Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng anh việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.26 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

N U ỄN T

THANH HUYỀN

ĐỐI C IẾU N ÓM ĐỘN TỪ
C U ỂN ĐỘN ĐA ƢỚN AN - VIỆT

Ngành: Ng n ngữ h
Mã số : 9222 024

so sánh đối chiếu

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ N ÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa h c: 1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu
2. PGS.TS. Phạm Tất Thắng
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Quang
Phản biện 2: P S.TS. Vũ Kim Bảng
Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Ng c Trung


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DAN

MỤC CÁC CÔN

TRÌN

N

IÊN CỨU CÓ NỘI DUN

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “ Một số đặc điểm ngữ nghĩa của
động từ run trong tiếng Anh và chạy trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ
& Đời sống”, số 10, tr. 50- 55.
2. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Ngữ nghĩa của động từ chuyển động
đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã
hội, số 10, tr. 76-83.
3. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Khảo sát hướng một số động từ
chuyển động trong tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận” , Tạp
chí Giáo dục và Xã hội” Số Đặc biệt kỳ 2- tháng 4/2018; tr. 131 - 133.

4. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), “Hoạt động của động từ chuyển động
đa hướng “run” trong thành ngữ tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển học & Bách
khoa thư, số 4(60), tr. 76-80


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ loại động từ nói
chung, một nhóm động từ nói riêng, trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác
nhau là hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Động từ chuyển động đa hướng (ĐTCĐĐH) trong các ngôn ngữ
có những đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp riêng biệt, nên tạo thành một
phạm trù riêng trong nội bộ động từ, đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên
cứu từ rất lâu. Trong tiếng Việt, các động từ này lại chưa được nghiên cứu
một cách toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các
ĐTCĐĐH trong tiếng Anh và tiếng Việt là cần thiết.
1.3. Nghiên cứu đối chiếu một nhóm động từ cụ thể của hai ngôn ngữ
thuộc loại hình khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt, ngoài ý nghĩa lí luận
chỉ rõ những tương đồng, khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, đặc trưng ngữ
nghĩa của các động từ trong hai ngôn ngữ, kết quả nghiên cứu còn có giá trị
thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy tiếng Anh,
tiếng Việt như một ngoại ngữ, trong công tác biên dịch, biên soạn giáo trình
và biên soạn từ điển đối chiếu.
Từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đối chiếu nhóm
động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt" cho luận án của mình.
2. Mụ đí h và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định rõ được những điểm giống nhau và khác nhau về phương

diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của các ĐTCĐĐH trong hai ngôn ngữ, dưới tác
động, ảnh hưởng của loại hình ngôn ngữ. Đồng thời, bước đầu nêu lên được
những đặc điểm của các động từ này về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa
thông qua hoạt động hành chức của chúng trong các thành ngữ và một số tác
phẩm văn học của hai ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về động từ chuyển động trong và
ngoài nước; xác định cơ sở lý luận cho luận án;
- Miêu tả và phân tích đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc
điểm hoạt động các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh và tiếng Việt;
- Đối chiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau về đặc điểm ngữ
pháp, nghĩa và hoạt động của nhóm ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt trong
thành ngữ và một số tác phẩm văn học.
3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


2
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và
hoạt động của 10 ĐTCĐĐH trong tiếng Anh (run, go, walk, jump, creep,
climb, step, dive, swim, fly) và 10 động từ tiếng Việt (chạy, đi, nhảy, bò, trèo,
leo, bước, lặn, bơi, bay).
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu là các ĐTCĐĐH được giải thích trong Từ điển
tiếng Anh: Advanced Learner’s Dictionary , Nxb. ĐH Oxford, tb 2015 và Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) Nxb. Từ điển Bách Khoa, tb 2012.
Ngoài ra luận án khảo sát hoạt động của các động từ này trong 4 tác phẩm

văn học và trong các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
miêu tả; phương pháp phân tích thành tố nghĩa; phương pháp so sánh, đối
chiếu và thủ pháp thống kê, phân loại.
5. Đóng góp ủa luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu lí thuyết
của ngôn ngữ học đối chiếu vào đối chiếu các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh và
tiếng Việt, chỉ rõ những tương đồng và khác biệt về ngữ pháp, ngữ nghĩa và hoạt
động của chúng dưới tác động, ảnh hưởng của ngôn ngữ thuộc loại hình khác
nhau. Kết quả nghiên cứu còn có giá trị thực tiễn trong việc giảng dạy tiếng Anh,
tiếng Việt, công tác biên dịch và biên soạn từ điển đối chiếu.
6. Ý nghĩa lí luận và thự tiễn ủa luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
-Phần nào đóng góp thêm những cơ sở lý luận về việc nghiên cứu động
từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những tương đồng và
khác biệt về ngữ nghĩa và khả năng tạo tổ hợp của 10 ĐTCĐĐH tiêu biểu
trong tiếng Anh và 10 ĐTCĐĐH tiêu biểu trong tiếng Việt. Từ đó, cho thấy
một số đặc trưng văn hóa và tư duy thể hiện qua việc phân tích và luận giải
về sự phát triển nghĩa của nhóm động từ này trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong giảng dạy, học tập, nghiên
cứu tiếng Anh, công tác biên soạn từ điển cũng như công tác dịch thuật Anh
- Việt và Việt - Anh.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận



3
Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa
hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh
và tiếng Việt
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về động từ và động từ chuyển động trên thế giới được
bắt đầu chú trọng vào những năm 70 của thế kỷ 20 và được nghiên cứu theo các
hướng khác nhau. Các học giả nghiên cứu theo hướng cấu trúc tiêu biểu như:
Ju.X. Xtepanov (1977), Frawley (1992), Levin & Rappaport Hovav (1992),
Delahunty (1994), Van Valin (1997), R. M. W. Dixon (2005). Miller &
Johnson-Laird (1987), Kudrnáčová (2005,2008), Talmy (1985, 1991, 2000)
và Slobin (2004) là những tác giả nghiên cứu sâu về động từ chuyển động theo
hướng tri nhận.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam
Ở Việt Nam, động từ nói chung và động từ chuyển động nói riêng
được tiếp cận theo hai hướng chính: nghiên cứu động từ theo ngữ pháp
truyền thống là các tác giả Nguyễn Kim Thản (1962, 1977), Nguyễn Tài
Cẩn (1975), Đái Xuân Ninh (1978), các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt tiêu biểu
gồm Đinh Văn Đức (1986), Diệp Quang Ban (2003, 2004). Nguyễn Thị Quy
(1995) đã nghiên cứu vị từ trong đó có động từ chuyển động theo hướng ngữ
pháp chức năng với công trình “Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố
của nó”. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu tiếng
Việt nói chung, động từ nói riêng theo hướng ngôn ngữ học tri nhận gồm
Nguyễn Lai (1990), Nguyễn Văn Hiệp (2013), Lý Toàn Thắng (2015) và
Hoàng Tuyết Minh (2014, 2015) v.v.
1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1. Phạm trù từ loại động từ
1.2.1.1. Động từ tiếng Anh
a. Khái niệm động từ trong tiếng Anh
Trong từ điển tiếng Anh (Oxford Advanced learner’s Dictionary, 2015) và

Ngữ pháp tiếng Anh, Longman (Longman English Grammar, 1988), động từ
được định nghĩa “là một từ (run) hoặc một cụm từ (run out of) diễn tả sự tồn
tại của một trạng thái (love, seem) hay việc thực hiện một hành động (take,
play)”.
b. Phân loại động từ trong tiếng Anh
Quirk et al. (1976) đã chia động từ tiếng Anh thành hai loại chính
dựa vào chức năng của chúng trong cụm động từ (verb phrase) bao gồm động


4
từ động từ từ vựng (lexical verbs ) và trợ động từ (auxiliary verbs).. Kudrnácová

