Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ LƯỚI TRỒNG LAN TẠI GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ LƯỚI TRỒNG LAN TẠI GIA LAI

Họ và tên sinh viên:NGUYỄN THANH NHÀN
PHẠM ĐỨC TUYÊN
Ngành: CƠ ĐIỆN TỬ
Niên khóa: 2009-2013
Tháng 6/2013
1


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ LƯỚI TỰ ĐỘNG TRỒNG LAN TẠI GIA LAI

Tác giả

SV.NGUYỄN THANH NHÀN
PHẠM ĐỨC TUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng nhu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Cơ điện tử

Giáo viên hướng dẫn:
1. PGS.TS NGUYỄN VĂN HÙNG
2. KS NGUYỄN ĐĂNG KHOA

Tháng 6 năm 2013
2



CẢM TẠ
Sau hơn ba tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp,đến nay đã hoàn thành. Trong quá
trình thực hiện, chúng em được học hỏi và rút nhiều kinh nghiệm quý báu trước khi ra
trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn:
Quý thầy cô giáo Khoa Cơ Khí-Công Nghệ Trường dại học Nông Lâm TPHCM
đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Cảm ơn PGS.TS NGUYỄN VĂN HÙNG đã giúp đỡ chúng em trong quá trình
thực hiện.
Cảm ơn KS.NGUYỄN ĐĂNG KHOA đã giúp đỡ chúng em trong quá trình
thực hiện.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị đã động viên con trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Sinh Viên:

Nguyễn Thanh Nhàn
Phạm Đức Tuyên

3


TÓM TẮT
Hiện nay việc trồng hoa lan thường được tiến hành trong nhà lưới, nhằm giảm
bớt nguy cơ sâu hại của mầm bệnh cũng như con người có thể chủ động tác động lên
điều kiện môi trường sống của lan như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...Tuy nhiên đại đa số
các nhà lưới của nước ta hiện nay đều không có hệ thống điều khiển tự động và việc
điều khiển thường do con người chủ động bằng tay, việc điều khiển này tốn nhiều công
sức lao động, hiệu quả không cao.Chính vì thế mà chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Thiết kế nhà lưới tự động trồng lan tại Gia Lai”.

Đề tài được tiến hành tại bộ môn cơ diện tử Khoa Cơ Khí-Công nghệ Trường đại học
Nông Lâm.
Đề tài đạt được kết quả sau:


Khảo sát một số vườn lan ở TP.HCM

Đã tìm hiểu kết cấu, khung giàn, cách chăm sóc hoa lan của một số nhà lưới trồng lan
có sẵn để lựa chọn mô hình thích hợp cho nhà lưới trồng lan.



Thiết kế hệ thống nhà lưới trồng lan theo một đề tài tại Gia Lai.
Thiết kế hệ thống điều khiển tự động cho nhà kính bằng vi điều khiển
PIC16F877A, điều khiển các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...

Thời gian phun sương tự động thông qua IC thời gian thực. Bộ điều khiển có thể điều
khiển trực tiếp trên bảng điều khiển trên nhà lưới, hoặc giám sát bằng máy tính được
kết nối giữa vi điều khiển và máy tính.

4


MỤC LỤC

CẢM TẠ...................................................................................................................... iii
TÓM TẮT....................................................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC HÌNH..........................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................viii

Chương 1....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................1
1.2 Mục Đích.............................................................................................................2
Chương 2...................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN................................................................................................................ 3
2.1Tổng quan về kỹ thuật trồng lan...........................................................................3
2.1.1 Kỹ thuật trồng lan Dendrodium....................................................................3
2.1.2 Kỹ thuật trồng lan Mokara............................................................................7
2.1.3 Kỹ thuật trồng lan hồ điệp.............................................................................9
2.2 Tổng quan về hệ thống nhà kính, nhà lưới.........................................................12
2.3 Giới thiệu một số linh kiện chính dùng trong mạch diều khiển..........................20
Chương 3..................................................................................................................... 24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................24
3.1 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.2.1 Phương pháp tiếp cận..................................................................................24
3.2.2 Phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển..................................................24
Chương 4..................................................................................................................... 25
5


