Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 176 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

bộ tài chính

học viện tài chÝnh
  

TRẦN ANH QUANG

KẾ TỐN CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

hµ néi - 2019


bộ giáo dục và đào tạo

bộ tài chính

học viện tài chÝnh
  

TRẦN ANH QUANG

KẾ TỐN CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số



: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS.NGUYỄN MẠNH THIỀU
2. TS. BÙI THỊ THU HƯƠNG

hµ néi - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi; các số liệu và kết quả trong Luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Anh Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo, Thầy cô giáo và tập thể
cán bộ lãnh đạo Khoa sau đại học của Học viện Tài chính.
Tác giả đặc biệt muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến nhà khoa học hướng dẫn là
PGS,TS. Nguyễn Mạnh Thiều, TS. Bùi Thị Thu Hương và sự khuyến khích, động viên

của thầy cơ đã giúp tác giả tập trung vào đúng hướng, tự tin và kiên định hơn trong
nghiên cứu, giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin được gửi lời cám ơn đến các DNSX xi măng đã nhiệt tình, hợp tác
giúp tác giả thu thập được phiếu khảo sát và các dữ liệu sơ cấp khác.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã tạo
điều kiện, chia sẻ khó khăn và ln động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện
Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Trần Anh Quang


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.......................................................................... 18
1.1. Khái qt về kế tốn chi phí mơi trường ................................................................. 18
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 18
1.1.2. Chức năng cơ bản của kế tốn chi phí mơi trường ............................................... 23
1.1.3. Lợi ích, vai trị và nhiệm vụ của kế tốn chi phí mơi trường ................................. 24
1.2. Kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất .................................. 26
1.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí mơi trường .......................................................... 26
1.2.2. Xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường ......................................... 33
1.2.3. Các phương pháp xác định chi phí mơi trường..................................................... 36
1.2.4. Ghi nhận kế tốn chi phí mơi trường .................................................................... 46

1.2.5. Cung cấp và sử dụng thơng tin kế tốn chi phí mơi trường................................... 49
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các
doanh nghiệp sản xuất ................................................................................................... 54
1.3.1. Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường ............ 55
1.3.2. Hiệu quả tài chính ................................................................................................ 56
1.3.3. Khả năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.................................................... 56
1.3.4. Áp lực từ bên ngoài doanh nghiệp ........................................................................ 57
1.3.5. Áp lực từ nội bộ doanh nghiệp ............................................................................. 59
1.4. Kế tốn chi phí môi trường ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ............................................................................. 60
1.4.1. Kế tốn chi phí mơi trường ở Mỹ ......................................................................... 60
1.4.2. Kế tốn chi phí mơi trường ở Đức ........................................................................ 61
1.4.3. Kế tốn chi phí mơi trường ở Nhật Bản ................................................................ 62
1.4.4. Kế tốn chi phí mơi trường ở Hàn Quốc .............................................................. 62
1.4.5. Bài học kinh nghiệm về vận dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh
nghiệp Việt Nam ............................................................................................................ 63
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 65


iv

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KẾ TỐN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM................... 66
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam .................................. 66
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt
Nam ............................................................................................................................... 66
2.1.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất xi măng tại Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán chi phí
mơi trường ..................................................................................................................... 68
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
ảnh hưởng đến kế tốn chi phí mơi trường ..................................................................... 79

2.1.4. Tổ chức cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam ......... 82
2.2. Thực trạng áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam ............................................................................................................. 85
2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí mơi trường .......................................................... 85
2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí mơi trường ......................................... 89
2.2.3. Phương pháp xác định chi phí mơi trường ........................................................... 91
2.2.4. Ghi nhận kế tốn chi phí mơi trường .................................................................... 93
2.2.5. Cung cấp và sử dụng thơng tin kế tốn chi phí mơi trường ................................... 96
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam .................................................................... 102
2.3.1. Nhân tố thái độ của các nhà quản lý .................................................................. 102
2.3.2. Nhân tố hiệu quả tài chính ................................................................................. 104
2.3.3. Khả năng thu thập, xử lý thông tin ..................................................................... 105
2.3.4. Các áp lực từ bên ngoài ..................................................................................... 107
2.3.5. Các nhân tố thuộc quản trị công ty .................................................................... 110
2.3.6. Tổng hợp các phát hiện từ các trường hợp nghiên cứu điển hình ....................... 112
2.4. Đánh giá mức độ áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản
xuất xi măng Việt Nam hiện nay .................................................................................. 116
2.4.1. Đánh giá thực trạng nhận diện và phân loại chi phí mơi trường ........................ 116
2.4.2. Đánh giá thực trạng xây dựng định mức, lập dự toán chi phí mơi trường ......... 117
2.4.3. Đánh giá thực trạng phương pháp xác định chi phí mơi trường ........................ 117
2.4.4. Đánh giá thực trạng ghi nhận và xử lý thông tin kế tốn chi phí mơi trường ..... 117
2.4.5. Đánh giá thực trạng cung cấp và sử dụng thông tin kế tốn chi phí mơi trường 118


v

2.4.6. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế tốn chi phí mơi trường
trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam .................................................... 119
2.4.7. Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................................... 121

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 123
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ÁP DỤNG KẾ TOÁN CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM ................................ 124
3.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam đến năm
2030 ............................................................................................................................ 124
3.2. Ngun tắc áp dụng kế tốn chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam ........................................................................................................... 127
3.2.1. Phù hợp với hệ thống luật pháp về kế tốn và mơi trường .................................. 127
3.2.2. Phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp ............................................................ 127
3.2.3. Phù hợp và hài hịa giữa chi phí và lợi ích ......................................................... 128
3.2.4. Phù hợp với q trình tồn cầu hóa và phát triển bền vững ............................... 128
3.3. Giải pháp áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam ........................................................................................................... 128
3.3.1. Nhận diện, phân loại chi phí mơi trường ............................................................ 129
3.3.2. Xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường ....................................... 131
3.3.3. Xây dựng phương pháp xác định chi phí mơi trường .......................................... 132
3.3.4. Ghi nhận kế tốn chi phí mơi trường .................................................................. 141
3.3.5. Cung cấp và sử dụng thông tin kế tốn chi phí mơi trường ................................. 150
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp................................................................................ 161
3.4.1. Về phía Nhà nước .............................................................................................. 161
3.4.2. Về phía các DNSX xi măng ................................................................................ 162
3.4.3. Về phía các tổ chức nghề nghiệp và đào tạo....................................................... 163
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 164
KẾT LUẬN