đã chia động từ từ vựng thành bốn nhóm: trạng thái (state); hoạt động
(activities); hoàn thành (accomplishment) và hành động đạt được
(achievement). Frawley đã chia động từ thành bốn loại chính là: hành động
(acts); trạng thái (states); nguyên nhân (causes) và chuyển động (motion).
c. Đặc điểm của động từ trong tiếng Anh
Thuộc loại hình ngôn ngữ biến hình, động từ tiếng Anh có đầy đủ các
loại phạm trù ngữ pháp ngôi, thì, thể, dạng, thức. Các phạm trù ngữ pháp
này biểu thị các nội dung ý nghĩa ngữ pháp khác nhau và được biểu thị bằng
các phương thức ngữ pháp khác nhau. Về mặt chức năng ngữ pháp, động
từ trong tiếng Anh trực tiếp làm vị ngữ trong câu; đứng sau các trợ động
từ tình thái và biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thể,…giống như các ngôn
ngữ biến hình khác. Theo Delahunty (1994), Frawley (1992) và nhiều nhà
nghiên cứu tiếng Anh khác,về ngữ nghĩa, động từ là những từ chỉ hành động,

quá trình, những trải nghiệm hoặc trạng thái,
1.2.1.2 Động từ trong tiếng Việt
a. Khái niệm động từ
Nguyễn Kim Thản cho rằng: "Động từ là loại từ biểu thị quá trình (sự
hoạt động, động tác, hành vi, biến hóa và trạng thái), trước hết có những đặc
trưng ngữ pháp trái ngược với danh từ, nghĩa là:
- Nó có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, không cần phải có hệ
từ là làm môi giới;
- Nó không thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa
là không thể đứng sau số từ, lượng từ, các phó danh từ và trước các đại từ
chỉ định". Theo Đinh Văn Đức (2010), động từ chỉ các hành động (chạy,
đọc), trạng thái (ngủ, thức), các liên hệ dưới dạng tiến trình (yêu, hiểu) có
mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian và cho rằng ý nghĩa của
động từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động - động từ chỉ các dạng
vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (thực
thể về mặt từ loại là khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ).
b. Phân loại động từ trong tiếng Việt
Nguyễn Kim Thản đã chia động từ tiếng Việt thành 6 nhóm nhưng không đề
cập đến nhóm động từ chuyển động. Đinh Văn Đức (2010) đã chia động từ thành
các nhóm: động từ nội động (không cần bổ ngữ) và động từ ngoại động (đòi hỏi bắt
buộc phải có bổ ngữ); động từ tình thái- ngữ pháp (Động từ trống nghĩa như cần,
muốn, phải, có thể …); động từ tổng hợp (là những động từ có cấu trúc song tiết,
trong đó các tiếng một được đặt đẳng lập như: cày cấy, ca hát, trò truyện hoặc chính
phụ như : viết lách, nói năng, làm lụng,…); và các động từ chuyển động.

c. Đặc điểm của động từ tiếng Việt
Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng động từ tiếng Việt biểu thị quá
trình, cũng tức là biểu thị hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật



5
trong quá trình. Về mặt hình thức chúng có khả năng trực tiếp làm vị ngữ, có
thể đặt sau những hư từ chỉ sự cầu khiến hãy, đừng, chớ. Động từ trong hoạt
động lời nói có khả năng kết hợp của động từ được thể hiện trong cấu trúc
của cụm động từ. Cụm động từ là một cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự
do theo quan hệ chính phụ do động từ làm trung tâm, chung quanh nó quây
quần các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại khác nhau.
1.2.1.3. Nhóm động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Nhóm động từ chuyển động tiếng Anh
+ Khái niệm động từ chuyển động trong tiếng Anh
Động từ chuyển động (ĐTCĐ) là những động từ diễn tả một loại
chuyển động như go, run, jump, swim …(đi, chạy, nhảy , bơi, …).
+ Phân loại động từ chuyển động tiếng Anh
Levin and Rappaport-Hovav đã đưa ra 3 nhóm nội ĐTCĐ như sau:
Lớp ĐTCĐ đến (arrive class), Lớp ĐTCĐ cuộn (roll class), Lớp ĐTCĐ chạy
(Run class). Những động từ này thể hiện cách thức của chuyển động nhưng
không thể hiện nguyên nhân tác động trực tiếp từ bên ngoài.
b. Nhóm động từ chuyển động tiếng Việt
Đinh Văn Đức cho rằng trong tiếng Việt, trong nhóm các động từ
với ý nghĩa chuyển động có các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển
động (đi, chạy, bay, leo, bò,...) và nhóm động từ chuyển bao hàm cả hướng
chuyển động: ra, vào, lên, xuống, qua, lại, tới, đến, về,...". Luận án đã lựa
chọn cách phân loại động từ tiếng Việt của Đinh Văn Đức, vì cách phân loại
này cho phép xác định rõ đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐTCĐĐH
là các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay, bò,
leo, bơi,..) đối lập với nhóm động từ bao hàm cả hướng chuyển động (ra,
vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, về,...) trong nội bộ nhóm ĐTCĐ trong
tiếng Việt.
c. Động từ chuyển động đa hướng
Động từ chuyển động đa hướng là các động từ dịch chuyển vị trí

trong các môi trường chuyển động như trên cạn, trên không và dưới nước và
có thể chuyển động từ hai hướng trở lên. Để xác định được các ĐTCĐĐH
cần phải dựa vào một tập hợp các tiêu chí như nội dung ý nghĩa và đặc điểm
ngữ pháp của các động từ này.
- Về phương diện ngữ pháp, các động từ này là những động từ có
đầy đủ những đặc điểm cơ bản về khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp của từ
loại động từ;
- Về phương diện ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa của các động từ này luôn
có mặt hai nét nghĩa "cách thức chuyển động" biểu thị động tác của các bộ phận
cơ thể người/động vật và nét nghĩa "môi trường mà chuyển động diễn ra".


6
Dựa vào các tiêu chí này, chúng tôi đã xác lập được danh sách các
ĐTCĐĐH trong tiếng Anh và trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu của
luận án. Trong nhóm động từ này, tiếng Anh có 10 động từ: run, go, walk,
jump, climb, creep, step, dive, swim, fly; trong tiếng Việt có 10 động từ: chạy,
đi, bay, bò, bơi, bước, trèo, leo, lặn, nhảy.
1.2.2. Khái niệm cụm từ
Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những
tổ hợp từ, mỗi từ trong tổ hợp từ là một thành tố được gọi là cụm từ. Cụm từ
thường được chia ra thành hai kiểu: cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ tự
do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành cụm
từ đó; Cụm từ cố định (còn gọi là ngữ cố định) là "các cụm từ (ý nghĩa có tính
chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa,
cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, có sẵn, bắt buộc có tính chất xã hội như từ".
1.2.3. Nghĩa của từ
1.2.3.1. Khái niệm về nghĩa của từ
Luận án theo quan điểm về nghĩa của từ Đỗ Hữu Châu (1981):
“nghĩa của từ là một thực thể tinh thần”. Nghĩa của từ gồm 4 thành phần: “a.

Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. b. Ý nghĩa biểu niệm ứng với
chức năng biểu niệm. c. Ý nghĩa biểu thái tương ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng”. Còn “d. Ý
nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp”.
1.2.3.2. Cấu trúc nghĩa của từ
Theo Hoàng Phê, cấu trúc nghĩa của từ do một chùm những thành tố có
quan hệ hữu cơ với nhau, được tổ chức theo tôn ti nhất định. “Mỗi nghĩa từ là
một tổ hợp đặc biệt những yếu tố ngữ nghĩa (gọi là nét nghĩa) (...). Đó là
"những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa các từ thuộc cùng một nhóm từ
hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của những từ khác trong
cùng một nhóm. Nét nghĩa được diễn đạt bằng một từ (hoặc tổ hợp từ)".
1.2.3.3. Sự phát triển nghĩa của từ
Cấu trúc nghĩa của từ không nhất thành bất biến mà luôn luôn vận
động phát triển. Ngữ nghĩa học truyền thống đã phát hiện ra những quá trình
phát triển ý nghĩa cơ bản: mở rộng, thu hẹp nghĩa, chuyển đổi tên gọi bằng
ẩn dụ và hoán dụ.
1.2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ
1.2.4.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu
Là phân ngành ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu so sánh hai
hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điển giống nhau và
khác nhau giữa các ngôn ngữ đó dựa trên quan điểm đồng đại, không tính
đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh liệu có quan hệ cội nguồn hay thuộc
cùng một loại cội nguồn hay không.