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................25
4.1 Khảo sát một số mô hình trồng lan....................................................................25
4.1.1 Khảo sát mô hình trồng lan Mokara............................................................25
4.1.2 Khảo sát mô hình trồng lan Dendrobium....................................................27
4.1.3 Khảo sát mô hình trồng lan Hồ Điệp...........................................................28
4.2 Thiết kế hệ thống nhà lưới trồng lan theo yêu cầu một đề tài trên Gia Lai.........29
4.3 Thiết kế mạch điều khiển cho mô hình nhà lưới................................................32
4.3.1 Sơ đồ khối và sơ đồ phần cứng của hệ thống nhà lưới................................32

4.3.2 Thiết kế mạch điện trong hệ thống nhà lưới................................................34
Chương 5..................................................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................46
5.1 Kết luận.............................................................................................................. 46
5.2 Đề nghị..............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 48

6


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giàn treo lan..................................................................................................4
Hinh 2.2: Kệ để lan.......................................................................................................4
Hình 2.3: Mô hình và sơ đồ hệ thống tưới lan Mokara Q.Tân Bình............................13
Hình 2.4: Vườn lan Tân Xuân Q.12............................................................................14
Hình 2.5: Hình chiếu cạnh của mô hình vườn lan tân xuân........................................14
Hình 2.6: Mô hình nhà lưới trồng lan Hồ Điệp...........................................................16
Hình 2.7: Nhà kính hiện đại........................................................................................17
Hình 2.8: Nhà kính với nhựa plastic của trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM..................17
Hình 2.9: Nhà lưới công nghệ cao..............................................................................18
Hình 2.10: Dạng nhà kính, nhà lưới vùng khí hậu nóng nhiệt đới..............................19
Hình 2.11: Nhà kính kiểu khí hậu ôn đới....................................................................20
Hình 2.12: Nhà kính khí hậu lạnh...............................................................................20
Hình 2.13: Lưới che cắt nắng......................................................................................23
Hình 2.14: Vòi phun sương làm mát trong nhà kính...................................................23
Hình 2.15: hệ thống thông thoáng bằng quạt..............................................................24
Hình 2.16: Cooling pad...............................................................................................24
Hình 2.17: Sơ đồ chân PIC16F877A...........................................................................26
Hình 2.18: Sơ đồ chân của LM35...............................................................................26

Hình 2.19: Sơ đồ mắc của HS1101.............................................................................27
Hình 2.20: Quang trở..................................................................................................27
Hình 4.1: Mô hình tổng quan......................................................................................30
Hình 4.2: Mặt phẳng tổng quan của vườn lan.............................................................31
Hình 4.2: Kết cấu khung, giàn của nhà lưới Mokara...................................................33
Hình 4.3: Kết cấu thanh trụ chính...............................................................................34
Hình 4.5: Hệ thống tưới lan Mokara...........................................................................35
Hình 4.6: Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của khung, giàn lan...........................36
Hình 4.7: Sơ đồ thiết kế hệ thống phun sương và lưới cắt nắng..................................37
Hình 4.8: Giá để lan....................................................................................................37
Hình 4.9: Hệ thống chiếu sáng....................................................................................38
7


Hình 4.10 : Sơ đồ phần cứng của mô hình nhà lưới....................................................40
Hình 4.12: Khối vi điêu khiển.....................................................................................42
Hình 4.13: Khối cảm biến...........................................................................................43
Hình 4.14: Chip DS1307.............................................................................................44
Hình 4.15: Khối thời gian thực....................................................................................44
Hình 4.16: Khối hiển thị LCD....................................................................................45
Hình 4.17: Sơ đồ mạch L298......................................................................................45
Hình 4.18: Sơ đồ thiết kế tủ điện................................................................................46
Hĩnh 4.19: Bảng điều khiển nhà lưới qua máy tính.....................................................47

