Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tài liệu thiết kế ứng dụng quản lý tour du lịch áp dụng Scrum framework

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài
QUẢN LÝ TOUR DU LỊCH TRONG NƯỚC
Môn: Đồ Án Chuyên Ngành Công Nghệ Phần Mềm
Giảng viên:ThS. Nguyễn Văn Dũ
Nhóm thực hiện:

Hoàng Minh Nam 15130104
Nguyễn Thị Thúy An 15130005
Nguyễn Linh Yến 15130239
Nguyễn Thị Mộng Thùy 15130189
Huỳnh Công Phát 15130134

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12, tháng 05, năm 2019


Mục Lục


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1. Tên nhóm
“Eclipse Team”
2. Slogan
“Say no to OT!”
3. Danh sách thành viên
MSSV
15130104
15130189


15130005
15130239
15130134

Họ và Tên
Hoàng Minh Nam
Nguyễn Thị Mộng Thùy
Nguyễn Thị Thúy An
Nguyễn Linh Yến
Huỳnh Công Phát

Vai Trò
PO
SM
Dev Team Member
Dev Team Member
Dev Team Member

4. Thỏa thuận làm việc
-

Mọi cuộc họp phải diễn ra đúng giờ, kết thúc đúng giờ.
Mọi Sprint đều phải có Sprint Goal
Nói không với OT


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài
“Quản Lý Tour Du Lịch Trong Nước”
2. Công nghệ

- Java swing(Desktop)
3. Công cụ
- Eclipse version: Oxygen Release Milestone 2 (4.7.0 M2)
- SQL Server 2008
4. Chức năng


Để hệ thống được duy trì và mở rộng phát triển thì cần tới bàn tay của người quản
trị. Phân quyền cho người quản trị như sau:
• Thiết kế mục lục cơ bản cho tour và tiến hành lên tour mẫu.
• Thêm, xóa, sửa, tìm kiếm tour trên hệ thống.
• Chỉ định Hướng dẫn viên cho tour.
• Quản lý liên kết: Nhà hàng, Khách sạn
• Thêm, xóa, sửa, tìm kiếm nhân viên và thực hiện phân quyền user của nhân
viên khi đăng nhập vào hệ thống.
• Quản lý lương nhân viên (tính lương và in bảng lương).
• Thực hiện thống kê: Doang thu, Lợi nhuận, lượng tour theo thời gian, tour theo
địa điểm, tour theo hướng dẫn viên,...



Khách hàng có thể đặt tour trực tiếp tại văn phòng công ty để được tư vấn rõ ràng
và chi tiết hơn về tour. Nhân viên tiếp nhận đặt tour sẽ cập nhật thông tin đặt chỗ
này trực tiếp lên cơ sở dữ liệu, và cho phép nhân viên tiếp nhận được phân quyền
thao tác các công việc sau:
• Tìm kiếm và xem các tour mẫu.
• Thực hiện chỉnh sửa tour cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
• Thực hiện đặt tour trên hệ thống theo yêu cầu của khách hàng.
• In giấy hẹn cho khách hàng.




Sau khi nhân viên tiếp nhận đã thực hiện đặt tour và ký hợp đồng với khách hàng
thành công thì công việc cuối cùng là do nhân viên Hướng dẫn viên đảm nhận.
Hướng dẫn viên sẽ tiếp nhận thông báo đi tour từ hệ thống và được phân quyền
trong hệ thống như sau:
• Xem thông tin tour của mình.
• Xem lịch sử và chi tiết lương.

5. Thời gian thực hiện
- Ngày bắt đầu dự án: 12/05/2019


-

Ngày kết thúc dự án (dự kiến): 12/07/2019

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ.

Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử, công
nghệ thông tin cũng được những công nghệ có đẳng cấp cao và lần lượt chinh phục hết
đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị
hết sức lớn lao và ngày càng trở nên một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho
sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu.
Giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở nên thật dễ dàng cho người sử dụng:
chỉ cần có một máy tính kết nối internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì gần như lập
tức… cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy đủ thông tin, hình