7
1.2.4.2. Nguyên tắc đối chiếu
- Miêu tả hoặc tìm bản miêu tả ngôn ngữ thích hợp nhất với mục đích đối
chiếu.
- Xác định các yếu tố tương đương.

- Thực hiện công việc đối chiếu có nghĩa là tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt của những cái tương đương trong hai ngôn ngữ.
1.2.4.3. Các lĩnh vực đối chiếu
Lĩnh vực đối chiếu của luận án này là bình diện ngữ pháp (hình thái
học và cú pháp), ngữ nghĩa và hoạt động của nhóm ĐTCĐ đa hướng trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
1.2.5. Trường từ vựng ngữ nghĩa (trường nghĩa)
Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ đồng nhất với nhau về
ngữ nghĩa. Cơ sở để tập hợp các từ vào một trường nghĩa là sự tồn tại một
đặc trưng ngữ nghĩa chung để liên kết tất cả các đơn vị trong một trường
nghĩa. Còn những đặc trưng ngữ nghĩa riêng của từng từ trong một trường
nghĩa là dấu hiệu khu biệt chúng với nhau. Chẳng hạn, trong trường nghĩa
các động từ chuyển động thì đặc trưng ngữ nghĩa chung là "sự di chuyển
trong không gian", còn các đặc trưng ngữ nghĩa riêng, có giá trị khu biệt
nghĩa là "tốc độ", "phương thức chuyển động", "hướng chuyển động", "môi
trường chuyển động".
1.2.6. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa, đồng thời lại là công cụ, phương tiện
để giao tiếp, ghi lại, phản ánh văn hóa; ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa
nên mọi thuộc tính của văn hóa đều ẩn chứa trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
phương tiện thúc đẩy sự hình thành văn hóa của mỗi dân tộc, là phương
tiện lưu trữ văn hóa cũng như sự biểu hiện và truyền đạt các giá trị văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc giữa các xã hội khác nhau hay từ người
này sang người khác trong cộng đồng.
1.3 Tiểu kết
Trong chương này chúng tôi đã trình bày khái quát và có hệ thống về
tình hình nghiên cứu từ loại động từ trong các ngôn ngữ ở trên thế giới và ở Việt
Nam và một số nội dung lí thuyết: khái niệm động từ và động từ chuyển động
đa hướng; khái niệm cụm từ; cụm từ cố định; động từ cụm. Các khái niệm nghĩa
của từ, cấu trúc ngữ nghĩa của từ và các phương thức chuyển nghĩa của từ; khái

niệm ngôn ngữ học đối chiếu, mục đích, nhiệm vụ của nó và mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa cũng đã được trình bày cụ thể rõ ràng.
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ N ĨA CỦA ĐỘNG TỪ
CHUYỂN ĐỘN ĐA ƢỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Đặ điểm ngữ pháp của ĐTCĐĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt


8
2.1.1 Đặc điểm ngữ pháp của ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái học của ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
ĐTCĐĐH tiếng Anh có 5 hình thức điển hình: nguyên thể (base); chia
ngôi thứ 3 số ít (thường = verb + s); quá khứ (thường = verb + ed); phân từ
quá khứ (thường là giống như dạng quá khứ = verb + ed); và phân từ hiện tại
(verb + ing); có khả năng kết hợp với động từ khuyết thiếu, từ chỉ tình thái ngăn
cấm, khuyên bảo; có khả năng kết hợp với trạng từ; các giới từ chỉ hướng; có
khả năng tạo tổ hợp động từ cụm (phrasal verbs). Số lượng động từ cụm được
tạo thành từ các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh như sau:
Run
Go
Walk Jump Creep Climb Step Dive Swim Fly
Động
từ
20
25
12
4
4
1
7

1
0
1
Số
lƣợng 26,67% 33,33% 16% 5,33% 5,33% 1,33% 9,33% 1,33% 0% 1,33%
động
từ
ụm
2.1.1.2. Đặc điểm cú pháp của ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
ĐTCĐĐH có thể đảm nhiệm chức vụ vị ngữ trong câu. Các
ĐTCĐĐH trong tiếng Anh có thể là nội động từ và ngoại động từ. Các
ĐTCĐĐH tiếng Anh là những động từ mang những đặc trưng ngữ pháp về
thời, thể, ngôi, số, thức.
2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của ĐTCĐĐH trong tiếng Việt
2.1.2.1. Khả năng kết hợp của ĐTCĐĐH trong tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, không biến hình (phi hình thái) nên
động từ nói chung và ĐTCĐĐH nói riêng chỉ có một hình thức duy nhất.
Các khả năng kết hợp của ĐTCĐĐH có thể được khái quát hóa trong cấu
trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự do theo quan hệ chính phụ do động từ làm
trung tâm, xung quanh nó quây quần các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại
khác nhau. Các ĐTCĐĐH tiếng Việt có thể kết hợp với nhiều đơn vị từ vựng
khác nhau tạo nên nhiều cụm động từ có giá trị định danh khác nhau.
2.1.2.2. Đặc điểm cú pháp của ĐTCĐĐH trong tiếng Việt
Trong hoạt động ngôn ngữ, ngoài chức vụ ngữ pháp cơ bản làm vị ngữ
của câu, các ĐTCĐĐH có thể còn đảm nhiệm một số chức vụ khác nữa: làm
trạng ngữ (Đi được nửa đường, trời bỗng đổ mưa to); làm chủ ngữ (Đi bộ
cũng là một thứ rèn luyện thể lực).
2.1.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong
tiếng Anh và tiếng Việt
2.1.3.1. Những điểm giống nhau



9
- ĐTCĐĐH đều có thể kết hợp với từ chỉ tình thái biểu thị nghĩa ngăn cấm,
khuyên bảo và có khả năng kết hợp với các danh từ. Ngoài ra chúng còn có
thể kết hợp với các từ chỉ hướng để thể hiện hướng và đích chuyển động.
- ĐTCĐĐH trong hai ngôn ngữ đều có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ cú
pháp khác nhau trong câu (làm vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ,...), trong
đó, chức vụ vị ngữ là chức vụ chủ yếu của ĐTCĐĐH ở cả hai ngôn ngữ.
2.1.3.2. Những điểm khác nhau
- Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết (ngôn ngữ biến hình), từ có
biến đổi hình thái, nên ý nghĩa ngữ pháp của từ, quan hệ ngữ pháp của
ĐTCĐĐH được thể hiện ngay trong bản thân từ. Trái lại, tiếng Việt thuộc
loại hình ngôn ngữ đơn lập (ngôn ngữ không biến hình), trong hoạt động
ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái mà chỉ có một hình thái duy nhất. Vì vậy,
các ý nghĩa ngữ pháp của từ, quan hệ ngữ pháp của từ nói chung, của các
ĐTCĐĐH nói riêng, được biểu thị ở ngoài từ, chủ yếu bằng các từ công cụ (hư
từ) và trật tự từ. Để biểu thị thời gian đã xảy ra của hoạt động trong tiếng Anh,
hình thái của động từ bắt buộc phải biến đổi,nhưng trong tiếng Việt, động từ lại
kết hợp với hư từ đi kèm trước động từ để biểu thị ý nghĩa thời gian đó.
- Những ý nghĩa ngữ pháp quan trọng của động từ như: ý nghĩa thời, thể,
ngôi, dạng, thức của ĐTCĐĐH trong tiếng Anh đều ở những thế đối lập nhau và
đều được diễn đạt bằng các hình thức ngữ pháp tương ứng trong hệ thống các
phạm trù ngữ pháp. Trái lại, ĐTCĐĐH tiếng Việt không có các phạm trù ngữ
pháp:thời, thể, ngôi, dạng, thức như động từ tiếng Anh vì không có các hình thức
ngữ pháp tương ứng thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp này. Các ý nghĩa ngữ pháp của
động từ tiếng Việt được diễn đạt bằng phương tiện từ vựng
- ĐTCĐĐH tiếng Anh có khả năng kết hợp với tiểu từ tạo thành động từ cụm.
Trái lại, các ĐTCĐĐH tiếng Việt có khả năng kết hợp đa dạng và phong phú
hơn nhiều: chúng có thể kết hợp với các loại phụ từ khác nhau đứng trước

chúng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của động từ, đồng thời có
thể kết hợp với các thành tố phụ thuộc nhiều từ loại khác nhau (danh từ, tính
từ, động từ, số từ) đứng sau chúng tạo thành một tổ hợp từ/cụm từ có động
từ làm trung tâm: đang đi làm; cần bơi đúng kĩ thuật; phải trèo nhanh lên
cây; hãy bơi thuyền vào bờ.
- ĐTCĐĐH trong hai ngôn ngữ Anh và Việt tuy cùng có thể kết hợp với
danh từ nhưng trong một số trường hợp lại có nội dung ý nghĩa rất khác nhau.
Chẳng hạn, trong tiếng Anh có run a company (điều hành công ty) hay run a
risk (chịu rủi ro) mà tiếng Việt chạy không thể kết hợp được với các danh từ
tạo ra nhưng ý nghĩa như vậy. Ngược lại, trong tiếng Việt lại có các cụm từ
chạy mả, chạy tang, chạy trường, chạy án, chạy ăn, chạy chợ, chạy dự án,
v.v. nhưng run trong tiếng Anh lại không thể kết hợp với các danh từ như
grave, funeral, school… để có những cụm từ mang ý nghĩa tương ứng với