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABC


Kế tốn chi phí theo hoạt động

BCTC

BCTC

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CP

Chi phí

CP

Cổ phần

CPMT

Chi phí mơi trường

DN

DN

DNSX

DN sản xuất


DNXM

DN xi măng

EA

Kế tốn mơi trường

ECA

Kế tốn chi phí mơi trường

ECMA

Kế tốn quản trị chi phí mơi trường

EMA

Kế tốn quản trị mơi trường

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế tốn quốc tế

IFAC

Liên đồn kế tốn quốc tế

IMA


Hiệp hội kế tốn viên quản trị mơi trường

KTCPMT

KTCPMT

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

MFCA

Kế tốn chi phí dịng vật liệu

MT

Mơi trường

NVL

Ngun vật liệu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TSCĐ

Tài sản cố định

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

UNDSD

Ủy ban phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc

USEPA

Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Phân bổ chi phí mơi trường .................................................................................... 46
Hình 2.1: Kết quả tiêu thụ xi măng năm 2017 ....................................................................... 67
Hình 2.2 : Thị phần xi măng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường ............................ 68
Sơ đồ 1.1: Chức năng cơ bản của KTCPMT trong DN ......................................................... 23
Sơ đồ 1.2: Dòng luân chuyển vật liệu trong DN ..................................................................... 36
Sơ đồ 1.3: Chu kỳ sống của sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất .................................... 40
Sơ đồ 1.4: Tập hợp và phân bổ chi phí môi trường dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)......... 42
Sơ đồ 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTCPMT ........................................... 60
Sơ đồ 2.1 : Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng lị quay cơng nghệ khơ........................... 69

Sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch ................................ 80
Sơ đồ 2.3: Tổ chức quản lý của Công ty xi măng Vicem Bỉm Sơn ........................................ 81
Sơ đồ 2.4: Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty CP XM Bỉm Sơn ............................ 82
Sơ đồ 3.1: Phương trình cân bằng sinh thái ......................................................................... 133
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tính cân bằng vật chất trong sản xuất xi măng ........................................ 136


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các lĩnh vực kế toán môi trường ............................................................................. 18
Bảng 1.2: Các khái niệm về kế tốn mơi trường trong DN ................................................... 19
Bảng 1.3: Tổng hợp khái niệm chi phí mơi trường ................................................................ 20
Bảng 1.4 : Một số tiêu thức phân loại chi phí mơi trường ..................................................... 28
Bảng 1.5: Phân loại CPMT theo hoạt động............................................................................ 32
Bảng 1.6: CPMT theo chu kỳ sống của sản phẩm ................................................................. 41
Bảng 1.7 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTCPMT trong các DNSX ...
................................................................................................................................................. 55
Bảng 2.1: Suất tiêu thụ nguyên liệu của sản xuất clinker và xi măng tại Việt Nam ............. 71
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đầu vào - đầu ra trong quy trình sản xuất xi măng ..................... 73
Bảng 2.3: Nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm trong SXXM ............................................ 74
Bảng 2.4: Phát thải và tác động môi trường trong sản xuất xi măng ................................... 78
Bảng 2.5 : Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán tại các DN được khảo sát................................ 82
Bảng 2.6: Tổng hợp nguyên nhân không tổ chức bộ máy kế toán quản trị .......................... 84
riêng tại các DN được phỏng vấn ........................................................................................... 84
Bảng 2.7: Tổng hợp CPMT phát sinh tại DN SX xi măng .................................................... 86
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp CPMT tại công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân Năm 2017... 87
Bảng 2.9: Tiêu thức phân loại CPMT tại các DNSX xi măng ............................................... 88
Bảng 2.10: Các loại định mức đã được xây dựng tại các DN ................................................ 89
Bảng 2.11: Bảng chi phí định mức đơn vị công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn ..................... 90

Bảng 2.12: Các loại dự toán đã được lập ............................................................................... 90
Bảng 2.13: Bảng CPMT trên các tài khoản 627, 642 tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Hải
Vân .......................................................................................................................................... 92
Bảng 2.14: Nhu cầu sử dụng thông tin CPMT nội bộ DN ..................................................... 96
Bảng 2.15: Tải lượng phát thải lò nung clanhke cơng ty xi măng Hồng Thạch.................. 97
Bảng 2.16: Tải lượng phát thải lị nung clanhke cơng ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn ............ 97
Bảng 2.17: Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn ................................................................................................................................... 98
Bảng 2.18: Các thông tin môi trường cần được cung cấp cho các đối tượng sử dụng ngồi
DN ............................................................................................................................................ 99
Bảng 2.19: Các thơng tin CPMT cần được cung cấp ........................................................... 100
Bảng 2.20: Nguyên nhân dẫn đến bất cập trong công bố thông tin môi trường trên BCTC
trong các DNSX xi măng Việt Nam ...................................................................................... 101


ix

Bảng 2.21: Nhân tố thái độ của các nhà quản lý tại BCC ................................................... 102
Bảng 2.22: Nhân tố hiệu quả tài chính tại BCC ................................................................... 104
Bảng 2.23: Nhân tố khả năng thu thập, xử lý thông tin tại BCC ........................................ 105
Bảng 2.24: Nhân tố áp lực từ bên ngoài tại BCC ................................................................. 108
Bảng 2.25: Nhân tố quản trị công ty tại BCC ...................................................................... 110
Bảng 2.26: Tổng hợp và so sánh các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTCPMT tại
các đơn vị khảo sát ................................................................................................................ 114
Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu xi măng đến năm 2030.............................................................. 124
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các vùng miền đến năm 2030 ................... 124
Bảng 3.3: Phân loại CPMT theo dòng vật liệu trong các DNSX xi măng Việt Nam .......... 130
Bảng 3.4: Bảng chi phí xử lý chất thải công ty Vicem Hải Vân năm 2017.......................... 134
Bảng 3.5: Bảng chi phí ngăn ngừa và quản lý mơi trường công ty Vicem Hải Vân ........... 135
Bảng 3.6: Cân bằng vật liệu tại công ty Vicem Hải Vân...................................................... 137

