Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.76 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
Trường PTDT Nội trú Than Uyên

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THAN UYÊN

Lĩnh vực/Môn: Ngữ văn
Tên tác giả: Bá Thị Hiền

NĂM HỌC 2013 - 2014


MỞ ĐẦU
2


1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
hay không, chính là một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời căn dặn của
Người với các em thiếu nhi đã khẳng định vai trò to lớn của các em đối với tương lai
của đất nước, của dân tộc. Các em chính là những chủ nhân tương lai, là thế hệ sẽ kế
thừa và tiếp tục gánh trọng trách xây dựng và bảo vệ đất nước phồn thịnh sau này.
Nhưng để làm được điều đó thì việc học tập của các em phải đặt lên hàng đầu. Nó
cũng có nghĩa là trọng trách trên vai tất cả mọi người thầy trong đó không thể không
kể đến người thầy dạy văn, những “kĩ sư tâm hồn” thực thụ càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang tiến nhanh trên
con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiến đến trở thành một nước công nghiệp.
Trong xu thế mới, các em là thế hệ đang được tiếp cận với một thời đại công


nghệ thông tin bùng nổ cùng với điều kiện học tập mở, hiện đại, tiến bộ. Nó đòi hỏi
mọi người thầy phải trau dồi về kiến thức, kĩ năng và có phương pháp định hướng
hợp lí, cuốn hút được học trò trong từng bài giảng. Làm thế nào để các em không chỉ
học có trách nhiệm với bộ môn mà còn yêu thích môn học đó, cho dù đó không phải
là những môn mà các em sẽ lựa chọn nghề trong tương lai để góp phần tích cực nhất
cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện của nước nhà? Một lần nữa
câu trả lời lại ở các thầy cô giáo nói chung và đó cũng là trăn trở của người thầy dạy
bộ môn ngữ văn nói riêng - bộ môn mà ít nhiều dưới ảnh hưởng của xu thế thời đại
trong một chừng mực nào đó đã bị xã hội và không ít học sinh coi nhẹ.
Làm thế nào để môn ngữ văn giữ vững ở một trong những vị trí hàng đầu như
đã từng sống trong lòng các sĩ tử xưa nay khi mà thực tế những tiết dạy học ngữ văn
hiện nay càng ngày càng giảm dần đi hứng thú đối với cả người dạy và người học?
Đó là bài toán hóc búa đặt ra đối với mọi giáo viên dạy ngữ văn nói chung và bản
thân tôi nói riêng về yêu cầu cần thay đổi cách dạy, cần tìm ra những giải pháp để
các em không chỉ học tập có trách nhiệm mà còn còn thấy yêu bộ môn chúng ta
giảng dạy như đã nêu ở trên. Hiểu rõ điều này, cũng như việc ý thức sâu sắc về
những tác động tiêu cực đang ảnh hưởng đến chất lượng thực sự của môn văn trong
giai đoạn hiện nay bản thân tôi (với cương vị là một giáo viên giảng dạy môn ngữ
văn) đã trăn trở, tìm tòi, vận dụng để rồi có thể đúc rút cho mình những giải pháp
cộng hưởng nhằm “Tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy học Ngữ văn”
mà tôi được trực tiếp tham gia giảng dạy ở đơn vị mình.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
3


- Phạm vi: Học sinh lớp 8, Trường PTDT Nội trú Than Uyên
- Đối tượng: Tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy học Ngữ văn
3. Mục đích
Trên cơ sở thực tiễn đề xuất ra các giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong từng tiết dạy học Ngữ văn. Qua đó, khắc phục những tồn tại hạn chế trong mỗi

tiết dạy học ngữ văn hiện nay; giúp học sinh cảm thụ bộ môn một cách chủ động, có
hiệu quả, có chất lượng. Cuối cùng, hình thành trong các em thái độ học tập tích cực,
yêu thích bộ môn văn, vận dụng những trải nghiệm của bộ môn vào giao tiếp.
4. Điểm mới của SKKN:
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của bản thân về một số những giải pháp
mang tính cộng hưởng, bổ trợ cho các giải pháp khác nhằm tác động đến tâm lí học
sinh để tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập chứ không phải là những giải pháp
cơ bản, tổng thể và duy nhất, không phải là phương pháp đặc trưng, đặc thù của bộ
môn.
Trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng có sự vận dụng tích hợp với các hiệu
ứng tích cực từ những bộ môn nghệ thuật khác như: âm nhạc, sân khấu, mĩ thuật…
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đúc rút bài học từ thực tiễn, giáo viên tiến
hành điều tra, khảo sát trên phạm vi học sinh của khối 8, áp dụng các giải pháp tác
động trên một lớp (lớp 8A), so sánh đối chiếu với một lớp (lớp 8B), sử dụng các số
liệu, biểu đồ, hình ảnh tư liệu minh họa.
Chương 1
Tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy học Ngữ văn
1.1. Khái niệm
1.1.1. Hứng thú là gì?
Theo quan điểm duy vật biện chứng (tâm lí học Macxit), ở những khía cạnh
khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan niệm khác nhau về hứng thú:
Xét về khía cạnh nhận thức: V.N Miasixep, V.G.Ivanôp, A.GAckhipop coi
hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện
thực khách quan. A.A Luiblinxcaia khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức, thái độ
khao khát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới xung quanh.
Xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan: P.A.Đudich
quan niệm hứng thú là biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá nhân nhằm nhận thức
những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu hiện thiên
hướng tương đối ổn định của con người đối với các hoạt động nhất định.
A.V.Daparôzét coi hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định là

nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt. B.M.Cheplốp thì coi
hứng thú là thiên hướng ưu tiên chú ý vào một đối tượng nào đó.
4


Xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu nhà tâm lý học A.Phreiet cho rằng: Hứng
thú là động lực của những xúc cảm khác nhau, Sbinle giải thích hứng thú là tính
nhạy cảm đặc biệt của xúc cảm. L.A.Gôđơn coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của
các quá trình tình cảm, ý chí, trí tuệ, làm cho tính tích cực của hoạt động con người
nói chung được nâng cao. Trong từ điển tâm lý học, hứng thú được coi là một biểu
hiện của nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn nhu cầu tạo ra khoái cảm thích
thú.
Còn theo Nguyễn Quang Uẩn trong tâm lý học đại cương: Hứng thú là thái độ
đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa
có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
Như vậy, xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân
đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối
tượng, sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung
hoạt động. Hứng thú sẽ làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của
hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
1.1.2. Một vài nét về môn ngữ văn ở THCS.
Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội, trong từ điển Tiếng Việt, ngữ văn được
triết tự như sau: ngữ là nói, lời nói, ngôn ngữ; văn là văn học nói chung. Theo Lí
luận văn học thì ngữ văn là môn học cung cấp hệ thống các khái niện và phạm trù lí
luận phản ánh bản chất đặc trưng của văn học vừa với tư cách là một hình thái ý
thức xã hội đặc thù (hình thái ý thức thẩm mĩ) vừa với tư cách một loại hình nghệ
thuật tiêu biểu (nghệ thuật ngôn từ).
Trong bài viết “Học môn ngữ văn như thế nào để có hiệu quả tốt nhất”, nghệ
sĩ ưu tú Hồ Quang Diệu đã viết: “Nói về môn văn là nói về một môn khoa học

nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, phản ánh về con người để phục vụ con người, cũng
có nghĩa là phục vụ sự nghiệp của con người đối với mọi dân tộc, mọi thời đại. Văn
học ngoài tính chất khoa học nó còn là bộ môn nghệ thuật”. Để “tạo nên di sản văn
học ưu tú, người nghệ sĩ mọi thời đại không chỉ cần sự hiểu biết sâu sắc về con
người và thời đại mà điều quan trọng là cách nhìn, sự rung cảm trong trái tim người
nghệ sĩ trước con người, thời đại”.
Nói cách khác đây là môn học nhằm bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách
học sinh, trang bị cho học sinh những cảm xúc nhân văn để hướng tới cái chân,
thiện, mĩ. Nó giúp cho đời sống tinh thần của con người trở nên giàu có, phong phú
và tinh tế hơn, tâm hồn cũng bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quang với cuộc sống. Nó bồi
đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng giá trị truyền thống và ngôn ngữ
mẹ đẻ. Nó còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn
ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh
vực của đời sống con người.
Trong chương trình THCS, môn ngữ văn bậc THCS được biên soạn theo
chương trình THCS ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày
24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; là sự sát nhập (tích
hợp) ba phần mà lâu nay vẫn được coi là ba phân môn: Tiếng Việt, Tập làm văn và
văn học vào một chỉnh thể là ngữ văn. Trừ phần văn bản và chú thích dùng chung
5