10
tiếng Việt như vậy. Điều này cũng có thể lí giải được là do ảnh hưởng của
phong tục tập quán và tư duy ngôn ngữ, văn hóa nên ngôn ngữ của mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc có sự phát triển nghĩa của từ ngữ không giống nhau.
2.2. Đặ điểm ngữ nghĩa ủa ĐTCĐĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
2.2.1.1. Miêu tả ngữ nghĩa của nhóm ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
Cấu trúc ngữ nghĩa tổng quát của các động từ thuộc nhóm này là:
(hoạt động) (dời chỗ của người/động vật) (cách thức hoạt động) (môi
trường hoạt động), không có nét nghĩa chỉ hướng chuyển động. Trong cấu
trúc nghĩa biểu niệm tổng quát của một nhóm từ, có nét nghĩa chung cho
nhiều từ, có những nét nghĩa riêng cho từng từ. Nét nghĩa “dời chỗ” là nét
nghĩa chung vì nó xuất hiện trong tất cả các từ trong nhóm: run, go, walk,
jump, creep, climb, step, dive, swim, fly. (chạy, đi/ đi (bộ),nhảy, bò/ trườn,
trèo, bước, lặn, bơi, bay). Trái lại, nét nghĩa “cách thức” lại là nét nghĩa

riêng của của từng động từ trong nhóm, vì khi dời chỗ các động từ này thể
hiện những động tác khác nhau của cơ thể. Như vậy cách thức chuyển động
của run sẽ khác walk, go, jump, creep, climb, step, dive, swim, fly .
2.2.1.2. Các phương thức chuyển nghĩa của ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
Luận án chỉ tập trung tìm hiểu sự phát triển nghĩa của các ĐTCĐĐH
trong tiếng Anh theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Chẳng hạn, động từ
“run” có 33 nghĩa, nghĩa gốc gồm có các nét nghĩa: (hoạt động) (di chuyển)
(bằng chân trên mặt đất) (tốc độ nhanh). Các nghĩa nghĩa phái sinh của động
từ run được tổ chức theo phương thức sau:
- Nghĩa 2 đến nghĩa 5 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+
ẩn dụ);
- Nghĩa 6 đến nghĩa 10 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa
1+ hoán dụ);
- Nghĩa 11 đến nghĩa 15 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa
1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 16 đến nghĩa 19 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
(nghĩa 1+ hoán dụ);
- Nghĩa 20 đến nghĩa 27 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa
1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 28 và 29 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+
hoán dụ);
- Nghĩa 30 đến 32 được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ);
- Nghĩa 33 được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ).
Như vậy, nghĩa của động từ run được phát triển từ nghĩa gốc theo hai
phương thức ẩn dụ và hoán dụ, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa
chủ đạo: có 20/33 nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ,


11
chiếm 60,61%, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ít hơn với 13 nghĩa

chiếm 39,39%.
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm ĐTCĐĐH trong tiếng Việt
2.2.2.1. Miêu tả ngữ nghĩa của các ĐTCĐĐH tiếng Việt
Dựa vào các định nghĩa các động từ này trong Từ điển tiếng Việt
(Hoàng Phê chủ biên, tái bản năm 2012), chúng tôi xác định mô hình cấu
trúc ngữ nghĩa tổng quát của ĐTCĐĐH gồm 6 nét nghĩa: (hoạt động) (dời
chỗ) (phương tiện) (cách thức) (môi trường) (tốc độ). Dựa vào mô hình cấu
trúc này chúng tôi đã miêu tả, phân tích đầy đủ, cụ thể nghĩa của các
ĐTCĐĐH tiếng Việt, sự chuyển nghĩa của chúng từ nghĩa gốc đến các nghĩa
phái sinh. Ví dụ:
a. Ngữ nghĩa của động từ “chạy”
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, động từ chạy có 12 nghĩa.
Từ nghĩa gốc ban đầu là "di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh,
liên tiếp" chuyển sang các nghĩa di chuyển không kể bằng cách gì (nghĩa 2) rồi
chuyển sang hoạt động của máy móc (nghĩa 4) và chuyển dần thành cả những
nghĩa không còn liên quan gì đến dịch chuyển vị trí (nghĩa 6, 9, 10, 11,12).
b.Ngữ nghĩa của động từ “đi”
Trong Từ điển tiếng Việt, “đi” có 18 nghĩa động từ. Nghĩa gốc ban
đầu là di chuyển bằng chân "(Người, động vật) tự di chuyển bằng những
động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa
có chân giơ lên đặt tới chỗ khác", “đi” lại có thêm nghĩa mới là chuyển động
dời chỗ bằng bất kể phương tiện gì như đi tàu, đi máy bay, đi xe buýt
v.v.(nghĩa 2). Từ nghĩa ban đầu là người động vật trên mặt đất chuyển sang
không nhất thiết phải là người mà là các phương tiện, rồi chuyển từ mặt đất
mở rộng xuống mặt nước (nghĩa 5). Nghĩa 11 của “đi” là biểu diễn hay nghĩa
đem tiền, vật đi tặng, biếu nhân dịp lễ, tết, hiếu, hỷ v.v như đi sinh nhật/
đám cưới bao nhiêu tiền. ”Đi” còn có nghĩa xa dời gốc như nghĩa 3 “chết”
hay nghĩa 18 “ỉa”.
2.2.2.2. Các phương thức chuyển nghĩa của ĐTCĐĐH trong tiếng Việt
Căn cứ vào định nghĩa các động từ này có thể xác định được các

phương thức chuyển nghĩa của chúng. Chẳng hạn, “chạy” có 12 nghĩa, trong
đó có 7 nghĩa (từ nghĩa 2 đến nghĩa 8) được chuyển nghĩa theo phương thức
ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ); nghĩa 9, 10, 11 và 12 được chuyển nghĩa theo
phương thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ). Từ nghĩa gốc "(người, động vật)
di chuyển thân thể bằng những bước nhanh" chuyển sang nghĩa 2 "(người)
di chuyển nhanh đến nơi khác, không kể bằng cách gì", nghĩa 3 "(vật) di
chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt", nghĩa 4 "(máy móc hoặc đồ
dùng có máy móc) hoạt động, làm việc", nghĩa 5 "điều khiển cho chạy (nói
về phương tiện vận tải cơ giới, thường là trên một tuyến đường, hoặc về máy