Bảng 3.7: Bảng chi tiết CPMT năm 2017 cho từng sản phẩm xi măng công ty Vicem Hải
Vân ........................................................................................................................................ 138
Bảng 3.8: Bảng đánh giá CPMT tại công ty Vicem Hải Vân năm 2017 trước và sau khi thực
hiện MFCA ............................................................................................................................ 139
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp CPMT tại Công ty Vicem Hải Vân năm 2017 ............................ 140
Bảng 3.10: Bảng kê chi phí vật liệu của chất thải ................................................................ 142
Bảng 3.11: Thiết lập tài khoản KTCPMT............................................................................ 143
Bảng 3.12: Sổ chi phí mơi trường ......................................................................................... 147
Bảng 3.13: Sổ chi tiết chi phí mơi trường ............................................................................. 148
Bảng 3.14: Sổ chi tiết cân đối dòng chi phí vật liệu ............................................................. 149
Bảng 3.15: Đề xuất hình thức trình bày thơng tin CPMT trên thuyết minh BCTC .......... 150
Bảng 3.16: Báo cáo chi phí mơi trường theo bộ phận .......................................................... 154
Bảng 3.17: Báo cáo chi phí mơi trường theo dòng vật liệu .................................................. 156
Bảng 3.18: Báo cáo tổng hợp chi phí mơi trường ......................................................... 1568


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt mơi trường và giải quyết hài hịa các vấn đề
kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các
quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối
đa các hành vi vi phạm, hủy hoại, gây ơ nhiễm mơi trường. Hơn nữa, chính những áp
lực từ sự nhận thức và hiểu biết sâu sắc của khách hàng về hoạt động môi trường ngày
càng cao đối với sản phẩm; nhà đầu tư; người lao động, luật bảo vệ mơi trường của
Chính phủ;... địi hỏi doanh nghiệp (DN) phải thay đổi nhận thức về bảo vệ môi
trường, tiến tới thay đổi hành vi của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt

là áp dụng bộ máy quản lý môi trường tại DN, nâng cao năng lực tài chính để phát
triển hoạt động mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trong xu thế xây dựng nền Kinh tế xanh do Liên hợp quốc phát động năm 2010,
Việt Nam cần có cách nhìn, tư duy mới trong lộ trình phát triển kinh tế đảm bảo tăng
trưởng kinh tế nhanh, ổn định và thân thiện với môi trường. Nhà nước cần quan tâm và
ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý, để hạn chế sự khai thác quá
mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội đồng thời
hạn chế tối đa các hành vi vi phạm, huỷ hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường
đồng thời cũng cần có những hướng dẫn cụ thể việc áp dụng kế tốn chi phí mơi
trường (KTCPMT) trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) tạo điều kiện cho các DN
phát triển nhanh và bền vững.
Thực tế cho thấy hiện nay ngành sản xuất xi măng là một trong những ngành tiêu
tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, có tiềm năng hủy hoại môi trường và sức khỏe
con người nhưng lại là sản phẩm có tính cấp thiết song hành với nhịp độ phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, ngành sản xuất xi măng
Việt Nam là một trong số các ngành gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có thị trường khá
rộng nhưng các DNSX xi măng phải cạnh tranh gay gắt với nhau, nhất là trong giai
đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay
đang ở mức độ phát triển tương đối thấp so với các nước trong khu vực và trên thế


2

giới. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xi măng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như giá cả, chất lượng, mẫu mã và các biện pháp marketing, các kênh phân phối.
Thơng tin về chi phí trong các DNSX xi măng nói chung đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để vừa có thể đưa ra các
sản phẩm với giá rẻ, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm sản xuất, lựa chọn các biện pháp
marketing, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho DN. Trong các DNSX xi măng, chi phí phát
sinh liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm là rất lớn đặc biệt phải kể đến

chi phí mơi trường. Điều đó cho thấy các DN cần phải quan tâm đến KTCPMT để phục
vụ cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì lý do đó, tác giả chọn
nghiên cứu đề tài “Kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam” với hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho các DN về phương pháp luận
cũng như ứng dụng thực tiễn để ứng dụng thành công cho DN giúp DN tiến tới phát
triển bền vững hơn.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về kế tốn chi phí mơi trường

KTCPMT là một cơng cụ cần thiết không chỉ giúp DN đáp ứng các u cầu
bảo vệ mơi trường mà cịn cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh. KTCPMT đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam cũng như
các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Đến nay đã có một số bài báo, tạp
chí, cơng trình khoa học, luận án tiến sĩ trong nước liên quan đến KTCPMT. Các
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: nhận diện, phân loại, các phương
pháp xác định chi phí mơi trường, cung cấp và sử dụng thơng tin chi phí mơi trường…
- Một số nghiên cứu của USEPA (1995); UNDSD (2001); METI (2002); IFAC
(2005)… đã đưa ra nhiều khái niệm CPMT nhưng hiện nay chưa có một khái niệm nào
được thống nhất thừa nhận. Theo USEPA (1995) để đưa ra khái niệm về CPMT tùy thuộc
vào mục đích cũng như phụ thuộc vào mức độ và phạm vi của việc sử dụng, ứng dụng
thơng tin về chi phí của cơng ty đó. Theo UNDSD (2001), CPMT bao gồm chi phí nội bộ
DN và chi phí bên ngồi có liên quan đến tổn hại mơi trường và bảo vệ mơi trường. Trong
đó, CPMT được giới hạn là chi phí nội bộ và được nhận diện gồm các loại là chi phí xử lý
chất thải, chi phí ngăn ngừa và quản lý ơ nhiễm mơi trường, chi phí thu mua vật liệu dùng
cho sản xuất đầu ra phi sản phẩm, chi phí chế biến của đầu ra phi sản phẩm. Từ cách phân
loại này UNDSD đưa ra qui trình và nguyên tắc cho việc phân bổ theo hoạt động, xác


3


định CPMT theo dòng vật liệu, hướng dẫn về việc tính tốn và lập báo cáo CPMT hàng
năm của cơng ty theo khoản mục chi phí, chi tiết theo yếu tố.