cho cả ba phần, các mục còn lại đều thống nhất sắp xếp theo trình tự Văn, Tiếng
Việt, Tập làm văn. Các văn bản được bố trí theo thể loại và phần nào theo tiến trình
văn học sử. Ngoài một số văn bản lớn được tìm hiểu tại lớp, còn một số văn bản “tự
học có hướng dẫn” mang tính chất bắt buộc, với số lượng nâng dần trong bậc học
nhằm hình thành và phát triển thói quen, khả năng tìm tòi, nghiên cứu ở người học.
ở từng phân môn, còn một số văn bản phụ và văn bản “đọc thêm” có tính chất tư liệu
nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ hơn một vài phương diện của văn bản chính, nắm
vững hơn vấn đề lí thuyết hay có thêm chất liệu để làm tốt hơn các bài tập. Chương

trình ngữ văn THCS được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm, chia làm hai vòng.
Vòng I gồm lớp 6 và lớp 7, vòng II gồm lớp 8 và lớp 9. Ngoại trừ phần văn học dân
gian chỉ có ở vòng I và văn bản thuyết minh chỉ có ở vòng II, hầu hết các nội dung ở
lớp 8 (lớp đầu của vòng II) đều đã được đề cập đến ở vòng I với một sự tiếp nối và
phát triển hợp lôgic.
1.1.3.Tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy học ngữ văn là gì?
Dựa vào khái niệm về hứng thú ta có thể hiểu: Tạo hứng thú cho học sinh
trong một tiết dạy ngữ văn nghĩa là giáo viên cần thu hút sự chú ý đặc biệt của học
sinh với bài giảng của mình, làm cho người học khát khao muốn tìm hiểu đi sâu vào
bài học và hoạt động một cách tự giác tích cực với mỗi bài học đó.
“Tạo” có nghĩa là “gây dựng nên”. “Hứng thú” nghĩa là “cảm hứng thích thú”.
Như vậy tạo hứng thú cho học sinh là yêu cầu đối với người thầy, là sự kích thích
của người thầy, nhằm “gây dựng” cho người học sự ham thích, cảm hứng thích thú
trong mỗi tiết học.
“Dạy học” nghĩa là “chỉ bảo sự học hành”, nghĩa là: dạy cho học sinh cách
học, không phải là học thuộc, học thụ động, tiếp thu một chiều mà là cho học sinh
được tiếp thu, trải nghiệm thông qua việc quan sát, tri giác và và thực hành từ đó
“làm cho học sinh thay đổi về trí tuệ, tình cảm, nhân cách năng lực”. Như vậy ta
hiểu tiết dạy học có sự giao hòa hoạt động của thầy và trò. Trong đó thầy là người
chỉ dẫn, trò là trung tâm của hoạt động.
Có thể nói mỗi tiết dạy học giống như một công trình và người thầy như một
kĩ sư thiết kế. Học sinh có hứng thú hoạt động với công trình đó hay không điều đó
phụ thuộc một phần không nhỏ vào khả năng kiến tạo của người thầy.
Chính vì vậy, để giúp các em tiếp nhận những giá trị của vẻ đẹp tư tưởng,
nghệ thuật, đạo lý của văn chương, người giáo viên cần tạo cho các em biết cảm
nhận nó “không chỉ cần có sự thông tuệ mà còn phải bằng cả cảm xúc của tâm hồn
mình …”.
1.2. Các văn bản chỉ đạo
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về
định hướng chiến lược phát triển Giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước và nhiệm vụ đến năm 2020 đã đưa ra một trong các giải pháp
chỉ đạo là: “Tăng cường công tác giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức,
6


lòng yêu nước…Coi trọng hơn nữa các môn học xã hội và nhân văn, nhất là tiếng
Việt, lịch sử dân tộc”.
Trong Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn kĩ năng rèn luyện kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú cho học sinh”
Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT Về “Xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực” cũng chỉ ra yêu cầu: “Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học
sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự
giác, chủ động và ý thức sáng tạo”.
Những văn bản chỉ đạo trên cho thấy môn ngữ văn là môn học có vai trò quan
trọng không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Đồng thời cũng chỉ ra yêu cầu,
nhiệm vụ của người thầy là phải tích cực đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp dạy
học.
Chương 2
Thực trạng hứng thú học tập của học sinh
với tiết dạy học ngữ văn ở trường PTDT nội trú Than Uyên
2.1. Vài nét về trường PTDT nội trú Than Uyên
Trường PTDT Nội trú Than Uyên được thành lập từ ngày 01.10.1983. Sau
hơn ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, trường đã có những đóng góp thiết
thực cho sự nghiệp giáo dục của huyện, tỉnh nhà. Đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn –
cán bộ người dân tộc có chất lượng phục vụ quê hương.
Nằm ngay trên địa bàn thị trấn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, ở khu vực
đông dân cư nhất huyện, các điều kiện về dịch vụ, giao thông, y tế… tương đối

thuận lợi với mọi hoạt động của thầy và trò. Hiện nay trường có 08 lớp trên 250 với
06 dân tộc: Dao, Tày, Thổ, Khơ Mú, H’Mông, Thái. Trong đó, chiếm số đông nhất
là học sinh dân tộc H'Mông và dân tộc Thái. Các em là những học sinh tiêu biểu, ưu
tú nhất của các dân tộc hoặc là những học sinh dân tộc có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn ở xã đặc biệt khó khăn của huyện. Mỗi học sinh đều có những cá tính riêng,
mang những dấu ấn riêng, bản sắc riêng của từng dân tộc, từng môi trường sống.
Bản tính của các em là thật thà, chất phát, nhu mì, chăm chỉ, cần cù, thân thiện, có
nghị lực và khá thông minh.
Nhà trường được nhà nước trang cấp trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động
dạy và học. Học sinh của trường được cấp học bổng phục vụ cho ăn uống sinh hoạt
hàng ngày, được sinh hoạt tập trung tại khu nội trú, được sống, học, làm quen và
thực hành cách sống tự lập.
7


Đội ngũ cán bộ của nhà trường đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, có
ý thức trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao.
2.2. Những thuận lợi, khó khăn
2.2.1. Thuận lợi
- Học sinh ở tập trung trong trường thuận lợi cho các hoạt động học tập cũng
như sinh hoạt ngoại khóa.
- Hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức thường xuyên trong từng năm
học, theo mỗi chủ điểm là cơ hội để giáo viên ngữ văn, học sinh yêu thích môn văn
và môn ngữ văn được khẳng định vị trí của mình.
- Nhà trường có tương đối đầy đủ những tài liệu tham khảo tối thiểu cần thiết
cho bộ môn ngữ văn ở tất cả các khối lớp, phòng máy tính cho học sinh truy cập
internet, hệ thống máy được trang bị và lắp đặt ngay tại các lớp học. Giáo viên và
học sinh đều có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác và truy cập tài
liệu phục vụ cho hoạt động dạy và học.
- Chất lượng chung của môn ngữ văn tương đối ổn định không thấp so với

mặt bằng chung ở các môn học.
- Nhiều học sinh của trường có thiên hướng học thiên về các môn xã hội có
năng khiếu sở trường ở các môn xã hội trong đó có môn ngữ văn.
- Với học sinh khối 8 các em đã được tiếp cận với chương trình ngữ văn
THCS từ lớp 6, lớp 7 tức là đã qua vòng 1 của chương trình vòng tròn đồng tâm với
hầu hết các khái niệm và hệ thống kiến thức đã được làm quen hoặc tìm hiểu một
cách sơ lược.
2.2.2. Khó khăn
Thống kê điểm kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm với môn ngữ văn lớp 8
có số lượng như sau:
Điểm dưới
trung bình