12
móc)", nghĩa 6 "điều khiển cho tia X, tia phóng xạ tác động đến bộ phận cơ
thể để chữa bệnh", nghĩa 7 "mang và chuyển đi nhanh (nói về công văn, thư
từ)", nghĩa 8 " nhanh chóng tránh được điều gì không hay, bằng cách chạy
hoặc chuyển đi nơi khác", các nghĩa phái sinh của chạy đều có mối liên hệ
với nghĩa gốc vì các nghĩa này đều chứa đựng nét nghĩa hoạt động di chuyển và
nét nghĩa tốc độ có mặt trong cấu trúc nghĩa biểu niệm (nghĩa gốc). Các nghĩa
phái sinh phát triển từ nghĩa gốc dựa vào sự giống nhau về đặc điểm, chức năng,
tính chất thuộc tính giữa các loại hoạt động. Trong khi đó, nghĩa 9 "khẩn trương lo
liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang rất cần, rất muốn", nghĩa 10 "chịu
bỏ dở không theo đuổi đến cùng", nghĩa 11 "nằm trải ra thành dải dài và hẹp", và
nghĩa 12 "làm nổi lên thành đường dài để trang trí" được phát triển từ nghĩa gốc
theo phương thức hoán dụ lấy kết quả thay cho hoạt động.
2.2.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm ĐTCĐĐH trong tiếng Anh
và tiếng Việt
2.2.3.1. Sự giống nhau
- Cấu trúc nghĩa biểu niệm của nhóm động từ này đều có 6 nét nghĩa (hoạt
động) (dời chỗ) (phƣơng tiện) (cách thức) (m i trƣờng) (tố độ);
- Đều có nét nghĩa biểu thị động tác chuyển động do bộ phận cơ thể

người/động vật thực hiện;
- Đều có nét nghĩa chỉ môi trường trong đó hoạt động diễn ra.
2.2.3.2. Sự khác nhau
a. Sự khác nhau về số lượng nghĩa của các động từ
Hướng chuyển nghĩa từ nghĩa gốc đến các nghĩa phái sinh của các
động từ này trong hai ngôn ngữ, bên cạnh những hướng chuyển nghĩa giống
nhau, còn có những hướng chuyển nghĩa hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt
về hướng chuyển nghĩa thể hiện rõ những khác biệt về văn hóa về tư duy,
nhận thức thế giới khách quan phản ánh vào trong ngôn ngữ của các cộng
đồng người sử dụng ngôn ngữ đó.
Bảng 2.4: Phân bố số lượng nghĩa của 10 ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Động từ
Số lƣợng nghĩa
Động từ
Số lƣợng nghĩa
Run
33
Chạy
12
Go
36
Đi
18
Jump
12
Nhảy
6
Creep

5

4
Step
1
Bước
2
Climb
8
Leo
3
Trèo
1
Dive
7
Lặn
3
Swim
6
Bơi
3


13
Fly
15
Bay
5
Walk
6

b. Sự khác nhau về phương thức chuyển nghĩa của các động từ
Các phương thức chuyển nghĩa không giống nhau. Chẳng hạn, động từ
“run”có 33 nghĩa, được phát triển từ nghĩa gốc theo hai phương thức ẩn dụ
và hoán dụ, trong đó ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa chủ đạo: có 20/33
nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc theo phương thức ẩn dụ, chiếm 60,61%,
chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ít hơn với 13 nghĩa chiếm 39,39%.
Trong khi đó, động từ “chạy” trong tiếng Việt có 12 nghĩa, trong đó có 7
nghĩa (từ nghĩa 2 đến nghĩa 8) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
(nghĩa 1+ ẩn dụ); nghĩa 9, 10, 11 và 12 được chuyển nghĩa theo phương
thức hoán dụ (nghĩa 1+ hoán dụ). Động từ “go” trong tiếng Anh cũng theo
hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. động từ “go” có 36 nghĩa, trong đó,
phát triển nghĩa theo phương thức ẩn dụ có 20 nghĩa, chiếm 55, 56%, theo
phương thức hoán dụ có 16 nghĩa, chiếm 44,44%. Trong khi đó, từ đi tiếng
Việt có 18 nghĩa là động từ, trong đó có 14 nghĩa (từ nghĩa 2 đến nghĩa 15)
được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (nghĩa 1+ ẩn dụ); 3 nghĩa (từ
nghĩa 16 đến nghĩa 18) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
(nghĩa 1+ hoán dụ).
Luận án đã tập trung miêu tả, phân tích và đối chiếu cụ thể hai cặp
động từ: go - đi; run - chạy giữa tiếng Anh và tiếng Việt để thấy rõ những
tương đồng và khác biệt về phương diện ngữ nghĩa của chúng.
2.3 Tiểu kết
Chương hai tập trung miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ pháp và ngữ
nghĩa của nhóm ĐTCĐĐH trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu ngữ
nghĩa và ngữ pháp của nhóm động từ giữa hai ngôn ngữ. Các ĐTCĐĐH
trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có khả năng đảm nhiệm nhiều chức vụ cú pháp
khác nhau trong đó, vị ngữ là chức vụ cú pháp cơ bản của các động từ trong nhóm.
Luận án cũng đã miêu tả, phân tích ngữ nghĩa và so sánh đối chiếu
ĐTCĐĐH tiếng Anh và tiếng Việt về cấu trúc ngữ nghĩa, về số lượng nghĩa,
về hướng phát triển nghĩa và về các phương thức chuyển nghĩa; nêu lên một
số nhận xét chỉ ra đặc điểm nhận thức, từ duy và đặc trưng văn hóa của cộng

đồng người sử dụng hai ngôn ngữ.


14

Chƣơng 3
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG
ĐA ƢỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Hoạt động của ĐTCĐĐ trong tác phẩm văn h c tiếng Anh và
tiếng Việt
3.1.1. Hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm văn học tiếng Anh
Luận án đã khảo sát, thống kê hoạt động của nhóm ĐTCĐĐH tiếng Anh
trong hai tác phẩm tác phẩm "Gone with the wind " (Cuốn theo chiều gió) của
tác giả Margaret Mitchell, xuất bản năm 1939 và tác phẩm "If tomorrow
comes " (Nếu còn có ngày mai) của tác giả Sidney Sheldon, xuất bản
năm1986.
Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của ĐTCĐĐH trong tác phẩm văn học tiếng Anh
Số lƣợng & tỉ lệ
ĐTCĐ ĐTCĐĐ trong tá
Đ
phẩm “Gone with
the wind”
Số lượng 154/915
Run
Tỉ lệ
16,83%
Số lượng 635/915
Go
Tỉ lệ
69,4%

59/915
Số lượng
Walk
Tỉ lệ
6,45%
Số lượng 17/915
Jump
Tỉ lệ
1,86%
Số lượng 19/915
Creep
Tỉ lệ
2,08%
Số lượng 15/915
Climb
Tỉ lệ
1,64%
Số lượng 13/915
Step
Tỉ lệ
1,425
Số lượng
0/915
Dive
Tỉ lệ
0%
Số lượng
0/915
Swim
Tỉ lệ

0%
Số lượng
3/915
Fly
Tỉ lệ
0,33%

Số lƣợng & tỉ lệ
Số lượng & tỉ lệ
ĐTCĐĐ trong tác ĐTCĐĐH trong cả hai
phẩm “If tomorrow tác phẩm tiếng Anh
omes”
Số lượng 42/231 Số lượng 196/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
18,18%
17,1%
Số lượng 91/231 Số lượng 726/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
39,39%
63,35%
128/1146
Số lượng 69/231 Số lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ
29,87%
11,17%
Số lượng
4/231

Số lượng
21/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,735
1,83%
Số lượng
1/231
Số lượng
20/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0,43%
1,75%
Số lượng
4/231
Số lượng
19/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,73%
1,66%
Số lượng 13/231 Số lượng
26/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
5,63%
2,27%
Số lượng
1/231

Số lượng
1/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0,43%
0,09%
Số lượng
3/231
Số lượng
3/1146
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,3%
0,26%
Số lượng
3/231
Số lượng
6/1146
2,27%
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,3%


15
Trong 10 ĐTCĐĐH tiếng Anh được khảo sát trong hai tác phẩm văn
học, go là động từ được sử dụng nhiều nhất chiếm tới 63,35%, đứng thứ hai
là động từ run chiếm 17,1%, động từ walk đứng thứ 3 chiếm 11,17%. Cả 7
động từ còn lại chỉ chiếm 8,38% tần suất sử dụng trong các tác phẩm văn
học tiếng Anh đã được thống kê.

