Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kì hạn của lãi suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.94 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO
CHỦ ĐỀ 2-3
TÌM HIỂU CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU TRÚC
KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
HỌC PHẦN:
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
NHÓM 8 - LỚP: 43K22
1. Phạm Hữu Duy Bảo
2. Nguyễn Tấn Cẩm
3. Nguyễn Quang Phúc Đạt
4. Nguyễn Thị Xuân Diệu
5. Trần Văn Đông
6. Lê Bá Minh Đồng
7. Bùi Quang Đức
8. Nguyễn Thị Trúc Xinh (Nhóm trưởng)
GVHD: Hà Lê Hồng Ngọc

Đà Nẵng, ngày 13 tháng 9 năm 2019


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

Mục lục
A.


CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT...................................................3
I. Rủi ro vỡ nợ.............................................................................................3
1.
Khái niệm:............................................................................................3
2.
Biểu hiện..............................................................................................3
II. Rủi ro thanh khoản.................................................................................4
1.
Khái niệm.............................................................................................4
2.
Biểu hiện..............................................................................................4
III. Thuế thu nhập........................................................................................5
1.
Khái niệm.............................................................................................5
2.
Biểu hiện:.............................................................................................6
B. CẤU TRÚC KÌ HẠN CỦA LÃI SUẤT.........................................................6
I. Đường cong lãi suất.................................................................................7
1.
Khái niệm.............................................................................................7
2.
Đặc điểm..............................................................................................7
II. Lý thuyết kỳ vọng....................................................................................7
1.
Khái niệm.............................................................................................7
2.
Đặc điểm..............................................................................................8
III. Lý thuyết thị trường phân cách............................................................8
1.
Khái niệm.............................................................................................8

2.
Đặc điểm..............................................................................................8
IV. Lý thuyết phần bù thanh khoản...........................................................8
1.
Khái niệm.............................................................................................8
2.
Đặc điểm..............................................................................................8

Trang 2/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

I. CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT

Khái niệm
Đối với một tài sản nợ cụ thể, lãi suất của tài sản đó phụ thuộc vào việc nó
rủi ro thế nào.
Các loại trái phiếu có cùng kì hạn thanh toán nhưng lại có lãi suất hoàn vốn
khác nhau, người ta thường so sánh mức độ rủi ro của trái phiếu đó. Sự
khác nhau này được gọi là cấu trúc rủi ro của lãi suất. Do 3 nguyên nhân
chính sau:
 Rủi ro thanh khoản
 Rủi ro vỡ nợ
 Thuế thu nhập

Đặc điểm
Cấu trúc rủi ro lãi suất liên quan mức độ rủi ro của khoản vay. Rủi ro càng

lớn thì mức lãi suất càng cao để bù đắp sự rủi ro cho đến lúc đáo hạn.
Ví dụ trái phiếu của công ty thường có mức lãi suất cao hơn trái phiếu
chính phủ, vì trái phiếu chính phủ an toàn và đảm bảo và ít rủi ro hơn.

I. Rủi ro vỡ nợ
1. Khái niệm:
Rủi ro vỡ nợ là khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả
nợ. Vỡ nợ gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn phần đổi với khoản tiền được
cho vay.Đây còn là một thuộc tính của trái phiếu ảnh hướng đến lãi suất.
Cụ thể, là khả năng của người phát hành trái phiếu không thực hiện được
việc thanh toán lãi hoặc nợ gốc cho người nắm giữ trái phiếu khi đến thời
hạn thanh toán.

2. Biểu hiện
Các công ty đều có thể rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ, do vậy
đều có rủi ro vỡ nợ, mặc dù ở các mức độ khác nhau. Trong giai đoạn kinh
tế suy thoái, hoạt động của các công ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn và
rủi ro vỡ nợ sẽ cao
Còn đối với trái phiếu chính phủ thì không có rủi ro vỡ nợ bởi vì chính
phủ có thể tăng thuế thậm chí in tiền để trả các khoản nợ của họ. Do vậy
các trái phiếu chính phủ được xem là những trái phiếu không có rủi ro vỡ
nợ.
Khoảng cách giữa lãi suất của trái phiếu có rủi ro vỡ nợ với trái phiếu
chính phủ có cùng kỳ hạn được gọi là mức bù rủi ro.
Trang 3/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8


Hình 1 Mô hình cung cầu trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ đối với
rủi ro vỡ nợ