Điểm trung
bình

Điểm khá

Điểm giỏi

8A

6

16

9

3


8B

5

10

4

6

Tổng

11/59

26/59

13/59

9/59

Tỉ lệ

19%

44%

22%

15%


8


Bảng thống kê cho thấy tỉ lệ điểm dưới trung bình là 19%, điểm giỏi 15%
điểm trung bình và điểm khá 66%. Tỉ lệ trên cho thấy chất lượng môn ngữ văn
không quá thấp nhưng vẫn còn có tới 19% học sinh điểm dưới trung bình là một
điều rất đáng trăn trở với giáo viên bộ môn. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, rà
soát, tổng hợp, tôi nhận thấy những trăn trở, khó khăn chung mà các thầy cô giáo
dạy văn ở trường PTDT Nội trú Than Uyên cần tìm biện pháp giải quyết thể hiện ở
những khía cạnh sau:
2.2.2.1. Tình trạng học sinh coi nhẹ môn ngữ văn
Điều tra về quan niệm của học sinh về tầm quan trọng của môn ngữ văn với
bản thân trong tương lai (điều tra trên 59 học sinh) với câu hỏi: “Quan niệm của em
về tầm quan trọng của môn ngữ văn với bản thân em trong tương lai” thu được
những câu trả như sau:
Rất quan
trọng

Quan trọng

Không quan
trọng

Ý kiến khác

8A

3

18


6

7

8B

4

19

1

1

Tổng

7/59

37/59

7/59

8/59

Tỉ lệ

12%

63%


12%

13%

Số liệu điều tra cho thấy đa số các em hiểu được tầm quan trọng của môn ngữ
văn nhưng tỉ lệ 12% cho rằng môn ngữ văn “không quan trọng” cũng là một thực tế
cần chấn chỉnh, là một bài toán không nhỏ đối với công tác giáo dục chung của nhà
trường và là thử thách lớn với người giáo viên dạy học ngữ văn.
2.2.2.2. Học sinh không thích môn ngữ văn
Với học sinh THCS, môn văn là một trong 8 môn học cơ bản và là một trong
hai môn học chính chiếm thời gian trên lớp nhiều nhất so với các môn học khác.
Nhưng có một hiện thực phổ biến và là thách thức lớn đối với người thầy là các em
không thích học văn. Bảng số liệu điều tra về mức độ hứng thú học tập môn ngữ
văn với câu hỏi: Em có thích học môn ngữ văn không? dưới đây đã một phần chứng
minh điều đó:
Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

8A

4/34

7/34


14/34

9/34

8B

4/26

9/26

8/26

5/26

Tổng

8/60

16/60
9

22/60

14/60


Tỉ lệ

13%


27%

37%

23%

Từ bảng số liệu, ta thấy tỉ lệ học sinh rất hứng thú học môn ngữ văn thấp
(13%), tỉ lệ học sinh không thích học môn ngữ văn thấp hơn tỉ lệ học sinh thích học
nhưng vẫn là một con số khá lớn 23%. Tỉ lệ học sinh có thái độ bình thường với
môn văn chiếm 37% đa số. Lẽ ra với đặc thù của bộ môn thì phải có đa số học sinh
thích và rất thích thì mới hợp lí. Vì sao vậy? Điều này tôi sẽ lí giải ở phần sau
(nguyên nhân của thực trạng).
2.2.2.3. Học sinh lúng túng trong tiếp nhận và cảm thụ văn học
Điều tra về mức độ nhận thức của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm với bốn
phương án trả lời: Rất khó, khó, bình thường, dễ, cho kết quả như sau:
Rất khó

Khó

Bình thường

Dễ

8A

5

12

14


3

8B

6

10

6

3

Tổng

11/59

22/59

20/59

6/59

Tỉ lệ

19%

37%

34%


10%

Điều đó chứng tỏ rằng với không ít học sinh dù các em là những học sinh có
nhận thức khá, không lười học, nhưng lại cảm thấy môn ngữ văn khó, phức tạp và
trừu tượng. Nó khiến các em bối rối và lúng túng trong quá trình học văn, các em
không biết phải làm thế nào để học văn cho tốt. Đây là một thực tế khá phổ biến đối
với không chỉ riêng học sinh lớp 8 của trường PTDT Nội trú Than Uyên. Nó đòi hỏi
người thầy phải tìm hiểu rõ căn nguyên để cùng học sinh gỡ rối, tìm ra phương pháp
học tập hợp lí để hạn chế tỉ lệ học sinh cảm thấy “rất khó” khi học văn, nâng dần tỉ
lệ cảm nhận “dễ” khi học văn với tất cả các em.
2.2.3. Nguyên nhân
Học sinh coi nhẹ môn ngữ văn vì môn ngữ vì môn học này không phải là môn
học mà các em chọn làm đích đến cho sự nghiệp trong tương lai.
Điều tra về sự khả năng lựa chọn môn văn để thi vào các trường chuyên, thi
khối C trong tương lai trên 60 học sinh lớp 8: Em có chọn môn ngữ văn để thi vào
trường chuyên, thi khối C trong tương lai không? Kết quả như sau:
Chọn

Không chọn

Chưa biết

8A

7/34

16/34

11/34


8B

12/25

8/25

5/25

Tổng

19/59

24/59

16/59

10


Tỉ lệ

32%

41%

27%

Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ các em học sinh coi nhẹ môn văn
không phải vì các em không cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của văn chương

mà vì đó không phải là môn học các em sẽ lựa chọn cho việc học phân ban ở cấp 3,
không phải là môn học nằm trong khối mà các em sẽ thi đại học sau này. Chỉ điều
tra trên số lượng 59 học sinh lớp 8 mà có đến 41% không chọn môn văn thì quả là
một con số không nhỏ. Với các em những môn học như Ngoại ngữ, Tin học và các
môn khoa học tự nhiên mới là những môn học đáng quan tâm và chú trọng, như thể
đó mới là một sự đảm bảo cho những cơ hội tốt đẹp trong tương lai sau này với
những trường về kĩ thuật, kinh tế, tài chính… Chính vì vậy, các em cho rằng việc
say mê, tìm tòi và khám phá với môn văn là điều không cần thiết, không thiết thực,
các em chỉ cần học đạt đến điểm trung bình hoặc đảm bảo các điều kiện cần thiết
cho điểm phẩy khá giỏi trong hồ sơ là đủ.
Một thực tế nữa là học sinh không thích học môn ngữ văn, bộ phận khác các
em còn rất lúng túng trong tiếp nhận và cảm thụ văn học. Vì sao vậy? Để tìm câu trả
lời xác thực và lí giải những nguyên nhân cụ thể, tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi:
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến kết quả học tập môn ngữ văn chưa hiệu quả?
Dưới đây là bảng tổng hợp câu trả lời của các em:
Do môn ngữ
văn có nhiều
bài học khó

Do thầy cô
giảng bài khó
hiểu

Do học sinh
lười học

Lí do khác

8A


5

6

16

7

8B

4

6

11

4

Tổng

9/59

12/59

27/59

11/59

Tỉ lệ


15%

20%

46%

19%

Bảng số liệu cho thấy: có 15% học sinh cho rằng nguyên nhân dẫn đến kết
quả học tập chưa thực sự hiệu quả là do môn ngữ văn có nhiều bài học khó, 20% cho
rằng là do giáo viên dạy khó hiểu, 10% là những ý kiến khác. Còn lại 46% học sinh
có rằng nguyên nhân từ phía học sinh chưa tích cực, còn lười học. Điều đó có nghĩa
là kết quả học tập tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân chủ quan do
thầy (20%), do học trò (46%). Chỉ có 15% học sinh cho rằng kết quả học tập chưa
tốt do nguyên nhân khách quan (chương trình còn có nhiều bài học khó).
Thực tế vẫn còn một số giáo viên ngữ văn chưa thực sự tâm huyết với nghề,
chưa nỗ lực tìm tòi sáng tạo, ngại học hỏi. Giáo viên lên lớp theo quy định, theo lịch
được phân công với một trình tự công thức lặp đi lặp lại, thầy giảng cứ giảng, trò ghi
11