ảnh và thậm chí đôi lúc có cả những âm thanh nếu bạn cần…
Bằng internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn và
chi phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc đẩy sự
khai sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên khắp thế giới,
làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây, thương mại điện tử đã khẳng định
được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với một công ty
du lịch, việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các chương trình du lịch do công
ty tổ chức trong từng thời điểm một cách hiệu quả và kịp thời là yếu tố mang tính
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót nếu công ty
của bạn chưa xây dựng được một website để giới thiệu rộng rãi các tour mà bạn tổ
chức. Và một vấn đề được đặt ra song song cùng với nó, là làm sao để có thể quản lý và
điều hành website một cách dễ dàng và hiệu quả, có như vậy, thì mới tránh được sự
nhàm chán cho những khách hàng thường xuyên của website, và thu được những kết
quả như mong muốn. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết và luôn là mỗi trăn trở của hầu hết
các công ty du lịch nói riêng và cả các doanh nghiệp khác nói chung, nhất là các
doanh nghiệp Việt Nam – với họ, thương mại điện tử còn rất mới.Với đồ án này, chúng


tôi xin được trình bày một cách thức quản lý website giúp cho những người quản trị dễ
dàng trong việc phân quyền quản lý, thay đổi, cập nhật thông tin trang web, cũng như
quản lý hiệu quả khách hàng và các nhân viên trong công ty.

1.2

HIỆN TRẠNG CHUNG

Hiện nay, khác với các nước đã có nền công nghệ thông tin phổ biến và phát triển,
tại Việt Nam, đại đa số vẫn là các website tĩnh, có cấu trúc và tổ chức thông tin cố định,
không thay đổi hoặc rất ít thay đổi, chủ yếu mang tính chất giới thiệu công ty và sản

phẩm dịch vụ của nó.
Bên cạnh đó, cũng đã có khá nhiều các trang web động (tên thương mại là Dynamic
Website) với nhiều hình thức tổ chức khác nhau về giao diện, bố cục cũng như về cách
thức quản lý, tiêu biểu như website kinh doanh địa ốc của Công ty Hoàng Quân,
website đặt phòng khách sạn trực tuyến của Công ty Thương mại điện tử Việt, website
của Ngân hàng Cổ phần thương mại ABC, về du lịch cũng có các trang web của Công
ty du lịch SaiGon Tourist, Công ty du lịch Sinh Café…
Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận rằng: đa số các website đều do công ty sở hữu
thuê các nhà thiết kế (thường là các công ty thiết kế website) đảm nhận việc thiết kế
ban đầu, điều này là hợp lý, bởi vì chỉ với một chi phí ban đầu cho dù có hơi cao đối với các trang web động – thì một website được thiết lập mang tính chuyên nghiệp
và hoạt động ổn định là điều hết sức cần thiết; nhưng để website đó hoạt động thực sự
hiệu quả thì không thể thiếu bàn tay của chính những người chủ, của chính công ty sở
hữu nó quản lý và điều hành. Thực tế là, ở Việt Nam hiện nay, vai trò của người quản
trị website dường như chưa được đánh giá đúng, đa phần người quản trị trang web của
các công ty chỉ đảm đương công việc này sau khi hoàn tất các công việc khác, vấn đề
làm mới thông tin website còn bị xem nhẹ, khiến cho những khách hàng thường xuyên
của website cảm thấy nhàm chán và từ từ rời bỏ thói quen vào thăm trang web!
Sự hoạt động hiệu quả của một số trang web nói trên là những minh chứng cho vai
trò của người quản trị website doanh nghiệp. Các công ty sở hữu các website này đều
có một bộ phận riêng đảm đương việc quản lý thông tin website, nhằm đáp ứng kịp thời


và hiệu quả các yêu cầu của các vị “thượng đế” thông qua mạng internet có như vậy thì
mới khai thác hết giá trị của website, và nguồn khách hàng tiềm năng trên mạng.
Vì thế, theo chúng tôi, các công ty đã, đang và có ý định xây dựng website riêng
cho mình thì dù ít, dù nhiều cũng đã quan tâm đến vai trò của công nghệ thông tin và
các khách hàng tiềm năng trên mạng, nên có kế hoạch và cắt đặt người quản trị để
website của công ty mình luôn mới mẻ, thu hút khách hàng đến với website, đến với
công ty.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
PHẦN MỀM SCRUM
2.1

CÁC ĐỊNH NGHĨA TRONG SCRUM

2.1.1

Scrum

Scrum là một trong những khung làm việc linh hoạt và không kém phần phổ biến
nhất hiện nay. Scrum được dùng để quản lý các dự án phát triển phần mềm, ngoài ra
scrum còn được dùng trong các công việc khác với độ phức tạp và tính sang tạo rất đa
dạng. Dựa trên lý thuyết quản lý thực nghiệm: Scrum sử dụng kĩ năng lặp và tăng dần để
tối ưu hóa sự hiệu quả và kiểm soát rủi ro.
2.1.2

