Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 195 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------000--------------

TRẦN HUY TÙNG
CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2019


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------0O0---------------

TRẦN HUY TÙNG

CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA
2. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, thu thập, xử lý và phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng
được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác.
Nghiên cứu sinh

Trần Huy Tùng


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, người làm chính sách, các chuyên gia
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, và đặc biệt là
Ban Giám đốc của Học viện Ngân hàng đã ln quan tâm và tạo mọi điều kiện trong q

trình học tập, nghiên cứu giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại học cùng các Thầy cô tham gia
giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh. Những kiến thức thực tiễn, phương pháp nghiên
cứu hiện đại mà các giảng viên chương trình đào tạo nghiên cứu sinh cung cấp giúp tôi rất
nhiều trong luận án này.
Lời tri ân sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa và TS.
Nguyễn Thị Phương Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Các định hướng cũng như
sự chỉ bảo tận tâm của giảng viên hướng dẫn đã giúp tác giả hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả nghiên cứu này tới gia đình thân yêu và
những người bạn, đồng nghiệp đã đồng hành cùng tác giả. Chính sự yêu thương, chia sẻ
và động viên của những người thân là động lực to lớn để luận án này được hoàn thành.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2019
Tác giả luận án

Trần Huy Tùng


MỤC LỤC
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỀU HỐI
1.1.1. Sự di cư và dịch chuyển lao động
1.1.2. Khái niệm kiều hối
1.1.3. Phân loại kiều hối
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.2.1. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế qua tích luỹ vốn
1.2.2. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế thông qua nguồn nhân lực

1.2.3. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế qua chỉ tiêu năng suất tổng hợp
1.3. CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.3.1. Khái niệm chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
1.3.2. Mục tiêu của chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
1.3.3. Nội dung chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
1.3.4. Cơng cụ thực thi chính sách kiều hối
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
1.4.2. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế về chính sách kiều hối phục vụ phát triển
kinh tế Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Thực trạng kiều hối vào Việt Nam nhìn từ bên cung
2.1.2. Thực trạng kiều hối vào Việt Nam nhìn từ bên trung gian
2.1.3. Thực trạng kiều hối vào Việt Nam nhìn từ bên cầu
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.2.1. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế Việt Nam qua mơ hình VECM
2.2.2. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế Việt Nam qua mơ hình PSM
2.2.3. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế Việt Nam qua điều tra khảo sát
2.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Chính sách kiều hối tại Việt Nam trước năm 1999
2.3.2. Chính sách kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 1999-2018
2.4. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
2.4.1. Những mặt tích cực
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM

Trang
1
30
30
30
31
35
39
40
43
44
46
46
47
49
53
53
53
60
67
67
67
73
78
79
79
87
94

102
102
103
116
116
122
133
133


MỤC LỤC
3.2. MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
3.2.1. Hệ thống mục tiêu nhằm tăng nguồn cung kiều hối vào kênh chính thức
3.2.2. Hệ thống mục tiêu nhằm hướng dòng kiều hối vào phát triển kinh tế
3.3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía cung
3.3.2. Nhóm giải pháp cho kênh dịch vụ chuyển tiền
3.3.3. Nhóm giải pháp về phía cầu
3.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.4.1. Nâng cao công tác thống kê về kiều hối
3.4.2. Tăng cường sự minh bạch thông tin về kiều hối
3.4.3. Tổ chức lại Quỹ bảo hộ công dân và Quỹ quốc gia về việc làm
3.4.4. Tăng cường quản lý hoạt động tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu lao động
3.4.5. Xây dựng chính sách cho lao động ngắn hạn theo thời vụ
Tài liệu tham khảo
Danh mục cơng trình cơng bố có liên quan
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng hộ gia đình nhận kiều hối

Phụ lục 2: Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng người gửi kiều hối
Phụ lục 3: Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng trung gian nhận và chi trả kiều hối
Phụ lục 4: Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng các cán bộ của tổ chức trung gian
Phụ lục 5: Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng cán bộ hội nông dân
Phụ lục 6: Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng cơ quan quản lý
Phụ lục 7: Danh mục điều ước, thỏa thuận về hợp tác lao động từ 2010-2017
Phụ lục 8: Bảng 2.9: Kết quả mơ hình VECM
Phụ lục 9: Bảng 2.10: Kết quả mơ hình VECM đối với mối quan hệ dài hạn
Phụ lục 10: Bảng 2.11: Kiểm định Wald test đánh giá tác động ngắn hạn
Phụ lục 11: Kiểm định PSTEST
Phụ lục 12: Kết quả mô hình Probit

Trang
135
138
138
139
139
147
151
157
157
158
158
159
159
163
171
172
173

174
175
176
177
178
179
180
181
182
183


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

ACH

Automatic Clearing House

Trung tâm thanh toán bù trừ

2

AD


Authorized Dealers

Đại lý

3

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

4

ARCH

AutoRegressive Conditional
Heteroskedasticity

Hồi quy tương quan có điều kiện

5

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp

hội
các
Đơng Nam Á

6

ATT

Average Treatment on Treated

Tác động trung bình đối với nhóm
nhận lợi ích

7

BPM

8

CPI

Balance of Paments and
International Investment Position
Manual
Consumer Price Index

9

DID


Difference in Difference

Khác biệt trong khác biệt

10

EAP

East Asia and the Pacific

Châu Á Thái Bình Dương

11

ECA

Europe and Central Asia

Châu Âu và Trung Á

12

FDI

Foreign Direct Investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

13


FEMA

Foreign Exchange Management Act

Luật Quản lý Ngoại hối

14

FFMC

Full-Fledged Money Chargers

Tổ chức đổi tiền toàn diện

15

FI

Financial Inclusion

Tài chính tồn diện

16

GA

Global Average

Trung bình tồn cầu


17

GDI

Gross Disposable Income

Tổng thu nhập khả dụng

18

GDP

Gross Domestic Productivity

Tổng sản phẩm quốc nội

19

GMM

Generalized Methods of Moment

20

GNI

Gross National Income

21


HTA

Home Town Association

22

ICOR

Incremental Capital-Output Ratio

23

IMF

24

IMO

International Monetary Fund
International Migration
Organization

25

KH

26

LAC


Latin America and the Carribean

Châu Mỹ Latinh và Carribe

27

MENA

Middle East and North Africa

Trung Đông và Bắc Phi

28

MTO

Money Transfer Organization

Tổ chức chuyển tiền

29

MTSS

Money Transfer Service Scheme

Cơ chế dịch vụ chuyển tiền

30


MTV

quốc

gia

Hướng dẫn xây dựng cán cân
thanh toán và đầu tư quốc tế
Chỉ số giá tiêu dùng

Tổng thu nhập quốc dân
Các tổ chức đồng hương ở ngoài
nước
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Tổ chức Di cư Quốc tế
Ký hiệu