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả khảo nghiệm thực tế......................................................................44
Bảng 4.2: Kết quả khảo nghiệm mô hình....................................................................45

8



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việc trồng và chăm sóc hoa lan trong nhà lưới, nhà kính thực sự rất lợi ích. Chúng
ta có thể tiết kiệm tối đa năng suất lao động mà vẫn thu được hiệu quả cao, năng suất
lao động được sử dụng hết sức hợp lý.
Ngoài ra cây trồng được đảm bảo sạch tức không bệnh dịch, không sâu hại,
không thuốc kháng sinh và quan trọng hơn là chủ đầu tư có thể tính được chính xác
thời gian thu hoạch của mình, mà không bị các yếu tố rủi ro chi phối như: thời tiết, khí
hậu, dịch bệnh...
Hầu hết các nước trên thế giới sử dụng các loại nhà kính hiện đại với hệ thống
điều khiển tự động các thông số môi trường bên trong như:nhiệt độ, độ ẩm, độ PH, ánh
sáng, phân bón.
Các lợi ích từ việc phát triển nhà lưới, nhà kính dùng trong nông nghiệp công
nghệ cao không phải là nhỏ, nhưng có thể ứng dụng rộng rãi phù hợp với điều kiện ở
Việt Nam, vấn đề chính là phải hạ giá thành khi thiết kế và thiết kế phải phù hợp với
điều kiện đặc thù của nơi lắp đặt.
Từ nhu cầu đó với mong muốn ứng dụng cơ khí, điều khiển tự động vào sản xuất
nông nghiệp hiện đại dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Hùng và
KS.Nguyễn Đăng Khoa chúng em đã thực hiện đề tài:
“Thiết kế hệ thống nhà lưới tự động trồng lan tại Gia Lai”

1


1.2 Mục Đích
Mục đích của đề tài là nhằm thiết kế một mô hình nhà kính, nhà lưới với các
yếu tố tiểu khí hậu được điều khiển tự động hoàn toàn phù hợp với các yếu tố điều
kiện trồng lan dựa trên khí hậu của Việt Nam.

Ứng dụng tự động hóa vào sản xuất,giảm giá sản xuất, giảm chi phí lao động để nhằm
mục đích đưa ra hình thức canh tác mới này vào sản xuất và phổ biến và đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Trên cơ sở mục đích chính đó nội dung thực hiện chính như sau:
 Khảo sát một số vườn lan trên địa bàn.
 Thiết kế hệ thống nhà lưới theo một đề tài ở Gia Lai.
 Thiết kế mạch điều khiển tưới lan tự động trong mô hình nhà lưới.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1Tổng quan về kỹ thuật trồng lan
2.1.1 Kỹ thuật trồng lan Dendrodium
Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn
cũng có ánh sáng và bóng râm.
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán
rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất
của mình làm giàn lan thế nào cũng được.
Giàn lan: Giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.
- Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu
dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.
- Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới
nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.
- Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép
không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào.
Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu. Cây thép
không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30
cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước

và chăm sóc.
Treo giò lan phải treo chậu cùng cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng
nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối
trông mới đẹp.
Hình 2.1: Giàn treo lan.

3


- Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng
chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.
Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng.

Hinh 2.2: Kệ để lan.

Yêu cầu sinh thái
4


Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày
khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.
Ánh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70%
ánh sáng mặt trời. Anh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm
yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.
Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80%
Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào
cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu
có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu
khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để
giữ ẩm …

Kỹ thuật trồng lan Dendrodium
Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thoáng mát, và tiến hành
phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.
Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, xơ dừa, gạch…
Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất.
Cách trồng: Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu.
Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không
bị lung lay.
Trồng trên thân cây: có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối
với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với
loại lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các
đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc.
Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng
nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường
mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể
Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:
a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng
sản xuất (khoảng 4-6 tháng).
5


Một số loại phân thường dùng:


Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước



NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lít




Vitamin B1 dùng 1ml/lít

Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan
con.
b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:đây là giai đoạn tăng
trưởng mạnh nhất.
Một số loại phân thường dùng:


Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước



NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)



Vitamin B1 dùng 1ml/lít



NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5
ngày/ lần.

