tiện của nền Hán học châu Âu, được áp dụng để có thể nắm bắt và miêu tả được
những khía cạnh lịch sử Đạo giáo lâu dài một cách dễ dàng hơn. Nhìn kĩ thì người
Trung Quốc cũng đã có sự phân biệt vi tế trong cách gọi tên trào lưu này. Khi dùng
từ Lão Trang (老莊) hoặc Đạo gia (道家) người ta liên tưởng đến khía cạnh triết

học và từ Đạo giáo (道教) hoặc Hoàng Lão (黃老) được dùng để chỉ đến khía cạnh
tín ngưỡng tôn giáo. Tuy vậy, Đạo giáo cũng là một hiện tượng nhiều khía cạnh như
những tôn giáo khác. Trong dòng thời gian hơn hai nghìn năm qua, nhiều hệ thống
và chi phái rất khác nhau đã được hình thành. Do vậy mà sự phân biệt giữa triết học
và tôn giáo ở đây là một sự giản hoá quá mức và trong giới học thuật người ta cũng
không nhất trí có nên phân biệt như vậy nữa hay không, bởi vì nó không tương thích
với sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu.
Mặc dù vậy, hai khái niệm đối xứng bên trên cũng mang đến một ích lợi nhất định
vì chúng hỗ trợ bước đầu phân tích Đạo giáo. Nhưng ta nên nhớ là sự việc phức tạp
hơn là sự phân biệt đơn giản trên có thể lột toát được hết.
Khái niệm Đạo
Tên Đạo giáo xuất phát từ chữ Đạo, một danh từ triết học Trung Hoa đã được dùng
rất lâu trước khi bộ Đạo Đức kinh xuất hiện, nhưng chỉ đạt được tầm quan trọng
đặc biệt, phổ cập trong văn bản này. Đạo ban đầu có nghĩa là "con đường", những
ngay trong tiếng Hán cổ đã có nghĩa "phương tiện", "nguyên lí", "con đường chân
chính". Nơi Lão Tử, danh từ này được hiểu như một nguyên lí cơ sở của thế gian,
xuyên suốt vạn vật. Theo kinh văn, Đạo là hiện thật tối cao, là sự huyền bí tuyệt
đỉnh (chương IV):
道沖,而用之或不盈 。淵兮,似萬物之宗
Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông.
Đạo trống không, nhưng đổ vào mãi mà không đầy. Đạo sâu thẳm, dường như là tổ
tông của vạn vật.
Đạo là đơn vị tối sơ, nguyên lí của vũ trụ và là cái tuyệt đối. Vạn vật xuất phát từ
Đạo, nghĩa là cả vũ trụ và như vậy, trật tự vũ trụ cũng từ Đạo mà ra, tương tự như
nguyên tắc tự nhiên, nhưng Đạo lại chẳng phải là một nhân vật toàn năng, mà là
nguồn gốc và sự dung hoà tất cả những cặp đối đãi và như thế, không thể định nghĩa
được. Đạo là Vô danh, như câu đầu của bộ kinh này cho thấy:
道可道,非常道 。名可名,非常名 。
無名天地之始,有名萬物之母 。
Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh.

Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu.
Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể
gọi được, không phải là Danh thật sự.
Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật.
Về mặt triết học thì Đạo có thể được xem là siêu việt mọi khái niệm vì nó là cơ sở
của tồn tại, là nguyên nhân siêu việt và như vậy, là tất cả, bao gồm tồn tại và phi tồn
tại. Trên cơ sở này thì ta không thể luận đàm, định nghĩa được Đạo vì mỗi định
nghĩa đều có bản chất hạn chế. Nhưng Đạo lại là cả hai, là sự siêu việt mọi hạn
lượng mà cũng là nguyên lí bên trong trong vũ trụ. Cái Dụng (用) của Đạo tạo ra
âm dương, nhị nguyên, những cặp đối đãi và từ sự biến hoá, chuyển động của âm
dương mà phát sinh thế giới thiên hình vạn trạng.
Luân lí Đạo giáo
Đạo giáo như một tôn giáo
Sự khác biệt giữa Đạo giáo triết học và Đạo giáo tôn giáo - được dùng ở đây vì
những nguyên nhân thực tiễn - có thể được hiểu như sau: Đạo giáo triết học theo lí
tưởng của một Thánh nhân, thực hiện Đạo bằng cách gìn giữ một tâm thức nhất
định, trong khi Đạo giáo tôn giáo tìm cách đạt Đạo qua việc ứng dụng những
phương pháp như Tĩnh toạ (Khí công, Thái cực quyền), sự tập trung cao độ, thiết
tưởng (visualization), hình dung, thuật luyện kim, nghi lễ và huyền học để tạo một
thế giới vi quan từ thân tâm - một ánh tượng của đại vũ trụ - và qua đó đạt được sự
hợp nhất với vũ trụ.
Thời điểm đầu tiên được xác nhận của Đạo giáo như một tôn giáo là năm 215, khi
Tào Tháo (曹操) chính thức công nhận trào lưu Thiên sư đạo như một tổ chức tôn
giáo.
Nhiều trường phái Đạo giáo tìm cách tu tập đạt trường sinh bất tử. Chúng có lẽ xuất
phát từ các phép tu thuộc Tát-mãn giáo (zh. 薩滿教, en. shamanism) và sự sùng bái
trường sinh bất tử và được hoà nhập với nhánh Đạo giáo triết học sau này.
Tất cả các trường phái Đạo giáo đều nỗ lực tu tập để trở về nguồn, được miêu tả
bằng những thuật ngữ Đạo giáo như .........
Quan hệ với Phật giáo

Phật giáo đến Trung Hoa trong thế kỉ thứ nhất sau CN, trong một thời đoạn mà giới
tri thức ở đây khát khao tiếp nhận, nhưng lại mang theo những điểm khó dung hoà.
Với tư cách của một tôn giáo đề cao sự giải thoát một cách khắt khe, Phật giáo chủ
trương triết học siêu hình và nhận thức học (sa. pramāṇa, en. epistemology, xem
thêm Lượng) với những điểm trung tâm là chân lí (sa. satya), kinh nghiệm bản thân,
kiến thức cần có trước, một tín tâm được thể hiện rõ ràng, một cơ sở tâm lí học
chuyên chú đến niềm tin đặt nền tảng trên lí giải (sa. hetu, en. reasoning) như một
khả năng tự nhiên của loài người - và dĩ nhiên, một tấm lòng tin tưởng. Những điểm
này không thu hút được giới tri thức Trung Hoa và cơ sở luận bàn duy nhất có thể
"thuần hoá" hệ thống ngoại lai này là huyền học (玄學) được các Tân Đạo gia (sau
thế kỉ thứ 2) đề xướng. Huyền học chuyên chú vào ý nghĩa siêu hình của tồn tại và
phi tồn tại (hữu vô), và hệ thống này lại tương quan mật thiết với khái niệm Niết-
bàn trong Phật giáo. Nếu Niết-bàn đối lập Luân hồi thì nó là một trạng thái phi tồn
tại hay tồn tại? Niết-bàn là thành tựu tối cao của một vị Phật, là biểu thị của Phật
tính.
Tuy nhiên, Phật giáo được trang bị với một nghịch thuyết (paradox) rất có thể đã
gây cảm hứng đến các Đạo gia, đó là sự nghịch lí của lòng tham ái (sa. tṛṣṇā). Luân
hồi - hay nói cụ thể hơn - sự tái sinh làm người được xem như là kết quả của tham
ái và Niết-bàn chỉ có thể được thực hiện khi hành giả đã buông xả tham ái. Nhưng
như vậy có nghĩa là, để thành tựu Niết-bàn, hành giả cũng phải lìa bỏ lòng ham
muốn thành tựu nó. Cách lập luận này cho thấy ý nghĩa tinh tế của hình tượng tiêu
biểu trong Phật giáo Đại thừa là Bồ Tát, một người đã đạt những điều kiện tiên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×