Sprint

Cốt lõi của qui trình Scrum đó là Sprint, một vòng thời gian của một tháng hoặc ít
hơn, sự phát triển và tung ra sản phẩm có tiềm năng, hữu dụng được tạo ra. Những
Sprints tối ưu là sprint có thời hạn thông qua sự nỗ lực phát triển. Sprint mới sẽ bắt đầu
ngày sau khi Sprint trước kết thúc.
Trong mỗi Sprint :
+ Không có sự thay đổi được thực hiện nhằm duy trì được kết quả của Sprint đó.
+ Chất lượng kết quả không được giảm và có thể làm rõ và thảo luận lại bởi chủ sản
phẩm và đội phát triển.


Một Sprint có thể bị hủy nếu mục tiêu cuối của Sprint trở nên lỗi thời. Điều đó sẽ xảy

ra nếu công ty thay đổi sự chỉ dẫn hay điều kiện thị trường, công nghệ thay đổi.

2.2

BA CHÂN CỦA SCRUM

2.2.1 Minh bạch (transparency)
Trong Scrum, tính minh bạch được đề cao như là giá trị cốt lõi cơ bản nhất. Muốn
thành công với Scrum, thông tin liên quan tới quá trình phát triển phải minh bạch và
thông suốt. Các thông tin đó có thể là: tầm nhìn (vision) về sản phẩm, yêu cầu khách
hàng, tiến độ công việc, các khúc mắc và rào cản v.v. Từ đó mọi người ở các vai trò các
nhau có đủ thông tin cần thiết để tiến hành các quyết định có giá trị để nâng cao hiệu quả
công việc. Các công cụ và cuộc họp trong Scrum luôn đảm bảo thông tin được minh bạch
cho các bên.
2.2.2 Thanh tra (inspection)
Công tác thanh tra liên tục các hoạt động trong Scrum đảm bảo cho việc phát lộ các
vấn đề cũng như giải pháp để thông tin đa dạng và hữu ích đến được với các bên tham
gia dự án. Truy xét kĩ càng và liên tục là cơ chế khởi đầu cho việc thích nghi và các cải
tiến liên tục trong Scrum.
2.2.3 Thích nghi (adaptation)
Scrum rất linh hoạt như các phương pháp phát triển linh hoạt (agile software
development) khác. Nhờ đó nó mang lại tính thích nghi rất cao. Dựa trên các thông tin
minh bạch hóa từ các quá trình thanh tra và làm việc, Scrum có thể phản hồi lại các thay
đổi một cách tích cực, nhờ đó mang lại thành công cho dự án.

2.3

BA VAI TRÒ CỦA SCRUM

Trong Scrum, đội ngũ tham gia phát triển phần mềm được phân chia ra ba vai trò

với trách nhiệm rõ ràng để đảm bảo tối ưu hóa các công việc đặc thù. Ba vai trò này bao
gồm: Product Owner(chủ sản phẩm), Scrum Master và Development Team (Đội sản
xuất hay Nhóm Phát triển).
2.3.1 Product Owner (chủ sản phẩm)
Là người chịu trách nhiệm về sự thành công của dự án, người định nghĩa các yêu
cầu và đánh giá cuối cùng đầu ra của các nhà phát triển phần mềm.


2.3.2 Scrum Master
Là người có hiểu biết sâu sắc về Scrum và đảm bảo nhóm có thể làm việc hiệu quả
với Scrum.
2.3.3 Development Team (Đội sản xuất, hay Nhóm phát triển)
Một nhóm liên chức năng (cross-functional) tự quản lý để tiến hành chuyển đổi
các yêu cầu được tổ chức trong Product Backlog thành chức năng của hệ thống.

2.4

BỐN CUỘC HỌP CỦA SCRUM

2.4.1 Sprint Planning (Họp Kế hoạch Sprint):
Nhóm phát triển gặp gỡ với Product Owner để lên kế hoạch làm việc cho một
Sprint (xem thêm phần Sprint bên dưới). Công việc lập kế hoạch bao gồm việc chọn
lựa các yêu cầu cần phải phát triển, phân tích và nhận biết các công việc phải làm kèm
theo các ước lượng thời gian cần thiết để hoàn tất các tác vụ. Scrum sử dụng cách thức
lập kế hoạch từng phần và tăng dần theo thời gian, theo đó, việc lập kế hoạch không
diễn ra duy nhất một lần trong vòng đời của dự án mà được lặp đi lặp lại, có sự thích
nghi với các tình hình thực tiễn trong tiến trình đi đến sản phẩm.