Giải thích:
Ban đầu: cả hai trái phiếu này có những thuộc tính như nhau (rủi ro và kì
hạn thanh toán như nhau) và mức lãi xuất cân bằng của chúng ngang nhau
(iC1 = iG1), mức bù rủi ro bằng 0.
Nếu khả năng vỡ nợ của trái phiếu công ty tăng lên, thì lợi tức dự tính của
những trái khoán này sẽ giảm. Do lợi tức giảm hơn so với trái phiếu chính
phủ, nên trái phiếu này kém hấp dẫn, lượng cầu giảm, đường cầu dịch
chuyển từ (DC1) xuống (DC2).
 Lãi suất cân bằng trái phiếu công ty tăng từ i C1 đến iC2 để thu hút người
mua.
Đồng thời, lợi tức của trái phiếu chính phủ hấp dẩn hơn trong khi đó tính
rủi ro cũng giảm, nên lượng cầu tăng, đường cầu dịch chuyển từ (D G1) lên
(DG2)
 Lãi suất cân bằng của trái phiếu chính phủ giảm từ i G1 đến iG2. Khoảng
cách giữa lãi suất trái khoán công ty và trái khoán chính phủ, tức là mức bù
rủi ro đã tăng từ 0 đến mức (iC2 - iG2)

Kết luận:
Một trái khoán có rủi ro vỡ nợ luôn luôn có một mức bỳ rủi ro dương, nếu
rủi ro vỡ nợ tăng đồng nghĩa với mức bù rủi ro cũng sẽ tăng, hay còn nói
lãi suất tăng.

Trang 4/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính


Lớp 43K22-Nhóm 8

II. Rủi ro thanh khoản
1. Khái niệm
Rủi ro thanh khoản liên quan đến kha năng chuyển đổi thành tiền mặt của
các tài sản tài chính
Rủi ro thanh khoản là một rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Rủi ro này xảy ra
khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để
đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay. Thiếu ngân quỹ ở đây
có thể được hiểu theo hai cách:
 Hoặc là thiếu dự trữ tại ngân hàng.
 Hoặc là không thể huy động nguồn vốn ngay lập tức.

2. Biểu hiện
Khi tính thanh khoản của một tài sản tăng lên so với các tài sản khác thì
nhu cầu về loại tài sản này tăng lên làm cho lãi suất giảm xuống.
Thông thường các loại trái phiếu có cùng thời gian đáo hạn, thì trái phiếu
chính phủ có tính thanh khoản cao hơn vì chúng được mua bán rộng rãi và
chi phí bán thấp.

Hình 2: Mô hình cung cầu trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ đối với

rủi ro thanh khoản

Giải thích:
Ban đầu: hai trái phiếu có mức thanh khoản như nhau, lãi suất cân bằng
(iC1 = iG1)

Trang 5/11



Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

Nếu trái phiếu công ty trở nên kém thanh khoản, mua bán kém rộng rãi, thì
cầu sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển từ (DC1) xuống (DC2).
 Lãi suất cân bằng trái phiếu công ty tăng từ i C1 đến iC2 để thu hút người
mua.
Trong khi đó, trái phiếu chính phủ thanh khoản hơn, làm cho nhu cầu tăng,
lượng cầu tăng, đường cầu dịch chuyển từ (DG1) lên (DG2)
 Lãi suất cân bằng của trái phiếu chính phủ giảm từ i G1 đến iG2. Khoảng
cách giữa lãi suất trái khoán công ty và trái khoán chính phủ, tức là mức bù
rủi ro đã tăng từ 0 đến mức (iC2 - iG2)

Kết luận:
Một trái phiếu hoặc tài sản có rủi ro thanh khoản càng cao (kém thanh
khoản) thì mức lãi suất càng lớn.
III. Thuế thu nhập

1. Khái niệm
Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân. Trong
trường hợp đánh vào thu nhập của cá nhân, nó được gọi là thuế thu nhập cá
nhân. Còn trong trường hợp đánh vào thu nhập của pháp nhân, nó được gọi
là thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sự nghiệp, thuế lợi
nhuận, v.v...
Khi thuế thay đổi sẽ tác động đến thu nhập, khả năng chi tiêu của người
tiêu dùng và giá cả của hàng hóa, tác động đến việc đầu tư hoặc tiết kiệm,
dẫn đến lãi suất thay đổi.


2. Biểu hiện:
Các nhà đầu tư quan tâm đến thu nhập sau thuế hơn là thu nhập trước thuế
của khoản đầu tư. Vì như vậy dễ so sánh khả năng tạo lợi nhuận của các
công ty với nhau.

