Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tìm hiểu ngân hàng nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.8 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO
CHỦ ĐỀ 1
TÌM HIỂU NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC PHẦN:
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
NHÓM 8 - LỚP: 43K22
1. Phạm Hữu Duy Bảo
2. Nguyễn Tấn Cẩm
3. Nguyễn Quang Phúc Đạt
4. Nguyễn Thị Xuân Diệu
5. Trần Văn Đông
6. Lê Bá Minh Đồng
7. Bùi Quang Đức
8. Nguyễn Thị Trúc Xinh (Nhóm trưởng)
GVHD: Hà Lê Hồng Ngọc

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 8 năm 2019


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

MỤC LỤC
I.

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................3


1. Đối tượng tìm hiểu: Ngân hàng nhà nước Việt Nam............................3
2. Mục tiêu....................................................................................................3
II.
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................3
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNN Việt Nam..................3
1.1 Nguồn gốc............................................................................................3
1.2 Quá trình phát triển..............................................................................3
1.2.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1951-1975 ở 2 miền.3
1.2.2 Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay...............4
2. Mô hình tổ chức.......................................................................................4
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.......................................................6
3.1 Chức năng.............................................................................................6
3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn........................................................................6
4. Cách thức hoạt động của NHNN Việt Nam...........................................6
4.1 Hoạt động phát hành tiền......................................................................6
4.2 Hoạt động tính dụng.............................................................................7
4.3 Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứng các dịch vụ
thanh toán......................................................................................................7
4.4 Quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối............................................7
4.5 Thanh tra kiểm soát, xử lỹ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
và hoạt động ngân hàng.................................................................................7
4.6 Các hoạt động khác của NHNN Việt Nam...........................................8
5. Chính sách tiền tệ và Các công cụ được sử dụng để điều hành nền
kinh tế...............................................................................................................8
5.1 Chính sách tiền tệ.................................................................................8
5.1.1 Nghiệp vụ thị trường mở............................................................8
5.1.2 Dự trữ bắt buộc...........................................................................9
5.1.3 Nghiệp vụ cho vay chiết khấu.....................................................9
5.2 Chính sách tài khóa..............................................................................9
5.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng.....................................................9

5.2.2 Chính sách tài khóa thu hẹp.....................................................10
III. PHẦN CÂU HỎI......................................................................................10

Trang 2/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đối tượng tìm hiểu: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHNN Việt Nam là ngân hàng trung ương Việt Nam trực thuộc Chính phủ
Việt Nam, là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lí tiền tệ và
tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam.
 Vị trí pháp lí: là cơ quan ngang bộ trong chính phủ
 NHNN Việt Nam là một pháp nhân
 Trụ sở chính tại: 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội
 Ngân sách (năm 2018): 899.137 triệu đồng
 E-mail:
 Website: www.sbv.gov.vn
2. Mục tiêu
Hiểu rõ hơn về NHNN Việt Nam trên nhiều khía cạnh:
 NHNN Việt Nam hình thành và phát triển như thế nào?
 Sử dụng mô hình tổ chức nào và cơ chế vận hành của NHNN trong
thị trường tài chính?
 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn?
 Áp dụng chính sách tiền tệ và các công cụ ra sao trong việc điều
hành nền kinh tế?

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNN Việt Nam

1.1 Nguồn gốc
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tình hình tài chính tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn khó khăn các nguồn thu
ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của chính quyền…
Ngày 3/2/1947, Nhà tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nước
ta được thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất,
hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn
Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý
việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà
nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản
lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối.
Là bước ngoặc lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân
hàng Việt Nam.
1.2 Quá trình phát triển
Quá trình phát triển của NHNN được chia thành 2 giai đoạn chính:
Trang 3/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1951-1975 ở 2 miền
a. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miên Bắc 1951-1975
 Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam hoạt động độc
lập trong hệ thống tài chính với chức năng như phát hành tiền tệ, thu
hồi tiền tài chính, quản lý Kho bạc Nhà nước nhằm tăng thu, tiết

kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách và phát triển tín dụng
ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa.
 Thời kỳ 1955-1975: Ngân hàng quốc gia với nhiệm vụ củng cố thị
trường tiền tệ, ổn định tiền tệ nhằm góp phần bình ổn vật giá, tạo
thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế
Ngày 26/10/1961: Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 171/CP đổi
tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
b. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Nam 1951-1975
Sau Hiệp định Geneve, chính phủ Pháp ký một loạt hiệp định, chính thức
phá bỏ tình trạng hợp nhất tiền tệ và quan thuế giữa ba nước Đông
Dương, khẳng định nguyên tắc mỗi quốc gia được quyền tự do phát hành
và kiểm soát tiền tệ.
Sự phát triển của ngân hàng miền Nam Việt Nam giai đoạn này chia làm
hai thời kỳ:
 Thời kỳ 1955-1964: Người dân vẫn tiếp tục sử dụng các ngân hàng
của người Anh, Pháp có chi nhánh tại Việt Nam
 Thời kỳ từ 1965- 1975: Giai đoạn chuyển biến của hoạt động Ngân
hàng Việt Nam, tạo tiền đề và điều kiện cho thời kỳ 1965-1972 phát
triển rầm rộ. Trong 7 năm của thời kỳ này, 18 ngân hàng mới được
thành lập. Trước 4/1975, hệ thống ngân hàng ở miền Nam gồm 1
ngân hàng trung ương, 32 ngân hàng thương mại với 180 chi nhánh,
2 ngân hàng phát triển và 60 ngân hàng nông thôn.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Có thể chia làm 3 thời kỳ: 1975- 1985. 1986-1990 và sau 1990
 Thời kỳ 1975 -1985
+ Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ
thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiêm vụ thống
nhất tiền tệ trong cả nước.

 Thời kỳ 1986-1990:
+ Vào những năm 1985-1986: Lạm phát cao dẫn đến lãi suất thực âm
làm giảm tiết kiệm, thúc đẩy tích trữ đầu cơ và gia tăng nhu cầu vốn
ngân hàng, đời sống nhân dân khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng độc
Trang 4/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

quyền trong hệ thống ngân hàng lại làm cho hệ thống Ngân hàng tài
chính trì trệ
+ Thực hiện thí điểm cơ chế hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, thành lập các ngân hàng chuyên doanh, chuyển hẳng sang hạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thành lập ngân hàng cổ phần đầu tiên
tại Thành phố Hồ Chí Minh ( Ngân hàng Công thương TP Hồ Chí Minh).
Ngân hàng Nhà nước ban hành các thể lệ chung về tín dụng, tiền mặt,
thanh toán… áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
 Thời kỳ sau 1990: Đổi mới mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng
thành hệ thống ngân hàng 2 cấp:
+ Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh, thành lập
hệ thống ngân hàng hai cấp: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp
lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dung và công ty tài chính đã chính thức
chuyển sang cơ chế hệ thống tài chính, Việt Nam hoạt động của hệ
thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp. Trong đó, cấp 1 là
Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối. Và cấp 2 là các ngân
hàng kinh doanh thuộc lính xự lưu thông tiền, tín dụng, thanh toán
ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng trong toàn nên kinh tế quốc dân do

các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện như:
Ngân hàng cổ phần, liên doanh, Qũy tín dụng nhân dân và công ty tài
chính.
+ Từ 1991 đến nay là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất
nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện
đại.Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi và xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ của NHNN là thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước
trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ
chặt chẽ là thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của
hệ thống các tổ chức tín dụng.
2. Mô hình tổ chức

Căn cứ Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 (Luật NHNNVN
2010), thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện theo mô hình ngân hàng
trung ương trực thuộc Chính phủ.

Trang 5/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

Mô hình NH trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó NHTW nằm nội
các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về
tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và

Quốc hội
Chính phủ


Bộ và Cơ quan ngang Bộ

Ngân hàng
Trung ương

(Tài chính, Kế hoạch, Đầu tư, TM,
CN.NN..)