Cách dùng:
Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau
đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-1510 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.
c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:
Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của
hoa.
Một số loại phân dùng:


NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)



Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước



Vitamin B1 dùng 1ml/lít

Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng
luân phiên các loại thuốc khác nhau.
Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben.
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan...
6


2.1.2 Kỹ thuật trồng lan Mokara.
Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng
có ánh sáng và bóng râm.
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được
bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo
thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.
-

Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài,
có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

-

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon,
chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.
Luống trồng:
-

Chiều dài của luống trồng lan tuỳ thuộc vào diện tích đất. Tuy nhiên chiều dài
luống không nên làm quá dài bất tiện cho việc đi lại chăm sóc.

-

Chiều rộng luống có thể 0,7m hoặc 1,2m tùy theo bố trí trồng 2 hàng cây hay 4
hàng cây.

-

Chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30cm.

-

Luống cách luống 0,6m để làm lối đi.


Điều kiện trồng và cách trồng:
Nhiệt độ: Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không
dưới 210C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.50C.
Ánh sáng: Mokara là loài cây ưa sáng. Anh sáng yếu cường độ quang hợp giảm
khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50-60% ánh sáng tự
nhiên cây sẽ phát triển tốt.
Tưới nước: Tưới theo mùa. Do mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường
tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp.
Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan.
Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho
môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần
phải che chắn.
7


Kiểu trồng: Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa
vỏ đậu, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ
dừa, vỏ đậu, than hoặc được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu
trồng trên các luống có chứa vỏ đậu là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất.
Đất trồng: Đất chọn trồng mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.
Chuẩn bị luống trồng: luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ
đậu vào không bị trôi chảy.
Trồng cây: Cây giống Mokara có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái
Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh
cho cây trước khi xuống giống.
Dùng dây ni lon bó từ 5-10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm
VICARBEN theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt đều và vớt ra
treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.
Cách trồng: Các cây lan Mokara được buột đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ

đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm.
Chăm sóc và bón phân:
Duy trì độ ẩm cao nếu mùa nắng tưới ngày 2 lần, Che nắng 50-60%.
Phân bón: có thể chia ra 4 giai đoạn để tưới phân.
a. Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non:
Một số loại phân thường dùng:


Terra sorb - 4 dùng 2ml/lít nước.



NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 1g/lít.



Vitamin B1 dùng 1ml/lít.

Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
b. Giai đoạn sinh trưởng:
Một số loại phân thường dùng:


Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước.



NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít).




Vitamin B1 dùng 1ml/lít.



NPK 30-15-10 dùng 1g-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
8




Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần. Rải phân khi
rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ đậu.

c. Giai đoạn ra hoa:
Một số loại phân thường dùng:


Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước.



NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít).



Vitamin B1 dùng 1ml/lít.




Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần



Rong biển 10g/30ml.

Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày /lần. Sử dụng luân
phiên các loại thuốc khác nhau:
Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben.
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
2.1.3 Kỹ thuật trồng lan hồ điệp.
Thiết kế vườn lan
Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn,
đảm bảo bền để chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen.
Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung
quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng
trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với đường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần
chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ
chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho
vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu
khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái
tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt
quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh
ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.
Cách trồng và chăm sóc:
Nhiệt độ
9