Trang 6/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

Hình 3: Mô hình cung cầu trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ đối với

thuế thu nhập

Giải thích
Ban đầu: Hai loại trái phiếu không bị đánh như nhau, lãi suất cân bằng (i m1
= iT1)
Nhưng khi trái phiếu chính phủ bị đánh thuế, dẫn đến lãi suất thực tế sẽ ít
hơn so với trái phiếu công ty, khiến cho trái phiếu công ty hấp dẫn hơn,
lượng cầu tăng, đường cầu dịch chuyển lên từ Dm1 đến Dm2.
 Lãi suất cân bằng trái phiếu công ty tăng từ i m1 đến im2 để thu hút người
mua.
Trái phiếu chính phủ kém hấp dẫn hơn, lượng cầu giảm, đường cầu dịch
chuyển xuống từ DT1 đến DT2.
 Lãi suất cân bằng của trái phiếu chính phủ giảm từ i T1 đến iT2. Khoảng
cách giữa lãi suất trái khoán công ty và trái khoán chính phủ, tức là mức bù
rủi ro đã tăng từ 0 đến mức (iT2 – iT2)


Kết luận:
Khi tiền lãi cho vay hoặc lãi trái phiếu được miễn thuế thu nhập thì người
sở hữu nó được hưởng toàn bộ số tiền lời thu được
Trường hợp thuế thu nhập đánh vào khoản lợi nhuận này khiến cho lãi

suất tăng lên, tuy nhiên tiền lãi thực sự của số tiền lời được nhận sẽ
giảm đi một phần.
Công thức:
Yat =Ybt x (1 – T)
Trong đó : Yat : Lãi suất sau thuế
Ybt : Lãi suất trước thuế
T : Thuế suất thuế thu nhập
Trang 7/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

B. CẤU TRÚC KÌ HẠN CỦA LÃI SUẤT

Khái niệm
Khi xem xét cùng một loại trái phiếu nhưng lại có kỳ hạn khác nhau, thì lãi
suất của trái phiếu ở những kỳ hạn khác nhau được gọi là cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất.

Đặc điểm
Để diễn giải ảnh hưởng của kỳ hạn lên lãi suất khi các yếu tố rủi ro không
đổi, người ta xây dựng một đồ thị gọi là đường cong lãi suất.

Cụ thể được giải thích theo ba lí thuyết :
 Lí thuyết kì vọng thuần nhất cho rằng hình dạng đường cong lãi suất
tuân theo kì vọng lãi suất
 Lí thuyết thị trường phân cách giải thích các nhà đầu tư và người đi
vay có nhu cầu khác nhau và điều này làm cho điều kiện cung cầu
thay đổi theo kì đáo hạn
 Lí thuyết phần bù thanh khoản cho rằng các chứng khoán có kỳ đáo
hạn ngắn hơn có tính thanh khoản cao hơn và do đó không phải chào
bán với lãi suất cao như các chứng khoán có kì hạn dài hơn

I.

Đường cong lãi suất

1. Khái

niệm

Đường cong lãi suất là đồ thị mo tả mối quan hệ giữa lãi suất và kì hạn của
một công cụ nợ. Đồ thị này thường bắt đầu với mức lãi suất ở kì hạn thấp
nhất mà mở rộng ra theo thời gian, thường là đến kì hạn 30 năm
 Đường cong hướng lên: Lãi suất ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất dài hạn
 Nằm ngang: Lãi suất ngắn hạn bằng lãi suất dài hạn
 Đường cong hướng xuống: lãi suất ngắn hạn lớn hơn lãi suất dài hạn
2.Đặc điểm
 Lãi suất trái phiếu ở các kì hạn khác nhau có xu hướng biến động
cùng chiều với nhau
 Khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường cong lãi suất thường là đường dốc
lên, khi lãi suất ngắn hạn cao đường cong lãi suất thường có hình
dạng dóc xuống

 Trên thực tế, đường cong lãi suất có xu hướng dóc lên

Trang 8/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

II. Lý thuyết kỳ vọng
1. Khái niệm
Lý thuyết kỳ vọng cho rằng lãi suất ngắn hạn có thể là một nhân tố để
dự đoán lãi suất dài hạn, hay lãi suất dài hạn cũng có nghĩa là lãi suất
ngắn hạn được kì vọng trong tương lai
2. Đặc điểm

Lãi suất của một trái phiếu dài hạn sẽ bằng trung bình các lãi suất
ngắn hạn dự tính trong thời gian tồn tại của trái khoán dài hạn đó

i n ,t 

i1,t  i1e,t 1  i1e,t  2  ...  i1e,t  n  1
n

Giải thích được sự thay đổi hình dạng của đường cong lãi suất.
+ Nếu đường cong lãi suất dốc lên thì lãi suất ngắn hạn được kì vọng sẽ
gia tăng.
+ Nếu đường cong lãi suất dốc xuống thì lãi suất ngắn hạn được kì vọng
sẽ sụt giảm.
+ Nếu đường cong lãi thẳng thì lãi suất ngắn hạn sẽ duy trì không thay

đổi.