cứ ghi khiến cho tiết học trở nên nhàm chán, nặng nề, buồn ngủ. Ở một số giáo viên
khác lại chưa quan tâm đến đối tượng học sinh. Học sinh yếu, trung bình, khá giỏi
đều được sử dụng một phương pháp dạy giống nhau, mức độ yêu cầu như nhau. Dẫn
đến hậu quả học sinh khá giỏi không phát huy được tố chất, năng lực sẵn có, học
sinh yếu, trung bình lại chưa cập được yêu cầu của thầy dạy.
Bên cạnh yếu tố chủ quan phía thầy giáo còn có yếu tố thuộc về những học
sinh.
Thứ nhất với không ít học sinh, học văn là vì trách nhiệm phải học. Các em
học chỉ vì lấy điểm cao, để đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi; học vì đây là môn học

các em sẽ thi vào lớp 10, sẽ chọn để theo đuổi một sự nghiệp trong tương lai do bản
thân thấy không có khả năng để lựa chọn môn học khác trước chứ không phải vì các
em hứng thú, yêu thích môn học này.
Thứ hai một số học sinh lại chưa thực sự tích cực, các em mải chơi, ngại học,
càng ngại học, lười học thì vốn từ, vốn hiểu biết về Tiếng Việt càng ngày càng
nghèo hơn, không thỏa mãn được những yêu cầu phục vụ việc học tập, trải nghiệm
văn bản.
Ở một bộ phận khác, các em là những học sinh tích cực nhưng chưa có
phương pháp học đúng. Các em học bài một cách ôm đồm, thiếu khoa học, chưa biết
cách thâm nhập tác phẩm một cách chọn lọc dẫn đến không ghi nhớ hết được lượng
kiến thức cần thiết cho bài học, càng học các thấy rối vì lượng kiến thức quá nhiều.
Một nguyên nhân khác nằm ngay trong bản thân học sinh của trường đó là do
tính cách của các em. Bản tính thật thà, nhu mì, đôi khi cả tin, vốn từ còn nhiều hạn
chế (vốn đã là hạn chế chung của học sinh dân tộc miền núi) lại ít được đi đây đó
giao lưu, học hỏi tiếp xúc với bên ngoài, thâm nhập thực tế nên việc việc học tập
môn Ngữ văn của các em cũng bị chi phối và gặp nhiều khó khăn hơn bạn bè cùng
trang lứa ở các huyện, các tỉnh miền xuôi.
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan còn có một nguyên nhân nhỏ nữa thuộc về
yếu tố khách quan. Đó là chương trình dạy học môn ngữ văn ở Trung học cơ sở còn
có một số bài học khó vì một số tác phẩm có quan điểm, tư tưởng, tình cảm, ngôn
ngữ đặt trong những giai đoạn, những thời kì quá xa xôi, khác lạ với thời đại mà các
em đang sống. Một số tác phẩm khác lại chưa phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh.
Những tác phẩm này nằm chủ yếu ở chương trình ngữ văn lớp 7, đối với lớp 8 thì số
lượng tác phẩm khó ít hơn những vẫn còn rải rác một vài bài như: Muốn làm thằng
cuội, Hai chữ nước nhà, Đánh nhau với cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng, Ông Giuốc
Đanh mặc lễ phục ... dẫn đến việc các em khó khăn khi phân tích, băn khoăn, bối rối
khi tìm hiểu; lúng túng khi trình bày, nêu ý kiến.
12



Đó chính là những nguyên nhân, những lí do khiến cho những tiết dạy học
ngữ văn trở nên thiếu sức hút, thiếu lửa, không hấp dẫn lôi cuốn được học sinh hoạt
động tích cực. chưa đánh thức được những rung động từ trong sâu thẳm tiềm thức
của học sinh.
Chương 3
Các biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy học ngữ văn
3.1. Các biện pháp
3.1.1. Thiết kế hoạt động giới thiệu bài thật ấn tượng.
Khi bạn đến xem một chương trình văn nghệ, bạn sẽ thấy trước khi ca sĩ bước
ra sân khấu thể hiện một bài hát, người dẫn chương trình sẽ giới thiệu về ca sĩ và
một nét vắn tắt, ấn tượng nhất về bài hát của ca sĩ đó. Nó khiến cho bạn hồi hộp chờ
đợi giây phút ca sĩ đó xuất hiện và mong chờ giây phút giọng hát ấy cất lên. Với bài
hát bạn chưa từng nghe thì sự tò mò càng được kích thích mạnh hơn.
Khi đến một siêu thị sách, bạn bị choáng ngợp bởi muôn vàn cuốn sách trình
bày bắt mắt, những cái tên hấp dẫn. Đọc những lời giới thiệu ngắn gọn về sách tôi
tin rằng bạn sẽ mua cuốn sách hoặc mở cuốn sách để lại cho bạn ấn tượng sâu nhất
trong phần giới thiệu ban đầu.
Một bài văn hay là bài văn lôi cuốn người đọc ngay ở phần mở bài.
Với một tiết dạy ngữ văn cũng vậy, muốn học sinh tập trung chú ý đến vấn đề
được nêu trong bài học, giáo viên cần gây được cảm giác thích thú, tò mò, gây được
ấn tượng sâu sắc ngay trong phần giới thiệu bài.
Nhiều giáo viên đã bỏ qua công đoạn này, với những môn học tự nhiên khác
việc không quan tâm đến hoạt động giới thiệu bài đã là một thiếu sót, với bộ môn
ngữ văn thì đó là một điều hết sức đáng tiếc và đáng buồn. Bởi đây là môn học mà
học sinh vừa được trang bị kiến thức vừa bồi đắp tâm hồn, vừa trau dồi kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ. Nếu bài học chỉ đơn thuần được giới thiệu: “Hôm nay chúng ta học
Tiết thứ ... Văn bản …” đương nhiên vẫn được học sinh chấp nhận, nhưng là một sự
chấp nhận cứng nhắc và gượng ép.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân và bạn bè cùng trang lứa thời cắp
sách, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt học trò và cả việc rút kinh nghiệm từ

những tiết dạy của đồng nghiệp; trong mỗi bài giảng của mình, tôi luôn chú ý quan
tâm đầu tư thời gian, trí tuệ để thiết kế phần hoạt động giới thiệu bài sao cho thật ấn
tượng hấp dẫn với các em dù đó chỉ là một vài phút đầu giờ ngắn ngủi. Cách giới
thiệu bài ấn tượng sẽ giúp cho các em tập trung sự chú ý với vấn đề được đưa ra
trong bài, chuẩn bị cho các em tâm lí sẵn sàng đón nhận bài học một cách nhẹ
13


nhàng, thoải mái, không gò ép. Ví dụ: Ở tiết học thứ 16: Từ tượng hình từ tượng
thanh. Trong phần giới thiệu bài: Tôi thiết kế cho 02 học sinh diễn một tiểu phẩm
hài nhỏ (đã được chuẩn bị trước) trong khoảng thời gian 3 phút với hai nhân vật Ông
Lạc Và bà Ốc (ảnh dưới) như sau:
Ông Lạc và bà Ốc cùng đi ra, bà Ốc cứ mải
cười nên đâm vào ông Lạc, hai ông bà ngã chổng
kềnh.
Ông Lạc (vừa đỡ bà Ốc đứng dậy vừa hỏi bà
Ốc):
- Sao mà cười típ mắt thế hả bà Ốc?
Bà Ốc (đứng dậy, nhìn ông Lạc):

(Ảnh minh họa phần giới thiệu bài:
Từ tượng hình, từ tượng thanh)