Một thành viên


TT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

31


NEFT

National Electronic Funds Transfer

32

NHCSXH

Hệ thống chuyển tiền điện tử
quốc gia
Ngân hàng Chính sách xã hội

33

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

34

NHTM

Ngân hàng thương mại

35

NHTW

Ngân hàng Trung ương


36

OCI

Oversea Citizen India

Công dân Ấn Độ ở nước ngồi

37

ODA

Official Development Assisstance

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

38

OLS

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất

39

PIO

Person of Indian Origin


Người có gốc Ấn Độ

40

PLMA

41

PSM

42

PTTH

43

RDA

Ruppee Drawing Arrangement

Cơ chế rút đồng Ruppee

44

SAR

South Asia Region

Khu vực Nam Á


45

SME

Small-Medium Enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

46

SSA

47

STEM

48

SWIFT

Sub-Sahara Africa
Science – Technology –
Engineering - Maths
Society for Worldwide Interbank
Financial Telecomunication

Châu Phi cận Sahara
Khoa học – Cơng nghệ - Kỹ thuật
– Tốn học
Hiệp hội viễn thơng liên ngân

hàng và tài chính quốc tế

49

TCTCVM

Tổ chức tài chính vi mơ

50

TCTD

Tổ chức tín dụng

51

TCVM

Tài chính vi mơ

52

TFP

53

THCS

Trung học cơ sở


54

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

55

TPS

Temporary Protected Status

Trạng thái bảo vệ ngắn hạn

56

VAR

Vector Autoregression

Mơ hình hồi quy vecto

57

VECM

58

VHLSS


Vector Error Correction Model
Vietnam Household Living
Standard Survey

Mơ hình vecto hiệu chỉnh sai số
Cuộc điều tra mức sống dân cư
Việt Nam

Đạo Luật phòng chống rửa tiền
Propensity Score Matching

Kết nối điểm xu hướng
Phổ thông Trung học

Total Factor Productivity

Năng suất tổng hợp


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1.1: Các khoản mục liên quan đến kiều hối quy định trong BPM6
Bảng 1.2: Các khoản mục trên cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia
Bảng 1.3: Phân loại kiều hối theo các tiêu chí
Bảng 1.4: Tác động của kiều hối đối với các đối tượng theo mục đích sử dụng của hộ
gia đình nhận kiều hối
Bảng 1.5: Các đợt phát hành trái phiếu dành riêng cho Ấn kiều
Bảng 1.6: Phân loại các nhóm tổ chức cung ưng dịch vụ kiều hối tại Ấn Độ
Bảng 1.7: Các chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
Bảng 2.1: Các mốc thời gian di cư quốc tế của người Việt Nam

Bảng 2.2: Mô tả kênh chuyển tiền kiều hối vào Việt Nam
Bảng 2.3: Các công ty kiều hối được thành lập bởi các TCTD
Bảng 2.4: Mục đích sử dụng kiều hối của lao động xuất khẩu phân theo quốc gia
Bảng 2.5: Phân tích thống kê mơ tả các biến trong mơ hình VECM
Bảng 2.6: Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu
Bảng 2.7: Xác định độ trễ thích hợp cho mơ hình
Bảng 2.8: Kiểm định đồng liên kết Johansen

Trang
32
33
34
51
55
56
60
67
74
75
78
82
83
83
84

Bảng 2.9: Kết quả mơ hình VECM

179

Bảng 2.10: Kết quả mơ hình VECM đối với mối quan hệ dài hạn


180

Bảng 2.11: Kiểm định Wald test đánh giá tác động ngắn hạn

181

Bảng 2.12: Giá trị kiều hối và số lượng hộ nhận kiều hối phân theo khu vực
Bảng 2.13: Thống kê mô tả các biến số sử dụng trong mơ hình PSM
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá tác động mơ hình PSM
Bảng 2.15: So sánh tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị và nông thôn đối với 2 trường hợp
Bảng 2.16: Tổng hợp mẫu điều tra khảo sát
Bảng 2.17: Khung chính sách kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2018
Bảng 2.18: Các văn bản liên quan tới chính sách cho người lao động ở nước ngồi

90
90
91
92
94
104

Bảng 2.19: Các chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của Việt kiều
Bảng 2.20: Một số văn bản liên quan tới quản lý dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Bảng 2.21: Các cơ quan liên quan đến kiều hối

108
111
112


Bảng 2.22: Ngân sách cho các chương trình hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước
ngoài giai đoạn 2010 – 2017
Bảng 2.23: Cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ đọng cho vay xuất khẩu lao động tại NHCSXH
giai đoạn 2010 – 2017
Bảng 3.1: Các chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế chia theo đối tượng
Bảng 3.2: Nội dung cần thiết trong hợp đồng khung

105

119
125
137
141


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1: Chuyển tiền kiều hối

31

Sơ đồ 1.2: Các kênh tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế

39

Sơ đồ 1.3: Quy trình gửi kiều hối qua các kênh trung gian giữa Ý và Phillipines


64

Sơ đồ 2.1: Thể chế quản lý kiều hối tại Việt Nam

116

Sơ đồ 3.1: Khung mục tiêu cho chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
tại Việt Nam

136

Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa quan điểm của người dạy và người học đối với
đổi mới sáng tạo

145

DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 1.1: Tốp 10 quốc gia có lượng người di cư lớn nhất năm 2017

29

Hình 1.2: Tốp 10 quốc gia có lượng người di cư đến nhiều nhất năm 2017

29

Hình 1.3: So sánh chi phí chuyển kiều hối bình quân cho mỗi $200


65

Hình 2.1: Thống kê tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngồi

68

Hình 2.2: Tỷ trọng kiều hối vào Việt Nam theo nhóm quốc gia

72

Hình 2.3: Các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2017 (Tỷ USD)

117

Hình 2.4: Dịng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 2001-2017

118

Hình 2.5: Cơ cấu nhân lực Việt Nam đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở một
số thị trường chủ yếu giai đoạn 2000 - 2016

119

DANH MỤC HỘP
Tên hình

Trang

Hộp 2.1: Tình hình người Việt Nam đi làm ở nước ngồi khơng theo hợp đồng


69

Hộp 2.2: Cách tuyên truyền cho nội dung lao động đi làm việc ở nước ngoài

128

Hộp 3.1: Cơ chế lao động ngắn hạn giữa Moldova và Slovenia

139

Hộp 3.2: Chương trình “Mi Comunidad”

155


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tích cực tăng tỷ lệ tiết kiệm trong thời gian trước khi bắt đầu vào thời kỳ ổn
định là chìa khóa cho sự tăng trưởng dài hạn cho một nền kinh tế theo học thuyết của
mơ hình Swan-Solow. Các nước đang phát triển, đặc biệt là quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm
nội địa thấp, ln có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế và phát
triển bền vững. Tuy nguồn lực trong nước là cơ bản nhưng nguồn lực từ bên ngồi
ln có vai trị đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng bứt phá nhằm đuổi kịp các nền
kinh tế phát triển khác. Để đáp ứng yêu cầu vốn, nhiều quốc gia thường tìm đến thị
trường tài chính trong nước và quốc tế như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu
quốc tế hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhận viện trợ phát triển chính thức
(ODA) mà ít quan tâm đến những khoản tiền của các cá nhân chuyển từ nước ngoài về