2.4.2 Daily Scrum (Họp Scrum hằng ngày):
Scrum Master tổ chức cho Đội sản xuất họp hằng ngày trong khoảng 15 phút để

Nhóm Phát triển chia sẻ tiến độ công việc cũng như chia sẻ các khó khăn gặp phải trong
quá trình phát triển phần mềm suốt một Sprint.

2.4.3 Sprint Review (Họp Sơ kết Sprint):
Cuối Sprint, nhóm phát triển cùng với Product Owner sẽ rà soát lại các công việc
đã hoàn tất (DONE) trong Sprint vừa qua và đề xuất các chỉnh sửa hoặc thay đổi cần
thiết cho sản phẩm.


2.4.4 Sprint Retrospective (Họp Cải tiến Sprint):
Dưới sự trợ giúp của Scrum Master, nhóm phát triển sẽ rà soát lại toàn diện Sprint
vừa kết thúc và tìm cách cải tiến quy trình làm việc cũng như bản thân sản phẩm.
Cuối Sprint, nhóm phát triển cùng với Product Owner sẽ rà soát lại các công việc
đã hoàn tất (DONE) trong Sprint vừa qua và đề xuất các chỉnh sửa hoặc thay đổi cần
thiết.

2.5

BA CÔNG CỤ CỦA SCRUM

2.5.1 Product backlog:
Đây là danh sách ưu tiên các tính năng (feature) hoặc đầu ra khác của dự án, có thể
hiểu như là danh sách yêu cầu (requirement) của dự án. Product Owner chịu trách nhiệm
sắp xếp độ ưu tiên cho từng hạng mục (Product Backlog Item) trong Product Backlog
dựa trên các giá trị do Product Owner định nghĩa (thường là giá trị thương mại – business
value).

2.5.2 Sprint backlog:
Đây là bản kế hoạch cho một Sprint; là kết quả của buổi họp lập kế hoạch (Sprint
Planning). Với sự kết hợp của Product Owner, nhóm sẽ phân tích các yêu cầu theo độ ưu

tiên từ cao xuống thấp để hiện thực hóa các hạng mục trong Product Backlog dưới dạng
danh sách công việc (TODO list).

2.5.3 Burndown Chart:
Đây là biểu đồ hiển thị xu hướng của dự án dựa trên lượng thời gian cần thiết còn lại
để hoàn tất công việc. Burndown Chart có thể được dùng để theo dõi tiến độ của Sprint
(được gọi là Sprint Burndown Chart) hoặc của cả dự án (Project Burndown Chart). Biểu


đồ burndown không phải là một thành tố tiêu chuẩn của Scrum theo định nghĩa mới,
nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi do tính hữu ích của nó.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
-

Công ty du lịch thiết kế tour và lên lịch trình cho từng tour cụ thể. Sau đó, bộ phận
văn phòng có nhiệm vụ cập nhật thông tin các tour này lên hệ thống với đầy đủ
thông tin về giá cả, loại tour, lịch trình, các địa phương đi đến và hình ảnh minh
họa nếu có.

-

Ngoài ra, bộ phận văn phòng còn cập nhật thông tin, hình ảnh về các địa điểm lịch
mà công ty muốn cung cấp cho khách hàng.

-

Khách hàng vào đặt tour sẽ vào yêu cầu nhân viên tiếp nhận giới thiệu tour hiện có
hoặc tìm kiếm tour theo các yêu cầu cụ thể về giá cả, địa phương muốn đến, ngày
khởi hành của tour. Sau đó, khách hàng có thể tiến hành đặt chỗ cho tour đang

được giới thiệu nếu muốn.

-

Các đơn đặt chỗ này sẽ được cập nhật vào database và hiển thị cho người quản trị
được phân quyền xem, hiệu chỉnh, xóa hoặc xác nhận sau khi đã kiểm tra tính
chính xác của thông tin đặt chỗ.

-

Người quản trị cấp cao nhất có quyền tạo lập, thêm mới các user và phân quyền
dựa trên các cấp nhân viên trong công ty.