III. Lý thuyết thị trường phân cách
1. Khái niệm
Lý thuyết thị trường phân cách là xem xét lãi suất của trái phiếu ở những
kỳ hạn khác nhau được hình thành từ những thị trường có kỳ hạn khác
nhau và tách biệt với nhau, lãi suất của kỳ hạn này không ảnh hưởng tới lãi
suất của kỳ hạn khác.
Lý thuyết này bắt đầu từ một giả thiết quan sát được trên thị trường của các
nhà đầu tư. Để hạn chế rủi ro, các nhà đầu tư sẽ chỉ nắm giữ các trái phiếu
có kỳ hạn thanh toán trùng với kỳ hạn đầu tư của họ, và do vậy họ sẽ nhận
được một khoản lãi chắc chắn từ việc nắm giữ trái phiếu. Mặt khác, các
nhà đầu tư thường ưu tiên nắm giữ các trái phiếu ngắn hạn so với trái phiếu
dài hạn, điều này làm cho lãi suất của trái phiếu ngắn hạn thấp hơn lãi suất
của trái phiếu dài hạn.
Lý thuyết thị trường phân đoạn giải thích được vì sao trái phiếu dài hạn có
lãi suất cao hơn lãi suất của trái phiếu ngắn hạn nhưng lại không giải thích
được tại sao lãi suất ở những kỳ hạn khác nhau lại biến động cùng với
nhau.
Trang 9/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

2. Đặc điểm
Hạn chế rủi ro của các nhà đầu tư vì những trái phiếu ở những kì hạn khác
nhau là những hàng hóa không thể thay thế dược cho nhau.
Giải thích được việc đường cong lãi suất thường dốc lên

Các nhà đầu tư thường có xu hướng sử dụng những trái phiếu có kì hạn
ngắn để giảm thiểu rủi ro hơn nhưng trái phiếu dài hạn. Chính vì thế mà giá
của trái hiếu ngắn hạn sẽ cao hơn giá của trái phiếu dài hạn

IV. Lý thuyết phần bù thanh khoản
1. Khái niệm
Lý thuyết này khẳng đinh rằng lãi suất dài hạn không chỉ phản ánh giả định
của các nhà đầu tư về lãi suất tương lai mà còn bao gồm cả chi phí cho việc
nắm giữ trái phiếu trong dài hạn gọi là phần bù thanh khoản hoặc phần bù
kỳ hạn.
Phần bù này bù đắp cho các nhà đầu tư khi chịu rủi ro cộng thêm vào việc
tiền của họ bị chiếm dụng trong một khoảng thời gian dài hơn, bao gồm giá
cao hơn.

2. Đặc điểm
Trái phiếu ở những kì hạn khác nhau là những tài sản có thể thay thế cho
nhau. Và do các nhà đầu tư ưa thích nắm giữ các trái phiếu ngắn hạn,
người vay dài hạn hơn sẽ phải trả mức lãi suất cao hơn để các nhà đầu tư
sẵn lòng nắm giữ trái phiếu dài hạn. Có nghĩa là thời gian đáo hạn lớn lớn
thì phần bù thanh khoản lớn hơn.
Bởi vì phần bù kì hạn nên lãi suất các trái phiếu dài hạn có xu hướng cao
hơn lãi suất trái phiếu ngắn hạn, và đường cong lãi suất dốc lên.
 Giải thích đặc điểm 3
Về mặt toán học, lí thuyết phần bù thanh khoản được mô tả như sau:

i n ,t 

i1,t  i1e, n 1  i1e,t  2  ...  e1e,t  n  1
n


 LP2

Trong đó:
in,t : Lãi suất dài hạn
n : Số kì hạn
LP2: mức bù kì hạn
Các lãi suất thay đổi cùng chiều với nhau vì nếu 1 lãi suất ngắn hạn trong
tương lai tăng lên thì cũng làm các mức lãi suất dài hạn liên quan cũng
tăng lên.
Trang 10/11


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

 Giải thích đặc điểm 1

Câu hỏi
1. Vì sao trái phiếu chính phủ có rủi ro vỡ nợ =0?
Vì chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in tiền để trả các khoản nợ của họ. Do
vậy các trái phiếu chính phủ được xem là những trái phiếu không có rủi ro vỡ nợ
do luôn có khả năng thanh toán.

2. Vì sao trong thực tế, đường cong lãi suất có xu hướng dốc
lên?
Khi lãi suất ngắn hạn thấp khiến cho lãi suất ngắn hạn kì vọng cao,
dẫn đến lãi suất dài hạn cao.
 Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn. Đường cong hướng lên.
3. Vì sao lí thuyết thị trường phân cách không giải thích được

đặc điểm 1&2 của đường cong lãi suất?

Trang 11/11



×