cho thân nhân trong nước, đó là dịng tiền kiều hối... Kiều hối đang là nguồn tài chính
giá rẻ (khơng phải chịu lãi suất) và ngày càng có khuynh hướng quan trọng đối với các
quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Song, tại một số quốc gia, dòng kiều hối hiện
lại bị giới hạn bởi các yếu tố nội tại thuộc các nước tiếp nhận kiều hối như chính sách
quản lý của nhà nước, mức phí chuyển tiền, hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước…
Do đó, địi hỏi phải cải thiện các chính sách để tối ưu hóa vai trị cũng như các lợi ích
tiềm năng của dịng kiều hối có thể mang lại cho nền kinh tế. Có rất nhiều quốc gia
trên thế giới có nguồn kiều hối lớn hơn và ổn định hơn nguồn FDI rất nhiều và thậm
chí cịn lớn hơn cả nguồn ODA. Worldbank (2017) cũng chỉ ra trong điều kiện tiết
kiệm nội địa thấp, chi tiêu chính phủ lớn thì nguồn tài chính từ nước ngoài, đặc biệt là
nguồn chuyển tiền kiều hối là đặc biệt có vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng. Từ sau năm 1999,
dòng kiều hối vào Việt Nam tăng cả về số tuyệt đối và tương đối so với GDP. Thống
kê chính thức cho thấy, từ năm 1993 đến 2018, lượng kiều hối đã tăng lên khoảng 100
lần, từ 141 triệu USD lên xấp xỉ 16 tỷ USD (Worldbank Indicator Data); và dịng kiều
hối đang có khuynh hướng gia tăng trong những năm tới do lượng lao động xuất khẩu
của Việt Nam ngày một tăng và môi trường đầu tư trong nước đang được cải thiện
mạnh mẽ…Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008-2009, khi ODA và FDI giảm
nhưng lượng kiều hối đổ vào Việt Nam không những không giảm mà còn liên tục gia


2

tăng. Điều này đã chứng tỏ kiều hối ngày càng trở thành nguồn vốn ổn định và có thể
dần thay thế được các nguồn vốn từ bên ngoài như ODA hay FDI.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có
thành cơng về xóa đói giảm nghèo. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về
mối quan hệ giữa kiều hối và đói nghèo ở Việt Nam, việc phủ nhận vai trị của kiều
hối trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo ở nhiều vùng trên cả nước là chưa chắc chắn. Trên

thực tế, có khá nhiều người nhận tiền trợ giúp của người thân từ nước ngồi và họ đã
thốt khỏi đói nghèo, trẻ em được đến trường; có hộ cịn mua thêm tư liệu sản xuất,
mở xưởng sản xuất kinh doanh và thậm chí xuất khẩu hàng hóa (như hàng thủ công
mỹ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ…) và như vậy đã tạo ra việc làm…
Bên cạnh những tác động tích cực của dịng kiều đến kinh tế xã hội, khơng thể
khơng nói đến những tác động tiêu cực mà nó mang lại, đó là:
(i) Nền kinh tế Việt Nam tỏ ra bị động trước dòng vốn chảy vào quá lớn đột
biến (trong đó có dịng kiều hối): Bản thân nguồn lực tài chính là rất tốt đối với mọi
quốc gia cho tăng trưởng. Tuy nhiên nếu khơng chủ động và có chính sách phù hợp
cho việc tiếp nhận các dịng vốn quốc tế thì sẽ khơng tận dụng được những lợi ích của
nguồn lực này mang lại mà trái lại, dòng vốn này có thế gây ra những tác động tiêu
cực đến nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng, được biết đến với tên gọi
là “bội thực vốn ngoại”1.
(ii) Tình trạng đơ la hóa có thể làm giảm hiệu lực và hiệu quả của chính sách
tiền tệ. Trong điều kiện thị trường ngoại tệ tự do phát triển khá mạnh thì rất có thể là
kiều hối đã góp phần vào tình trạng đơ la hóa cao.
(iii) Kiều hối và vấn đề tiêu dùng quá mức: Tuy chưa có nghiên cứu, khảo sát
cụ thể, nhưng cũng có dấu hiệu về biểu hiện tiêu dùng quá mức khi dòng kiều hối chảy
vào gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thời gian kiều hồi về nhiều, thì hàng
nhập khẩu giá trị cao đã tăng lên đáng kể.

Năm 2007, Việt Nam phải đối mặt với khá nhiều vấn đề khi lượng vốn nước ngồi chảy vào q lớn (trong đó
có khoảng 7 tỷ USD kiều hối). Sự chưa sẵn sàng và chưa thực sự chủ động dẫn đến tình trạng VND lên giá, thị
trường ngoại hối đình đốn vào đầu năm 2008. Để tránh cho VND lên giá, NHNN đã phải mua vào ngoại tệ, đồng
nghĩa với việc phải bơm VND ra và tạo nên áp lực lạm phát. Trong trường hợp các biện pháp trung hòa lượng
VND bơm ra khơng hiệu quả thì một lượng tiền VND lưu thơng quá lớn sẽ gây ra các hiệu ứng tiêu cực lên thị
trường chứng khoán và thị trường nhà đất (bong bóng tài sản).

1



3

(iv) Kiều hối và hoạt động rửa tiền: Các nước kém phát triển thường là điểm
đến của các dòng tiền ẩn sau kiều hối. Việt Nam đã tham gia Điều ước quốc tế về
phịng chống rửa tiền song đó vẫn là vấn đề cần phải quan tâm.
(v) Kiều hối qua kênh phi chính thức vẫn rất khó kiếm sốt và phức tạp cả trong
lý luận lẫn thực tiễn: theo thống kê của một đại diện cơ quan quản lý Nhà nước thì
lượng kiều hối qua kênh khơng chính thức có thể lên tới khoảng 30% tổng lượng kiều
hối chuyển về Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho hiệu lực chính sách vĩ mơ sẽ gặp
nhiều khó khăn do chưa tính hết được lượng tiền ngoại tệ trong nền kinh tế.
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có các chính sách nới
lỏng đối với dịng kiều hối từ năm 1999. Những thay đổi trong chính sách quản lý
ngoại hối cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dịng vốn ra, vào nói chung và kiều
hối nói riêng. Song các chính sách liên quan đến kiều hối vẫn còn nhiều bất cập, chưa
thu hút tối đa dịng kiều hối để phát huy những tác động tích cực và có những biện
pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kiều hối. Chẳng hạn, chính sách
cơng về khuyến khích sử dụng kiều hối vào kênh phát triển chưa được quan tâm đúng
mức. Các chính sách về khuyến khích các tổ chức trung gian nhận và chi trả kiều hối
chưa được tập trung. Ngoài ra, chưa có chính sách và hành động nhằm thúc đẩy sự
minh bạch trên thị trường dịch vụ kiều hối.
Để tối ưu hóa nguồn vốn kiều hối cho phát triển khơng những địi hỏi phải có
một hệ thống chính sách kiều hối đồng bộ và khoa học, từ chính sách cơng tới chính
sách tư nhân, phù hợp với diễn biến và tình hình mới, mà cịn đặt ra vấn đề chính sách
kiều hối trong mối quan hệ với các chính sách khác và trong bối cảnh mới. Do đó, việc
nghiên cứu đề tài: “Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam” là
cần thiết.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Chủ đề kiều hối đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và

các học giả, nhà làm chính sách trên các phạm vi phong phú. Xu hướng nghiên cứu về
kiều hối bắt đầu xuất hiện với tần suất lớn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II khi những
quy định cởi mở hơn về vấn đề di cư, nhập cư được các quốc gia áp dụng. Kể từ đó tới
nay, các nghiên cứu nổi bật về kiều hối có thể được chia thành 3 nội dung chính đó là:
(i) định nghĩa, phương pháp đo lường và dòng kiều hối; (ii) các nhân tố ảnh hưởng tới