3.1.1.1. Hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm "Gone with the wind "
(Cuốn theo chiều gió)
Trong tác phẩm này có 8 ĐTCĐĐH được sử dụng: go, run, walk,
step, jump, fly, climb, creep (đi, chạy, đi bộ/dạo, bước, nhảy, bay, trèo, bò),
trong đó, chỉ có 3 động từ được sử dụng nhiều: go, run và walk; động từ dive,
swim không được sử dụng. Hoạt động của các động từ này trong tác phẩm
đều được miêu tả, phân tích cụ thể về chức năng ngữ pháp, các nghĩa được
sử dụng. Ví dụ, động từ go xuất hiện trong 635 câu với các chức năng ngữ
pháp và nội dung ngữ nghĩa khác nhau. Về phương diện ngữ pháp, go được
sử dụng với chức năng chủ yếu là làm vị ngữ trong câu. Go phần lớn được
sử dụng với nghĩa gốc (389/635 câu): "(Người, động vật) di chuyển hoặc đi
từ một vị trí đến vị trí khác". Với nghĩa này go thường đi với trạng từ hoặc
giới từ. Go còn được sử dụng với các nghĩa phái sinh khác: 2, 3, 4, 5, 6,
16,17, 23, 24, 26, 27, 29, 30, 31. Đối chiếu với 36 nghĩa của động từ go
trong Từ điển tiếng Anh thì thấy rằng khi hoạt động trong tác phẩm "Gone
with the wind" động từ này chỉ được sử dụng nhiều với 4 nghĩa: 1, 2, 17 và
26. Các nghĩa khác của động từ này rất ít được sử dụng.
3.1.1.2. Hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm "If tomorrow comes" (Nếu
còn có ngày mai)
Có 9 ĐTCĐĐH được sử dụng: go, run, walk, step, jump, fly, climb,
creep, swim (đi, chạy, đi bộ/dạo, bước, nhảy, bay, trèo, bò, bơi), trong đó,
chỉ có 3 động từ được sử dụng nhiều: go, run và walk, động từ dive không
xuất hiện. Xuất hiện trong 91 câu, go được sử dụng với chức năng chủ yếu là
làm vị ngữ trong câu. Về nội dung ý nghĩa, động từ go được sử dụng với
nhiều nghĩa khác nhau, trong đó nghĩa 1 (14 lượt), nghĩa 5 (14 lượt), nghĩa 7
(15 lượt). Một số nghĩa xuất hiện ít hơn: nghĩa 2 (7 lượt), nghĩa 3 (6 lượt),
nghĩa 9 (2 lượt), nghĩa 15 (1 lượt), nghĩa 16 (3 lượt), nghĩa 17 (6 lượt), nghĩa
26, 27 (2 lượt) và nghĩa 35 (1 lượt). Các nghĩa còn lại không được sử dụng.
Đối chiếu với 36 nghĩa của động từ go trong Từ điển tiếng Anh thấy
rằng khi hoạt động trong tác phẩm này, động từ go chỉ được sử dụng nhiều

với 3 nghĩa gồm nghĩa 1, nghĩa 5, và nghĩa 7. Các nghĩa khác của động từ
này rất ít được sử dụng hoặc không được sử dụng.
3.1.2. Hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm văn học tiếng Việt
Chúng tôi khảo sát hai tác phẩm văn học Việt Nam ở các thời kỳ khác
nhau: "Giông tố " của nhà văn Vũ Trọng Phụng, xuất bản năm 1936 và "


16
Phố " của nhà văn Chu Lai, xuất bản năm 1993. Kết quả khảo sát thu được
như sau:
Bảng 3.2 Tần số xuất hiện của ĐTCĐĐ trong các tác phẩm văn h c
tiếng Việt
Số lƣợng & tỉ lệ
Số lƣợng & tỉ lệ
Số lƣợng & tỉ lệ
ĐTCĐĐH ĐTCĐĐ trong tá
ĐTCĐĐ trong tá
ĐTCĐĐ trong hai
phẩm “ i ng tố”
phẩm “Phố”
tác phẩm tiếng Việt
Chạy
Số
97/938
63/353
Số lượng
34/585
Số lượng
lượng
Tỉ lệ

Tỉ lệ
Tỉ lệ
17,85%
5,81%
11,34%
Đi
Số
231/353
686/938
Số lượng 455/585 Số lượng
lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
65,44%
77,77%
73,13%
Nhảy
Số
7/353
29/938
Số lượng
22/585
Số lượng
lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,98%
3,76%

3,09%

Số
4/353
8/938
Số lượng
4/585
Số lượng
lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,13%
0,68%
0,85%
Trèo
Số
5/353
8/938
Số lượng
3/585
Số lượng
lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
1,42%
0.51%
0,85%
Số

1/353
1/938
Số lượng
0/585
Số lượng
lượng
Leo
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0,28%
2,56%
0,11%
Số
84/938
33/353
Số lượng
51/585
Số lượng
lượng
Bước
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
9,35%
8,71%
8,96%
Số
0/938
0/353

Số lượng
0/585
Số lượng
lượng
Lặn
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0%
0%
0%
Số
2/938
1/353
Số lượng
1/585
Số lượng
lượng
Bơi
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0,28%
0,17%
0,21%
Số
23/938
8/353
Số lượng
15/585

Số lượng
lượng
Bay
2,45%
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
2,27%
2,56%
Bảng 3.2 cho thấy, trong tổng số 10 ĐTCĐĐH tiếng Việt, đi là động
từ được sử dụng nhiều nhất chiếm tới 73,13%, đứng thứ hai là động từ chạy


17
chiếm 11,34%, động từ bước đứng thứ 3 chiếm 8,96%. Năm động từ còn lại
gồm bò, trèo, leo, lặn, bơi chỉ chiếm 2,02% tần suất sử dụng trong các tác
phẩm văn học Việt Nam đã được thống kê.
3.1.2.1. Hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm "Giông tố"
Có 9 ĐTCĐĐH được sử dụng: đi, chạy, bước, nhảy, bay, trèo, bò, leo,
bơi, trong đó, chỉ có 3 động từ được sử dụng nhiều: đi, chạy và bước. Các
động từ khác ít được sử dụng.
* Động từ đi xuất hiện trong 231 câu với các chức năng ngữ pháp chủ
yếu là làm vị ngữ trong câu; đi có thể kết hợp với các từ thuộc từ loại khác nhau
trong chức năng bổ ngữ chỉ đối tượng, chỉ địa điểm hoặc chỉ cách thức: đi coi
đồn điền; đi hái chè; đi thăm mỏ ; đi ngủ; đi tìm ái tình; đi lên xe... . Về nội
dung ý nghĩa, động từ đi được sử dụng trong các câu hầu hết đều với nghĩa gốc:
"(Người, động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc
nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác".
Ngoài ra đi còn được dùng với một số nghĩa phái sinh khác: nghĩa phái sinh
(nghĩa 2) "(Người) tự di chuyển đến nơi khác không kể bằng cách gì"; nghĩa 4

"Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một công việc, một nhiệm vụ nào đó";
nghĩa 15 "Ban phát hoặc đem đến tặng nhân dịp lễ, tết, hiếu hỉ".
Đối chiếu với 18 nghĩa của động từ đi trong Từ điển tiếng Việt thì thấy
rằng khi hoạt động trong tác phẩm, động từ này chỉ được sử dụng nhiều với
4 nghĩa là nghĩa 1, nghĩa 2, nghĩa 4 và nghĩa 15. Các nghĩa khác của động từ
này rất ít được sử dụng trong tác phẩm " Giông tố".
* Động từ chạy được sử dụng trong 63 câu của tác phẩm "Giông tố" đều
đảm nhiệm chức năng vị ngữ. Với chức vụ vị ngữ, động từ chạy có thể kết hợp
với các từ thuộc nhiều từ loại khác nhau làm bổ ngữ cho động từ. Hoạt động trong
tác phẩm, động từ chạy được sử dụng chủ yếu với nghĩa gốc (nghĩa 1) "(Người,
động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh" và một nghĩa phái sinh:
(nghĩa 3) "(Vật) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt".
3.1.2.2. Hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm "Phố"
Có 9 ĐTCĐĐH được sử dụng trong tác phẩm: đi, chạy, nhảy, bò, trèo, leo,
bước, bơi và bay, trong đó có 3 động từ được sử dụng nhiều là đi, chạy và bước.
Động từ đi được sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm Phố, nó xuất hiện trong 455
câu, trong đó có 439 câu đi làm chức năng vị ngữ. Đi còn đảm nhiệm chức vụ chủ
ngữ (Đi bộ cũng là một thứ rèn luyện thể lực); chức vụ trạng ngữ (Đi được nửa
đường, trời bỗng đổ mưa to). Động từ đi được sử dụng trong tác phẩm Phố thể
hiện đầy đủ khả năng kết hợp của từ loại động từ: Các từ chỉ quan hệ của hoạt
động với thời gian: đã đi, đi luôn, sắp đi,..; Các từ phủ định: chưa đi, không đi;
Các từ chỉ đặc điểm của hoạt động trong quan hệ với chủ thể: đi rồi, lại đi; Các từ
chỉ cách thức diễn tiến của hành động: cứ đi chơi, cứ đi làm bình thường; Các từ