Các mục tiêu KT-XH
Mô hình NHNN phục thuộc Chính phủ

thực hiện chính sách tiền tệ
Ưu điểm của mô hình trên:


Giúp chính phủ thống nhất, phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô,
trong đó có chính sách tiền tệ ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu
kinh tế, xã hội chung.



Đảm bảo sự giám sát thường xuyên của chính phủ và kịp thời can
thiệp để đảm bảo hài hòa các lợi ích, hạn chế tình trạng “lạm dụng”
vai trò, vị trí của mình và thiếu sự hợp tác với chính phủ.



Giúp chính phủ nắm trong tay nguồn lực tài chính ổn định, tập trung
của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu mà chính phủ đặc ra.


Nhược điểm:


Sự can thiệp quá mức của chính phủ đối với ngân hàng trung ương.



Hoạt động phát hành tiền có thể bị lạm dụng để bù đắp thâm hụt
ngân sách nhà nước.

Một số chế độ pháp lý về hoạt động của Ngân hàng nhà nước:
Trang 6/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8



Xây dựng dự án và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.



Hoạt động phát hành tiền



Hoạt động tín dụng ngân hàng




Hoạt động mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ



Hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối



Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt
động ngân hàng

Các hoạt động khác của NHNNVN..
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

3.1 Chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà
nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thực hiện chức năng:
 Quản lý nhà nước về tiền tệ
 Hoạt động ngân hàng và ngoại hối
 Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành
tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng
 Cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
 Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của
Ngân hàng Nhà nước.
Nhằm hướng tới mục tiêu:
 Duy trì lạm phát thấp, ổn đinh

 Đảm bảo tăng trưởng cao và ổn định
 Xây dựng, đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh
 Ổn định lãi suất
 Ổn định tỉ giá
3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Chịu trách nhiệm giải trình: về mặt pháp lí, trách nhiệm giải trình
của NHTW phải tương cứng với mức độ độc lập, đặc biệt là độc lập về
chính sách và nhân sự của nó. Trách nhiệm và nghĩa vụ gắn liền với
Trang 7/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức này, cụ thể là thực thi Chính sách
tiền tệ và ổn định hệ thống tài chính.
Công khai minh bạch: Tính minh bạch được đo bằng khả năng
truyền đạt ý, nhờ đó giảm độ bất định của mục tiêu chính sách trong
nhận thức của công chúng. Vì NHTW tác động đến lãi suất trong cả
ngắn hạn và dài hạn (thông qua việc phát tín hiệu về chính sách trong
tương lai vaf do vật tác động đến kì vọng lạm phát) nên sự minh bạch
và giao tiếp hiệu quả giữa NHTW với thị trường sẽ ảnh hưởng rất
nhiều tới hiệu lực của Chính sách tiền tệ
4. Cách thức hoạt động của NHNN Việt Nam


4.1 Hoạt động phát hành tiền
a. Nghiệp vụ đúc tiền :
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ cung ứng đủ số lượng và
cơ cấu tiền mặt cho nền kinh tế.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết kế mệnh giá, kích thước, các loại
hoa văn, hình vẽ và các đặc điểm của tiền giấy, tiền kim loại trình Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức việc in đúc, bảo quản, vận
chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý tiền rách nát, hư hỏng, tiến hành
thay thế, thu hồi tiền.
b. Nghiệp vụ phát hành tiền :
- Phát hành tiền là nghiệp vụ cung ứng tiền vào lưu thông làm phương
tiện thanh toán.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của
nhà nước CHXHCNVN, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
4.2 Hoạt động tính dụng
a. Cho vay :
- Các hình thức cho vay :
+ Vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn
Đối tượng cho vay: các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng là
ngân hàng.
Chủ thể cho vay: Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
+ Cho vay cứu
Đối tượng được cho vay: các tổ chức tín dụng rơi và tình trạng kiểm
soát đặc biệt.
Chủ thể cho vay: Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
b. Tạm ứng :
Trang 8/13



Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

- Là hình thức Ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước vay những
khoản vay ngắn hạn để khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân quỹ theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4.3 Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứng các dịch vụ
thanh toán
Bao gồm những hoạt động chủ yếu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực
hiện:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mở tài khoản ở ngân
hàng nước ngoài, các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mở tài khoản cho các
TCTD trong nước các NH nước ngoài, các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc
tế
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mở tài khoản cho các
đối tượng sau:
• Các TCTD
• Kho bạc nhà nước
• NH nước ngoài
• Tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế

4.4 Quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối
Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại
hối; ban hành các văn bản pháp luật về quảnlý ngoại hối theo thẩm quyền
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối; Tổ chức điều hành thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các qui định pháp luật về quản lý

ngoại hối, kiểm tra việc xuất, nhập ngoại hối.
- Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các TCTD.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo
qui địng của pháp luật.

4.5 Thanh tra kiểm soát, xử lỹ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh
tiền tệ và hoạt động ngân hàng
* Đối tượng mục đích của thanh tra ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam:
- Tổ chức và hoạt động của TCTD và hoạt động ngân hàng cuả các tổ
chức khác .
- Góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia.
* Nội dung thanh tra ngân hàng:
- Phát hiện ngăn chặn xử lý theo thẩm quyền; Kiến nghị các cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng.
Trang 9/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng
Quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng.
- Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài
liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
- Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết.

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo qui định của pháp
luật.

4.6 Các hoạt động khác của NHNN Việt Nam
- Thu nhận và cung cấp các thông tin, phân tích dự báo tình hình kinh tế,
tài chính, tiền tệ.
- Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ theo
thẩm quyền.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được góp vốn thành lập các
công ty góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp
khác.
5. Công cụ chính sách tiền tệ và Các công cụ được sử dụng để điều
hành nền kinh tế

5.1 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (chính sách lưu thông tiền tệ) là quá trình quản lý
cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương), thường là
hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và
tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối
đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường, nhằm
khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm.
Chính sách thu hẹp (Thắt chặt tiền tệ): làm giảm lượng cung tiền trong
lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, sẽ dễ dẫn đến lạm
phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức lạm phát.
Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất
định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở;
quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc nghiệp vụ cho vay chiết khấu.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ.

Là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có
giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có
giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của
các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động đến
Trang 10/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

lãi suất thị trường và tỉ lệ dữ trữ của các ngân hàng. (Trong Nghiệp vụ thị
trường mở phải có sự tham gia của NHTW bởi vì nếu không có sự tham
gia của NHTW thì khối lượng tiền tệ nói chung sẽ không thay đổi)
Đặc điểm của nghiệp vụ thị trường mở:
- Muốn tăng tiền trong lưu thông thì NHTW mua một lượng chứng khoán
nhất định. Làm cho tiền dự trữ và tiền gửi trong hệ thống NH tăng, làm
tăng cung tiền, tăng tăng trưởng.
+ Nếu là chứng khoán do các NHTM bán cho NHTW thì sẽ làm cho dự
trữ của NHTM thừa ra, do NHTM nhận được tiền của NHTW về việc
mua chứng khoán.
+ Nếu NHTW mua chứng khoán từ công chúng bán thì công chúng sẽ
chuyển tiền nhận được từ bán chứng khoán đó vào tài khoản tiền gửi
của họ tại NHTM.
- Muốn giảm lượng tiền trong lưu thông thì NHTW ra một lượng chứng
khoán nhất định. Tiền dự trữ và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng sẽ giảm,
làm giảm cung tiền. Giảm lạm phát
+ Nếu các NHTM mua chứng khoán sẽ làm giảm bớt dự trữ của mình
+ Nếu như công chúng mua chứng khoán thì chuyển tiền từ tài khoản
tiền gửi của mình ở NHTM cho NHTW cho nên cũng làm giảm dự trữ