4

quyết định gửi kiều hối; (iii) sử dụng và tác động của kiều hối. Phần tiếp theo trình bày
xu hướng những kết quả nghiên cứu cơ bản ở từng nội dung nghiên cứu trên.
2.1.1. Định nghĩa, phương pháp đo lường và dịng kiều hối
Định nghĩa về kiều hối có sự khác nhau giữa các quốc gia dẫn đến sự sai khác
trong cách đo lường kiều hối (Kapur, 2003; Worldbank, 2007). Dù tất cả đều thừa
nhận sự phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn của kiều hối gửi từ thân nhân ở
nước ngoài, định nghĩa và phương pháp sử dụng để đo lường kiều hối cũng không
giống nhau ở tất cả các quốc gia. Một số nước không công bố hoặc công bố một phần
số liệu về kiều hối chính thức, trong khi đó, một số khác lại chỉ công bố số liệu từ các
công ty chuyển tiền. Sự khác biệt giữa đầu tư và kiều hối cũng tương đối không rõ
ràng. Những sự không nhất quán này dẫn đến vấn đề thống kê và so sánh kiều hối giữa
các quốc gia gặp khó khăn (Worldbank, 2007).
Số liệu kiều hối thường xun được sử dụng trong phân tích đó là số trên cán
cân thanh toán cung cấp bởi IMF. Do đó, nhằm mục đích thống kê lượng kiều hối một
cách nhất quán trên toàn cầu, IMF (2009) đã mở rộng khái niệm kiều hối từ “một phần
thu nhập của người di cư chuyển về cho thân nhân tại nước bản xứ” thành “nguồn thu
nhập mà hộ gia đình của một quốc gia nhận được từ một quốc gia khác”. Như vậy,
ngồi nguồn thu nhập có từ thân nhân gửi từ nước ngồi về, hộ gia đình cịn nhận được
kiều hối từ phía Chính phủ, các tổ chức hay quỹ từ thiện.
Bên cạnh dữ liệu cung cấp bởi IMF, khảo sát hộ gia đình cũng là một phương
pháp hữu ích trong việc nâng cao số liệu thống kê kiều hối. Đối với các nhà khoa học

xã hội, đại diện cho khảo sát hộ gia đình có giá trị cao trong việc nâng cao chất lượng
đo lường dòng kiều hối. Mặc dù cịn có những vấn đề trong cách xác định và đo lường
dòng kiều hối, số liệu về kiều hối ngày càng tăng lên trong một thập kỷ vừa qua.
Không chỉ kiều hối được gửi từ những nước phát triển, ước tính của Ratha và Shaw
(2007) cho thấy có từ 10%-29% kiều hối tới từ các quốc gia đang phát triển.
Một vấn đề khá phổ biến khác là việc ước lượng dòng kiều hối mới chỉ ước
lượng được dòng kiều hối qua kênh chính thức. Kiều hối qua kênh phi chính thức chưa
thể đo lường được, mặc dù con số này có thể bằng lượng kiều hối chính thức theo
đánh giá của Worldbank. Thời gian gần đây chứng kiến nhiều hơn các nghiên cứu cố
gắng đo lường quy mô và tác động của dịng kiều hối phi chính thức (Freund và
Spatafora, 2005; Adams, 2007; Orozoco, 2006; Aggarwal, Demirguc-Kunt và Peria,
2006; Giuliano và Ruiz-Arranz, 2005).


5

Freund và Spatafora (2005) sử dụng lý thuyết kinh tế ngầm để ước tính ra kiều
hối phi thức thức cho 100 quốc gia. Kết quả cho thấy kiều hối phi chính thức chiếm từ
35-75% lượng kiều hối chính thức. Nghiên cứu cũng chỉ ra quy mơ kiều hối phi chính
thức khác giữa các vùng miền: kiều hối phi chính thức thường chuyển về khu vực
Đông Âu, Cận Sahara; trong khi đó, kiều hối phi chính thức chuyển về Đơng Á và khu
vực Thái Bình Dương thấp hơn.
Một nghiên cứu khác tìm ra đặc điểm của kiều hối phi chính thức theo đối
tượng di cư (Adams, 2007). Theo đó, dựa trên khảo sát hộ gia đình tại Ghana, Adams
(2007) cho rằng đối tượng di cư trong nước chỉ gửi tiền về gia đình qua kênh chính
thức chiếm 1%, cịn đối tượng di cư nước ngoài gửi tiền về nước qua kênh chính thức
chiếm 43%. Như vậy, người di cư Ghana chuyển tiền về nước qua kênh phi chính thức
chiếm tới hơn một nửa.
Một lý do quan trọng khiến người di cư gửi kiều hối qua kênh phi chính thức là
chi phí gửi tiền qua kênh chính thức quá cao. Vào năm 2000, chi phí trung bình gửi

kiều hối tới 8 quốc gia Mỹ Latinh là hơn 10% (Orozoco, 2006). Trước năm 2006, chi
phí chuyển tiền tới các quốc gia này đã giảm 5,6% nhưng nó vẫn cao hơn nhiều so với
chi phí chuyển kiều hối qua kênh phi chính thức. Do đó, về khía cạnh chính sách,
Chính phủ ln cố gắng làm giảm chi phí chuyển tiền qua kênh chính thức xuống
nhằm thu hút lượng kiều hối chuyển về kênh chính thức. Kiều hối gửi qua kênh chính
thức có thể cải thiện sự phát triển của thị trường tài chính thơng qua: (i) tăng thêm
nguồn tiền gửi, từ đó tăng thêm nguồn tín dụng; (ii) người nhận kiều hối có thể sử
dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ tài chính và (iii) ngân hàng có thể tiếp cận với các
đối tượng chưa được phục vụ bởi ngân hàng (Aggarwal, Demirguc-Kunt & Peria,
2006). Ngồi ra, tại nền kinh tế có thị trường tài chính kém phát triển, kiều hối có thể
giúp mở rộng tín dụng, qua đó, tăng trưởng kinh tế (Giuliano & Ruiz-Arranz, 2005).
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối
Về các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối, các nghiên cứu trước đây chia các
nhân tố thành 2 mức độ: vĩ mô và vi mô. Phần tiếp theo trình bày tổng quan nghiên
cứu về các vấn đề theo từng nhóm mức độ.
Xét về mức độ vĩ mơ, các nhân tố bao gồm tình hình kinh tế vĩ mô của nước gửi
và nước nhận như lãi suất, tỷ giá, lạm phát,…(Lucas và Stark, 1985). Wahba (1991)
cũng chỉ ra chính sách của chính phủ, sự phát triển các trung gian tài chính, sự khác
biệt về lãi suất giữa 2 quốc gia cũng là những nhân tố vĩ mô tác động đến dòng tiền