18
chỉ sự ngăn cấm, khuyên bảo: đừng đi nữa mình ơi, phải đi ăn mày; Các từ chỉ
mức độ của vận động: vội vã đi ngay, đi chầm chậm.
Về nội dung ý nghĩa, trong tác phẩm "Phố" hầu hết các câu có động từ đi
trong tác phẩm Phố đều được sử dụng với nghĩa gốc (nghĩa 1 trong từ điển):

"(Người, động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc nào
cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác": Em sẽ
dẫn anh đi dạo suốt đêm; nghĩa phái sinh (nghĩa 2) "(Người) tự di chuyển đến một
nơi khác, không kể bằng cách gì"; nghĩa phái sinh (nghĩa 4) "Di chuyển đến chỗ
khác, nơi khác để làm một công việc, một nhiệm vụ nào đó".
* Động từ chạy được sử dụng ở 34 câu trong tác phẩm "Phố" với chức vụ
vị ngữ trong tất cả các câu. Về ý nghĩa, hầu hết các câu có mặt động từ chạy
đều được sử dụng với nghĩa gốc: "(Người, động vật) di chuyển thân thể bằng
những bước nhanh". Chạy còn được dùng với nghĩa phái sinh (nghĩa 11):
"Nằm trải ra thành dải dài và hẹp".
3.1.3. Đối chiếu hoạt động của ĐTCĐĐH trong tác phẩm văn học tiếng
Anh và tiếng Việt
3.1.3.1. Những điểm tương đồng:
- Hầu hết các ĐTCĐĐH cả tiếng Anh và tiếng Việt đều xuất hiện và được sử
dụng với tần suất cao trong các tác phẩm văn học đã được khảo sát. Các cặp
động từ run/chạy và go/đi đều có tần suất xuất hiện cao trong tất cả 4 tác phẩm
văn học Anh và Việt được khảo sát. Các cặp động từ creep/bò, climb/trèo, dive/
lặn, swim/ bơi ở cả hai ngôn ngữ đều có tần số xuất hiện thấp.
- Trong các tác phẩm được khảo sát, các ĐTCĐĐH được sử dụng chủ yếu
làm vị ngữ của câu. Ngoài ra, chúng còn được dùng với chức vụ chủ ngữ và
trạng ngữ của câu nhưng ít được sử dụng hơn.
- Trong tổng số 10 ĐTCĐĐH tiếng Anh và 10 ĐTCĐĐH tiếng Việt trong các
tác phẩm văn học khảo sát không có động nào xuất hiện đầy đủ các nghĩa được
ghi trong từ điển. Nghĩa xuất hiện đối với các ĐTCĐĐH chủ yếu là nghĩa gốc.
Các nghĩa còn lại ít xuất hiện hơn hoặc không xuất hiện.
3.1.3.2 Những điểm khác biệt:
- Các cặp ĐTCĐĐH run/chạy và go/đi đều có tần số xuất hiện cao trong cả hai
ngôn ngữ Anh và Việt nhưng số lượng và tần số xuất hiện của các động từ CĐĐH
trong các tác phẩm văn học khảo sát là không giống nhau. Trong tiếng Anh, tần
suất sử dụng của go là 726/1146 (63,5 %); run là 196/1146 (17,1%), trong khi

động từ đi trong tiếng Việt được sử dụng với tần số 686/938 (73,13%); chạy là
97/938 (11, 34%). Các ĐTCĐĐH còn lại trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt cũng
được sử dụng ít hơn nhưng với tần số cũng khác nhau.
- Các ĐTCĐĐH trong tiếng Anh có thể kết hợp với các tiểu từ (trạng từ hoặc giới
từ hoặc cả hai) để tạo thành các động từ cụm (phrasal verbs) với các nghĩa khác
nhau. ĐTCĐĐH tiếng Việt trong các tác phẩm văn học khảo sát lại kết hợp


19
với các từ chỉ quan hệ thời gian như đã, đang, sẽ trong khi đó tiếng Anh thể
hiện bằng phạm trù thì của động từ.
- Ngoài việc sử dụng nghĩa gốc là chủ yếu, các động từ được sử dụng nhiều
lần trong tác phẩm (go, run, walk tiếng Anh và đi, chạy, bước tiếng Việt) còn
được sử dụng với một số nghĩa phái sinh khác nhau. Các ĐTCĐĐH hoạt động
trong bốn tác phẩm đều bị hạn chế cả về đặc điểm ngữ pháp lẫn đặc điểm ngữ
nghĩa, chỉ bộc lộ một số nghĩa trong các ngữ cảnh sử dụng cụ thể, trong đó tất cả
các động từ đều được dùng với nghĩa gốc (nghĩa 1 ghi trong từ điển).
3.2 Hoạt động của ĐTCĐĐ trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
3.2.1 Kết quả thống kê số lượng ĐTCĐĐH trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
Có 351 thành ngữ tiếng Anh và 189 thành ngữ tiếng Việt có chứa ĐTCĐĐH.
Bảng 3.3. Số lƣợng thành ngữ có chứa ĐTCĐĐ trong tiếng Anh và
tiếng Việt
ĐTCĐĐ
ĐTCĐĐ tiếng
tiếng Anh
Số lƣợng & tỉ lệ
Việt (nằm trong
(nằm trong
Số lƣợng & tỉ lệ
thành ngữ)

thành ngữ)
Số
Số lượng
79/351
42/189
lượng
Run
Chạy
Tỉ lệ
Tỉ lệ
22,5%
22,2%
Số
Số lượng 172/351
96/189
lượng
Go
Đi
Tỉ lệ
Tỉ lệ
49%
50,8%
Số
Số lượng
37/351
7/189
lượng
Walk
Nhảy
Tỉ lệ

Tỉ lệ
10,5%
3,7%
Số
Số lượng
19/351
8/189
lượng
Jump

Tỉ lệ
Tỉ lệ
5,4%
4,2%
Số
Số lượng
2/351
7/189
lượng
Creep
Trèo
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0,6%
3,7%
Số
Số lượng
2/351
6/189
lượng

Climb
Leo
Tỉ lệ
Tỉ lệ
0,6%
3,2%
Số
Số lượng
10/351
7/189
lượng
Step
Bước
Tỉ lệ
Tỉ lệ
2,8%
3,7%


20
Dive

Swim

Fly

Số lượng

4/351


Tỉ lệ

1,1%

Số lượng

10/351

Tỉ lệ

2,8%

Số lượng

16/351

Tỉ lệ
Tổng số lƣợt từ xuất hiện
trong 351 thành ngữ tiếng Anh
và 189 thành ngữ tiếng Việt

4,6%
351

Lặn

Bơi

Bay


Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ

5/189
2,6%
0
0%
11/189
5,8%
189

3.2.2 Hoạt động của ĐTCĐĐH trong thành ngữ tiếng Anh
Luận án đã tiến hành miêu tả, phân tích cụ thể các hướng chuyển nghĩa
của ĐTCĐĐH trong các thành ngữ theo con đường ẩn dụ hóa hoặc hoán dụ
hóa. Các ĐTCĐĐH có số lượng nhiều, chúng tôi chỉ trình bày các hướng
nghĩa của hai động từ run và go.
3.2.2.1 Hoạt động của động từ run trong thành ngữ
Có 79/351 thành ngữ chứa từ “run” trong tiếng Anh chiếm 22,5%,
gồm hai loại: run mang nghĩa đen, ý nghĩa chỉ sự dịch chuyển, rời xa vị trí
ban đầu và run mang nghĩa bóng, không mang nghĩa dịch chuyển vị trí của
thân thể, mà khoác thêm những lớp nghĩa mới. Khi chuyển nghĩa, run trong
thành ngữ không mang nghĩa chỉ động tác vận động rời chỗ nữa mà chuyển
sang chỉ một trạng thái, hành động, tính chất, hành vi, quan điểm, thái độ