- Về các phương pháp xác định CPMT gồm có các nghiên cứu:
+ Để phục vụ cho mục tiêu phân tích chi phí gồm các phương pháp: KTCPMT
theo dịng vật liệu (MFCA) (Kreuze và Newel, 1994; Schaltegger và Buritt, 2000;
UNDSD, 2001; Strobel và Redman, 2002; Bộ Môi trường Đức, 2003; IFAC, 2005;
METI, 2002, 2007), KTCPMT đầy đủ (Epstein,1996b; CICA, 1997; Bebbington et al,
2001), KTCPMT theo chu kỳ sống (Kreuze và Newel, 1994; Schaltegger và Buritt,
2000; Parker.L.D, 2000). Các nghiên cứu về KTCPMT theo dòng vật liệu đều cho
rằng MFCA là bức tranh tồn cảnh và tích hợp về việc sử dụng vật liệu. Theo phương
pháp này, các dòng vận động chi tiết của vật liệu cần được ghi nhận xuyên suốt toàn
bộ các bước quản lý vật liệu trong tổ chức như thu mua vật liệu, tiếp nhận, tồn trữ,
luân chuyển nội bộ, sử dụng và vận chuyển sản phẩm cũng như việc thu hồi phế liệu,
tái chế, xử lý và thải bỏ cùng với các con số cân đối vật liệu đính kèm. MFCA là
phương pháp xác định CPMT phù hợp cho các cơng ty có tỷ trọng chi phí vật liệu lớn
trong tổng chi phí hoạt động. Trong các nghiên cứu về phương pháp KTCPMT đầy đủ
(FCA): CICA cho rằng kế tốn chi phí (mơi trường) đầy đủ là sự tích hợp các CPMT
nội bộ của đơn vị kế tốn với các chi phí bên ngồi do ảnh hưởng bởi các hoạt động,
sản phẩm, dịch vụ của đơn vị đến môi trường. Bebbington và các cộng sự chỉ ra rằng
kế tốn chi phí đầy đủ giúp chuyển dịch từ hệ thống kinh tế hiện tại đến sự phát triển
bền vững. Nghiên cứu về phương pháp CPMT theo hoạt động và theo chu kỳ sống
Kreuze và Newel chỉ ra rằng trong KTCPMT phương pháp ABC được sử dụng để tích
hợp các CPMT trong việc thiết kế sản phẩm và qui trình. Phương pháp này cho phép
tiếp cận đến các chi phí liên quan đến chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc của một hệ
thống từ giai đoạn nghiên cứu và phát triển cho đến cuối cùng là thải bỏ hay từ khi
sinh ra tới khi chôn lấp.
+ Để phục vụ cho mục tiêu thẩm định dự án đầu tư sử dụng phương pháp đánh giá
chi phí tồn bộ (TCA). Theo USEPA (1995); Medley (1997); Nguyễn Chí Quang (2002)
cũng giống như LCA, TCA giúp các cơng ty phịng ngừa về ơ nhiễm phịng ngừa. Theo

định nghĩa của USEPA (1995), TCA là phương pháp phân tích tài chính tồn diện thơng
qua việc đánh giá chi phí và tiết kiệm chi phí trong dài hạn theo kinh nghiệm của một dự


4

án đầu tư được thực hiện bởi một tổ chức. TCA mang lại lợi ích trong việc đánh giá dự án
đầu tư và tiến hành phân tích ngân sách.

Các nghiên cứu lý thuyết về phương pháp xác định CPMT đã chỉ ra rằng các
phương pháp trên khác nhau về phạm vi chi phí được xác định do đó cũng được sử
dụng cho các mục tiêu khác nhau trong DN. Trong đó, MFCA được coi là phương
pháp phù hợp nhất để xác định CPMT trong các DNSX sử dụng nhiều vật liệu.
- Luận án “Nghiên cứu mơ hình quản lý và hạch toán CPMT trong DN khai
thác than Việt Nam (2010) của Bùi Thị Thu Thủy đã chỉ ra lý luận về KTCPMT, xây
dựng mơ hình quản lý CPMT cho DN khai thác than theo 3 nhóm hoạt động (Hoạt
động bảo vệ môi trường trực tiếp; Hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý khống sản;
Hoạt động khác), áp dụng mơ hình đã đề xuất để tính tốn một đơn vị khai thác than,
làm rõ các CPMT trước đây bị ẩn trong tài khoản chung, xác định lại giá thành sản
phẩm có tính đến yếu tố mơi trường. Tuy nhiên, một số hạn chế của nghiên cứu đó là
chưa chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu chưa rõ ràng,
chưa có một cơ sở lý thuyết đầy đủ bởi mới chỉ phân loại CPMT theo hoạt động, chưa
đề cập đến báo cáo mơi trường, chưa có các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả mơi trường,
chưa đưa ra phương pháp xác định CPMT phù hợp, chưa chỉ ra được 2 loại thông tin
môi trường hiện vật và tiền tệ có vai trị như thế nào đối với quản lý chi phí. Ngồi ra,
thực trạng và giải pháp của đề tài tập trung vào quản lý môi trường hơn là kế tốn quản
lý mơi trường, kinh nghiệm về KTCPMT trên thế giới chưa được trình bày.
- Luận án "Nghiên cứu kế toán quản trị CPMT trong các DNSX gạch tại Việt
Nam" (2017) của Lê Thị Tâm. Luận án tập trung nghiên cứu về kế toán quản trị CPMT
(ECMA) như là cơng cụ hữu ích cho nhà quản trị DN để gia tăng lợi ích kinh tế và cải

thiện hiệu quả môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nghiên cứu được
thực hiện trong DNSX gạch bởi đây là lĩnh vực sản xuất gây ra tác động lớn đến môi
trường. Luận án tổng hợp khung lý thuyết về ECMA trong DN bao gồm khái niệm,
thơng tin chi phí mơi trường, nhận diện chi phí mơi trường, các phương pháp sử dụng
để xác định, đo lường chi phí mơi trường, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường,
lập báo cáo chi phí mơi trường. Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, luận án kế
thừa và phát triển các thang đo về thực hành ECMA đồng thời đánh giá thực trạng áp
dụng ECMA trong DNSX gạch thông qua kết quả nghiên cứu định lượng và định tính.
Từ bốn lý thuyết là lý thuyết bất định, lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp và lý


5

thuyết bên liên quan, luận án đã thiết kế 7 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hành ECMA. Sử dụng phương pháp định lượng và định tính, luận
án đưa ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng. Với nghiên cứu định lượng, bốn nhân tố
được khám phá đó là: Áp lực cưỡng chế của chính phủ, Áp lực quy phạm, Áp lực cộng
đồng dân cư; Chiến lược mơi trường có mối quan hệ thuận chiều với mức độ thực hiện
ECMA. Trong khi nghiên cứu định tính ủng hộ cả bảy nhân tố đều có mối quan hệ
thuận chiều với mức độ thực hiện ECMA. Luận án cũng phân tích quan điểm của các
nhà quản trị về lợi ích mà ECMA mang lại trong DNSX gạch, kiểm định mối liên hệ
và sự khác biệt giữa lợi ích ECMA với số lượng lao động, tổng nguồn vốn, trình độ
học vấn, kinh nghiệm làm việc. Những phát hiện trong nghiên cứu đã giúp luận án đề
xuất các giải pháp và khuyến nghị thực hành ECMA.
- Luận án: "Kế toán quản trị CPMT trong các DN chế biến dầu khí thuộc tập
đồn dầu khí quốc gia Việt Nam" (2017) của Hồng Thị Bích Ngọc. Luận án đã phân
tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kế tốn quản trị CPMT
để hình thành khung lý thuyết về kế toán quản trị CPMT trong DNSX. Sử dụng các lý
thuyết kế tốn có liên quan để giải thích cơ sở vận dụng kế tốn quản trị CPMT tại các
DNSX đồng thời đề xuất mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng

kế toán quản trị CPMT trong các DNSX. Đồng thời khảo sát, phân tích và đánh giá
một cách tồn diện về thực trạng kế tốn quản trị CPMT trong các DN chế biến dầu
khí thuộc Tập đồn PVN để nhận diện và xác lập cơ sở thực tiễn cho các vấn đề cần
giải quyết. Khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán
quản trị CPMT trong các DN chế biến dầu khí thuộc Tập đồn PVN. Xác lập một cách
khoa học và phù hợp cho các nguyên tắc và phương hướng áp dụng kế toán quản trị
CPMT trong các DN chế biến dầu khí thuộc Tập đồn PVN trên cơ sở nhận diện bối
cảnh mà hệ thống kế toán quản trị CPMT của các DN thuộc PVN đang tồn tại và phát
triển. Đề xuất các giải pháp đồng bộ đảm bảo tính khoa học và khả thi, có định hướng
trước mắt và lâu dài, nhằm vào các nội dung mới có tính then chốt quyết định đến tính
hữu ích của thơng tin kế toán quản trị CPMT cho mục tiêu kiểm sốt chi phí và ra
quyết định của nhà quản trị trong các DN chế biến dầu khí thuộc Tập đồn PVN
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững như: Nhận diện, xác định và báo cáo về chi phí
mơi trường. Đồng thời đưa ra kiến nghị với các cơ quan liên quan tạo điều kiện thực
hiện các giải pháp đó.


6

- Luận án: "Kế toán quản trị CPMT trong các DNSX thép tại Việt Nam" (2017)
của Nguyễn Thị Nga. Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp khung lý thuyết về kế toán
quản trị CPMT (ECMA) bao gồm: Nhận diện và phân loại chi phí mơi trường, xây
dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường, phương pháp xác định chi phí mơi
trường, xây dựng báo cáo ECMA và xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường.
Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng ECMA trong DN căn cứ trên ba lý thuyết là lý thuyết khuếch tán của
những đổi mới, lý thuyết bất định và lý thuyết thể chế. Đồng thời, luận án cũng xây
dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA trong các
DNSX (DNSX) thép tại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số đề xuất mới rút ra từ kết quả
nghiên cứu. Tuy nhiên nhân tố vai trị của bộ phận kế tốn quản trị chỉ có được hai

biến quan sát, khơng đủ theo qui định là có ba biến quan sát nên không thể thực hiện
được đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha (Đinh Phi Hổ, 2011);
Và mô hình nghiên cứu mới chỉ giải thích được 62.8% biến thiên của biến phụ thuộc,
phần còn lại (37.2%) chưa được giải thích.
- Bài viết “Định hướng phát triển kế tốn quản lý mơi trường trong hệ thống kế
tốn Việt Nam” của tác giả PGS.TS Hà Xuân Thạch. Bài báo đề cập đến kế tốn quản trị
mơi trường với nội dung: Nhận diện, phân loại và ghi nhận các loại chi phí mơi trường,
cơng bố báo cáo về mơi trường, các giải pháp phát triển kế tốn quản lý mơi trường tại
Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra các phương pháp xác định chi phí mơi trường,
chưa đề cập đến KTCPMT trong DN.
- Bài viết “Hạch tốn mơi trường và việc áp dụng ở Việt Nam” của tác giả Trọng
Dương (tháng 11/2008) đã đề cập đến một số loại chi phí mơi trường, là các yếu tố chi phí
khá mới mẻ trong các DNSX của Việt Nam. Bài viết cũng đề cập đến việc xác định các
yếu tố CPMT tại Việt Nam và định hướng EMA như là lĩnh vực kế tốn có chức năng hỗ
trợ cho cơng tác quản lý môi trường đối với các nhà quản lý môi trường và các nhà
chuyên môn. Yêu cầu đặt ra và địi hỏi các nhà quản lý cần phải có nhiều thơng tin hơn về
khía cạnh chi phí liên quan đến môi trường phát sinh trong các hợp đồng của cơng ty. Tuy
nhiên, cho đến nay, nhìn chung, các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế
toán và thực tế của hợp đồng chưa cung cấp và đáp ứng được những thông tin cần thiết về
các chi phí liên quan đến mơi trường theo các u cầu cho việc ra quyết định và lập
BCTC. Thực tế cho đến nay, yếu tố CPMT không nằm trong một tài khoản, một khoản


7

mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến mơi trường đang
phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể
phát hiện, không thể thấy được quy mơ và tính chất của CPMT nói chung và từng khoản
CPMT nói riêng. Ngồi ra, hiện nay, trên các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí
đáng kể liên quan đến mơi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố

và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi trường
sống.
- Bài viết: “Nhận diện CPMT trong giá thành sản phẩm tại DN sản xuất” của Hồ
Thị Vinh (2019). Bài viết đưa ra cái nhìn tổng qt về chi phí môi trường, việc nhận
diện CPMT và xác định CPMT trong giá thành sản phẩm ở các DN sản xuất. Hầu hết
các nhà lãnh đạo DN đều đồng ý rằng mục tiêu chính của nền kinh tế là phát triển bền
vững. Tính bền vững địi hỏi các cơng ty phải phấn đấu về hiệu quả sinh thái, nhưng
họ chỉ có thể đo lường bằng cách tạo ra thơng tin chính xác về cả chi phí, doanh thu
mơi trường và hiện trạng môi trường. CPMT là một trong nhiều loại khác nhau của chi
phí mà DN phải chịu trong q trình hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Bàn đến thông tin của BCTC đề cập đến vấn đề môi trường, hai tác giả Võ Văn
Nhị và Nguyễn Ngọc Dung của ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những
hạn chế của BCTC trong các DN về việc phản ánh các thơng tin phi tài chính về mơi
trường, về các vấn đề xã hội; tính chất “khơng trọng yếu” của các thông tin về những
vấn đề môi trường, xã hội. Qua bài viết “Các hạn chế từ khuôn mẫu chung cho việc
ghi nhận và trình bày BCTC của DN trong mối liên hệ với môi trường và bảo vệ mơi
trường”, các tác giả cũng đã nhấn mạnh vai trị thơng tin kế tốn đặc biệt là thơng tin
trên BCTC liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội của DN. Đây chính là nguyên
nhân cho các DN chỉ biết lợi nhuận của mình mà cố tình quên trách nhiệm với mơi
trường, với xã hội.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí mơi
trường
- Bài viết: “The decision to disclose environmental information: a research
review and agenda” (Advances in Accounting, volume 21, 83-111) năm 2005 của tác
giả Lee và Hutchison nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới các quyết định về công
khai các thông tin môi trường bên cạnh các thông tin tài chính của DN. Các nhân tố
như (i) luật pháp, (ii) áp lực xã hội, (iii) đặc điểm của DN, (iv) chi phí – lợi ích, và (v)