6

kiều hối. Đặc biệt, Aydas, Metin-Ozcan, và Neyapti (2005) đã tiến hành nghiên cứu
các nhân tố tác động đến dòng tiền gửi của kiều hối tại Thổ Nhĩ Kỳ trong hai giai đoạn
1965-1993 và 1979-1993. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mơ tác động đến dịng gửi
của kiều hối gồm: sự khác biệt về mức thu nhập tại 2 quốc gia, lãi suất tại thị trường
đen, mức độ lạm phát và tăng trưởng tại nước nhận tiền gửi và thời kỳ quân sự là
những yếu tố tác động đến dòng gửi của kiều hối.
Xét về mức độ vi mơ, các nghiên cứu chỉ ra có 4 nhóm nhân tố chính bao gồm:

(i) văn hố, (ii) giới tính, (iii) nhân khẩu học và (iv) các tổ chức Hội ở nước ngồi.
a. Nhân tố văn hố
Các yếu tố liên quan tới văn hoá được các nghiên cứu nhắc đến bao gồm: thời
gian định cư (Jones, 2011; Smith, 2001), tôn giáo (Kurrien, 2008) và sự cam kết
(Tacoli, 1999).
Jones (2011) tìm ra kết quả lượng kiều hối giảm dần theo thời hạn định cư ở
nước ngoài càng dài, số lượng người định cư của gia đình tăng, việc sở hữu nhà đất ở
nước ngồi và tính hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, mặc dù
tần suất liên hệ và gặp mặt tăng cùng với thời gian thân nhân sống ở nước ngồi, giá
trị văn hố trở nên hiện đại trong dài hạn. Smith (2001) nhấn mạnh biện luận này bằng
việc tập trung vào 3 khía cạnh của vấn đề “duy trì mối quan hệ xuyên biên giới”.
Dựa trên phương pháp dân tộc học, Kurrien (2008) quan sát hành vi liên quan
tới việc sử dụng kiều hối tại 3 làng tại Kerala, Ấn Độ - nơi nhận lượng lớn kiều hối từ
Trung Đông. Kết quả là, không giống với những làng theo Đạo Hồi – nơi mà kiều hối
thường được dùng cho chính những thành viên trong cộng đồng, người dân theo Đạo
Hindu chỉ yếu sử dụng kiều hối cho các lễ nghi. Tại các làng có người theo Công giáo,
kiều hối được sử dụng phần lớn cho giáo dục và tích luỹ cho thế hệ sau. Nguyên nhân
của hành vi này được lý giải là trong khi người theo Đạo Hồi hầu như làm tại các khu
vực kinh tế phi chính thức ở Trung Đơng, người theo Đạo Hindu và Đạo Thiên Chúa
thường làm trong khu vực chính thức.
Cuối cùng, về sự cam kết, Tacoli (1999) khi nghiên cứu hành vi của những
người di cư Phillipin tại Roma, đã đưa ra kết luận sự cam kết của người phụ nữ hướng
tới quê hương cao hơn so với những người nam giới. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý và
sự độc lập về tài chính có thể cung cấp cho người phụ nữ Phillipin cơ hội để theo đuổi
những mục tiêu riêng cho bản thân mình trong khi vẫn giữ tình cảm đối với gia đình ở
nước nguyên xứ.


7


b. Nhân tố giới tính
Với gần 50% người di cư là nữ giới, ngày càng có nhiều nghiên cứu đặt câu hỏi
liệu rằng giới tính đóng vai trị như thế nào đối với dòng kiều hối và tác động tới nước
nguyên xứ ra sao. Pfieffer và cộng sự (2007) đã trình bày tổng quan cả về lý luận lẫn
thực nghiệm về ảnh hưởng của giới tính tới di cư quốc tế và kiều hối. Nhìn chung,
nghiên cứu về nhân tố giới tính ảnh hưởng tới kiều hối có thể được chia thành 2 nhóm
chính: (i) so sánh đặc điểm gửi kiều hối giữa hai giới tính (Osaki, 1999; Abrego, 2009)
và (ii) tác động của giới tính tới hành vi sử dụng kiều hối (Rahman và Fee, 2009; King
và Vullnetari, 2009).
Đối với nhóm thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu khơng nằm ở việc so sánh quy mô
kiều hối gửi về giữa hai giới tính bởi người di cư là nữ giới thường có sức lao động
kém hơn và do đó thu nhập thấp hơn nam giới. Câu hỏi sẽ tập trung vào tỷ trọng gửi
về đối với thu nhập của 2 giới tính. Theo đó, Osaki (1999) khai thác dữ liệu về di cư
của Thái Lan đã chỉ ra rằng nữ giới dành nhiều thu nhập của mình để gửi về gia đình
hơn nam giới. Abrego (2009) cũng tìm ra kết luận tương tự đối với dữ liệu thu thập từ
người El Salvador gửi kiều hối từ Mỹ về nước. Theo đó, Abrego (2009) khẳng định
nam giới dành ít tỷ trọng thu nhập để gửi về nhà hơn nữ giới, đặc biệt, tần suất gửi của
nam giới có sự gián đoạn nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài ra, Abrego (2009) cịn
phỏng vấn trẻ em tại các gia đình nhận kiều hối tại El Salvador và kết luận tỷ trọng
những đứa trẻ tại gia đình có mẹ đi làm ở nước ngồi chi tiêu có tính kinh tế hơn so
với tỷ trọng những đứa trẻ tại gia đình có cha đi làm ở nước ngồi.
Đối với nhóm thứ hai, câu hỏi nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: (i) liệu rằng
người nhận là nữ giới sẽ sử dụng kiều hối vào chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo
dục và (ii) liệu rằng người gửi kiều hối là nữ duy trì mối quan hệ với gia đình ở quê
hương như thế nào – điều này ảnh hưởng tới dòng kiều hối trong tương lai. Rahman và
Fee (2009) tìm ra rằng trong số những người di cư ngắn hạn của Indonesia đến các
quốc gia như Singapore, Malaysia, người nhận kiều hối là nữ thường sử dụng chủ yếu
kiều hối vào tài sản cố định. King và Vullnetari (2009) tuy khẳng định kết quả tương
tự nhưng cung cấp thêm nhận định mặc dù phụ nữ tại Albani gửi tiền về gia đình, họ
lại khơng có quyền kiểm sốt về việc kiều hối sẽ được sử dụng như thế nào.

c. Nhân tố nhân khẩu học
Các nghiên cứu trước đây thường đặt câu hỏi đặc điểm nhân khẩu học nào sẽ
ảnh hưởng tới hành vi gửi kiều hối của người di cư và nhân tố nào sẽ ảnh hưởng tới