3.1

Đăng Nhập


Hình 5: FlowChart Đăng Nhập

3.2

Đặt Tour


Hình 6: FlowChart Đặt Tour

3.3


Quản Lý Nhân Viên


Hình 7: FlowChart Quản Lý Nhân Viên

3.4

Quản Lý Bảng Lương


Hình 8: FlowChart Quản Lý Bảng Lương
3.5

Quản Lý Tour


Hình 9: FlowChart Quản Lý Tour

3.6

Quản Lý Điểm Tham Quan


Hình 10: FlowChart Quản Lý Điểm Tham Quan


3.7

Quản Lý Khách Hàng


Hình 11: FlowChart Quản Lý Khách Hàng


3.8

Quản Lý Hợp Đồng

Hình 12: FlowChart Quản Lý Hợp Đồng
3.9

Quán Lý Liên Kết


Hình 13: FlowChart Quản Lý Liên Kết

3.10 Thống Kê



CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ TOUR DU LỊCH
TRONG NƯỚC THEO MÔ HÌNH SCRUM
4.1

USER STORY
User Story là một bản tóm tắt nhu cầu người dùng. Đây là công cụ được sử dụng

phổ biến trong Extreme Programming, Scrum và các phương pháp Agile khác để thể hiện
nhu cầu người dùng. Thông thường, user story do khách hàng, hoặc đại diện của khách
hàng, người thực sự hiểu nghiệp vụ và nắm bắt được chính xác yêu cầu của mình đối với
nhóm phát triển.

Thường thì, các User Story rất đơn giản, viết trên các thẻ index loại nhỏ hoặc các
miếng giấy dán sticky note. Có nhóm dán các User Story này lên bảng, chính là các task
board hay các Product Backlog; có nhóm kẹp lại và cất giữ ở nơi phù hợp để nhóm có thể
đem ra đọc và thảo luận dễ dàng.
Các nhà thực hành agile thường sử dụng một khuôn mẫu nhất định để viết User
Story. Một trong các mẫu ấy là:
Là <người dùng cụ thể \ vai trò> , tôi muốn <làm gì đó> để nào đó>.



Danh sách các user story của dự án phát triển phần mềm quản lý tour du
lịch trong nước theo mô hình scrum


ID

UserStory

1

As a user,
I want to register an account on the software,
so I can use features on the software.

2

As a user,
I want to logon an account on the software,
so I can use features on the software.


3

As a PO,
I want to logout an account on the software,
so user can logon with other account.

4

As a PO,
I want to reset password,
so user can reset password when they forgot.

5

As a PO,
I want to change password,
so user can security their password.

6

As a PO,
I want to employee managemet function,
so I can manage all employee of company.

7

As a PO,
I want to account managemet function,
so I can manage all account in system.


8

As a PO,
I want to tour managemet function,
so I can manage all tour of company.

9

As a PO,
I want to customer managemet function,
so I can manage all customer of company.

10

As a user,
I want to function of managing staff salary tables,
so I can managing all staff salary tables.


ID

4.2

UserStory

11

As a PO,
I want to restaurant managemet function,

so I can manage all restaurants associated with the
company.

12

As a PO,
I want to hotel managemet function,
so I can manage all hotels associated with the company.

13

As a PO,
I want to customer contract management function,
so I can manage all customer contract of company.

14

As a PO,
I want to print tables function,
so I can easier management.

15

As a PO,
I want to search function,
so user can search a tour easily.

16

As a PO,

I want to statistics function,
so I can manage business easily.

17

As a PO,
I want the decentralization function when login,
so employees can work effectively

18

As a PO,
I want to book tour function,
so employee can book a tour for customer.

PRODUCT BACKLOG
Product Backlog là nơi lưu trữ danh sách các tính năng mong muốn của sản

phẩm. Danh sách này được sắp xếp dựa trên độ ưu tiên của từng hạng mục. Các hạng
mục có độ ưu tiên cao hơn nằm ở phía trên của danh sách và sẽ được Nhóm Phát
triển lựa chọn để đưa vào sản xuất sớm, các hạng mục có độ ưu tiên thấp hơn sẽ nằm ở
phía cuối của danh sách và được phát triển muộn hơn.
Product Owner là người chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì Product Backlog.
Việc này bao gồm xác định nội dung (các hạng mục cần phát triển), đánh giá độ ưu


×