Hồ Điệp là một loại lan không chịu được quá nóng hay quá lạnh, lại không cần

nhiều ánh sáng cho nên thích hợp trồng trong nhà hay trong nhà kính. Nhiệt độ 18290C cho ban ngày và 13-180C vào ban đêm. Khi cây đang ra nụ, nhiệt độ hay độ ẩm
thay đổi bất thường sẽ làm cho nụ hoa héo rụng.
Ánh sáng
Trong nhà kính phải dùng lưới che bớt ánh sáng vì lan chỉ cần từ 1000 cho đến
1500 ánh nến. Nuôi trong nhà, cần để lan ở gần cửa sổ có ánh nắng hoặc không cũng
được. Có thể dùng 4 chiếc đèn ống 40 W và 2 bóng đèn thường, cách ngọn cây lan
khoảng 1.5 -2 m từ 12-16 giờ mỗi ngày. 12 giờ cho cây lớn và 16 giờ cho cây nhỏ.
Tưới nước
Không bao giờ để lan quá khô, mùa hè nên tưới thật đẫm 2 lần một tuần. Mùa
đông 10 ngày tưới một lần. Nên tưới vào buổi sáng để lá cây sẽ khô vào trước ban
đêm. Để nước đọng vào ngọn, lá non dễ bị thối và cây sẽ chết.
Ẩm độ
Lan cần ẩm độ từ 50-80%. Để chậu lan trên khay nước có xếp đá sỏi cho có đủ
ẩm độ cần thiết.
Phân bón
Khi cây đang mọc bón phân 30-10-10 mỗi tuần một lần, chỉ nên bón 1/4 hay
1/2 thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Khi cây sắp ra nụ bón phân 10-30-20 hoặc dùng
một thứ 15-15-15. Mùa đông bớt bón phân 2 tuần 1 lần, khi cây không mọc nên ngưng
bón.
Thay chậu
Thời gian thay chậu tốt nhất là vào muà xuân hay khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3
năm một lần. Nếu vỏ cây bị mục nát sẽ làm thối rễ. Vỏ cây nuôi Hồ điệp cần phải
thoáng và dóc nước, thông thường dùng vỏ cây cỡ 1/2" trộn với 1/10 perlite hoặc vỏ
cây cở 1/8-1/4" và perlite cho những cây lan còn nhỏ. Khi trồng lại, cắt bỏ các rễ thối,
giữ cho cuống rễ gần ngang miệng chậu rồi bỏ vỏ cây vào. Dùng ngón tay ấn quanh
miệng chậu cho chặt. Tưới bằng 1 thìa súp B1 pha với 1 gallon nước.
Khi hoa tàn, cắt bỏ dò hoa chừa lại 3 đốt cuối, lan sẽ tiếp tục ra hoa. Nếu cây
không được mạnh, lá mềm rũ xuống nên cắt bỏ hẳn dò hoa để cho cây được mạnh. Đôi
khi lan cũng mọc cây con (keiki) ở gốc hoặc trên các đốt trên dò hoa, trường hợp này
10



đợi cây non ra rễ sẽ tách ra trồng lại. Có những loại thuốc có chất hormone để tạo ra
những cây con ở các đốt hoa. Thuốc này có bán tại các nhà trồng lan.
Nhiệt độ nuôi cây:
Đối với Hồ Điệp: cây tăng trưởng và phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ khoảng
15 – 280 C. Cụ thể:


Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu dưới 250 C.



Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 250 C – 280 C.



Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 250 C – 280 C.



Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu dưới 25 0 C (trong khoảng 210 C –
230 C).

Lưu ý:


Vào khi nhiệt độ vườn ươm cao cần che kín vườn lan, dùng hơi nước phun
mù trên mái nilon để tạo không khí ẩm mát, dùng quạt thổi điều hòa không
khí trong vườn lan.




Vào mùa mưa phải có mái che cho luống lan; vào mùa đông và khi nhiệt độ
thấp che kín gió và thổi ấm để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho vườn lan.



Vào thời điểm lan ra hoa cần chuyển cây lan vào trong nhà kín hoặc phòng
kín có ánh sáng để xử lý nhiệt độ thấp tạo cảm ứng ra hoa. Sau khi lan ra
hoa có thể đặt cây lan trong điều kiện nhiệt độ đến 280 C.

Cường độ ánh sáng nuôi cây:


Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên.



Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên.



Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên.



Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: tối ưu 50% ánh sáng tự nhiên.

(Sử dụng màu sắc và cấu tạo đặc tính của lưới che để điều chỉnh cường độ ánh sáng).

Điều kiện độ ẩm nuôi cây:
Lan từ 0 - 24 tháng tuổi: độ ẩm tối ưu 70 - 80%.
(Dùng hơi nước phun mù để tạo ẩm cho vườn lan).
11


2.1.4 Khảo sát một số mô hình trồng lan.
Mô hình trồng lan Mokara.

Hình 2.3: Mô hình và sơ đồ hệ thống tưới lan Mokara Q.Tân Bình.
Đặc điểm chính của hệ thống trong lan Mokara:
12


-

Lan Mokara được trồng trực tiếp vào đất, theo luống.
Khung nhà vườn được thiết kế bằng những ống trụ sắt có Ø110 và được
đặt cách nhau 4-5m.Các ống sắt trụ được sơn để chống oxi hóa. Nhà trồng

-

lan cao khoảng 4m.
Luống trồng lan có chiều rộng 0.5m được xây bằng gạch cao lên 0.3m, lối

-

đi gữa các luống rộng khoảng 0,5m.
Lưới cắt nắng cho vườn lan là loại nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và
hạn chế ánh sáng dùng loại lưới cắt nắng khoảng 50%, khoảng 2 năm chủ

vườn lan thay 1 lần, nều trồng cây con thì chủ vườn lan sẽ thay lưới cắt
nắng là 45% vì cây con cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và phát triển so

-

với cây trưởng thành.
Chế độ tưới lan là tưới theo chu kỳ, 1 ngày tưới 3 lần: sáng 7 giờ, trưa 11
giờ , chiều 4 giờ. Theo chủ vườn lan thì nếu trời quá nóng thường thì nhiệt
độ trên 300C thì ngày tưới nhiều lần, khoảng 2 tiếng được tưới 1 lần. Khi

-

tưới phun sương nhiệt độ giảm từ 7 -80 C.
Hệ thống tưới được điều khiển bằng máy bơm có mã lực lớn từ 736W trở
lên..Và để tưới cả vườn lan thì chủ vườn lan phải dùng khoảng 3 máy bơm.

-

Béc phun được đặt cách nhau 1.5 m.
Hệ thống tưới trong vườn là hệ thống tưới phun sương, ống nước được đi
theo các khung giá trên vườn lan, ống dẫn nước từ bồn vào vườn lan được
làm bằng ống nhựa tròn hiệu bình minh Ø160, ống dẫn nước lên trên cao là

-

ống Ø50 và cuối cùng ống dẫn ra các béc phun sương là ống Ø19.
Cách bón phân cho lan cũng như phun thuốc phong trừ sâu bệnh được chủ
vườn lan hòa vào nguồn nước và thông qua hệ thống tưới phun sương để

-


chăm sóc cho cây lan.Bón phân cho lan khoảng 2 tuần 1 lần.
Nhiệt độ trung bình trong ngày đo được trong vườn lan là 250C.

Mô hình trồng lan Dendrobium.

13


Hình 2.4: Vườn lan Tân Xuân Q.12.

Hình 2.5: Hình chiếu cạnh của mô hình vườn lan tân xuân.
Đặc điểm chính của hệ thống trong lan Dendrodium:
-

Khung giàn lan có kết cấu vững chắc, các thanh trụ được làm bằng sắt ống có
đường kính Ø110, các thanh trụ cách nhau khoảng 4-5m. Được sơn để chống

-

oxi hóa.Và nhà lưới cao khoảng 3,5m.
Lan được để trên kệ với kệ lan rộng 1m, và kệ lan cao so với mặt đất là 0,8m,
lan được trồng trong chậu với than, vỏ dừa...
14


-

Hệ thống tưới trong vườn lan là hệ thồng tưới phun sương, ống dẫn nước được
đi dọc theo các kệ treo lan và cừ 2m bố trí 1 bét phun và bố trí đồng đều trên kệ