8

quy mô kiều hối gửi về nước của họ. Hầu hết các nghiên cứu khẳng định tình trạng
hơn nhân và tuổi ảnh hưởng tới dòng kiều hối gửi về quê hương, các nhân tố khác như
trình độ học vấn, bảo hiểm vẫn cịn gây ra nhiều tranh luận.
Về tình trạng hôn nhân và tuổi, Durand và cộng sự (1996) khi phân tích nhân tố
ảnh hưởng của dịng kiều hối giữa hai quốc gia Mỹ và Mexico đã khẳng định tỷ trọng
kiều hối gửi trên tổng thu nhập của người di cư đạt cao nhất nếu người di cư đã lập gia
đình, độ tuổi trung bình là 40 và di cư bằng con đường phi chính thức. Nhóm tác giả
này cũng tìm ra kết quả tỷ lệ kiều hối gửi về trên tổng thu nhập có xu hướng giảm khi
tuổi của người di cư và trình độ học vấn tăng. Xét về quy mô kiều hối gửi về, lượng
kiều hối tỷ lệ thuận với thu nhập, trình độ học vấn và tình trạng sở hữu nhà trong nước.
Cụ thể, cứ mỗi năm được đi học trong trường được tăng lên thì lượng kiều hối gửi về
tăng 4%. Cũng liên quan tới vấn đề tình trạng hơn nhân, nghiên cứu của Naufal (2007)
kiểm định hành vi gửi kiều hối của người di cư tại Mỹ và Costa Rica. Kết quả cho thấy
người di cư không những gửi nhiều kiều hối hơn nếu vợ/chồng còn đang ở nước bản
xứ mà ngay cả khi bố mẹ của họ cịn sinh sống ở đó.
Về trình độ học vấn, hai nghiên cứu của Adams (2008) và Faini (2007), thơng
qua kết quả khảo sát nhóm các quốc gia đang phát triển, nhận thấy những người di cư
có kỹ năng thường gửi kiều hối về ít hơn so với người di cư có kỹ năng kém hơn.
Nguyên nhân được lý giải bởi những người di cư có trình độ học vấn cao có xu hướng
mang gia đình sang sinh sống cùng và có thời gian ở nước ngồi lâu hơn nên số tiền
kiều hối gửi về quê hương ít hơn. Tuy nhiên, kết quả của Adams (2008) và Faini
(2007) đã được kiểm định lại bởi Bollard và cộng sự (2009). Khảo sát người di cư của
11 quốc gia OECD, Bollard và cộng sự (2009) khẳng định trình độ học vấn có tác

động khơng rõ ràng tới tỷ lệ gửi kiều hối so với thu nhập của người di cư nhưng trình
độ học vấn chắc chắn có mối quan hệ thuận chiều với quy mơ kiều hối. Nói một cách
khác, Bollard và cộng sự (2009) cho rằng người di cư càng có học vấn thì sẽ càng gửi
nhiều kiều hối.
Về nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối khác, trong một nghiên cứu thiên về lý
thuyết, de la Briere và cộng sự (2002) sử dụng dữ liệu khảo sát hộ gia đình ở Cộng hồ
Dominica để kiểm định 2 động lực gửi kiều hối, đó là: (i) bảo hiểm – gửi tiền tự
nguyện với mục đích bảo vệ gia đình trong trường hợp rủi ro và (ii) đầu tư – gửi tiền
theo yêu cầu của gia đình nhằm thực hiện hoạt động đầu tư. Kết quả chỉ ra hai động
lực này có sự khác nhau ở nơi đến và giới tính. Theo đó, động lực bảo hiểm xảy ra


9

nhiều ở người di cư là nữ giới tại Mỹ. Họ thường gửi kiều hối nhiều về nhà khi bố mẹ
bị ốm, trong khi đó người di cư là nam giới sẽ khơng làm điều đó trừ khi cả gia đình
họ chỉ có mỗi mình họ ở làm việc ở nước ngoài.
d. Nhân tố các tổ chức Hội ở nước ngoài
Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kiều hối đó là các tổ chức Hội được
thành lập bởi những người di cư (thường ở cùng địa phương khi ở quê hương) lập ra.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhân tố này cịn chiếm tỷ trọng ít trong các nghiên cứu
về kiều hối. Nhìn chung, các nghiên cứu về các tổ chức Hội được lập bởi người di cư
được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất tập trung vào mơ tả sự hình thành, đặc điểm
văn hố của Hội (Levvit và Jaworksy, 2007); nhóm thứ hai lại nghiên cứu về tác động
của Hội tới sự phát triển tại địa phương – nơi các thành viên trong Hội sinh ra
(Goldring, 20024; Orozoco và Welle, 2006; Alarcon, 2002).
Về nhóm thứ nhất, Levvit và Jaworksy (2007) phân tích về những thách thức
khi nghiên cứu các tổ chức Hội của người di cư và kiều hối được gửi theo nhóm
(collective remittance). Orozoco và Rouse (2007) nhận định rằng tỷ lệ kiều hối gửi bởi
người di cư là thành viên của các tổ chức Hội khơng giống nhau xét theo tiêu chí quốc

gia. Chẳng hạn, trung bình chỉ 9% người gửi kiều hối về các nước Latinh từ Mỹ thuộc
các tổ chức Hội. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể cao hơn đối với nhóm người di cư khác.
Việc quyết định gia nhập các tổ chức Hội của người di cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có yếu tố về khoảng cách giữa người di cư với cộng đồng đồng hương.
Về nhóm nghiên cứu thứ hai, nổi bật có nghiên cứu của Goldring (2004);
Orozoco và Welle (2006); và Alarcon (2002). Chính phủ các quốc gia nhận kiều hối
quan tâm tới việc thiết lập quan hệ với các tổ chức Hội ở nước ngoài. Ngay từ đầu
những năm 1990, Chính phủ Mexico đã phát triển các chính sách để tiếp cận với các tổ
chức Hội người Mexico ở Mỹ, cung cấp sự hỗ trợ đối với việc thành lập các tổ chức
này, đồng thời khuyến khích kiều hối gửi về nước thơng qua chương trình 3 x 1. Mục
đích của chương trình này nhằm tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương nơi có
các thành viên thuộc Hội (Orozoco và Welle, 2006).
Câu hỏi liệu rằng các tổ chức Hội của người di cư có giúp phát triển kinh tế địa
phương của họ ở nước bản xứ hay khơng được phân tích bởi nhiều học giả. Alarcon
(2002) cho rằng tác động này chưa thực sự rõ ràng. Fox và Bada (2008) tổng hợp các
nghiên cứu về Mexico và kết luận rằng chương trình kết hợp giữa quỹ kiều hối theo
nhóm và ngân sách của địa phương, Chính phủ sẽ phụ thuộc và mức độ gắn kết giữa


10

Nhà nước với các tổ chức Hội. Paul và Gamage (2005) thảo luận một số nhược điểm
của tổ chức Hội của người di cư với bằng chứng từ các tổ chức này của người El
Salvador tại Mỹ. Bài học rút ra chính là cần có các chính sách phù hợp nhằm tăng
lượng kiều hối gửi về qua hình thức các tổ chức Hội người di cư. Những khó khăn về
quản trị, năng lực tổ chức của các tổ chức Hội cần được cải thiện. Tuy nhiên, một câu
hỏi quan trọng là làm thế nào để nâng cao tác động của các tổ chức Hội người di cư ở
nước ngoài và chính sách cụ thể là gì để giảm chi phí chuyển tiền và tăng cường minh
bạch thông tin vẫn chưa được các nghiên cứu giải đáp.
2.1.3. Sử dụng và tác động của kiều hối