- Ôi! Ông Lạc đấy à? Tôi xin lỗi ông nhá, tôi vừa gặp thằng Sún nhà Ông Vẹo
nó đưa người yêu nó về ra mắt hay sao ấy, ôi giời hài quá đi mất!hơhơhơ …
Ông Lạc: (ngạc nhiên hỏi):
- Sao mà bà lại cười chúng nó?
Bà Ốc: (phẩy tay cười phân bua):
- Ông không biết đấy thôi, cái Thằng Sún con nhà Sứt tun hun một mẩu là thế
mà lại lấy cô vợ trông lênh kha lênh khênh, hai đứa nó đi cạnh nhau như cây

cau cạnh cái vại.
Ông Lạc (nheo mắt nhìn bà Ốc):
- Bà này, cái quan trọng là chúng nó ở với nhau vui vẻ, hạnh phúc, chứ quan
trọng gì hình thức.
Bà Ốc (gật đầu):
- Ờ mà ông nói cũng phải, tôi thấy hai đứa nó dắt tay nhau đi, nói chuyện
thân mật rồi cười khúc khích với nhau ấy ông ạ!
Ông Lạc (nháy mắt trêu bà Ốc):
- Đấy tôi bảo mà, với lại tong teo như bà ngày xưa còn lấy được ông Ốc ục à
ục ịch đấy thôi.
Bà Ốc (huých nhẹ vào tay ông Lạc):
- Cái ông này! ừ, tôi tong teo đấy, nhà tôi ục à ục ịch đấy, vậy mà có người
còn mơ chả được ấy chứ!
Ông Lạc (cười):
- Hahaha…ngày xưa … may cho tôi không lấy được bà hahaha…
14


(Hết)
Sau khi học sinh được thưởng thức tiểu phẩm, được cười sáng khoái cùng với
điệu bộ cử chỉ do chính hai nhân vật là các bạn trong lớp diễn, tôi hỏi học sinh:
Ông Lạc và bà Ốc nói về ai? Họ đó có đặc điểm gì nổi bật?vì sao em biết?
Học sinh sẽ phát hiện những nhân vật mà Ông Lạc và bà Ốc nói tới là:
+ Thằng Sún con nhà ông Vẹo: có đặc điểm là thấp, lùn thông qua từ: “tun
hun” một mẩu
+ Cô vợ thằng Sún: có đặc điểm là cao, thông qua từ “lênh kha lênh khênh”.
+ Tình cảm của vợ chồng Sún: vui vẻ hạnh phúc, thông qua chi tiết nắm tay
nhau thân mật và cười khúc khích
+ Bà Ốc ngày xưa: gầy, thông qua từ: “tong teo”
+ Chồng bà Ốc ngày xưa: béo thông qua từ: “ục à ục ịch”.

Sau đó giáo viên sẽ hướng các em vào bài học:
- Tại sao những từ “tun hun”, “lênh kha lênh khênh”, “tong teo”, “ục à ục
ịch”, “khúc khích” lại giúp em hình dung được về nhân vật. Bài học hôm nay chúng
ta sẽ lí giải điều này. Mời các em cùng đến với tiết học 16: Từ tượng hình, từ tượng
thanh.
Cách giới thiệu bài này vừa giúp các em ấn tượng với những từ ngữ giáo viên
muốn hướng đến vừa tạo cho các em một tâm lí hưng phấn đặc biệt khi được thưởng
thức một tác phẩm nghệ thuật giải trí ngay khi bắt đầu bài học.
3.1.2. Tạo cho tiết dạy học những cung bậc cảm xúc nhất định.
Bất cứ một tiết dạy học nào mà giáo viên cứ đều đều giảng, học sinh đều đều
ghi chép cho hết nội dung của bài đó đã là một sự nhàm chán. Với tiết dạy học môn
ngữ văn mà người giáo viên để tình trạng này xảy ra thì đó sẽ là một tiết dạy mà học
sinh sẽ rất buồn ngủ, các em nghe, ghi chép, trả bài thầy cô theo đúng những gì thầy
cô yêu cầu với một tâm lí gượng ép, không thoải mái, thiếu tích cực, thụ động. Tiết
dạy của người giáo viên có thể hoàn thành việc đi hết nội dung của bài. Nhưng như
ta đã biết dạy văn là hướng học sinh vào thế giới của nghệ thuật ngôn từ, của tư
tưởng thẩm mĩ, của những giá trị nhân văn tốt đẹp, sẽ thiếu đi một nửa nếu người
thầy không đem đến cho học sinh sự rung động bằng cảm xúc thực sự từ tâm.
Những xúc cảm sẽ đem đến cho các em sự hưng phấn trong việc khám phá nội dung
của bài học, đem đến khát vọng muốn chiếm lĩnh bài học một cách tích cực, chủ
động và có chiều sâu. Đó là một sự lôi cuốn tự nhiên mà người học cũng không biết
mình đang bị cuốn hút bởi sự hưng phấn học tập của chính bản thân mình.
15


Nói là vậy nhưng để làm được điều này không phải là dễ đối với người giáo
viên nếu như họ không có tâm hồn nhạy cảm, không có phương pháp dạy học tích
cực, không có sự thông hiểu và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo nội dung của
bài học. Để tạo được xúc cảm cho học sinh trong tiết dạy của mình người giáo viên
cần vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp, trước tiên người giáo viên cần biết

xác định được nội dung bài học, xác định được những hoạt động cơ bản để đạt được
mục tiêu của bài học, sau đó cần vận dụng sử dụng, phối hợp một cách khéo léo,
linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù và các phương pháp dạy học khác.
Ngay ở ngôn ngữ cử chỉ trên nét mặt, cách đi đứng, cách biểu cảm trong ánh
mắt ... cũng cần có sự thống nhất chặt chẽ với nội bài học. Thầy giáo không thể mỉm
cười khi khai thác đến đoạn văn miêu tả cảnh “lão Hạc” vật lộn với cái chết, không
thể mang bộ mặt u sầu khi hướng dẫn học sinh khai thác những câu thơ trong bài
Quê hương : “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”, “Khắp dân làng tấp nập đón ghe
về”, “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.
Điều đó có nghĩa là người thầy lúc này giống như một diễn viên trên một sân khấu
nhỏ, nhưng ở sân khấu này diễn viên và nhân vật là một, họ nhập tâm với vai diễn
như chính những gì đang sảy ra với họ. Chỉ có như vậy ngôn ngữ cử chỉ của người
thầy mới truyền cảm xúc sang học trò, để rồi từ ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ văn bản
được lan tỏa từ người dạy sang người học rồi tác động trở lại với văn bản.
Hay ở hoạt động đọc văn bản (đọc gồm đọc hiểu ngôn từ, đọc hiểu hình tượng
và đọc hiểu ý nghĩa của văn bản), giáo viên cần đọc và hướng dẫn học sinh cách đọc
đảm bảo về ngữ điệu. Giọng đọc phải có lúc trầm, lúc bổng; lúc nhanh, lúc chậm;
lúc hùng hồn mạnh mẽ, lúc thanh thoát dịu dàng … tùy thuộc nội dung của từng
phần của tiết dạy mà đọc và định hướng cho học sinh cách đọc sao cho hợp lí. Ví dụ
khi đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô tất Tố. Cách
hay nhất là giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
Với giọng của nhân vật bà lão láng giềng cần đọc với giọng nhẹ nhàng thông
cảm, hỏi nhưng ngữ điệu phải trùng xuống: “Bác trai đã khá rồi chứ?”
Giọng chị Dậu nói với bà lão cần nhẹ nhàng lễ phép: “Cám ơn cụ, nhà cháu đã
tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt lắm”. Nói với chồng lại ân
cần trìu mến: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Trong đoạn
đối thoại với tên cai lệ, lúc đầu giọng chị phân trần, run rẩy, đau khổ, van lơn: “Nhà
cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ
có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu
xin khất…” Khi tên cai lệ trợn ngược hai mắt quát chị, giọng chị trả lời hắn thể hiện

sự tha thiết tha pha trộn ấm ức: “Khốn nạn, nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi
mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”. Đến phần cuối (phần cao trào của đoạn
16