để lan, dưới các kệ để lan có một mương nhỏ nhằm giữ lại nước khí nước tưới
lan con dư, nước đó sẽ bốc hơi làm mát cây lan khi trời quá nóng và nó sẽ thoát

-

nước khi trời mưa tạo mặt đất không sình lầy.
Chế độ tưới lan theo chu kỳ ngày tưới 2 lần vào sáng sớm lúc 6h và vào chiều
lúc 3h30’.Lượng nước tưới cho cây lan dendrodium tùy vào từng giai đoạn
khác nhau, khi tưới chủ vườn lan chú ý đến xem có ướt lá và chậu lan hay

-

không.
Hệ thống điều khiển béc phun bằng máy bơm nước.
Cách bón phân cho lan theo kiểu hòa vào nguồn nước theo hệ thống tưới sẽ bón

-

phân cho toàn bộ vườn lan do đó tiết kiệm được nhân công cũng như thời gian.
Một tháng 2 lần bón phân, và khi thấy có dấu hiệu của sâu bệnh thì phun thuốc

-

ngay.
Lưới cắt nắng cho vườn lan là loại nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn

-

chế ánh sáng dùng loại lưới cắt nắng khoảng 50%.
Nhiệt độ trung bình trong ngày đo được là 270C.


Khảo sát mô hình trồng lan Hồ Điệp.
Đặc điểm chính của hệ thống trong lan Hồ Điệp:
-

Khung giàn lưới được lắp đặt có kết cấu chắc chắn, các thanh trụ làm bằng
những thanh sắt đường kính Ø110, các thanh trụ cách nhau 3m, nhà lưới có độ

-

thông thoáng cao. Nhà lưới cao khoảng 4m.
Lan được để trên kệ với kệ lan rộng 1,5m, và kệ lan so với mặt đất 0,5m.
Vì lan hồ điệp đắt tiền và khó trồng nên chủ vườn thiết kế hệ thống tưới phun
sương để thấp hơn chiều cao của hoa, nhằm tránh làm ướt hoa, rụng hoa và thối

-

hoa.
Lan hồ điệp là loài chịu nhiệt độ thấp, chịu độ ẩm cao, nên chủ vườn thường
xuyên tưới và tưới đẩm, nhằm đáp ừng đủ yêu cầu cho hồ điệp. Bên cạnh đó
còn dựa vào nhiệt độ, nếu nhiệt độ ban ngày xuống dưới 28 0 C thì chủ vườn sẽ

-

tưới, còn nhiệt độ ban đêm là khoảng 200C.
Lan hồ điệp là loại ưa râm nên không chịu được ánh sáng cao nên chủ vườn
chọn lưới cắt nắng cho lan là loại lưới cắt nắng 65%.
15



-

Hình 2.6: Mô hình nhà lưới trồng lan Hồ Điệp.

2.2 Tổng quan về hệ thống nhà kính, nhà lưới.
- Nhà kính (Green houses ).
- Nhà nhựa Plastic( Plastic houses).
- Nhà lưới( Screen houses).
Nhà kính (Green houses)
Cấu trúc nhà kính như hình 2.7, khung nhà làm bằng thép không rỉ hay hợp kim nhôm,
mái che là những tấm làm bằng nhựa cứng.
16


Hình 2.7: Nhà kính hiện đại.
Nhà nhựa Plastic( Plastic houses)
Cấu trúc nhà nhựa Plastic như hình 2.8, được lấy từ cấu trúc nhà kính, rất linh động
phần tấm lợp bên trên, bốn phía vách có thể cuốn lên chừa trống chân tạo thông
thoáng.
Hình 2.8: Nhà kính với nhựa plastic của trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.

Nhà lưới (Screen houses)
Cấu trúc như hình 2.9, nhà lưới thì trên nóc được lợp bằng lưới nilon. Nhà lưới như là
một hàng rào vật lý nhằm ngăn ngừa hầu hết côn trùng gây hại.

17


×