a. Kiều hối, tiêu dùng và đầu tư
Hành vi sử dụng kiều hối là câu hỏi tạo ra sự tranh luận cho các học giả nghiên
cứu về kiều hối. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kiều hối chủ yếu được dùng cho tiêu
dùng và hầu như nó khơng tác động lên việc cải thiện kinh tế địa phương. Một số khác
cho rằng kiều hối được sử dụng cho đầu tư phát triển như giáo dục, nhà cửa – giúp cải
thiện vốn con người và cơ hội việc làm, phát triển cho con người. Cụ thể, thông qua
giáo dục, trình độ của con người tăng, qua đó, cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm.
Thơng qua đầu tư vào xây dựng nhà cửa, người nhận kiều hối hoặc người có thu nhập
từ kiều hối có điều kiện sống tốt hơn, đồng thời, cơ hội về thu nhập, việc làm cho
chính những người cơng nhân xây dựng tại địa phương.
Quan điểm tiêu cực về kiều hối được sử dụng như thế nào được đề xuất bởi
Chami, Fullenkamp và Jahjah (2003). Theo đó, tác giả cho rằng có 3 mức độ sử dụng
kiều hối: (i) phần lớn kiều hối được sử dụng cho tiêu dùng; (ii) một phần nhỏ được sử
dụng cho tiết kiệm, đầu tư; (iii) cách mà người sử dụng kiều hối đầu tư vào xây nhà,
hay các tài sản tiết kiệm như vàng không nhất thiết là mang lại hiệu quả cho toàn bộ
nền kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm này bị phản biện bởi Adams và Cuecuecha (2010)
với dữ liệu từ khảo sát hộ gia đình Guatemala. Tập trung vào hộ gia đình sẽ sử dụng
thu nhập tăng thêm như thế nào, Adams và Cuecuecha (2006) tìm ra các hộ gia đình
nhận kiều hối sẽ sử dụng ít hơn cho những tiêu dùng thiết yếu và nhiều hơn cho giáo
dục, nhà cửa trong so sánh với khi hộ không nhận kiều hối. Những kết quả này đã cho
thấy kiều hối giúp tăng mức độ đầu tư vào con người và những tài sản cố định tại các
quốc gia nhận.
Sử dụng dữ liệu của El Salvador, Edwards và Ureta (2003) cũng tìm ra bằng
chứng về việc các hộ gia đình nhận kiều hối chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục. So sánh


11

nguồn thu nhập từ kiều hối với nguồn thu nhập khác, nhóm tác giả chỉ ra tầm ảnh
hưởng lớn hơn của nguồn kiều hối đối với chi tiêu cho giáo dục so với nguồn thu nhập

khác. Tại khu vực thành thị của El Salvador, kiều hối làm giảm nguy cơ trẻ em bỏ học
cấp 2 khoảng 54%.
Minh chứng khác từ Phillipin trong nghiên cứu của Yang (2005) cũng cho thấy
kết quả tương tự nghiên cứu của Edwards và Ureta (2003). Yang (2005) cịn phân tích
ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đến
hành vi tiêu dùng của hộ nhận kiều hối. Bằng cơng cụ biến giả để phân tích sự khác
biệt về hành vi của hộ gia đình trước sau năm 1997. Tập trung trả lời câu hỏi về hành
vi sử dụng kiều hối cho giáo dục, Yang (2005) chỉ ra khi độ lệch chuẩn của tỷ giá tăng
lên sẽ dẫn tới 0,4% tăng lên trong khoản chi tiêu đối với giáo dục. Từ đó, Yang (2005)
cũng đưa ra kết luận kiều hối đã khơi dậy chi tiêu cho giáo dục, qua đó, giúp phát triển
nguồn lực con người ở Phillipin.
Bên cạnh những nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng kiều hối cho giáo dục,
một số nghiên cứu khác tìm hiểu về hành vi sử dụng kiều hối cho đầu tư, phát triển
(Osili, 2004 & 2007; Woodruff và Zenteno, 2007).
Nghiên cứu của Osili (2004) tại Nigieria tìm ra những người di cư lớn tuổi và
những người di cư có thu nhập cao có xu hướng gửi kiều hối về để xây dựng nhà cửa.
Trung bình cứ 10% tăng lên trong thu nhập của người di cư, khoản đầu tư xây dựng
nhà cửa tăng lên 3%. Trên giác độ người di cư, những khoản sử dụng kiều hối cho xây
dựng nhà cửa đã giúp hình thành nên nguồn vốn đầu tư quan trọng vào địa phương.
Liên quan tới hành vi sử dụng kiều hối cho đầu tư và phát triển kinh doanh,
Woodruff và Zenteno (2007) tìm ra sự di cư quốc tế (giữa Mỹ và Mexico) làm tăng
35-40% mức độ đầu tư. Đặc biệt, nhóm tác giả tìm ra thơng qua kiều hối, hộ gia đình
nhận kiều hối có thể có vốn để phát triển kinh doanh với mơ hình doanh nghiệp nhỏ
(dưới 15 người lao động).
Cuối cùng, Osili (2007) đã kiểm nghiệm mức độ kiều hối và tiết kiệm tại
Nigiria chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tình cảm, động cơ bảo hiểm. Tác giả đã chỉ ra rằng
kiều hối vào Nigiria được thúc đẩy bởi yếu tố tình cảm khi nguồn kiều hối tăng khi tài
sản của hộ gia đình (đất đai) giảm. Tuy nhiên, tiết kiệm tại Nigieria được quyết định
phần lớn bởi động lực đầu tư bởi vì tiết kiệm có mối quan hệ tích cực với tài sản của
hộ gia đình.



12

Tóm lại, xu hướng các nghiên cứu đã chỉ ra ngay cả hộ nhận hay không nhận
kiều hối cũng đều chi tiêu phần lớn thu nhập cho các hàng hoá thiết yếu (thực phẩm).
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu ở mức độ “tăng thêm”, các nghiên cứu đều cho thấy kiều
hối có tác động tới phát triển kinh tế.
b. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu về tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế qua kênh tiêu
dùng, đầu tư có thể chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm thứ nhất tập trung vào nghiên
cứu ở phạm vi đa quốc gia, nhóm cịn lại nghiên cứu trên phạm vi một quốc gia. Trong
khi các nghiên cứu về tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi đa
quốc gia thường sử dụng mơ hình GMM, các nghiên cứu về kiều hối tác động tới tăng
trưởng kinh tế trên phạm vi một quốc gia sử dụng mơ hình VAR và VECM. Phạm vi,
phương pháp và kết quả của các nghiên cứu này được tóm tắt trong 2 bảng dưới.
Một số nghiên cứu về tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi
đa quốc gia
TT
1

Tác giả

Dữ liệu và mơ hình

Kết quả

Upadhyaya, Gyan và

39 nước đang phát triển


Kiều hối có tác động tích cực tới

Upadhyaya (2008)

1980 – 2004;

tăng trưởng kinh tế

Hiệu ứng cố định
2

Fayissa và Nsiah

37 nước Châu Phi

Kiều hối tăng 10% à Mức tăng

(2008)

1980-2004;

0,3% GDP bình quân đầu người

GMM
3

4

Lartey, Mandelman và


109 nước đang phát triển

Hiệu ứng Hà Lan trong tác động

Acosta (2008)

và chuyển đổi

của kiều hối tới các quốc gia

1990-2003;

đang phát triển

Barajas và cộng sự

84 nước1970-2004

Kiều hối đóng góp rất ít hoặc

(2009)

OLS với biến cơng cụ và

thậm chí làm giảm tăng trưởng

mơ hình tác động cố định

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Một số nghiên cứu về tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi
một quốc gia
TT
1

Tác giả
Uprety (2017)

Dữ liệu và Mơ hình

Kết quả

Nepal (1976- 2013)

Tồn tại mối quan hệ kết hợp giữa các biến

Kiểm định Johansen

trong mô hình và cho thấy sự tăng lên

và VECM

trong kiều hối làm giảm GDP đầu người
tại Nepal


13

TT
2


Tác giả

Dữ liệu và Mơ hình

Kết quả

Belmimoun và

Algeria (1970-2010)

1% tăng lên trong kiều hối sẽ làm giảm

cộng sự (2014)

VECM

0,02% GDP đầu người trong ngắn hạn và
giảm 0,006% trong dài hạn

3

Ahmed và

Togo (1974-2015)

Quan hệ nhân quả Granger hai chiều trong

Hakim (2017)


Thử nghiệm

dài hạn giữa kiều hối và tăng trưởng kinh

Johansen, VECM,

tế ở Togo. Khơng có mối quan hệ nhân

kiểm định Wald

quả ngắn hạn tồn tại giữa kiều hối và tăng
trưởng kinh tế.