trích) giọng đọc càng cần có sự chú ý đặc biệt, khi thì tha thiết van lơn: “Cháu van
ông, nhà cháu vừa mới tỉnh dậy một lúc, ông tha cho!”; khi thì cứng cỏi đanh thép:
Chồng tôi đau ốm,ông không được phép hành hạ; lúc giận giữ, phẫn nộ, thách thức:
“Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Còn với giọng của tên cai lệ thì đọc với giọng khàn, cao giọng hách dịch:
“Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu ! Mau !”;
giọng mỉa mai, châm biếm: Anh ta lại phải gió như đêm qua đấy!”…
Không chỉ có vậy, để cuốn hút học sinh với bài giảng giáo viên còn cần biết
cách tổ chức học sinh học tập một cách tự giác, tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo.
Muốn vậy, giáo viên cần định hướng cho học sinh để các em được tiếp xúc, khai
thác, thực hành trải nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau. Sẽ không tránh khỏi sự
đơn điệu và nhàm chán nếu một tiết học chỉ diễn ra với một cách thức khai thác, ví
như chỉ có hoạt động hỏi của giáo viên, hoạt động trả lời của học sinh. Chính vì thế
cách tổ chức của giáo viên cần phong phú, linh hoạt. Khi thuyết trình (chiếm tỉ lệ
nhỏ), khi phát vấn, khi tổ chức hoạt động nhóm, lúc tổ chức trò chơi…Với các văn
bản nhật dụng có thể đưa những hình ảnh bằng tranh hoặc các băng video tư liệu.
Với các tiết dạy học tìm hiểu về tác phẩm văn học giáo viên còn có thể cho học sinh
diễn truyện, chuyển thể tác phẩm truyện, sân khấu hóa... Lồng ghép các yếu tố hội
họa và âm nhạc khi có thể. Ví dụ: Với Tiết 24 Văn bản - Cô bé bán Diêm, tôi thiết
kế như sau:
Hoạt động 1: Tôi đưa các em về với không gian cổ tích, vượt cả khoảng cách
địa lý hiện tại đến với đất nước Đan Mạch xa xôi bằng hàng loạt những bức tranh
như bức tranh tuyết rơi phủ kín các lâu đài, lược đồ thế giới có đánh dấu vị trí đất
nước Đan Mạch, ảnh một góc thủ đô Côpenhaghen cổ ... với sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ thông tin.

Hoạt động 2: Giới thiệu về tác giả tác phẩm, tôi để các nhóm học sinh báo cáo
tư liệu đã được hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà như thông tin về tác giả, những cuốn
sách của nhà văn An - đéc - xen mà em đã đọc, những bài hát, bộ phim, những
truyện tranh được chuyển thể, chân dung nhà văn vv... qua đó kiểm tra được tinh
thần chuẩn bị bài của các em, cách tìm hiểu tư liệu của các em có gì độc đáo.
Hoạt động 3. Đọc hiểu văn bản: Tôi định hướng cho học sinh đọc kết hợp với
kết hợp với tóm tắt tác phẩm, đọc có phân vai gồm vai người dẫn truyện, vai cô bé
bán diêm và vai những người lạ. Với những giọng đọc khác nhau, học sinh dễ có
những rung cảm khi tiếp xúc với văn bản qua giọng điệu của nhân vật.

17


Hoạt động 4. Tìm hiểu bố cục văn bản tôi dùng phương pháp phát vấn trực
tiếp, học sinh trả lời và học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại ý đúng, khích lệ học
sinh và kết nối vào hoạt động 5.
Hoạt động 5. Tìm hiểu một phần của văn bản (Đoạn 1- Hoàn cảnh của cô bé
bán diêm) ở hoạt động này tôi để học sinh thảo luận nhóm với hai câu hỏi: Câu 1:
Tìm hiểu hoàn cảnh của cô bé bán diêm trong hiện tại và trong quá khứ. Câu 2: Nêu
cảm nhận của em về bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất, tác
dụng bút phát nghệ thuật đó. Cách làm này sẽ rèn cho các em năng lực học tập theo
nhóm, rèn cho các em tư duy vừa độc lập vừa tổng hợp, biết tự lựa chọn những điểm
mạnh ở khả năng phát hiện của nhau. Không những thế còn tạo cho các em một khối
liên kết tình cảm và thái độ nghiên cứu, hợp tác tích cực.
Hoạt động 6. Kết thúc tiết học. Tôi giới thiệu với các em bản nhạc Bài ca đêm
giáng sinh viết dành riêng cho bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm Cô bé bán
diêm của nhà văn An - đéc - xen và yêu cầu các em nêu cảm nhận của em khi nghe
giai điệu của bài hát. Như vậy, bản nhạc sẽ giúp các em sẽ tạm biệt tiết học với cảm
giác nhẹ nhàng. Bởi âm nhạc luôn đem đến cho con người một sức hút kì diệu.
Ngoài ra giới thiệu bản nhạc này tôi còn có mục đích khác, mục đích đó là gì tôi sẽ

lí giải cụ thể ở phần giải pháp thứ ba.
Nói như vậy không có nghĩa là với bất kì tiết học nào cũng đưa thật nhiều
thao tác vào trong đó, nếu không cẩn thận người giáo viên sẽ khiến cho tiết dạy học
của mình trở nên lủng củng, học sinh bị phân tán sự tập trung chú ý, khó hiểu bài,
không làm nổi bật được trọng tâm của bài, kết quả dạy học xa rời với mục tiêu cần
đạt. Mỗi bài học cần có một công trình thiết kế riêng, cần có điểm nhấn riêng, nói
như ngôn ngữ nghệ thuật mà các nghệ sĩ truyền hình ngày nay hay sử dụng, đó là
các “chiêu trò” tinh tế để “dụ” (dẫn dắt) người học đến với đích mà người thầy
hướng đến. Ví dụ cùng ở bài học Cô bé bán diêm, nếu như ở tiết học thứ nhất (tiết
24) tôi tạo điểm nhấn thu hút sự chú ý của học sinh bằng hội họa là những hình ảnh
của không gian cổ tích, hình ảnh của đất nước Đan Mạch xa xôi, hình ảnh về một
cuộc sống đói rét cô đơn của em bé bán diêm; bằng âm nhạc với những giai điệu
lung linh, huyền ảo, bay bổng trong đêm giáng sinh. Thì ở tiết học thứ hai (tiết 25),
tôi lại hướng cho học sinh nhập vai vào nhân vật “em bé bán diêm” để cảm nhận về
những ước mơ và thực tại đáng thương mà em đang phải trải qua, khích lệ các em
diễn truyện, tái hiện cảnh năm lần quẹt diêm của em bé. Qua đó, giáo viên sẽ đánh
giá được học sinh cảm thụ tác phẩm đến đâu, đó cũng là cách để học tác phẩm bằng
một con đường khác với con đường chỉ đọc chép thông thường.
Hay ở văn bản Thông tin ngày trái đất năm 2000 khi phân tich đến các giải
pháp để hạn chế bao bì ni lông, tôi cho các em thưởng thức đoạn video tham khảo
18


được lấy từ internet với thông điệp tuyên truyền rất giản dị về một việc làm nhỏ của
em bé biết phân loại rác trong nhà, và làm túi đựng bằng các hộp giấy thay cho túi ni
lông. Việc cho các em quan sát và thưởng thức video như vậy vừa thay đổi không
khí học tập vừa tạo cho các em biết cách tri giác, suy luận, phân tích từ những bài
học mà các em được mắt thấy tai nghe, tránh sự nhàm chán.
Hay ở văn bản Tình thái từ: sau khi kết thúc phần lí thuyết tôi tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi tạo tình huống trong giao tiếp có sử dụng sử dụng tình thái từ theo

nhóm, mỗi nhóm tự dựng một tình huống trong cuộc sống, quy định thời gian tối đa
các em được thảo luận và các nhóm sẽ thi trình bày. Giáo viên có đưa ra phần
thưởng cho nhóm diễn đạt tình huống hay nhất, đúng nhất, nhanh nhất bằng tràng
pháo tay, lời tuyên dương và điểm tốt. Cách học theo kiểu trò chơi này không căng
thẳng, nhẹ nhàng thư giãn đầu óc mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục, đạt được mục
tiêu bài học. Chính vì thế trong tiết dạy ngữ văn giáo viên nên đưa trò chơi vào thiết
kế bài giảng, trò chơi nên có khi các em cần có sự thư giãn nhất. Nó vừa vẫn đảm
bảo học sinh được thư giãn vừa đảm bảo duy trì sự hưng phấn tốt.
Một điều lưu ý nữa là: bản chất của môn ngữ văn là một bộ môn mang tính
nghệ thuật nên chúng ta không thể khai thác và hiểu một cách chính xác như toán
theo kiểu: 1+1 = 2. Nhưng có thể liên tưởng từ lôgic toán học, ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
(Ca dao)
Theo toán học thì “một” là số ít, “ba” là số nhiều. Còn với văn học, với bài ca
dao: Giáo viên cần hướng học sinh liên tưởng: “Một” ở đây chính là số ít là sự đơn
độc… “Ba” cần phải hiểu đó là số nhiều, là sự tập hợp sức mạnh của nhiều người,
của số đông, của tinh thần đoàn kết, hợp tác. Chính sự liên tưởng lôgic ấy sẽ đem
đến cho học sinh cảm giác thú vị, cảm nhận được sức hấp dẫn mở ra từ bên trong
lớp vỏ ngôn từ đang được cất giấu. Chính vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là giúp cho
học sinh hiểu đúng nghĩa của từ, tránh bị chi phối bởi bản tính thật thà, chỉ nhìn vào
lớp vỏ bên ngoài mà không soi xét kĩ bên trong, cần phải phải mở rộng cánh cử liên
tưởng để các em bước vào.
Nói tóm lại để tạo được những cung bậc cảm xúc nhất định thì công trình
(thiết kế bài giảng) của giáo viên phải thực sự linh hoạt, tự nhiên, cách khai thác
phải thật sự dễ hiểu, dễ chạm vào rung cảm của người học khiến cho người học
hưng phấn tự mình nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm.
3.1.3. Thiết kế hoạt động kết bài thúc bài giảng lôgic với phần mở, thống
nhất với nội dung tiết dạy và tiếp nối với bài học sau.
19