ứng xử... nào đó của con người. Trong số các thành ngữ có chứa động từ run
trong tiếng Anh, có 18 thành ngữ chứa run với nghĩa đen và 61 thành ngữ sử
dụng run với nghĩa bóng. Các thành ngữ này sử dụng run mang nghĩa biểu
trưng tích cực hoặc tiêu cực.
3.2.2.2 Hoạt động của động từ go trong thành ngữ
Có 172/351 thành ngữ chứa từ “go” chiếm tỷ lệ 49%, trong đó có 33
thành ngữ sử dụng động từ go với nghĩa đen, còn lại là các thành ngữ sử
dụng động từ go với nghĩa bóng có các hướng nghĩa biểu trưng tích cực hoặc
tiêu cực. Với nhóm mang nghĩa tích cực, go trong thành ngữ có thể chỉ hành
động của con người, biểu trưng cho thái độ nghiêm túc trong công việc; biểu
trưng cho nhân cách, lối sống,... Ở hướng nghĩa biểu trưng tiêu cực, go trong
thành ngữ biểu trưng cho những hành động tiêu cực của con người như
chống trả, chống lại, đánh lại, hành động liều lĩnh, hấp tấp, hay trạng thái tiêu
cực của con người như bị bỏ rơi, bị bác bỏ,...


21
3.2.3 Hoạt động của ĐTCĐĐH trong thành ngữ tiếng Việt
3.2.3.1 Hoạt động của động từ chạy trong thành ngữ
Có 42/189 thành ngữ có từ “chạy” chiếm tỷ lệ 22,2%, gồm các thành
ngữ có chứa động từ “chạy” mang nghĩa đen và nghĩa bóng. Có 20/42 thành
ngữ có chứa động từ chạy với nghĩa đen đơn thuần chỉ động tác vận động rời
chỗ của con người (hay vật). Có 22/42 thành ngữ có chứa động từ chạy được
hiểu với nhiều hướng nghĩa biểu trưng tiêu biểu: chỉ những kẻ thức thời, biết
lựa chọn thời cơ để hành động; cẩn trọng trước khi làm việc gì; chỉ tình thế
bế tắc hay biểu trưng cho hành động chạy vạy vất vả, cầu cạnh, hầu tìm kiếm
sự giúp đỡ từ ai đó.
3.2.3.2 Hoạt động của động từ “đi” trong thành ngữ
Có 96/189 thành ngữ có từ “đi” chiếm tỷ lệ 50,8% với cả nghĩa đen
và nghĩa bóng. Khi chuyển nghĩa, “đi” trong thành ngữ không mang nghĩa

chỉ động tác vận động rời chỗ của người/ động vật nữa mà chuyển hướng
nghĩa chỉ phẩm chất đạo đức, hành động, trạng thái hay hành vi ứng xử của
con người trước thời cuộc.
Có 9/96 thành ngữ có chứa động từ đi với nghĩa đen. Ngữ nghĩa của
“đi” trong các thành ngữ này được hiểu theo nghĩa trực tiếp, đơn thuần chỉ động
tác vận động rời chỗ của con người (hay vật), tự di chuyển bằng những động tác
liên tiếp của chân nhằm di chuyển đến nơi khác. Còn 87/96 thành ngữ có chứa
động từ "đi" với nghĩa bóng, mang các sắc thái nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Với
nhóm thành ngữ có “đi” mang nghĩa tích cực, chủ yếu mang nghĩa chỉ kinh
nghiệm đi lại của con người, kinh nghiệm nghề nghiệp, chỉ điều kiện sống, v.v.
Ở hướng nghĩa tiêu cực, động từ đi trong thành ngữ mang hướng nghĩa chỉ hành
động chiếm hữu của người khác, một cách giả tạo, chỉ những thói hư tật xấu,
tính không thật thà, không trung thực, thái độ thờ ơ với công việc, v.v.
3.2.4 Đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ có chứa ĐTCĐĐH trong
tiếng Anh và tiếng Việt
3.2.4.1. Những điểm tương đồng
Các thành ngữ có ĐTCĐĐH xuất hiện với một số lượng tương đối
nhiều (351 thành ngữ tiếng Anh và 189 thành ngữ tiếng Việt). Xét về mặt số
lượng, các thành ngữ có chứa động từ run/chạy và go/đi ở cả hai ngôn ngữ
Anh và Việt đều có số lượng cao nhất, các thành ngữ có chứa động từ
Creep/bò, Climb/trèo, Step/bước, Dive/lặn ở cả hai ngôn ngữ đều có số
lượng thấp nhất. Các thành ngữ có chứa động từ “run/chạy” và “go/đi” ở cả
hai ngôn ngữ Anh và Việt đều có số lượng nghĩa cao nhất và có các nghĩa
tương đồng. Các thành ngữ có chứa động từ creep/bò, climb/trèo,
step/bước, dive/lặn, jump/nhảy, swim/bơi, fly/bay ở cả hai ngôn ngữ đều
không chứa nét nghĩa tương đồng mà toàn bộ là các nghĩa dị biệt.
3.2.4.2. Những điểm khác biệt


22

Các thành ngữ có chứa ĐTCĐĐH trong tiếng Anh nhiều hơn trong
tiếng Việt (tiếng Anh: 351, tiếng Việt: 189), số lượng nghĩa của thành ngữ
có chứa ĐTCĐĐH trong tiếng Anh luôn nhiều hơn số lượng nghĩa của thành
ngữ có chứa ĐTCĐĐH trong tiếng Việt. Các hướng nghĩa của thành ngữ có
chứa ĐTCĐĐH trong hai ngôn ngữ Anh - Việt đều chứa các nghĩa dị biệt.
Các nghĩa dị biệt này có số lượng nhiều hơn các nghĩa tương đồng.
3.3 Tiểu kết
Chúng tôi đã tiến hành miêu tả, phân tích cụ thể những biểu hiện của
đặc điểm ngữ pháp, các nghĩa cụ thể của các động từ này được sử dụng trong
các tác phẩm văn học và trong thành ngữ của hai ngôn ngữ; đối chiếu để tìm
ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng của các động từ
này khi chúng hoạt động cụ thể trong văn bản văn học, trong thành ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt. Từ đó lí giải dựa vào sự khác biệt về tư duy ngôn ngữ và
văn hóa của hai cộng đồng ngôn ngữ.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu "Đối chiếu động từ chuyển động đa hướng trong tiếng
Anh và tiếng Việt", chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
1. Như tên gọi của luận án, nhóm động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt là nhóm động từ chỉ hoạt động chuyển động ở
nghĩa gốc ban đầu mà chủ thể hoạt động là người/động vật với sự tham gia
của các bộ phận cơ thể. Đây là một nhóm động từ quan trọng trong tiếng
Anh và tiếng Việt, vì nội dung ngữ nghĩa phong phú, đặc điểm cú pháp, khả
năng kết hợp để tạo nên các đơn vị từ vựng mới của chúng rất lớn. Ý nghĩa
của các động từ chuyển động đa hướng không mang nét nghĩa chỉ hướng
hướng, khi muốn thể hiện hướng chuyển động chúng phải kết hợp với giới từ
chỉ hướng (trong tiếng Anh) hoặc từ chỉ hướng (trong tiếng Việt).
2. Luận án đã đưa ra các tiêu chí nhận diện và xác định các động từ
chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt: a. Những động từ này
phải được dùng độc lập như những động từ chân chính khác, nghĩa là chúng
thực hiện chức năng động từ chuyển động với đúng nghĩa cơ bản của mình. b.

Trong nội dung ngữ nghĩa của mình, những động từ này nhất thiết phải chứa
đựng hai nét nghĩa: "cách thức chuyển động" là nét nghĩa biểu thị động tác của
các bộ phận cơ thể người hoặc động vật và nét nghĩa "môi trường của hoạt
động". c. Những động từ này phải được dùng biểu thị hoạt động vận động/
chuyển động không ở trong một phạm vi giới hạn nhất định.
Dựa vào ba tiêu chí này, luận án xác định được 10 động từ chuyển động đa
hướng tiêu biểu trong tiếng Anh là: run, go, walk, jump, creep, step, climb, dive,


×