8


văn hóa và nhận thức… là những nhân tố cơ bản liên quan đến công khai các thông tin
môi trường trên báo cáo chuyên biệt của DN.
- Bài viết: “Attitudes to the development and implementation of social and
environmental accounting in Thailand” (Critical Perspective on Accounting, 16, 10351057) của tác giả Kuasirikum năm 2005 nghiên cứu nhận thức và thái độ đối với các
vấn đề môi trường như là một nhân tố thúc đẩy việc gắn kết môi trường với ngôn ngữ
của kế tốn tại Thailand. Từ sự gắn kết mơi trường – kế tốn, địi hỏi phải có những
thay đổi nhất định trong hệ thống kế toán hiện hành của Thái lan cũng như sự thay đổi
trong nhận thức của những người làm kế toán.
- Theo Drury và Tayles (1995) có rất nhiều rào cản đối với với việc áp dụng hay
thay đổi hệ thống kế toán quản trị hiện tại, bao gồm: Thói quen quản lý, chi phí cao,
thiếu những kỹ năng cần thiết, yếu tố tổ chức và văn hóa và sự miễn cưỡng để từ bỏ hệ
thống hiện có.
- Kumpulainen & Pohjola (2008) đã thu thập dữ liệu bằng cách tiếp cận bốn công
ty gồm công ty vận tải VR, công ty dịch vụ viễn thông Elisa, công ty dịch vụ IT
Fujitsu, công ty bán lẻ Kesko Food tại Phần Lan trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm
2005 đồng thời phỏng vấn nhân sự chủ chốt chịu trách nhiệm về ECMA từ tháng 2 đến
tháng 4 năm 2005. Nghiên cứu cho thấy chỉ có cơng ty Kesko Food tự nguyện tiếp tục
phát triển hệ thống thí điểm ECMA trong khi ba cơng ty cịn lại áp dụng ECMA đã
không thành công. Nghiên cứu cũng đã khám phá ra các nhân tố được coi là tích cực
trong việc phát triển ECMA đó là: nhà quản lý có sự sáng tạo; mục tiêu được xây dựng
rõ ràng; nhân lực tham gia ứng dụng ECMA rộng rãi; có bộ hướng dẫn quản lý môi
trường và ECMA. Ngược lại, các nhân tố cản trở việc thực hành ECMA là: thiếu sự
ủng hộ từ nhà quản lý; ngân sách hạn hẹp trong việc thiết kế và phát triển ECMA;
thiếu thông tin từ hệ thống kế toán ban đầu; những thay đổi trong hệ thống công nghệ
thông tin khi liên kết giữa việc thu thập dữ liệu với phân tích khơng thể được chuyển
giao thành công giữa các hệ thống cũ và mới; sự thay đổi nhanh chóng trong mơi
trường kinh doanh.
- Qian & Burritt (2009) dựa vào Lý thuyết bất định, tiến hành phỏng vấn sâu 12
nhà quản lý môi trường đại diện cho 12 cơ quan chính quyền địa phương của New

South Wales, Úc để khám phá 3 nhân tố (tính khơng chắc chắn của mơi trường, chiến
lược mơi trường tích cực và tính phức tạp của hoạt động quản lý và tái chế chất thải)


9

cho thực hành ECMA. Nghiên cứu chỉ ra rằng tính không chắc chắn của môi trường
quản lý chất thải chẳng hạn như sự thay đổi của thị trường tái chế và sự giảm bớt
không gian bãi rác cung cấp động lực cho nhà quản lý chất thải liên kết thông tin
KTCPMT vào việc lập kế hoạch và ra quyết định. Nghiên cứu cũng tiết lộ chiến lược
quản lý chất thải tích cực sẽ dẫn đến việc thu thập và sử dụng thông tin trường nhằm
đáp ứng mục tiêu chiến lược đã được thiết lập. Ngồi ra, tính phức tạp hoạt động quản
lý và tái chế chất thải được xem như là mối quan tâm để xác định và cải tiến hệ thống
ECMA.
- Nghiên cứu của Jamil et al (2014) khảo sát các yếu tố và các rào cản ảnh
hưởng đến việc thực hành kế tốn quản trị mơi trường tại các DN vừa và nhỏ tại
Malaysia. Lý thuyết thể chế được sử dụng để giải thích cho việc áp dụng kế tốn quản
trị mơi trường tại các DN này. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết các công ty đều phân bổ
ngân sách cho các hoạt động môi trường và thực hành kế tốn quản trị mơi trường trên
khía cạnh phi tiền tệ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tính cưỡng chế là nhân tố chủ đạo
dẫn đến việc thực hành kế tốn quản trị mơi trường, hạn chế về tài chính và thiếu
hướng dẫn là những rào cản chính ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán quản trị
mơi trường tại các DN này. Do đó, các rào cản đối với q trình phát triển kế tốn
quản trị mơi trường sẽ được giải quyết chủ yếu bởi chính phủ và các cơ quan chức
năng của Malaysia.
- Nghiên cứu của Wachira (2014) đã khảo sát thực trạng kế toán quản trị môi
trường tại 30 DN thuộc các ngành nghề khác nhau tại Nairobi Kenya. Dựa trên lý
thuyết lập pháp, thể chế và khía cạnh quản lý, tác giả đã đưa vào mơ hình các nhân tố
ảnh hưởng để kiểm định bao gồm: Qui mơ cơng ty, chi phí tn thủ qui định mơi
trường, trình độ cơng nghệ, số năm hoạt động của công ty, chiến lược môi trường, hoạt

động tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ cơng nghệ có khả năng ảnh
hưởng nhưng ở mức độ rất thấp, chi phí tn thủ, chiến lược mơi trường và hiệu quả
tài chính là những nhân tố ảnh hưởng chính, qui mơ và tuổi của cơng ty khơng ảnh
hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị môi trường.
- Nghiên cứu của Alkisher (2014) đã tiến hành điều tra các yếu tố có ảnh hưởng
đến việc áp dụng kế tốn quản trị mơi trường trong các cơng ty dầu và sản xuất tại
Lybia. Dựa trên cơ sở các lý thuyết thể chế, lập pháp, các bên liên quan, ngẫu nhiên,
đổi mới tác giả đã đưa vào nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổ chức, môi


10

trường và công nghệ đến khả năng áp dụng kế tốn quản trị mơi trường. Thơng qua
phân tích kết quả điều tra trên các nhà quản lý tài chính và môi trường cho thấy rằng
chiến lược, môi trường và tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế
tốn quản trị mơi trường tại các DN. Nhân tố tuổi, trình độ giáo dục là những yếu tố có
ảnh hưởng tới khả năng các cơng ty áp dụng kế tốn quản trị mơi trường. Chiến lược
phịng vệ và văn hóa thứ bậc là những nhân tố cản trở việc áp dụng kế tốn quản trị
mơi trường.
2.3. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu
Từ việc xem xét và phân tích các nghiên cứu trong và ngồi nước, luận án đã
tìm ra khoảng trống trong các nghiên cứu trước về KTCPMT, cụ thể:
(1) Mặc dù đã có một số nghiên cứu về KTCPMT song các nghiên cứu đó mới
chỉ đi sâu vào một hoặc một số khía cạnh, cơng cụ của KTCPMT mà chưa có một
khung lý thuyết tồn diện, tổng thể về KTCPMT.
(2) Các tài liệu hướng dẫn và các cơng trình nghiên cứu về KTCPMT trên thế
giới đã mang lại tri thức mới, thiết lập một công cụ quản trị DN hiệu quả, phù hợp với
xu thế hướng đến tính bền vững của các DN. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã thực hiện ở
các DNSX nói chung nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về KTCPMT trong
các DNSX xi măng tại Việt Nam. Mỗi ngành sản xuất có một qui trình sản xuất khác

nhau, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu khác nhau và do vậy hoạt động môi trường cũng
khác nhau. Đối với ngành xi măng đây được coi là lĩnh vực sản xuất gây ra nhiều tác
động tiêu cực đến môi trường và điều này dẫn đến CPMT tạo ra là đáng kể.
(3) Nhìn chung các nghiên cứu về CPMT đều tập trung chủ yếu vào nội dung
KTQT chưa đề cập nhiều đến nội dung KTTC
(4) Hầu hết các nghiên cứu chưa đề cập đến nội dung ghi nhận KTCPMT; nhu
cầu sử dụng thông tin CPMT và thực trạng công bố thông tin CPMT cho các đối tượng
bên trong và ngoài DN
Các khoảng trống trong nghiên cứu giúp đưa ra định hướng cho luận án là tập
trung nghiên cứu về KTCPMT trong các DNSX xi măng Việt Nam, xem xét mức độ
áp dụng KTCPMT của các DNSX xi măng Việt Nam. Các kết quả và kết luận nghiên
cứu sẽ tạo nên cơ sở vững chắc để luận án đưa ra giải pháp và khuyến nghị áp dụng
KTCPMT cho các DNSX xi măng Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu


11

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu tổng quát dựa trên cơ sở khung lý thuyết
về KTCPMT trong các DNSX và kết quả khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng
KTCPMT trong các DNSX xi măng Việt Nam, phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ áp dụng KTCPMT. Từ đó nghiên cứu xây dựng hệ thống KTCPMT phù hợp
cho các DNSX xi măng Việt Nam đóng góp cho sự phát triển bền vững và giải quyết
các vấn đề về trách nhiệm môi trường của DN . Xuất phát từ mục đích trên, các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được xác định:
(1) Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về KTCPMT trong các
DNSX
(2) Đánh giá thực trạng KTCPMT trong các DNSX xi măng Việt Nam bao gồm:
nhận diện, phân loại; xây dựng định mức và lập dự toán; phương pháp xác định
CPMT; ghi nhận KTCPMT; cung cấp và sử dụng thông tin CPMT cho các đối tượng

bên trong và ngoài DN
(3) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTCPMT trong các
DNSX xi măng
(4) Nghiên cứu đề xuất giải pháp và khuyến nghị phù hợp nhằm áp dụng
KTCPMT trong các DNSX xi măng Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:
(1) Hệ thống kế toán hiện hành trong các DNSX xi măng Việt Nam nhận diện,
đo lường, ghi nhận, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin các khoản CPMT như thế
nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng KTCPMT trong các DNSX
xi măng Việt Nam hiện nay?
(3) Cần phải làm gì để áp dụng KTCPMT trong các DNSX xi măng Việt Nam
trong thời gian tới?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là: KTCPMT trong các DNSX xi măng
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số


12

1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2015 sẽ hồn
thành việc chuyển đổi cơng nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay. Hiện tại,
theo số liệu khảo sát của Bộ Xây dựng, tất cả các DNSX xi măng có các nhà máy sản
xuất xi măng theo cơng nghệ lị đứng trên tồn quốc đã dừng sản xuất hoặc chuyển đổi
sang cơng nghệ lị quay theo đúng Quy hoạch 1488 của Chính phủ. Vì vậy luận án lựa
chọn nghiên cứu và khảo sát thực tế tất cả các DNSX xi măng Việt Nam sử dụng cơng

nghệ lị quay phương pháp khơ, với số lượng mẫu là 54 DN, kết quả khảo sát thu được
là của 54 DN, trong đó có 45 DN trả lời đầy đủ các câu hỏi khảo sát và đảm bảo tính
hợp lệ. 45 DN được lấy kết quả khảo sát nghiên cứu gồm: 37 công ty cổ phần chiếm
82,23%; 8 công ty TNHH chiếm 17,77%.
+ Về thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2018.
6. Phương pháp và trình tự nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc thu thập thông tin cho quá trình nghiên cứu tác giả chủ yếu sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính cho từng nội dung nghiên cứu. Đây là phương
pháp được tác giả tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm của mơi trường
kinh doanh nơi nghiên cứu được tiến hành từ quan điểm của người nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng do chủ thể nghiên cứu mới và muốn tìm hiểu mối
quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn.
Phương pháp tra cứu tài liệu:
Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn đề
liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chun mơn, sách
chun khảo được biên dịch, tạp chí chun ngành trong và ngồi nước, cơng trình
nghiên cứu khoa học khác như luận án, luận văn, đề tài khoa học... để có thể khẳng
định và khái quát lại những mặt đã đạt được của các cơng trình từ đó tìm ra điểm
trống nghiên cứu. Đồng thời, bằng phương pháp này tác giả có thể tập hợp được các
kiến thức lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm các cơng trình nghiên cứu trong nước và
nước ngồi có liên quan đến đề tài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các
thư viện, các ấn bản phẩm đã được xuất bản, các bản dịch và tìm kiếm trên mạng
internet. Cụ thể tác giả nghiên cứu hệ thống pháp luật có liên quan, các tài liệu quốc tế