Hoạt động kết thúc bài học tuy diễn ra trong một thời lượng rất ngắn tương
đương hoặc dài hơn một chút so với hoạt động giới thiệu bài, nhưng lại là một khâu
rất quan trọng trong bản thiết kế công trình tiết dạy học của người giáo viên. Hoạt
động này sẽ tạo cho học sinh cảm nhận về sự lôgic, khoa học, nhất quán, có chiều
sâu của bài học, đem lại cho các em mong muốn tiếp tục trải nghiệm đến tận cùng tri
thức các em đang chiếm lĩnh.
Điều đó có nghĩa là vấn đề được nêu phần kết thúc bài cũng là vấn đề phần
giới thiệu bài nhắc tới. Đồng thời nó thâu tóm nội dung cả bài học mà học sinh vừa
được chiếm lĩnh. Không những thế nó còn gợi mở cho học sinh những tri thức ẩn
chứa bên trong những bài học sau.
Để làm được điều này không phải là khó, nhưng nó đòi hỏi giáo viên phải
nắm vững nội dung bài học cần truyền tải cho học sinh. Tìm chi tiết để liên hệ giữa
vấn đề đã đề cập ở phần giới thiệu bài, nội dung chính của bài với hoạt động kết thúc
bài. Tiếp theo là tìm mối liên hệ giữa bài học với những tri thức ở những bài học
sau. Cuối cùng là thiết kế một hoạt động kết thúc bài sao cho ngắn gọn, súc tích, có
điểm nhấn, có điểm mở. Ví dụ: ở văn bản Cô bé bán diêm tiết 24. Nếu như hoạt
động giới thiệu bài tôi đưa các em về với thế giới cổ tích qua những hình ảnh của
đất nước Đan Mạch, hình ảnh “Đêm giáng sinh” với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin. Ở phần nội dung chính là thâm nhập một phần đoạn trích, tìm hiểu về em bé bán
diêm trong không gian đêm giáng sinh. Thì ở hoạt động kết thúc bài tôi giới thiệu
với học sinh bản nhạc “Đêm giáng sinh” (bản nhạc được phổ nhạc cho bộ phim
được chuyển thể từ tác phẩm Cô bé bán diêm như đã giới thiệu ở phần trước) với
giai điệu dịu dàng, trong trẻo, lấp lánh niềm vui, lung linh, ngọt ngào, bay bổng. Kết
thúc bản nhạc tôi hỏi học sinh: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bản nhạc vừa
nghe? Học sinh sẽ dễ dàng nhận ra giai điệu tươi vui, dịu dàng, trong trẻo … trong
bản nhạc. Tôi tiếp tục hỏi học sinh (Đặt câu hỏi nhưng bỏ lửng không yêu cầu học
sinh trả lời): Tại sao khi viết nhạc cho câu chuyện Em bé bán diêm cô đơn giữa đêm
Giáng sinh lạnh giá, giai điệu của bản nhạc lại không u buồn mà lấp lánh niềm vui

như vậy, tác giả một gửi gắm điều gì trong đó? … Các em về nhà tiếp tục tìm lời
giải đáp và cùng cô trả lời câu hỏi này ở tiếp học sau.
Một hoạt động kết thúc bài ở tiết 37 - Nói quá. Tôi cho học sinh quan sát lại
câu ca dao (đã giới thiệu ở phần mở bài):
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
Sau đó tôi hỏi học sinh: Hình tượng thơ được chú ý bởi biện pháp nghệ thuật
nào là chủ yếu? Sau khi đã nghiên cứu và phân tích bài học, các em sẽ dễ dàng trả
20


lời được đó chính là biện pháp nghệ thuật tu từ “nói quá”. Tiếp đó, tôi lại hướngcho
các em giải đáp yêu cầu của : Vẫn nói về nội dung tương tự như vậy, nhưng không
phải dùng ngôn ngữ hình tượng mà dùng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, người
chồng nên nói như thế nào để không làm cho người vợ phật ý?. Học sinh sẽ đưa ra
một số cách nói và giáo viên chọn cách nói hay nhất, gắn kết với tiết học tiếp theo:
Tiết 37 nói giảm nói tránh.
Với cách kết thúc bài giảng như trên nó vừa có sự lôgic với phần mở (giới
thiệu bài) vừa thống nhất với nội dung vừa có hướng mở để tiếp nối nội dung với bài
học sau. Điều quan trọng của việc kết thúc bài giảng ấy là tạo cho các em những ấn
tượng sâu lắng với bài học, có những rung cảm bởi sức lay động của âm nhạc, kích
thích các em sự quan tâm khám phá trước một dấu hỏi cần được giải đáp. Gõ vào
tiềm thức của các em sự ham thích, hứng thú sau khi kết thúc một tiết học trên lớp.
3.2. Hiệu quả của sáng kiến
Từ khi áp dụng sáng kiến (được tiến hành thực nghiệm tại lớp 8A) trường
PTDT Nội trú Than Uyên, chất lượng môn ngữ văn do tôi đảm nhiệm đã nâng lên
đáng kể, thu hút được học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo. Các
tiết dạy học ngữ văn trở nên nhẹ nhàng, không căng thẳng với cả giáo viên và học
sinh. Các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm
riêng, tích cực hợp tác trong hoạt động nhóm, hoạt động chuẩn bị bài chu đáo. Đặc

biệt so sánh đối chiếu với lớp 8B (lớp không được tác động trực tiếp bằng các giải
pháp trên) tôi nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc của học sinh, dưới đây là bảng đối chiếu
so sánh về chất lượng kiểm tra khảo sát của hai lớp, trong đó lớp 8A được áp được
áp dụng các giải pháp thu hút học sinh như đã nêu trong sáng kiến, lớp 8B làm
chuẩn để đối chiếu so sánh, không tác động.
Điểm
Đợt
kiểm
tra

Lớp

Dưới Trung
bình
Số
lượng

Đầu
năm

Trung bình

Khá

Tỉ lệ Số
(%) lượng

Tỉ lệ
(%)


Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Giỏi
Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

8A

6/34

18%

16/34

47%

9/34

26%

3/34

9%


8B

5/25

20%

10/25

40%

4/25

16%

6/25

24%

Chênh
lệch

8A

2%
3/34

9%

7%

12/34

35%
21

10%
10/34

29%

17%
9/34

27%


8B

3/25

Giữa Chênh
học kì I lệch
8A
8B
Cuối
học kì I Chênh

12%

9/25


3%

36%

7/25

28%

1%

6/25

1%

24%
3%

0/34

0%

8/34

23,5
%

8/34

23,5%


18/34

53%

5/25

20%

14/25

56%

2/25

8%

4/25

16%

20

lệch

%

32,5
%


15,5%

37%

Có thể biểu diễn những số liệu nói trên bằng biểu đồ so sánh dưới đây:

Lớp 8A

Lớp 8B

Phân tích bảng số liệu và quan sát biểu đồ trên ta thấy:
Ở thang điểm dưới trung bình, mức độ chênh lệch giữa hai lớp là 2% ở đầu
học kì I. Nghĩa là số lượng học sinh bị điểm yếu ở hai lớp khá gần nhau. Đến giữa
học kì I, khoảng cách giữa hai lớp được giãn ra, độ chênh lệch là 3%, lớp 8A giảm,
lớp 8B tăng. Đến cuối học kì I độ chênh lệnh là 20%; lớp 8A xóa bỏ điểm yếu (cột
điểm yếu cuối học kì I không xuất hiện trên biểu đồ), trong khi đó lớp 8B vẫn không
có biến chuyển, tỉ lệ học sinh điểm yếu giữ nguyên.
Ở thang điểm trung bình: Độ chênh lệch giữa hai lớp ở đầu học kì I là: 7%.
Đến giữa học kì I độ chênh lệch là 1%, cả hai lớp đều giảm, trong đó lớp 8A giảm
bớt 12%, lớp 8B giảm 4%. Đến cuối học kì I độ chênh lệch của hai lớp là 32,5%
trong đó: lớp 8A tiếp tục giảm bớt 11,5%, lớp 8B tăng vọt (tăng thêm 20%).
Ở thang điểm khá: Độ chênh lệch ở đầu học kì I là 10% trong đó lớp 8A có số
lượng diểm khá nhiều hơn lớp 8B. Đến giữa học kì I lớp 8A tăng nhẹ, lớp 8B tăng
22


mạnh, độ chênh lệch chỉ còn 1%. Đến cuối học kì I điểm khá lớp 8A giảm nhẹ (giảm
5,5%), lớp 8B giảm mạnh (giảm 12,5%)
Ở thang điểm giỏi: Đầu năm độ chênh lệch giữa hai lớp là 37% trong đó lớp
8A tiếp tục tăng mạnh theo cấp số nhân (tăng thêm 26%), còn lớp 8B giảm mạnh

(giảm 8%).
Bảng số liệu và biểu đồ nêu trên phần nào chứng minh tính tích cực, khả thi
của sáng kiến khi mà tỉ lệ học sinh có điểm yếu, điểm trung bình tại lớp 8A giảm dần
từ đầu năm cho đến cuối học kì I; điểm khá giảm nhẹ, điểm giỏi tăng vọt. Thực tế
trên lớp cũng cho thấy không khí mỗi tiết dạy học rất thoải mái, cởi mở; mỗi một tiết
học ngữ văn trở thành niềm vui khám phá đầy lí thú của cả thầy và trò.
Bảng số liệu dưới đây được khảo sát trên 34 học sinh lớp 8A một lần nữa
khẳng định cho hiệu quả của sáng kiến đã triển khai:
Nội dung

Đầu năm

Đầu học kì II

Tỉ lệ học sinh hứng thú với tiết học ngữ
văn

32%

97%

Tỉ lệ chuyên cần

94%

97%

Tỉ lệ học sinh tự giác chuẩn bị bài

32%


100%

Tỉ lệ học sinh tích cực phát biểu xây
dựng bài

74%

100%

Từ thực tế đưa những biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết dạy
học ngữ văn. Tôi nhận thấy mỗi giờ dạy học trên lớp của mình có sức cuốn hút với
học sinh hơn. Những ánh mắt lấp lánh niềm vui, những gương mặt háo hức chờ đợi,
những đôi mắt ngây thơ mỉm cười, những chỗ ngồi chưa bao giờ vắng mặt không lí
do mỗi khi tôi bước vào lớp, đó chính là những thành quả, là sản phẩm của quá trình
áp dụng vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm “tạo hứng thú” cho các em .
Là phần thưởng dành cho cả thầy và trò khi đến với môn học không chỉ bằng tinh
thần trách nhiệm mà bằng cả niềm nhiệt huyết, đam mê. Chính điều đó đã giúp cho
hiệu quả học văn của của học sinh ngày một tiến triển tích cực hơn..
3.3. Ứng dụng vào thực tiễn.
3.3.1. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả của việc áp dụng một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút qua
thực tế cũng như học hỏi được từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy muốn tạo hứng thú cho
học sinh trong một tiết dạy học ngữ văn, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp
dạy học cơ bản, phương pháp dạy học đặc thù người giáo viên cần:
Thứ nhất: Thiết kế phần hoạt động giới thiệu bài thật ấn tượng.
23


Thứ hai: Giáo viên biết tạo cho tiết dạy học những cung bậc cảm xúc nhất

định.
Thứ 3. Thiết kế hoạt động kết bài thúc bài giảng lôgic với phần mở, thống
nhất với nội dung tiết dạy và tiếp nối với bài học sau.
3.3.2. Ý nghĩa
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn việc phân tích thực trạng hứng thú
của học sinh với tiết dạy học ngữ văn ở trường PTDT nội trú Than Uyên, đề tài đã
nghiên cứu và nêu ra những kinh nghiệm để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy
học ngữ văn. Đây là những kinh nghiệm thực tế trên cơ sở vận dụng những nghiên
cứu khoa học mà bản thân tôi đã áp dụng từ đầu năm học cho đến nay. Những kinh
nghiệm này đã giúp tôi tự tin hơn khi lên lớp. Giúp học sinh của tôi học tập có trách
nhiệm thực sự với môn văn, phấn khởi khi bước vào giờ học văn, thoải mái khi kết
thúc từng tiết học. Chất lượng (thông qua đánh giá hoạt động và kiểm tra khảo sát)
cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Vì thế tôi nêu ra một vài kinh nghiệm của mình
đề đồng nghiệp cùng nghiên cứu, tham khảo và vận dụng trong điều kiện của đơn vị
mình.
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai
- Đã áp dụng và triển khai chủ yếu ở lớp 8A, trường PTDT Nội trú Than Uyên
trong năm học này và đã thu được một số kết quả nhất định.
- Có khả năng áp dụng rộng rãi với mọi khối lớp ở các trường PTDT Nội trú
trong toàn tỉnh Lai Châu.
PHẦN KẾT LUẬN
1 Kết luận:
Để tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy học ngữ văn, bản thân tôi đã
không ngừng học tập nâng cao tri thức và kĩ năng bộ môn. Vận dụng những tri thưc
đó để thiết kế giáo án dạy học ở từng khâu. Với tiết dạy học của mình, tôi thường
xuyên quan tâm đến đến phần giới thiệu bài sao cho thật ấn tượng để các em bị cuốn
hút nhanh chóng ngay từ đầu tiết học, không để các em hướng sự tập trung đi hướng
khác. Tạo cho các em những cung bậc tình cảm, cảm xúc nhất định trong quá trình
học tập trên lớp bằng nhiều con đường khác nhau, để lại cho các em những dư âm
lắng đọng và gợi mở ở phần cuối của tiết học. Với cách làm đó, mỗi một tiết học mà

học sinh của tôi được trải nghiệm đều đã mang lại cho các em sự hứng thú, sự cuốn
hút một cách tự nhiên; kích thích các em hoạt động chiếm lĩnh bài học một cáchtự
giác, chủ động, tích cực, sáng tạo; mang lại hiệu quả thiết thực cho mỗi giờ trên lớp,
góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng bộ môn ở nhà trường.
24


2. Kiến nghị:
Để chất lượng môn ngữ văn ngày một đi lên, sự hứng thú trong học sinh với
môn ngữ văn ngày một tăng dần, tôi có hai kiến nghị như sau:
- Đối với nhà trường: nên tổ chức thường xuyên các buổi dạ hội văn học hàng
năm, tổ chức cho giáo viên dạy văn, học sinh giỏi văn đi thăm quan các di tích lịch
sử văn học, văn hóa để các em có thêm hiểu biết, tầm mắt được mở rộng, vốn từ
được trau dồi, tâm hồn được bồi đắp.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: nên Tổ chức các cuộc thi viết theo chủ đề
nhất định hàng năm để cả giáo viên và học sinh được phát huy năng lực viết, trình
bày đồng thời qua đó khích lệ tinh thần thi đua giữa các cá nhân, các tập thể trường.
Than Uyên, ngày 01 tháng 3 năm 2014
Xác nhận của lãnh đạo đơn vị

Tác giả SKKN

Bá Thị Hiền

25


×