4

Munir và cộng

Pakistan (1980 –

Tác động tích cực về lâu dài của kiều hối

sự (2016)

2014); VECM

tới tăng trưởng kinh tế

Nguồn: tổng hợp của tác giả
c. Kiều hối và hệ số nhân tác động
Nghiên cứu phạm vi tác động của kiều hối tới các biến số khác trong nền kinh

tế là một chủ đề quan trọng nhằm xác định tầm ảnh hưởng của kiều hối.
Glytsos (1993) đã đánh giá ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của kiều hối đối với
sản xuất, nhập khẩu và tình trạng việc làm của hộ gia đình ở nền kinh tế Hy Lạp vào
năm 1971. Tác giả đã tìm ra kiều hối đã tạo ra hệ số nhân 1,7 đối với tổng sản phẩm
được tạo ra. Một cách phân tích khác, cứ 1 triệu đơ la kiều hối tạo ra sản lượng 1,7
triệu đô la. Kiều hối cũng dẫn đến sự gia tăng các hàng hoá nhập khẩu nhưng những
hàng hoá này chỉ chiếm 5% tổng giá trị nhập khẩu của Hy Lạp. Trên cơ sở đó, Glytsos
(1993) nhấn mạnh rằng kiều hối sử dụng cho nhập khẩu hàng hố khơng có tác động
lớn tới thâm hụt thương mại.
Trong một nghiên cứu về dữ liệu vi mô tại khu vực nông thôn, Taylor (1995)
kiểm định tác động trực tiếp và gián tiếp của dòng kiều hối tới một làng tại Mexico.
Tác giả tìm thấy kiều hối có hiệu ứng nhân bằng 1,6, nghĩa là cứ 1 triệu đô la kiều hối
gửi về làng sẽ tạo ra 1,6 triệu đô la sản phẩm tăng thêm. Trong một nghiên cứu khác
tại Mexico, Taylor và Dyer (2009) sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể để kiểm định
tác động trực tiếp và gián tiếp của di cư quốc tế tới giá, lương và đầu tư tại khu vực
nông thôn Mexico. Kết quả, tác động trực tiếp yếu hơn tác động gián tiếp. Trong ngắn
hạn, cứ 10% tăng lên của số người di cư về nước dẫn đến 5% tăng lên về tiền lương ở
khu vực nông thôn và 52% tăng lên khoản đầu tư cho giáo dục. Trong dài hạn, cứ 10%
tăng thêm của người di cư về nước dẫn đến 1% tăng lên của thu nhập ở nông thôn,
52% tăng lên khoản đầu tư cho giáo dục và 15% tăng lên khoản đầu tư về nhà ở.


14

d. Kiều hối, đói nghèo và bất bình đẳng
Một số nghiên cứu đã bàn về mối quan hệ giữa kiều hối, đói nghèo và bất bình
đẳng. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra kiều hối có tác dụng làm giảm nghèo đói ở các
quốc gia đang phát triển (Adams và Page, 2005; Acosta và cộng sự, 2006; Loksin và
cộng sự, 2007; Adams, 2006). Trái lại, mối quan hệ giữa kiều hối và bất bình đẳng thu
nhập vẫn cịn gây tranh cãi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra kiều hối chỉ có tác động làm tăng

bất bình đẳng thu nhập rất nhỏ (Barham và Boucher, 1998; Adams, 2006), tuy nhiên,
một số cũng khẳng định điều ngược lại (McKenzie và Rapport, 2007; Jones, 1998).
Trong khi đó, Brown và Jimenez (2008) chỉ ra mối quan hệ giữa kiều hối và bất bình
đẳng là chưa rõ ràng.
Về mối quan hệ giữa kiều hối và đói nghèo, đã có nhiều nghiên cứu chứng
minh cho mối quan hệ ngược chiều giữa hai vấn đề này, điển hình có Adams và Page
(2005); Acosta và cộng sự (2006) và Loksin và cộng sự (2007). Sử dụng kết quả khảo
sát hộ gia đình từ 71 quốc gia đang phát triển, Adams và Page (2005) đưa biến công cụ
vào mô hình để kiểm sốt yếu tố nội sinh giữa các biến số. Kết quả, cứ 10% tăng lên
của kiều hối vào quốc gia đang phát triển sẽ dẫn đến 3,5% giảm tỷ lệ nghèo. Nghiên
cứu cũng tìm ra cứ 10% tăng lên trong tỷ trọng của kiều hối vào quốc gia đang phát
triển, nghèo đói cũng được giảm đi 2,1%. Trong một nghiên cứu khác với dữ liệu từ
10 quốc gia Mỹ Latinh, Acosta và cộng sự (2006) ước tính cứ mỗi điểm phần trăm
tăng lên của kiều hối so với GDP, đói nghèo ở khu vực Mỹ Latinh được giảm 0,4%. Ở
cấp độ quốc gia, một số nghiên cứu được thực hiện bởi Lokshin, Bontch-Osmolovski
và Glinskaya (2007) tại Nepal và Adams (2006) tại Ghana cũng tìm ra bằng chứng
kiều hối có tác động tích cực tới giảm nghèo. Bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối
đa, Lokshin, Bontch-Osmolovski và Glinskaya (2007) tìm ra 20% giảm nghèo tại
Nepal có thể được gây ra bởi di cư nội địa và quốc tế. Tương tự tại Ghana, Adams
(2006) tìm thấy cả kiều hối nội địa lẫn quốc tế đều có tác động ngược chiều với mức
độ, chất lượng của nghèo đói.
Về mối quan hệ giữa kiều hối và bất bình đẳng, nhiều nghiên cứu chỉ ra kiều
hối tăng khiến bất bình đẳng thu nhập tăng. Nguyên nhân được chỉ ra bao gồm chi phí
di cư ra nước ngồi có xu hướng tăng, người di cư có xu hướng dịch chuyển từ nhóm
thu nhập trung bình sang nhóm thu nhập cao. Minh chứng điển hình cung cấp bởi dữ
liệu khảo sát hộ gia đình nhỏ tại Nicaragua, Barham và Boucher (1998) đã tìm ra hệ số
Gini tăng từ 12-15%. Cũng sử dụng phương pháp như của Barham và Boucher (1998),



×