13


liên quan đến KTCPMT, tài liệu của ngành xi măng cũng như của Hiệp hội Xi măng
Việt Nam và giáo trình bài giảng của một số trường đại học trên cả nước. Các trang
website được tác giả truy cập để đọc các bài báo, luận án gồm các trang web của các
trường đại học và các trang web chuyên cung cấp các bài báo, tài liệu nghiên cứu như:
; ; ;
; ; http:// www.mof.gov.vn;
http://www. thuvienphapluat.vn; v.v.. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các
các số liệu của Tổng cục thống kê liên quan đến DNSX xi măng, website của Tổng
công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (), trang thông tin điện tử
của Hiệp hội xi măng (), website của các DNSX xi măng.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra khảo sát, phỏng vấn
sâu và nghiên cứu điển hình tại các DN.
- Khảo sát: Đối tượng khảo sát bằng phiếu điều tra được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm đối tượng sử dụng thơng tin bên trong DN: Đối tượng khảo sát trong
nhóm này là các nhà quản trị, kế tốn trưởng DN. Mục đích khảo sát nhóm này nhằm
tìm hiểu quy mơ và đặc điểm bộ máy quản lý, đặc điểm quy trình cơng nghệ, thực
trạng KTCPMT và nhu cầu cung cấp và sử dụng thông tin KTCPMT phục vụ cho
công tác quản trị nội bộ trong các DNSX xi măng Việt Nam. Phiếu khảo sát được
thiết kế và gửi thông qua email sử dụng công cụ google drive, qua đường bưu điện và
phát trực tiếp bằng bản in. Số lượng phiếu phát ra là 54 phiếu, số phiếu thu về 54
phiếu trong đó sử dụng được kết quả trong nghiên cứu là 45 phiếu.
+ Nhóm đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi DN: Đối tượng được khảo sát là
các cán bộ tín dụng cấp cao của các ngân hàng; nhân viên thực hiện nhiệm vụ liên
quan đến vấn đề môi trường tại các Chi cục Bảo vệ môi trường, Cục thống kê, Sở Kế
hoạch và đầu tư trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
Tổng số phiếu khảo sát đã gửi là 60 phiếu, số phiếu khảo sát hợp lệ sử dụng để phân
tích kết quả là 45 phiếu. Mục đích khảo sát của nhóm này nhằm tìm hiểu nhu cầu cung
cấp thơng tin về KTCPMT cho các đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi DN
- Phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp trung tâm của nghiên cứu định
tính, phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc được lựa chọn do sự linh hoạt và khả


14

năng khám phá các chủ đề mới từ người được phỏng vấn (Esterberg, 2001). Ngoài ra,
tác giả đã xác định được những thông tin cơ bản cần thu thập, do vậy để tiết kiệm thời
gian, dễ kiểm soát và dễ tổng hợp, phân tích dữ liệu thì phương pháp phỏng vấn sâu
bán cấu trúc là phù hợp trong trường hợp nghiên cứu này.
Đây là phương pháp trung tâm của nghiên cứu định tính. Tác giả đã xác định
được những thơng tin cơ bản cần thu thập, do vậy để tiết kiệm thời gian, dễ kiểm soát
và dễ tổng hợp, phân tích dữ liệu tác giả xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn sơ
thảo làm công cụ hỗ trợ trong q trình phỏng vấn. Để có thể phát hiện thêm điểm
mới tác giả có thể linh động đưa vào một số câu hỏi tùy vào tình huống cụ thể.
Hiện nay mật độ các DNSX xi măng chủ yếu tập trung tại khu vực Bắc Trung
Bộ chủ yếu ở các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa…Để đảm bảo thu
thập thông tin hiệu quả nhất, ban đầu tác giả dự kiến mời 15 DNSX xi măng tham gia
phỏng vấn, các DN được lựa chọn tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, và miền
Trung. Kết quả chỉ có 4 trong số 15 DN (đạt 26,67%) đồng ý tham gia phỏng vấn đó
là: Cơng ty TNHH MTV xi măng Vicem Hồng Thạch; Cơng ty xi măng Nghi Sơn;
Cơng ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn; Công ty cổ phần xi măng Hải Vân
Với mục tiêu nghiên cứu làm rõ thực trạng kế toán các khoản CPMT cơ bản bởi
hệ thống kế toán hiện hành tại các DN tham gia điều tra, và vai trị của kế tốn đối với
quản trị chi phí nói chung, CPMT nói riêng? Cả hai khía cạnh quản lý CPMT và
KTCPMT đều là mối quan tâm của nghiên cứu này. Vì thế, địi hỏi đối tượng tham
gia nghiên cứu bao gồm cả những người thuộc bộ phận kế toán và những người thuộc
bộ phận quản lý (mơi trường nếu có). Tất cả 4 đơn vị tham gia vào cuộc khảo sát đều
đáp ứng tiêu chí này.
Với mục tiêu nghiên cứu phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng

KTCPMT trong DN. Theo chỉ dẫn của nhiều nhà điều tra xã hội học, (Miles và
Huberman, 1987) cách thức để một người đánh giá vấn đề phụ thuộc vào vai trị và vị
trí của chính người đó. Vì thế để có thể phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
áp dụng KTCPMT trong DN, cần phải có các đánh giá khác nhau từ phía các nhà
quản lý ở các cấp lãnh đạo khác nhau trong DN. Theo định hướng đó, các nhà quản lý
ở các cấp khác nhau gồm: các nhà quản lý cấp cao (Ban giám đốc); các nhà quản lý
trung gian (trưởng/phó các bộ phận), các nhà quản lý cấp cơ sở (tổ trưởng sản xuất,
quản đốc phân xưởng…) và phụ trách kế tốn (giám đốc tài chính hoặc kế toán


×