của NHTM.
- Hàng hóa của nghiệp vụ thị trường mở: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu,
trái phiếu chính phủ…
Dự trữ bắt buộc
- Dự trữ bắt buộc ( hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc) là một quy định của NHNN
về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ
để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn
hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn
tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay thêm tiền mặt,
thường là từ NHNN để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng tiền gửi huy động được
mà các NHTM không được sử dụng để kinh doanh
+ Dự trữ bắt buộc tăng lên, các ngân hàng thương mại dự trữ nhiều hơn,
làm giảm cơ sở tiền và cung tiền
+ Dự trữ bắt buộc giảm, ngân hàng dự trữ ít lại, làm tăng cơ sở tiền,
tăng cung tiền.
- Mục đích của dự trư bắt buộc:

Trang 11/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

 Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các NHTM hoặc
trong những trường hợp đồng loạt rút tiền gửi, tránh được tình trạng
khủng hoảng ngân hang
 Đảm bảo an toàn tiền gửi
 Tạo sự lệ thuộc của NHTM đối với NHTW

Nghiệp vụ cho vay chiết khấu
Lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất
mà ngân hàng Nhà nước đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng
thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của
các ngân hàng này.
- Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính
sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền.
- Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền
gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ
bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương
mại, dự trữ của NHTM thường lớn hơn dự trữ bắt buộc. Khi tỷ lệ dự trữ
tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an
toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không, vì
buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí
liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:
+ Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì
sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại vay nhiều hơn, từ đó ngân
hàng thương mại sẽ cho vay nhiều hơn. Làm tăng cơ sở tiền, và cung
tiền, tăng tăng trưởng.
+ Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng
thương mại sẽ hạn chế đi vay từ ngân hàng NN, khiến NHTM phải dự
trữ nhiều hơn, cho vay ít lại, làm giảm cơ sở tiền, giảm cung tiền, giúp
giảm tỉ lệ lạm phát, ổn định nền kinh tế.

5.2 Chính sách tài khóa
Chính sách tài khoá là những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện tình
hình kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ và thuế. Mặc
dù chính sách tài khoá có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, chính sách tài khoá

chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ.
Chính sách tài khóa mở rộng
Chính phủ thực hiện gia tăng chi tiêu thì tổng cầu sẽ tăng lớn hơn một
lượng chi tiêu của chính phủ do tác động số nhân, làm kích thích tổng cầu
của nền kinh tế.
Giảm lãi suất để thu hút, khuyến khích tăng đầu tư, làm tăng cầu tiền
Trang 12/13


Học phần Thị trường và các định chế Tài chính

Lớp 43K22-Nhóm 8

Chính sách tài khóa thu hẹp
Lãi suất tăng lên, làm giảm chi tiêu đầu tư tạo áp lực đẩy tổng cầu xuống
hoặc giảm chi tiêu của chính phủ để giảm tổng cầu về mức cân bằng.
III. PHẦN CÂU HỎI
1. Vì sao ngân hàng nhà nước lựa chọn mô hình Ngân hàng Trung ương
phụ thuộc Chính phủ?

Lựa chọn mô hình còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sữ, điều kiện kinh
tế và thể chế chính trị của từng nước. Trong đó nước ta có nền kinh tế thị
trường hướng xã hội chủ nghĩa nên cần có sự tác động một chủ thể bên
ngoài không ai khác chính là chính phủ.
Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp CSTT của NHTW đồng bộ với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ là liệu lượng tác
động hiểu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô
trong từng thời kì. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần
tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế phát triển
giảm thâm hụt ngân sách cho chính phủ.

Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
2. Chính sách tiền tệ có rất nhiều ưu điểm mang lại lợi ích cho nền
kinh tế, vậy nó có những bất cập nào không?
Đối với từng công cụ, thì có những bất cập riêng:
Nghiệp vụ thị trường mở: Do thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên
nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt
khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của
thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
Công cụ dự trữ bắt buộc: tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ
chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém, và nó có thể ảnh hưởng
đến hoạt động của các Ngân hàng Thương mại
Nghiệp vụ cho vay chiết khấu: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc
vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết
khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị
trường

Trang 13/13



×